intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng và động vật hại cây Dẻ gai yên thế Castanopsis boisii (Hickel et A. Camus, 1922) tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định được các loài côn trùng và động vật gây hại cho cây Dẻ gai yên thế từ đó có các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng Dẻ hiệu quả và an toàn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng và động vật hại cây Dẻ gai yên thế Castanopsis boisii (Hickel et A. Camus, 1922) tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- NGUYỄN VĂN TIỀN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔN TRÙNG VÀ ĐỘNG VẬT HẠI CÂY DẺ GAI YÊN THẾ (Castanopsis boisii Hickel et A. Camus, 1922) TẠI THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- NGUYỄN VĂN TIỀN NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔN TRÙNG VÀ ĐỘNG VẬT HẠI CÂY DẺ GAI YÊN THẾ (Castanopsis boisii Hickel et A. Camus, 1922) TẠI THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã số: 60.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: GS TS. Nguyễn Thế Nhã HÀ NỘI, 2014
  3. i LỜI CẢM ƠN Đề tài được thực hiện tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014. Sau một thời gian nghiên cứu, đến nay đề tài đã hoàn thành. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới GS TS Nguyễn Thế Nhã, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, thu thập số liệu và hoàn thành bản luận văn này. Xin cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Bảo vệ thực vật rừng, Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường đã giúp đỡ tôi trong việc giám định mẫu, biên dịch tài liệu tham khảo. Xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Xin cảm ơn cán bộ chính quyền thị xã Chí Linh và người dân địa phương đã tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn và giúp tôi thu thập số liệu điều tra thực địa. Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả bạn bè, người thân và đồng nghiệp đã ủng hộ và giúp đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thần trong quá trình thực hiện đề tài. Đó là nguồn cổ vũ lớn lao đối với tác giả. Mặc dù đã nỗ lực làm việc, nhưng do thời gian thực hiện đề tài còn nhiều hạn chế, khối lượng nghiên cứu lớn nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các nhà khoa học, bạn bè, đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan số liệu thu thập, kết quả tính toán là trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Xin chân thành cảm ơn! ĐHLN, tháng 3 năm 2014 Tác giả Nguyễn Văn Tiền
  4. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................. viii ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................... 3 1.1. Tình hình nghiên cứu về côn trùng và động vật hại trên thế giới.... 3 1.2. Tình hình nghiên cứu về sâu hại ở Việt Nam ..................................... 5 1.2.1. Các nghiên cứu về sâu hại cây trồng lâm nghiệp ............................ 5 1.2.2. Các nghiên cứu về cây Dẻ gai yên thế (Castanopsis boisii) ............ 8 Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 10 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 10 2.1.1. Mục tiêu tổng quát.......................................................................... 10 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 10 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 10 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................... 10 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 10 2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 11 2.4. Phương pháp tiếp cận ......................................................................... 11 2.5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 12 2.5.1. Phương pháp kế thừa ..................................................................... 12 2.5.2. Phương pháp phỏng vấn ................................................................ 12 2.4.3. Phương pháp điều tra thực địa ...................................................... 13 2.4.3.1. Điều tra nhanh trên ô tiêu chuẩn .............................................. 13
