intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ công tác quy hoạch lâm nghiệp huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:124

26
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn này là phân tích điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp huyện. Đánh giá tình hình sử dụng đất đai qua các năm. Đánh giá tình hình sản xuất lâm nghiệp và dự báo nhu cầu lâm sản. Xác định được quan điểm định hướng sử dụng đất, và định hướng phát triển lâm nghiệp. Đề xuất nội dung cơ bản cho các phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ công tác quy hoạch lâm nghiệp huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 – 2020

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------------------- PHẠM VĂN HỢI NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60. 62. 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN PHÚ HÙNG HÀ NỘI - 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ----------------------------------- PHẠM VĂN HỢI NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ CÔNG TÁC QUY HOẠCH LÂM NGHIỆP HUYỆN NGỌC LẶC TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2010 – 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2009
  3. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng là nguồn tài nguyên có thể tái tạo có ý nghĩa rất quan trọng việc bảo vệ môi trường sống và trong nền kinh tế quốc dân đối với nhiều quốc gia trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển; ở nước ta do nhiều nguyên nhân trong suốt một thời gian dài, rừng bị tàn phá tài nguyên rừng bị suy giảm một cách đáng kể, diện tích đất trống đồi núi trọc tăng lên, môi trường sinh thái bị phá huỷ, thiên tai thường xuyên xảy ra ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của nhân dân. Trước đây, trong thời kỳ bao cấp nền sản xuất lâm nghiệp dựa vào rừng tự nhiên là chính, sản xuất lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở các lâm trường quốc doanh và các công ty lâm nghiệp của nhà nước; trong thời kỳ đổi mới sản xuất lâm nghiệp có sự tham gia nhiều thành phần, lâm nghiệp xã hội được chú trọng, chuyển dần từ hình thức kinh doanh theo phương thức truyền thống dựa vào tự nhiên là chính sang công tác tái tạo rừng bằng các biện pháp trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng. Ngày nay trước những diễn biến bất thường của điều kiện thời tiết, đặc biệt là hiện tượng nóng lên của trái đất, hiện tượng hiệu ứng nhà kính, sa mạc hoá v.v.. vai trò của rừng nói riêng hay ngành lâm nghiệp nói chung không chỉ chú trọng về khía cạnh kinh tế mà còn chú trọng về mặt xã hội và môi trường sinh thái; rừng cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều khu vực, nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau. Để phát triển kinh tế xã hội, ổn định sản xuất thì nhất thiết phải tiến hành quy hoạch sử dụng tài nguyên rừng và đất rừng một cách bền vững và lâu dài; công tác quy hoạch lâm nghiệp cần phải được xem là bộ phận cấu thành trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội nói chung trong đó có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất với các ngành nông nghiệp, thuỷ lợi, giao thông vận tải và một số ngành liên quan khác nhằm tránh sự chồng chéo, hạn chế lẫn nhau giữa các ngành để đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững. Thực chất của công tác quy hoạch là lập kế hoạch phát triển cho ngành hoặc lĩnh vực sản xuất trong từng giai đoạn cụ thể mỗi
  4. 2 ngành kinh tế tồn tại, phát triển thì nhất thiết phải lập kế hoạch, mà trong đó công tác điều tra cơ bản phục vụ cho công việc phát triển được đi trước một bước. Ngọc Lặc là huyện miền núi nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Thanh Hoá, đã được UBND tỉnh Thanh Hoá quy hoạch thành đô thị miền tây và là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của các huyện miền núi của tỉnh, hệ thống giao thông tại đây rất thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá giữa các vùng miền trên trong tỉnh và trên cả nước. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện chiếm 47, 9% tổng diện tích tự nhiên, rừng chủ yếu là rừng non được hình thành do khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng một số diện tích đất lâm nghiệp được sử dụng trồng cây công nghiệp như cây Mía và cây Cao su; do địa hình là khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên hệ động thực vật ở đây rất phong phú và đa dạng bao gồm hệ sinh thái núi đá vôi, khu vực vùng núi cao và hệ dinh thái thực vật vùng trung du; tuy nhiên rừng và đất lâm nghiệp của huyện Ngọc Lặc trước sức ép của sự phát triển kinh tế và chưa có một phương án quy hoạch khai thác sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý dẫn đến suy giảm vốn rừng, hiệu quả sử dụng đất rừng chưa cao, gây lãng phí tài nguyên ảnh hưởng đến kinh tế và môi trường sống của người dân. Để góp phần khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc khai thác sử dụng tài nguyên rừng trên địa bàn huyện, nhằm phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ phát triển tài nguyên rừng, ổn định đời sống người dân địa phương cũng như cải thiện điều kiện môi trường sinh thái, đưa kinh tế lâm nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ lần thứ XXI, trong khuân khổ luận văn cao học chức danh thạc sỹ khoa học lâm nghiệp tác giả thực hiện đề tài “ Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ công tác quy hoạch lâm nghiệp của huyện Ngọc Lặc tỉnh Thanh Hoá giai đoạn 2010-2020"
