intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

32
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất các giải pháp quản lý, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên nhằm góp phần phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của địa phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại huyện Điện Biên - tỉnh Điện Biên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG ANH TUẤN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN-TỈNH ĐIỆN BIÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2009
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HOÀNG ANH TUẤN NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI HUYỆN ĐIỆN BIÊN-TỈNH ĐIỆN BIÊN Chuyên ngành: Quản lý TNR Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Bình Quyền HÀ NỘI - 2009
  3. DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN UBND Ủy Ban nhân dân AFTA Khu vực thương mại tự do Đông Nam Á C&I Tiêu chí và chỉ số quản lý rừng bền vững CBD Công ước về đa dạng sinh học CCD Công ước về chống sa mạc hóa CGCC Công ước về thay đổi khí hậu toàn cầu CITES Công ước về buôn bán các loài động thực vật quí hiếm FAO Tổ chức nông lương của liên hiệp quốc FSC Hội đồng quản trị rừng HSTR Hệ sinh thái rừng ITTA Hiệp ước quốc tế về gỗ nhiệt đới ITTO Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế KNKL Khuyến nông khuyến lâm NLKH Nông lâm kết hợp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn OTC Ô tiêu chuẩn P&C Những tiêu chí và chỉ báo quản lý rừng P&C&I VN Bộ tiêu chuẩn FSC Việt Nam PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PTLN Phát triển lâm nghiệp QLRBV Quản lý rừng bền vững RRA Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn SALT1 Kỹ thuật canh tác nông nghiệp đất dốc SALT2 Kỹ thuật canh tác nông súc kết hợp đơn giản SWOT Điểm mạnh,điểm yếu, cơ hội và thách thức VAC-R Vườn - Ao Chuồng - Rừng WTO Tổ chức thương mại quốc tế WWF Quĩ quốc tế bảo vệ thiên nhiên
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt 1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1998), Một số quan điểm của Việt Nam về việc xây dựng tiêu chuẩn và chỉ tiêu quản lý rừng bền vững khu vực Đông Nam Á, Bản tham luận tại hội nghị nông lâm nghiệp Đông Nam Á. 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 06 tháng 7 năm 2005, Ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng. 3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật bảo vệ và phát triển rừng, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Cục phát triển Lâm nghiệp (2000), Văn bản pháp quy về Lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Đỗ Đình Sâm (1998), "Du canh với vấn đề quản lý rừng bền vững ở Việt Nam", Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 66. 7. Hạt Kiểm lâm huyện Điện Biên-tỉnh Điện Biên (2004; 2005; 2006; 2007; 2008), Báo cáo kết quả thực hiện công tác bảo vệ rừng và phát triển rừng. 8. Hiếu Tiến (2006), "Khai trương viện quản lý rừng bền vững và chứng chỉ Rừng", Trang thông tin điện tử-Bộ tài nguyên và môi trường Việ Nam, (số ra ngày 27/7/2006). 9. Hồ Viết Sắc (1998), "Quản lý bền vững rừng khộp ở Sa Súp-Đắc Lắc", Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 83.
  5. 10. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan (2005), Sinh Thái rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 11. Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên (2006), Thực vật rừng, Giáo trình trường Đại học Lâm nghiệp. 12. Ngô Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Lộc, Lâm Xuâ Sanh, Nguyễn Hữu Vinh (1992), Lâm sinh học tập I+II, Giáo trình Trường Đại học Lâm nghiệp. 13. Nguyễn Ngọc Lung (1998), Hệ thống quản lý rừng và các chính sách lâm nghiệp ở Việt Nam, Hội thảo Quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. NXB Nông nghiệp 1998. 14. Nguyễn Văn Đẳng (1998), "Diễn văn khai mạc, hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng", Hội thảo Quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr12. 15. Phạm Đức Lân và Lê Huy Cường (1998), "Quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững lưu vực sông Sê San", Hội thảo quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr 57 16. Phạm Hoài Đức (1998), "Chứng chỉ rừng với vấn đề quản lý bền vững rừng tự nhiên", Hội thảo Quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội tr 37. 17. Phạm Hoài Đức (1999), "Báo cáo hội thảo tổ chức vùng ASEAN quản lý rừng bền vững" Kuala Lumpur. 18. Phạm Xuân Hoàn (2006), Khí tượng thủy văn rừng, Bài giảng cho Cao học lâm nghiệp. 19. Phân viện điều tra qui hoạch rừng Tây Bắc Bộ (2005), Biểu tổng hợp rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng.
