intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm nghèo dựa vào rừng tại xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

15
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn này nghiên cứu đánh giá được tình hình kinh tế của các hộ nghèo và việc quản lý, sử dụng tài nguyên rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp giảm nghèo dựa vào rừng cho người dân tại xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm nghèo dựa vào rừng tại xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG THỊ MINH HUỆ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO DỰA VÀO RỪNG TẠI XÃ NGHIÊN LOAN, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG THỊ MINH HUỆ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO DỰA VÀO RỪNG TẠI XÃ NGHIÊN LOAN, HUYỆN PÁC NẶM, TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60 62 60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN BÁ NGÃI Hà Nội, 2010
  3. i LỜI CÁM ƠN Được sự nhất trí của Khoa Sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam và thầy giáo hướng dẫn khoa học PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi, tôi đã triển khai thực hiện đề tài : “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm nghèo dựa vào rừng tại xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn”, đến nay bản luận văn cao học đã hoàn thành. Tôi xin cam đoan toàn bộ phần số liệu ngoại nghiệp là trung thực và do bản thân tự thu thập. Tôi xin chịu trách nhiệm về những số liệu đề tài đã sử dụng. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Bá Ngãi, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình xây dựng đề cương, thu thập số liệu và hoàn thiện bản báo cáo, cảm ơn sự giúp đỡ của Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Kạn, UBND xã Pác Nặm và cán bộ, nhân dân xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu ngoại nghiệp. Về phía trường Đại học Lâm nghiệp, cho phép tôi được bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám hiệu Nhà trường, Khoa Sau đại học, các thầy cô giáo trong Khoa Lâm học, Bộ môn Nông lâm kết hợp đã tạo điều kiện giúp đỡ về mặt thời gian để tôi thực hiện tốt đề tài, đặc biệt là sự hỗ trợ về mặt chuyên môn trong quá trình điều tra, phân tích số liệu và xử lý nội nghiệp. Cũng nhân đây, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng đề tài không tránh khỏi những thiếu xót, tôi rất mong nhận được những ý kiến góp ý quý báu của các thầy cô, các chuyên gia và bạn bè đồng nghiệp để bản báo cáo được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2010 Học viên Hoàng Thị Minh Huệ
  4. ii MỤC LỤC Trang LỜI CÁM ƠN ......................................................................................................................... i MỤC LỤC ............................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... iv DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... v DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................................ 3 1.1. Trên thế giới:.............................................................................................................. 3 1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................................ 6 1.3. Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu tổng quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu................ 13 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................................. 15 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 15 2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 15 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 15 2.4. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 15 2.4.1. Quan điểm về nghèo, giảm nghèo và phát triển sinh kế bền vững ............................ 15 2.4.2. Cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu ....................................................................... 17 2.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 22 2.5.1. Kế thừa và phân tích tài liệu thứ cấp ......................................................................... 22 2.5.2. Lựa chọn địa điểm nghiên cứu: ................................................................................. 23 2.5.3. Xác định dung lượng mẫu điều tra ........................................................................... 25 2.5.4. Phương pháp điều tra thu thập số liệu hiện trường .................................................... 