intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:84

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn gồm: Nghiên cứu đặc điểm đất đai trồng rừng Keo lai ở Bình Phước; Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc và sinh trưởng của Keo lai ở Bình Phước; Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP    MAI ĐÌNH LƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA ĐẾN SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG KEO LAI Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2012 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP   
  2. MAI ĐÌNH LƯƠNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA ĐẾN SINH TRƯỞNG RỪNG TRỒNG KEO LAI Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. VƯƠNG VĂN QUỲNH 2. ThS.NCS: TRẦN QUỐC HOÀN Hà Nội, 2012
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, trên thế giới nhu cầu sử dụng gỗ cho công nghiệp khoảng 1,5 tỷ mét khối mỗi năm (trích dẫn bởi Phạm Xuân Hoàn)[3]. Tuy nhiên do diện tích và chất lượng rừng tự nhiên ngày một giảm nên một số quốc gia, trong đó có nước ta đã giảm khai thác rừng tự nhiên, thay thế dần gỗ rừng tự nhiên bằng gỗ rừng trồng. Trên thế giới xu hướng tiêu thụ gỗ rừng trồng, bảo vệ rừng tự nhiên ngày càng được khẳng định rõ nét với việc quy định cấp chứng chỉ rừng, quy định tiêu thụ sản phẩm gỗ thân thiện với môi trường. Do đó đẩy mạnh việc trồng rừng bằng các loài cây mọc nhanh là tất yếu. Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng đã đạt ra mục tiêu trồng mới 2 triệu ha rừng sản xuất, trong đó có 1,4 triệu ha rừng nguyên liệu. Keo lai là một trong những loài cây được chọn để đáp ứng nhu cầu này vì có nhiều ưu thế trong trồng rừng nguyên liệu, là cây ưa sáng mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất, chống xói mòn, có thể sinh trưởng tốt trên nhiều loại đất, thậm chí trên các loại đất xấu. Mức tăng trưởng một số dòng Keo lai hiện nay có thể đạt 30 - 35 m3/ha/năm và có thể khai thác sau 6 đến 7 năm trồng với năng suất đạt 200 -250 m3/ha . Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bình Phước đã có 4 nhà máy chế biến gỗ rừng trồng với công suất khoảng 6.000.000 m3 gỗ các loại. Sản lượng gỗ như vậy tương đương với việc khai thác khoảng 30.000 ha Keo lai mỗi năm. Đây là nhu cầu vô cùng lớn đối với việc trồng rừng nguyên liệu của tỉnh Bình Phước. Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đề ra mục tiêu trồng 30.000 ha cây Keo lai, để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến. Do đó trong thời gian tới quy hoạch vùng nguyên liệu và phát triển diện tích rừng trồng Keo lai nhằm phục vụ ổn định một phần nguyên liệu cho các nhà máy chế biến là nhiệm vụ trọng tâm của nghành lâm nghiệp tỉnh bình phước. Mặt khác, Bình Phước là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ, với lợi thế là tài nguyên đất đai, có tiềm năng lớn trong phát triển sản xuất
  4. 2 nông lâm nghiệp có thể trồng các loài cây công nghiệp, cây ăn trái và trồng rừng. Tuy nhiên, hiện tại nguồn tài nguyên này đang bị thu hẹp dần. Trước năm 2005 đất lâm nghiệp Bình phước là 341.005 ha chiếm 49,5% tổng diện tích tự nhiên. Sau rà soát quy hoạch rừng hiện nay quỹ đất lâm nghiệp còn lại 178.200 ha, giảm đi 48 %. Do đó, mặc dù áp lực về nguyên liệu gỗ ngày càng tăng, nhưng việc mở rộng diện tích trồng Keo lai cần phải xem xét một cách hợp lý trên cơ sở sử dụng hiệu quả quỹ đất phát triển sản xuất nông lâm nghiệp với nhiều loại cây trồng chủ lực khác của tỉnh. Vì vậy đánh giá, lựa chọn những diện tích phù hợp để quy hoạch trồng Keo lai nhằm không ngừng nâng cao năng suất rừng trồng cũng như hiệu quả sử dụng đất là việc làm rất quan trọng và cần đi trước một bước. Các phương pháp đánh giá đất đai phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp đã được áp dụng từ những năm đầu thế kỷ 20 ở một số nước. Ở nước ta các phương pháp đánh giá đất đai cũng đã được thử nghiệm từ năm 1990 và đã có những thành tựu quan trọng. Một trong những phương pháp đánh giá đất đai được áp dụng trong sản xuất lâm nghiệp là đánh giá đất đai trên cơ sở lập địa. Phương pháp này dựa trên việc đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành lập địa như đá mẹ, đất đai, khí hậu đến sinh trưởng và năng suất của cây trồng, phân chia mức độ phù hợp của từng dạng lập địa đối với từng loại cây trồng, từ đó chọn loại cây trồng phù hợp với từng dạng lập địa. Từ yêu cầu xây dựng vùng nguyên liệu gỗ cho chế biến và trên cơ sở các phương pháp đánh giá đất đai, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng rừng trồng Keo lai ở tỉnh Bình Phước.