  5. iii 2.4.3.2. Phương pháp điều tra theo tuyến ............................................. 16 2.4.3.3. Phương pháp điều tra côn trùng bằng bẫy đèn ........................ 19 2.4.4. Xác định đặc điểm sinh học, sinh thái các loài gây hại Dẻ .......... 20 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................. 20 2.4.5.1. Phân loại .................................................................................. 20 2.4.5.2. Xác định phân bố và các loài côn trùng gây hại chủ yếu ........ 21 2.4.5.3. Phương pháp xác định mật độ và mức độ tác động của côn trùng và động vật hại cây Dẻ ................................................................ 21 Chương 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 24 3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 24 3.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................... 24 3.1.2. Địa hình .......................................................................................... 24 3.1.3. Thổ nhưỡng .................................................................................... 25 3.1.4. Khí hậu, thủy văn ........................................................................... 25 3.1.5. Tài nguyên thực vật ........................................................................ 25 3.1.6. Tài nguyên động vật ....................................................................... 26 3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội ..................................................................... 26 3.2.1. Dân số và lao động......................................................................... 26 3.2.2. Giao thông ...................................................................................... 26 3.2.3. Giáo dục, đào tạo ........................................................................... 27 3.2.4. Y tế .................................................................................................. 27 3.3. Nhận xét chung ................................................................................... 27 3.3.1. Thế mạnh và tiềm năng .................................................................. 27 3.3.2. Khó khăn......................................................................................... 28 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 29 4.1. Hiện trạng các loài côn trùng và động vật hại Dẻ tại Chí Linh ..... 29 4.1.1. Thành phần loài ............................................................................. 29 4.1.1.1. Côn trùng và côn trùng gây hại................................................ 29
  6. iv 4.1.1.2. Động vật và động vật gây hại .................................................. 36 4.1.2. Phân bố côn trùng và côn trùng gây hại ........................................ 39 4.1.2.1. Phân bố theo khu vực............................................................... 39 4.1.2.2. Phân bố côn trùng theo đai cao ................................................ 40 4.1.3. Các loại côn trùng và động vật hại Dẻ chủ yếu ............................. 40 4.2. Mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài côn trùng và động vật chính hại Dẻ ......................................................................................... 43 4.2.1. Bọ que ............................................................................................. 43 4.2.2. Dế mèn nâu nhỏ.............................................................................. 44 4.2.3. Xén tóc vân hình sao ...................................................................... 45 4.2.4. Bọ hung nâu lớn ............................................................................. 46 4.2.5. Bọ hung nâu nhỏ ............................................................................ 47 4.2.6. Bọ hung nâu xám ............................................................................ 