intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Vượn cao vít (Nomascus Natusus Kuncke d’ Herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

14
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Vượn Cao Vít (Nomacus natusus) tại khu vực khu bảo tồn Loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, tại Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nhằm góp phần tạo tiền đề cho các chương trình phục hồi sinh cảnh cho loài vượn quý hiếm này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Vượn cao vít (Nomascus Natusus Kuncke d’ Herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh tại khu bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn cao vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------------- -------------------------------- NGUYỄN THẾ CƯỜNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA LOÀI VƯỢN CAO VÍT (Nomascus natusus Kuncke d’ Herculais, 1884) LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC PHỤC HỒI SINH CẢNH TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT, HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội – 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------------------- NGUYỄN THẾ CƯỜNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI CỦA LOÀI VƯỢN CAO VÍT (Nomascus natusus Kuncke d’ Herculais, 1884) LÀM CƠ SỞ CHO VIỆC PHỤC HỒI SINH CẢNH TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH VƯỢN CAO VÍT, HUYỆN TRÙNG KHÁNH, TỈNH CAO BẰNG Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐỒNG THANH HẢI Hà Nội - 2011
  3. LỜI CẢM ƠN Sau ba năm học tập và rèn luyện, khóa học Cao học lâm nghiệp K17 (2009 - 2011) đã bước vào giai đoạn kết thúc. Được sự nhất trí của của nhà trường và Khoa đào tạo Sau đại học, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus Kunckel d’Herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh tại Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. Sau gần một năm thực hiện, đến nay đề tài đã hoàn thành. Nhân dịp này, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới TS. Đồng Thanh Hải, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành đề tài này. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo thuộc khoa Đào tạo Sau đại học, Khoa QLBVTNR; Lãnh đạo và đồng nghiệp tại Tổ chức bảo tồn FFI, Vườn thú TwycrossZoo đã động viên, giúp tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ KBT Loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, Tỉnh Cao Bằng cùng bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ động viên và chia sẻ với tôi một phần công việc trong những ngày thu thập số liệu tại hiện trường. Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, tuy nhiên do đối tượng nghiên cứu là loài ngoài tự nhiên, quan sát khó vì vậy rất khó thu thập số liệu. Hơn nữa, do điều kiện về thời gian và tư liệu tham khảo còn hạn chế nên luận văn chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả xử lý, tính toán là trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Xin trân trọng cảm ơn ! Hà Nội, năm 2011 Nguyễn Thế Cường
  4. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ I DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... II DANH MỤC CÁC HÌNH.............…………………………………………………III DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ .................................................................. IV ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 ................................................................................................................3 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..........................................................3 1.1. Một số đặc điểm về Linh trưởng ở Việt Nam ......................................................3 1.1.1. Phân loại học thú linh trưởng ở Việt Nam ....................................................3 1.1.2. Một số đặc điểm giống Nomascus ................................................................5 1.1.3. Một số đặc điểm Vượn Cao Vít – N. nasutus ...............................................9 1.1.4. Tình trạng bảo tồn loài VCV ......................................................................12 1.2. Sinh cảnh và mối quan hệ giữa đặc điểm thực vật với phân bố của Vượn ............12 1.2.1. Khái niệm chung về sinh cảnh ....................................................................12 1.2.2. Sinh cảnh Vượn Cao Vít .............................................................................12 1.2.3. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm của thực vật với phân bố của linh trưởng.............................................................................................................13 1.2.4. Nghiên cứu về phục hồi sinh cảnh cho loài Vượn Cao Vít ........................15 CHƯƠNG 2 ..............................................................................................................16 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...16 2.1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................16 2.1.1. Mục tiêu chung ...........................................................................................16 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................16 2.2. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................16 2.3. Địa điểm nghiên cứu ..........................................................................................16 2.4. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................16 2.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................17 2.5.1. Công tác chuẩn bị .......................................................................................17