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lập địa đối với sinh trưởng của rừng trồng 1.1.1. Trên thế giới 1.1.1.1. Lập địa và phân chia lập địa Có khá nhiều khái niệm về lập địa nhưng về bản chất thì “Lập địa là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố của ngọai cảnh, ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây cối”. Lập địa theo nghĩa hẹp bao gồm 3 thành phần là: khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng; lập địa theo nghĩa rộng hơn bao gồm 4 thành phần là: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thế giới động thực vật [15]. Pogrebnhiac đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và xác định các kiểu rừng dựa trên hai chỉ tiêu chính là độ phì và độ ẩm của đất. Độ phì được chia làm 4 cấp: rất xấu (A), xấu (B), trung bình (C), tốt (D). Độ ẩm đất được chia làm 6 cấp: rất khô (0), khô (1), ẩm vừa (2), ẩm (3), ướt (4), lầy (5). Các kiểu lập địa được tổng hợp từ hai chỉ tiêu trên như bảng sau: Bảng 1.1 Các kiểu lập địa theo phân chia của Pogrebnhiac Độ phì Độ ẩm 0 1 2 3 4 5 A A0 A1 A2 A3 A4 A5 B B0 B1 B2 B3 B4 B5 C C0 C1 C2 C3 C4 C5 D D0 D1 D2 D3 D4 D5 (Đỗ Đình Sâm và ctv, 2005) [15]
  6. 4 1.1.1.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đối với sinh trưởng của rừng trồng Tổng kết các nghiên cứu ở các nước nhiệt đới Tổ chức nông lương quốc tế (FAO, 1994), khẳng định khả năng sinh trưởng của rừng trồng phụ thuộc rất rõ vào 4 nhân tố chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là khí hậu, địa hình, loại đất và hiện trạng thực bì (Trích dẫn bởi Trần Thị Duyên, 2008) [1]. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài thông Pinus.Patula ở Swaziland, Evan (1992) đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều cao của loài cây này có quan hệ khá chặt với các yếu tố địa hình và đất thông qua phương trình tương quan sau: Y= -18,75 + 0,0544x3 – 0,000022x23 + 0,0185x4 + 0,0449x5 + 0,5346x11 (1.1) Phương trình có hệ số xác định R = 0.81, trong đó: Y là chiều cao vút ngọn tại thời điểm 12 tuổi (m). X3 là độ cao so với mặt nước biển (m). X4 là độ dốc chênh lệch giữa đỉnh và chân đồi. X5 là độ cao tuyệt đối của khu trồng rừng. X11 là cấp độ phì đất (theo 5 cấp 1, 2, 3, 4, 5). (Trích dẫn bởi Trần Thị Duyên, 2008)[1] Khi khảo sát rừng trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau, Pandey (1993) [18] nhận thấy Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis trồng ở vùng nhiệt đới khô với chu kỳ kinh doanh từ 10 - 20 năm thường chỉ đạt năng suất từ 5 - 10 m3/ha/năm, nhưng ở vùng nhiệt đới ẩm có thể đạt 30 m3/ha/năm. Như vậy với điều kiện lập địa khác nhau thì sinh trưởng và năng suất của rừng trồng cũng khác nhau rõ rệt.
