intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã Ba Lòng, Hải Phúc, thuộc vùng đệm khu BTTN ĐaKrông – Quảng Trị

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn về quản lý, sử dụng phát triển bền vững tài nguyên LSNG, nhằm để bảo vệ rừng đặc dụng khu BTTN Đakrông và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân các xã vùng đệm khu bảo tồn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã Ba Lòng, Hải Phúc, thuộc vùng đệm khu BTTN ĐaKrông – Quảng Trị

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP LÊ VĂN QUỐC NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NHẰM QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LÂM SẢN NGOÀI GỖ TẠI 2 XÃ BA LÒNG VÀ HẢI PHÚC THUỘC VÙNG ĐỆM KHU BTTN ĐAKRÔNG - QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ SỸ VIỆT Hà Nội, 2011
  2. i LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu về mọi mặt của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc cung cấp tài liệu, tham gia phỏng vấn, tổ chức hỗ trợ hiện trườmg, đặc biệt là sự giúp đỡ trực tiếp của thầy giáo TS. Lê Sỹ Việt trong cả quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. - Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban giám hiệu, khoa đào tạo sau đại học Trường đại học Lâm nghiệp và toàn thể các thầy cô giáo đặc biệt là thầy giáo TS. Lê Sỹ Việt đã truyền đạt, hướng dẫn cho tôi những kiến thức trong suôt thời gian vừa qua. - Tôi xin chân thành cảm ơn đến Lãnh đạo Sở NN&PTNT, Chi cục Kiểm lâm Quảng Trị, Ban quản lý khu BTTN Đakrông đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi theo học khoá học này. Tôi xin chân thành cảm ơn đến cá nhân, những đồng nghiệp đã dành thời gian giúp đỡ tôi trong suốt thời gian khảo sát thực địa, thu thập điều tra hiện trường và xữ lý số liệu trong quá trình thực hiện đề tài. - Cảm ơn đến người dân, các cơ sở thu mua, chế biến hàng LSNG tại hai xã Ba Lòng và Hải Phúc, tham gia các buổi họp, phỏng vấn, cung cấp thông tin và đống góp nhiều ý kiến về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo, bộ phận chuyên môn của UBND 2 xã Ba Lòng và Hải Phúc giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập, cung cấp tài liệu, số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng để hoàn thành đề tài nghiên cứu này nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đống góp của các nhà khoa học và các đồng nghiệp để luận văn tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cản ơn. Quảng Trị , ngày tháng 9 năm 2011 Tác giả Lê Văn Quốc
  3. ii MỤC LỤC Lời nói đầu ........................................................................................................ i Mục lục ............................................................................................................. ii Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................. iv Danh mục các hình ảnh, sơ đồ ...................................................................... iv Danh mục các bảng biểu ................................................................................. v Đặt vấn đề ........................................................................................................ 1 Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu..................................................... 4 1.1, Trên thế giới ............................................................................................... 4 1.2, Ở trong nước .............................................................................................. 9 Chương II: Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu ................... 13 2.1, Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 13 2.1.1, Mục tiêu chung ...................................................................................... 13 2.1.2, Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 13 2.