47 4.2.7. Bọ xít dài ........................................................................................ 48 4.2.8. Sóc đen ........................................................................................... 49 4.2.9. Sóc chuột hải nam .......................................................................... 50 4.2.10. Dơi ngựa bé .................................................................................. 51 4.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng và động vật hại rừng Dẻ tại Chí Linh, Hải Dương ...................................................................... 51 4.3.1. Thực trạng các giải pháp quản lý sử dụng tài nguyên rừng Dẻ ở khu vực nghiên cứu................................................................................... 51 4.3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý côn trùng và động vật hại rừng Dẻ .................................................................................................................. 54 4.3.2.1. Biện pháp sinh học................................................................... 54 4.3.2.2. Biện pháp cơ giới ..................................................................... 56 4.3.2.3. Biện pháp hóa học.................................................................... 57 4.3.3. Phòng trừ cụ thể cho các loài sâu hại chủ yếu .............................. 57 4.3.3.1. Đối với loài bọ que hại lá......................................................... 57 4.3.3.2. Đối với các loài rệp .................................................................. 58
  7. v 4.3.3.3. Đối với các loài Bọ xít và sâu cuốn lá hại Dẻ ........................ 58 4.3.4. Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng trừ sâu hại ........................... 59 4.3.5. Mô hình quản lý tổng hợp sâu và động vật hại Dẻ ........................ 60 4.3.5.1. Chuẩn bị nhân lực, phương tiện, vật tư, kinh phí .................... 61 4.3.5.2. Xây dựng mạng lưới điều tra, dự tính, dự báo ........................ 61 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................ 63 1. Kết luận................................................................................................... 63 2. Tồn tại ..................................................................................................... 63 3. Khuyến nghị ........................................................................................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Các mục bảng biểu Trang 2.1 Điều tra thành phần côn trùng trên lá, cành non và quả 15 2.2 Điều tra sâu hại thân, cành, gốc 15 2.3 Điều tra sâu dưới đất 16 2.4 Thông tin tuyến điều tra côn trùng và động vật hại rừng Dẻ 17 2.5 Điều tra côn trùng và động vật gây hại trên các tuyến điều tra 18 2.6 Danh sách các loài côn trùng bị thu hút tới bẫy 20 4.1 Tổng hợp số lượng côn trùng được ghi nhận trong đợt điều tra 27 4.2 Tổng hợp các loài côn trùng theo phương thức sống 28 4.3 Danh lục các loài côn trùng gây hại thực vật ở khu vực 29 4.4 Danh mục các loài côn trùng hại rừng Dẻ Chí Linh 32 4.5 Tổng hợp các loài động vật ghi nhận trong đợt điều tra 34 4.6 Danh mục các loài động vật gây hại cho Dẻ tại Chí Linh 35 4.7 Các loài côn trùng và động vật gây hại cho rừng Dẻ Chí Linh 39 4.8 Thành phần các loài côn trùng thiên địch sâu hại Dẻ 53
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH TT Các mục hình ảnh Trang 2.1 Bản đồ OTC điều tra côn trùng và động vật hại Dẻ 14 2.2 Sơ đồ các tuyến điều tra côn trùng và động vật gây hại rừng Dẻ 17 2.3 Bẫy côn trùng bằng bóng đèn 19 4.1 Vùng phân bố côn trùng trong rừng Dẻ Chí Linh 37 4.2 Tỷ lệ phần trăm số loài côn trùng phân bố theo độ cao 38 4.3 Số loài côn trùng gây hại chủ yếu trên các bộ phận cây Dẻ 40 4.4 Bọ que nhỏ (Sipyloidea sipylus) 42 4.5 Dế mèn nâu nhỏ (Gryllus testaceus) 42 4.6 Xén tóc vân hình sao (Anoplophora chinensis) 43 4.7 Bọ hung nâu lớn (Holotrichia sauteri) 44 4.8 Sâu non Bọ hung nâu nhỏ 45 4.9 Bọ hung nâu xám 46