  5. 2.5.2. Thu thập số liệu ngoài thực địa ...................................................................17 2.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................22 CHƯƠNG 3 ..............................................................................................................24 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........................................24 3.1. Điều kiện tự nhiên của Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Vượn Cao Vít .............24 3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................................24 3.1.2. Địa hình, địa chất, thổ nhưỡng....................................................................25 3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn ........................................................................................25 3.1.4. Khu hệ thực vật ...........................................................................................26 3.1.5. Khu hệ động vật ..........................................................................................27 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................................27 3.2.1. Dân số .........................................................................................................27 3.2.2. Cơ sở hạ tầng ..............................................................................................28 CHƯƠNG 4 ..............................................................................................................29 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................................................29 4.1. Hiện trạng và phân bố của VCV tại KBT ..........................................................29 4.1.1. Hiện trạng quần thể VCV tại KBT .............................................................29 4.1.2. Biến động quần thể qua các năm ................................................................30 4.1.3. Phân bố VCV tại KBTLSC .........................................................................31 4.2. Đặc điểm hệ thực vật trong khu vực VCV phân bố ...........................................33 4.2.1. Thành phần các loài thực vật có mạch trong khu vực VCV phân bố .........33 4.2.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành rừng trong khu vực VCV phân bố ..................34 4.2.3. Đặc điểm phân bố và cấu trúc tầng thứ của thực vật theo độ cao ..............42 4.2.4. Đặc điểm tầng cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu ...............................43 4.2.5. Thành phần cây bụi thảm tươi ....................................................................44 4.3. Mối quan hệ giữa đặc điểm của thực vật với sự phân bố của VCV...................44 4.3.1. Mật độ VCV trong các trạng thái ...............................................................44 4.3.2. Mối quan hệ giữa đặc điểm thực vật với sự phân bố của VCV ..................46 4.3.3. Thảo luận ....................................................................................................53
  6. 4.4. Đặc điểm hệ thực vật ngoài khu vực VCV phân bố ..........................................56 4.4.1. Thành phần các loài thực vật có mạch ngoài khu vực VCV phân bố ........56 4.4.2. Đặc điểm cấu trúc tổ thành rừng ngoài khu vực VCV phân bố ................58 4.4.3 Đặc điểm phân bố và cấu trúc tầng thứ của thực vật theo độ cao ...............64 4.4.4. Đặc điểm tầng cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu ...............................64 4.4.5.Thành phần cây bụi thảm tươi .....................................................................67 4.4.6. Thành phần thức ăn của VCV tại ngoài khu VCV phân bố .......................67 4.5. Sức chứa của KBT cho loài VCV ......................................................................70 4.6. Hiện trạng quản lý và giải pháp phục hồi sinh cảnh cho loài VCV ...................71 4.6.1. Hiện trạng quản lý.......................................................................................71 4.6.2. Giải pháp phục hồi sinh cảnh cho loài VCV ..............................................74 CHƯƠNG 5 ..............................................................................................................78 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................78 5.1. Kết luận ..............................................................................................................78 5.2. Tồn tại ................................................................................................................79 5.3. Kiến nghị ............................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................