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học về đất, đánh giá đất 1.1.1. Cơ sở khoa học về đất Đất là tư liệu sản xuất sử dụng với nhiều mục tiêu khác nhau đặc biệt trong hoạt động nông, lâm nghiệp. Mỗi mục tiêu sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng. Việc lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với điều kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà quy hoạch để có những quyết định xác thực trong việc sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế và bền vững. Do vậy cần phải có phương pháp khoa học giải quyết được những vấn đề thực tiễn nêu trên và đó là phương pháp đánh giá đất đai. Đất (thổ nhưỡng: soil) và đất đai (land): Đất là lớp phủ bề mặt trên Trái đất được phong hoá từ đá mẹ, còn đất đai bao gồm các điều kiện môi trường vật lý khác mà trong đó đất chỉ là một thành phần. Các yếu tố môi trường vật lý khác thường là các nhân tố: địa hình, độ dốc, độ cao, nhân tố khí hậu, v.v…. Theo Brinkman và Smyth (1976), về mặt địa lý mà nói đất - đai “là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm: Không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai” (Lê Quang Trí, 2005)[46]. Năm 1993, trong Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, (1993), thì đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng thì xác định đất đai là “diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất
  6. 4 cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con nguời, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước, hay hệ thống thoát nước, đường xá, nhà cửa..), (UN, 1994; trong FAO, 1993). Như vậy đất đai có thể hiểu bao gồm: Khí hậu, Đất, Nước, Địa hình/địa chất, Thực vật, Động vật, Vị trí, Diện tích và Kết quả hoạt động của con người. Theo P. M. Driessen và N. T Konin (1992)[46] chúng ta cần phân biệt giữa thuật ngữ đất và đất đai, vì đất chỉ là một trong những thuộc tính của đất đai bên cạnh các thuộc tính khác như: khí hậu, thời tiết, tập đoàn động thực vật, các hoạt động của con người - Các vùng tự nhiên mang tính đồng nhất về tất cả các thuộc tính của đất, đai được gọi là các đơn vị đất đai (Land unit). Ðể mô tả một đơn vị đất, đai chúng ta cần có các đặc tính đất, đai (Land characteristics). Theo định nghĩa về đất đai của Luật đất đai Việt Nam (1993) [45], thì “Đất là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân”. Theo FAO (1995)[47], các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, môi trường sự sống, điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ (nguyên liệu khoáng sản trong lòng đất); không gian sự sống; bảo tồn, lịch sử; vật mang sự sống; phân dị lãnh thổ. Như vậy, có thể khái quát:
  7. 5 Ðất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất...), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân nơi đứng, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc...). Như vậy, đất không phải là đối tượng của từng cá thể mà chúng ta đang sử dụng coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta. Ðất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người. Vì vậy, trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau (Tổng cục Ðịa chính, 1997) [17]. Nhu cầu tăng trưởng kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trường đất, một số chức năng nào đó của đất bị yếu đi. Vấn đề sử dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu. Với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất, chức năng của đất đai cần được nâng cao theo hướng đa dạng nhiều tầng nấc, để truyền lại lâu dài cho các thế hệ sau. Đất đai có các chức năng cơ bản: - Đất đai là nền tảng cho hệ thống hỗ trợ sự sống, thông qua việc sản xuất sinh khối để cung cấp lương thực, thực phẩm chăn nuôi, sợi, dầu, gỗ và các vật liệu sinh vật sống khác cho con người sử dụng, một cách trực tiếp hay thông qua các vật nuôi như nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản vùng ven biển. Chức năng sản xuất. - Đất đai là nền tảng của đa dạng hóa sinh vật trong đất thông qua việc cung cấp môi trường sống cho sinh vật và nơi dự trữ nguồn GEN cho thực vật, động vật, và vi sinh vật, ở trên và bên dưới mặt đất. Chức năng về môi trường sống.
