intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:138

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn; đánh giá các hình thức quản lý rừng phòng hộ và vai trò của người dân trong công tác bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn; đề xuất được các giải pháp cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn cho khu vực Tây Nguyên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên

  1. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học khóa học 2012 – 2014, được sự đồng ý của thầy giáo hướng dẫn và khoa Sau Đại học trường Đại học Lâm nghiệp, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp “ Nghiên cứu đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên”. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Phùng Văn Khoa đã hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm quý báu và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo sở NN&PTNT, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm và nhất là các Ban Quản lý rừng phòng hộ tại hai tỉnh Lâm Đồng và Kon Tum, các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cùng gia đình bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập và thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Mai, ngày …. tháng …. năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Phượng
  2. ii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 4 1.1. Khái niệm ................................................................................................ 4 1.1.1. Khái niệm về rừng phòng hộ ............................................................ 4 1.1.2. Khái niệm rừng phòng hộ đầu nguồn ............................................... 4 1.2. Quản lý rừng phòng hộ trên thế giới ...................................................... 4 1.3. Quản lý rừng phòng hộ tại Việt Nam ..................................................... 8 1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý rừng phòng hộ ........................................... 8 1.3.2. Các nghiên cứu về quản lý rừng phòng hộ tại Việt Nam ................. 9 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................................. 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 13 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 13 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 13 2.2. Đối tượng điều tra khảo sát ................................................................... 13 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 13 2.3.1. Đánh giá hiện trạng rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên ...... 13 2.3.2. Nghiên cứu những tác động vào rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên ...................................................................................................... 14
  3. iii 2.3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả rừng phòng hộ đầu nguồn tại khu vực nghiên cứu .............................................................................. 14 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 14 2.4.1. Phương pháp luận ........................................................................... 14 2.4.2. Công tác ngoại nghiệp .................................................................... 15 2.4.3. Điều tra thực địa.............................................................................. 16 2.5. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu ..................................................... 20 Chương 3. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 21 3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực Tây Nguyên .............................................. 21 3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................... 21 3.1.2. Địa hình, địa mạo ............................................................................ 22 3.1.3. Khí hậu ............................................................................................ 22 3.1.4. Thủy văn ......................................................................................... 23 3.1.5. Tài nguyên đất ................................................................................ 23 3.1.6. Tài nguyên rừng .............................................................................. 24 3.1.7. Tài nguyên khoáng sản ................................................................... 25 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội khu vực Tây Nguyên ................................. 25 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 31 4.1. Đánh giá hiện trạng rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên ............ 31 4.1.1. Diễn biến diện tích rừng của khu vực qua các năm........................ 31 4.1.2. Diễn Biến rừng phòng hộ các tỉnh khảo sát:................................... 33 4.1.3. Cấu trúc rừng phòng hộ tại khu vực nghiên cứu ............................ 35 4.2. Những tác động vào rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên ........... 41 4.2.1. Những tác động từ thiên nhiên ....................................................... 41 4.2.3. Những tác động từ con người ......................................................... 44