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 13 2.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 13 2.3.1 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................... 13 2.3.2, Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 14 2.4, Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 14 2.4.1, Phương pháp luận tổng quát.................................................................. 14 3.4.2, Các phương pháp tiếp cận chủ yếu ....................................................... 14 Chương 3: Tổng quan về khu vực nghiên cứu ........................................... 18 3.1, Tổng quan về Khu BTTN Đakrông ......................................................... 18 3.2, Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu ............................................... 19 3.2.1, Điều kiện tự nhiên 2 xã Ba lòng và Hải Phúc ....................................... 19 3.2.2, Điều kiện kinh tế - xã hội ...................................................................... 24 3.3, Đánh giá chung về điều kiện cơ bản ........................................................ 30 3.3.1, Những thuận lợi..................................................................................... 30 3.3.2, Khó khăn .............................................................................................. 31 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.............................................. 33 4.1, Kết quả điều tra, phân loại tài nguyên thực vật cho LSNG ở xã Ba Lòng, Hải Phúc .......................................................................................................... 33
  4. iii 4.1.1, Mức độ phong phú và đa dạng của thực vật cho LSNG tại khu vực nghiên cứu ....................................................................................................... 33 4.1.2, Phân loại thực vật cho LSNG theo mục đích sữ dụng ......................... 34 4.2, Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và các nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên thực vật cho LSNG tại khu vực nghiên cứu .................................................... 39 4.2.2, Đánh giá tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG. .............................. 50 4.2.3, Các chính sách ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của LSNG ...... 57 4.3, Lựa chọn và đề xuất tập đoàn cây trồng cho LSNG ................................ 59 4.3.1, Quan điểm lựa chọn .............................................................................. 59 4.3.2, Nguyên tắc lựa chọn.............................................................................. 59 4.3.3, Các tiêu chí lựa chọn cây trồng cho LSNG .......................................... 60 4.3.4, Các loại thực vật cho LSNG có triển vọng ........................................... 61 4.3.5, Hiệu quả của các loại cây lựa chọn ....................................................... 64 4.4, Một số giải pháp quản lý bền vững tài nguyên LSNG ............................ 70 4.4.1, Quan điểm đề xuất giải pháp................................................................. 70 4.4.2, Giải pháp kinh tế - xã hội ...................................................................... 70 4.4.3, Giải pháp về hoàn thiện thể chế và tăng cường sự quản lý của nhà nước ......................................................................................................................... 77 5.4.3, Giải pháp kỹ thuật ................................................................................. 79 Chương V: Kết luận, Tồn tại, Khuyến nghị ............................................... 86 5.1, Kết luận .................................................................................................... 86 5.1.1, Hiện trạng tiềm năng tài nguyên thực vật cho LSNG tại vùng đệm ..... 