intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả của công tác giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:131

21
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này nghiên cứu, đánh giá thực trạng của công tác giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng. Đánh giá tác động của các cơ chế chính sách đến hiệu quả của công tác giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá hiệu quả của công tác giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VĂN CHUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIAO, THUÊ, KHOÁN RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH, TỈNH LÂM ĐỒNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VĂN CHUYÊN ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC GIAO, THUÊ, KHOÁN RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DI LINH TỈNH LÂM ĐỒNG CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN TRỌNG BÌNH Hà Nội, 2012
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Lâm Đồng, tháng 8 năm 2012 Tác giả Lê Văn Chuyên
  4. ii LỜI NÓI ĐẦU Luận văn tốt nghiệp được thực hiện theo chương trình đào tạo Thạc sỹ của Trường Đại học lâm nghiệp với đề tài “Đánh giá hiệu quả của công tác giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng”. Để hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực của bản thân còn có sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Nhân dịp này, xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Trọng Bình, người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ trong suốt qua trình thực hiện đề tài, xin cảm ơn UBND các xã, các đơn vị Chủ rừng, các Phòng ban trên địa bàn huyện Di Linh; Hạt Kiểm lâm huyện Di Linh; UBND huyện Di Linh; các hộ gia đình trên địa bàn huyện, bạn bè và đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu và giúp đỡ động viên tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do điều kiện thời gian và trình độ có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện./. Lâm Đồng, tháng 8 năm 2012 Tác giả Lê Văn Chuyên
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN…….…………………….………………………..…..……....…. i LỜI NÓI ĐẦU ……………….……………….…………………………..……..… ii MỤC LỤC ………………….………..…….…………………………..…………. iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ……..…………...…...…... vi DANH MỤC CÁC BIỂU ………………………….……..……………..…..….... vii DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ …………………………………..……...……..... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................ 3 1.1. Tổng luận về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu ....................................... 3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................................... 3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ................................................................................ 5 1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ............................................................................... 24 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................ 28 2.1. Mục tiêu............................................................................................................................. 28 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................................... 28 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................................... 28 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 28 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................... 28 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................................... 29 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................................ 29 2.3.1. Đánh giá thực trạng việc giao, thuê rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 1994- 2010 tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (đối tượng, qui mô được giao, cho thuê, diện tích rừng đã được quản lý bảo vệ) .......................................................................................... 29 2.3.2. Đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng của các tổ chức cá nhân được giao, cho thuê đất lâm nghiệp, khoán đất lâm nghiệp của huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng......... 29 2.3.3. Đánh giá tác động của các cơ chế chính sách hiện hành liên quan đến công tác giao, thuê rừng và đất lâm nghiệp .......................................................................................... 30