  4. iv 4.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả rừng phòng hộ đầu nguồn tại khu vực nghiên cứu ...................................................................................... 86 4.3.1. Các giải pháp về chính sách............................................................ 86 4.3.2. Giải pháp về Tổ chức quản lý ......................................................... 89 4.3.3. Giải pháp về kỹ thuật ...................................................................... 89 4.3.4. Giải pháp về công tác tuyên truyền giáo dục.................................. 90 4.3.5. Giải pháp về công tác phòng cháy chữa cháy rừng và phòng trừ sâu bệnh hại ..................................................................................................... 91 KẾT LUẬN,TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ QLBVR Quản lý bảo vệ rừng TNMT Tài nguyên môi trường LNCĐ Lâm nghiệp cộng đồng UBND Uỷ ban nhân dân NN Nông nghiệp
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 2.1 Danh sách các địa phương được chọn làm địa điểm nghiên cứu 19 Diễn biến tài nguyên rừng của các tỉnh vùng Tây Nguyên giai 4.1 32 đoạn 2005 đến năm 2012 Diễn biến rừng phòng hộ tại hai tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng 4.2 34 giai đoạn 2007 - 2013 Tỷ lệ diện tích các loại rừng được quy hoạch là rừng phòng hộ 4.3.1 37 tại Kon Tum Tỷ lệ diện tích các loại rừng được quy hoạch là rừng phòng hộ 4.3.2 38 tại Lâm Đồng 4.3.3 Các loài cây và tiêu chuẩn được chọn để trồng rừng phòng hộ 39 Tổng hợp tình hình cháy rừng và sâu bệnh hại rừng các tỉnh 4.4 43 thuộc khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2011 – 2013 Tổng hợp vi phạm tài nguyên rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 4.5 47 2010 – 7/2013 Diện tích rừng bị lấn chiếm tại các Ban quản lý rừng phòng hộ 4.6 48 tỉnh Kon Tum Thống kê vi phạm luật Bảo vệ và phát triển rừng huyện Lạc 4.7 49 Dương giai đoạn 2007 - 2011 Tổng hợp tình hình vi phạm tài nguyên rừng của BQL RPHĐN 4.8 49 Đa Nhim tỉnh Lâm Đồng từ 01/2013 – 08/2013 Tổng hợp tình hình vi phạm tài nguyên rừng của BQL RPHĐN 4.9 50 Sêrêpôk tỉnh Lâm Đồng từ 2009 – 07/2013 Tầm quan trọng của tài nguyên rừng đối với cộng đồng dân cư 4.10 52 về mặt kinh tế, xã hội
  7. vii Thống kê thu nhập theo % các nguồn thu của các hộ dân theo 4.11 54 thành phần dân tộc tại nơi điều tra ( ĐVT: %) Tiềm năng của cộng đồng đồng dân cư trong công tác bảo vệ 4.12 58 rừng 4.13 Tổng hợp các biện pháp tuyên truyền tại khu vực Tây Nguyên 76 4.14 Tổng hợp tình hình Khoán bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu 78 4.15 Diện tích rừng trồng phòng hộ tại các điểm nghiên cứu 80 4.16 Những bất cập về chính sách đối với rừng phòng hộ đầu nguồn 82 Tổng hợp những vấn đề gây ảnh hưởng đến công tác quản lý 4.17 84 rừng phòng hộ đầu nguồn khu vực Tây Nguyên
  8. viii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang Rừng phòng hộ đầu nguồn tại xã Đăk Pxi huyện Đăk Hà tỉnh 4.1 40 Kon Tum Rừng phòng hộ đầu nguồn tại xã Đăk Kôi huyện Kon Rẫy tỉnh 4.2 40 Kon Tum 4.3 Rừng phòng hộ tại xã Đa Rsal huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng 40 Rừng phòng hộ đầu nguồn sông Sêrêpôk huyện Đam Rông tỉnh 4.4 Lâm Đồng 40 4.5 Rừng phòng hộ đầu nguồn bị lấn chiếm để trồng sắn tại Kon Tum 51 Rừng phòng hộ đầu nguồn bị lấn chiếm để trồng Cà phê ở Lâm 4.6 51 Đồng Một phần diện tích đất rừng sản xuất được chuyển thành đất 4.7 66 nông nghiệp tại xã Đa Rsal huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng Pano tuyên truyền của Ban quản lý rừng phòng hộ Kon Rẫy, 4.8 77 huyện Kon Rẫy tỉnh Kon Tum Biển đánh dấu khu vực nhận khoán bảo vệ rừng của 1 tổ thuộc 4.9 79 Ban quản lý rừng phòng hộ Đa Nhim tỉnh Lâm Đồng Biển đánh dấu khu vực thực hiện chi trả dịch vụ môi trường 4.10 79 rừng huyện Lạc Dương tỉnh Lâm Đồng. Rừng trồng phòng hộ Thông ba lá tại Ban quản lý Rừng phòng 4.11 81 hộ SêrêPôk Lâm Đồng. Rừng trồng phòng hộ Thông ba lá tại Ban quản lý Rừng phòng 4.12 81 hộ Kon Rẫy tỉnh Kon Tum.