26 2.5.5. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu......................................................................... 27 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..... 31 3.1. Điều kiện tự nhiên xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn ........................... 31 3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................... 31 3.1.2. Địa hình.................................................................................................................... 31 3.1.3. Tài nguyên đất đai ....................................................................................................... 31 3.1.4. Điều kiện khí hậu thủy văn ...................................................................................... 33
  5. iii 3.1.5. Tình hình quản lý và sử dụng đất đai ....................................................................... 33 3.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội xã Nghiên Loan .................................................. 34 3.2.1. Dân số, dân tộc và lao động: ...................................................................................... 34 3.2.2. Thực trạng kinh tế, tổ chức sản xuất .......................................................................... 34 3.2.3. Cơ sở hạ tầng: ............................................................................................................ 35 3.2.4. Văn hoá xã hội, Y tế, giáo dục:.................................................................................. 36 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................. 37 4.1. Tình hình kinh tế của các hộ nghèo tại xã Nghiên Loan ......................................... 37 4.1.1. Thực trạng hộ nghèo trên địa bàn xã Nghiên Loan ................................................. 37 4.1.2. Đặc điểm kinh tế của các hộ nghèo tại xã Nghiên Loan .......................................... 39 4.2. Tình hình quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại xã Nghiên Loan ........................ 51 4.2.1. Tình hình quản lý tài nguyên rừng của xã Nghiên Loan ......................................... 51 4.2.2. Đánh giá về chương trình giao đất giao rừng và trồng rừng được triển khai trên địa bàn xã Nghiên Loan ............................................................................................................. 53 4.2.3. Tình hình sử dụng tài nguyên rừng của hộ nghèo trên địa bàn xã ........................... 58 4.2.4. Mức độ phụ thuộc vào rừng của người nghèo tại xã Nghiên Loan ......................... 64 4.3. Cơ sở pháp lý và thực tiễn đề xuất giải pháp giảm nghèo dựa vào rừng tại xã Nghiên Loan...... .................................................................................................................. 73 4.3.1. Cơ sở pháp lý đề xuất giải pháp giảm nghèo dựa vào rừng ..................................... 73 4.3.2. Cơ sở thực tiễn đề xuất giải pháp giảm nghèo dựa vào rừng cho người dân tại địa điểm nghiên cứu................................................................................................................... 80 4.3.3. Các nguồn lực .......................................................................................................... 82 4.3.4. Phân tích các giải pháp định hướng cho giảm nghèo dựa vào rừng tại địa phương 82 4.4. Đề xuất giải pháp giảm nghèo dựa vào rừng cho người dân xã Nghiên Loan ................ 86 4.4.1. Nhóm giải pháp giảm nghèo thông qua tạo nguồn thu nhập trực tiếp từ rừng và đất rừng ...................................................................................................................................... 86 4.4.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển lâm nghiệp và các hoạt động sản xuất ngoài lâm nghiệp................................................................................................................................... 99 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 102 KẾT LUẬN........................................................................................................................ 102 KIẾN NGHỊ ....................................................................................................................... 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CHDCND Cộng hòa Dân chủ nhân dân CIFOR Trung tâm nghiên cứu lâm học Quốc tế CN Chăn nuôi CT 135 Chương trình 135 CTMTQG XĐGN Chương trình Mục tiêu Quốc gia Xóa đói giảm nghèo DFID Bô ̣ phát triể n Quố c tế ĐDSH Đa da ̣ng sinh ho ̣c FAO Tổ chức nông lương thế giới HGĐ Hộ gia đình LĐ-TBXH Lao động thương binh xã hội LNXH Lâm nghiệp xã hội LSNG Lâm sản ngoài gỗ NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn NR Nương rẫy PRA Đánh giá nông thôn có sự tham gia PTBV Phát triển bền vững QLBV Quản lý bảo vệ RRA Đánh giá nhanh nông thôn TN Thu nhập TN&MT Tài nguyên và Môi trường TNR tài nguyên rừng UBDT Ủy ban dân tộc UBND Ủy ban nhân dân WB Ngân hàng thế giới XĐGN Xóa đói giảm nghèo