  10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Nội dung BQL Ban quản lý CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân ĐTQH Điều tra quy hoạch GS Giáo sư IUCN Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới KBTTN Khu bảo tồn thiên nhiên LSNG Lâm sản ngoài gỗ LS Lâm sản KH Khoa học MV Mẫu vật NĐ Nghị định NXB Nhà xuất bản OTC Ô tiêu chuẩn PV Phỏng vấn QĐ Quyết định QS Quan sát R Rừng SC Sinh cảnh SĐVN Sách đỏ Việt Nam STT Số thứ tự TT Thứ tự TL Tài liệu TS Tiến sĩ Ths Thạc sĩ UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn quốc gia
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Thị xã Chí Linh là khu vực có diện tích rừng Dẻ lớn nhất của tỉnh Hải Dương, tập trung chủ yếu trên các xã Hoàng Hoa Thám và Bắc An. Rừng Dẻ ở các khu vực này là Dẻ gai yên thế (Castanopsis boisii) thuần loài phân bố nhiều nhất ở Hố Sếu (34 ha), Đa Cóc (20ha). Với đặc điểm tái sinh chồi mạnh nên Dẻ gai yên thế trở thành loài ưu thế và tạo nên các vạt rừng Dẻ rộng khắp cả vùng. Các khu rừng Dẻ này có vai trò to lớn trong việc duy trì sinh thái môi trường. Bên cạnh đó, chúng còn là các khu rừng cây đặc sản có chất lượng hạt thơm ngon và trở thành một nguồn lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế đối với cộng đồng địa phương. Do vậy, việc bảo vệ và phát triển rừng Dẻ ở Chí Linh không những duy trì các giá trị cơ bản của rừng mà còn đáp ứng nhu cầu về sinh kế cho cộng đồng và góp phần thực hiện sự nghiệp phát triển nông thôn mới ở địa phương. Tuy nhiên, hiện trạng rừng Dẻ ở Chí Linh đang đứng trước nguy cơ bị tàn phá rất lớn không chỉ do con người mà còn do côn trùng và động vật gây hại. Theo các thông tin gần đây cho thấy, diện tích rừng Dẻ đang bị Rầy và Bọ que phá hoại mạnh, nhiều diện tích rừng Dẻ đã biến mất. Sự bùng phát dịch sâu hại gây thiệt hại nhanh chóng có nguy cơ phá hủy hệ sinh thái của cả khu vực. Qua điều tra phỏng vấn về sinh kế của người dân khu vực gần rừng thì rừng Dẻ tự nhiên là một nguồn thu nhập đáng kể cho cuộc sống của họ. Với sự bùng phát của sâu bệnh hại và nhiều loài động vật gây hại sẽ làm cho các khu rừng Dẻ trụi lá và không có khả năng phục hồi ảnh hưởng đến cảnh quan, sinh thái và kinh tế của con người. Vì vậy, việc quản lý côn trùng và động vật gây hại cho các khu rừng Dẻ là một trong những nội dung đang được quan tâm ở Chí Linh hiện nay. Côn trùng có mặt ở khắp mọi nơi nhưng không phải toàn bộ côn trùng đều gây hại cho cây Dẻ mà cũng có rất nhiều loài có lợi. Như chúng ta đã
  12. 2 biết, côn trùng có số lượng loài và số lượng cá thể lớn nên chúng đóng vai trò là mắt xích quan trọng trong hệ sinh thái tham gia vào chu trình tuần hoàn vật chất. Ngoài ra côn trùng còn tham gia vào thụ phấn cho các loài thực vật, làm tăng năng suất cây trồng và góp phần làm tăng tính đa dạng của thực vật. Nhiều loài côn trùng ký sinh tham gia vào việc tiêu diệt sâu hại, một số cung cấp những sản phẩm công nghiệp quý hiếm như kiến, tơ tằm, mật ong…Mặc dù vậy, trong ý nghĩ của con người khi nói đến côn trùng thường nghĩ ngay đến loài có hại mà không nghĩ đến vai trò to lớn của chúng trong hệ sinh thái. Khi nói đến sâu nhiều người nghĩ ngay đến việc tiêu diệt, làm sao tiêu diệt càng nhiều càng tốt và không ngần ngại sử dụng thuốc hóa học để diệt sâu. Trong khi dùng thuốc họ không nghĩ đến hậu quả do thuốc hóa học gây ra làm cho các loài côn trùng có ích bị tiêu diệt, hệ sinh thái nhanh chóng bị phá vỡ, gây ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống con người. Do đó, việc bảo vệ khu rừng Dẻ ở Chí Linh cần dựa trên quan điểm tiêu diệt côn trùng hiệu quả, đúng phương pháp, thời điểm, đúng đối tượng gây hại và không ảnh hưởng đến các loài côn trùng khác. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng và động vật hại cây Dẻ gai yên thế Castanopsis boisii (Hickel et A. Camus, 1922) tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương”. Đề tài được thực hiện nhằm xác định được các loài côn trùng và động vật gây hại cho cây Dẻ gai yên thế từ đó có các biện pháp quản lý và bảo vệ rừng Dẻ hiệu quả và an toàn.
