intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm biến động của sản lượng mủ cao su tại Lai Khê - Bến Cát - Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:109

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là biến động của sản lượng mủ cao su theo các bộ phận của cây; Biến động của sản lượng mủ cao su theo các nhân tố điều tra trong lâm phần như D1.5, Hvn; Biến động sản lượng mủ cao su của các giống trong lâm phần; Biến động của sản lượng mủ cao su giữa các lâm phần theo điều kiện lập địa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm biến động của sản lượng mủ cao su tại Lai Khê - Bến Cát - Bình Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------------ TRẦN HỮU HẠNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG CỦA SẢN LƯỢNG MỦ CAO SU TẠI LAI KHÊ - BẾN CÁT - BÌNH DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Đồng Nai, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------------ TRẦN HỮU HẠNH NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM BIẾN ĐỘNG CỦA SẢN LƯỢNG MỦ CAO SU TẠI LAI KHÊ - BẾN CÁT - BÌNH DƯƠNG CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ: 60. 62. 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN ĐIỂN Đồng Nai, 2012
  3. Phần gáy bìa của luận văn: TRẦN HỮU HẠNH * LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP * NĂM 2012 (phông 16) 148 trang 4 bia Phong giu nguyen 0983.785892 đều
  4. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình do tôi thực hiện, những số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Trần Hữu Hạnh
  5. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và sự giúp đỡ của cơ quan chủ quản. Qua đây, cho phép Tôi được gửi lời cảm ơn tới: Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm Nghiệp, Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội, khoa Lâm học, khoa đào tạo sau Đại học và toàn thể quý thầy cô đã tận tình giảng dạy trong thời gian học tập tại trường. Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo PGS. TS. Phạm Văn Điển đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Xin cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, Đội Trưởng đội sản xuất giống cao su đã tạo điều kiện về thời gian để tôi được tham gia học lớp cao học. Xin chân thành cảm ơn ThS. Vũ Văn Trường và bộ môn Giống cùng toàn thể đồng nghiệp Trạm thực nghiệm cao su Lai Khê, Đội sản xuất Giống cao su, đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thu thập số liệu. Xin cảm ơn các học viên lớp cao học 17 cơ sở 2 Đồng Nai đã giúp đỡ động viên trong quá trình học tập để hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tôi biết ơn gia đình đã động viên để tôi hoàn thành chương trình. Trân trọng biết ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2012 Học viên Trần Hữu Hạnh
  6. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. vi DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU................................................................. vii DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ ............................................................ ix DANH SÁCH CÁC ẢNH ................................................................................. x ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 2 1.1. Tên họ và nguồn gốc cây cao su ................................................................ 2 1.2. Ở ngoài nước .............................................................................................. 3 1.2.1. Thành quả nghiên cứu ............................................................................. 3 1.2.2. Một số nước trồng cao su chính .............................................................. 7 1.2.3. Tồn tại nghiên cứu .................................................................................. 9 1.3. Ở trong nước .............................................................................................. 9 1.3.1. Thành quả nghiên cứu ............................................................................. 