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Trang Bảng 4.1: Tổng hợp số hộ nghèo của xã Nghiên Loan qua các năm.... 36 Bảng 4.2: Tổng hợp kết quả rà soát xác định hộ nghèo xã Nghiên Loan .................................................................................... 37 Bảng 4.3: Tổng hợp nguyên nhân hộ nghèo xã Nghiên Loan ............. 37 Bảng 4.4: Các chỉ tiêu kinh tế của hộ nghèo theo các nhóm dân tộc 38 Bảng 4.5: Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng của xã Nghiên Loan 50 Bảng 4.6: Tổng hợp hiện trạng giao đất lâm nghiệp tại xã Nghiên Loan năm 2009 .............................................................. 53 Bảng 4.7: Kết quả điều tra số hộ nghèo tham gia vào chương trình 661 theo nhóm dân tộc 54 Bảng 4.8: Kết quả điều tra nguyên nhân các hộ nghèo không tham gia vào trồng rừng 55 Bảng 4.9: Diện tích canh tác nương rẫy của các HGĐ theo nhóm dân tộc .................... ................................................................ 58 Bảng 4.10: Đóng góp của nương rẫy trong thu nhập của HGĐ theo các nhóm dân tộc ....................................................................... 59 Bảng 4.11: Mức độ khai thác gỗ củi của người nghèo phân theo nhóm dân tô ̣c ................................................................................ 60 Bảng 4.12: Mức độ khai thác rau rừng phục vụ chăn nuôi của các hộ nghèo .................................................................................. 61 Bảng 4.13: Tương quan chung giữa tổng thu nhập với các thu nhập thành phần của các hộ nghèo ............................................... 64 Bảng 4.14 Tương quan giữa tổng thu nhập với các thu nhập thành phần của hộ nghèo thuộc nhóm dân tộc H’Mông ............... 65 Bảng 4.15: Tương quan giữa tổng thu nhập với các thu nhập thành phần của hộ nghèo thuộc nhóm dân tộc Dao ...................... 65 Bảng 4.16: Tương quan giữa tổng thu nhập với các thu nhập thành phần của hộ nghèo thuộc nhóm dân tộc Tày ...................... 66
  8. vi Bảng 4.17: Tương quan giữa tổng thu nhập với các thu nhập thành phần của hộ nghèo thuộc nhóm dân tộc Nùng .................... 66 Bảng 4.18: Thu nhập ròng hộ/năm theo nhân tố nương rẫy và chăn nuôi ..................................................................................... 70 Bảng 4.19: Thu nhập bình quân khẩu/tháng theo nhân tố canh tác 71 nương rẫy và chăn nuôi Bảng 4.20: Bảng 4.20: Phân tić h các hướng giải pháp giảm nghèo dựa 82 vào rừng có thể áp dụng cho khu vực nghiên cứu Bảng 4.21: Cơ cấu đất lâm nghiệp trung bình/hộ tại xã Nghiên Loan 82 sau khi thực hiện phương án giao đất, giao rừng............... Bảng 4.22: Cơ cấu đất lâm nghiệp trung bình/hộ của các hộ nghèo 84 theo nhóm dân tộc tại xã Nghiên Loan sau khi thực hiện phương án giao đất, giao rừng ........................................ Bảng 4.23: Số tiền hỗ trợ dự kiến của các hộ nghèo/năm khi tham gia 85 vào hoạt động khoanh nuôi bảo vệ rừng ............................ Bảng 4.24: Số tiền người dân được nhận khi tham gia vào hoạt động 86 trồng rừng phòng hộ và trồng rừng sản xuất ....................... Bảng 4.25: Thu nhập dự kiến của hộ nghèo khi tham gia hoạt động 88 trồng rừng theo các nhóm dân tộc ....................................... Bảng 4.26: Diện tích rừng trồng đề xuất và mức hỗ trợ cho các hộ 90 nghèo theo từng nhóm dân tộc tại xã Nghiên Loan ............ Bảng 4.27: Thu nhập dự kiến của người nghèo khi khai thác gỗ từ 92 diện tích rừng trồng được giao ...................................... Bảng 4.28: Thu nhập dự kiến từ sản xuất lương thực của hộ nghèo trên diện tích đất lâm nghiệp theo các nhóm dân tộc ................. 93 Bảng 4.29 Dự kiến thu nhập bổ sung cho các hộ nghèo khi được tham gia các hoạt động lâm nghiệp theo chính sách của Nhà nước ........................................................................... 94
