intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây Bương mốc (Dendrocalamus aff. Sinicus) tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng rừng trồng thâm canh loài Bương mốc với hiệu quả kinh tế cao. Các biện pháp thâm canh sẽ áp dụng cho tất cả các khâu như: Khâu chọn và nhân giống, khâu chọn lập địa thích hợp để gây trồng, khâu trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây Bương mốc (Dendrocalamus aff. Sinicus) tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội

  1. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng nước ta có một nguồn lợi to lớn đó là nguồn nguyên liệu tre trúc. Đây là nhóm loài đa mục đích, có thể sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, tạo ra nhiều sản phẩm khác nhau. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu tre trúc này chủ yếu được khai thác trong rừng tự nhiên. Chúng ta chưa có những nghiên cứu mang tính hệ thống cũng như kế hoạch gây trồng trên một quy mô lớn cho nhóm loài cây này. Bởi vậy nguồn tre trúc trong tự nhiên đang dần trở nên cạn kiệt, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Trên thế giới có khoảng 500 loài tre, Việt Nam có khoảng trên 200 loài phân bố rộng khắp các vùng sinh thái trên cả nước. Đây là tiềm năng to lớn về tài nguyên rừng nước ta, có vai trò quan trọng trong đời sống, sản xuất và xuất khẩu. Nhiều loài tre trúc đã góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho các cộng đồng vùng cao, trong đó có loài Bương mốc (Dendrocalamus aff. Sinicus). Bương mốc là loài cây có giá trị kinh tế cao, đây là loài cây bản địa của vùng núi Ba Vì đã được một số người dân ở đây trồng để lấy măng và thân khí sinh. Đường kính có thể đạt từ 20 – 30 cm, chiều cao từ 15- 20 m, măng ăn ngon (mỗi khóm cho từ 30 – 70 kg măng/năm ; giá thị trường từ 5.000 – 10.000 đồng/kg), thân khí sinh có thể sử dụng làm vật liệu xây dựng, đồ gia dụng. Nhu cầu phát triển Bương mốc để cung cấp nguyên liệu và thực phẩm là rất lớn. Tuy nhiên, những nghiên cứu về loài cây này hầu như chưa có. Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây Bương mốc (Dendrocalamus aff. Sinicus) tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội” được thực hiện. Mục đích của đề tài nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho việc xây dựng rừng trồng thâm canh loài Bương mốc với hiệu quả kinh tế cao. Các biện pháp thâm canh sẽ áp dụng cho tất cả các khâu như: Khâu chọn và nhân giống, khâu chọn lập địa thích hợp để gây trồng, khâu trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác.
  2. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Ở ngoài nước 1.1.1. Nghiên cứu về thâm canh rừng Giai đoạn 1900 - 1945, việc trồng rừng đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới với nhiều loài cây trồng và có xu hướng trồng rừng bán thâm canh như ở Brazil vào những năm 20 và 30 của thế kỷ trước đã trồng hàng trăm ngàn ha rừng Bạch đàn E.saligna; E.canaldulensis; E.tereticornis (Penfold and Willis 1961) [45]. Nhiều tiến bộ về kỹ thuật lâm sinh đã được áp dụng cho trồng rừng trong thời kỳ này như: Nghiên cứu của Craib ở Nam Phi vào những năm 1930 về tỉa thưa và tỉa cành (Craib 1934, 1939, 1947); hệ thống trồng rừng “Taungya” được sử dụng rộng rãi ở Kenya vào những năm 1910 (FAO 1967) [41]; ở Trinidad là phương pháp chính để trồng rừng Tếch (Lamb 1955). Giai đoạn (1945 - 1965), trồng rừng thâm canh bắt đầu được quan tâm, việc sử dụng giống cây ngoại lai trồng ở các nước nhiệt đới đã được đề xuất (Hội nghị lâm nghiệp thế giới 1954) các chương trình trồng rừng thương mại ở FiJi, Papua New Guinea đã được thực hiện. Đến giai đoạn (1966 - 1980) các diện tích trồng thâm canh được mở rộng nhanh chóng để phục vụ cho công nghiệp chế biến và các nhu cầu khác, các kỹ thuật lâm sinh đã được áp dụng vào sản xuất được quan tâm, như ở Brazil có nơi đã chuyển đổi hơn 400.000 ha rừng kém chất lượng thành rừng trồng các loài cây Thông (Pinus caribaea) và Bạch đàn (E. saligna). Từ sau năm 1980, diện tích rừng trồng công nghiệp ngày càng được mở rộng, hơn 14 triệu ha rừng đã được trồng trong 15 năm, Sedio (1978) đã ước lượng diện tích rừng trồng ở Châu Mỹ La tinh giai đoạn 1980 - 1990 tăng gấp 3 lần và sản lượng gỗ công nghiệp tăng gấp 4 lần từ trồng rừng và có thể thỏa