9 1.3.2. Sản xuất cao su ở Việt Nam .................................................................. 15 1.3.3. Tồn tại nghiên cứu ................................................................................ 16 1.4. Thảo luận .................................................................................................. 17 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............ 19 2.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 19 2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................. 19 2.1.2. Địa hình ................................................................................................. 19 2.1.3. Khí hậu .................................................................................................. 20 2.1.4. Thủy văn ................................................................................................ 21 2.1.5. Tài nguyên đất ...................................................................................... 22
  7. iv 2.1.6. Tài nguyên rừng .................................................................................... 22 2.2. Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 23 Chương 3: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 24 3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 24 3.2. Đối tượng nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu ........................................ 24 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 26 3.3.1. Biến động của sản lượng mủ cao su theo các bộ phận của cây ........... 26 3.3.2. Biến động của sản lượng mủ cao su theo các nhân tố điều tra trong lâm phần như D1,5, Hvn ........................................................................................ 26 3.3.3. Biến động sản lượng mủ cao su của các giống trong lâm phần ........... 26 3.3.4. Biến động của sản lượng mủ cao su giữa các lâm phần theo điều kiện lập địa .............................................................................................................. 26 3.3.5. Biến động của sản lượng mủ cao su theo các mùa vụ trong năm và giữa các năm ........................................................................................................... 26 3.3.6. Đề xuất một số ứng dụng trong việc nâng cao sản lượng mủ cao su ... 26 3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 26 3.4.1. Quan điểm và phương pháp luận .......................................................... 26 3.4.2. Phương pháp kế thừa số liệu................................................................. 27 3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 28 3.4.3.1. Biến động của sản lượng mủ cao su theo các bộ phận của cây ........ 28 3.4.3.2. Biến động của sản lượng mủ cao su theo các nhân tố điều tra ......... 29 3.4.3.3. Biến động sản lượng mủ cao su của các giống trong lâm phần ........ 31 3.4.3.4. Biến động của sản lượng mủ cao su giữa các lâm phần theo điều kiện lập địa .............................................................................................................. 32 3.4.3.5. Biến động của sản lượng mủ cao su theo các mùa vụ trong năm ..... 33 3.4.3.6. Đề xuất một số ứng dụng trong việc nâng cao sản lượng mủ cao su 33
  8. v 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 33 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 38 4.1. Biến động của sản lượng mủ cao su theo các bộ phận của cây ............... 38 4.1.1. Phần thân cây ........................................................................................ 38 4.1.2. Phần lá cây ............................................................................................ 51 4.2. Biến động của sản lượng mủ cao su theo các nhân tố điều tra trong lâm phần ................................................................................................................. 53 4.3. Biến động sản lượng mủ cao su của các giống trong lâm phần ............... 