  8. 6 - Đất đai hấp thu và chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và ảnh hưởng đến chu kỳ thủy văn của toàn cầu. - Đất đai điều hòa sự tồn trữ và lưu thông của nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm, và đảm bảo chất lượng của nước. - Đất đai là kho chứa các vật liệu và chất khoáng thô cho việc sử dụng của con người. - Đất đai có khả năng hấp thụ, lọc, đệm và chuyển đổi những thành phần nguy hại. - Đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho việc xây dựng khu dân cư, nhà máy và những hoạt động xã hội như thể thao, ngơi nghĩ. - Đất đai là nơi chứa đựng và bảo vệ các chứng tích lịch sử văn hóa của loài người, và nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu và những sử dụng đất đai trong quá khứ. - Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của con người, đầu tư và sản xuất, và cho sự di chuyển của thực vật, động vật giữa những vùng riêng biệt của hệ sinh thái tự nhiên. Khả năng phù hợp của đất đai cho các chức năng này thay đổi rất lớn trên thế giới. Đất đai tự bản thân nó cũng có sự biến động theo thời gian tuy nhiên, những ảnh hưởng của con người thì tác động mạnh hơn trong những biến đổi này trong cả không gian lẫn thời gian. Sự suy thoái đất đai do con người tác động được tính theo bề dày lịch sử, bao gồm cả sa mạc hóa đã gia tăng với mức độ cao và ngày càng trầm trọng bởi tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đó là sự gia tăng dân số và nhu cầu sống của con người. Sự suy thoái đất đai có thể được kiểm soát và được cải thiện tốt lên các hệ sinh thái có giá trị có thể được duy trì nếu như phương pháp sử dụng đất trong khuôn khổ hạn hẹp được thay thế bằng một kỹ thuật mới trong quy hoạch và quản lý nguồn
  9. 7 tài nguyên đất đai, đó là tổng hợp hay tổng thể và đặt người sử dụng đất đai là trung tâm. 1.1.2. Đánh giá đất đai Là quá trình xác định tiềm năng của đất cho một hay nhiều mục đích sử dụng được lựa chọn. Phân loại đất đai (land classification) đôi khi được hiểu đồng nghĩa với đánh giá đất đai nhưng có tính chuyên sâu hơn, chủ yếu phân loại đất đai thành các nhóm. Cũng có thể hiểu đánh giá đất đai là một bộ phận của phân loại đất đai trong đó cơ sở phân loại là xác định mức độ thích hợp của việc sử dụng đất. - Đánh giá đất của FAO: Đây là phương pháp được sử dụng khá phổ biến được sử dụng khá rộng rãi ở các nước Tây Âu và phương pháp đã được tổ chức FAO thừa nhận, hoàn chỉnh thành cẩm nang hướng dẫn đánh giá đất đai để áp dụng rộng rãi. + Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (land capability): Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, úng ngập, khô hạn, mặn hoá, v.v. Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường áp dụng trên qui mô lớn như trong phạm vi một nước, một tỉnh hay một huyện. + Đánh giá mức độ thích hợp đất đai (land suitability): Đánh giá mức độ thích hợp đất đai là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai. Đánh giá mức độ thích hợp đất đai có thể áp dụng chỉ cho một kiểu sử dụng đất nhất định, ví dụ cho một loài cây trồng nông nghiệp như ngô, lúa hay lâm nghiệp như thông, keo, bạch
  10. 8 đàn, v.v. hoặc cho nhiều kiểu sử dụng đất khác nhau để so sánh lựa chọn. Ngoài ra còn phân biệt đánh giá độ thích hợp hiện tại dựa trên thực trạng hiện nay và đánh giá độ thích hợp trong tương lai khi mà có những tác động lớn vào đất đai như đầu tư cao, áp dụng mạnh các tiến bộ khoa học công nghệ. + Hệ thống đánh giá sử dụng đất đai: Kiểu sử dụng đất và loài cây trồng thích hợp (Suitable) với điều kiện đất đai; Kiểu sử dụng đất và loài cây trồng không thích hợp (not suitable) với điều kiện đất đai. - Đánh giá đất đai dựa trên cơ sở lập địa (Site): Phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở Cộng hoà dân chủ Đức trước kia (nay là Cộng hoà liên bang Đức). Ngoài ra ở Ukraina nhà lâm học có uy tín Pogrebnhiac có phân chia lập địa phục vụ công tác trồng rừng và xác định các kiểu rừng; Đại diện cho cách làm này có Krauss (1935, 1954), Kopp (1965, 1969), và W. Schwaneeker (1965, 974). Phương pháp này đã được thử nghiệm áp dụng ở tỉnh Quảng Ninh nước ta phục vụ công tác trồng rừng thông nhựa (1969). Ở Liên xô cũ lập địa được coi là điều kiện nơi sinh