intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tác động của chính sách giao đất giao rừng tới sinh kế người dân tại xã Thượng Quảng - huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

30
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá hiện trạng, hiệu quả và ảnh hưởng của chính sách giao đất lâm nghiệp và khoán bảo vệ rừng đến sinh kế người dân tại địa phương làm cơ sở đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách GĐGR tại địa phương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Đánh giá tác động của chính sách giao đất giao rừng tới sinh kế người dân tại xã Thượng Quảng - huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. -1- CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chúng ta vẫn nói rừng là vàng nhưng thực tế rừng đã đem lại cho chúng ta những lợi ích gì? Trên thế giới cũng như Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu và công nhận giá trị to lớn của rừng. Song một nghịch lý là một bộ phận không nhỏ người dân sống phụ thuộc vào rừng vẫn đang trong tình trạng đói nghèo! Làm thế nào để phát triển tài nguyên rừng, để rừng thật sự là "rừng vàng" đã và đang là vấn đề cần quan tâm của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, trong đó có liên quan đến nhiều chủ trương, chính sách của nhà nước. Giao đất lâm nghiệp được coi là một trong những chính sách đúng đắn góp phần nâng cao ý thức cũng như tính tự chủ của người dân trong việc quản lý, phát triển tài nguyên rừng; phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống nhân dân vùng ven rừng và trong rừng. Trong những năm qua cùng với việc triển khai hàng loạt các chương trình trồng rừng quy mô lớn 661, 327…chính sách giao đất lâm nghiệp cũng được đẩy mạnh trên toàn quốc, từ trung ương đến cơ sở, nó đã và đang phát huy được tác dụng trong phát triển kinh tế xã hội nói chung, kinh tế HGĐ làm rừng nói riêng. Công tác GĐGR được tiến hành đồng thời từ việc giao đất trống đồi núi trọc, giao rừng tự nhiên nghèo, giao rừng trồng, rừng đặc sản như quế, hồi, thông… Đến nay theo số liệu thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (30/9/2007) đã có 8.111.898 ha đất lâm nghiệp đã được giao cho 1.109.451 tổ chức, HGĐ và cá nhân. Trong đó có 3.164.821 ha đất lâm nghiệp đã được giao và cấp giấy chứng nhận cho 1.1102.258 hộ gia đình, cá nhân, với diện tích trung bình là 2,87 ha/hộ gia đình. Như vậy đến nay đã có khoảng 62% tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao, nếu xét về tiến độ GĐGR thì đây không còn là vấn đề cấp bách. Vấn đề ở chỗ người dân đã làm gì trên đất được giao? Hay xét ở khía cạnh lớn hơn chính sách này đã ảnh hưởng đến cuộc sống cộng đồng, đến tài nguyên rừng như thế nào? Tích cực hay tiêu cực, mức độ tác động mạnh hay yếu? Nó đã thực sự phát huy hết mục tiêu đề ra hay chưa… đó vẫn còn là những câu hỏi!
  2. -2- Những nghiên cứu tổng kết cho thấy bên cạnh những kết quả đạt được: Nâng độ che phủ lên 43%; tổng trữ lượng gỗ là 813,3 triệu m3 và khoảng 8,5 tỉ cây tre, nứa; tổng diện tích lâm sản ngoài gỗ được gây trồng là 379.000 ha, chủ yếu tập trung ở 3 vùng Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Bắc [2]… không thể không kể đến những hạn chế của chương trình này. Theo nhóm nghiên cứu Trường Đại học Lâm nghiệp trong "Lâm nghiệp giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam" đã đưa ra kết luận giao đất lâm nghiệp chưa giúp được người nghèo thoát nghèo! Vậy đâu là thực tế của vấn đề? Phải chăng những diện tích rừng được giao chỉ mới phát huy tác dụng của nó trong các vùng kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, những vùng kinh doanh rừng thuận lợi? Cộng đồng vùng sâu vùng xa vẫn đang trong vòng quay luẩn quẩn của đói nghèo, vẫn khó khăn mặc dù đã làm chủ những diện tích rừng lớn? Làm thế nào để rừng phát huy được tác dụng của nó; góp phần xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng sống gần rừng và trong rừng; đặc biệt những cộng đồng vùng sâu, vùng xa trình độ dân trí thấp. Muốn làm được điều đó phải đánh giá được hiện trạng GĐGR, hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp được giao tại các khu vực này, đánh giá được hiệu quả cũng như ảnh hưởng của chương trình GĐGR đến đời sống người dân nói chung đến sinh kế nói riêng. Qua đó tìm ra được những điểm mạnh, những điểm còn hạn chế làm cơ sở đề xuất các hướng khắc phục đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình theo đúng ý nghĩa của nó. Là một huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Thừa Thiên Huế, có tỉ lệ đất có rừng tương đối lớn, trong những năm qua Nam Đông cũng đã tích cực tiến hành chính sách giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng, HGĐ, cá nhân… quản lý. Song trong quá trình thực hiện GĐGR, quản lý và sử dụng rừng được giao đã gặp nhiều khó khăn, hiện tại đời sống của người dân một số nơi đã được giao đất chưa được cải thiện hoặc cải thiện rất ít. Phải chăng chương trình này chưa phù hợp hay chưa phát huy được thế mạnh của nó trên vùng đất này? Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề tôi tiến hành luận văn "Đánh giá tác động của chính sách giao đất giao rừng tới sinh kế người dân tại xã Thượng Quảng - huyện Nam Đông - tỉnh Thừa Thiên Huế".
  3. -3- CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1 Lý thuyết về sinh kế của người dân 2.1.1 Ở ngoài nước 2.1.1.1 Khái niệm sinh kế - Theo DFID 2001: Sinh kế có thể mô tả như tổng hợp của nguồn lực và năng lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của một người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của mình. - Sinh kế của một HGĐ, hay một cộng đồng còn được gọi là kế sinh nhai hay phương kế kiếm sống của HGĐ hay cộng đồng đó. Ý tưởng về sinh kế được định nghĩa bởi Robert Chambers vào những năm 80, sau đó được phát triển hơn nữa bởi Chamber và Conway [30] vào đầu những năm 1990. Từ đó một số cơ quan phát triển đã tiếp nhận khái niệm sinh kế và cố gắng đưa vào thực hiện. Theo tác giả một sinh kế gồm có: Những khả năng, những tài sản (bao gồm cả nguồn tài nguyên vật chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết để kiếm sống. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, và duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Chiến lược sinh kế là quá trình ra quyết định về các vấn đề cấp hộ, bao gồm những vấn đề như thành phần hộ, tính gắn bó giữa các thành viên, phân bố các nguồn lực vật chất và phi vật chất của hộ [33]. Để duy trì cuộc sống HGĐ thường có các chiến lược sinh kế khác nhau. Theo Seppala chiến lược sinh kế có thể chia làm 3 loại: Chiến lược tích luỹ: Là chiến lược dài hạn nhằm hướng tới tăng trưởng và có thể là kết hợp của nhiều hoạt động hướng tới tích luỹ của cải và giàu có. Chiến lược tái sản xuất: Là chiến lược trung hạn gồm nhiều hoạt động tạo thu nhập, những ưu tiên có thể nhắm tới hoạt động cộng đồng và an ninh xã hội. Chiến lược tồn tại: Là chiến lược ngắn hạn, gồm cả các hoạt động tạo thu nhập chỉ để tồn tại mà không có tích luỹ. Tóm lại sinh kế của HGĐ, cộng đồng là kế sinh nhai hay phương kế kiếm sống của HGĐ, cộng đồng đó nó bao gồm các nguồn lực và năng lực liên quan đến khả năng kiếm sống và đạt được những mơ ước của họ.