65 4.4. Biến động của sản lượng mủ cao su giữa các lâm phần theo điều kiện lập địa .................................................................................................................... 74 4.5. Biến động của sản lượng mủ cao su theo các mùa vụ trong năm ............ 79 4.5.1. Biến động sản lượng mủ theo mùa ........................................................ 79 4.5.2. Biến động sản lượng giữa các năm....................................................... 83 4.6. Đề xuất một số ứng dụng trong việc nâng cao sản lượng mủ cao su ...... 87 Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 90 5.1. Kết luận .................................................................................................... 90 5.1.1. Biến động sản lượng mủ cao su theo các bộ phận của cây .................. 90 5.1.2. Biến động của sản lượng mủ cao su theo các nhân tố điều tra trong lâm phần ................................................................................................................. 90 1.5.3. Biến động sản lượng mủ cao su của các giống trong lâm phần ........... 91 5.1.4. Biến động của sản lượng mủ cao su giữa các lâm phần theo điều kiện lập địa .............................................................................................................. 91 5.3. Đề nghị ..................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 93 PHỤ LỤC ............................................................................................................
  9. vi DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT RRIV: Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam Rubber Research Institute of Viet Nam RRIC: Viện Nghiên Cứu Cao Su Sri Lanka (Ceylon) Rubber Research Institute of Sri Lanka RRIM: Viện nghiên Cứu Cao Su Malaysia Rubber Research Institute of Malaysia PB: Prang Besar, công ty Golden Hope, Malaysia KTCB: Kiến thiết cơ bản DVT: Dòng vô tính DRC: Hàm lượng cao su khô (Dry Rubber Content) XTLK: Sản xuất thử Lai Khê CT LK: Chung tuyển Lai Khê LH: Lai hoa OTC: Ô tiêu chuẩn V: Thể tích cây F1,5: Hình số thân cây tại vị trí 1,5 mét D1.5: Đường kính thân cây (cm) tại vị trí cách gốc 1,5 mét Hvn: Chiều cao vút ngọn (m)
  10. vii DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU Bảng, biểu Trang Bảng 1.1: Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới và một số nước sản xuất 8 chính 1.2: Diện tích và năng suất cao su tại một số nước năm 2005 - 2007 Bảng 8 năm Bảng2006 2008tích, 1.3: -Diện (đơnsản vị lượng 1.000 và tấn)năng suất cao su của Việt Nam 15 Bảng 2.1: Khí hậu vùng nghiên cứu 20 Bảng 3.1: Thí nghiệm nghiên cứu 25 Bảng 3.2: Danh sách các giống nghiên cứu 25 Biểu 3.1: Sản lượng mủ của cây cá thể 29 Biểu 3.2: Phiếu điều tra tầng cây cao 30 Biểu 3.3: Phiếu theo dõi sản lượng mủ 31 Bảng 3.3: Kết quả tính toán biến động ANOVA 35 Bảng 3.4: Phân tích phương sai trong phân tích hồi quy 37 Bảng 4.1a: Đặc trưng cơ bản về sản lượng giống RRIV1 ở các vị trí 39 cạo 4.1b: Đặc trưng cơ bản về sản lượng giống RRIV5 ở các vị trí Bảng 40 cạo Bảng 4.1c: Đặc trưng cơ bản về sản lượng giống RRIV107 ở các vị trí 42 cạo Bảng 4.1d: Đặc trưng cơ bản về sản lượng giống PB 260 ở các vị trí 43 cạo Bảng 4.2a: Kiểm định sản lượng theo vị trí cạo của các giống 45 Bảng 4.2b: Kiểm định sản lượng mủ của các giống 46 Bảng 4.3: So sánh sản lượng giữa các giống (kiểm định phương sai) 47 Bảng 4.4: Phân nhóm các giống theo sản lượng ở vị trí cạo 48 Bảng 4.5: So sánh sản lượng giữa các vị trí cạo 49