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình Trang Hình 4.1: Hiện trạng nhà ở theo nhóm dân tộc .................................. 40 Hình 4.2: Số trâu bò trung bình/hộ theo nhóm dân tộc ..................... 42 Hình4.3: Cơ cấu đất đai theo nhóm dân tộc .................................... 43 Hình 4.4: Cơ cấu thu chi theo nhóm dân tộc..................................... 45 Hình 4.5: Cân đối thu nhập hộ/năm theo các nhóm dân tộc............... 46 Hình 4.6: Thu nhập bình quân/khẩu/tháng theo các nhóm dân tộc.... 47 Hình 4.7: Cơ cấu thu nhập theo các nhóm dân tộc............................ 48
  10. viii
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đối với tất cả các nước trên thế giới, đói nghèo luôn là vấn đề được xã hội quan tâm. Ở các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn luôn tồn tại tình trạng phân hóa giàu nghèo. Còn ở những nước đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp, trong đó bao gồm Việt Nam, thì một bộ phận không nhỏ dân cư vẫn sống ở mức nghèo khổ, đặc biệt còn có những người sống trong hoàn cảnh rất khó khăn vẫn phải chịu tình trạng thiếu đói, không đủ ăn trong khi đây là nhu cầu thiết yếu của con người. Thực tế cho thấy rằng ở Việt Nam vẫn còn hàng triệu người nghèo–khoảng 23 triệu người nghèo toàn bộ và 9 triệu người nghèo lương thực. Và với mức Tổng thu nhập Quốc dân trên đầu người là 410 đô la vào năm 2001, Việt Nam vẫn còn được xếp trong nhóm các nước có thu nhập thấp. Người nghèo chủ yếu tập trung ở những vùng xa xôi hẻo lánh với điều kiện kiếm sống khó khăn. [43,tr.2- 3] Hiện nay, rất nhiều người nghèo nhất trong số những người nghèo ở Việt Nam đang sống trong và gần rừng. Rừng có tác dụng rất quan trọng đối với cộng đồng nhưng chưa mang lại những lợi ích cho người nghèo. Vì vậy để thực hiện được công cuộc xoá đói giảm nghèo cần phải quan tâm thích đáng đến việc sử dụng tài nguyên rừng. Để giải quyết được đói nghèo cho các cộng đồng sống trong rừng, sống phụ thuộc vào rừng thì không có giải pháp nào khác là phải dựa vào rừng; sử dụng hợp lý và bền vững tài nguyên rừng thông qua đổi mới lâm trường quốc doanh; thực hiện mô hình đồng quản lý và chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư địa phương. [7, tr.28 - 29] Các vùng có tỷ lệ nghèo cao thường chính là những vùng vẫn còn rừng tự nhiên. Căn cứ vào thực tế này, sẽ không thể lên kế hoạch xoá nghèo thành công mà không có những quan tâm đúng đắn tới các vấn đề thuộc về lâm nghiệp. Nhiều người dân nghèo đã từ lâu sống phụ thuộc vào nguồn tài nguyên rừng và họ vẫn sẽ tiếp tục sống như vậy [43, tr.60]. Và ngược lại, cũng cần thiết phải dành nhiều quan tâm hơn nữa tới các cơ chế rõ ràng nhằm cải thiện đời sống nông thôn để đạt được
  12. 2 mục tiêu xóa đói giảm nghèo gắn liền với bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng của Chính phủ. Để đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, Chính phủ đã thảo luận và quyết nghị về việc triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ban hành ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP thì xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Xã Nghiên Loan huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn là một trong những xã nằm trong chương trình hỗ trợ giảm nghèo của huyện Pác Nặm theo nghị quyết 30a của Chính phủ. Đây là một xã có diện tích đất lâm nghiệp tương đối lớn 5.212,89ha chiếm 90,71% tổng diện tích tự nhiên (5.745,09 ha), đồng thời cũng là xã có tỉ lệ hộ nghèo cao nhất trong huyện chiếm 62,24%. Dân số toàn xã có 1017 hộ với 5093 nhân khẩu gồm 4 dân tộc chính là H’Mông, Dao, Tày, Nùng đã sinh sống từ lâu đời. 100% số hộ nghèo trong xã là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ nhận thức và tiếp thu khoa học còn hạn chế, sản xuất chủ yếu theo hướng tự cung tự cấp và phụ thuộc nhiều vào tài nguyên rừng. Vấn đề đặt ra hiện nay là cần phải có giải pháp nâng cao đời sống cho người dân dựa vào chính tiềm năng sản xuất của cộng đồng đặc biệt là phải làm sao cho người dân có thể sống dựa vào tài nguyên rừng của địa phương mà không làm mất đi vai trò sinh thái và môi trường của rừng. Với lý do trên, đề tài “Nghiên cứu đề xuất giải pháp giảm nghèo dựa vào rừng tại xã Nghiên Loan, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn” được thực hiện. Đây là vấn đề hiện có rất ít công trình nghiên cứu đề cập tới, đặc biệt tại khu vực nghiên cứu đề tài lựa chọn hoạt động này cũng chưa được triển khai. Kết quả của đề tài sẽ là nền tảng vững chắc làm cơ sở cho các giải pháp phát triển bền vững tài nguyên rừng và sinh kế của người dân tại khu vực nghiên cứu.