  4. -4- 2.1.1.2 Quan điểm sinh kế bền vững - Sinh kế bền vững có thể được tạo lập khi đảm bảo các yêu cầu sau: + Chống đỡ được với những cú sốc và áp lực bên ngoài + Không phụ thuộc vào các hỗ trợ từ bên ngoài (hoặc được hỗ trợ bằng cách thức bền vững về kinh tế và thể chế). + Được thích nghi hoá để duy trì sức sản xuất lâu dài của nguồn tài nguyên thiên nhiên. + Bền vững mà không làm suy yếu và ảnh hưởng tới các giải pháp sinh kế của những người khác [33]. Khung sinh kế bền vững được mô tả vắn tắt trên sơ đồ hình 2.1. Tài sản sinh kế Quá trình thay đổi thể chế Thu nhập sinh Các tổn H kế thương Cấu trúc - Tăng thu - Cú sốc S N - Cấp của chính nhanh - Xu thế phủ Chiến - Sức khoẻ tăng - Mùa vụ P F - Khu vực -Luật lược sinh - Giảm các tổn Tư -Chính sách kế thương nhân - Văn hoá - Cải thiện an - Thể chế ninh lương thực Chú giải F: Vốn tài chính H: Vốn con người S: Vốn xã hội N: Vốn tự nhiên P: Vốn vật chất. Hình 2.1: Khung sinh kế bền vững [32] - Để đạt tới mức độ bền vững rõ ràng là một cộng đồng, một HGĐ, hoặc một cá nhân cần có một số tài sản được khái niệm hoá là "năm loại vốn cần có để đạt được sinh kế bền vững" FAO 2001 [33] + Vốn thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên như đất đai, rừng, nước và đồng cỏ. + Vốn nhân lực: Sức khoẻ, mức độ dinh dưỡng, kỹ năng và trình độ học vấn. + Vốn xã hội: Quan hệ họ hàng, bạn bè, xã hội kể cả các mối quan hệ với các cơ quan tổ chức chính thức mà một người có thể dựa vào đó để mở rộng các giải pháp sinh kế. + Vốn tài chính: Tiền mặt như thu nhập hay tiền tiết kiệm có thể sử dụng làm vốn luân chuyển.
  5. -5- + Vốn cơ sở vật chất: Được xếp vào 3 nhóm là tài sản tư nhân như gia súc và công cụ canh tác, tài sản công cộng như đường xá, cơ sở hạ tầng xã hội như trường học và bệnh viện. 2.1.2 Ở trong nước - Theo từ điển tiếng Việt: Sinh kế chính là cách làm ăn để mưu sự sống. - Theo Bùi Đình Toái: Khái niệm về sinh kế có thể miêu tả như là một tập hợp của các nguồn lực và khả năng của con người có thể kết hợp được với những quyết định và những hoạt động mà họ sẽ thực hiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu và ước nguyện (tham vọng của họ) [25] - Sinh kế còn có thể được mô tả như tổng hợp của các nguồn lực liên quan tới các quyết định và hoạt động của một người nhằm cố gắng kiếm sống và đạt được các mục tiêu và mơ ước của mình [29]. Tiêu chí sinh kế bền vững gồm: an toàn lương thực, cải thiện điều kiện môi trường cộng đồng-xã hội, cải thiện điều kiện vật chất, được bảo vệ tránh rủi ro và các thay đổi đột ngột. - Theo Đinh Đức Thuận một sinh kế được gọi là bền vững thì một HGĐ hay một cá nhân cần phải có một số tài sản hay vốn nhất định. Có 5 loại vốn cần phải có để có thể được gọi là sinh kế bền vững [24] * Vốn tự nhiên Vốn tự nhiên là các yếu tố trong nguồn lực tự nhiên được con người sử dụng trong kế sinh nhai của mình. Vốn tự nhiên được hình thành từ rất nhiều nguồn khác nhau. Từ các nguồn lợi vô hình như không khí, môi trường sống... đến các nguồn lợi hữu hình chúng ta có thể sử dụng trực tiếp được: tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng… Nguồn vốn tự nhiên được coi như là sự khởi đầu trong sinh kế. Là một trong 5 nguồn vốn không thể thiếu của khung sinh kế bền vững tuy nhiên nhiều thảm hoạ đe doạ kế sinh nhai cũng như đời sống của con người lại xuất phát từ các tiến trình của tự nhiên: Bão lụt, hạn hán, động đất… Bên cạnh sự khắc nghiệt của thiên nhiên, tính mùa vụ, những biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng lớn năng suất và giá trị của nguồn vốn tự nhiên qua các thời điểm. Làm thế nào duy trì nguồn vốn tự nhiên cho con người đặc biệt cho người nghèo? Đó là để đạt được mục tiêu sinh kế bền vững là phải tin và theo đuổi mục tiêu ổn định nhiều loại nguồn lực khác nhau. Tuy nhiên phải đảm bảo không ảnh hưởng đến sự ổn định của
  6. -6- môi trường (ổn định nguồn vốn tự nhiên và các dịch vụ của nó, như bảo vệ môi trường sống, bảo vệ đất chống xói mòn thoái hoá, bảo vệ và cải tạo nguồn nước). * Vốn con người Của cải vật chất chỉ được làm ra dưới bàn tay lao động của con người, do vậy nguồn lực con người là vô cùng quan trọng. Nguồn nhân lực bao gồm kỹ năng, kiến thức, khả năng lao động, sức khoẻ và trình độ học vấn của con người. Các bộ phận đó giúp con người tìm kiếm và theo đuổi những phương thức kiếm sống khác nhau, thực hiện các chiến lược sinh kế khác nhau nhằm đạt được mục tiêu kế sinh nhai và mơ ước của họ. Xét ở phạm vi gia đình, nguồn nhân lực có sẵn cả về số lượng và chất lượng, nó thay đổi tuỳ thuộc vào quy mô hộ, sức khoẻ, kỹ năng, trình độ học vấn… của các thành viên. Đây được xem là nền tảng, là phương tiện để đạt được mục tiêu thu nhập. Đối với người nghèo việc tạo lập