  11. viii Bảng 4.6: Phân nhóm cho các vị trí cạo 50 Bảng 4.7: Hàm lượng dinh dưỡng khoáng trong lá 51 Bảng 4.8: Các đặc trưng thống kê về sản lượng của các giống 53 Bảng 4.9: Các đặc trưng thống kê về D1,5 của các giống 55 Bảng 4.10: Các đặc trưng thống kê về Hvn 58 Bảng 4.11: Phương trình tương quan giữa nhân tố với sản lượng 61 Bảng 4.12: Phương trình tương quan giữa chiều cao và đường kính 62 Bảng 4.13: Trữ lượng gỗ của các giống có vỏ 63 Bảng 4.14: Thể tích gỗ của các giống theo đường kính (D1,5) 64 Bảng 4.15: Số cây cho mủ và không cho mủ của các giống 65 Bảng 4.16: Kiểm tra mối quan hệ về sản lượng của các giống theo 68 tháng 4.17: Kiểm định sản lượng của các giống theo tháng cạo mủ Bảng 69 Bảng 4.18: Sản lượng cá thể bình quân 71 Bảng 4.19: Thành phần dinh dưỡng khoáng trong đất 78 Bảng 4.20: Sản lượng các giống theo mùa cạo 79 Bảng 4.21: Ảnh hưởng sản lượng các giống theo mùa 80 Bảng 4.22: Sản lượng trung bình qua các năm 83 Bảng 4.23: Kiểm định sản lượng theo năm 85 Bảng 4.24: Phân chia nhóm sản lượng cho các năm 86
  12. ix DANH SÁCH CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình, biểu đồ Trang Hình vẽ 3.1: Mô tả các điểm lấy mẫu đất 32 Hình 4.1: Phân bố tần suất số cây theo D1.5 của các giống 57 Hình 4.2: Phân bố tần suất số cây theo Hvn của các giống 60 Hình 4.3: Sản lượng của các giống cạo trong năm 73 Biểu đồ 4.1: Năng suất của các giống 73 Hình 4.4: Phân bố sản lượng mủ các giống theo mùa 81 Hình 4.5: Diễn biến sản lượng của giống qua các năm khai thác 85 Hình 4.6: Diễn biến sản lượng qua các năm khai thác 86
  13. x DANH SÁCH CÁC ẢNH Ảnh Trang Ảnh 1.1: Phân bố cao su trên thế giới 2 Ảnh 1.2: Du nhập cao su vào Việt Nam 10 Ảnh 4.1: Một số hình ảnh về các vị trí cạo khác nhau trên thân cây 39 Ảnh 4.2: Lấy mẫu lá phân tích 51 Ảnh 4.3: Một góc nhìn của vườn cao su giống RRIV 107 53 Ảnh 4.4: Một số hình ảnh cây bị bệnh không cho mủ 67 Ảnh 4.5: Phẫu diện đất tại lô XTLK 1/95 và XTLK 2/95 77
  14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Cây cao su (Hevea brasiliensis) là một loài cây trồng công nghiệp dài ngày mang lại giá trị hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện môi trường sinh thái. Do đó, việc trồng cao su đã nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng, xã hội trong và ngoài ngành Lâm nghiệp. Mặt khác, cây cao su còn cho các sản phẩm như: hạt cao su có lượng dầu lớn để làm thức ăn chăn nuôi, làm sơn và véc ni, làm xà phòng và chất độn để pha thuốc kích thích mủ cao su. Ngoài ra, gỗ cao su còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ngành cao su vì nhu cầu sử dụng đồ nội thất bằng gỗ cao su trên thế giới ngày càng tăng. Đặc biệt sản phẩm chính là mủ cao su, là nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất vỏ xe, máy bay, gối nệm, dụng cụ y tế, thể thao, hàng gia dụng.…. chúng là nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của con người. Với các sản phẩm như trên và lợi ích kinh tế của cây cao su đem lại rất lớn, nên việc trồng loài cây này càng trở lên phổ biến và rộng rãi hơn nhằm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hiện nay. Tuy nhiên, sản lượng mủ của cây cao su có xu hướng giảm do sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như: giống trồng, điều kiện thổ nhưỡng, khả năng thích nghi với môi trường sống, chế độ chăm sóc, bệnh hại, mùa vụ cạo mủ, vòng cạo trên thân cây, khả năng sinh trưởng của cây. Vì vậy, nghiên cứu sự biến động về sản lượng mủ cao su của giống và giữa các giống gắn với một số điều kiện khác của lâm phần là rất quan trọng. Những lý do nêu trên đã thúc đẩy thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm biến động của sản lượng mủ cao su tại Lai Khê, Bến Cát, Bình Dương”
  15. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tên họ và nguồn gốc cây cao su Cây cao su là một loại cây rừng lớn, thân thẳng, cao trên 30 mét, vanh thân có thể đạt 5, 7 mét và có thể sống trên 100 năm, mọc trong tình trạng hoang dại. Cây cao su Hevea brasiliensis là một trong 10 loài cây cho mủ thuộc chi Hevea trong họ Euphorbiaceae, cây cao su có tên khoa học là (Hevea brasiliensis Muell. Arg), là một loài thuộc chi Hevea, họ Euphorbiaceae. Trong chi Hevea còn có 9 loài Hevea khác H. benthamiana, H. camargoana, H. camporum, H. guianensis, H. nitida, H. microphylla, H. pauciflora, H. rigidifolia, H. spruceana. Trong 9 loài trên chỉ có Hevea brasiliensis là cho mủ và có ý nghĩa được phổ biến trồng rộng rãi mang lại giá trị kinh tế cho sản lượng mủ cũng như gỗ. Cao su là nguồn cung cấp cao su thiên nhiên duy nhất hiện nay cho thị trường. Ảnh 1.1: Phân bố cao su trên thế giới (nguồn: Viện NCCS Việt Nam, tài liệu tập huấn BVTV,2010)