  6. iv 2.3.4. Đề xuất một số cơ chế chính sách về công tác giao, thuê rừng và đất lâm nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này ở địa phương .................................................... 30 2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................. 30 2.4.1. Quan điểm và phương pháp luận ................................................................................. 30 2.4.2. Phương pháp kế thừa số liệu ........................................................................................ 31 2.4.3. Phương pháp khảo sát hiện trường .............................................................................. 31 2.4.4. Phương pháp chuyên gia .............................................................................................. 32 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích kết quả .......................................................... 32 Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................... 34 3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Di Linh ................................................................................... 34 3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................................... 34 3.1.2. Đặc điểm địa hình.......................................................................................................... 35 3.1.3. Khí hậu ........................................................................................................................... 35 3.1.4. Thủy văn ......................................................................................................................... 36 3.1.5. Giao thông và mối quan hệ liên vùng........................................................................... 37 3.1.6. Đất đai, thổ nhưỡng....................................................................................................... 38 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội.................................................................................................... 39 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động ......................................................................................... 39 3.2.2. Thực trạng kinh tế của huyện Di Linh.......................................................................... 41 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ .......................................................... 42 4.1. Kết quả giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp tại huyện Di Linh........................... 42 4.1.1. Kết quả giao rừng .......................................................................................................... 42 4.1.2. Kết quả cho thuê rừng và đất lâm nghiệp .................................................................... 45 4.1.3. Kết quả khoán rừng và đất lâm nghiệp ........................................................................ 47 4.1.4. Kết quả khoán bảo vệ rừng ........................................................................................... 47 4.2. Phân tích SWOT công tác giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp khu vực nghiên cứu ................................................................................................................................ 48 4.3. Đánh giá thực trạng việc quản lý, sử dụng rừng, đất rừng sau khi giao, khoán và cho thuê tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng .......................................................................... 50 4.3.1. Đánh giá diễn biến rừng và đất lâm nghiệp của huyện Di Linh ................................ 50
  7. v 4.3.2. Tình hình sản .xuất và kinh doanh lâm nghiệp trên toàn huyện................................. 56 4.3.3. Đánh giá hiệu quả giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp .................................. 62 4.4. Tác động của các chính sách giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp ...................... 69 4.4.1. Các tiêu chí đánh giá tác động của các cơ chế chính sách hiện hành đến việc giao, thuê rừng và đất lâm nghiệp .......................................................................................... 69 4.4.2. Tác động của các chính sách giao, thuê rừng và đất lâm nghiệp ............................. 72 4.5. Đề xuất một số cơ chế về chính sách giao, thuê rừng và đất lâm nghiệp ..................... 84 4.5.1. Quan điểm phát triển lâm nghiệp của huyện Di Linh trong giai đoạn mới ............. 85 4.5.2. Các đề xuất thực hiện giao, thuê rừng và đất lâm nghiệp trong thời gian tới........... 89 Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ..................................................................... 95 5.1. Kết luận.............................................................................................................................. 95 5.2. Khuyến nghị ..................................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 99 PHỤ BIỂU ……………………………………. …………………………….…........ 102