  3. 3 mãn 50% tổng yêu cầu gỗ của khu vực; Touzet (1985) khẳng định rằng “rừng trồng cần được phát triển và sẽ là nguồn gỗ chủ yếu cho tất cả các ngành công nghiệp sử dụng gỗ”. Tầm quan trọng đặc biệt và là bước đột phá trồng rừng trong giai đoạn này là việc nghiên cứu thử nghiệm thành công kỹ thuật nhân giống bằng con đường nuôi cấy mô và giâm hom. Như vậy, lịch sử phát triển rừng theo hướng trồng thâm canh đã được quan tâm từ lâu, đặc biệt trong vài thập kỷ trở lại đây, nhiều quốc gia đã tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu cải thiện giống và nhân giống cây rừng, vì vậy mà năng suất rừng trồng bằng một số loài cây mọc nhanh như keo, bạch đàn và một số cây trồng khác đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điển hình như ở Công Gô, Trung Quốc đã chọn được giống bạch đàn có năng suất từ 40 - 50 m3/ha/năm; Cộng hoà Nam Phi cũng đã tuyển chọn được dòng E.grandis năng suất đạt trên 40m3/ha/năm; ở các nước Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Brazil thông qua con đường lai tạo giữa các loài bạch đàn, đã tuyển chọn được một số tổ hợp lai cho năng suất từ 40 - 60 m3/ha/năm (Zebel và cộng sự, 1993), một số rừng bạch đàn thí nghiệm bình quân đạt 100m3/ha/năm. Kết hợp với công tác cải thiện giống, nhân giống, nhiều nước đã có các công trình nghiên cứu đồng bộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hiện đại trong trồng rừng thâm canh với các điều kiện gây trồng khác nhau, như chọn lập địa, làm đất, bón phân và chăm sóc rừng… Vì vậy, năng suất của rừng cũng được tăng lên rõ rệt. 1.1.2. Nghiên cứu về tre trúc Tre trúc bao gồm những loài thuộc phân họ Tre (Bambusoideae), họ Cỏ (Poaceae). Trên thế giới có khoảng 500 loài tre. Riêng Việt Nam có khoảng trên 200 loài, phân bố ở hầu hết các tỉnh trong phạm vi toàn quốc. Tre trúc là một nguồn lâm sản ngoài gỗ chiếm một vị trí quan trọng trong tài nguyên rừng ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước vùng
  4. 4 phía Nam và Đông Nam Á. Ở các nước này người dân đã biết sử dụng tre trúc từ lâu đời để tạo ra hàng trăm sản phẩm phục vụ thiết thực cho đời sống hàng ngày. Nhiều loài tre trúc là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành thủ công mỹ nghệ, công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp giấy sợi, công nghiệp chế biến ván nhân tạo. Tre trúc cũng là vật liệu trong xây dựng, kiến trúc, giao thông vận tải,... Một số loài tre trúc cho măng ăn ngon, đã trở thành đối tượng cung cấp nguồn thực phẩm có giá trị. Các sản phẩm từ tre trúc không còn bó hẹp trong biên giới của một số quốc gia mà đã có mặt ngày càng nhiều trên thị trường quốc tế và được nhiều nước châu Âu, châu Mỹ ưa chuộng. Chính vì vị trí quan trọng của nguồn tài nguyên này, tre trúc, đã được nghiên cứu từ lâu đời về nhiều mặt như : Chọn giống, gieo trồng, khai thác, sử dụng. Gần đây có nhiều nghiên cứu nhằm phát triển gây trồng một số loài tre trúc theo mô hình rừng công nghiệp thâm canh với năng suất, chất lượng cao, hướng theo mục đích sử dụng nhất định. Những nghiên cứu đầu tiên về tre trúc là các nghiên cứu về mặt phân loại, hình thái và sinh thái học như Munno (1868) có công trình “Nghiên cứu về tre trúc” được coi là một trong những nghiên cứu về tre trúc đầu tiên, trong đó đã khái quát được một cách tổng quan về họ phụ tre trúc. Tiếp theo là công trình "Các loài tre trúc" của Gamble (1896) đã đề cập tương đối chi tiết về phân bố, hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 151 loài tre trúc có ở các nước ấn Độ, Pakistan, Mianma, Malayxia và Inđônexia. Từ đầu thế kỷ XX đã xuất hiện nhiều nghiên cứu tre nứa về các mặt như : lâm học, tái sinh, khai thác….Thí dụ: Troup (1921) [34] đã tóm tắt các phương pháp xử lý lâm học đối với tre trúc ở Ấn Độ nêu trong "Phương pháp xử lý lâm học với cây rừng Ấn Độ"; I.T. Haig, M.A Hubermen và U Aung Din de F.A.D (1963) [16] với công trình “Rừng tre trúc nứa” đã nghiên cứu