  16. 3 Cây cao su có nguồn gốc ở vùng rừng thuộc lưu vực sông Amazon, Nam Mỹ, phân bố tự nhiên trên một vùng rộng lớn nằm giữa vĩ độ 6 0 Bắc - 150 Nam và từ 460 - 770 Tây, bao gồm các nước Brazil, Bolivia, Peru, Colombia, Ecuador, Venezuela, French Guiana, Surinam và Guyana (Webster et al, 1989). Ngoài vùng xuất xứ trên người ta còn thấy cây cao su trong tự nhiên ở các nơi khác trên thế giới (dẫn theo Vũ Văn Trường, 2004) [17]. 1.2. Ở ngoài nước 1.2.1. Thành quả nghiên cứu Cao su là một loài cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao, cải thiện môi trường sinh thái, tạo công ăn việc làm và ổn định xã hội. Cho nên việc gây trồng chúng càng trở lên phổ biến và rộng rãi hơn và sản lượng mủ là yếu tố then chốt của giống trồng, chính vì vậy đã có rất nhiều nhà khoa học cũng như các tác giả trên thế giới đã nghiên cứu trong lĩnh vực này như sau: Đầu thế kỷ thứ VIII hai nhà bác học người Pháp La Condamine (1701 - 1775) và Fresneau (1703 - 1770) đã tìm hiểu và nghiên cứu về cây cao su tại một số nước Nam Mỹ như Para thuộc Brazil, Peru, sườn núi Thái Bình Dương…. và đã nhận thấy cao su “chảy nhão” dưới nhiệt độ cao và trở lên “dòn” trong không khí lạnh cũng từ đó hai nhà khoa học này đã nghiên cứu tìm cách làm cho mủ latex không bị đông, nhựa cao su chứa các sản phẩm để sử dụng và từ đây Fresneau có thể coi là người mở đường cho công nghiệp cao su vào giữa thế kỷ XVIII và có vai trò to lớn trong sự phát triển của xã hội. Herussant và Macquer (1768) đã nghiên cứu ra cách hòa tan mủ cao su trong éther đã sử dụng dầu thông (essence de térébenthine) và Fourcroy (1791) đã đề xuất ý kiến chống đông mủ cao su bằng một chất kiềm. Ở nước Anh Thomas Hancock đã tìm ra phương pháp cho mủ cao su thấm vào vải laine, vải bông, dây thừng… và một phát minh mà ông tìm ra đó
  17. 4 là cái máy nhai cao su masticateur) có tác dụng trộn cao su với các phụ gia khác. Nhà nghiên cứu Macintosh dùng benzene hòa tan cao su và sản xuất những tấm vải không thấm nước dùng vào việc may quần áo. Nhà nghiên cứu Charles Goodyear (1840) đã trăn trở làm sao cho mủ cao su vượt khỏi tác hại của nóng và lạnh để trở thành vật liệu sử dụng được. Từ đó ông mày mò tìm hiểu mủ cao su ở nhiệt độ cao với lưu huỳnh và cho kết quả mủ không còn chảy nhão hoặc cứng dòn như trước nữa mà nó giữ được tính đàn hồi và đã được cấp bằng phát minh sáng chế trong lĩnh vực công nghệ cao su. Một lĩnh vực mới đầu tiên trong cạo mủ cao su là nhà nghiên cứu người Anh Ridley (1888) sáng chế ra con dao cạo cơ bản là cạo cách cạo “xương cán” trên nền vỏ tái sinh và ông cũng khuyến cáo nên cạo mủ vào buổi sáng sớm, chế độ cạo ngày một, nhưng sau đó là chế độ ngày cạo, ngày nghỉ sẽ đạt hiệu quả hơn và cây cạo bắt đầu từ năm thứ 6 trở đi và một điều đặc biệt là sản lượng cũng như năng suất vườn cây chịu ảnh hưởng của bề vòng thân, mật độ trồng khoảng 370 cây/ha (Wycherly, 1959) và cũng chính từ đây các đồn điền cao su ở một số nước mới bắt đầu công cuộc trồng cao su tiêu biểu như: Malaysia, Indonesia, Đông Dương, Cambodia, cộng hòa nhân dân Trung Hoa, các nước Châu Phi, Mỹ La tinh (dẫn theo Đặng Văn Vinh, 2007) [22] Giống cao su là loài cây trồng có chu kỳ không như các loài cây trồng khác, để theo dõi về chúng là tốn thời gian (Subramaniam 1980; Tân 1987; Simmonds 1989). Trong mỗi chương trình thụ phấn, tạo ra kiểu gen mới rất phức và các nghiên cứu của các tác giả (Dijkman 1951, Polhamus 1962; Panikkar et al 1980; Tan 1987; Simmonds 1989, Varghese 1992; Ong và cộng sự 1994; Varghese và Mydin năm 2000, Saraswathyamma 2002; Priyadarshan và Clement-Demange 2004) đã cố gắng tìm ra các dòng vô tính cho năng suất cao và ổn định thông qua tuổi cây để rút ngắn chu kỳ trong sản xuất (T. R.