nguồn nhân lực tốt là vô cùng quan trọng, song đây lại là vấn đề khó giải quyết. Mặc dù việc hỗ trợ nguồn nhân lực có thể thực hiện cả trực tiếp và gián tiếp, song để thực sự mang lại hiệu quả chỉ khi con người, chính bản thân họ sẵn sàng đầu tư vào vốn nhân lực của họ bằng cách tham gia vào các khoá đào tạo hay trường học. Trong trường hợp con người bị ngăn cản bởi những việc làm trái với lẽ thường (những tiêu chuẩn xã hội hay chính sách cứng nhắc ngăn cấm phụ nữ tới trường…) thì việc hỗ trợ gián tiếp vào việc phát triển vốn con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong nhiều trường hợp ta nên kết hợp cả hai hình thức hỗ trợ. Cơ chế phù hợp cho việc kết hợp hỗ trợ là thực hiện các chương trình trọng điểm. Các chương trình trọng điểm có thể hướng vào việc phát triển nguồn nhân lực, đề xuất những thông tin qua việc phân tích các phương thức kiếm sống để chắc chắn rằng các nỗ lực tập trung vào nơi cần thiết nhất. Cải thiện phương thức tiếp cận với giáo dục chất lượng cao, thông tin, công nghệ và nâng cao chế độ dinh dưỡng và sức khoẻ sẽ góp phần làm phát triển nguồn lực con người. * Vốn xã hội Vốn xã hội là những nguồn lực xã hội được con người sử dụng để theo đuổi mục tiêu kế sinh nhai của họ. Chúng bao gồm các tương tác theo chiều dọc và chiều ngang và toàn mạng lưới, các mối quan hệ họ hàng, bạn bè, xã hội, các mối quan hệ với các tổ chức, cơ quan mà người đó có thể dựa vào đó để mở rộng các giải pháp sinh kế. Vốn này gồm cả việc tác động làm tăng uy tín và khả năng làm việc của
  7. -7- con người, mở rộng tiếp cận với các thể chế, như các thể chế, chính trị và cộng đồng cũng được coi là vốn xã hội. Trong 5 yếu tố cơ bản của kế sinh nhai, nguồn vốn xã hội có quan hệ sâu sắc nhất với sự chuyển dịch quá trình và cơ cấu. Thực sự có thể là hữu ích nếu xem vốn xã hội như sản phẩm của một tiến trình hoặc cấu trúc, thông qua các mối quan hệ này các tiến trình và cấu trúc trở thành sản phẩm của nguồn vốn xã hội. Mối quan hệ này đưa ra hai con đường và có thể làm cho nó phát triển hơn. Trong khi việc trao quyền cho các nhóm có thể xem như một mục tiêu chính, vốn xã hội có thể được xem là sản phẩm phụ trong các hoạt động khác. Thông thường, những biến động gia tăng nguồn vốn xã hội được theo đuổi cần phải có sự hỗ trợ từ các lĩnh vực khác. Do đó cần gắn chặt trách nhiệm của các tổ chức tiết kiệm và tín dụng vào nguồn vốn xã hội. Cũng như việc kết hợp quản lý các rủi ro cần phải dựa vào việc kết nối các hành động để hạn chế chúng. * Vốn tài chính Vốn tài chính là nguồn lực tài chính mà con người sử dụng để đảm bảo kế sinh nhai của họ. Nó không chỉ đơn thuần mang tính chất kinh tế mà còn bao gồm những dòng tích trữ, khả năng tiêu thụ sản phẩm (bằng tiền mặt hay tiết kiệm để có thể sử dụng làm vốn luân chuyển). Có hai nguồn vốn tài chính chủ yếu. Vốn có sẵn: tiết kiệm được ưa thích vì không bị ràng buộc về pháp lý và không có sự đảm bảo về tài sản. Có thể tồn tại dưới nhiều hình thức: Tiền mặt, nữ trang, tín dụng ngân hàng…Vốn tài chính tồn tại dưới dạng các tổ chức cung cấp tín dụng. Đối với người nghèo nguồn vốn tài chính là vô cùng quan trọng, song việc tiếp cận cả hai hình thức này đều rất khó khăn. Làm thế nào để tạo nguồn vốn tài chính cho người nghèo? Thông thường các DA phát triển không giao tiền cho người nghèo mà giúp họ tiếp cận vốn tài chính này thông qua các trung gian gián tiếp, có thể là: mang tính tổ chức như tăng hiệu quả tiết kiệm và dòng tài chính nhờ sự hỗ trợ để phát triển hiệu quả, những tổ chức dịch vụ tài chính cho người nghèo. Đến khi họ có đủ niềm tin, sự tiếp cận và sự hiểu biết rộng để họ có thể khuyến khích mọi người tiết kiệm. Sự lựa chọn của người khác để có thể giúp phát triển những tổ chức trợ cấp hiệu quả hơn đến người nhận cuối cùng. Có tính chất cơ quan- tăng sự tiếp cận dịch vụ tài chính, vượt qua rào cản liên
  8. -8- đới những người nghèo với nhau (cung cấp cho họ sự đảm bảo hoặc máy móc đồng nhất để họ có được những loại tài sản hoạt động song song nhau). Lập pháp trên sự điều chỉnh-cải thiện môi trường dịch vụ tài chính để tổ chức hoặc giúp đỡ chính phủ cung cấp tốt hơn độ an toàn cho những tổ chức dịch vụ tài chính sẽ tồn tại theo thời gian và sẽ tiếp tục đưa ra lãi suất hợp lý, họ không thể giao phó tiết kiệm của họ cho những tổ chức đó hoặc tin rừng sẽ được trả nợ. Khi tiết kiệm không theo một hình thức rõ ràng đặc biệt đến nhu cầu và văn hoá của chính người sử dụng, cách thức hỗ trợ khác nhau có thể thích hợp. * Vốn vật chất Vốn vật chất bao gồm các cơ sở hạ tầng xã hội và các tài sản HGĐ hỗ trợ cho sinh kế như: Hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thuỷ lợi, các phương tiện đi lại vận chuyển… Đối với người nghèo, đặc biệt