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có đặc điểm địa hình ¾ là đồi núi, diện tích trải dài trên nhiều vĩ độ nhưng lại hẹp ngang do đó nước ta có nhiều sông ngòi nhưng hầu hết các sông đều ngắn và dốc. Với những đặc điểm địa hình và thủy văn sẵn có như vậy chúng ta có nhiều cơ hội để phát triển thủy điện nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức về thiên tai. Để phát triển được tiềm năng thiên nhiên sẵn có và hạn chế những khó khăn phải đối mặt chúng ta cần quan tâm đến việc quy hoạch, bảo vệ và phát triển những cánh rừng để chúng vừa có chức năng điều tiết nguồn nước vừa có chức năng phòng hộ. Một thực tế đang xảy ra là rừng phòng hộ nước ta đã và đang bị suy thoái nghiêm trọng, đặc biệt là ở những vùng đầu nguồn nước, nơi có địa hình cao, dốc và phân cắt mạnh. Trong những năm qua, chính phủ hết sức quan tâm, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng, triển khai thực hiện xã hội hóa nghề rừng, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước của chính quyền các cấp và tính tự chủ của chủ rừng, trong đó có vai trò tham mưu của Kiểm lâm cho chính quyền các cấp thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp. Cụ thể trong gần 2 thập kỷ qua, cả nước đã bắt tay thực hiện chương trình 327 phủ xanh đất trống đồi núi trọc…rồi tiếp đến là dự án 661 trồng mới 5 triệu ha rừng đến năm 2010, thành lập các Ban quản lý rừng phòng hộ. Nhờ những nỗ lực đó mà tính đến cuối năm 2009, toàn quốc có gần 13,259 triệu ha rừng (hơn 10,339 triệu ha rừng tự nhiên và hơn 2,919 triệu ha rừng trồng). Độ che phủ rừng tăng mạnh từ 37% năm 2005 lên 39,1% năm 2009 và năm 2010 đạt 39,5%, bình quân tăng mỗi năm tăng 0,5%. Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, đây là kết quả đáng mừng trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của nước ta, bởi thực tế ở nhiều nước trên thế giới độ che phủ rừng đang suy giảm.
  10. 2 Có thể nhận thấy công tác quản lý bảo vệ rừng đã có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, công tác quản lý tài nguyên rừng và tổ chức sản xuất ngành lâm nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế và yếu kém. Tiềm năng, lợi thế của tài nguyên rừng chưa được khai thác sử dụng có hiệu quả, nạn phá rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác gỗ trái phép ngày càng gia tăng, rừng phòng hộ đầu nguồn vẫn tiếp tục bị suy thoái, nhất là về chất lượng. Khu vực Tây Nguyên vốn được coi là rốn rừng của cả nước, so với các vùng khác Tây Nguyên đứng đầu về trữ lượng và diện tích rừng song rừng của khu vực này cũng đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái trầm trọng. Rừng ở Tây Nguyên được quy hoạch chủ yếu là rừng phòng hộ đầu nguồn, đây còn là nơi bắt nguồn của các sông lớn chảy xuống vùng Duyên hải Miền trung, nơi có diện tích rừng đầu nguồn quan trọng của thuỷ điện Yaly, Sê San, Đồng Nai… Vì vậy đây là địa bàn có vị trí rất quan trọng về bảo vệ môi trường, không những của Tây Nguyên mà cả vùng Duyên hải Miền trung, Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh hạ Lào, Cam Pu Chia. Do đó khu vực Tây Nguyên được coi là vùng trọng điểm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ đầu nguồn đặc biệt là hai tỉnh Kon Tum và Lâm Đồng. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong 4 năm (2007-2011) diện tích rừng tại 5 tỉnh Tây Nguyên đã bị mất 129.686 ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 107.427 ha, rừng trồng 22.261 ha. Tính đến năm 2011, tổng diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn 5 tỉnh chỉ còn 5.464 ha với độ che phủ khoảng 51%. Riêng tại Gia Lai, trong 6 năm (2006-2012) đã xảy ra 11.164 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó, phá rừng trái phép 406 vụ, khai thác gỗ và lâm sản 1.052 vụ, mua bán, vận chuyển cất giấu lâm sản 8.802 vụ…Đó là những thực trạng đau lòng đang xảy ra tại nơi cò nhiều rừng nhất trong cả nước.