  7. 1i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đúng KBT Khu bảo tồn KBTLSC Khu bảo tồn Loài và sinh cảnh vượn Cao Vít Hvn Chiều cao vút ngọn Hdc Chiều cao dưới cành D1.3 Đường kính thân cây tại vị trí cao 1.3m Doo Đường kính gốc Dt Đường kính tán lá cây rừng OTC Ô tiêu chuẩn VCV Vượn Cao Vít GPS Máy định vị vệ tinh UBND Ủy Ban Nhân Dân
  8. 2i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các loài thuộc họ Hylobatidae ...................................................................4 Bảng 1.2: Tỉ lệ sai khác giữa các cặp nucleotit giữa các loài thuộc giống Nomascus .....6 Bảng 2.1: Giả thiết các mối quan hệ giữa các biến thực vật và mật độ vượn ...........21 Bảng 4.1: Số lượng các đàn VCV ghi nhận được từ năm 2002 đến 2011 ................30 Bảng 4.2: Thành phầ n thực vâ ̣t có ma ̣ch xuấ t hiê ̣n trong khu vực VCV phân bố ....33 Bảng 4.3: Những loài chính tham gia vào tổ thành của khu vực VCV phân bố .......35 Bảng 4.4: Các nhân tố điều tra trong các trạng thái ..................................................36 Bảng 4.5: Các loài chính tham gia tổ thành ở trạng thái IIIA1 .................................39 Bảng 4.6: Các loài chính tham gia tổ thành ở trạng thái IIIA2..................................40 Bảng 4.7: Các loài chính tham gia tổ thành ở trạng thái IIIA3 .................................41 Bảng 4.8: Các loài chính tham gia tổ thành ở trạng thái IIIB ...................................42 Bảng 4.9: Mật độ VCV trong các trạng thái .............................................................44 Bảng 4.10: Tổng hợp các giá trị trung bình của các nhân tố điều tra trong khu vực VCV phân bố.............................................................................................................47 Bảng 4.11: Kết quả kiểm tra phân bố bằng phương pháp Kolmogorov-Smirnov của các nhân tố điều tra ...................................................................................................48 Bảng 4.12: Kết quả so sánh các nhân tố điều tra trong các trạng thái bằng tiêu chuẩn Kruskal – Wallis ........................................................................................................48 Bảng 4.13: Kết quả so sánh các nhân tố điều tra trong các trạng thái bằng tiêu chuẩn Kruskal – Wallis ........................................................................................................49 Bảng 4.14: Kết quả kiểm tra sự tương quan giữa các biến với mật độ vượn bằng tiểu chuẩn R2 của Pearson ................................................................................................50 Bảng 4.15: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính một lớp giữa mật độ vượn với các nhân tố điều tra ..........................................................................................................50 Bảng 4.16: Hệ số xác định theo các hàm khác nhau khi dùng mô phỏng mối quan hệ giữa mật độ vượn và các nhân tố điều tra .................................................................53 Bảng 4.17: So sánh mật độ của một số loài linh trưởng ...........................................54
  9. 3 Bảng 4.18. Thành phần thực vật có mạch thuộc khu vực vượn chưa phân bố .........57 Bảng 4.19: Những loài cây chính tham gia vào công thức tổ thành .........................58 Bảng 4.20: Những loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành ở trạng thái IIIA2 ............59 Bảng 4.21: Những loài cây gỗ tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIIA1.............60 Bảng 4.22: Những loài cây gỗ chính tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIB ......62 Bảng 4.23: Tổng hợp công thức tổ thành tầng cây gỗ ..............................................63 Bảng 4.24: Những loài cây chính tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh ......65 Bảng 4.25: Công thức tổ thành cây tái sinh ở các trạng thái rừng ............................66 Bảng 4.26: Tỉ lệ số loài làm thức ăn của VCV .........................................................68 Bảng 4.27: Thành phần cây thức ăn của VCV theo các trạng thái rừng ...................69 Bảng 4.28: Tỉ lệ cây tái sinh làm thức ăn của VCV trong các trạng thái rừng ..................69
  10. 1ii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Vùng phân bố của họ vượn Hylobatidae ....................................................5 Hình 1.2: Sơ đồ phân tích Gen các loài thuộc giống Nomascus .................................7 Hình 1.3: Sơ đồ mối quan hệ chủng loại phát sinh giữa các loài vượn giống Nomascus ....................................................................................................................7 Hình 1.4: Sự phân bố của các loài thuộc họ vượn thuộc giống Nomascus.................8 Hình 2.1: Các tuyến điều tra tại KBTLSC ................................................................19 Hình 3.1: Vị trí và ranh giới KBTLSC .....................................................................24 Hình 4.2: Vị trí các OTC và các đàn vượn trong KBTLSC ......................................32