  13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu về côn trùng và động vật hại trên thế giới Trên thế giới những nghiên cứu về sâu bệnh hại nói chung, sâu bệnh hại cây lâm nghiệp nói riêng rất phong phú. Đó là các nghiên cứu cơ bản về sinh học, sinh thái học của các loài sâu, bệnh hại và các biện pháp phòng trừ trong đó có những nghiên cứu về côn trùng có ích, biện pháp sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích theo hướng quản lý sâu bệnh hại tổng hợp. Người ta dự đoán số loài côn trùng chưa được biết đến trong rừng nhiệt đới ước tính từ 5 - 30 triệu (May, 1992). Nếu con số 10 triệu loài côn trùng được chấp nhận có nghĩa là số lượng côn trùng tìm thấy tại các vùng nhiệt đới chiếm đến trên 90% số loài sinh vật trên trái đất. Vai trò của côn trùng trong tự nhiên có 2 mặt cơ bản là tích cực và tiêu cực. Theo Watson, More (1975) trong “Sổ tay chỉ dẫn về thực tiễn quản lý sâu bệnh hại tổng hợp (IPM)” đã đưa ra hướng dẫn sử dụng kỹ thuật sẵn có để hạn chế thiệt hại về mặt kinh tế cho hệ sinh thái nông nghiệp. Năm 1984, Neisses, Garner, Havey đã thảo luận về việc ứng dụng phương pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp trong kinh doanh lâm nghiệp ở Mỹ. Các tác giả đặc biệt nhấn mạnh sự cạnh tranh giữa các loài sâu bệnh hại (chủ yếu là sâu hại) và các loài cỏ dại có thể là nhân tố có tác dụng trong việc quản lý sâu bệnh hại. Sử dụng phương pháp mô phỏng trong quản lý côn trùng ký sinh phục vụ phòng trừ sâu hại họ Ngài khô lá, Ravlin và Haynes (1987) đã xây dựng mô hình trong đó có sự phối hợp giữa số liệu điều tra mật độ sâu hại, xu hướng phát triển của quần thể, mức độ ký sinh và nhiệt độ. Mô hình nhấn
  14. 4 mạnh sử dụng thiên địch để diệt trừ sâu hại nên không có ảnh hưởng xấu đến môi trường. Năm 1987, Thái Bàng Hoa và Cao Thu Lâm đã công bố công trình về phân loại và đặc điểm sinh học sinh thái của côn trùng rừng Vân Nam. Nhiều loài sâu hại được mô tả trong tài liệu này cũng thấy xuất hiện ở Việt Nam như sâu hại thông, keo... Tài liệu tham khảo quan trọng để phân loại các loài bướm Ngày là sách chuyên khảo của Cố Mậu Bình, Trần Bội Trân (1997)[27]. Các nghiên cứu cơ bản về hình thái, tập tính của các loài sâu hại cây lâm nghiệp có thể tìm thấy trong tài liệu “Côn trùng rừng Trung Quốc” của Xiao Gangrou (1991)[29], các loài côn trùng thiên địch trong “Sổ tay côn trùng thiên địch”, “Tạp chí bọ rùa Vân Nam” của Tào Thành Nhất. Năm 1989, Coulson, Sauders, Loh, Oliveria, Barry Drummond và Swain đã có công trình nghiên cứu về quản lý côn trùng hại rừng. Thông qua các chương trình này IPM từng bước đã được hoàn thiện. Các chương trình đã gắn sự hiểu biết về môi trường với sự trợ giúp của kỹ thuật vi tính để IPM giải quyết những vấn đề tồn tại và đưa ra quyết định thực hiện phù hợp với việc quản lý sâu hại lâm nghiệp và có thể cho cả nông nghiệp. Goyer (1991) trong cuốn “Phòng trừ tổng hợp loài sâu ăn lá thuộc miền Nam nước Mỹ” cho rằng: điều tra thường xuyên thực trạng sâu ăn lá rừng là rất quan trọng cho chiến lược sử dụng IPM. Sử dụng bẫy Pheromone từ đó tính ra mật độ loài là rất quan trọng, ông cũng đã phê phán việc sử dụng thuốc hoá học truyền thống đã gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế và môi trường, đồng thời làm giảm đa dạng sinh học của hệ động vật rừng. Raske, Wickman trong tài liệu “Hướng quản lý sâu bệnh hại tổng hợp ở rừng rụng lá” đã khẳng định: IPM ở các nước khác nhau là khác nhau với