  11. 3 Trước vai trò quan trọng của rừng phòng hộ đối với việc điều tiết nguồn nước và bảo vệ môi trường sinh thái, xuất phát từ thực tế vấn nạn suy giảm diện tích của rừng phòng hộ ngày càng nghiêm trọng tại khu vực Tây Nguyên tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên” để có một cái nhìn tổng quát hơn về thực trạng công tác quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn, nhằm bước đầu tạo cơ sở định hướng và góp phần xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn ở Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
  12. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm về rừng phòng hộ Theo luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004[15], rừng phòng hộ là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu góp phần bảo vệ môi trường. 1.1.2. Khái niệm rừng phòng hộ đầu nguồn Theo Quyết định 186/2006/QĐ-TTG ngày 14/8/2006[21], đưa ra khái niệm về rừng phòng hộ đầu nguồn : Rừng phòng hộ đầu nguồn là rừng được xác lập nhằm tăng cường khả năng điều tiết nguồn nước của các dòng chảy, hồ chứa nước để hạn chế lũ lụt, giảm xói mòn, bảo vệ đất, hạn chế bồi lấp các lòng sông, lòng hồ. Rừng phòng hộ đầu nguồn được xác lập dựa trên các tiêu chí và chỉ số về diện tích, lượng mưa, độ dốc, độ cao, đất. Quy mô của rừng phòng hộ đầu nguồn phù hợp với quy mô của lưu vực sông và việc quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn gắn với việc quản lý tổng hợp lưu vực sông. 1.2. Quản lý rừng phòng hộ trên thế giới Trên thế giới phương thức quản lý rừng tập trung dưới dạng quản lý nhà nước hoặc tư nhân đã có lịch sử từ rất lâu đời. Tại Thổ Nhĩ Kỳ Baskent (2008) [39] đã đưa ra khái niệm Khung Quy hoạch Quản lý Rừng Đa tác dụng (Multiple-Use Forest Management Planning Framework) nhằm tích hợp các chức năng cơ bản của rừng như chức năng về sinh thái, kinh tế và xã hội trong quá trình quy hoạch và đưa ra những quyết định, chính sách quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Bằng những kết quả nghiên cứu của mình, tác giả cũng đưa ra những tiêu chí căn bản cho các khu
  13. 5 rừng phòng hộ đặc trưng như rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ ven bờ sông, suối. Chẳng hạn, đối với rừng phòng hộ ven bờ sông suối cần giữ đai rừng rộng 60 m đối với sông lớn, 30 m đối với suối và vùng đất ngập nước, 500 m đối với các hồ nước tự nhiên và 1km trở lên đối với các khu rừng ngập mặn ven biển. Tác giả cũng đề nghị không nên có bất kỳ hoạt động khai thác nào trong khu vực như vậy nhằm đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả phòng hộ của đai rừng. Tại Hàn Quốc[nghiên cứu của tác giả Yeo-Chang cho thấy gần đây chính sách quản lý rừng của Hàn Quốc tập trung nhiều vào việc tạo điều kiện cho các chủ rừng trong khi đó quyền lợi của những người sống phụ thuộc vào rừng ở các khu vực lân cận bị xem nhẹ [13] . Đây chính là một trong những nguy cơ tiềm ẩn ảnh hưởng đến tính không bền vững trong quản lý rừng. Còn Lee Soo-hwa chỉ ra rằng đất rừng tốt có thể thấm được khoảng 250 mm nước mưa trong một giờ. Tuy nhiên, cũng theo tác giả thì khi rừng không qua tác động cải thiện