  7. 5 1.1.2. Tại Việt Nam 1.1.2.1. Lập địa và phân chia lập địa Ở Việt Nam đánh giá lập địa được áp dụng từ khá sớm. Đỗ Đình Sâm (1990) [15] trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu của Việt Nam, đặc biệt là chế độ khô hạn mùa khô, ảnh hưởng mạnh tới sinh trưởng của rừng và hình thành các kiểu rừng khác nhau nên đã đề xuất tiêu chí mức độ khô hạn mùa khô cùng mức độ thoát nước để xác định các nhóm lập địa ở Việt nam. Mức độ khô hạn được chia làm 4 cấp: rất khô, khô, ẩm và ẩm thường xuyên dựa trên chế độ nhiệt ẩm, đai cao so với mặt nước biển, đặc điểm đất, địa hình. Các nhóm lập địa đất rừng chính ở Việt Nam theo tác giả phân chia là: - Nhóm lập địa thoát nước mạnh, rất khô hạn - Nhóm lập địa thoát nước mạnh, khô hạn mùa khô; - Nhóm lập địa thoát nước mạnh, ẩm thường xuyên; - Nhóm lập địa thoát nước, rất khô hạn - Nhóm lập địa thoát nước, khô hạn; - Nhóm lập địa thoát nước, ẩm thường xuyên; - Nhóm lập địa thoát nước không tốt, rất khô hạn - Nhóm lập địa thoát nước không tốt, ẩm; - Nhóm lập địa thoát nước yếu, ẩm; - Nhóm lập địa thoát nước yếu, khô hạn Từ 1991 đến 1995 đề tài cấp nhà nước “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phương pháp điều tra lập địa”, Đỗ Đình Sâm và cộng sự [15] đã xác định hệ thống tiêu chuẩn phân chia dạng lập địa và đề xuất 3 nhóm yếu tố tham gia phân chia lập địa như sau: - Nhóm yếu tố thổ nhưỡng: gồm 3 yếu tố là nhóm và loại đất, thành phần cơ giới và độ dày tầng đất.
  8. 6 - Nhóm yếu tố địa hình: gồm 2 yếu tố là vị trí và độ dốc. Vị trí được phân theo 3 cấp là chân, sườn, đỉnh. Độ dốc được phân chia tùy theo điều kiện cụ thể. - Nhóm yếu tố chế độ thoát nước và ngập nước: gồm 2 yếu tố là chế độ thoát nước và chế độ ngập nước. Chế độ thoát nước có 4 cấp đánh giá là thoát nước mạnh, thoát nước trung bình, thoát nước yếu và thoát nước rất yếu. Đối với yếu tố chế độ ngập nước thì các cấp phân chia phụ thuộc vào đối tượng và điều kiện thực tế. Năm 1996, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt nam khi tiến hành điều tra khảo sát vùng dự án Việt – Đức (KfW1) tại Bắc giang và Lạng sơn đã đề xuất phương pháp ứng dụng điều tra lập địa phục vụ cho trồng rừng. Các yếu tố chủ đạo để phân chia lập địa được xác định là: loại đất và đá mẹ, độ dốc, độ dày tầng đất và thực bì chỉ thị (trích dẫn bởi Đỗ Đình Sâm, 2005) [15]. 1.1.2.2. Ảnh hưởng của điều kiện lập địa đối với sinh trưởng của rừng trồng Trong khuôn khổ của đề tài “Phân hạng đất trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu ở các vùng trọng điểm, 2006 - 2009” Nguyễn Văn Thắng và Ngô Đình Quế [10] đã tiến hành đánh giá ảnh hưởng của một số điều kiện lập địa đến sinh trưởng của rừng trồng với một số loài cây chủ yếu trong đó có Keo tai tượng. Các tác giả đã đánh giá mức độ thích nghi với khí hậu, địa hình và đất đai của Keo tai tượng, trong đó đặc biệt chú ý đến ảnh hưởng của các yếu tố đất đai đến năng suất cây Keo tai tượng. Kết quả cho thấy 3 yếu tố có ảnh hưởng quan trọng nhất đến năng suất rừng trồng là độ dày tầng đất, hàm lượng mùn tổng số và hàm lượng lân dễ tiêu. Trên cơ sở đó, các tác giả đã xây dựng phương trình hồi quy tuyến tính đa biến về mối quan hệ giữa sinh trưởng với 3 yếu tố trên như sau:
  9. 7 ∆Vc = -0,003 + 0,0001*DD + 0,001*OM + 0,0001*Pdt R = 0,940 (1.2) Trong đó: ∆Vc: Sinh trưởng bình quân năm của cây (m3/cây/năm). DD: Độ dày tầng đất (cm). Pdt: Lân dễ tiêu (ppm). OM: Mùn tổng số (%). Khi nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá đất của FAO để đề xuất hướng sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước ,Trần Quốc Hoàn (2007) [2] đã đưa ra yêu cầu sử dụng đất và mức độ thích hợp của một số loại cây trồng như bảng 1.2. Bảng 1.2: Yêu cầu sử dụng đất và khả năng thích hợp của các loại hình sử dụng đất. LUT Yếu tố chẩn đoán Phân cấp thích nghi