  5. 5 một số đặc điểm sinh thái của tre trúc nứa ở Ấn Độ, Pakistan liên quan đến thổ nhưỡng, khí hậu và một số biện pháp xử lý lâm học, tái sinh, khai thác. Sau 10 năm tập trung nghiên cứu, năm 1960 công trình "Nghiên cứu sinh lý tre trúc" của Koichiro Ueda [20] đã tiến hành thống kê số măng bị thui hàng năm ở rừng Trúc sào (Phyllostachys edulis) chiếm 60 - 80%, Phyllostachys reticulata 30-50% và đề cập đến vấn đề khai thác tận dụng măng và áp dụng biện pháp bón phân để tăng số lượng và kích thước của thân khí sinh. Công trình “Bamboo rediscovered” của Victor Cusack (1997) [49]đề cập đến biện pháp bón phân làm cho nhiều loài tre trúc phát triển tốt, măng to, nhưng phải bón một cách hợp lý tuỳ thuộc vào loài nhất định. Tổ chức Plant Resources of South-East Asia (Prosea) xuất bản tập “Prosea 7: Bamboos” [46] đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, gây trồng, sử dụng cho 75 loài tre trúc thông dụng, có giá trị ở vùng Đông Nam Á. Do giá trị dinh dưỡng và xuất khẩu của măng một số loài tre trúc cao và nhu cầu tiêu thụ măng tre trúc trên thị trường quốc tế ngày càng tăng, nên lĩnh vực nghiên cứu tre trúc để lấy măng được nhiều nước quan tâm, nhất là Trung Quốc, Thái Lan. Xiao Jianghua (1996) [43] với “Cultivation & Utilization on Bamboos” đã xác định những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phát sinh măng, sinh trưởng và phát triển của thân khí sinh là: Độ ẩm, nhiệt độ, dinh dưỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải được quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng xuất măng và thân khí sinh. Theo Đỗ Văn Bản (2005) [6], mỗi năm thế giới tiêu thụ khoảng 1 triệu đến 2 triệu tấn măng. Mức tiêu thụ hàng năm vào khoảng 4.000 đến
  6. 6 12.000 tấn măng thái mỏng nhập khẩu. Canada và các nước ở Châu Âu là những nước nhập khẩu chính của sản phẩm măng đóng hộp. Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan, Malayxia và Singapore là những nước tiêu thụ nhiều măng tươi, măng ướp đông lạnh, măng tươi hấp hơi và măng hộp. Chỉ riêng một tỉnh ở Thái Lan đã chế biến 68.000 tấn măng luộc mỗi năm. Không kể lượng măng tiêu thụ tại địa phương, Nhật Bản đưa ra thị trường 90.000 tấn măng Moso và nhập khẩu trên 100.000 tấn măng từ Thái Lan, Đài Loan và Trung Quốc. Đài Loan có mức độ tiêu thụ măng như Nhật Bản, nhưng vẫn xuất khẩu sang Nhật khoảng 140.000 tấn măng D. latiflorus ( tre Bát độ) và một lượng lớn măng Moso. Trung Quốc có khoảng 100.000 ha rừng tre trúc trồng lấy măng với năng suất trung bình 10-20 tấn/ha/năm và cao nhất đạt 30-35 tấn/ha/năm. Trung Quốc cũng có khoảng 3 triệu ha vừa sản xuất măng lại vừa sản xuất thân tre. Tổng sản lượng măng của Trung Quốc khoảng 1 triệu tấn/năm (Fu Maoyi, 2000) [43]. Trung tâm nghiên cứu tre trúc Trung Quốc (2001) [40] trong công trình “Cultivation and Integrated Utilization on Bamboo in China” bằng các thí nghiệm với loài Dendrocalamus latiflorus (tre bát độ) và Dendrocalamus oldhamii ( lục trúc ) cho thấy phân bón làm tăng nhiệt độ trong đất giúp không khí và nước lưu thông tốt hơn, kích thích măng ra sớm hơn, sản lượng măng và thân khí sinh tăng cao hơn. Nhìn chung ở nước ngoài tre trúc được gây trồng với 3 mục đích kinh doanh: Chuyên măng, chuyên thân khí sinh hoặc kết hợp cả 2. Các loài tre trúc được kinh doanh chỉ cho năng suất, chất lượng cao khi có tác động bởi một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp. Các biện pháp thâm canh tăng năng suất chất lượng được nghiên cứu và thực nghiệm chủ yếu là: Bón phân, điều chỉnh mật độ khóm trên hecta, điều chỉnh số lượng thân khí sinh để lại
  7. 7 cho mỗi bụi, mỗi thế hệ, khai thác măng, khai thác thân khí sinh, phòng trừ sâu bệnh cho từng loài cụ thể. Ngoài ra, các điều kiện khí hậu như lượng mưa, nhiệt độ cao, điều kiện thổ nhưỡng cũng là những nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sinh trưởng, phát triển của rừng tre trúc và được chọn làm tiêu chí khi tuyển chọn loài và biện pháp thâm canh. Kết quả nghiên cứu của nước ngoài là nguồn tài liệu tham khảo rất có giá trị, đặc biệt đối với những loài có quan hệ thân thuộc với những loài tre của Việt Nam được chọn làm đối tượng nghiên cứu của đề tài. 1.1.3. Nghiên cứu về cây Bương mốc Hiện nay trên thế giới chưa thấy có tài liệu nghiên cứu nào nói về cây Bương mốc. 1.2. Ở trong nước 1.2.1. Nghiên cứu về thâm canh rừng Ở Việt Nam, trồng rừng đã xuất hiện từ thời pháp thuộc nhưng đến giai đoạn trước năm 1986, mới bắt đầu trồng rừng gắn liền với các mục tiêu kinh tế với phòng hộ và bảo vệ môi trường. Trồng rừng cung cấp nguyên liệu công nghiệp (chủ yếu là nguyên liệu giấy) được ưu tiên phát triển, tập trung ở hai khu vực Trung tâm Bắc Bộ và Đông Nam Bộ, một số loài cây ưa sáng, mọc nhanh đã được đưa gây trồng như Bồ đề, Mỡ, …. Nhưng tỷ lệ thành rừng thấp chỉ đạt 40% - 60% theo diện tích trồng, năng suất bình quân đạt từ 4 - 6 m3/ha/năm với sản lượng bình quân đạt được từ 40 - 60 m3/ha trong một chu kỳ kinh doanh. Nguyên nhân chính là do đầu tư cho trồng còn hạn chế, công tác chọn giống và khảo nghiệm giống còn ít; chọn đất trồng rừng không phù hợp với các loài cây trồng; kỹ thuật trồng rừng yếu kém, chủ yếu vẫn là trồng quảng canh,… Giai đoạn từ năm 1986 - 1990, các mục tiêu trồng rừng công nghiệp về đầu tư thâm canh bắt đầu được thực hiện, song hiệu quả của trồng rừng còn