trưởng, nghĩa là tác động tổng hợp của các yếu tố ngoại cảnh hình thành nên các kiểu rừng nhất định và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của thực vật rừng. - Phương pháp đánh giá tổng hợp: Đánh giá sử dụng đất có hiệu quả nên dựa vào nhiều yếu tố như tiềm năng đất đai; độ thích hợp của cây trồng và điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng. - Phân hạng đất đai: Phân hạng đất đai cũng là một dạng của việc đánh giá đất đai. Phương pháp áp dụng phổ biến ở Liên xô và các nước Xã hội chủ nghĩa cũ, chủ yếu với cây trồng nông nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tìm mối quan hệ giữa đặc điểm, tính chất đất đai với năng suất cây trồng để phân hạng đất thành các cấp khác nhau ứng với các loài cây trồng khác nhau. Trên cơ sở phân hạng đất có thể dự đoán được năng suất cây
  11. 9 trồng. Ví dụ phân hạng đất lúa, cây trồng công nghiệp (Cà phê, Cao su...) hoặc cây lâm nghiệp. - Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp: Việc đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp được phân chia thành 4 nhóm đất khác nhau vì những đặc trưng rất khác biệt giữa các nhóm đất; cụ thể là nhóm đất vùng đồi núi, nhóm đất cát ven biển và nhóm đất ngập mặn sú vẹt; nhóm đất chua phèn, v.v. Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong ấn phẩm “Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp ở Việt Nam” (Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Ngọc Bình, 2000; 2001): Đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng đồi núi; Đánh giá tiềm năng sản xuất vùng đất cát ven biển. 1.2. Vấn đề quản lý sử dụng đất trên thế giới Sự gia tăng dân số đang là áp lực đối với nguồn tài nguyên đất của nhiều quốc gia trên thế giới theo Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA, 1992) [68] và tổ chức Lương thực thế giới (FAO, 1993) dự đoán tốc độ tăng dân số thế giới có thể lên đến 10 tỷ người vào năm 2050; Trong khi đó diện tích tự nhiên và đất canh tác không ngừng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa, hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt đáng báo động hơn là tình trạng suy giảm chất lượng đất canh tác do rửa trôi, xói mòn, khô hạn và xa mạc hóa, mặn hóa, phèn hóa, chua hóa thoái hóa lý hóa học đất… Theo Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP) trên toàn lục địa diện tích đất là 14.700 triệu hec- ta trong đó diện tích đất bị đóng băng vĩnh cửu 1.360 triệu héc- ta; diện tích hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do chiến tranh là 13.340 héc - ta; diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu héc- ta, con người mới chỉ khai thác được 1.500 triệu héc – ta. Tổ chức Lương thực thế giới (Alexandratos, 1995; trong FAO 1993), ước lượng khoảng 92% đất trong 1.800 triệu héc- ta
  12. 10 đất đai của các quốc gia đang phát triển có tiềm năng cho cây trồng sử dụng nước trời, nhưng hầu hết vẫn chưa khai thác sử dụng hết đúng mục đích, trong đó: vùng bán sa mạc Sahara 44%, Châu Mỹ la tinh và vùng Caribe 48 %; hai phần ba của 1.800 triệu héc - ta này tập trung chủ yếu ở các nước Brasil 27%, Zaire 9% và ở các nước khác là 30 %; trên 50 % của 1.800 triệu héc - ta của đất để dành được phân loại cấp loại "ẩm", diện tích đất quá ẩm gọi là "vùng thích nghi kém cho cây trồng", không thích hợp với sự định cư của con người nên khả năng mở rộng diện tích đất canh tác bị giới hạn. Cũng theo FAO (Yudelman, 1994; FAO, 1993) đất nông nghiệp có thể mở rộng được 90 triệu héc - ta vào năm 2010, diện tích cho thu hoạch có thể tăng lên 124 triệu héc- ta do việc tăng thêm thâm canh cây trồng, các vùng đất có khả năng tưới trong các quốc gia đang phát triển có khả năng tăng thêm 23,5 triệu héc – ta. Tuy nhiên hiện nay bình quân đất canh tác trên toàn thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 héc – ta giảm so với quối thập niên 80 là 0,65 ha/người, mà với trình độ sản xuất trung bình như hiện nay trên thế giới để có đủ lương thực, thực phẩm mỗi người cần 0,4 héc – ta đất canh tác[3]. Với những áp lực và thực trạng sử dụng đát đai như trên cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng. Do đó cần phải có các kiểu quản lý sử dụng đất hợp lý để đảm bảo về lương thực, nguyên vật liệu cho sản xuất đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững. Vì vậy quan điểm phát triển bền vững được rất nhiều học giả ở các quốc gia trên thế giới quan tâm đặc biệt, vào thập kỷ 70 có nhiều công trình được đề cập, Barry Comomner công trình “vòng tròn khép kín” (1971), Harman Daily “Kinh tế học nhà nước mạnh” (1973), phát triển bền vững tiếp tục được bổ sung đóng góp quan trọng thể hiện trong các tác phẩm của Maurice Strong (1972) và Ignacy Sachs (1975), đến năm 1981 phát triển bền vững được Laster Brown phát triển hoàn