theo các yếu tố (*) S1 S2 S3 N Cao Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fu Fp, X Fs Xg, D su Độ dốc địa hình < 15 o 15 - 25 o > 25 o Độ dày tầng đất >100 cm 50 - 100 cm < 50 cm Thành phần cơ giới d, e, c b Khả năng tưới F,T Trạng thái thực vật nn, dn tr ru Điều Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fu, X, Fp, Fs Xg, D Độ dốc địa hình 0 - 15 o 15 - 25 o > 25 o Độ dày tầng đất >100 cm 50 - 100 cm < 50 cm Thành phần cơ giới c, d, e b Khả năng tưới F,T Trạng thái thực vật nn, dn tr ru Tiêu Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fu, Fp, X Fs, Xg D Độ dốc địa hình 0-8 o 8 - 15 o 15 - 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm
  10. 8 Thành phần cơ giới d, e,c b Khả năng tưới T F Trạng thái thực vật nn, dn tr ru Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fu Fp, X Fs, Xg D Cây Độ dốc địa hình < 15 o 15 - 25 o > 25 o ăn Độ dày tầng đất > 100 cm 50 - 100 cm < 50 cm trái Thành phần cơ giới d, e,c b Khả năng tưới T F Trạng thái thực vật nn, dn tr ru Keo Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fp, Fu X , Fs D, Xg lai Độ dốc địa hình < 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm Thành phần cơ giới c b, c, e Khả năng tưới F,T Trạng thái thực vật nn, tr dn, ru Sao Loại hình thổ nhưỡng Fk,Fp, Fu X , Fs D, Xg đen Độ dốc địa hình < 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm Thành phần cơ giới b, c d, e Khả năng tưới F,T Trạng thái thực vật dn, ru tr, nn Dầu Loại hình thổ nhưỡng Fk,Fp, Fu X , Fs D, Xg rái Độ dốc địa hình < 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm Thành phần cơ giới b, c d, e Khả năng tưới F, T Trạng thái thực vật dn, ru tr, nn Keo Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fp, Fu X , Fs D, Xg lá Độ dốc địa hình < 25 o > 25 o tràm Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm Thành phần cơ giới d b, c, e Khả năng tưới F, T Trạng thái thực vật nn, tr dn, ru
  11. 9 Tếch Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fp, Fu X , Fs D, Xg Độ dốc địa hình < 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm Thành phần cơ giới b, c d, e Khả năng tưới F, T Trạng thái thực vật tr, nn, dn, ru Xoan Loại hình thổ nhưỡng Fk, Fp, Fu X , Fs D, Xg ta Độ dốc địa hình 25 o Độ dày tầng đất > 50 cm < 50 cm Thành phần cơ giới b, c e, d Khả năng tưới F, T Trạng thái thực vật tr, nn dn,ru Dó Loại hình thổ nhưỡng Fs, Fu, Fk X, Fp D, Xg bầu Độ dốc địa hình < 15 o 15 - 25 o > 25 o Độ dày tầng đất > 100 cm 50 - 100 cm < 50 cm Thành phần cơ giới b, c e,d Khả năng tưới F, T Trạng thái thực vật dn, ru nn, tr (*) Ghi chú: S1: rất thích nghi; S2: thích nghi vừa; S3: kém thích nghi; N: không thích nghi T: có khả năng tưới; F: không có khả năng tưới; b: cát pha; c: thịt nhẹ; d: thịt trung bình - nặng; e: sét; nn: cây ngắn ngày; dn: cây dài ngày; tr: đất trống (IA, IB, IC); ru: rừng. 1.2. Các nghiên cứu về Keo lai 1.2.1. Trên thế giới Keo lai là loài cây lai giữa Keo lá tràm ( Acacia auriculiformis ) và Keo tai tượng (Acacia mangium). Lần đầu tiên được Messir Herbern và Shim phát hiện vào năm 1972 trong số các cây Keo tai tượng trồng ven đường ở Sook
  12. 10 Telupid thuộc bang Sabah – Malaixia, (Trích dẫn bởi Trần Thị Duyên, 2008)[1]. Zobel và Talbert (1984) nhận thấy Keo lai có đặc điểm là những tính trạng tốt nhất và mong muốn nhất của bố mẹ được thể hiện trong cây lai, nhưng những tính trạng xấu nhất của bố mẹ cũng có thể xuất hiện trong cây lai. Tuy nhiên, phần lớn cá thể ở đời F1 có ưu thế lai rõ rệt về sinh trưởng [4] Pinso và Nasi (1991) đánh giá tổng hợp về Keo lai thấy cây lai có ưu thế lai và ưu thế lai này có thể chịu ảnh hưởng của cả yếu tố di truyền lẫn điều kiện lập địa. Tác giả cũng chỉ ra rằng sinh trưởng Keo lai thế hệ F1 là tốt nhất, từ thế hệ F2 trở đi cây bắt đầu sinh trưởng không đồng đều và khẳng định Keo lai F1 rất phù hợp với chương trình trồng rừng thương mại [17]. 