  6. 20. Quyết định 08/2001/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên (2002), Các văn bản phát luật về lâm nghiệp, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 102. 21. Trần Đình Đàn (1998), Quản lý rừng bền vững với vấn đề bảo vệ và phát triển rừng nhiệt đới, Hội thảo Quốc gia về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng. NXB Nông nghiệp 1998. 22. Tổ chức FSC (2001), về quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Tài liệu hội thảo. 23. Tổ công tác quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng (2002), Dự thảo Tiêu chuẩn quốc gia quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng, Hà Nội. 24. Thủ Tướng Chính phủ (2005) số: 38/2005/CT-TTg ngày 5 tháng 12 năm 2005, Chỉ thị về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng. 25. UBND huyện Điện Biên (2007), Kế hoạch thực hiện nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 18/4/2006 của ban chấp hành đảng bộ huyện Điện Biên về việc tiếp tục thực hiện chương trình phát triển lâm nghiệp từ năm 2006-2010. 26. Vũ Tiến Hinh và cộng sự (2006), Nghiên cứu các giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi ở mốt số tỉnh miền núi phía bắc Việ Nam. Báo cáo tổng kết đề tài, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2006. II. Tài liệu tiếng Anh 27. Donald A. Messers Chmidt (1993), Common Forest Resource Management. Annaotated bibligraphy of Asia, Africa & America. 28. FAO (1996), Guideline for land use planning, Rom. 29. Kamson Saiuk (1993), Land Use Planning at village level, Paper presented at the FAO, Workshop.
  7. 30. Mary Hobley (1996), the Process of Change in India and Nepal, Participatory Forestry. 31. Mark poffen berger (1999), Communities and Forest Management in Southeast Asia. A Regional Profile of WG-CIFM, The Working Group on Community Involvememt in Forest Managememt.
  8. LỜI CẢM ƠN Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại huyện Điện Biên-tỉnh Điện Biên” được thực hiện trong khuôn khổ một bản luận văn tốt nghiệp cao học trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Để kết thúc khóa học và hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn: Lãnh đạo trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy trong suốt thời gian theo học cũng như trong quá trình thực hiện đề tài. PGS.TS Phạm Bình Quyền, thầy giáo hướng dẫn trực tiếp đã dành nhiều thời gian, công sức quý báu cho bản luận văn này. UBND huyện Điện Biên cùng các ban ngành trong tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi có được những thông tin cần thiết phục vụ cho xây dựng luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Hạt kiểm lâm huyện Điện Biên, những người thân trong gia đình, anh em, bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng rất nhiều song không thể tránh khỏi những hạn chế thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý chân tình của quý thầy cô và bạn bè. Tác giả: Hoàng Anh Tuấn
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống con người và sản xuất xã hội như bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi, là đối tượng để con người khai thác sử dụng phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển “nóng” như hiện nay thì rừng càng giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết trong việc bảo vệ môi trường, duy trì, ổn định các chức năng sinh thái, đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Hiện nay, mất rừng đã trở thành vấn đề rất đáng quan tâm ở Việt Nam nói chung và huyện Điện Biên nói riêng, nó không chỉ thể hiện ở sự thu hẹp về diện tích hàng năm, mà còn thể hiện ở sự suy giảm về trữ lượng và chất ượng của rừng, nhiều loài động, thực vật có nguy cơ tuyệt chủng dẫn đến sự mất cân bằng sinh thái [1]. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm số lượng và chất lượng rừng là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như: công tác quản lý, sử dụng vốn rừng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp thời cũng như phù hợp với nhu cầu và tốc độ phát triển của xã hội. Việc lập kế hoạch, xác định các giải pháp quản lý sử dụng rừng thường mới chỉ dựa trên hiện trạng tài nguyên rừng và định hướng chủ quan của yêu cầu quản lý mà ít khi xem xét đến những tiềm năng, định hướng lâu dài và khả năng đáp ứng của tài nguyên rừng đối với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh môi trường. Việc lập quy hoạch quản lý, phát triển rừng thường không được xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn cộng đồng dân cư hoặc không đảm bảo lợi ích lâu dài về đất đai của người dân bản địa. Do vậy, khi tổ chức triển khai thường gặp rất nhiều khó khăn, hiệu quả không cao, không đảm bảo tính ổn định, bền vững. Từ thực tế đó, vấn đề đặt ra trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên rừng
  10. 2 hiện nay là phải đảm bảo tính ổn định, bền vững và quan tâm đến vai trò cũng như lợi ích của cộng đồng dân cư sống bằng nghề rừng. Huyện Điện Biên hiện có 125.194,5 ha rừng và đất rừng. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường là áp lực về gia tăng dân số trong khu vực và nhu cầu về lâm sản, đất canh tác đã tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên rừng và đất rừng của huyện. HSTR trên khu vực đang bị đe doạ, mất dần các giá trị, chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sống bởi các hoạt động canh tác của cộng đồng dân cư trên khu vực. Mặt khác một số chính sách của Nhà nước, phương thức quản lý, sử dụng và quy hoạch phát triển rừng của huyện hiện cũng chưa phù hợp, không đáp ứng với nhu cầu của thực tiễn trong quản lý, sử dụng rừng hiện nay. Xuất phát từ thực trạng trên và để góp phần bổ sung, hoàn thiện những cơ sở lý luận cũng như tìm ra giải pháp quản lý rừng bền vững tại huyện Điện Biên. Chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý sử dụng bền vững tài nguyên rừng tại huyện Điện Biên-tỉnh Điện Biên”.
  11. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những khái niệm, quan niệm về quản lý rừng bền vững. Khái niệm phát triển bền vững được đề cập chính thức trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Hội đồng thế giới về phát triển bền vững họp ở Brundland (WCED, 1987). Theo khái niệm này “Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thoả mãn mọi nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến những khả năng phát triển để thoả mãn mọi nhu cầu của những thế hệ tiếp theo” [12]. Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO) định nghĩa: "Quản lý rừng bền vững là quá trình quản lý các khu rừng cố định nhằm đạt một hoặc nhiều hơn các mục tiêu quản lý đã được đề ra một cách rõ ràng như đảm bảo sản xuất liên tục những sản phẩm và dịch vụ của rừng mà không làm giảm đáng kể những giá trị di truyền và năng suất tương lai của rừng và không gây ra những tác động không mong muốn đối với môi trường và xã hội" Tiến trình Helsinki định nghĩa: "Quản lý rừng bền vững là sự quản lý rừng và đất rừng theo cách thức và mức độ phù hợp để duy trì tính đa dạng sinh học, năng suất, khả năng tái sinh, sức sống của rừng và duy trì tiềm năng của rừng trong hiện tại và tương lai, các chức năng sinh thái, kinh tế, xã hội của chúng ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu và không gây ra những tác hại đối với các hệ sinh thái khác"[21]. Theo các khái niệm và định nghĩa trên, có thể hiểu QLRBV hay sử dụng bền vững tài nguyên rừng là cách quản lý đảm bảo đạt được các mục tiêu: Bền vững về kinh tế, môi trường và xã hội, chúng phải được xem xét một cách bình đẳng và đồng thời. Tính bền vững thể hiện ở hai cấp độ: Mức độ có thể đạt được trong thực tế luôn nhỏ hơn mức độ bền vững tối ưu về mặt