  13. 11 thiện bằng công trình “xây dựng một xã hội bền vững”; đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững được sử dụng trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình Môi trường liên hiệp quốc đề xuất cùng với sự trợ giúp của UNESCO và FAO và phát triển bền vững được phổ biến rộng rãi từ kể từ sau báo cáo Brudrland (1987) và được xem là giai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển môi trườmg của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de Janero (1992) và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại Johannesburg (2002)[6]. Trong quản lý sử dụng đất bền vững đất nông nghiệp và việc sử dụng sáng suốt tài nguyên đất và nước là những vấn đề chủ yếu của toàn thế giới hiện tại, vì những sự tương tác giữa dân số con người, các yếu tố xã hội-kinh tế và chính sách, với tài nguyên thiên nhiên của các vùng sinh thái. Quản lý tài nguyên đất bền vững có nghĩa là sự duy trì sức sản xuất cao trên mỗi đơn vị diện tích trên một cơ sở liên tục, với sự tăng cường chất lượng đất, và cải thiện các đặc trưng của môi trường [2]. Có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng đất tổng hợp, bền vững trên thế giới đã được công bố, áp dụng duy trì sản xuất nông nghiệp mà không hủy hoại tiềm năng tương lai như Jurion và Henry, 1969; Sanchez et al., 1982, 1983; Sanchez và Benites, 1987; Juo, 1989; Alegre và Sanchez, 1991[6]. Ở khu vực đông nam châu Á, trong lĩnh vực sử dụng quản lý sử dụng đất bền vững có nhiều công trình được nghiên cứu, đề cập trong đó đáng chú ý là kết quả nghiên cứu của Trung tâm phát triển đời sống nông thôn Basptit Mindanao Philippiness về mô hình kỹ thuật canh tác trên đất dốc SALT (Sloping Argicultural Land Technology) [57]. Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và hoàn thiện đến năm 1992 các nhà khoa học đã cho ra đời 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc và
  14. 12 được các tổ chức quốc tế ghi nhận, đó là các mô hình SALT1, SALT2, SALT3 và SALT4. 1.3. Vấn đề quản lý sử dụng đất ở Việt Nam Việt Nam là một nước đang phát triển có đặc điểm đất ít, dân đông bình quân đất canh tác chỉ có 0,11 héc - ta so với thế giới là còn ở mức thấp so với thế giới trong khi đó dân số sống ở vùng nông thôn là chủ yếu; trong những năm 80 đến cuối những năm 90 nhờ tổ chức lực lượng sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nên hệ số sử dụng đất đã được cải thiện các chỉ số nông nghiệp nông thôn đều phát triển; tuy nhiên trước sức ép của sự phát triển cùng với sự gia tăng dân số cùng với tình trạng ô nhiễm do phân bón, hoá chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hoá học để lại sau chiến tranh cùng với việc thoái hoá lý, hoá học đất và việc mất rừng đã làm suy giảm tài nguyên đất một cách đáng kể. Hiện nước ta có khoảng 16,7 triệu héc - ta đất bị xói mòn rửa trôi mạnh và chua nhiều, 9 triệu héc - ta đất có tầng đất mỏng và độ phì tấp, 3 triệu héc- ta đất thường xuyên bị khô hạn và có nguy cơ xa mạc hoá, 1,9 triệu héc- ta bị phèn hoá và mặn hoá mạnh [3] . Để hạn chế việc suy thoái tài nguyên đất, duy trì sản xuất ổn định, phát triển kinh tế xã hội vững chắc bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái, trong các công trình nghiên cứu quản lý, sử dụng đất của nhiều tác giả đã đề cập đến vấn đề sử dụng đất bền vững bao gồm các nội dung: - Sử dụng tài nguyên đất đai trên cơ sở dài hạn. - Đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không huỷ hoại tiềm năng tương lai. - Tăng cường sản xuất trong đầu người. - Duy trì/ tăng cường chất lượng môi trường. - Phục hồi sức sản xuất và khả năng điều hoà của môi trường bị suy thoái và nghèo nàn.