1.2.2. Tại Việt Nam 1.2.2.1. Một số đặc điểm sinh vật học của cây Keo lai Keo lai là loài cây gỗ lớn, có chiều cao đến 30 m, đường kính (D1,3m) có thể đạt tới 80 cm; gỗ thẳng, màu vàng trắng, có vân, có lõi giác phân biệt, gỗ có tác dụng nhiều mặt: kích thước nhỏ làm nguyên liệu giấy, kích thước lớn sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc, mỹ nghệ, làm hàng xuất khẩu. Ở Việt Nam, Keo lai được trồng rộng rãi trên toàn quốc. Cây mọc tốt ở hầu hết các dạng đất, nơi có lượng mưa từ 1.500 - 2.000 mm/năm. Mọc tốt trên đất có độ pH từ 3 đến 7, phân bố ở độ cao dưới 800 m so với mực nước biển. Là cây ưa sáng mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất. Keo lai phân bố thích hợp trong những vùng có điều kiện: Nhiệt độ bình quân từ 220C đến 280C, lượng mưa trung bình trên 1.000 mm, tối thích 1.600 mm, số tháng mưa bình quân: 4 tháng, tối thích: 6 tháng. - Đất đai: Chủ yếu trồng trên loại đất feralit, tầng dầy tối thiểu 35 cm. Đất phù sa cổ, đất xám bạc màu, đất phèn lên luống không bị ngập nước đều có thể trồng được (Kỹ thuật trồng Keo lai, 2001)[11].
  13. 11 1.2.2.2. Ảnh hưởng điều kiện lập địa đến sinh trưởng của cây Keo lai Nghiên cứu về quan hệ giữa Keo lai với điều kiện lập địa trước đây chủ yếu tập trung theo hướng khảo nghiệm đánh giá khả năng thích nghi của Keo lai trên những điều kiện lập địa mới, nhằm mở rộng diện tích trồng rừng Keo lai cung cấp gỗ nguyên liệu. Hướng nghiên cứu này hầu hết là thành công vì Keo lai có khả năng thích nghi với rất nhiều loại lập địa, ngay cả những nơi có điều kiện khó khăn rất cực đoan. Nguyễn Huy Sơn (năm 2006) khi nghiên cứu về khả năng sinh trưởng của Keo lai trên đất bazan thoái hóa ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai cho thấy các dòng Keo lai tự nhiên BV5, BV10 và BV33 được nhân giống bằng phương pháp giâm hom được trồng trên các loại đất phát triển trên đá ba zan bị thoái hóa ở các mức độ khác nhau, đất có độ ẩm thấp, chua, bí chặt, tỷ trọng và dung trọng đều rất cao với các trị số tương ứng là 2,68 và 1,02 thì đến năm thứ 6 tỷ lệ sống của cây Keo lai biến động từ 75 - 87 % (trung bình đạt 80,2 %), đường kính trung bình 10,59 cm chiều cao bình quân đạt 11,72 m, (Tạp chí NN&PTNT số 3/2008) [15]. Một vài năm gần đây, theo xu hướng nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng, Vỏ Đại Hải đã nghiên cứu sinh khối Keo lai trồng thuần loài theo cấp đất và tuổi, xây dựng quan hệ giữa sinh khối với các nhân tố điều tra lâm phần chủ yếu như D 1.3m, Hvn, tuổi. Đề tài được thực hiện tại Bắc, Bắc Trung bộ và miền Đông Nam bộ, trong đề tài này cấp đất được phân làm 4 cấp I, II, III , IV (Tạp chí NN&PTNT, số 2/2008) [15]. Cũng theo xu hướng này, Nguyễn Viết Khoa thực hiện xác định sinh khối cây cá thể và lâm phần Keo lai theo cấp đất và tuổi, xây dựng mối quan hệ giữa tổng sinh khối lâm phần với các nhân tố điều tra chủ yếu như D 1.3m, Hvn, mật độ trồng và tuổi. Kết quả cho thấy, sinh khối cây cá thể Keo lai có
  14. 12 sự biến đổi rất lớn theo các cấp đất và các giai đoạn tuổi khác nhau. Cấu trúc sinh khối cây bụi thảm tươi dưới tán rừng trồng Keo lai tập trung nhiều nhất ở tầng thảm tươi (cỏ) chiếm trung bình 42,04 %, tiếp theo là rễ cây bụi, chiếm trung bình 29,68 %, thân và cành cây bụi chiếm trung bình 19,37 % và thấp nhất là ở lá cây bụi chỉ chiếm trung bình 8,91 %. Sinh khối lâm phần Keo lai cũng có sự biến động rất lớn theo cấp đất và các tuổi khác nhau. Trong đó, trong cùng một cấp đất sinh khối lâm phần Keo lai tăng dần theo tuổi, trong cùng một tuổi sinh khối lâm phần giảm theo cấp đất. Ở mọi cấp đất sinh khối khô lâm phần Keo lai tập trung chủ yếu ở tầng cây gỗ, sinh khối khô tầng cây gỗ giảm dần theo cấp đất tiếp theo là vật rơi rụng và cuối cùng