cấu trúc sẽ không tốt cho cải thiện nguồn nước thậm chí còn làm tăng sự thiếu nước do làm cho một lượng lớn nước bị ngăn giữ từ các tầng tán và bốc thoát hơi. Ngược lại, khi rừng được cải thiện tầng tán thì sẽ tạo điều kiện cho nước mưa thấm vào đất nhiều hơn, sự chiếu sáng sẽ làm cho các sinh vật đất như giun hoạt động tốt hơn vì vậy có tác dụng duy trì nguồn nước và cải thiện nguồn nước tốt hơn. Các khu rừng được cải thiện cấu trúc tốt đã được chứng minh là có tác dụng ngang bằng và đôi khi còn hơn cả các đập nước trong việc làm giảm các vấn đề do nước gây ra dù đó là lũ lụt hay hạn hán[13]. Ở Nê Pal, năm 1989 nhà nước thực hiện chính sách lâm nghiệp mới đó là chia rừng và đất rừng làm hai loại: Rừng tư nhân và rừng nhà nước cùng với hai loại sở hữu tương ứng là sở hữu rừng tư nhân và sở hữu rừng nhà nước[19]. Trong quyền sở hữu của nhà nước lại được chia theo các quyền sử
  14. 6 dụng khác nhau như: rừng cộng đồng theo nhóm sử dụng, rừng hợp đồng với các tổ chức, rừng tín ngưỡng, rừng phòng hộ. Nhà nước công nhận quyền pháp nhân và quyền sử dụng cho các nhóm sử dụng rừng. Trong những năm qua, Nepal đã giao khoảng 19000 ha rừng quốc gia cho các cộng đồng, đến năm 2002 đã có hơn 2000 nhóm sử dụng rừng được hình thành. Những nghiên cứu về chính sách lâm nghiệp của Pandit và cộng sự năm 2009 đã cho thấy cần phải hỗ trợ các cộng đồng và nhóm sử dụng rừng trở thành những đơn vị có tư cách pháp nhân (dưới dạng hợp tác xã, hoặc công ty) có thể giao dịch với các tổ chức chính thống như ngân hàng và các đối tác trong và ngoài nước, để từ đó họ có thể ký kết các hợp đồng kinh tế nhằm hỗ trợ nâng cao sinh kế của người quản lý bảo vệ rừng. Đây có thể là bài học bổ ích cho điều kiện của Việt Nam. Ở Nhật Bản, hiện có khoảng 25 triệu ha rừng, trong đó: rừng cộng đồng chiếm 10%, rừng tư nhân chiếm 60%, rừng quốc gia chiếm 30%. Từ đam mê và quan tâm đến văn hóa, người Nhật đã học được cách cải tiến việc sử dụng bền vững và bảo tồn nguồn tài nguyên rất lớn. Vì vậy, thực tế các mục tiêu chính trong pháp luật bảo vệ rừng và quản lý tài nguyên ở Nhật Bản đều được công bố rõ ràng, nhằm đẩy mạnh và phát triển bền vững dựa trên cơ sở lợi ích cộng đồng ngay từ những năm 1800[38]. Tại Châu Âu, phần lớn các nước phát triển như Thụy Điển, Phần Lan ... trên các khu vực đỉnh đồi, ngọn núi cao người ta thường giữ khoảng 40-70% diện tích rừng phòng hộ, phần còn lại phía chân đồi được dùng cho các hoạt động chăn nuôi và canh tác nông nghiệp. Theo Parviainena[38], hệ thống quản lý rừng phòng hộ không nên là một phần độc lập mà phải là một phần của chiến lược quản lý tài nguyên rừng và tài nguyên thiên nhiên quốc gia. Có một nghiên cứu khác rất đáng chú ý là nghiên cứu của Tole, ông đã chỉ ra những tồn tại cơ bản tại các nước đang phát triển làm hạn chế hiệu quả