  15. 5 từng vật gây hại cụ thể. Đóng góp của IPM có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tế. Các vấn đề kinh tế, xã hội (bao gồm cả chiến lược của các chính phủ) là rất quan trọng đối với IPM. Năm 1994, Evans, Fielding trong chương trình phòng chống loài Dendrotonus micans hại vỏ cây Vân sam ở nước Anh đã nêu lên cơ sở của việc phòng chống loài sâu này đó là sự phối hợp các biện pháp quản lý rừng như chặt vệ sinh rừng, vận chuyển nhanh sản phẩm khai thác và phương pháp sinh học như sử dụng Hổ trùng ăn thịt Rhizophogus grandis nhập nội, chăm sóc và thả vào rừng. Hiện nay số lượng loài sâu này đã giảm đi rõ rệt chứng tỏ tác dụng tích cực của loài Rhizophogus grandis là rất tốt, việc nhân rộng loài này là nhân tố quan trọng để điều chỉnh mật độ loài Dendrotonus micans. Kết quả các nghiên cứu trên đã góp phần làm giàu kho tàng kiến thức quản lý côn trùng. Tuy nhiên, ở mỗi loài sâu hại, mỗi loài cây và mỗi quốc gia khi vận dụng cần phải sáng tạo và đặt yêu cầu thực tiễn cụ thể của từng khu vực lên hàng đầu. 1.2. Tình hình nghiên cứu về sâu hại ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu về sâu hại cây trồng lâm nghiệp Nghiên cứu về côn trùng ở nước ta nhìn chung chưa nhiều, đặc biệt là côn trùng lâm nghiệp. Một số nghiên cứu chủ yếu tập trung vào nhóm côn trùng có hại, phổ biến là nghiên cứu các đặc tính sinh vật học, sinh thái học, từ đó đề ra các biện pháp phòng trừ mang tính chất chung. Thực tế ở nước ta chưa có tài liệu đầy đủ về côn trùng để phục vụ cho khâu nghiên cứu, tra cứu ứng dụng trong công tác quản lý, sử dụng. Sau trận dịch Sâu róm thông ở Đò Cấm - Nghệ An 1960 - 1961 có một số bài viết đề cập về Sâu róm thông của Nguyễn Hồng Đản, Trần Kiểm (1962), Phạm Ngọc Anh (1963), Nguyễn Hữu Liêm (1968). Các nghiên cứu
  16. 6 này tập trung mô tả hình thái của Sâu róm thông và đề xuất sử dụng một số loại thuốc hoá học trong phòng trừ loài sâu hại này. Công tác dự tính, dự báo loài Sâu róm thông được Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp thực hiện năm 1967 làm cơ sở cho việc sử dụng phương pháp sinh học trong phòng trừ. Đã dự báo thời kỳ xuất hiện các lứa sâu trong năm, dự báo mật độ sâu và khả năng hình thành dịch và dự báo mức độ gây hại. Năm 1979, Nguyễn Trung Tín đã có công trình tương đối hoàn thiện nghiên cứu về loài Ong cắn lá mỡ và từ công trình này Bộ Lâm nghiệp đã ban hành quy trình phòng trừ ong ăn lá mỡ phục vụ thiết thực cho nhu cầu sản xuất gỗ nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy sợi và công nghiệp chế biến gỗ. Gần đây, do yêu cầu của thực tiễn sản xuất và sinh thái môi trường, nghiên cứu côn trùng đã được chú ý hơn. Hệ thống các khu bảo tồn đã được nghiên cứu cơ bản về tài nguyên côn trùng. - Từ năm 1987, các Trung tâm kỹ thuật bảo vệ rừng số I (Quảng Ninh). Số II (Thanh Hoá) đã tiến hành nghiên cứu các loài sâu hại, phát hiện một số loài côn trùng ký sinh, côn trùng ăn thịt của Sâu róm thông như các loài Bọ ngựa, các loài Bọ xít, Kiến, các loài ruồi, Ong ký sinh..... Nghiên cứu sản xuất một số chế phẩm sinh học như nấm Bạch cương, Lục cương (Beauveria bassiana và Metazhizium) phục vụ cho việc phòng trừ Sâu róm thông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ninh. - Trần Công Loanh (1989) [14] trong cuốn “Côn trùng lâm nghiệp” đã viết rất kỹ về đặc điểm hình thái, đặc tính sinh vật học, sinh thái học và phân loài côn trùng lâm nghiệp, đồng thời nêu ra một số phương pháp dự tính, dự báo sâu hại và các biện pháp phòng trừ chúng bằng thuốc hoá học. Tuy vậy chưa đề cập đến nguyên lý phòng trừ tổng hợp.