  8. 8 thấp. Trong giai đoạn này đã xác định được 92 loài cây trồng theo các mục tiêu khác nhau cho 9 vùng sinh thái. Phương thức trồng thâm canh được thực hiện thông qua chương trình hợp tác Việt Nam - Thụy Điển; các cây gỗ mọc nhanh có năng suất cao được chú ý gây trồng, tỷ lệ thành rừng đạt khoảng 60%, năng suất rừng trồng vào cuối giai đoạn này đã tăng lên, bình quân đạt từ 7m3/ha/năm [10]. Từ năm 1991 đến nay, trồng rừng và kinh doanh rừng trồng ngày càng được quan tâm, đã chú trọng đẩy mạnh trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh và đa mục đích, tập đoàn cây trồng cũng phong phú và đa dạng hơn, vì vậy năng suất rừng trồng cũng đã được cải thiện một bước. Tuy nhiên, phần lớn rừng trồng ở nước ta hiệu quả còn thấp chưa phát huy hết tiềm năng đất đai, khí hậu nhiệt đới và chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp gỗ nguyên liệu nói chung và nguyên liệu cho công nghiệp nói riêng. Mặc dù vậy, trong gần thập kỷ trở lại đây việc phát triển trồng rừng theo hướng thâm canh để đáp ứng nhu cầu gỗ nguyên liệu cho xã hội không ngừng được cải thiện, bên cạnh những loài cây bản địa được gây trồng thành công như Bồ đề, Mỡ, Tre, Luồng…, thì một số loài cây mọc nhanh như các loài bạch đàn, keo,… với rất nhiều xuất xứ cũng khẳng định được vai trò và vị trí của chúng trong cơ cấu cây trồng lâm nghiệp. Khoảng 70% giống cho trồng rừng sản xuất đã có chất lượng tốt, tỉ lệ thành rừng đạt trên 80% và năng suất rừng đạt 15 - 20 m3/ha/năm [10]. Trong những năm qua, các nghiên cứu tập trung vào các khâu kỹ thuật nhằm tạo nên các bước đột phá về năng suất và đã đạt được kết quả nhất định, cụ thể là: - Đã có nhiều giống được công nhận là giống quốc gia như một số dòng keo lai (BV10, BV16, BV32), Bạch đàn urophylla (PN2, PN14, U6); các dòng Bạch đàn urophylla và nhiều xuất xứ bạch đàn camaldulensis, keo lá tràm,
  9. 9 thông caribaea, phi lao và hàng chục dòng keo lai,… cũng đã được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật. - Các biện pháp kỹ thuật thâm canh cũng được tăng cường nghiên cứu, như các biện pháp kỹ thuật làm đất, bón phân…. Vì vậy, năng suất rừng trồng cũng được nâng cao. Trong một số khảo nghiệm về keo lai năng suất đạt được trên 25 m3/ha/năm; một số dòng Bạch đàn PN2 và PN14 sau 8 năm trồng ở Tây nguyên bình quân đạt 21m3/ha/năm. Đây chính là những cơ sở, tiền đề cho việc nghiên cứu chọn giống và áp dụng các biện pháp trồng rừng thâm canh. Như vậy, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh đã có tác dụng căn bản đến sản lượng và năng suất rừng trồng. Năng suất rừng trồng được cải thiện và tăng gấp 2 - 3 lần so với một số cây trồng trước đây. Qua kết quả đánh giá cho thấy, tiềm năng để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh còn đang rộng mở. Cùng với những tiến bộ đó, quan niệm về trồng rừng thâm canh cũng được hoàn thiện hơn. Từ phương thức canh tác truyền thống, trồng rừng với các biện pháp kỹ thông thường, đầu tư thấp (trồng rừng quảng canh), chuyển sang đầu tư áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để cải thiện năng suất rừng trồng (trồng rừng bán thâm canh) và đến thời gian gần đây đã quan tâm đầu tư trồng rừng theo hướng thâm canh để nâng cao năng suất cây trồng. Theo Nguyễn Xuân Quát (1999) [21] “trồng rừng thâm canh là một phương thức canh tác dựa trên cơ sở đầu tư cao, bằng việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp liên hoàn. Các biện pháp đó phải tận dụng cải tạo, phát huy được mọi tiềm năng của tự nhiên cũng như của con người nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sinh trưởng của rừng trồng để thu được năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt với giá thành hạ cho hiệu quả lớn, đồng thời cũng phải duy trì và cải thiện