là cây bụi thảm tươi, hai loại sinh khối này có xu hướng tăng theo cấp đất, (Tạp chí NN&PTNT, 9/2010)[15]. Nghiên cứu sinh trưởng Keo lai trồng trên hai loại đất khác nhau ở Đông Nam bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004) nhận thấy Keo lai cho năng suất khác nhau trên các lập địa khác nhau. Sau 7 năm trồng năng suất Keo lai đạt 33 m3/ha/năm ở đất đỏ vàng trên phiến sét tại trạm Phú Bình, trong khi ở đất xám trên phù sa cổ tại trạm Bàu Bàng năng suất chỉ đạt 25 m3/ha/năm. Như vậy, mặc dù được áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc như nhau, nhưng trên đất nâu đỏ Keo lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ [10]. Nghiên cứu về các biện pháp thâm canh rừng trồng Keo lai tại Đồng Hỷ, Thái Nguyên, Trần Thị Duyên (2008) [1] nhận thấy các biện pháp kỹ thuật như mật độ trồng, bón phân, bón vôi, chăm sóc hợp lý đều có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng gỗ Keo lai, đồng thời cải thiện tính chất lý hóa của đất theo hướng tích cực hơn.
  15. 13 1.3. Nhận xét chung về tổng quan nghiên cứu 1.3.1. Một số vấn đề đã được giải quyết Khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thế giới động thực có quan hệ rất mật thiết và ảnh hưởng qua lại với nhau và 4 nhóm yếu tố này được gọi chung là điều kiện lập địa. Khi nghiên cứu sinh trưởng và phát triển của thực vật nói chung và rừng trồng nói riêng cần phải xem xét đến sự ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố khí hậu, địa hình và thổ nhưỡng. Việc đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng của rừng trồng đã được nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ trước và áp dụng có hiệu quả trong trồng rừng nguyên liệu. Ở nước ta, trên cơ sở đánh giá lập địa, các nhà lâm nghiệp đã phân hạng đất cho một số đối tượng quan trong trong trồng rừng nguyên liệu như Hồi, Quế, Thông nhựa, Bồ đề, Keo tai tượng. Mục đích là xác định mối tương quan giữa năng suất cây trồng và các yếu tố về đất trồng rừng được phân chia theo một số tiêu chí cụ thể. Đây là cơ sở quan trọng cho việc định hướng quy hoạch xây dựng vùng nguyên liệu gỗ cho công nghiệp chế biến. Giữa sinh trưởng và năng suất rừng trồng với các yếu tố của điều kiện lập địa có mối tương quan với nhau và có thể mô phỏng bằng các phương trình hồi quy. Mức độ chặt chẽ của tương quan này phụ thuộc vào loài cây cụ thể, trong những điều kiện sống nhất định. Nếu xác lập được mối quan hệ này, người ta có thể dự báo về các chỉ tiêu sinh trưởng như đường kính, chiều cao và năng suất rừng trồng trong tương lai, trên điều kiện lập địa cụ thể. Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc quy hoạch vùng trồng rừng và tính toán hiệu quả của việc trồng rừng trên những khu vực được quy hoạch. Các nghiên cứu về Keo lai cho thấy, mặc dù cây Keo lai có thể trồng được ở nhiều loại đất khác nhau, thậm chí là trên các loại đất xấu, tuy nhiên hiệu quả trồng Keo lai sẽ rất khác nhau trên những điều kiện lập địa khác
  16. 14 nhau. Năng suất nói riêng và tổng sinh khối của cây cá thể hay của lâm phần Keo lai nói chung có quan hệ chặt chẽ với cấp đất. Cấp đất cao hay điều kiện lập địa càng thuận lợi thì năng suất và sinh khối của cây cá thể hay cả lâm phần đều tăng và ngược lại. Vì vậy, xác định được ảnh hưởng của điều kiện lập địa sinh trưởng và năng suất của cây Keo lai, có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định đầu tư trồng rừng, đặc biệt là trồng Keo lai trên quy mô công nghiệp.Việc xác định ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng và năng suất rừng trồng cũng là cơ sở để áp dụng các biện pháp thâm canh rừng trồng. 