  17. 7 - Năm 1990 với báo cáo kết quả: “Nghiên cứu biện pháp dự tính, dự báo và phòng trừ tổng hợp Sâu róm thông Dendrolimus punctatus Walker ở miền Bắc Việt Nam”, Lê Nam Hùng đã cụ thể hoá nguyên lý phòng trừ tổng hợp loài sâu hại này. Tuy nhiên, các phương pháp dự tính, dự báo được đề cập trong nghiên cứu phần lớn dựa vào một số đặc tính sinh vật học của Sâu róm thông nhưng chưa chú ý tới đặc điểm dịch của nó, mặt khác phạm vi ứng dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp ở công trình này đang ở phạm vị hẹp của miền Bắc Việt Nam. Gần đây, Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh và Trần Văn Mão (2001) [19] đã xuất bản giáo trình “Điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh trong lâm nghiệp”. Các tác giả nhấn mạnh điều tra và dự tính, dự báo sâu bệnh hại rừng là công việc có liên quan chặt chẽ với nhau. Điều tra là cơ sở của dự tính, dự báo, điều tra sâu bệnh hại tiến hành càng kịp thời, chính xác thì kết quả dự báo càng đảm bảo độ tin cậy. Dự tính, dự báo là cơ sở của việc phòng trừ sâu bệnh hại và quản lý hữu hiệu nguồn tại nguyên côn trùng và vi sinh vật có ích. Năm 2002, Nguyễn Thế Nhã và Trần Công Loanh đã xuất bản cuốn “Sử dụng côn trùng và vi sinh vật có ích - tập I”[17]. Đây là tài liệu được nghiên cứu và biện soạn công phu giúp cho những người làm công tác quản lý tài nguyên rừng có cơ sở khoa học để đưa ra các giải pháp thích hợp trong việc phòng trừ sâu bệnh hại rừng theo nguyên lý của quản lý sâu bệnh hại tổng hợp IPM, lợi dụng được sự khống chế tự nhiên của các loài côn trùng là thiên địch của sâu hại rừng, giữ gìn sự cân bằng sinh thái tự nhiên và an toàn cho môi trường. Năm 2002, Nguyễn Thế Nhã và cộng sự ở Trường Đại học Lâm nghiệp đã xây dựng mô hình định lượng nguồn dinh dưỡng của sâu bệnh hại để xác định ngưỡng kinh tế trong dự tính, dự báo sâu bệnh hại rừng Keo tai tượng. Đây là một vấn đề đang làm các nhà quản lý, sản xuất kinh doanh Lâm nghiệp
  18. 8 rất quan tâm. Nếu được phát triển thì đề tài sẽ mang lại hiệu ích to lớn trong quản lý tài nguyên rừng, trong sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của nước ta. Theo Trần Văn Mão (2002), trong quản lý côn trùng quản lý dịch hại tổng hợp có ý nghĩa rất lớn trong đó nhấn mạnh vai trò của phân tích hệ thống. Từ những nguyên lý sinh thái và động thái quần thể côn trùng rừng, chúng ta có thể tìm hiểu sự phát sinh quần thể sâu hại, các loại dịch sâu hại rừng, các loại ảnh hưởng của côn trùng đến sinh thái, kinh tế và xã hội và cuối cùng đưa ra quyết sách quản lý thích hợp. 1.2.2. Các nghiên cứu về cây Dẻ gai yên thế (Castanopsis boisii) Đặc điểm hình thái: Dẻ gai yên thế là cây gỗ trung bình, cao 15-20 m, đường kính 20-30 cm. Khi non vỏ cây xám hơi xanh, khi