  11. 1iii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ Biểu đồ 4.1: Tỉ lệ thành phần giới tính theo tuổi của quần thể VCV .......................29 Biểu đồ 4.2: So sánh sự gia tăng về số lượng đàn VCV qua các năm ......................30 Biểu đồ 4.3: So sánh sự gia tăng về số lượng cá thể VCV qua các năm ..................31 Biể u đồ 4.4: Tổng hợp theo họ, chi, loài thực vật bậc cao trong khu phân bố .........33 Biểu đồ 4.5: Tỉ lệ cây thức ăn của VCV có trong các trạng thái rừng ......................37 Biểu đồ 4.6: Diện tích các trạng thái rừng trong khu VCV phân bố ........................38 Biểu đồ 4.7: Mật độ cây theo trạng thái rừng trong khu VCV phân bố ....................38 Biểu đồ 4.8: Mật độ đàn VCV có trong các trạng thái rừng trong KBT...................45 Biều đồ 4.9: Mật độ cá thể VCV có trong các trạng thái rừng trong KBT ...............46
  12. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus Kunckel d'Herculais, 1884) là một trong những loài linh trưởng nguy cấp nhất trên thế giới [41, 45, 61]. Danh lục Đỏ IUCN (2010) [61] xếp VCV vào mức cực kỳ nguy cấp - CR (Critically Endangered). Loài Vượn này được coi là bị tuyệt diệt ở Quảng Tây từ thập niên 1950 (Tan, 1985). VCV được ghi nhận ở Việt Nam từ năm 1884 và năm 1965 thu được ba tiêu bản ở Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng [21, 26, 38]. Từ đó đến nay loài vượn này được coi như tuyệt chủng do không có bất cứ ghi nhận nào về sự tồn tại của loài [6, 62]. Năm 2002, một quần thể nhỏ với khoảng 26 cá thể được phát hiện còn tồn tại trong một khu rừng nhỏ thuộc hai xã Phong Nậm và xã Ngọc Khê, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, giáp biên giới Trung Quốc [32, 47]. Năm 2006, thực hiện nhiệm vụ của FFI điều tra khảo sát tại khu vực rừng kề cận thuộc huyện Trịnh Tây, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc đã xác nhận được sự hiện diện của 19 cá thể Vượn Cao Vít thuộc 3 đàn tại khu vực Banglang, Trịnh Tây, Trung Quốc. Năm 2007, FFI kết hợp với chính quyền địa phương hai quốc gia thực hiện cuộc tổng khảo sát trên các khu vực này và đã khẳng định quần thể VCV (Nomascus nasutus) chỉ có ở Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng và Khu Bảo tồn Banglang, Trịnh Tây, Trung Quốc là khu vực tiếp giáp, liền kề với với khoảng 18 đàn với 102- 110 cá thể [32, 47, 48, 49, 50]. Ngay sau khi các báo cáo công bố về sự tái xuất hiện của VCV, bên cạnh các thông tin về phân bố và hiện trạng quần thể, đã có nhiều công trình nghiên cứu, mô tả đặc điểm sinh học sinh thái, thành phần thức ăn, tập tính vận động của VCV được công bố như (Lưu Tường Bách 2007, , Fan 2009, Geissmann et al 2002, Nguyễn Thị Hiền 2007). Tuy nhiên, cho đến nay nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái và sinh cảnh sống của loài VCV (Nomascus nasutus) còn hạn chế, kết quả mới chỉ dừng lại ở mức điều tra sơ bộ về phân bố, một số tập tính và sinh thái học thức ăn của VCV. Hơn nữa, các nghiên cứu mới chỉ tập chung vào khu vực hiện nay VCV đang sử dụng mà chưa có một nghiên cứu nào về khả năng phục hồi sinh cảnh cho
  13. 2 loài VCV trên toàn khu bảo tồn. Với diện tích hiện tại thì quần thể VCV vẫn có thể tồn tại và phát triển, bởi vấn đề cạnh tranh vùng sống chưa sảy ra gay gắt. Tuy nhiên trong tương lai, khi quần thể phát triển về số lượng, cộng với việc phát triển của các loài linh trưởng khác tại khu vực này, sẽ dễ dẫn đến khả năng cạnh tranh môi trường sống và thức ăn. Do đó, việc mở rộng sinh cảnh cho quần thể VCV ở đây là rất cần thiết. Để mở rộng sinh cảnh sống cho quần thể VCV ở đây, những thông tin về hiện trạng phân bố VCV, mối liên hệ của chúng với thành phần loài cây, cấu trúc tổ thành, cấu trúc tầng tán, thành phần cây làm thức ăn, sức chứa của sinh cảnh và khả năng phục hồi sinh cảnh, sẽ rất quan trọng và là cơ sở cho việc phục hồi các sinh cảnh đã bị suy thoái. Chính vì vậy, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm sinh thái của loài Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus Kunckel d’Herculais, 1884) làm cơ sở cho việc phục hồi sinh cảnh tại Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Vượn Cao Vít, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng”. Số liệu thu thập được và kết qủa nghiên cứu của đề tài sẽ trả lời một số câu hỏi về đặc điểm sinh cảnh và khả năng phục hồi sinh cảnh cho loài VCV, đồng thời đưa ra được một số giải pháp góp phần nâng cao hiểu biết sinh cảnh của chúng tại địa điểm nghiên cứu, là cơ sơ khoa học cho việc đưa ra các giải pháp quản lý bảo tồn loài linh trưởng quý hiếm này ở Việt Nam và Trung Quốc.