vùng sâu vùng xa thì việc tiếp cận với các dịch vụ này rất khó khăn và hạn chế. Hạn chế cả về số lượng và chất lượng, đây cũng là một nguyên nhân quan trọng cản trở tiến trình phát triển của người nghèo, của cộng đồng vùng sâu vùng xa. Tạo lập vốn vật chất cho người nghèo là việc làm cấp thiết. Trước đây DFDI đã khuyến khích việc dự trữ trực tiếp hàng hoá sản xuất cho người nghèo. Tuy nhiên có nhiều hạn chế như dẫn đến sự phụ thuộc và phá vỡ thị trường tư nhân; làm giảm sự tham gia cải thiện cơ cấu và thể chế để sản xuất bền vững, hàng hoá sản xuất được sử dụng tốt nhất. Vì vậy mục tiêu sinh kế cần tập trung vào giúp đỡ người nghèo tiếp cận cơ sở hạ tầng thích hợp, những thứ giúp ích cho kế sinh nhai của họ. Cơ sở hạ tầng chỉ là một loại tài sản nhằm cải thiện dịch vụ hỗ trợ một cách dễ dàng để người nghèo có thể tiếp cận với những nhu cầu của họ. - Đặc điểm của 5 loại tài sản sinh kế: Nguồn vốn con người Nguồn vốn xã hội Nguồn vốn tự nhiên Nguồn vốn vật chất Nguồn vốn tài chính Hình 2.2: Tài sản sinh kế của người dân [33]
  9. -9- Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản. Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào. Các đặc điểm nằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại tài sản. + Những ngũ giác hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó. + Chất lượng của tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng thay đổi liên tục theo thời gian. + Hình dạng của ngũ giác mô tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản. Điều quan trọng là 1 tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể tiếp cận chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có được nguồn tài chính vì họ có thể sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn cho thuê. Tương tự như vậy, vật nuôi (tài sản hữu hình) có thể tạo ra nguồn vốn xã hội (uy tín và sự liên hệ với cộng đồng) cho người sở hữu chúng… Sơ đồ ngũ giác rất hữu ích cho việc tìm ra điểm nào thích hợp, những tài sản nào sẽ phục vụ cho nhu cầu của nhóm xã hội khác nhau và cân bằng giữa những tài sản đó như thế nào. 2.2 Lịch sử giao đất giao rừng 2.2.1 Ở ngoài nước 2.2.1.1 Xu hướng của thế giới về sử dụng rừng và đất rừng Phi tập trung hoá ngành lâm nghiệp là xu hướng chủ đạo hiện nay của thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển. Đó là xu hướng phân quyền cao độ cho người dân, cộng đồng và công ty tư nhân quản lý rừng. Tuy nhiên, cũng có một số nước như Malaysia và Nam Phi, sở hữu Nhà nước đối với rừng là 100%. Tiếp đó Đức và New Zealand cũng là hai nước có tỷ trọng Nhà nước quản lý rừng cao là 54% và 77%. Trong khi đó tại Nhật Bản, Nhà nước quản lý 31% tổng diện tích rừng [23] Nhóm cộng đồng và dân bản xứ, 24.6% Cá nhân và Cộng đồng, Chính phủ, công ty tư nhân, 13.1% 2.8% 44.6% Hình 2.3: Sở hữu rừng của 24 nước có độ che phủ rừng lớn nhất thế giới.
  10. - 10 - Xét hiệu quả quản lý rừng thông qua năng suất sinh khối trên một héc-ta, thì Đức và New Zealand đạt rất cao, lần lượt là 268 và 125 m³/ha (hình 2.3). Câu hỏi đặt ra liệu có phải chỉ có người dân và doanh nghiệp mới quản lý hiệu quả tài nguyên rừng? Nếu xét về hiệu quả của hệ thống lâm trường quốc doanh ở Việt Nam hiện nay và hiệu quả quản lý ở Đức và New Zealand, thì hiệu quả của hai hình thức quản lý rừng này trái ngược nhau. Như vậy, vấn đề không phải Nhà nước hay dân là chủ sở hữu và quản lý mà quan trọng là chính sách điều chỉnh chủ thể ấy như thế nào để đảm bảo có trách nhiệm và động lực để quản lý tốt tài nguyên. Xét về góc độ quản lý tài nguyên, cần thiết có bàn tay can thiệp của Nhà nước để khắc phục những méo mó của thị trường. Tuy nhiên việc can thiệp chính sách sai lầm không những không tạo điều kiện cho thị trường phát triển và còn làm bóp méo thị trường và kìm hãm thị trường phát triển [23] Bảng 2.1: Hiệu quả quản lý rừng ở các quốc gia Tổng diện Diện Độ che Trữ Sản Năng Dân số tích tự tích Nước phủ lượng lượng suất nhiên rừng (tr.người) (km²) (km²) (%) (m³/ha) (1000m³) (m³/km²) Việt Nam 80,0 332,000 98,190 35,2 38 7,133 72 Nhật Bản 127,0 376,520 240,810 60 145 29,494 122 Malaysia 24,4 328,550 192,920 58,7 119 22,507 116 Newzealand 4,0 267,990 79,460 30,6 125 26,965 339 Đức 82,4 349,270 107,400 30,7 268 54,634 508 (Nguồn: REFAS 2005) Bên cạnh xu hướng phi tập trung hoá, xu hướng phân cấp quản lý rừng từ trung ương xuống địa phương cũng đang là xu hướng chủ đạo của chính phủ các nước trên thế giới (Warner, 2006). Tuy nhiên, việc phân cấp quản lý liên quan tổng thể đến các thể chế chính sách khác của hệ thống chính trị mà trong phạm vi một ngành không thể giải quyết được. Vì thế trong trường hợp này cần có sự thống nhất giữa các ngành liên quan để thực thi chính sách lâm nghiệp hiệu quả.