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT CÁC KÝ HIỆU: Dbq Đường kính bình quân D1.3 Đường kính đo tại vị trí 1 mét 30cm. f Hình số của cây rừng Hbq Chiều cao bình quân Hvn Chiều cao vút ngọn M/ha Trữ lượng bình quân trên 1 hecta N/ha Mật độ cây bình quân trên 1 hecta CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVR Bảo vệ rừng CP Chính phủ CSLN Chính sách lâm nghiệp CTLN Công ty Lâm nghiệp CTCP Công ty cổ phần Cty Công ty DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐBDTTS Đồng bào dân tộc thiểu số HĐND Hội Đồng Nhân dân HGĐ Hộ gia đình LN Lâm nghiệp NLKH Nông lâm kết hợp RPH Rừng phòng hộ PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng QLBVR Quản lý bảo vệ rừng TK Tiểu khu TM-DV Thương mại- Dịch vụ TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Uỷ ban Nhân dân XNK Xuất nhập khẩu
  9. vii DANH MỤC CÁC BIỂU Số hiệu biểu Tên biểu Trang 3.1 Diện tích dân số và đơn vị hành chính huyện Di Linh năm 2011 40 4.1 Kết quả giao rừng và đất lâm nghiệp huyện Di Linh năm 44 2011 4.2 Kết quả thuê rừng và đất lâm nghiệp huyện Di Linh đến 46 năm 2011 4.3 Biến động diện tích các loại đất loại rừng huyện Di Linh 51 2005 – 2011 4.4 Ma trận chuyển đổi các loại đất, rừng huyện Di Linh GĐ 53 2005 – 2011 4.5 Tổng hợp các dự án trồng rừng giai đoạn 1990-2011 57 4.6 Tình hình rừng bị thiệt hại do cháy và phá rừng trái phép 61 trên địa bàn huyện Di Linh. 4.7 Giá trị sản xuất lâm nghiệp theo giá thực tế qua các năm 62 4.8 So sánh một số chỉ tiêu bình quân và số vụ vi phạm tại khu 65 vực điều tra 4.9 Cơ cấu thu nhập của các hộ phỏng vấn 67 4.10 Biểu thu nhập của các HGĐ trong hoạt động sản xuất 73 4.11 Tác động xã hội của chính sách giao đất 74 4.12 Nhận thức của người dân về tác động môi trường 76 4.13 Kết quả sản xuất của 6 công ty thuê đất, thuê rừng 78 4.14 Đánh giá tác động về môi trường của chính sách thuê đất, 79 thuê rừng 4.15 Tác động xã hội của chính sách khoán bảo vệ rừng 81 4.16 Tác động về môi trường của chính sách khoán bảo vệ rừng 83
  10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Số hiệu hình Tên hình, biểu đồ Trang 3.1 Bản đồ hành chính huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng 34 4.1 Biểu đồ giao rừng và đất lâm nghiệp huyện Di Linh đến 44 năm 2011 4.2 Xây dựng thủy điện Đồng Nai 3 đã làm mất đi nhiều diện 52 tích rừng 4.3 Cây cà phê có mặt trên hầu hết các quả đồi xã Tân 56 Thượng 4.4 Rừng trồng Thông từ nguồn vốn ngân sách tỉnh – xã Gung 58 Ré 4.5 Khu rừng được khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh xã Sơn Điền 59 4.6 Bãi gỗ khai thác xã Hòa Bắc- Ban QLRPH Hòa Bắc, Hòa 59 Nam 4.7 Gỗ được chế biến tại xưởng của DNTN Tiến Dũng-Di 60 Linh 4.8 Cháy rừng Thông tại Di Linh 61 4.9 Biểu đồ tác động tới kỹ năng và nhận thức của các hộ 68 nhận khoán rừng
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác bảo vệ và phát triển rừng, trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, kết hợp giữa bảo vệ rừng với phát triển kinh tế, xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Công tác giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý bảo vệ rừng, làm cho rừng có chủ thực sự, người dân bảo vệ được rừng, yên tâm quản lý, đầu tư phát triển rừng trên diện tích rừng được giao. Thực tiễn những năm qua cho thấy, chính sách giao đất giao rừng đã thực sự đi vào cuộc sống, đáp ứng được nguyện vọng của người dân, tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện cuộc sống, nhiều hộ nông dân có thu nhập khá từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên đất được giao.Tuy nhiên, hiệu quả của việc tổ chức thực hiện công tác này còn hạn chế như giao rừng nhưng chưa có chính sách quy định cụ thể và phù hợp về quyền hưởng lợi trên diện tích rừng được giao; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp chậm và chưa gắn với việc giao rừng, còn lúng túng trong thực hiện; buông lỏng việc quản lý hồ sơ giao rừng; nhiều diện tích rừng giầu và trung bình chưa được khai thác và sử dụng hợp lý... còn nhiều hạn chế, trong khi đó đời sống của một bộ phận người dân sống trong rừng và gần rừng còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng rừng bị phá, khai thác trái phép và đất rừng bị xâm lấn, tranh chấp và sử dụng không theo quy hoạch [3]. Từ thực trạng trên, để phát huy thế mạnh của rừng, tiềm năng lao động ở địa phương nhằm bảo vệ và phát triển được vốn rừng, đồng thời cải thiện đời sống cho người dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, nhằm đẩy mạnh công tác giao, cho thuê rừng tới các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân quản lý, bảo vệ và sử dụng ổn định, lâu dài, Ủy ban Nhân dân (UBND), Hội đồng Nhân dân (HĐND) tỉnh Lâm Đồng đã triển khai và ban hành nhiều chính sách về giao đất, giao rừng nhằm phát triển lâm nghiệp bền vững, trong đó có những chính
  12. 2 sách về giao đất, thuê đất và khóan đất lâm nghiệp tạo nhiều công ăn việc làm cho cư dân địa phương, góp phần cải thiện môi trường, chất lượng rừng và đóng góp vào phát triển kinh kế của địa phương. Tuy vậy, rừng và lâm nghiệp (nghề rừng) n- ước ta nói chung và Lâm Đồng nói riêng vẫn đang đứng trước nhiều tồn tại, yếu kém và thách thức đáng kể. Để góp phần giải quyết vấn đề lý luận và thực tiễn đòi hỏi của địa phương, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả của công tác giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng”.