  13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới: Trong vòng 30 năm qua, việc thay đổi mối quan hệ giữa con người và rừng đã nhận được nhiều sự quan tâm của Chính phủ các nước. Đối với nhiều quốc gia, trong vòng hơn nửa thế kỷ trước, cơ cấu thể chế thống trị là nhà nước nắm quyền kiểm soát các hoạt động lâm nghiệp. Tuy nhiên, tới những năm 1980, đã có nhiều kinh nghiệm thất bại rộng rãi của chính phủ trong lĩnh vực lâm nghiệp với bằng chứng phổ biến là sự hoạt động kém hiệu quả của các lâm trường và làm đi giảm các giá trị sinh kế dựa vào rừng. Nhà nước đã thất bại trong nhiều lĩnh vực khác nhau, tuy nhiên đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được nhấn mạnh như là một khu vực "nổi lên như là một địa điểm của tham nhũng, sự tham quyền cố vị và sự thiếu minh bạch trong việc phân bổ quyền lực" (Blaser và Douglas 2000). Nhận thức được những thất bại này các nước đã xem xét lại những câu hỏi cơ bản về chính phủ: vai trò của chính phủ là gì, và làm thế nào để thực hiện tốt nhất vai trò này. Hội nghị Lâm nghiệp Thế giới lần thứ 8 năm 1978 đã báo trước sự chuyển đổi này trong các chính sách về lâm nghiệp với việc công nhận rằng rừng phải được sử dụng cho mục đích phát triển cộng đồng địa phương chứ không phải phục vụ lợi ích của nhà nước. [51, tr.2] Một tuyên bố quan trọng từ Đại hội này là đưa ra và yêu cầu các chính phủ thông qua một sự hiểu biết rộng về vai trò của lâm nghiệp trong lĩnh vực phát triển nông thôn và đặc biệt là cần có một sự thay đổi trong thái độ đối với người dân nông thôn: Đó là khuyến khích sự tự chủ, hỗ trợ và hợp tác lẫn nhau. Và công nhận rằng con người là động lực của phát triển chứ không chỉ đơn thuần như là đối tượng thụ động của quá trình phát triển (trích dẫn trong Westoby 1985:320). (Dẫn theo Marry Hobley) [51,tr.3]
  14. 4 Vấn đề nghiên cứu vai trò của rừng đối với đời sống của người dân đã nhận được sự quan tâm mạnh mẽ của nhiều tác giả. Năm 1986, trong tác phẩm “Lâm nghiệp xã hội và hành động của cộng đồng” các tác giả Dorji, D.C. Chavada, B. Thinley và Wangchuks cho rằng: Rừng chủ yếu là nguồn cung cấp gỗ xây dựng và làm hàng rào, cung cấp củi, nơi chăn thả và chuồng trại cho gia súc. Chúng cũng cung cấp một phần lớn những yêu cầu về thức ăn gia súc, lợi tức, công ăn việc làm và đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đất và nước trên vùng đất dốc. (FAO, 1996) (dẫn theo Trần Ngọc Thể, 2009) [31] Theo Gadgil và VP. Vartok năm 1976 trong tác phẩm: “Những lùm cây thiêng miền Tây dãy Ghats ở Ấn Độ” cho rằng: Người dân địa phương ở Ấn Độ đã bảo vệ được các đám rừng từ dưới 0,5 ha đến 10 ha dưới dạng lùm cây thiêng để thờ các vị thần của lùm cây. Việc thờ cúng tại những lùm cây thiêng đó được hình thành từ các xã hội chuyên về săn bắn và hái lượm. Việc lấy ra bất cứ sản phẩm nào đều bị cấm kỵ. Với nạn phá rừng ngày càng tăng, những lùm cây đó đã trở thành những di sản còn lại của rừng tự nhiên và do đó đã trở nên quan trọng trong việc thu lượm một số sản phẩm như: Cây thuốc, lá rụng, gỗ khô…Việc khai thác gỗ đã bị cấm nhưng đôi khi vẫn xảy ra tình trạng khai thác gỗ trộm (FAO, 1996). (dẫn theo Trần Ngọc Thể, 2009) [31] Theo Guha, 1989, sự phụ thuộc của người dân vùng núi vào TNR đã được thể chế hóa thông qua rất nhiều chế độ xã hội và văn hóa. Thông qua văn hóa và tôn giáo truyền thống, các cộng đồng bản địa đã tạo ra một vành đai bảo vệ xung quanh rừng. Khi được tôn trọng và dưới các lễ nghi phù hợp, các thế lực này sẽ duy trì sự ổn định và thịnh vượng cho cộng đồng. Như vậy việc thừa nhận và hiểu rõ các giá trị của TNR có thể giúp mang lại các cơ hội kiếm sống, cải thiện điều kiện dinh dưỡng, sức khỏe và nước sinh hoạt cho người nghèo.( Trần Đức Viên và các cộng sự, 2005.) (dẫn theo Lê Văn Gọi, 2009) [11, tr.9-10] Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiề u tài liệu xem xét tiềm năng giảm nghèo dựa vào rừng. Hầu hết các tài liệu nghiên cứu mới này đều nhấn mạnh sự cần thiết của các nghiên cứu bổ sung vì còn có rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp (Angelsen và Wunder 2003:41). Quan điểm của các nhà nghiên cứu bấ t đồ ng