  11. - 11 - 2.2.1.2. Chính sách giao đất lâm nghiệp của các nước trên thế giới  Nepal Trong thời gian qua Nepal được đánh giá là một trong những nước đi đầu trong việc phát triển lâm nghiệp cộng đồng ở Châu Á [35] và được tổng hợp: - Từ trước những năm 1978 đất lâm nghiệp chủ yếu thuộc quyền quản lý của các đồn điền, đã xảy ra quá trình chuyển từ đất có rừng sang làm nông nghiệp. Người dân địa phương tỏ ra không quan tâm đến việc bảo vệ các khu rừng do Chính phủ quản lý và kết quả là một nửa triệu ha rừng đã bị tàn phá. - Năm 1978, chính sách lâm nghiệp cộng đồng được ban hành, trong đó quy định cộng đồng được quyền quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong vị trí lãnh thổ của họ nhằm đáp ứng các nhu cầu của cộng đồng, lâm nghiệp cộng đồng và lâm nghiệp tư nhân được xác định là quan trọng và ưu tiên phát triển nhất. - Năm 1992, chính sách mới nhấn mạnh hơn về lâm nghiệp cộng đồng và hỗ trợ mạnh mẽ các nhóm sử dụng để mở rộng các hoạt động lâm nghiệp cộng đồng. Chính sách này có nhiều thay đổi cho phù hợp và tạo hiệu quả cao. - Sự thành công được đánh giá cao nhất của lâm nghiệp cộng đồng tại Nepal là đã đưa vào vận hành một hình thức tổ chức quản lý mới là các nhóm sử dụng rừng (Forest users groups - FUS). Nhóm sử dụng rừng ra đời phụ thuộc chủ yếu vào những người dân cùng sử dụng các khu rừng đó. Nhóm sử dụng rừng là một tổ chức cơ sở có tư cách pháp nhân, không phụ thuộc vào các đường biên giới lãnh thổ. Sự thành công của các nhóm sử dụng rừng chỉ rõ ý nghĩa to lớn của công tác hình thành các tổ chức cơ sở đối với phát triển lâm nghiệp cộng đồng.  Ấn Độ Những điểm nổi bật trong chính sách quản lý rừng ở Ấn Độ đó là duy trì mối quan hệ thực chất giữa rừng với người dân các bộ tộc và những người nghèo sống ở trong rừng và gần rừng, bảo vệ quyền lợi, nhận rừng và hưởng lợi về rừng lâu đời của họ [35]. Vào những năm 70 của thế kỷ 20 Ấn Độ đã phát triển LNXH, năm 1986 Ấn Độ đã hoàn thành mục tiêu phát triển LNXH tại các bang khác nhau. Ấn Độ đã coi cộng đồng như một đối tác quản lý những vùng đất rừng của Chính phủ. Chính phủ cho phép các cộng đồng được sử dụng tất cả các sản phẩm không phải là gỗ còn việc phân chia quyền lợi cây gỗ lại có sự thay đổi nhiều giữa các bang (CRES, 1997). Tại Ấn Độ, người ta nghiên cứu một số biện pháp nhằm tạo ra hoặc tăng thêm các tổ chức địa phương có hiệu lực lâu dài cho quản lý rừng cộng đồng.
  12. - 12 -  Philippin Từ những năm 1970 Chính phủ đã quan tâm đến phát triển lâm nghiệp xã hội. Nhà nước xây dựng các DA lâm nghiệp xã hội tổng hợp do Bộ tài nguyên thiên nhiên chủ trì và phối hợp với các bộ có liên quan, phân chia thành từng vùng phát triển lâm nghiệp xã hội do giám đốc vùng phụ trách, xây dựng mạng lưới đến cấp huyện. Philippin chú trọng chuyển giao kỹ thuật nông lâm kết hợp và kỹ thuật canh tác đất dốc nói chung đến người nông dân để phát triển nông nghiệp. Năm 1982 Chính phủ xây dựng DA phát triển lâm nghiệp xã hội quốc gia công nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho cộng đồng. Một dạng hợp đồng sử dụng là hợp đồng thuê quản lý rừng (FLMA) được ký với cá HGĐ, cộng đồng hoặc các nhóm. Trong thời hạn thực hiện hợp đồng chủ nhân (FLMA) được phép thu hoạch chế biến sản phẩm, bán hoặc các hình thức sử dụng khác. Một dạng thứ 2 của hợp đồng cộng đồng ở Philippin là công nhận quyền quản lý của các dân tộc thiểu số trên mảnh đất tổ tiên họ để lại, người dân được ký hợp đồng nhận đất nhận rừng với Chính phủ trong 25 năm và có thể kéo dài trong 25 năm tiếp theo.  Trong thế kỷ 20 việc quản lý rừng và xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp trên thế giới đã có nhiều chuyển biến. Có thể tóm tắt những xu hướng như sau: + Chuyển mục tiêu quản lý từ sử dụng rừng sản xuất gỗ là chủ yếu sang thực hiện mục tiêu sử dụng rừng kết hợp cả 3 lợi ích: Kinh tế - sinh thái - xã hội. Nhiều nước đã tuyên bố thực hiện, hoặc áp dụng nhiều biện pháp quản lý rừng theo hướng tăng cường bảo vệ rừng như: đình chỉ khai thác rừng tự nhiên; nâng cao diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, các khu bảo tồn thiên nhiên; phát triển du lịch sinh thái, chú trọng nhiều hơn đến mục tiêu phát huy tác dụng sinh thái của rừng. + Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp (phi tập trung hoá), xu hướng là chuyển giao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương xuống các cấp địa phương và cơ sở. + Xúc tiến GĐGR cho nhân dân và cộng đồng, giảm bớt can thiệp của nhà nước, thực hiện tư nhân hoá đất đai và các cơ sở kinh doanh lâm nghiệp, để tạo điều kiện cho việc quản lý rừng năng động hơn, đem lại nhiều lợi nhuận hơn. + Thu hút sự tham gia của các nhóm dân cư được hưởng lợi trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý rừng, khuynh hướng chung là khi xây dựng kế hoạch
  13. - 13 - quản lý rừng, chủ rừng rất quan tâm thu hút sự tham gia của các nhóm có liên quan đến quyền lợi từ rừng. + Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác quản lý rừng, xu hướng là phát triển các hình thức tổ chức để thu hút các cộng đồng địa phương vào quản lý rừng như: liên kết quản lý rừng, phát triển các chương trình lâm nghiệp cộng đồng, các công trình bảo tồn thiên nhiên theo làng… 2.2.2 Ở trong nước 2.2.2.1 Quan điểm của Việt Nam về giao đất giao rừng Ở Việt Nam, đất đai kể cả đất lâm nghiệp thuộc sở hữu toàn dân, người dân được giao quyền khai thác và quyền sử dụng. Vấn đề giao đất lâm nghiệp đã được Đảng và Nhà nước quan tâm từ những năm đầu của thập kỷ 80 thế kỷ 20 như Chỉ thị 29-CT/TW ngày 12 tháng 11 năm 1983 của Ban Bí thư, Luật đất đai 1987, 1993, 1998, 2001 và Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 1991 và 2004. Gần đây, nhà nước cũng đã chủ trương thực hiện xã hội hoá nghề rừng bằng việc thông qua Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ Phát triển rừng 2004 và Chiến lược Phát triển lâm nghiệp đến năm 2020 (Bộ NN&PTNT, 2007). Việc đẩy mạnh vấn đề GĐGR cho cá nhân, hộ nông dân, cộng đồng dân cư và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh là bằng chứng rõ ràng thể hiện quan điểm của Nhà nước. Hiện nay có khoảng 24 triệu người dân sống ở miền núi với rất nhiều thành phần dân tộc khác nhau, nhà nước có chủ trương giao đất để góp phần cải thiện sinh kế bằng nghề rừng, góp phần bảo vệ và phát triển rừng. 2.2.2.2 Lịch sử giao đất giao rừng Quá trình giao đất lâm nghiệp ở Việt Nam được thực hiện từ năm 1968 và trải qua nhiều thời kỳ khác nhau: - Thời kỳ 1968 - 1982: Là thời kỳ phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế HTX, ở giai đoạn này Nhà nước mới khuyến khích và công nhận sự tồn tại 2 thành phần kinh tế chính là quốc doanh lâm nghiệp và hợp tác xã trong kinh doanh rừng. Việc tổ chức thực hiện việc giao đất lâm nghiệp ở giai đoạn này còn nhiều thiếu sót do nhận thức chưa đầy đủ về vai trò của người dân, tổ chức thực hiện giao đất lâm nghiệp thiếu chặt chẽ, làm ồ ạt hình thức, chạy theo số lượng diện tích, chưa có QH đất đai, chưa phân 3 loại rừng và chỉ giao đất cho các lâm trường quốc doanh, các HTX.