  14. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số đặc điểm về Linh trưởng ở Việt Nam 1.1.1. Phân loại học thú linh trưởng ở Việt Nam Theo hệ thống phân loại của Brandon - Jone và cộng sự (2004) [29], khu hệ thú linh trưởng Việt Nam có 24 loài và phân loài thuộc 3 họ là: họ Cu li (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae), họ Vượn (Hylobatidae). Trong số 24 loài và phân loài, có 6 loài và phân loài là đặc hữu của Việt Nam: gồm Voọc mũi hếch (Rhinopithecus avunculus), Voọc mông trắng (Trachypithecus delacouri), Voọc Cát Bà (Trachypithecus policocephalus poliocephalus), Chà vá chân xám (Pygathrix nemaeus cinerea), Khỉ đuôi dài Côn Đảo (Macaca fascicularis condorensis), Vượn đen Cao Vít (Nomascus nasutus nasutus). Theo hệ thống phân loại học phân tử các loài linh trưởng Đông Dương (Christian, 2007) [63] thì Khu hệ thú linh trưởng ở Việt Nam có 25 loài và phân loài thuộc 3 họ: Họ cu li – Loridae, họ khỉ - Cercopithecidae, họ Vượn – Hylobatidae. Trong phần này, đề tài sẽ tập trung mô tả phân loại học và khu phân bố của họ Vượn. 1.1.1.1. Họ vượn - Hylobatidae Các loài Vượn gộp chung thành họ Vượn (Hylobatidae) được gọi là khỉ giả nhân nhỏ, phân bố trên toàn bộ các vùng rừng mưa nhiệt đới ở Đông Nam Á [7, 34, 36, 38], chúng đặc trưng bởi lối vận động, cấu trúc xã hội và thông tin liên lạc. Các loài vượn sống hoàn toàn trên cây và ăn quả là chủ yếu, sự đu tay tạo ra sự chuyển động đặc thù, tập tính treo thân độc đáo và tư thế đứng thẳng thường xuyên, thể hiện sự chuyên hóa cao độ đối với môi trường và chế độ ăn hàng ngày của chúng. Các nghiên cứu trước đây về phân loại vượn chia thành hai nhóm gồm Symphalangus và Hylobates. Sự khác nhau dễ nhận thấy là nhóm Symphalangus nặng hơn và chúng có giọng hót sâu hơn, có bao cổ họng bên ngoài và màng chân
  15. 4 giữa các ngón 2 và 3. Hiện nay các nghiên cứu về di truyền học, các đặc điểm giải phẫu xương sọ và âm thanh đã phân họ vượn thành các giống Symphalangus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 50, giống Nomascus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52 giống Bunopithecus có 2n = 38 và giống Hylobates có 2n = 44 [7] (Bảng 1.1, Hình 1.2). Bảng 1.1: Các loài thuộc họ Hylobatidae Số lượng bộ Giống Loài và phân loài Vùng phân bố nhiễm sắc thể Assam, Banglades, Bunopithecus 38 B. hoolock Trung Quốc H. agilis Đông Sumatra H. agilis albibarbis Phía đông Borneo H. klossii Đảo Mentawai H. lar Bắc Thái Lan Hylobates 44 H. molocch Tây Giava H. muelleri Tây Borneo H. muelleri abbotti Tây bắc Borneo H. muelleri funereus Bắc Borneo Đông Thái Lan, H. pileatus Campuchia Symphalangus 50 S. syndactylus Bán đảo Malay Bắc Việt Nam, N. concolor Yunan N. nasutus Bắc Việt Nam N. hainanus Đảo Hải Nam Nomascus 52 Nam Việt Nam, Bắc N. gabriellae Lào, Tây Capuchia N.leucogenys Lào, Bắc Việt Nam, Nam Yunan Trung Lào, miền N. l. Siki trung Việt Nam Nguồn (Geissmann và cs., 2000)