già vỏ xám nâu, nứt dọc dài, lát cắt có dịch tím chảy ra, sau thành màu đen. Cành lớn vươn dài, hơi cong cuống; cành nhỏ màu nâu có đốm trắng. Lá hình mác thuôn, dài 9-16 cm rộng 3,5-5 cm, mép nguyên, đầu hơi nhọn, phiến lá không đối xứng, màu xanh đậm và bóng ở mặt trên, màu hồng nhạt với nhiều vảy ở mặt dưới. Gân bên có từ 10 - 14 đôi, hơi nổi, gân nhỏ rất mảnh, chỉ nhìn được ở mặt dưới lá; cuống lá gần như nhẵn, dài 1,5-1,8 cm. Cụm hoa đực rất mảnh, dài 5-12 cm, cuống hoa mảnh có lông; nhị kéo dài, bao phấn hình tròn. Cụm hoa cái có lông, núm nhụy chia 3. Chùm quả ngắn, dài 4-7 cm, thường cong. Quả nang hình cầu, mở ra khi chín, vỏ quả không phủ kín, có gai, tập hợp thành từng bó; mỗi quả thường chỉ có một hạt. Hạt màu nâu, không đối xứng, có vỏ cứng và có phủ lông vàng nhạt, cao 1,2 cm, đường kính 0,7-1,0 cm. Về phân bố: vùng phân bố của Dẻ gai yên thế được xác định có phân bố tự nhiên tập trung chủ yếu ở Bắc Giang thuộc các huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Tân Yên, Sơn Động và Yên Thế (Đặng Ngọc Anh, 1993). Theo Trung tâm Môi trường Lâm sinh Nhiệt đới thì hiện có khoảng 50.000 ha rừng Dẻ tái sinh
  19. 9 gần như thuần loài tập trung chủ yếu ở các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình... Các nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng, hiện đã có hướng dẫn kỹ thuật gây trồng và kỹ thuật khoanh nuôi phục hồi rừng Dẻ Yên Thế do tỉnh Bắc Giang, Dự án trồng rừng KFW4 xây dựng. Từ năm 2001 đến 2003 Trung tâm Môi trường Lâm sinh Nhiệt đới đã thực hiện hiện dự án "Quản lý bền vững rừng Dẻ tái sinh tại Chí Linh, Hải Dương". Dự án đã xây dựng được 150ha mô hình trình diễn về quản lý bền vững rừng Dẻ tái sinh tại Chí Linh. Qua đánh giá ban đầu, sau khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật năng suất hạt đã tăng từ 80kg/ha/năm lên 480kg/ha/năm.
  20. 10 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được hiện trạng các loại côn trùng và động vật hại Dẻ từ đó đề xuất các giải pháp phòng trừ tổng hợp góp phần bảo tồn rừng Dẻ và phát triển Lâm nghiệp bền vững tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được hiện trạng các loài côn trùng và động vật hại rừng Dẻ tại thị xã Chí Linh. - Mô tả được một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài côn trùng, động vật chính hại rừng Dẻ tại khu vực nghiên cứu - Đề xuất được một số giải pháp quản lý côn trùng, động vật hại rừng Dẻ tại thị xã Chí Linh. 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Các loại côn trùng và động vật gây hại cho Dẻ gai yên thế. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014. Tiến hành 3 đợt điều tra thực địa như sau: Đợt 1: từ ngày 01/09/2013 đến ngày 15/09/2013
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2