  14. - 14 - - Thời kỳ 1983 - 1992: Giao đất lâm nghiệp thời kỳ này dựa trên cơ sở QHSDĐ. Bộ Lâm nghiệp đã ban hành Quyết định số 1171 LN/QĐ ngày 30/12/1986 về quy chế quản lý 3 loại rừng: Rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất, tiến hành phân cấp quản lý rừng... Chuyển dần từ cơ chế bao cấp sang tự chủ sản xuất kinh doanh và từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá. Trong giai đoạn nay đất chưa được giao cho cá nhân, HGĐ nhưng các cá nhân, HGĐ bắt đầu được phép nhận khoán sử dụng đất trong một số năm nhất định. - Thời kỳ 1993 đến nay: Luật đất đai năm 1993 được Quốc hội khoá IX thông qua ngày 14/7/1993 và có hiệu lực ngày 15/10/1993. Qua hai lần sửa đổi, bổ sung năm vào 1998 và năm 2001, Luật này thể hiện chủ chương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước về đất đai, cụ thể hoá điều 17 và 18 hiến pháp năm 1992 Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cùng với sự ra đời của Luật đất đai năm 1993, Chính phủ đã ban hành một số chính sách quan trọng: Nghị định số 02/CP ngày 15/1/1994 về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, HGĐ, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Quyết định 202/TTg ngày 2/5/1994 về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng. Nghị định số 01/CP ngày 4/1/1995 về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản trong các doanh nghiệp nhà nước. Nghị định 163/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, HGĐ, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp (Chính phủ, 1999). Nghị định này thay thế cho nghị định 02/CP (1994). Sự ra đời của các chính sách này nhằm gắn lao động với đất đai, tạo thành động lực để phát triển sản xuất lâm nông ngư nghiệp, ổn định kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng. Để hướng dẫn việc giao đất, cho thuê đất và cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp theo Nghị định số 163/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổng cục Địa chính đã ra Thông tư liên tịch số 62/2000/TTLT/BNN-TCĐC ngày 06/6/2000, đề ra những quy định về thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp GCNQSDĐ lâm nghiệp và tổ chức thực hiện giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp. Để đảm bảo lợi ích hài hoà giữa Nhà nước với người trực tiếp bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng
  15. - 15 - rừng, Chính phủ ban hành Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của HGĐ, cá nhân được giao, cho thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp nhằm tạo động lực khuyến khích bảo vệ và phát triển rừng. 2.2.2.3 Những nghiên cứu về giao đất giao rừng Trong những năm qua, đã có nhiều DA và công trình nghiên cứu về công tác GĐGR trong phạm vi cả nước. Các DA, công trình nghiên cứu đó đều thể hiện những cách tiếp cận riêng từ định hướng cho tới việc thực hiện GĐGR cũng như hiệu quả sau giao đất, giao rừng. - DA "Đổi mới chiến lược ngành lâm nghiệp" là DA xuất phát từ yêu cầu cấp bách của nước ta sau khi ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991. Mục tiêu của DA là bằng quá trình tìm tòi học hỏi và hợp tác để góp phần tìm ra các giải pháp chiến lược nhằm từng bước thực thi có hiệu quả mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. DA đã góp phần xây dựng phương pháp mới về giao đất lâm nghiệp, trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các năm trước và dựa vào các văn bản pháp quy liên quan đến Luật đất đai, Luật bảo vệ và phát triển rừng. Phương pháp này gồm 3 thành phần cơ bản sau: + Ưu tiên đáp ứng yêu cầu của Chính phủ làm sao để rừng và đất rừng có chủ thực sự, đồng thời đáp ứng được nguyện vọng của người dân về quyền sử dụng rừng và đất rừng một cách bền vững ngay trên quê hương của họ, gắn lợi ích của người dân và cộng đồng địa phương với lợi ích quốc gia về kinh tế xã hội và môi trường sinh thái. + Căn cứ vào quỹ đất và nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp của các đối tượng trên từng địa bàn xã để tiến hành giao cho các thành phần kinh tế như: Lâm trường quốc doanh, HTX kiểu mới, cộng đồng thôn bản, các HGĐ, cá nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, với phương châm giao một lần và khép kín trên địa bàn từng xã. + Căn cứ vào các cơ sở pháp lý hiện hành, xây dựng cơ chế chính sách quản lý sử dụng đất đai thích hợp nhằm khuyến khích và tạo ra động lực phát triển sản xuất, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình giao đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc [19] - Hội thảo với chủ đề "Chủ rừng và lợi ích của chủ rừng trong kinh doanh rừng trồng", do Vụ Chính sách, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Phát triển lâm nghiệp- Bộ NN&PTNT phối hợp tổ chức từ ngày 13 đến ngày 15/7/1998 tại tỉnh Thanh Hoá, đã