  16. 5 Các loài thuộc họ vượn Hylobatidae phân bố trên toàn bộ các vùng rừng mưa nhiệt đới ở Đông Nam Á, vùng phân bố của họ vượn Hylobatidae được xác định (Hình 1.1) [43] Hình 1.1: Vùng phân bố của họ vượn Hylobatidae 1.1.2. Một số đặc điểm giống Nomascus Kích thước cơ thể: những cá thể vượn mào hoang dã có trọng lượng cơ thể trung bình là 7 - 8 kg, nặng tương đương với trọng lượng của giống Bunopithecus (7kg), lớn hơn trọng lượng của giống Hylobates (khoảng 5kg) và nhỏ hơn trọng lượng của giống Symphalangus (khoảng 11kg) Đặc điểm sọ: trán cao và tròn, các cạnh trên ổ mắt phẳng. Số lượng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 52 Đặc điểm hình thái: Túm lông trên đầu dựng đứng, ở con đực phát triển hơn tạo thành một cái mào, những con cái trưởng thành có đám lông đen trên đầu tương phản với phần lông màu nhạt ở xung quanh. Có sự lưỡng sắc giới tính thể hiện rõ ở
  17. 6 những cá thể trưởng thành: con đực thường có màu lông đen (có hoặc không có các mảng lông má màu sáng), cá thể cái có lông màu vàng nhạt hoặc màu vàng da cam hoặc màu be nhạt, thường có mảng lông chẩm màu đen, có hoặc không có đám lông bụng màu tối. Những thay đổi về màu sắc của bộ lông trong quá trình phát triển cá thể: con non sinh ra có bộ lông màu đen, gần tương tự như màu của con đực trưởng thành. Đến thời gian trưởng thành sinh dục (khoảng 5 - 8 năm tuổi), con cái thay đổi màu lông lần thứ hai và có bộ lông màu sáng đặc trưng của con cái trưởng thành [43]. Phân loại học phân tử giống Nomascus Theo Roos Christian et al. 2007 [41], phân loại học phân tử dựa trên trình tự gen cytochrome b ty thể của 64 cá thể vượn và một cá thể Hylobates lar dùng đối chứng trong đó có 44 dạng khác nhau. Sự khác nhau giữa các cặp từ 0,1 – 8,2%, trong các bậc phân loại sự khác biệt lớn nhất là giữa hai loài N. nasutus và N. hainanus (6,8%) [41] (Bảng1.2) Bảng 1.2: Tỉ lệ sai khác giữa các cặp nucleotit giữa các loài thuộc giống Nomascus 1 2 3 4 5 6 (1) N.nasutus 0,2-0,5 (2) N. hainanus 6,8 - (3) N. concolor 7,2-8,2 6,8-7,7 0,2-1,1 (4) N.l. leucogenys 6,9-8,0 7,4-8,2 4,5-6,2 0,1-1,1 (5) N.l. siki 6,7-7,4 7,4-7,7 4,6-5,8 1,2-1,8 0,2-0,8 (6) N. gabriellae 7,1-7,8 7,4-7,9 4,8-6,0 3,3-4,6 3,0-3,9 0,1-1,1 Theo cống bố mới nhất năm 2010, đã có thêm một loài vượn mới có tên là vượn mào đen má hung Trung bộ N.anamensis được các nhà khoa học Đức và Việt Nam công bố [46].