1.3.2. Một số vấn đề tồn tại chưa được đề cập Mặc dù Keo lai là một loài cây quan trọng trong chiến lược trồng rừng nguyên liệu và các công trình nghiên cứu về cây Keo lai đã cho thấy năng suất và hiệu quả của việc trồng Keo lai có quan hệ chặt chẽ với cấp đất. Tuy nhiên ở Bình Phước chưa có nghiên cứu nào đánh giá về ảnh hưởng của điều kiện lập địa đến sinh trưởng của Keo lai. Vì vậy việc quy hoạch vùng trồng Keo lai còn thiếu những cơ sở khoa học. Từ những nhận xét nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này, nhằm đánh giá ảnh hưởng của điều kiện lập địa tới sinh trưởng của rừng trồng Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Trên cơ sở đó đề tài bước đầu phân hạng đất trồng Keo lai, đồng thời đề xuất những giải pháp nâng cao năng suất Keo lai trên những dạng lập địa đó. Đây là cơ sở để quy hoạch vùng trồng Keo lai tập trung, nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất, phục vụ cho chương trình phát triển cây Keo lai trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
  17. 15 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH BÌNH PHƯỚC 2.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Bình Phước là một tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam bộ có tổng diện tích tự nhiên là 6.871,5 km2 (chiếm 19,78 % diện tích khu vực miền Đông Nam bộ và chiếm 2,09% diện tích cả nước) và có vị trí địa lý, cụ thể như sau: - Về ranh giới hành chính: + Phía Bắc và Tây bắc giáp Vương quốc Campuchia. + Phía Đông giáp tỉnh Đắc Nông và tỉnh Lâm Đồng. + Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quôc Campuchia. + Phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai - Tọa độ địa lý + Từ 106024’36’’ đến 107025’33’’ kinh độ Đông. + Từ 11018’20’’ đến 12018’11’’ vĩ độ Bắc. 2.1.2. Địa hình Địa hình Bình Phước thuộc dạng chuyển tiếp từ bậc thềm phù sa cổ đến đồi núi thấp và núi thấp. Xen trong số các dạng địa hình chính như trên là những thung lũng nhỏ hẹp kéo dài ven hợp thủy và một số đồi núi sót, cao dốc, mọc vượt trội lên như núi Bà Rá (cao 723 m), núi Nam Đô (cao 289 m) và núi Gió (cao 169 m). Nhìn chung địa hình Bình Phước có hướng nghiêng nhẹ từ Bắc Đông bắc xuống Nam Tây nam Về kiểu địa hình có 4 dạng chính sau: + Địa hình núi thấp: diện tích 251.165 ha (36,55% DTTN); phân bố chủ yếu ở phía Bắc Đông bắc tỉnh bao gốm các huyện Bù Gia mập, Bù Đăng, thị
  18. 16 xã Phước long và phía Đông bắc huyện Đồng Phú. Có cao độ tuyệt đối phổ biến trong khoảng từ 300 – 500 m. Tạo thành từ các núi sót, rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây Nguyên đổ xuống. Địa hình chia cắt mạnh, dốc nhẹ đến khá dốc, độ dốc phổ biến từ 8-300. Đất đai phổ biến là đất nâu vàng, nâu đỏ trên đá bazan và đất đỏ vàng trên đá phiến. + Địa hình đồi núi thấp: diện tích 231.517 ha (33,69 % DTTN); phân bố chủ yếu ở phần trung tâm tỉnh. Cao độ tuyệt đối từ 100 – 300 m, có bề mặt lượn sóng nhẹ. Các đồi có đỉnh bằng, sườn dốc thoải, độ dốc phổ biến dưới 150. Đất đai phổ biến là đất nâu vàng, nâu đỏ trên đá bazan và một ít đất đỏ vàng trên đá phiến. Trên kiểu địa hình này rất thuận tiện cho việc bố trí sử dụng đất nông nghiệp nói chung. + Địa hình bậc thềm: diện tích 157.476 ha (22,92 % DTTN); phân bố ở phía Nam và viền ranh phía Tây, Tây Bắc tỉnh. Địa hình dạng bậc thềm khá bằng phẳng hoặc nghiêng nhẹ, độ dốc phổ biến dưới 80, độ cao phổ biến từ 30 – 50 m, đất đai phổ biến là đất xám và đất nâu vàng trên phù sa cổ + Địa hình bằng trũng: diện tích 25.021 ha (3,64% DTTN); phân bố rải rác xen kẽ giữa 3 dạng địa hình chính nêu trên. Đây là vùng địa hình thấp thuộc các vùng đất tích tụ, là các bồi trũng, các vùng phẳng. Các loại đất chính là đất phù sa, đất dốc tụ và đất xám glây. Nhìn chung: địa hình Bình Phước đa số có độ dốc < 15 0, thuận lợi cho sử dụng đất trong nông nghiệp chiếm 70 % diện tích tự nhiên, địa hình không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ có khoảng 15,6% diện tích tự nhiên của tỉnh. Tổng hợp diện tích theo địa hình được thể hiện trong bảng 2.1.