  15. 7 của các chính sách quản lý rừng và đề xuất những giải pháp thích ứng[40]. Một trong những điểm đáng chú ý của đề xuất đó là: 1. Hạn chế sự chuyển giao quyền lực quản lý cho các địa phương – giải pháp là cho phép ban hành các quyết định quản lý rừng từ cấp hành chính thấp nhất nếu có thể. 2. Thiếu cơ chế tổ chức quản lý hiệu quả về phân quyền quản lý ở cấp cơ sở - cần phân định rõ quyền hạn và sự phối hợp của các cơ quan quản lý rừng cấp cơ sở, có cơ chế hỗ trợ tài chính thích hợp từ các nguồn thu địa phương cho các cơ quan tham gia quản lý rừng. 3. Không hoặc thiếu cơ chế giải quyết xung đột – cần tạo cơ hội cho các bên hữu quan đối thoại, trao đổi và thống nhất quyền lợi cũng như trách nhiệm của họ. 4. Thiếu tính đại diện – cần tạo điều kiện phát huy đầy đủ vai trò đại diện của các bên như khuyến khích sự tham gia của phụ nữ, vai trò của tri thức bản địa và văn hóa địa phương. Trong không ít trường hợp sự tham gia của phụ nữ đã góp phần to lớn làm giảm xung đột, tạo sự đồng thuận cao. 5. Thiếu chính sách và chế tài bảo vệ người dân bởi sự xâm lấn và phá rừng từ các đối tượng khác – cần tạo cơ hội cho cơ chế phát huy luật lệ cộng đồng và những quy định ở địa phương. Tóm lại có thể nói trên thế giới biện pháp quản lý, bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng đang được xem như một giải pháp hữu hiệu đối với việc bảo vệ tốt vốn rừng hiện có, giải quyết tình trạng diện tích và trữ lượng rừng giảm sút. Trong những năm gần đây đều có không ít những mô hình bảo vệ rừng thành công ở Nhật Bản, Indonesia, Philippin….đây là những mô hình, bài học quý báu cho việc xây dựng những giải pháp bảo vệ rừng trong đó có rừng phòng hộ đầu nguồn dựa vào cộng đồng ở nước ta.
  16. 8 1.3. Quản lý rừng phòng hộ tại Việt Nam 1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý rừng phòng hộ Theo điều 20 của Quy chế Quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên[23] (Ban hành kèm theo Quyết định số: 08/2001/QĐ- TTg ngày 11 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) quy định: 1. Tuỳ theo quy mô, tính chất, mức độ quan trọng của mỗi khu rừng phòng hộ để thành lập Ban quản lý, trường hợp đặc biệt có quy mô diện tích tập trung từ 5.000 ha trở lên được thành lập Ban quản lý, hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu. Ban quản lý rừng phòng hộ là chủ rừng, được giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và xây dựng khu rừng đó; 2. Khu rừng phòng hộ có diện tích tập trung từ 20.000 ha trở lên, được tổ chức Hạt Kiểm lâm trực thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ, đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh; 3. Những khu rừng phòng hộ có diện tích dưới 5.000 ha (tập trung hoặc không tập trung) không thành lập Ban quản lý mà giao cho các tổ chức khác, hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ, xây dựng. Kinh phí để thực hiện nhiệm vụ này do ngân sách của tỉnh tài trợ; Trường hợp chưa giao cho chủ rừng cụ thể, Uỷ ban nhân dân các xã sở tại chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ và xây dựng rừng, đồng thời có kế hoạch trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền để từng bước giao đất, giao rừng cho các chủ rừng nêu trên; 4. Định suất biên chế Ban quản lý khu rừng phòng hộ được xác định theo diện tích khu rừng phòng hộ được Nhà nước giao, bình quân 1.000 ha rừng có một định suất biên chế, tối thiểu mỗi Ban quản lý được biên chế 7 người.