  13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng luận về các công trình đã công bố về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Mỗi quốc gia trên thế giới có một đặc điểm kinh tế - chính trị - xã hội, điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán và lịch sử phát triển riêng, chính vì vậy mà mỗi nước hình thành nên một hệ thống quản lý, sử dụng đất đai mang đặc thù riêng. Đối với những nước không phải trải qua cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thì vấn đề quản lý, sử dụng đất đai hầu như ít có biến động, sở hữu đất đai mang tính truyền thống chủ yếu là sở hữu tư nhân. Những nước phải trải qua cuộc cách mạng dân tộc dân chủ thì vấn đề quản lý và sử dụng đất đai có nhiều thay đổi qua từng thời kỳ khác nhau, nhiều nước đã tiến hành giao đất lâm nghiệp, xu hướng chung là quay trở lại với hình thức quản lý truyền thống dựa trên cơ sở gắn đất đai với người nông dân. - Inđônexia: Mỗi gia đình ở gần rừng được nhận khoán 2.500 m2 đất trồng cây, trong 2 năm đầu được phép trồng lúa cạn, hoa màu trên diện tích đó và được hưởng toàn bộ sản phẩm hoa màu không phải nộp thuế. Công ty lâm nghiệp cho nông dân vay vốn dưới hình thức cung cấp giống, phân hoá học, thuốc trừ sâu, sau khi thu hoạch người nông dân phải trả lại đầy đủ số giống đã vay, còn phân hoá học và thuốc trừ sâu chỉ phải trả lại 70%. Trường hợp rủi ro, nếu mất mùa thì không phải trả vốn vay đó. Ngoài ra, nhà nước còn hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Hướng dẫn kỹ thuật nông lâm nghiệp thông qua các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm. Tổ chức làm thí điểm, học tập rút kinh nghiệm và triển khai ra diện rộng 24. - Nhật bản: Có ba hình thức sở hữu đất lâm nghiệp đó là sở hữu nhà nước, sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân, trong đó: Nhà nước sở hữu 7,84 triệu ha chiếm 31,2% rừng và đất rừng của cả nước, những diện tích rừng và đất rừng này chủ yếu ở những nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình hiểm trở... thuộc quyền quản lý của Cục Lâm
  14. 4 nghiệp - Bộ Nông lâm thủy sản. Các tổ chức chính quyền địa phương sở hữu trên 2,7 triệu ha chiếm 10,74%. Các công ty tư nhân và các hộ gia đình sở hữu 14,6 triệu ha, chiếm 58,10%. Có tới 88% chủ rừng là các hộ tư nhân, trong số đó 89% là những người có từ 0,1 ha – 5 ha đất lâm nghiệp; 10,7% là những chủ hộ tư nhân có từ 5 ha - 50 ha còn lại 0,4% là những chủ hộ tư nhân có trên 50 ha đất lâm nghiệp. Do phần lớn các chủ rừng là những người sở hữu dưới 5 ha đất lâm nghiệp nên các chủ rừng này đã liên kết với nhau thành các Hội. Hiện nay Nhật Bản có 1.430 Hội các chủ rừng với 1.718.000 thành viên. Chính phủ có chương trình trợ cấp nhằm hỗ trợ cho các hoạt động lâm sinh, xây dựng đường lâm nghiệp thông qua Hội các chủ rừng, ngoài ra các chủ rừng còn được ưu tiên vay vốn để sản xuất kinh doanh với lãi xuất thấp, đồng thời còn được giảm thuế đất lâm nghiệp 27. - Philippines: Chính sách lâm nghiệp xã hội “institutional Social Forestry Program” (ISFP) năm 1980 của chính phủ nhằm dân chủ hoá việc sử dụng đất rừng công cộng và khuyến khích việc phân chia một cách hợp lý các lợi ích của rừng, chương trình này nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội cho cộng đồng người dân sống phụ thuộc vào đất rừng thông qua đó phát triển và bảo vệ tốt tài nguyên rừng 24. - Trung Quốc: Theo Hiến pháp của Nhà nước vào đầu những năm 80, Chính quyền nhà nước từ TW đến tỉnh và huyện bắt đầu cấp chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ rừng là các tổ chức nhà nước, tập thể và tư nhân. Mỗi hộ nông dân được phân phối một diện tích đất rừng để sản xuất kinh doanh “ Luật lâm nghiệp quy định đơn vị tập thể và nông dân trồng cây trên đất mình làm chủ thì hoàn toàn được hưởng sản phẩm trên mảnh đất đó”. Sau khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chính phủ đã áp dụng chính sách thúc đẩy phát triển trang trại rừng và kinh doanh đa dạng để có lợi trước mắt và lâu dài. Chính sách trên được cụ thể hóa bởi hai hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể (sở hữu cộng đồng). Sở hữu nhà nước đối với đất trang trại quốc doanh hoặc đất do nhà nước sử dụng, sở hữu tập thể đối với đất của các làng nông thôn 24.