  10. 10 được tiềm năng đất đai và môi trường đảm bảo an toàn sinh thái đáp ứng yêu cầu phát triển trồng rừng ổn định, lâu dài và bền vững”. Như vậy, trồng rừng thâm canh phải đáp ứng được yêu cầu của một phương thức kinh doanh về các mặt: - Hiệu quả kinh tế: Là hiệu quả về đầu tư và thu nhập trên mô hình sử dụng đất hay mô hình trồng rừng thâm canh. - Hiệu quả xã hội: Tạo sản phẩm sản xuất ra trên một đơn vị diện tích lớn, mang lại lợi ích cho người sản xuất và tiêu dùng, giải quyết vấn đề lao động, tạo vùng chuyên canh, phát triển kinh tế hàng hoá… - Hiệu quả môi trường: Bảo vệ và cải thiện điều kiện đất đai để sử dụng đất lâu dài, ổn định, bảo vệ môi trường và duy trì cân bằng sinh thái… Từ những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn của trồng rừng sản xuất nói chung và trồng rừng thâm canh nói riêng trong những năm qua cho thấy rằng việc nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng bằng giống đã được cải thiện, chọn lập địa phù hợp và áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tiên tiến đang là đòi hỏi cấp bách. 1.2.2. Nghiên cứu về tre trúc Ở Việt Nam, tre trúc là nguồn nguyên vật liệu quan trọng đứng thứ hai sau gỗ, và có vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội của người dân. Tre trúc là nguyên liệu tạo ra hàng trăm loại mặt hàng tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu có giá trị. Chính vì vậy, ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, tài nguyên tre trúc ở nước ta đã được quan tâm nghiên cứu. Theo Nguyễn Tử Ưởng (2001) [37], Việt nam có 1.489.068 ha rừng tre thuần loài hoặc hỗn giao gỗ + tre, chiếm 4,53% diện tích toàn quốc với tổng trữ lượng là 8.400.767.000 cây. Trong đó: Rừng tre trúc tự nhiên có 1.415.552 ha bằng 14,99% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng là 8.304.693.000 cây bao gồm: Rừng thuần loại tre trúc có 789.221 ha bằng
  11. 11 8,36% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng 5.863.091.000 cây; Rừng hỗn giao gỗ tre có 626.331 ha bằng 6,63% diện tích rừng tự nhiên với trữ lượng 2.441.602.000 cây. Rừng tre trúc trồng có 73.516 ha bằng 4,99% diện tích rừng trồng với trữ lượng 96.074.000 cây. Diện tích rừng tre trúc trồng bằng 5,06% diện tích rừng tre trúc tự nhiên nhưng trữ lượng tre trúc trồng chỉ bằng 1,16% trữ lượng tre trúc tự nhiên. Như vậy số cây trên 1 ha ở rừng tre tự nhiên gấp gần 5 lần số cây ở rừng trồng. Diện tích và trữ lượng tre trúc đáng quan tâm nhất là vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam Bộ rồi đến Tây Bắc. Theo Lê Viết Lâm (2005) [25], Việt Nam có thể có trên 200 loài tre trúc, tới nay 22 chi, 122 loài được giám định tên, trong đó có rất nhiều loài có giá trị sử dụng và kinh tế cao cần được nghiên cứu phát triển. Mặc dù sự phong phú như vậy, nhưng chỉ rất ít loài tre trúc được nghiên cứu, gây trồng để làm nguyên liệu, chủ yếu là Trúc sào (Phyllostachys edulis), Luồng (Dendrocalamus barbatus), Giang (Ampelocalamus patellaris), Diễn trứng (Dendrocalamus sp.), Vầu đắng (Indosasa angustata), Nứa lá nhỏ (Neohouzeana sp.), Tre gai (Bambusa blumeana). Trúc sào được trồng chủ yếu ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, là nguồn nguyên liệu để sản xuất một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị như mành, chiếu, bàn nghế. Trong chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng Trúc sào được xác định là cây trồng cho các vùng Đông Bắc, Trung tâm Bắc Bộ, Tây Bắc. Luồng được trồng nhiều ở Bắc Trung Bộ, là loài tre trúc quen thuộc trong xây dựng, sản xuất ván nhân tạo. Có nhiều công trình nghiên cứu về cây Luồng như của Phạm Văn Tích (1963) [32], Trịnh Đức Trình (1990) [33], Lê Quang Liên (1990, 2001) [24] [25],.... Tre gai, một loài tre rất quen thuộc với người dân ở vùng đồng bằng, nhưng mới chỉ được gây trồng ở quy mô hộ gia đình; chủ yếu
  12. 12 trồng ở bờ rào quanh nhà, ven đường để cung cấp thân khí sinh sử dụng trong phạm vi gia đình. Ngoài các loài tre trúc thông dụng được trồng để cung cấp thân khí sinh như nêu trên, nước ta còn có nhiều loài tre trúc cho măng ăn ngon như: Bương mốc (Dendrocalamus aff. Sinicus), Mai ống (Dendrocalamus giganteus), Tre gầy (Dendrocalamus sp.), Luồng (Dendrocalamus barbatus), Trúc sào (Phyllostachys pubescens), Lồ ô (Bambusa procera), Là ngà (Bambusa bluemeana)..., tuy nhiên việc đầu tư cho nghiên cứu gây trồng, phát triển theo hướng kinh doanh măng còn nhiều hạn chế. Phong trào trồng tre trúc lấy măng ở nước ta phát triển mạnh mẽ khoảng trên chục năm gần đây, chủ yếu một số loài nhập từ Trung Quốc, Đài Loan như: Điền trúc (Bát độ) (Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc (Bambusa oldhamii), Mạnh tông (Dendrocalamus asper), Tạp giao (Hybrid), và đã có một số công trình nghiên cứu về các đối tượng