  19. 17 Bảng 2.1: Thống kê diện tích theo địa hình Diện tích Tỷ lệ Độ dốc Ghi chú (ha) (%) I (< 3o) 160.230 24.09 Rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp II (3-8o ) 182.840 27.49 Rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp III (8-15o ) 125.331 18.84 Thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp IV (15-20o) 92.987 13.98 Ít thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp V (20-25o) 28.901 4.34 Không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp VI (>25o) 74.891 11.26 Không có khả năng sản xuất nông nghiệp Tổng 665.180 100% (Nguồn: Phạm Quang Khánh, 2010)[7] 2.1.3. Khí hậu Nhìn chung, khí hậu tỉnh Bình Phước có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao và phân phối khá đều trong năm, lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa rõ rệt, không có mùa đông lạnh, gió bão hay sương muối, với các yếu tố khí tượng cụ thể như sau: - Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân hàng năm toàn tỉnh khoảng 24,60C; nhiệt độ bình quân tháng cao nhất: 38,70C (tháng 4); nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất: 17,80C (tháng 12); - Lượng mưa: Lượng trung bình năm là 1.646 mm, lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; có khoảng 85- 90% tổng lượng mưa rơi trong mùa mưa. Tháng mưa tập trung nhất là tháng 8, tháng mưa ít nhất là tháng 2 - Độ ẩm: Độ ẩm không khí khá cao, độ ẩm tương đối trung bình năm 82 % và cũng biến đổi theo hai mùa khá rõ; trong các tháng mùa mưa độ ẩm
  20. 18 thường vào khoảng 80 – 90 %, nhưng trong các tháng mùa khô độ ẩm chỉ vào khoảng 70 %. Đặc biệt độ ẩm tối thấp trong tháng 3 có thể đạt 41 %. - Gió: Bình Phước có hai hướng gió chủ đạo là hướng gió Tây, Tây Nam thịnh hành trong mùa mưa với vận tốc trung bình 1,8 - 2,1 m/s và hướng gió Đông, Đông Bắc thịnh hành trong mùa khô, vận tốc trung bình 2,0 - 2,2 m/s. Bình Phước hầu như không chiụ ảnh hưởng trực tiếp của gió bão. Tuy nhiên mùa mưa có thể xuất hiện các cơn lốc có vận tốc 20 - 25 m/s gây tác hại cục bộ cho cây trồng và nhà cửa. 2.1.4. Thủy văn Tổng lượng nước mưa rơi bình quân hàng năm của tỉnh khoảng 16 tỷ m 3. Tuy nhiên nguồn nước này phân phối không đều. Nước mặt cung cấp cho sản xuất và đời sống thông qua hệ thống sông suối của tỉnh. Trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 4 lưu vực sông lớn chảy qua, đó là Sông Sé; sông Sài Gòn; sông Đồng Nai; sông Măng. Trong đó sông Bé và sông Đồng nai là hai hệ thống sông chính, đã được khai thác xây dựng nhiều công trình thủy điện và thủy lợi. Hệ thống các hồ thủy lợi và thủy điện lớn trên các sông này như hồ Thác Mơ, hồ Dầu Tiếng, hồ Cần Đơn, hồ sork Phu Miêng, hồ Phước Hòa góp phần tích cực trong việc điều hòa nguồn nước tưới, độ ẩm đất, độ ẩm không khí trong khu vực. Hệ thống sông hồ trên địa bàn tỉnh đặc biệt có ý nghĩa trong mùa khô Bình phước có tới 4 tháng trong năm lượng mưa hầu như không đáng kể. Chất lượng nước mặt trên địa bàn tỉnh tương đối tốt, tuy nhiên tại một số khu vực gần các khu dân cư nước có hiện tượng bị ô nhiễm do các chất thải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2