  12. 4 lý thuyết. Các khái niệm, định nghĩa trên cũng chỉ rõ sự cần thiết phải áp dụng một cách linh hoạt các biện pháp quản lý rừng phải phù hợp với điều kiện ở từng địa phương và phải được thực hiện một cách đồng bộ, liên thông trên phạm vi quốc gia, vùng và toàn cầu. Cho đến nay, trên thế giới vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về lâm nghiệp bền vững nhưng về tổng thể là đồng thuân theo quan điểm phát triển bền vững. Một số quan điểm có tính tiêu biểu được đề cập đến trong "Lời kêu gọi nguyên tắc vấn đề rừng" được thông qua trong Hội nghị môi trường và phát triển Liên Hợp Quốc năm 1992 đã nêu lên: "Tài nguyên rừng và đất rừng nên được quản lý bằng phương thức bền vững để thoả mãn nhu cầu xã hội, kinh tế, văn hoá và tinh thần của người đương thời và thế hệ con cháu. Nhu cầu đó là những sản phẩm và dịch vụ của rừng, ví dụ gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ, các loại lương thực, rau, y dược, chất đốt, nhà ở, việc làm, vui chơi, nơi ở của động thực vật hoang dã, tính đa dạng của cảnh quan và những sản phẩm khác của rừng. Nên áp dụng mọi biện pháp để bảo vệ rừng, làm cho nó tránh được những ô nhiễm, bao gồm ô nhiễm không khí, cháy rừng, sâu và bệnh hại để giữ được mọi giá trị của chúng" [17]. QLRBV bao gồm hai nội dung chủ yếu, đó là: xây dựng, bảo vệ và sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên rừng phục vụ cho các nhu cầu của xã hội hiện tại cũng như ổn định, bền vững trong tương lai. Phát triển nguồn tài nguyên rừng mang lại giá trị về kinh tế, thu nhập ổn định cho người dân nhưng không làm ảnh hưởng đến môi trường và gây phương hại đến các ngành kinh tế khác. Công cụ để quản lý rừng bền vững bao gồm các quy trình công nghệ, chính sách pháp luật, giải phát kỹ thuật và các hoạt động cụ thể nhằm thoả mãn được những nguyên lý về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Như vậy, quản lý bền vững tài nguyên rừng là phương thức quản lý được cộng đồng xã hội chấp nhận, có cơ sở về mặt khoa học, có tính khả thi về mặt
  13. 5 kỹ thuật, đảm bảo tính thực tiễn, hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường sinh thái [7]. Tại Hội nghị các Bộ trưởng Lâm nghiệp lần thứ 2 họp ở Helsinki năm 1993, một Hướng dẫn chung về quản lý rừng bền vững ở Châu Âu đã được thống nhất với 6 tiêu chí: - Duy trì và phát triển hợp lý tài nguyên rừng và sự đóng góp của nó cho chu trình cacbon. - Duy trì và nâng cao sức sống các hệ sinh thái rừng một cách khoẻ mạnh và bền vững. - Duy trì và nâng cao chức năng sản xuất của rừng (gỗ và lâm sản ngoài gỗ). - Duy trì và nâng cao tính đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng. - Duy trì và tăng cường chức năng phòng hộ của rừng (bảo vệ đất và nước). - Duy trì và nâng cao các chức năng kinh tế, xã hội cũng như cải thiện các điều kiện khác của rừng. Sáu tiêu chí trên là các nguyên tắc chung khi áp dụng cho các điều kiện cụ thể sẽ được xây dựng thành các chỉ tiêu định lượng, trong đó phải xem xét các yếu tố về tự nhiên và các yếu tố về kinh tế xã hội, quan trọng nhất là đặc điểm của từng loại rừng. Những nội dung chủ yếu thường được chú ý là các yếu tố về mặt kinh tế, bảo vệ môi trường, bảo vệ các hệ sinh thái, đa dạng sinh học và các đặc điểm về mặt xã hội và nhân văn. Để có thể sử dụng tài nguyên rừng bền vững, trong sản xuất lâm nghiệp cần tuân thủ một số vấn đề cơ bản có tính nguyên tắc như duy trì và cải thiện
  14. 6 độ phì của đất, bảo đảm tái sinh, ổn định năng suất, nâng cao sức chống chịu của lâm phần, bảo tồn đa dạng sinh học và đáp ứng các yêu cầu về kinh tế - xã hội. Có thể hiểu nội dung cơ bản của vấn đề sử dụng bền vững tài nguyên rừng như sau: 1.1.1. Sử dụng tài nguyên rừng bền vững về mặt kinh tế Một hệ thống sử dụng tài nguyên rừng bền vững về kinh tế phải đáp ứng được 4 yêu cầu cơ bản sau: - Đạt năng suất cao và ngày càng tăng. - Chất lượng tốt. - Đạt giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích cao. - Giảm rủi ro đến mức tối thiểu. Hệ thống sử dụng tài nguyên rừng phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có điều kiện tự nhiên. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính như gỗ, tre, nứa,... và các sản phẩm ngoài gỗ như lá, hoa, quả, hạt, dược liệu... Việc so sánh giữa các hệ canh tác là so sánh tương đối và trên cơ sở năng suất bình quân của vùng. Một hệ bền vững phải có năng suất trên mức trung bình của vùng đó, nếu không sẽ không thể cạnh tranh với các hệ sử dụng đất khác, nhất là trong cơ chế thị trường. Năng suất phải có xu hướng tăng dần, khi năng suất giảm thì hệ thống không thể bền vững. Trong nhiều trường hợp chiều hướng năng suất có ý nghĩa hơn là giá trị tuyệt đối của năng suất tức thời. Các nhân tố rủi ro phải được tính toán sao cho có thể giảm đến mức thấp nhất như thiên tai, sâu bệnh hại, lửa rừng,... Ví dụ rừng trồng thuần loài đồng tuổi dễ bị rủi ro thiệt hại nhiều hơn là rừng hỗn giao khác tuổi. Cần chú ý cả khía cạnh thị trường trong kinh doanh, tránh cho người sản xuất bị người
  15. 7 mua độc quyền ép giá. Sản phẩm ưu tiên phải là các sản phẩm dễ bảo quản, ít hư hỏng, để được lâu và có thị trường rộng. 1.1.2. Sử dụng tài nguyên rừng bền vững về mặt bảo vệ môi trường Sử dụng tài nguyên rừng bền vững theo yêu cầu bảo vệ môi trường phải thoả mãn 3 nội dung cơ bản: - Duy trì và không ngừng cải thiện sức sản xuất của đất. - Tăng độ che phủ của lớp thảm thực vật. - Bảo vệ được nguồn nước. Yêu cầu về bảo vệ đất được thể hiện bằng chỉ tiêu giảm lượng mất đất hàng năm dưới mức cho phép, mức này được xác định cho từng loại đất, từng loại thảm thực vật và cho từng vùng địa lý khác nhau. Độ phì của đất tăng dần là đòi hỏi bắt buộc đối với sử dụng đất bền vững trong bất kỳ hệ canh tác nào, trong đó tuần hoàn các chất hữu cơ được cải thiện có vai trò quan trọng hàng đầu. Độ che phủ mặt đất phải đạt tối thiểu trên mức an toàn sinh thái, thông thường là 35%. Tuy nhiên khi xét từng đơn vị nhỏ thì tỷ lệ che phủ có thể khác nhau, song xét tổng thể toàn hệ thống thì tỷ lệ này phải đạt hoặc vượt ngưỡng tối thiểu 35% [22]. Ngoài ra đặc điểm che phủ theo thời gian trong năm hay tính liên tục của nó cũng cần được xem xét đến. Khả năng bảo vệ nguồn nước bao gồm hai mặt: số lượng và chất lượng. Về số lượng hay khả năng sinh thuỷ của rừng có thể xác định được qua nghiên cứu toàn lưu vực hay thông qua các quan trắc định tính còn chất lượng nước có thể nhận biết không khó khăn bằng một loạt các chỉ tiêu định lượng. Ở nước ta, ước tính khoảng 50% dao động về sản lượng lúa ở Việt Nam là do tác động của nạn mất rừng, thậm chí có thể có những dao động lớn hơn nếu
  16. 8 không duy trì được thảm rừng tự nhiên trên lưu vực các sông, nhất là ở miền Bắc và miền Trung [21]. 1.1.3. Sử dụng tài nguyên rừng bền vững về hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học bao gồm 3 thành phần chính: Đa dạng về gen, đa dạng về loài và đa dạng về hệ sinh thái. Mỗi thành phần của đa dạng sinh học có những giá trị riêng về khoa học, kinh tế, môi trường và giữa chúng với nhau có những mối quan hệ hữu cơ ràng buộc. Đa dạng về gen đảm bảo cho sự đa dạng trong loài, là cơ sở khoa học cho việc tuyển chọn lai tạo ra các giống mới hay loài mới. Đa dạng về loài thường đảm bảo cho sự phong phú của quần xã, duy trì cân bằng sinh học bền vững; còn đa dạng về hệ sinh thái đảm bảo duy trì các chức năng dịch vụ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của các quần thể và sự toàn vẹn của cả quàn xã sinh vật. Bảo tồn đa dạng sinh học phải chú ý đầy đủ cả 3 thành phần của nó, trong đó quan trọng nhất là bảo tồn các hệ sinh thái, vì đây là nơi cư trú của loài, nơi giữ gìn các gen đã được hình thành và thích nghi với từng điều kiện sống cụ thể. Ngoài ra chức năng của hệ sinh thái còn duy trì các hiệu quả to lớn cả về mặt kinh tế và bảo vệ môi trường mà nhiều khi không thể tính được bằng tiền. Khai thác HSTR quá mức đã làm cho nhiều loài động, thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng. Do vậy, việc bảo tồn và phát triển tính đa dạng sinh học của HSTR phải đáp ứng 4 yêu cầu sau: - Số loài cây không bị giảm hoặc tăng lên. - Tỷ lệ cây lâu năm cao nhất có thể được.