  15. 13 Trong những thập kỷ 80 và 90 có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng đất được triển khai trong đó công trình "tiến tới môi trường bền vững" (1995)[43] của Trung tâm tài nguyên và môi trường của Đại học tổng hợp Hà Nội, công trình "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam giai đoạn I" ( 2003) [62] do Viện Môi trường và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hôi Khoa học kỹ thuật Việt Nam tiến hành; công trình “Sử dụng đất tổng hợp bền vững” của Nguyễn Xuân Quát [19] đã nêu ra những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình sử dụng đất đai cũng như các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng ở Việt Nam, đồng thời từng bước đã đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững; Nguyễn Ngọc Bình có công trình nghiên cứu “Đất rừng Việt Nam” [4], đã đưa ra những quan điểm nghiên cứu và phân loại đất rừng trên cơ sở những đặc điểm cơ bản của đất rừng Việt Nam; năm 1996, công trình “quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp ổn định ở vùng trung du và miền núi nước ta”, Bùi Quang Toản đã đề xuất mở rộng đất nông nghiệp vùng đồi núi và trung du [21]; năm 2001, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội phối hợp với Trường Đại học Hohenhein (Cộng hoà Liên bang Đức), nghiên cứ triển khai đề tài sử dụng đất bền vững và phát triển nông thôn vùng đồi núi miền bắc Việt Nam [24] đã hoàn thành việc thử nghiệm kỹ thuật sử dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong việc trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu các loại bản đồ đất và sử dụng đất của huyện Yên Châu tỉnh Sơn La; Các tác giả Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997)[21] trong chương trình tập huấn hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội của trường Đại học Lâm nghiệp đã đưa ra khái niệm về hệ thống sử dụng đất, đề xuất một số hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất bền vững trong điều kiện Việt Nam. Trong đó, các tác giả đã đi sâu phân tích. - Quan điểm về tính bền vững.