  15. 5 - Thái Lan: Hiện nay Thái Lan đang thí điểm giao rừng cho cộng đồng, đã giao khoảng 200.000 ha ở gần các điểm dân cư, nhà nước trợ cấp cho mỗi họ tối đa 50 rai và tối thiểu là 5 rai (1rai = 1.600m2). Thái Lan dự kiến áp dụng một chính sách nông lâm nghiệp toàn diện, chú trọng tới các vấn đề xã hội, môi trường và người nghèo, lấy cộng đồng làm đơn vị cơ sở 24. - Thuỷ Điển: Nhà nước quản lý 25% diện tích rừng và đất rừng, các công ty lớn sở hữu 25% còn lại 50% diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu của các hộ tư nhân. - Phần lan: Sở hữu tư nhân về rừng và đất rừng ở Phần Lan mang tính truyền thống, có tới hai phần ba diện tích rừng và đất rừng thuộc sở hữu tư nhân và có khoảng 430.000 chủ rừng, bình quân mỗi chủ rừng sở hữu 33 ha. Kết quả nghiên cứu, vận dụng một số mô hình trên cho thấy: thế giới hiện nay, xu hướng xã hội hóa nghề rừng và phân cấp quản lý rừng đang trở thành trào lưu chung. Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý liên quan tổng thể đến các thể chế chính sách khác của cả hệ thống chính trị mà trong phạm vi một ngành không thể giải quyết được. Giải quyết được vấn đề này đòi hỏi cần nhiều thời gian, công sức của các Bộ, ngành liên quan, kết quả công tác này sẽ làm cho cộng đồng dân cư địa phương có vai trò ngày càng rõ rệt trong quản lý và phát triển tài nguyên rừng một cách bền vững. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.1.2.1. Khái quát chung về giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp ở Việt Nam Xã hội hóa nghề rừng và giao đất lâm nghiệp đã được Đảng và Nhà nước quan tâm rất sớm, được thể hiện qua nhiều văn bản, chỉ thị trong từ những thập kỷ đầu tiên sau khi thống nhất đất nước, cụ thể thể hiện trong những điều khoản của Luật đất đai ban hành và sửa đổi ở các giai đoạn từ 1987, 1993, 1998, 2001, 2003 và Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 và 2004. Chủ trương xã hội hóa nghề rừng và đẩy mạnh công tác giao đất lâm nghiệp cũng được Chính phủ và ngành lâm nghiệp thể hiện trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
  16. 6 Quá trình giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam được thực hiện từ năm 1968 và trải qua nhiều thời kỳ khác nhau: - Thời kỳ 1968 - 1982: Đây là thời kỳ phát triển quốc doanh và hợp tác xã, ở giai đoạn này Nhà nước mới khuyến khích và công nhận sự tồn tại 2 thành phần kinh tế chủ yếu là quốc doanh lâm nghiệp (Lâm trường quốc doanh) và hợp tác xã trong kinh doanh rừng. Năm 1975 miền Nam giải phóng có Tập đoàn sản xuất cũng được giao đất lâm nghiệp. Các chủ chương, chính sách chủ yếu trong thời kỳ này có: Thông báo số 18 TB/TVV ngày 23/10/1968 của Ban Bí thư Trung ương Đảng có ghi “Nhà nước cần giao cho Hợp tác xã sử dụng một số đất hoang hoặc rừng cây để kinh doanh nghề rừng, Hợp tác xã sẽ được hưởng lợi tuỳ theo công sức của mình bỏ ra”. Tiếp đến là Quyết định số 179/CP ngày 12/11/1968 của Hội đồng Chính phủ về việc đẩy mạnh trồng rừng, bảo vệ rừng và giao đất giao rừng cho Hợp tác xã kinh doanh. Để thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp cho các Hợp tác xã, lần đầu tiên Hội đồng Chính phủ đã ban hành Quyết định 272/CP ngày 3/10/1977 về việc ban hành chính sách đối với Hợp tác xã mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng vùng kinh tế mới, thực hiện định canh định cư, tiếp sau đó Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 184-HĐBT ngày 6/11/1982 đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp cho tập thể và cá nhân trồng cây gây rừng Việc tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp trong giai đoạn này còn nhiều thiếu sót do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của người dân trong kinh doanh, việc tổ chức thực hiện giao đất lâm nghiệp thiếu chặt chẽ, làm ồ ạt hình thức, chạy theo số lượng diện tích, chưa có quy hoạch đất đai, chưa phân 3 loại rừng và xác định giao đất lâm nghiệp cho từng đối tượng cụ thể 5. - Thời kỳ 1983 - 1992: Sau khi có Quyết định 184-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ Lâm nghiệp đã tổ chức nhiều hội nghị cấp cao lãnh đạo tỉnh, có sự phối hợp và tham gia của các Ban ngành có liên quan ở Trung ương đồng thời mở nhiều cuộc hội thảo, nhiều lớp tập huấn, tổ chức tham quan học tập, phổ biến các điển hình vv... Sau hội nghị ở