  17. 9 - Bảo toàn và làm phong phú quỹ gen. - Bảo vệ và phát triển tối đa các loài cây bản địa. Trước hết, đa dạng sinh học được biểu hiện qua thành phần loài cây, tính bền vững tỷ lệ thuận với số lượng loài trong hệ sinh thái. Như vậy rừng tự nhiên bền vững hơn rừng trồng, rừng hỗn giao bền vững hơn rừng thuần loài, đa canh bền vững hơn độc canh… Trong hệ sinh thái, những loài cây có tuổi thọ dài có khả năng bảo vệ đất tốt hơn cây ngắn ngày và tỷ lệ tổ thành của chúng càng lớn thì tác dụng bảo vệ và cải thiện đất càng lớn, do đó tính bền vững của hệ sinh thái càng cao. Sử dụng HSTR bền vững có nghĩa là duy trì và phục tráng được quỹ gen sẵn có và không ngừng bổ xung thêm bằng các loài cây mới, các nguồn gen mới. Một HSTR bao gồm nhiều loài cây bản địa được chọn lọc lâu đời thích nghi với điều kiện tự nhiên của địa phương và được bổ sung thêm các giống mới sẽ có ý nghĩa lớn về tính bền vững của hệ sinh thái. 1.1.4. Sử dụng tài nguyên rừng bền vững về mặt xã hội nhân văn Những tiêu chí phản ánh tính bền vững về mặt xã hội của một hệ thống sử dụng tài nguyên rừng cũng tương tự như các hệ thống quản lý sử dụng đất đai khác [23] bao gồm: - Khả năng đáp ứng các nhu cầu sử dụng, tiêu thụ của người dân. - Sự phù hợp với năng lực thực tế. - Không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. - Phù hợp với pháp luật hiện hành. - Khả năng thu hút và tạo thêm nhiều việc làm.
  18. 10 - Sự chấp nhận của cộng đồng. Nội dung đáp ứng nhu cầu của các hộ sản xuất tối thiểu là: - Đủ lương thực bằng cách tự túc hay tạo ra nguồn tiền để mua. - Đủ thực phẩm bảo đảm cân đối năng lượng và hợp khẩu vị. - Đủ củi đun và gỗ phục vụ sinh hoạt. Hệ thống bền vững phải phù hợp với năng lực của người sản xuất để bảo đảm tính khả thi của giải pháp khi triển khai nhân rộng. Về kỹ thuật, cần phát huy kiến thức và kinh nghiệm bản địa, tập quán canh tác của người dân địa phương, kết hợp với kỹ thuật tiến bộ nhưng đơn giản, người dân có thể tiếp thu và tự làm được nếu có tập huấn. Hệ thống bền vững phải được cộng đồng chấp nhận, điều này được thể hiện ở sự phù hợp của nó đối với nền văn hoá dân tộc và tập tính của địa phương. Một phương án sản xuất sẽ không thể tồn tại và phát triển, nếu trái với truyền thống văn hoá và phong tục tập quán của cộng đồng dân cư địa phương. Trên quan điểm kinh tế - sinh thái học, hiệu quả sinh thái môi trường của rừng hoàn toàn có thể quy đổi được thành những giá trị kinh tế đơn thuần đem lại thu nhập cho người trồng rừng. Những giá trị kinh tế sinh thái đó là: Khả năng hấp thụ khí CO2, cung cấp O2, lưu giữ nguồn nước, chống xói mòn, đa dạng sinh học... đây là những sản phẩm cần được định giá và đưa vào giá trị của rừng để từ đó nâng cao được giá trị và ý nghĩa của rừng đối với sự phát triển ổn định, bền vững của mỗi địa phương. Như vậy, QLRBV về thực chất là một hoạt động nhằm góp phần vào việc sử dụng bền vững, tối ưu không gian sống cũng như phát huy mọi tiềm năng và gía trị thực của tài nguyên rừng.