  15. 5 với nhau về viê ̣c nên lạc quan hay bi quan về khả năng giảm nghèo dựa vào rừng. Scherr et al. (2002) có thể được xem như theo khuynh hướng lạc quan, trong khi Wunder (2001) thì tỏ rõ quan điểm bi quan. [43, tr.7] Việc nghiên cứu mối liên hệ giữa nghèo và rừng trong xóa đói giảm nghèo và cải thiện sinh kế cho dân cư nông thôn được nhiều tác giả đề cập tới. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB), 2001: Hơn 1,6 tỉ người phụ thuộc ở các mức độ khác nhau vào rừng về sinh kế, khoảng 60 triệu người dân bản xứ đang phụ thuộc hoàn toàn vào các khu rừng. Khoảng 350 triệu người sống trong hoặc gần các khu rừng phụ thuộc vào rừng ở mức độ cao về sinh kế và thu nhập. Ở các nước đang phát triển, khoảng 1,2 tỉ người sống phụ thuộc vào các hệ thống canh tác nông lâm kết hợp để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp và tạo thu nhập cho người dân. Trên toàn thế giới, ngành công nghiệp rừng đáp ứng nhu cầu việc làm cho khoảng 60 triệu người. Khoảng 1 tỉ người phụ thuộc vào các loài cây thuốc thu hái từ rừng để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe. Cũng theo WB, 2004: Tài nguyên rừng trực tiếp đóng góp vào sinh kế của 90% trong số 1,2 tỉ người sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực trên thế giới và gián tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các nguồn lương thực cho gần một nửa dân số của các nước đang phát triển thông qua việc duy trì môi trường sinh thái bền vững cho sản xuất nông nghiệp. (dẫn theo Mary Hobley, 2007). [51] Theo Sato, 2000, đối với nhân loại nói chung và các cộng đồng sống trong và gần rừng nói riêng, TNR là một trong những nguồn thu nhập và là sự đảm bảo cho sinh kế của họ. Ngoài việc cung cấp đất trong trường hợp người dân thiếu đất, rừng cũng là nơi cung cấp cho họ các nguồn năng lượng, lương thực, thuốc chữa bệnh cũng như các vật liệu để để làm nhà, đóng thuyền và vật liệu khác. Sato còn cho rằng, người dân sống dựa vào rừng ở hai khía cạnh: thứ nhất là sự phụ thuộc vào thu nhập, liên quan đến tổng thu nhập và thu nhập của họ có được bằng việc bán các sản phẩm từ rừng (hiểu đơn giản là tiền) và thứ hai là sự phụ thuộc vào sinh kế, được tính toán bằng các loại sản phẩm từ rừng sử dụng hàng ngày. (dẫn theo Lê Văn Gọi, 2009) [ 11, tr.9]
  16. 6 Các nghiên cứu trên thế giới được liệt kê trên đây mới chỉ có những phân tích định tính về vai trò của rừng cũng như sự phụ thuộc của các cộng đồ ng dân cư vào TNR. Khẳng định sự cần thiết phải quan tâm đến TNR như là một yếu tố quan trọng trong tiến trình xóa đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư sống trong rừng và gần rừng ở các nước nghèo và các nước đang phát triển. Tuy nhiên, chưa có các nghiên cứu định lượng cụ thể để xác định mức độ phụ thuộc vào rừng của người dân cũng như các giải pháp giảm nghèo cho người dân nông thôn dựa vào tài nguyên rừng. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Một số chương trình dự án liên quan đến rừng và đói nghèo ở Việt Nam: - Chương trình Mục tiêu Quốc gia XĐGN XĐGN trở thành một cấu phần quan trọng của chính sách quốc gia tại Đại hội Đảng VIII năm 1996. Đại hội đã đề ra các mục tiêu XĐGN và các giải pháp chính sách liên quan. Do vậy mà tháng 7/1998 Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt và triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000 và 2001-2005. Ban đầu gồm có 6 chính sách liên quan đến lĩnh vực hỗ trợ và miễn giảm phí khám chữa bệnh; miễn giảm học phí; hỗ trợ cho đồng bào dân tộc; hỗ trợ những người dân yếu thế, dễ bị tổn thương; hỗ trợ nhà ở và công cụ sản xuất. Ngoài ra, Chương trình còn bao gồm 8 dự án về tín dụng, khuyến nông, xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất, đào tạo cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo, ổn định dân di cư tại các khu kinh tế mới, định canh định cư, ổn định dân cư tại các xã nghèo và phát triển các mô hình XĐGN để nhân rộng. [1] Từ năm 1996 - 2002 tổng số tiền 14.695 tỷ đồng đã được đầu tư sử dụng cho cấp vốn vay ưu đãi cho 2,75 triệu hộ gia đình nghèo trên toàn quốc trong giai đoạn 1996 – 2002; cấp khoảng 1,5 triệu thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho các hộ dân nghèo cho tới thời điểm năm 2002; và hỗ trợ về giáo dục cho trẻ em thuộc các hộ gia đình nghèo với khoảng hơn 120 tỷ đồng. - Chương trình 135 hay còn gọi là Chương trình Phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (CT 135) Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 nhằm tăng cường hoạt động xóa đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt
  17. 7 khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa tại 52 tỉnh. Đến năm 2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 138/2000/QĐ-TTg ngày 29/11/2000 về việc hợp nhất dự án định canh định cư, dự án hỗ trợ dân tộc đặc biệt khó khăn, Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao vào Chương trình 135. Ngoài ra, năm 2001 dự án “Hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn” được chuyển từ CTMTQG XĐGN sang CT 135 “Chính sách hỗ trợ các hộ đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn” do UBDT quản lý. Theo các bước chuyển đó CT135 hiện nay bao gồm 5 hợp phần: phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển cơ sở hạ tầng trung tâm cụm xã, quy hoạch ổn định dân cư, khuyến nông, khuyến ngư (gắn với ngành công nghiệp chế biến) và đào tạo cán bộ xã/thôn bản ở các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa. Khởi đầu, chương trình này nhằm hỗ trợ 1.715 xã nghèo trong đó có 1.568 xã nghèo miền núi và 147 xã nghèo ở đồng bằng với khoảng 1,1 triệu hộ gia đình gồm trên 6 triệu khẩu. Sau đó, chương trình này được mở rộng để hỗ trợ 2.362 xã nghèo, vùng sâu vùng xa. Với tổng mức đầu tư khoảng 5.600 tỷ đồng trong giai đoạn 1998 – 2003. [1] Ngoài các chương trình xóa đói giảm nghèo cho các vùng nông thôn nói chung, các chương trình giảm nghèo gắn với bảo tồn rừng ở khu vực nông thôn miền núi cũng được nhà nước đặc biệt quan tâm. Năm 1992 Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt chương trình trồng rừng phòng hộ, chương trình 327, thực hiện từ năm 1993, đến năm 1998 chương trình này được lồng ghép vào chương trình 5 triệu ha rừng. Gần đây nhất là chương trình 30a của Chính phủ năm 2008 về giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo trong cả nước. Các chương trình này đã đạt được những kết quả nhất định và tạo được sự chuyển biến trong đời sống của người dân đặc biệt là người dân nghèo ở khu vực nông thôn miền núi Việt Nam. - Chương trình 327: Mục tiêu của chương trình 327 là phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ được rừng, môi trường sinh thái, sử dụng tiềm năng đất trống ở miền núi, trung du, bãi bồi ven biển và mặt nước, thu hút lao động và giải quyết việc làm. Hoạt động của chương trình bao gồm khoanh nuôi, bảo vệ rừng hiện có, trồng rừng mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn,.... Trước năm 1995, hàng
  18. 8 năm Nhà nước đầu tư cho chương trình 416 tỉ đồng, sau năm 1995 đến 1998 số vốn đầu tư hàng năm lên đến 900 tỉ đồng. Từ năm 1995 đến 1998, chương trình đã đạt được một số kết quả như: bảo vệ rừng 2 triệu ha, trồng rừng mới 120.000ha; trồng cây công nghiệp và vườn hộ: 40.000ha; chăn nuôi đại gia súc: 20.000 con, tạo lao động cho 40.000-50.000 hộ gia đình. - Chương trình 5 triệu ha rừng (chương trình 661): Dự án trồng 5 triệu hecta rừng được phê duyệt ở kỳ họp thứ Hai, Quốc hội khoá 10 do thủ tướng chính phủ ký trong quyết định số 661/QD-TTg (1998). Chương trình được xây dựng và thực hiện để đẩy nhanh tốc độ trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, tập trung vào bảo vệ diện tích rừng hiện có và trồng mới rừng, tăng cường chức năng bảo vệ môi trường của rừng một cách hiệu quả, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần phát triển bền vững quốc gia với mục tiêu đạt được độ che phủ rừng lên 40%. Dự án cũng được xây dựng để tạo ra vùng cung ứng nguyên liệu thô cho khu công nghiệp chế biến gỗ, tạo ra công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa phương đạt mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Đánh giá về hiệu quả của chương trình 661, Bộ TN&MT Việt Nam (2008) đã nhận định: Việc giao rừng cho các nhóm hộ để bảo vệ và hưởng lợi một phần từ các sản phẩm từ rừng mà không có đầu tư bằng tiền của Nhà nước sẽ bền vững hơn trong việc giảm gánh nặng ngân sách của Chính phủ. Người bảo vệ rừng cũng được hưởng nhiều quyền hơn do đó quyền hưởng dụng đất của họ được đảm bảo hơn. Điều này có nghĩa là đóng góp từ hoạt động giao rừng để cải thiện tạo thu nhập chính người dân còn tốt hơn và bền vững hơn.... Vì thế, nó góp phần xoá đói giảm nghèo do nâng cao khả năng của người dân địa phương. [4, tr.21] - Nghị quyết 30a của Chính phủ: Năm 2008, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nghị quyết 30a ngày 27 tháng 12 năm 2008 về Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 61 huyện nghèo trong cả nước. Ngoài đề ra mục tiêu chung cho Chương trình 30a đến năm 2020 là: Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững.