86 5.1.2, Hiện trạng, tiềm năng, nhân tố ảnh hưởng đến tài nguyên LSNG........ 87 5.1.3, Kết quả chọn lựa tập đoàn cây cho LSNG có triển vọng phát triển ..... 88 5.1.4, Đánh giá công tác quản lý và phát triển thực vật cho LSNG ............... 88 5.1.5, Kết quả đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và phát triển thực vật cho LSNG .............................................................................................................. 89 5.2, Một số tồn tại ........................................................................................... 89 5.3, Khuyến nghị ............................................................................................. 90 Tài liệu tham khảo chính .............................................................................. 91 Tiếng việt......................................................................................................... 91 Tiếng anh: ........................................................................................................ 92
  5. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt BTTN Bảo tồn thiên nhiên NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND Uỷ ban nhân dân LSNG Lâm sản ngoài gỗ VCF Quỷ bảo tồn việt nam KT-XH Kinh tế - xã hội FAO Tổ chức nông lương liên hiệp quốc ĐDSH Đa dạng sinh học QĐ- TTg Quyết định thủ tướng chính phủ QĐ-UB Quyết định uỷ ban TT- BNN Thông tư bộ nông nghiệp DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ 1- Hình ảnh Số Nội dung hình ảnh Trang 3.1 Điều kiện địa hình, tài nguyên khu vực nghiên cứu 32 4.1 Người dân khai thác Lá nón trong rừng đặc dụng khu BTTN 42 4.2 người thu gom hàng LSNG trên địa bàn nghiên cứu 54 2- Sơ đồ Số Nội dung Trang 4.1 Dòng sản phẩm LSNG từ sản xuất đến tiêu thụ 55
  6. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu Tên biểu Trang số 3.1 Dân tộc, dân số và lao động khu vực nghiên cứu 24 3.2 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 25 3.3 Tình hình chăn nuôi gia súc gia cầm 27 3.4 Hiện trạng giáo dục 29 3.5 Mạng lưới y tế 29 4.1 Kết quả điều tra về khu hệ thực vật 33 4.2 Phân loại thực vật cho LSNG 36 4.3 Hình thức khai thác LSNG 40 4.4 Hiện trạng sử dụng đất 43 4.5 Hiện trạng trồng rừng và giao khoán rừng 46 4.6 Đánh giá cho điểm các loài thực vật cho LSNG... 63 4.7 Tổng hợp vốn và nhân công trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng 64 cho 1ha cây bản địa trồng bổ sung 4.8 Các hạng mục chi phân theo các năm 65 4.9 Dự tính chi phí trồng 1ha của một số cây trồng chủ yếu 66 4.10 Dự tính thu nhập 1ha của một số cây trồng chủ yếu 66 4.11 Tổng thu chi(10năm) đối với các loài cây lâu năm 67 4.12 Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế cho các loài lựa chọn 68 4.13 Tổng thu chi đối với các loài cây hàng năm 68
  7. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay nguồn tài nguyên về gỗ, củi hay sản phẩm từ rừng tự nhiên ngày một cạn kiệt dần, do khai thác quá mức, quá khả năng phục hồi, tái tạo của rừng nên nguồn tài nguyên không đáp ứng được nhu cầu xã hội. Do đó để đáp ứng được một phần nhu cầu nào đó của xã hội về các sản phẩm từ tài nguyên rừng, đồng thời đảm bảo tính đa dạng sinh học và khả năng phục hồi rừng, vừa giải quyết được đời sống vật chất của xã hội, nhất là người dân sống gần rừng và ven rừng, tạo được công ăn việc làm có được thu nhập từ nghề rừng, thì lâm sản ngoài gỗ (LSNG) là một yếu tố giữ một vai trò hết sức quan trọng và cấp thiết. Cũng như các nước nhiệt đới khác, rừng nước ta có nguồn tài nguyên lâm sản ngoài gỗ rất phong phú và đa dạng. Tài nguyên lâm sản ngoài gỗ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của cộng đồng dân tộc thiểu số sống phụ thuộc vào rừng. Khu Bảo tồn thiên nhiên(BTTN) Đakrông được thành lập từ năm 2002 theo quyết định 4343/QĐ-UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng trị và sự ra đời của khu Bảo tồn đã làm thay đổi nhận thức, tập