  18. 5 Chandrasekhar, J. G. MarattukalamV. C. Mercykutty, P. M. Priyadarshan, 2007) [40]. Việc nghiên cứu về cao su còn rất nhiều nhà khoa học đã tốn nhiều công sức như nhà thực vật học người Anh, Henry Wickham (1876) và Robert Cross (1876) đã thu thập hạt cao su ở thượng lưu sông Amazon được chuyển về vườn ươm Kew và được đưa sang Sri Lanka, Singapore, Malaysia và Indonesia. Đây là nguồn gen khởi đầu cho sự thành công của các chương trình tạo tuyển giống cao su ở Đông Nam Á được gọi là nguồn gen Wickham (W). Ngoài ra nguồn hạt do Wickham thu thập được ở Brazil chuyển về trồng ở Malaysia và Sri Lanka đã được xem là thủy tổ của hầu hết diện tích cao su ở Châu Á và Châu Phi hiện nay. Trong thời kỳ này cao su được trồng từ hạt thực sinh không chọn lọc, do đó sản lượng đạt được rất thấp, dưới 500 kg/ha. Cramer (1910) là người đã nhận thấy trong vườn cao su thực sinh có sự biến thiên rất lớn về sản lượng giữa các cá thể, qua phân tích sự biến thiên Cramer thấy 70% sản lượng của vườn cây là từ khoảng 30% số cây trong vườn cung cấp. Từ đó ông đã khuyến cáo sử dụng hạt thực sinh từ những cây có năng suất cao để trồng. Kết quả thu được từ vườn trồng hạt có chọn lọc đã đưa năng suất bình quân lên 630 - 704 kg/ha/năm so với 496 kg/ha/năm (Dijkman, 1951). Sau đó các nguyên tắc chọn giống lần đầu tiên đã được công bố tại hội nghị Batavia (Indonesia) vào năm 1914. Đến năm 1917, W.M Van Helten thành công trong phương pháp nhân giống vô tính cao su bằng kỹ thuật ghép mầm mủ trên gốc thực sinh và mở ra một con đường mới trong tạo tuyển giống cao su là tạo các dòng vô tính. Công tác tạo tuyển giống cao su được chú trọng ở nhiều nước như ở Châu Á có malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Sri lanka... ở Châu Phi có Cote d’voici (dẫn theo Phạm Hải Dương, 2002) [3]. Ngoài ra còn nhiều công trình mà các tác giả đã nghiên cứu về giống cao su và đánh giá tiềm năng sản lượng từ các giống mang lại cũng như hiệu quả
  19. 6 kinh tế kể đến như tác giả Aidi Daslin, Sekar Woelan (2004) [32], Lai Van Lam, Le Mau Tuy, Tran Thi Thuy Hoa and Le Hoang Ngoc Anh (2006) [34], Le Mau Tuy, Vu Van Truong, Le Dinh Vinh (2006) [35]. Ở các chế độ khai thác khác nhau để cho lượng mủ trên cây từ đó phản ánh năng suất vườn cây. Tiêu biểu như: J.C. Willis và Parkin 1897 phát hiện lần đầu tiên tại vườn thực vật Peradenya (Sri Lanka) đã tìm hiểu diễn biến của tỷ trọng nước, tỷ lệ mủ khô xác định cây có thể mở miệng cạo, thời vụ cạo, giờ cạo mủ thích hợp nhất trong ngày, hình dáng miệng cạo, độ sâu miệng cạo, dụng cụ dùng trong việc cạo mủ…. trên cơ sở ông đã ước tính năng suất vườn cây cũng như năng suất lao động (dẫn theo Đặng Văn Vinh, 2007) [22]. R. Lacote, O.Gabla, S. Obouayeba (2006) và các cộng sự khác [38] đã nghiên cứu về sản lượng thông qua các chế độ cạo khác nhau trên thân cây của 9 giống kết quả cho thấy ở các vị trí mặt cạo có sự thay đổi lớn về biến thiên sản lượng ở mỗi cá thể. Cũng