  16. 14 - Khái niệm tính bền vững và phát triển bền vững. - Hệ thống sử dụng đất bền vững. - Kỹ thuật sử dụng đất bền vững. - Các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất. Trong tài liệu sử dụng đất tổng hợp và bền vững của tác giả Nguyễn Xuân Quát, đã nêu ra những điều cần thiết về đất đai, phân tích tình hình sử dụng đất đai cũng như các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững, mô hình kinh doanh phục hồi rừng ở Việt Nam. Đồng thời bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình sử dụng đất tổng hợp bền vững. 1.4. Vấn đề quy hoạch sử dụng đất Theo Dent (1988, 1993)[64], Quy hoạch sử dụng đất là phương tiện giúp cho việc quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình sử dụng đất đai, mà trong sự lựa chọn này đáp ứng được những mục tiêu riêng biệt, từ đó hình thành nên chính sách chủ trương sử dụng đất đai; Fresco và các cộng tác viên (1992) quy hoạch sử dụng đất đai như là dạng hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy về sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu và những cơ hội về môi trường về xã hội và những vấn đề hạn chế khác; FAO (1995), quy hoạch sử dụng đất là tiến trình xây dựng những quyết định để đi đến hành động phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái lợi bền vững nhất. Với cái nhìn về quan điểm về khả năng bền vững thì chức năng quy hoạch sử dụng đất là hướng dẫn sự quyết định sử dụng đất đai để làm sao cho nguồn tài nguyên đó khai thác hợp lý có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng bảo vệ được tương lai; đánh gia đất đai giữ vai trò quan trọng như là công cụ để đánh giá thực trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO năm 1976), hay như là giải nghĩa hay dự
  17. 15 đoán tiềm năng sử dụng đất đai (Van Diepen và các cộng tác viên, 1998)[46]. Như vậy: Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện các điều kiện lựa chọn sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời Quy hoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai. Quy hoạch sử dụng đất theo FAO (1993), được áp dụng cho 3 cấp: Cấp quốc gia, cấp tỉnh/ thành phố và cấp địa phương (huyện, xã). Mỗi cấp có những quyết định cho việc sử dụng đất khác nhau, do vậy mức độ quy hoạch sử dụng đất của mỗi cấp có sự khác nhau, sự tác động qua lại trong công tác quy hoạch sử dụng đất ở các cấp có ý nghĩa rất quan trọng đảm bảo tính thống nhất ổn định trong công tác quy hoạch sử dụng đất từ cấp quốc gia đến cấp địa phương. 1.4.1. Quy hoạch sử dụng đất ở cấp độ quốc gia Ở cấp độ quốc gia quy hoạch sử dụng đất liên quan đến sự phát triển của quốc gia và liên quan đến khả năng phân chia nguồn tài nguyên. Quy hoạch sử dụng đất quốc gia bao gồm: - Chính sách sử dụng đất đai: Cân bằng giữa những sự cạnh tranh trong nhu cầu đất đai từ các ngành khác nhau của kinh tế - sản lượng lương thực, cây trồng xuất khẩu, du lịch, bảo vệ thiên nhiên, nhà cửa, phương tiện công cộng, đường xá, kỹ nghệ; - Kế hoạch phát triển quốc gia và ngân sách; - Điều phối các ngành khác trong việc sử dụng đất đai; - Xây dựng luật cho từng chuyên ngành như: quyền sử dụng đất đai, khai thác rừng, và quyền sử dụng nguồn nước.
  18. 16 1.4.2. Quy hoạch sử dụng đất ở cấp độ tỉnh Quy hoạch sử dụng đất ở cấp độ cấp tỉnh không cần thiết phải tuân theo địa giới hành chính của Tỉnh, tuy nhiên trên tầm nhìn chung của cấp quốc gia đối với Tỉnh thì khi quy hoạch không cần phải cứng nhắc theo phân chia địa giới hành chính mà nó giữ vai trò trung gian giữa quy hoạch cấp quốc gia và cấp địa phương. Những đề án phát triển thường nằm ở cấp độ này vì đây là bước đầu tiên trong quy hoạch đa dạng hoá đất đai và tính thích nghi phù hợp với từng mục tiêu. Các nội dung cơ bản gồm: - Xác định vị trí phát triển như khu đô thị, khu dân cư mới, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; xây dựng hệ thống tưới hay hệ thống cung cấp nước; - Nhu cầu cho việc cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng như: Hệ thống cung cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, thương mại và những hỗ trợ thị trường hàng hoá. - Phát triển những hướng dẫn về quản lý đất đai, trong việc cải thiện sử dụng đất đai cho mỗi loại đất khác nhau. 1.4.3. Quy hoạch sử dụng đất ở cấp địa phương (huyện, xã) Đơn vị qui hoạch cấp