  19. 9 Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với đặc điểm của từng huyện; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng. Chương trình còn đề ra các mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể như mục tiêu đến năm 2010: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sống....; năm 2015: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh; đến năm 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 - 6 lần so với hiện nay. Để thực hiện các mục tiêu trên, Nghị quyết đã đề xuất các chính sách hỗ trợ cụ thể cho các xã nghèo và hộ nghèo ở các xã như: (1) Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập: thông qua các chương trình khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; hỗ trợ kinh phí cho khai hoang, phục hóa đất để sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ giống, phân bón cho chuyển đổi cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, hỗ trợ lãi suất tiền vay ngân hàng để sản xuất nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông sản,... ; (2) Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề, nâng cao dân trí; (3) Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; (4) Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện. Ngoài các chính sách hỗ trợ chung cho các xã nghèo như trên, nghị quyết còn có các điều khoản quy định riêng cho các hộ nghèo trong xã như việc trợ cấp gạo trong thời kỳ giáp hạt, hộ nghèo chưa tự túc được lương thực, hỗ trợ tiền và lãi suất vay ngân hàng cho các hộ nghèo tận dụng sản xuất nông nghiệp trên đất trồng rừng sản xuất. Hỗ trợ vốn vay không lãi suất để phát triển chăn nuôi và trồng cỏ phục vụ chăn nuôi,.... 1.2.2. Một số nghiên cứu về rừng và đói nghèo được thực hiện ở Việt Nam
  20. 10 Khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa diện tích che phủ của rừng và đói nghèo, nhóm hành động chống đói nghèo của Chính phủ (2002) đã khẳng định rằng người nghèo là đối tượng dễ bị tác động nhất trước những sự thay đổi của TNR: Khi diện tích rừng bị thu hẹp, hiệu ứng điều tiết của cây cối suy giảm và khả năng xảy ra tác động thiên nhiên sẽ nhiều hơn (lũ lụt, hạn hán, bão, lở đất hay nhiễm mặn).... Những trường hợp thời tiết xấu như vậy có tác động nhiều hơn và không cân xứng vào người nghèo vì họ có ít nguồn lực hơn cho việc phục hồi sau thiên tai. Rừng bị xuống cấp cũng có ảnh hưởng mạnh hơn tới người nghèo sống ở vùng rừng nói chung vì họ thường phải dựa vào rừng để sinh sống. Mặt khác, tăng tỉ lệ che phủ rừng sẽ giúp hạn chế xói mòn, cung cấp nguyên liệu và vật liệu xây dựng cho cộng đồng địa phương, tăng cơ hội việc làm tại miền rừng, đảm bảo xuất khẩu gỗ bền vững hơn và nuôi dưỡng một số lượng các sản phẩm rừng phi gỗ. Hơn nữa đối với rất nhiều người nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là các dân tộc thiểu số các vùng rừng lân cận là một hình thức bảo hiểm. Vào những lúc khan hiếm lương thực, ý tưởng đầu tiên thường xuất hiện với người nghèo là đi thu lượm cây cỏ và động vật có thể ăn được ở rừng cũng như những sản phẩm của rừng mà có thể giảm mức độ thiếu ăn khi lương thực khan hiếm ở các cộng đồng nghèo nông thôn. [24, tr.14]. Nghiên cứu của Nguyễn Bá Ngãi ở 7 xã vùng đệm rừng quốc gia Ba Vì minh hoạ sự phụ thuộc của các cộng đồng vào tài nguyên rừng. Mặc dù nhu cầu khai thác lâm sản ngoài gỗ như dược liệu, song mây, măng tre và mộc nhĩ cao, thu nhập từ những sản phẩm này chỉ chiếm khoảng 10% của thu nhập toàn xã (Nguyễn Bá Ngãi 2002) (dẫn theo Đinh Đức Thuận, 2005) [32, tr.27] Swinkels (2004: 9) khẳng định rằng diện tích cây lưu niên của 20% số hộ nghèo nhất chỉ bằng một nửa số diện tích cây lưu niên của 20% số hộ giàu. Các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng Đông Bắc và trung du Bắc Bộ sở hữu diện tích rừng rộng gấp 10 lần diện tích rừng do người Kinh sở hữu trong khu vực này. Tuy nhiên, người nghèo gặp nhiều khó khăn trong việc tạo thu nhập từ sử dụng đất rừng. Sinh kế của nhiều trong số hộ nghèo nhất chủ yếu vẫn dựa vào đất rừng và thực tế là có
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0