  17. 9 1.3.2. Các nghiên cứu về quản lý rừng phòng hộ tại Việt Nam Quan điểm về quản lý bảo vệ rừng ở nước ta là: Bảo vệ có hiệu quả tài nguyên rừng chính là để nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng dân cư thôn, bản. Công tác bảo vệ rừng cần phải được tiến hành đồng thời với sự phát triển kinh tế - xã hội và góp phần nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư thôn, bản trên địa bàn. Mấu chốt của vấn đề bảo vệ rừng dựa vào cộng đồng chính là vùa bảo vệ được tài nguyên rừng vừa giải quyết tốt vấn đề không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng[1] . Ở nước ta quản lý rừng phòng hộ chịu tác động chung của chính sách quản lý rừng trong toàn quốc. Hoạt động quản lý rừng của Việt Nam được bắt đầu vào giai đoạn từ sau hoà bình lập lại vào năm 1954, tuy nhiên chủ yếu tập trung vào chính sách định canh, định cư và ổn định kinh tế sau chiến tranh[10]. Đến giai đoạn sau năm 1975, phạm vi hoạt động quản lý bảo vệ rừng được triển khai rộng khắp trên qui mô toàn quốc với đặc điểm nổi bật là Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ tài nguyên rừng và đất rừng dưới hình thức Lâm trường Quốc doanh[12]. Vì vậy, người dân và cộng đồng gần như bị tách biệt khỏi các hoạt động quản lý sử dụng tài nguyên rừng. Từ những năm 1990, thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa và hội nhập quốc tế, Nhà nước đã đặc biệt quan tâm đến quản lý bền vững rừng và khai thác hợp lý tài nguyên rừng bằng các giải pháp chính sách, tổ chức quản lý và xã hội hoá nghề rừng. Điểm mốc đột phá quan trọng nhất trong quản lý rừng là việc ban hành và thực hiện chính sách giao đất rừng (năm 1994 theo Nghị Định số 02) và khoán rừng cho các hộ gia đình (theo Quyết định số 01/1995) với mục tiêu của chủ yếu là chuyển người dân thành chủ rừng, gắn quyền lợi và trách nhiệm của người dân trong quản lý rừng. Trong thời gian đó những nghiên cứu về quản lý rừng chủ yếu hướng vào các chính sách giao đất giao rừng cùng với một số chính sách hỗ trợ kinh tế cho người nhận khoán quản lý bảo vệ rừng.
  18. 10 Những chính sách mới về quản lý rừng của nước ta đã có nhiều thay đổi theo từng thời kỳ, Sikor một nhà nghiên cứu người nước ngoài đã bỏ nhiều công sức để tìm hiểu về tính hiệu quả của vấn đề này và ông cũng thừa nhận rằng việc chuyển đổi chính sách quản lý rừng của Việt Nam được thể hiện rõ nét ngay từ những năm 1990 thông qua chính sách giao đất khoán rừng mà thực chất là một cuộc cải cách về chuyển giao quyền quản lý cho chính quyền địa phương và các chủ rừng[41]. Đó là một dấu hiệu tích cực và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Tuy nhiên, việc giao quyền quản lý rừng một cách riêng biệt cho các chủ rừng đã loại bỏ quyền tiếp cận của các đối tượng khác. Bên cạnh đó, việc giao rừng đã cơ bản không hoặc ít dựa trên yếu tố lịch sử và truyền thống sử dụng rừng và đất rừng ở địa phương. Về bản chất, chính sách đó đã mắc phải một lỗi hệ thống đó là không lấp được khoảng trống giữa luật pháp quốc gia và luật lệ địa phương, tạo ra những mâu thuẫn thậm chí xung đột và vẫn dẫn đến mất rừng. Trong không ít trường hợp, chẳng hạn như đã thấy ở Đắk Lắk, Sơn La chính người được giao rừng và người không được giao rừng đều mạnh tay hơn trong chặt phá rừng làm nương rẫy (người được giao thì tranh thủ cơ hội, người không được giao thì cố gắng giành lại một phần nào đó)[15]. Vì vậy, cần hướng tới xây dựng và thực hiện một cơ chế giao quyền chung tạo cơ hội cho các bên liên quan, các nhóm hộ, các cộng đồng dân cư được chia sẻ nghĩa vụ và quyền lợi trong quản lý bảo vệ rừng phù hợp với những điều kiện cụ thể tại địa phương. Một tác giả khác cũng là người nước ngoài quan tâm đến tình hình bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam, ông Lambin, đã đưa ra kết luận sau quá trình nghiên cứu về quản lý rừng của Việt Nam như sau: ở Việt Nam, hiệu quả của chính sách giao đất khoán rừng phụ thuộc rất lớn vào chính sách nông nghiệp và điều kiện kinh tế từng vùng. Ở đâu có diện tích đất nông nghiệp lớn và cường độ canh tác nông nghiệp cao thì ở đó việc hạn chế tác động vào rừng cũng như đốt nương làm rẫy có hiệu quả cao và ngược lại[38].