  18. 7 Hình 1.2: Sơ đồ phân tích Gen các loài thuộc giống Nomascus Như vậy dựa trên các dẫn liệu về các cặp khác nhau và mối quan hệ phát sinh chủng loại thì các loài N. nasutus, N. hainanus, N. concolor, N. gabriellae, N. leucogenys được công nhận là các loài riêng biệt. Dựa trên sơ đồ phát sinh chủng loại của giống Nomascus như trên thì loài N.concolor được coi là loài đơn. Hylobates N.nasutus N. hainanus N.concolor N. gabriellae N. l. leucogenys N. l. siki Hình 1.3: Sơ đồ mối quan hệ chủng loại phát sinh giữa các loài vượn giống Nomascus
  19. 8 Phân bố của giống Nomascus Vượn mào – Nomascus chỉ phân bố ở Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào, phía đông Campuchia và Tây - Nam Trung Quốc (tỉnh Vân Nam và đảo Hải Nam), sông Mê Kông là giới hạn phía tây của các vùng phân bố của chúng và ngăn cách chúng với giống Hylobates [41]. Những khu vực phân bố hiện nay đã bị chia cắt mạnh gồm những mảnh rừng ít nhiều còn nguyên sinh, biệt lập và nhỏ (Hình 1.4 - Loài N.sp nay được khẳng định là loài N.annamensis) [50]. Hình 1.4: Sự phân bố của các loài thuộc họ vượn thuộc giống Nomascus Vượn đen tuyền – N. concolor phân bố ở miền Trung và miền Tây của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, tại Bắc Lào có khoảng 9 đàn phân bố ở khu vực rộng khoảng 20km2 thung lũng Nam Kan, tỉnh Bokeo. Ở Việt Nam loài phân bố ở các khu vực giữa sông Hồng và sông Đà, các mẫu vật thu được ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Thanh Hóa. Hiện nay theo kết quả điều tra của Lê Trọng Đạt và cs., 2006 ở Sơn
  20. 9 La và Yên Bái thì số lượng quần thể vượn đen tuyền đang bị suy giảm từ 39 nhóm với 91 cá thể năm 2000-2001 còn 25 nhóm với 68 cá thể năm 2006 [51]. Vượn má trắng – N. l. leucogenys có vùng phân bố rộng ở Trung Quốc từ miền cực Nam của tỉnh Vân Nam, phía đông sông Hắc Long Giang. Ở Lào vượn má trắng phân bố ở nửa bắc của đất nước, sông Mê Kông cũng là giới hạn phía Tây của loài. Ở Việt Nam phân bố ở các tỉnh miền Tây-Bắc đến phía Tây sông Đà, giới hạn phía Nam của phân loài là phía nam sông Cả (Nghệ An). Vượn má trắng siki – N. l. siki phân bố ở phía bắc miền Trung Việt Nam và miền Trung Lào. Sông Mêkông là ranh giới phía Tây vùng phân bố của nó. Phân bố tại ở Việt Nam, hạ lưu sông Cả là giới hạn phía Bắc của loài, giới hạn về phía nam của loài chưa được xác định. Vượn mào đen má hung Trung bộ (N. annamensis) là một loài vượn mới được phát hiện và công bố năm 2010, thuộc chi vượn mào đen Nomascus, họ Vượn Hylobatidae. Loài vượn này phân biệt khá rõ với các loài vượn mào má sáng màu khác ở các đặc điểm tần số và nhịp độ phát âm thanh gọi bầy, cảnh báo kẻ địch xâm nhập lãnh địa. Phân bố Nam Lào, Nam Việt Nam và Đông-Bắc Campuchia. Ranh giới phân bố của loài chưa được xác định rõ [46]. Vượn má vàng – N. gabriellae phân bố ở Nam Lào, nam Việt Nam và đông- bắc Campuchia. Ranh giới phân bố của loài chưa được xác định rõ, có thể giới hạn phía bắc của loài có thể là ở các tỉnh Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên hoặc Đăk Lăk [43]. 1.1.3. Một số đặc điểm Vượn Cao Vít – N. nasutus Tên gọi Tên thường gọi: Vượn Cao Vít Tên khoa học: Nomascus nasutus Kunckel d’Herculais, 1884 Năm 1884 Kunkel d’Herculais lần đầu tiên mô tả loài Hylobates nasutus, mẫu vật này sống một thời gian ngắn ở Pari và được ghi nhận là bắt giữ ở gần vịnh Hạ Long, vùng ven biển miền Đông Bắc Việt Nam. Năm 1892, Thomas mô tả một cá thể vượn đực bắt được ở đảo Hải Nam coi như một loài mới – Hylobates
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2