này. - Những nghiên cứu về đất trồng tre trúc Nghiên cứu về đất trồng tre trúc nhìn chung còn ít, chủ yếu tập trung vào một số loài rất phổ biến. Nguyễn Ngọc Bình với công trình “Bước đầu nghiên cứu đặc điểm đất trồng Luồng” (1963) [2] và “Đặc điểm đất trồng rừng Tre Luồng và ảnh hưởng của các phương thức trồng rừng tre trúc Luồng đến đất”(200) [3] cho thấy: Luồng sinh trưởng tốt nơi đất chua pH(H2O): 4,8 - 5,9; pH(KCl):4,2 - 5,0. ở tầng đất mặt hàm lượng mùn và N tổng số tương quan rất chặt, hàm lượng K2O dễ tiêu trong đất tương quan tương đối chặt còn hàm lượng P2O dễ tiêu lại tương quan không chặt với sinh trưởng về đường kính của cây luồng. Nguyễn Ngọc Bình cũng cho rằng nên trồng Luồng theo phương hỗn giao, thích hợp nhất là hỗn giao với cây họ Đậu như Keo để tránh cho đất bị suy thoái.
  13. 13 Hoàng Xuân Tý trong “Tìm hiểu đất dưới rừng tre trúc thuần loài” (1972) [35] cho biết: trồng tre Diễn và tre Gai thuần loài làm cho tính chất vật lý của đất bị thoái hoá nhanh chóng, giảm hàm lượng mùn, đạm, lân và kali, do vậy khuyến cáo không nên trồng rừng tre trúc thuần loại, mà phải trồng xen với cây gỗ để đảm bảo độ phì của đất và sản xuất được nhiều luân kỳ. - Những nghiên cứu về nhân giống, chọn giống và kỹ thuật gây trồng phát triển Trong “Kỹ thuật trồng tre trúc”, Hồng Minh (1963) [26] đã giới thiệu sơ lược về đặc điểm hình thái, sinh thái, kỹ thuật chọn giống, gây trồng, chăm sóc và bảo vệ cho 12 loài tre trúc ở Miền Bắc Việt Nam. Lê Nguyên Kế (1963) [17] trong “Trồng tre trúc” đã đưa ra một số kết quả nghiên cứu về những yêu cầu của đất trồng, giống, mật độ trồng. Vương Tấn Nhị (1963) [30] với “Kinh doanh khai thác rừng Nứa” đã nêu rõ một số đặc điểm sinh thái học của cây Nứa như: Nhiệt độ từ 9 - 360C, lượng mưa từ 1250 - 4000 mm/năm (tối thiểu 1000mm/năm) và khuyến cáo để kinh doanh tốt rừng Nứa cần phải có phương pháp khai thác bồi dưỡng thích hợp. Phạm Văn Tích (1963) [32] đã tổng kết kinh nghiệm trồng Luồng trong nhân dân ở công trình “Kinh nghiệm trồng Luồng”. Quỳnh Anh (1964) [1] đã so sánh giữa cây Mét với cây Luồng và kết luận: Cây Mét có kích thước không thua kém cây Luồng, khả năng sử dụng bền hơn, ít bị mối mọt, măng rất ngon nên một số vùng ở Nghệ An thường dùng Mét vì vậy khuyến cáo cần chú trọng phát triển trồng Mét ở Nghệ An. Lê Nguyên và các cộng sự (1971) [29] trong “Nhận biết, gây trồng bảo vệ và khai thác tre trúc” tuy mới chỉ nghiên cứu tre trúc ở Miền Bắc nhưng đã giới thiệu khá đầy đủ về gây trồng phát triển tre trúc mọc cụm và mọc tản cho mục đích kinh tế, bao gồm: Điều kiện nhân giống, gây trồng, kỹ thuật
  14. 14 trồng… tuy nhiên nội dung còn quá khái quát, hầu như không đề cập đến biện pháp thâm canh nào. Châu Quang Hiền (1981) [14] nghiên cứu “Kết cấu quần thể và quá trình phục hồi sau khai thác trắng của rừng tre Lồ ô (Schizostachyum zollingery Stend.) tại huyện Phước Long (Sông Bé)” đã chỉ ra: Phương thức khai thác trắng có ảnh hưởng tiêu cực đến sinh trưởng và phát triển, làm thay đổi cấu trúc, giảm sức sản xuất và hạn chế khả năng sản xuất liên tục của rừng Lồ ô, do đó phương thức chặt chọn là phù hợp. Lâm Xuân Sanh và Châu Quang Hiền (1984) [31] trong công trình “Tre trúc Lồ ô” đã thống kê mô tả được một số đặc điểm của rừng tre Lồ ô như: Thời vụ ra măng, hình thái cây măng và quá trình sinh trưởng của măng. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tiến bộ kỹ thuật gây trồng Luồng Thanh Hoá và hoàn thiện quy trình thâm canh rừng Luồng ở vùng trung tâm để làm nguyên liệu giấy xi măng” của Lê Quang Liên (1990) [22] đã đưa ra được mật độ trồng và phương thức trồng phù hợp cho cây Luồng ở vùng trung tâm. Trịnh Đức Trình (1990) [33] với công trình nghiên cứu “Thâm canh rừng Luồng lấy măng xuất khẩu” đã cho thấy: nếu quản lý khai thác măng hợp lý có thể nâng hệ số đẻ măng lên 2 măng/cây mẹ. Ngô Quang Đê (1994) [11] trong “Gây trồng tre trúc” đã giới thiệu kỹ thuật gây trồng tre trúc cho 3 loài: Luồng, Mạy sang và Vầu đắng gồm các khâu ươm giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng. Năm 2000, Lê Quang Liên và cộng sự đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật trồng tre trúc để lấy măng” [23] cho 2 loài Luồng (Dendrocalamus barbatus) và tre Gầy (Dendrocalamus sp), trong đó có khảo nghiệm 3 công thức bón phân NPK và khẳng định muốn trồng tre trúc để lấy cây hay lấy măng có năng suất cao thì cần phải trồng thâm canh.