  16. - 16 - xem xét khuôn khổ pháp lý và tác động của hệ thống pháp lý đang tồn tại đối với từng loại rừng và nhận thấy còn một số vấn đề sau: + Cần xác định rõ địa vị pháp lý của các loại chủ rừng bao gồm: HGĐ, cá nhân, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh trồng rừng, lâm trường quốc doanh, BQL rừng đặc dụng, phòng hộ, các khu rừng là công ty liên doanh, các khu rừng là nhà đầu tư nước ngoài, các cộng đồng dân cư… + Cần xác định rõ hơn quyền hạn của họ đối với đất đã giao, đất cho thuê để trồng rừng trong thời gian hàng chục năm, những khuyến nghị trên nhằm góp phần tạo nên những động lực mới đẩy mạnh các hoạt động trồng rừng ở nước ta trong thời gian tới [18] - Đề tài " Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn góp phần xây dựng chính sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của các hộ nông dân" của tác giả Nguyễn Đình Tư và Nguyễn Văn Tuấn đã tiến hành nghiên cứu phân tích các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống chính sách, chế độ quản lý và khuyến khích phát triển rừng cho các HGĐ nông dân. Trên cơ sở tổng kết đánh giá hệ thống chính sách, chế độ hiện hành, bước đầu đề xuất các khuyến nghị về việc hoàn thiện hệ thống chế độ, chính sách quản lý và khuyến khích phát triển rừng của các HGĐ nông dân [27] - Báo cáo "Người nông dân mong muốn được lợi ích gì trên đất được giao để trồng rừng" của tác giả Phạm Sinh đã đề xuất một số quan điểm có liên quan đến lợi ích của người trồng rừng và đưa ra một số mong muốn của họ khi nhận đất nhận rừng sản xuất kinh doanh [21] - Đề tài “Những định hướng và các giải pháp bước đầu nhằm đổi mới việc giao đất giao rừng ở miền núi” của Nguyễn Đình Tư đã xem xét tình hình giao đất giao rừng từ năm 1968-1992, đánh giá được thực trạng sau khi nhận đất, nhận rừng. Đề tài cũng đã chỉ ra được những định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giao đất giao rừng ở miền núi [26] 2.3 Đánh giá tác động của chính sách, ý nghĩa và các phương pháp 2.3.1 Ý nghĩa của việc đánh giá tác động của chính sách giao đất giao rừng đến sinh kế người dân Xét ở tầm vĩ mô, rừng là quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta không chỉ về kinh tế, xã hội mà quan trọng hơn là môi trường sống trong bối cảnh hiện tại. Song xét ở tầm vi mô thì rừng càng quan trọng hơn với đời sống cộng đồng gần rừng, trong rừng đời sống phụ thuộc vào rừng. Tuy nhiên trong một thời gian dài
  17. - 17 - rừng đã cạn kiệt do cách sử dụng không hợp lý. Yêu cầu quản lý, bảo vệ và phát triển rừng kết hợp với phát triển kinh tế cho cộng đồng miền núi, đặc biệt cho người nghèo đã kết hợp với hàng loạt các chủ trương và chính sách lâm nghiệp của nhà nước, trong đó có chính sách GĐGR. Sau một thời gian thực hiện đến nay tiến trình GĐGR đã đạt được những kết quả nhất định cả về diện tích và hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp được giao. Tuy nhiên không thể không kể đến những hạn chế, mà hạn chế này lại tập trung chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, trình độ dân trí thấp, kinh tế kém phát triển. Vậy chính sách này đã đưa lại những gì cho người dân, đặc biệt người nghèo? Trước hết chúng ta phải đánh giá được tiến độ thực hiện GĐGR tại địa phương; đánh giá ảnh hưởng của chính sách đến đời sống cộng đồng; xác định những điểm mạnh và điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện GĐGR. Đó là cơ sở để xác định những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách GĐGR; để rừng thật sự gắn bó với người dân; là một công cụ, phương tiện trong kế sinh nhai của họ. Đây chính là nhiệm vụ của công tác đánh giá mà cụ thể là đánh giá ảnh hưởng của chính sách giao đất lâm nghiệp đến sinh kế người dân. Mỗi vùng, miền có đặc thù riêng; có quá trình GĐGR do đó việc đánh giá tác động cũng phải tiến hành cho từng địa phương cụ thể thì kết quả mới chính xác; giải pháp đề ra được cụ thể và có tính phù hợp cao. 2.3.2 Các phương pháp đánh giá tác động của chính sách 2.3.2.1 Ở ngoài nước Đánh giá tác động của một chương trình, một chính sách hay một DA…phát triển lâm nghiệp là rất quan trọng, trong những năm gần đây nó càng được quan tâm hơn. Thông thường việc đánh giá đều tập trung vào 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường. Song với thực trạng đời sống quá thấp kém của một bộ phận không nhỏ người nghèo trên thế giới, trong những năm gần đây sinh kế là vấn đề được đặt ra thường xuyên hơn. Tuy nhiên đây vẫn còn là vấn đề mới, việc đánh giá ảnh hưởng của các chính sách, DA đến sinh kế còn rất hạn chế và chủ yếu dựa vào các tiêu chí cho đánh giá ảnh hưởng của kinh tế, xã hội và môi trường. Năm 1974, giáo sư John E-Gunter trường Đại học tổng hợp thuộc bang Michigan-Mỹ xuất bản giáo trình đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh doanh rừng. Các chỉ tiêu đánh giá mà giáo trình đề cập tới là: Lãi suất đơn, lãi kép, thời gian và năm chiết khấu. Các chỉ tiêu này cho phép đánh giá hiệu quả của các chính sách kinh doanh rừng về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
  18. - 18 - Tại Philippin (1974) đã tiến hành đánh giá hiệu quả DA trang trại trồng rừng nguyên liệu giấy của các HGĐ cho loài cây mọc nhanh Albizzia Falcataria thuộc công ty công nghiệp giấy Philippin (PICOP). Hiệu quả DA trồng rừng được đánh giá theo hai mặt là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế. Còn hiệu quả về mặt xã hội và sinh thái môi trường chưa được qua tâm đánh giá đầy đủ [16]. Theo số liệu lưu trữ của TREE CD-ROM (Cab International for Asia) từ năm 1939-1995, có rất nhiều công trình đánh giá hiệu quả kinh tế trong lâm nghiệp. Trong đó có 19 công trình đánh giá hiệu quả kinh tế cho lâm nghiệp nhiệt đới, đặc biệt có 9 công trình đánh giá hiệu quả các DA trồng rừng. Nhưng những công trình này chỉ tập trung đánh giá hiệu quả các biện pháp kỹ thuật lâm sinh như: Đánh giá hiệu quả cải thiện gen cây trồng, đánh giá hiệu quả biện pháp phòng chống cháy rừng ở Anh, đánh giá hiệu quả bón phân cho trồng rừng ở Đức [16] Đánh giá hiệu quả của các chính sách đất đai có hai phương pháp nổi bật:  Phân tích hiệu quả của chính sách bằng phương pháp Delphi: Delphi được định nghĩa là "Một nhóm các biện pháp để luận ra và tinh lọc các quan điểm của một nhóm người" (Watherman and Swenson, 1974). Linstone and Turoff (1975, 1990, 2000) coi phương pháp Delphi là việc trao đổi thông tin có cấu trúc cho phép một nhóm người giải quyết một vấn đề phức tạp. Họ xác định được 7 tình trạng hoặc kiểu vấn đề mà phương pháp Delphi có thể ứng dụng tốt nhất trong đó có vấn đề đánh giá hiệu quả của chính sách kinh tế-xã hội, như chính sách giao đất giao rừng….  