  19. 11 Theo Lê Trọng Hùng[11], có 3 vấn đề được xem là quan trọng, khuyến khích người dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam đó là: - Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất và rừng - Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ rừng. - Nâng cao hiểu biết, trình độ kỹ thuật cho người dân. Đây cũng là vấn đề mà các nước trong khu vực Đông Nam Á đã và đang giải quyết để thu hút nguồn vốn tư nhân đầu tư vào bảo vệ và phát triển rừng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Trình, Chu Thiện Quang, Phạm Xuân Phương, một số hạn chế dẫn đến phát triển không bền vững về quản lý rừng ở Việt nam được tóm tắt lại như sau: - Công tác quy hoạch rừng tại một số nơi còn manh mún, áp đặt từ trên xuống, thiếu sự nghiên cứu kỹ lưỡng các điều kiện địa phương, thiếu sự tham gia của người dân. Quy hoạch tổng thể chưa có đã tiến hành giao đất, giao rừng và không làm đủ các hồ sơ theo quy định, không coi trọng công tác bàn giao cụ thể trên thực địa. - Ở một số nơi, người nghèo không được giao đất rừng do không đáp ứng đủ các tiêu chí về lao động, vốn, khả năng quản lý. Bên cạnh đó vấn thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình. - Tại một số nơi thuộc vùng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu, người nghèo và cộng đồng bản địa nói chung sống dựa vào rừng. Tuy nhiên, khi thực hiện chính sách giao đất, giao rừng Nhà nước không có chủ trương giao rừng và đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ cho họ mà tập trung vào các Vườn Quốc Gia, Khu bảo tồn thiên nhiên, các khu rừng phòng hộ trọng điểm giao cho các tổ chức Nhà nước độc quyền quản lý. Điều đó đã làm cho các hộ nghèo sống dựa vào rừng mất đi nguồn thu nhập chính trong khi sự hỗ trợ của Nhà nước rất hạn chế. - Thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc tích tụ, tập trung đất đai trong lâm nghiệp. Bên cạnh đó, ở một số nơi, đất rừng phòng hộ đã bị sử dụng sai mục đích.
  20. 12 - Hệ thống thông tin về rừng và đất rừng, các hoạt động quản lý bảo vệ và phát triển rừng còn nghèo nàn, thiếu nhất quán và kém chính xác. - Chưa có chính sách thúc đẩy động cơ xây dựng kế hoạch và phương án quản lý sử dụng rừng phòng hộ bền vững ở cấp cơ sở. - Tình trạng thiếu nguồn lực và kinh phí để triển khai một số chương trình và chính sách quốc gia tại một số nơi khá phổ biến. Vì vậy, quy trình giao đất lâm nghiệp không thực hiện đúng do không đủ kinh phí, nhân lực ... Bên cạnh đó, một số địa phương giao đất không đúng thẩm quyền, chưa làm tốt các thủ tục cần thiết, thiếu các chương trình tuyên truyền phổ biến chính sách. Việc áp dụng chính sách hưởng lợi cũng chưa đầy đủ và thiếu sự nhất quán, còn nhiều vướng mắc. Nhiều nơi, người dân không biết Quyết định 178 [19], cũng như không hiểu rõ quyền hưởng lợi của họ theo Quyết định cho nên động lực để tham gia quản lý rừng của họ chưa được thể hiện rõ ràng. - Thiếu hỗ trợ tài chính và các nguồn lực cần thiết. - Việc giao đất, giao rừng ở địa phương hầu như chưa tính đến khả năng tăng dân số và lao động trong những năm tiếp theo cho nên đã làm nảy sinh nhiều vướng mắc về đất đai. - Thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành, các bộ và thiếu sự lồng ghép các chương trình, các chính sách quản lý rừng khác nhau[25]. Tóm lại, trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về công tác quản lý rừng phòng hộ ở trong và ngoài nước, những công trình nghiên cứu đã đề cập ở trên là những định hướng quan trọng cho việc giải quyết các vấn đề nghiên cứu của đề tài. Tuy vậy, những nghiên cứu đó hầu như chỉ tập trung nghiên cứu về rừng nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu về hiệu quả quản lý của rừng phòng hộ đầu nguồn. Vì vậy, việc thực hiện đề tài nghiên cứu này vừa góp phần bổ sung vừa góp phần tạo những căn cứ khoa học cần thiết để đề xuất các giải pháp mang tính định tính, định lượng để nâng cao hiệu quả quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn tại khu vực nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2