  15. 15 Lê Quang Liên (2001) [24] đã giới thiệu kết quả nghiên cứu “Nhân giống Luồng bằng chiết cành” cho thấy công thức chiết tất cả cành (đã có và không có rễ khí sinh), cành chiết được bọc bằng hỗn hợp bùn rơm phía ngoài có bao nilon giữ ẩm cho kết quả số cành ra rễ đạt tỷ lệ 97,5% cao nhất trong 3 công thức thí nghiệm. Hứa Vĩnh Tùng (2001) [36] trong “Khai thác đảm bảo tái sinh và sử dụng tre Lồ ô cho nguyên liệu giấy” đã khảo nghiệm 4 công thức cho thấy: Cường độ khai thác 25% và 50% số cây trong lâm phần có ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng chiều cao và đường kính cây măng. Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chương (2002) [15] trong “Kỹ thuật trồng một số loài cây đặc sản rừng” đã giới thiệu kỹ thuật trồng cho 2 loài là Trúc sào và Vầu đắng gồm: Điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến. Năm 2002 trong cuốn sách “Những điều nông dân miền núi cần biết” do Cục Khuyến nông và khuyến lâm biên soạn đã giới thiệu kỹ thuật trồng Luồng cho người dân áp dụng [9]. Lê Viết Lâm và cộng sự (2005) [25] với đề tài “Điều tra bổ sung thành phần loài, phân bố và một số đặc điểm sinh thái các loài tre chủ yếu ở Việt Nam” đã liệt kê thành phần loài tre trúc ở Việt Nam, giới thiệu 40 loài tre trúc thông dụng gồm: phân bố, đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng để làm cơ sở tham khảo cho nghiên cứu và sản xuất. Đỗ Văn Bản (2004) [5] tiến hành “Nghiên cứu đánh giá tình hình gây trồng các loài tre nhập nội lấy măng ở Việt Nam” đã thống kê: Hiện nay nước ta có 4 loài tre nhập nội lấy măng đang được gây trồng: Điền trúc, Lục trúc, Tạp giao và Mạnh tông, trong đó phát triển mạnh nhất là Điền trúc và Lục trúc. Diện tích trồng đang ngày càng được mở rộng: Đến năm 2003 Chương trình khuyến lâm đã đầu tư cho nông dân trồng 1.461ha, tổng diện tích trồng
  16. 16 tre Điền trúc bằng nguồn giống Công ty đầu tư xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến thuộc Tổng công ty rau quả, nông sản tính đến 2003 là trên 2.700ha. Diện tích trồng tre nhập nội lấy măng trên thực tế vượt xa những con số thống kê được vì bên cạnh đó còn rất nhiều tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn đầu tư trồng. Ngoài ra, đề tài còn cung cấp những thông tin quan trọng: Đặc tính sinh thái, hình thái, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và kinh nghiệm gây trồng của nhân dân trên cả nước. Đỗ Văn Bản và các cộng sự (2005) [4] trong “Trồng thử nghiệm thâm canh các loài tre nhập nội lấy măng” đã tuyển chọn 3 loài tre nhập nội trồng để lấy măng: Điền trúc (Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc (Bambusa oldhamii) và Tạp giao với 13,5 ha mô hình thực nghiệm tại Phú Thọ và Thanh Hoá. Đề tài đã đưa ra được một số biện pháp thâm canh cho mô hình trồng thuần loài: Mật độ trồng, bón phân, điều chỉnh cây mẹ, đồng thời đã xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh, kỹ thuật khai thác măng và một số biện pháp sơ chế bảo quản măng. Kết quả đề tài cho thấy: Điền trúc có năng suất măng cao nhất, Lục trúc có năng suất thấp nhất, nên tập trung phát triển Điền trúc vì năng suất và chất lượng măng cao. 1.2.3. Nghiên cứu về cây Bương mốc Cuốn "Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam" (2007) II do một nhóm tác giả biên soạn đã viết về đặc điểm sinh học, công dụng, kỹ thuật nhân giống gây trồng, khai thác, chế biến và bảo quản của cây Bương mốc. Tác giả cho rằng ngoài ý nghĩa về xây dựng, đồ dùng gia đình thì ý nghĩa lớn hơn là làm thực phẩm. Măng bương to, ăn ngon, có thể dùng tươi, phơi khô hoặc đóng hộp, khả năng sinh măng cao. Nhận xét: - Những nghiên cứu về tre trúc ở thế giới cũng như ở Việt Nam đã được tiến hành từ rất sớm. Tuy nhiên, nhìn chung các nghiên cứu mới
  17. 17 chỉ tập trung vào việc đánh giá số lượng và phân bố loài, các nghiên cứu về khả năng nhân giống và kỹ thuật gây trồng cho từng loài còn tương đối ít và mới chỉ tập trung vào một số loài nhất định. - Những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống, trồng cũng như thâm canh Bương mốc trên thế giới và ở Việt Nam hầu như chưa có. - Đề tài sẽ tận dụng triệt để những kiến thức và kinh nghiệm của các công trình nghiên cứu hiện có, đồng thời sẽ nghiên cứu bổ sung để bước đầu có những cơ sở khoa học thâm canh cây Bương mốc.