  17. 7 Trung ương, các tỉnh, huyện đều mở hội nghị tập huấn cho cán bộ của cấp mình và thành lập Ban chỉ đạo giao đất lâm nghiệp các cấp. Tính từ Hội nghị đồi rừng ở Vĩnh Phú cuối năm 1983 đến năm 1985, đã có hơn 30 tỉnh và 103 huyện xây dựng và thông qua được nghị quyết về lâm nghiệp cũng như ban hành được các chính sách về giao đất lâm nghiệp của địa phương mình 5. Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Nhà nước có chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, ngoài thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể, Nhà nước còn có chủ trương giao đất cho tư nhân, vì vậy đã khuyến khích nhiều người nhận đất đồi núi trọc bỏ vốn gây trồng rừng. Thời kỳ này, giao đất lâm nghiệp trên cơ sở có quy hoạch sử dụng đất đai. Bộ Lâm nghiệp đã ban hành Quyết định số 1171 LN/QĐ ngày 30/12/1986 về quy chế quản lý 3 loại rừng: rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, tiến hành phân cấp quản lý rừng... chuyển dần từ cơ chế bao cấp sang tự chủ sản xuất kinh doanh và từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. Các chủ chương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước có Nghị quyết số 10/NQTW, Nghị quyết số 22/NQTW về phát triển kinh tế xã hội miền núi và Quyết định số 72/HĐBT về thực hiện Nghị quyết số 22/NQTW khẳng định phải thực hiện mạnh mẽ chủ trương giao đất lâm nghiệp cho các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số, các gia đình cán bộ, công nhân người kinh sống ở miền núi, các hộ tư nhân ở miền xuôi lên, các đơn vị kinh tế cơ sở, các cơ quan, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang. Cùng với việc thực hiện các văn bản nói trên, cuối năm 1986 có Quy chế quản lý 3 loại rừng sau một thời gian tổ chức thực hiện có hiệu quả đã làm cơ sở xây dựng Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ban hành ngày 14/7/1991. Để hướng dẫn việc giao đất giao rừng, ngày 6/2/1991 Bộ Lâm nghiệp và Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ban hành Thông tư liên Bộ số 01/TT/LB hướng dẫn việc giao rừng và đất để trồng rừng cho các tổ chức, cá nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cũng đã ban hành đồng bộ một số chính sách đầu tư, hỗ trợ như Quyết định số 327/CT về một số chủ chương, chính sách sử dụng đất
  18. 8 trống đồi núi trọc, rừng bãi bồi ven biển và mặt nước, trong đó ban hành chính sách đầu tư hỗ trợ khoảng 40% tổng vốn đầu tư dành cho các hộ gia đình vay theo nguyên tắc không lấy lãi. Việc hoàn trả vốn vay bắt đầu thực hiện khi có sản phẩm; Quyết định 264/CT về khuyến khích đầu tư phát triển rừng đã giải quyết khó khăn về vốn cho người dân trồng cây lâm nghiệp ở vùng định canh định cư. Có thể thấy rằng, việc tổ chức thực hiện chủ trương giao đất lâm nghiệp trong thời kỳ này của Ngành lâm nghiệp là nghiêm túc, cụ thể, có những bước đi cơ bản và đã đạt được những thành tựu đáng kể 5. Công tác giao đất giao rừng thời kỳ này có những tiến bộ đáng kể đã mang lại sự khởi sắc cho nghề rừng nước ta, đã tạo động lực phát triển kinh tế nông lâm nghiệp ở miền núi, bước đầu đã hình thành nên thị trường ở trung du miền núi. - Thời kỳ 1993 đến nay: Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực ngày 15/10/1993 (Luật này thay thế Luật đất đai năm 1987). Qua 3 lần sửa đổi, bổ sung năm vào 1998, năm 2001 và 2003, Luật này thể hiện chủ chương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về đất đai, cụ thể hoá điều 17 và 18 hiến pháp năm 1992 Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nghiên cứu tổng quát những sửa đổi bổ sung về chính sách được thể chế trong Luật đất đai, có những vấn đề nổi bật sau: + Củng cố và tăng cường quan hệ sở hữu toàn dân về đất đai, tăng cường vai trò quản lý thống nhất của Nhà nước. + Nhà nước giao quyền sử dụng đất cho tổ chức, hộ gia đình để sử dụng ổn định lâu dài. + Nhà nước xác định giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất thu tiền khi giao đất hoặc cho thuê đất, tính giá tài sản khi giao, bồi thường thiệt hại về đất khi bị thu hồi. + Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất đã được xác định tạo cơ sở pháp lý về những lợi ích cụ thể để người sử dụng đất thực sự làm chủ về sử dụng và kinh doanh trên đất được giao 4.