  19. 11 Với ý nghĩa to lớn về sinh thái - kinh tế - môi trường, QLRBV hiện được xem như là một trong những nhiệm vụ cấp bách của hoạt động quản lý tài nguyên rừng, là giải pháp để đảm bảo an ninh, an toàn và ổn định cho sự tồn tại lâu bền của con người và sinh vật trên trái đất. 1.2. Khái quát những vấn đề về QLRBV trên thế giới Đối với các quốc gia có nền công nghiệp và kinh tế sớm phát triển (Anh, Đức, Pháp, Nhật bản, Hà lan...) vấn đề quản lý tài nguyên rừng luôn được xem như là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh về môi trường cho sự phát triển ổn định của đất nước. Do vậy, các chính sách liên quan đến sự phát triển của nguồn tài nguyên rừng thường gắn chặt với lợi ích và nhu cầu của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng. Người dân luôn được xem như là yếu tố trung tâm của quá trình phát triển tài nguyên rừng. Trong những năm gần đây, tại một số quốc gia: Inđônêxia, Philippin, Nepan, Bangladesh, Zimbabwe, Panama, Canađa.... thường xuyên xảy ra các cuộc biểu tình của cộng đồng dân cư và các tổ chức môi trường đòi Chính phủ cũng như các ngành công nghiệp khác phải chấm dứt khai thác nguồn tài nguyên rừng của họ. Bảo vệ, phát triển bền vững nguồn tài nguyên rừng chính là đảm bảo an toàn và duy trì cuộc sống lâu dài, ổn định cho cộng đồng dân cư trên toàn thế giới [1]. Trên thế giới, lịch sử quản lý rừng được bắt đầu tại các quốc gia ở Châu âu. Đầu thế kỷ 18, các nhà lâm học Đức G.L. Hartig [31], Heyer [30] đã đề xuất nguyên tắc lợi dụng lâu bền đối với rừng thuần loại đồng tuổi. Cũng vào thời điểm đó các nhà lâm nghiệp Pháp (Gournad, 1922) và Thụy Sĩ (H. Boiolley) [29] cũng đã đề ra phương pháp kiểm tra điều chỉnh sản lượng đối với rừng khác tuổi khai thác chọn. Trong thời kỳ này, hệ thống quản lý rừng phần lớn vẫn dựa trên các mô hình quản lý quốc gia từ trung ương (rừng được
  20. 12 quản lý chủ yếu bởi các doanh nghiệp của nhà nước), quản lý mang tính chất tập trung. Diện tích đất rừng do nhà nước quản lý chiếm từ 25-75% tổng diện tích đất đai của nhiều quốc gia. Giai đoạn từ cuối thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, hệ thống quản lý rừng thường mang tính tập trung cao ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Trong thời kỳ này, vai trò sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng không được chú ý. Mặc dù trong các quy định pháp luật thì rừng là tài sản của toàn dân. Song, trên thực tế người dân không hề được hưởng lợi từ rừng vì vậy người dân cũng không hề quan tâm đến vấn đề xây dựng và bảo vệ vốn rừng. Họ chỉ biết khai thác rừng để lấy lâm sản và lấy đất canh tác phục vụ cho nhu cầu sống của chính họ. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp, nhu cầu lâm sản ngày càng tăng lên nên tình trạng khai thác qúa mức đối với tài nguyên rừng trong giai đoạn này cũng trở thành nguyên nhân quan trọng dẫn đến suy thoái tài nguyên rừng [10] Từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, khi tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia đã bị giảm sút một cách nghiêm trọng ảnh hưởng xấu trực tiếp đến môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân miền núi thì phương thức quản lý rừng tập trung như trước đây đã trở lên không thích hợp. Chính phủ ở một số quốc gia đã tìm mọi cách cứu vãn tình trạng suy thoái rừng thông qua việc ban hành một số chính sách nhằm động viên và thu hút người dân tham gia quản lý và sử dụng tài nguyên rừng. Phương thức quản lý rừng cộng đồng (hay lâm nghiệp cộng đồng) xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ và dần dần biến thái thành các hình thức quản lý khác nhau như: Nông lâm kết hợp, trang trại, lâm nghiệp xã hội (Nepan, Thái Lan, Philippin,...). Hiện nay, ở các nước đang phát triển, khi sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị trí quan trọng đối với người dân nông thôn miền núi, thì quản lý rừng theo phương thức phát triển lâm nghiệp xã hội
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2