  18. 18 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Về lý luận Xác định được một số cơ sở khoa học thâm canh cây Bương mốc tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. 2.1.2. Về thực tiễn Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cây Bương mốc: Chọn cá thể tốt nhân giống; nuôi tạo cây con loài Bương mốc bằng phương pháp giâm hom; chọn lập địa thích hợp: kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác Bương mốc. 2.2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cây Bương mốc (Dendrocalamus aff. Sinicus) tại xã Ba Vì, Huyện Ba Vì, Hà Nội. Cá thể và đặc điểm của Bương mốc cùng điều kiện lập địa nơi trồng loài cây này có liên quan đến việc thâm canh. 2.2.2. Giới hạn nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu một số cơ sở khoa học cho việc xác định các biện pháp thâm canh cây Bương mốc. - Về địa điểm: Tập trung nghiên cứu tại xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Cơ sở khoa học chọn cá thể tốt loài Bương mốc - Tiêu chí lựa chọn cá thể tốt. - Đánh giá cá thể tốt.
  19. 19 - Lựa chọn cá thể tốt. 2.3.2. Cơ sở khoa học nuôi tạo cây con bằng phương pháp giâm hom loài Bương mốc - Nghiên cứu phương pháp giâm hom với các nồng độ khác nhau của thuốc kích thích sinh trưởng NAA để chọn ra nồng độ thích hợp. - Tiêu chuẩn cây con đem trồng. 2.3.3. Cơ sở khoa học chọn lập địa thích hợp cho loài Bương mốc 2.3.3.1. Nghiên cứu đặc điểm sinh cảnh Bương mốc 2.3.3.2. Nghiên cứu đặc tính sinh vật học 2.3.3.3. Phân vùng lập địa thích hợp cho loài Bương mốc 2.3.4. Cơ sở khoa học chăm sóc, nuôi dưỡng và khai thác loài Bương mốc 2.3.4.1. Cơ sở khoa học trồng cây Bương mốc 2.3.4.2.Cơ sở khoa học chăm sóc, nuôi dưỡng cây Bương mốc 2.3.4.3. Cơ sở khoa học khai thác cây Bương mốc 2.3.5. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật thâm canh cây Bương mốc Thông qua một số cơ sở khoa học để thâm canh cây Bương mốc như trên tiến hành đề xuất một số biện pháp kỹ thuật để thâm canh cây Bương mốc. 2.4. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, cơ sở khoa học cho thâm canh loài Bương mốc được hiểu là những cơ sở thông tin về đặc điểm sinh vật học, sinh thái học, biện pháp giâm hom thích hợp, chọn điều kện lập địa phù hợp với loài Bương mốc nhằm áp dụng các biện pháp thâm canh loài cây này. Các biện pháp tác động nhằm xúc tiến cho loài sinh trưởng, phát triển tốt, tận dụng và cải tạo điều kiện lập địa phù hợp với nhu cầu của loài. Trình tự tiến hành nghiên cứu của đề tài được xác định thông qua 5 bước:
  20. 20 Trình tự nghiên cứu đề tài được thể hiện thông qua sơ đồ sau: Cơ sở Xây dựng tiêu chuẩn lựa chọn cá thể tốt khoa học xác định cá Lựa chọn và đánh giá cá thể tốt thể tốt Đặc điểm hom lấy Cơ sở khoa học Nồng độ thuốc NAA thích hợp để tiến hành giâm hom. Cơ sở nuôi tạo cây khoa con bằng học Tiêu chuẩn cây hom đem trồng thâm giâm hom canh loài Nghiên cứu đặc điểm sinh cảnh Bương và đặc tính sinh vật học của loài mốc Cơ sở khoa Bương mốc. học chọn Phân vùng lập địa thích hợp ĐKLĐ thích cho trồng Bương mốc. hợp Nghiên cứu cơ sở của các biện pháp chăm sóc như: Điều kiện Cơ sở khoa đất đai, từ đó đề xuất các biện pháp cải tạo lập địa. học chăm sóc, nuôi Nghiên cứu các biện pháp nuôi dưỡng măng, thân khí sinh. dưỡng, khai thác Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp khai thác. Đề xuất giải pháp tác động thích hợp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2