địa phương có thể là: huyện, hay một nhóm các xã hay một khu vực nằm trong vùng dự án. Ở cấp độ này, quy hoạch thường dễ dàng phù hợp với mong ước của người dân, và cũng kích thích sự đóng góp ý kiến của người dân địa phương trong quy hoạch. Trong bước đầu khi thảo luận qui hoạch ở cấp độ Tỉnh, chương trình thay đổi sử dụng đất đai hay quản lý phải được thực hiện mang địa phương tính. Về mặt chọn lựa, đây là mức độ đầu tiên của quy hoạch với những ưu tiên được đề ra bởi những người dân địa phương. Quy hoạch cấp địa phương thường thực hiện trong một vùng riêng biệt của đất đai với những gì sẽ được làm, nơi nào? khi nào? và ai? sẽ chịu trách nhiệm. Như:
  19. 17 - Lắp đặt hệ thống tưới, tiêu và những công việc bảo vệ; - Thiết kế cơ sở hạ tầng: giao thông, vị trí chợ cho hàng nông sản, phân phối phân bón, thu gom các sản phẩm nông nghiệp, hay những hoạt động khác có quan hệ trực tiếp đến người dân; - Vị trí các loại cây trồng chuyên biệt thích nghi cho từng vùng đất khác nhau, phân chia sử dụng đất theo giải thửa. Ở cấp địa phương này thường cũng phải đáp ứng với những đòi hỏi trực tiếp từ thị trường; thí dụ như vùng thích nghi cho lúa, hay cây ăn trái phải phù hợp với những đề nghị của các công ty có liên quan như: “đất này thích nghi, đất này không hích nghi; cần thiết phải quản lý thực hành; chi phí đầu tư cao nhưng thu hồi cũng cao...” 1.5. Quản lý, quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp Hiện nay, quan điểm về quản lý sử dụng đất đai và tài nguyên rừng đang dần dần quán triệt trên nguyên tắc phát triển bền vững, đó là “Sự phát triển nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến những khả năng phát triển để thoả mãn những nhu cầu thế hệ tiếp theo” [6]. Phát triển bền vững phải đảm bảo sử dụng đúng mức và ổn định các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ được môi trường sống. Đó không chỉ phát triển nền kinh tế - văn hoá - xã hội một cách vững chắc nhờ vào khoa học công nghệ tiên tiến, mà còn đảm bảo ổn định và cải thiện những điều kiện tự nhiên mà con người đang sống trong đó và chính sự phát triển đang dựa vào đó để ổn định bền vững. Do đó, trong mỗi điều kiện hoàn cảnh cụ thể và môi trường tài nguyên, con người phải tìm ra hướng phát triển tối ưu của mình, nhằm bảo đảm lợi ích tổng hợp trên tách cả các mặt: kinh tế, xã hội, và môi trường sinh thái. Đất lâm nghiệp có đặc điểm là địa hình phức tạp, đồi núi dốc là đối tượng chủ yếu trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp, do đó vấn đề quan trọng
  20. 18 trước tiên đặt ra là phải xác định được các biện pháp quản lý và sử dụng đất dốc thích hợp, hạn chế xói mòn chống thoái hoá đất, bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát triển lâu bền. Để đảm bảo sử dụng tài nguyên theo hướng bền vững, ở mỗi nước mỗi khu vực đều tìm tòi lựa chọn cho mình một chiến lược và chính sách quản lý thích hợp. Nhìn tổng quát, có xu hướng chung là gắn liền đất đai và tài nguyên rừng với cư dân địa phương, phát triển một nền lâm nghiệp vì con người. Trong những thập kỷ qua, việc quản lý bảo vệ và xây dựng một chiến lược phát triển lâm nghiệp ở các quốc gia trên thế giới có nhiều chuyển biến, theo xu hướng: - Chuyển từ nền lâm nghiệp khai thác lợi dụng rừng là chính sang thực hiện mục tiêu lợi dụng rừng kết hợp cả ba lợi ích: kinh tế - xã hội - môi trường sinh thái, chú trọng nhiều hơn mục tiêu phát huy tác dụng sinh thái của rừng. - Phi tập trung hoá phân cấp quản lý Nhà nước về rừng chuyển giao dần trách nhiệm quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương xuống cấp địa phương và cơ sở. - Đẩy mạnh giao đất giao rừng cho các hộ nông dân và cộng đồng giảm bớt sự can thiệp của Nhà nước tạo điều kiện cho việc quản lý rừng năng động hơn. - Thu hút sự tham gia của các nhóm cộng đồng dân cư được hưởng lợi từ rừng. Khuyến khích họ tham gia vào công tác quản lý rừng, phát huy rừng, các chương trình lâm nghiệp cộng đồng, các khu rừng bảo tồn thiên nhiên, làng, bản. Giao đất giao rừng cho các chủ thể địa phương là một trong những xu hướng chung của các nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Tuy nhiên ở mỗi nước, vấn đề này được triển khai thực hiện ở một mức độ khác nhau và đem lại những kết quả khác nhau.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2