quán canh tác và cuộc sống của người dân xung quan vùng đệm của khu bảo tồn. Trong đó, sự thay đổi lớn nhất là người dân mất đi tư liệu sản xuất chủ yếu là rừng, đất canh tác để phát, đốt làm nương rẫy và các nguồn lợi khác từ rừng. Sự thay đổi này kết hợp với tập quán canh tác lạc hậu và trình độ dân trí thấp, đã làm cho cuộc sống người dân gặp nhiều khó khăn. Để tìm ra được giải pháp hữu hiệu vừa bảo tồn đa dạng sinh học cho khu BTTN Đakrông, bảo vệ môi trường và có thể nâng cao đời sống cho người dân vùng đệm góp phần xoá đói, giảm nghèo. Để khắc phục những khó khăn cho người dân, đồng thời để giải quyết các vấn đề và mối quan tâm trên, trong gần 10 năm qua các chương trình dự
  8. 2 án, các hoạt động của khu bảo tồn đều nhằm đến mục đích phát triển và ổn định cuộc sống người dân 8 xã vùng đệm như: trồng rừng sinh kế cho người dân, trồng mây dưới tán rừng, trồng lô ô, xây dựng vườn ươm lâm nghiệp, và một số hoạt động khác nhằm nâng cao nhận thức như: Tuyên truyền vận động người dân trong phát triển rừng, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học(ĐDSH) đã được triển khai một cách rộng khắp trên toàn vùng nhằm nâng cao thu nhập và xoá đói, giảm nghèo cho các cộng đồng dân cư ở đây. Những kết quả bước đầu của các chương trình này đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện điều kiện sống của người dân, gắn liền với mục tiêu phát triển rừng bền vững và bảo vệ môi trường. Tất cả các giải pháp đã được triển khai thì giải pháp về khai thác, phát triển LSNG được coi là môt trong những giải pháp khả thi, để giải quyết các vấn đề quan tâm trên. Lâm sản ngoài gỗ đã được thừa nhận như là một nhân tố mà thông qua nó việc chia sẻ lợi ích từ rừng giữa nhà nước và người dân được đảm bảo. Ngoài ra, điều kiện khí hậu, đất đai, khu vực vùng đệm khu BTTT ĐaKrông rất thuận lợi cho việc phát triển nguồn tài nguyên LSNG, song cho đến nay nguồn tài nguyên này vẫn chưa được quản lý và sử dụng một cách có hiệu quả. Việc phát triển LSNG còn thu hút được cộng đồng dân cư tham gia vào công tác bảo vệ rừng vì lợi ích của chính họ. Từ xa xưa con người đã thường xuyên sử dụng LSNG phục vụ cho lợi ích của họ song họ chưa nhận thức được vai trò to lớn của LSNG.. Hệ quả của tình trạng đó tài nguyên LSNG ngày càng bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng, những loài quý hiếm đã bị khai thác quá mức và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, nguồn thu của người dân từ tài nguyên LSNG cũng ngày một ít dần. Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu các giải pháp để phát triển tài nguyên LSNG tại
  9. 3 khu vực vùng đệm, và trong khu bảo tồn, đang trở thành một yêu cầu rất bức thiết bởi các lý do sau đây: - Phát triển LSNG còn góp phần tăng thêm tính đa dạng sinh học và bảo tồn các nguồn gen quý hiếm trong các khu rừng nhiệt đới ở nước ta nói chung và trong rừng đặc dụng khu bảo tồn nói riêng. - Cùng với sự suy thoái của rừng bởi quá trình khai thác bất hợp lý và hiện tượng du canh du cư, đốt nương làm rẫy v.v… nguồn tài nguyên LSNG ở nước ta cũng đang bị cạn kiệt với tốc độ hết sức nhanh chóng. - Cũng như nhiều cộng đồng dân cư ở vùng miền núi khác, cộng đồng dân ở 2 xã Ba Lòng và Hải Phúc đã và đang sử dụng LSNG ngày một nhiều hơn, vì diện tích đất sản xuất nông nghiệp còn lại rất ít. Thu nhập hiện tại của phần đông người dân là dựa vào rừng, nhưng rừng ở đây lại chủ yếu là rừng đặc dụng nên con đường duy nhất để tạo nguồn thu nhập cho người dân nơi đây là phát triển các loài thực vật cho LSNG có giá trị kinh tế để ổn định cuộc sống, đồng thời góp phần bảo vệ rừng bảo tồn ĐDSH tại khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Với những lý do trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp nhằm quản lý, sử dụng và phát triển bền vững lâm sản ngoài gỗ tại 2 xã Ba Lòng, Hải Phúc, thuộc vùng đệm khu BTTN ĐaKrông – Quảng trị”.