về chế độ cạo tác giả Sumarmadji (2006) [ 39] đã thí nghiệm trên 15 giống ở 8 chế độ cạo có sử dụng thuốc kích thích mủ … và kết quả là sản lượng g/c/c, kg/ha/năm, DRC, đều khác nhau. Như vậy theo tác giả ở chế độ 1/2S d/3.ET2.5%.La1.0.18/y là tốt nhất. Trên các giống khai thác 10 năm trở lên các chế độ cạo khác nhau có sử dụng thuốc kích thích và khí RRIMFLOW để làm tăng sản lượng, tăng năng suất[33]. Phan Dinh Thao và cộng sự (2006) [37] đã xây dựng các mô hình toán học dự đoán sản lượng trên giống GT 1 và PB 235 ở Đồng Phú và Dầu Tiếng từ đó tìm ra hàm thích hợp để áp dụng nhanh vào tính sản lượng vườn cây. Một lĩnh vực quan trong của cây cao su là khả năng di truyền của chúng từ đây mà theo Ong (1979) thì cây cao su có bộ nhiễm sắc thể 2n = 36, cây cao su có thể là một dạng tứ bội với số lượng nhiễm sắc thể cơ bản n = 9. Các đặc tính như sinh trưởng, sản lượng, khả năng kháng bệnh đều do những tính trạng đa gen, di truyền theo phương phức cộng hợp và khả năng phối hợp
  20. 7 chung quan trọng hơn khả năng phối hợp riêng (Tan và các cộng sự, 1975; Tan và Subramaniam, 1976; Tan, 1977, 1978, 1995) hệ số di truyền theo nghĩa hẹp biến thiên từ 11% - 56% cho sản lượng mủ và từ 9% - 56% cho sinh trưởng (Nga và Subramaniam, 1974; Tan và Subramaniam, 1976, Tan, 1978a, b) (dẫn theo Vũ Văn Trường, 2004) [21], [17], [36], [41]. Cho đến nay, chưa có bằng chứng về sự tự bất tương hợp ở cây cao su, mặc dù thường khi giao phấn chéo cho tỉ lệ đậu trái cao hơn tự thụ. Hiện nay, nghiên cứu đặc điểm di truyền ở cây cao su qua thống kê sinh học (di truyền định lượng) bắt đầu muộn hơn các nghiên cứu khác, nhưng đã có những đóng góp làm nền tảng cho việc định hướng chương trình cải tiến giống cao su. 1.2.2. Một số nước trồng cao su chính Sản xuất cao su thiên nhiên trên thế giới ngày càng tăng mạnh, sản phẩm cao su cung cấp trên thị trường chủ yếu là trồng từ các vườn cây khai thác, sản lượng cao su thế giới đã tăng từ 125 nghìn tấn vào năm 1914 và đến năm 1941 tăng lên 1.504 triệu tấn, do chiến tranh thế giới lần II diễn ra lên diện tích trồng cao su cũng như sản lượng mủ đã giảm xuống đáng kể và đến năm 1945 chỉ còn 254 ngàn tấn, giai đoạn từ 1946 - 1985 sản lượng cao su thiên nhiên đã được phục hồi kể từ năm 1946 đạt 867 ngàn tấn cho đến năm 1980 sản lượng tăng lên 3.845 triệu tấn và giai đoạn 1985 - 2005 tổng sản lượng cao su thiên nhiên vẫn tăng đều đặn số liệu cho thấy năm 1985 đạt 4.335 triệu tấn đến năm 2005 đạt được 8.682 triệu tấn (dẫn theo Phạm Hải Dương, 2002) [2], [3]. Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG - International Rubber Study Group), sản lượng cao su thiên nhiên toàn thế giới năm 2008 dự kiến đạt gần 10 triệu tấn, tăng khoảng 3,1% so với năm 2007, sản lượng cao su thiên nhiên toàn thế giới đạt 9,7 triệu tấn. Hiện nay, các nước sản xuất cao su thiên nhiên lớn trên thế giới gồm có Thái Lan,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2