  19. 9 Cùng với sự ra đời của Luật đất đai năm 1993, Chính phủ đã ban hành một số chính sách quan trọng: Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Quyết định 202/TTg ngày 2/5/1994 về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng. Nghị định số 01/CP ngày 4/1/1995 về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước. Nghị định 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Nghị định này thay thế cho nghị định 02/CP (1994). Sự ra đời của các chính sách này nhằm gắn lao động với đất đai, tạo thành động lực để phát triển sản xuất lâm nông ngư nghiệp, ổn định tình hình kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Để hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp theo Nghị định số 163/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Địa chính đã ra Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 06/6/2000, đề ra những quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp và tổ chức thực hiện giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp. Để đảm bảo lợi ích hài hoà giữa Nhà nước với người trực tiếp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp nhằm tạo động lực khuyến khích nhân dân tích cực tham gia bảo vệ và phát triển rừng. Nghiên cứu Nghị định số 01/CP, 02/CP, 163/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC, thấy nổi lên một số nội dung được quy định cụ thể như sau: * Về giao, thuê đất lâm nghiệp - Đối tượng được giao đất lâm nghiệp không thu tiền sử dụng đất để sử dụng ổn định lâu dài bao gồm:
  20. 10 + Hộ gia đình, cá nhân thường trú tại địa phương; Hộ gia đình, cá nhân đã gắn bó lâu đời với những khu rừng cụ thể ở địa phương, được cộng đồng dân cư ở đó thừa nhận; + Cộng đồng dân cư thôn được giao những khu rừng thiêng, rừng bảo vệ nguồn nước hoặc những khu rừng đã gắn bó lâu đời với cộng đồng; + Các tổ chức: Là các Ban Quản lý khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng; các doanh nghiệp Nhà nước về lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp; các trạm, trại, xí nghiệp giống lâm nghiệp, trường học, trường dạy nghề; các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế khác; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. - Các loại đất lâm nghiệp Nhà nước giao, cho thuê cho các đối tượng như sau: + Đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển rừng đặc dụng, Nhà nước giao cho Ban quản lý rừng đặc dụng, bao gồm: Ban Quản lý vườn Quốc gia; Ban Quản lý khu bảo tồn thiên nhiên; Ban Quản lý khu rừng văn hoá - lịch sử - môi trường (bảo vệ cảnh quan); + Đất lâm nghiệp để xây dựng, phát triển rừng phòng hộ, Nhà nước giao cho Ban Quản lý rừng phòng hộ. Riêng phân khu phòng hộ ít xung yếu, những khu đất phòng hộ đầu nguồn phân tán không đủ điều kiện thành lập Ban Quản lý và các loại đất rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay, rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển, rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh thái, Nhà nước giao cho các đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân; các doanh nghiệp Nhà nước; các trạm, trại, xí nghiệp giống lâm nghiệp, trường học, trường dạy nghề; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. + Đất lâm nghiệp quy hoạch để xây dựng, phát triển sản xuất được giao, cho thuê cho các đối tượng: Hộ gia đình, cá nhân; các doanh nghiệp nhà nước; các trạm, trại, xí nghiệp giống lâm nghiệp, trường học, trường dạy nghề; tổ chức khác thuộc các thành phần kinh tế; các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. - Căn cứ để giao, thuê đất lâm nghiệp: + Giao, thuê đất lâm nghiệp căn cứ vào quỹ đất lâm nghiệp của từng địa phương;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2