Phân tích hiệu quả của chính sách bằng phương pháp phân tích kinh tế lượng: Các nhà nghiên cứu đã sử dụng các mô hình, dữ liệu và một số phép phân tích khác nhau để mô tả thế giới thực và góp phần vào những cuộc thảo luận về chính sách. Các kỹ thuật kinh tế lượng đã cho phép kiểm định những ý nghĩa của lý thuyết kinh tế thông qua những phương pháp chuẩn để ước lượng các quan hệ giữa những biến được quan sát và để kiểm định các giả thuyết về các quan hệ đó. Hiện nay có 4 trường phái về các nhóm mô hình, gồm: (i)- Các mô hình tăng trưởng tuyến tính; (ii)- Mô hình Lewis; (iii)- Mô hình Chenery; (iiii)- Các mô hình phụ thuộc quốc tế. Đồng thời cũng có hai trường phái lý thuyết chính sách gồm: (i)- Lý thuyết tân cổ điển cho rằng Nhà nước đóng vai trò quan trọng cho sự thành công
  19. - 19 - của quá trình phát triển trong một số lĩnh vực; (ii)- Lý thuyết tăng trưởng mới cho rằng nguồn lực tăng trưởng nội sinh là quan trọng và nhấn mạnh đặc biệt về vai trò chính sách của chính phủ. Một số quan điểm của các nhà khoa học trên thế giới về phương pháp đánh giá tác động DA có thể được tóm tắt như sau: - Đánh giá là quá trình xem xét một cách hệ thống, khách quan nhằm cố gắng xác định tính phù hợp, hiệu quả và tác động của các hoạt động ứng với mục tiêu đã vạch ra. Công tác đánh giá đòi hỏi sự tham gia của các bên liên quan. Đó là một hệ thống phân tích được thực hiện bởi các nhà quản lý và các bên được hưởng lợi; cho phép họ điều chỉnh, xác định lại chính sách hoặc mục tiêu, chiến lược, sắp xếp lại các tổ chức, đơn vị để triển khai lại các nguồn lực nếu cần thiết. Nó là cơ hội cho cả người bên trong và bên ngoài cộng đồng dừng lại phản ánh về quá khứ và đưa ra quyết định cho tương lai. - Đánh giá tác động là xem xét một cách toàn diện các tác động trên nhiều mặt. Trên cơ sở đó xem xét sự tương xứng giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp cũng như các kết quả đạt được của chương trình, dự án. - Tùy theo tính chất, thể loại mà công tác đánh giá chương trình, DA có những điểm khác nhau. Chương trình, DA đầu tư sản xuất chú trọng tới việc phân tích khía cạnh hiệu quả kinh tế. DA hỗ trợ phát triển lại đặt trọng tâm ở khía cạnh xã hội và những DA bảo tồn lại chú ý đến khía cạnh môi trường hơn. - Có rất nhiều công trình đánh giá chương trình, DA của nhiều tác giả nổi tiếng, trong đó phải kể đến các lý thuyết về hướng dẫn và đánh giá được đề cập chi tiết trong các công trình nghiên cứu của WHO, Gittinger, Dixon & Hufschmtdt L.Therse Barker, Jim Woodhill, FAO, WB… - Các đánh giá liên quan đến đo lường hay những nhận định, tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của WHO, L.Therse Barker. Đây là quá trình nhằm đánh giá mức độ đạt được những mục tiêu cụ thể đã đề ra, tương ứng với chúng là hệ thống các hoạt động, nguồn lực đã được triển khai và sử dụng như thế nào. Với một DA, đánh giá là xem xét một cách hệ thống để xác định tính hiệu quả, mức độ thành công của DA, tác động xã hội cũng như các tác động kinh tế môi trường đối với người hưởng thụ.
  20. - 20 - - Các tác giả khác như Jim Woodhill, Lisa Robins, Joachim Theis, Heather.M.Grady đã phân chia thành 2 loại đánh giá: Đánh giá mục tiêu và đánh giá tiến trình. Đánh giá mục tiêu là xem xét liệu DA có đạt mục tiêu hay không, nó tập trung phân tích các chỉ số đo hiệu quả thu được. Đánh giá tiến trình, mở rộng hơn so với loại đánh giá trên, sử dụng tri thức và hiểu biết của nhiều người để xem xét nhiều vấn đề của DA. - Đánh giá tác động không phải là hoạt động tiến hành 1 lần vào cuối chương trình, DA. Theo Katherine & John thì đó chỉ là lần đánh giá tổng thể, còn trong quá trình thực hiện, đánh giá chương trình, DA được tiến hành vào những thời điểm quan trọng, gọi là đánh giá giai đoạn trên cơ sở các hoạt động giám sát liên tục. Nhiều tác giả cho rằng điều cốt yếu là phải đánh giá có sự tham gia của các bên, đặc biệt là người hưởng lợi từ chương trình, DA. - Các phương pháp đánh giá cũng được phát triển mạnh mẽ từ những năm 50, 60 của thế kỷ trước; khi các chính sách, chương trình, DA cộng đồng ra đời, chủ yếu là các công cụ của PRA như: Điều tra khảo sát (survey), phỏng vấn sâu (indepth interview), thảo luận nhóm tập trung (focus group), bảng câu hỏi (questionare), họp với những người thụ hưởng (meeting), động não, nhật ký theo dõi DA (project monitoring diary), tranh ảnh… Những hình thức khuyến khích sự tham gia của cộng đồng (đóng kịch, sắm vai, bài hát, trò chơi…) cũng được sử dụng để chính người dân địa phương tham gia thấy được những kết quả cụ thể của các chính sách, chương trình, DA [24]. 2.2.2.2 ë trong n­íc Ở Việt Nam, các chương trình, DA đầu tư phát triển rừng đã được tiến hành cách đây trên nửa thế kỷ nhưng chỉ vài chục năm gần đây mới thực hiện trên quy mô lớn. Thời kỳ đầu, chúng ta mới chú trọng đến hiệu quả kinh tế, còn hiệu quả tổng hợp rất ít được quan tâm. Cho đến nay, vấn đề đánh giá tác động sinh kế người dân còn rất mới mẻ và hạn chế. Tác phẩm được coi là có hệ thống và mang tính thực tiễn cao là tác phẩm “Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam” của Đinh Đức Thuận và nhóm cộng sự trường ĐH Lâm nghiệp. Trong tác phẩm này đã đánh giá chung
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2