  10. 4 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1, Trên thế giới Khái niệm và thuật ngữ về LSNG Thuật ngữ LSNG được thông qua trong hội nghị tư vấn lâm nghiệp Châu Á - Thái Bình Dương tại Băng Cốc, 5-8-1991: “lâm sản ngoài gỗ (Non - wood forest product, viết tắt là NWFPs) bao gồm những sản phẩm tái tạo được ngoài gỗ, củi và than gỗ, lâm sản ngoài gỗ được lấy từ rừng, đất rừng hoặc những cây thân gỗ”. Do đó không được coi là LSNG những sản phẩm như cát, đá, nước dịch vụ du lịch sinh thái[2]. Hội nghị lâm nghiệp do tổ chức nông lương liên hiệp quốc triệu tập từ tháng 6 năm 1999 đã đưa ra và thông qua một khái niệm và định nghĩa khác về LSNG “ Lâm sản ngoài gỗ (Non Timber Forest Product, viết tắt là NTFPs) bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật, khác gỗ, được được khai thác từ rừng, đất có rừng (wooded lands) và cây ở ngoài rừng[2]. Từ việc phân tích và tổng luận các quan điểm, quan niệm của hàng loạt tác giả trên thế giới về LSNG. Đề tài đã hình thành nhận thức về LSNG như sau: Tuy có sự khác biệt giữa hai thuật ngữ sử dụng trong tiếng Anh là Non- timber forest products (NTFPs) và Non- Wood forest products (NWFPs) song cả hai thuật ngữ này đều được hiểu bằng tiếng Việt là LSNG. Tuy nhiên, nếu hiểu một cách chính xác hơn thì NTFPs là nhằm chỉ các lâm sản ngoài gỗ lớn (Timber-gỗ lớn), còn NWFPs nhằm chỉ các loài lâm sản ngoài gỗ nói chung. Vì vậy, một số loại sản phẩm như gỗ nhỏ, gỗ củi, ngọn cây...có thể xếp vào NTFPs, nhưng không thể xem chúng là NWFPs, như định nghĩa trên đã nêu. Trong thực tế, có nhiều loại sản phẩm cùng loại với LSNG được sản xuất trên đất không có rừng (như nấm, mộc nhĩ, măng, quả trám, hạt giổi,
  11. 5 thảo dược,v.v..) nhưng chúng không phải là LSNG bởi vì: các lâm sản bao gồm những sản phẩm có nguồn gốc sinh học từ rừng hoặc từ một hệ thống sử dụng đất tương tự rừng theo định hướng lâm nghiệp. Giá trị kinh tế –xã hội của LSNG Thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lương thực, thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu làm thủ công mỹ nghệ, dược phẩm, đến giải quyết công ăn, việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hoá, xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt cho người dân, đặc biệt là dân nghèo (FAO,1994; Sharma,1995)[22] Theo tổ chức FAO, LSNG đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lương thực cho hộ gia đình. Chúng bổ sung cho hộ gia đình các sản phẩm nông nghiệp. Chúng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc làm giảm những khó khăn thiếu thốn trong “giai đoạn đói” của nhà nông [22]. LSNG có tác dụng chống lại sự thất thường và đảm bảo tính sẵn có của lương thực và thực phẩm; đồng thời cũng đóng góp một phần đáng kể vào lượng chất dinh dưỡng của hộ gia đình. Chúng cũng có giá trị như là những thành phần xã hội và văn hoá. Tuy nhiên, việc việc sử dụng và giá trị của LSNG là rất khác nhau từ vùng này đến vùng khác. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về LSNG song cho đến nay những hiểu biết về LSNG còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với những loài có giá trị kinh tế cao nên chưa phản ánh đầy đủ về nguồn tài nguyên LSNG vốn rất phong phú và đa dạng này và do đó chưa phát huy đầy đủ các chức năng có lợi của LSNG đối với nền kinh tế, đối với đời sống của người dân miến núi và đối với việc bảo tồn tính đa dạng sinh học và môi trường sinh thái. Để LSNG phát huy tốt hơn nữa trong sự phát triển miền núi cần tập trung nghiên cứu xác định đặc điểm sinh thái học cũng như kĩ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng chúng gắn với quản lý bền vững; Đồng thời cần xây dựng và truyền bá những mô hình
  12. 6 trình diễn về cung cấp LSNG để người dân học tập và làm cơ sở chuyển giao công nghệ phát triển rừng cung cấp LSNG. Theo De Beer (1996)[17] thì tài nguyên rừng và đặc biệt là tài nguyên LSNG là nguồn sống chủ yếu của ít nhất 27 triệu người dân ở vùng Đông Nam á. Cũng với cách nhìn nhận đó Peter (1989)[23]cho rằng, giá trị thu nhập hiện tại của LSNG có thể lớn hơn giá trị thu nhập hiện tại từ bất kì loại hình thức sử dụng đất nào. Vì vậy, việc bảo tồn và khai thác có kiểm soát nguồn tài nguyên này ở các địa phương cũng cần được ưu tiên về kinh tế so với các loại hình sử dụng đất khác. Song song với những phát hiện của The De Beer (1996) và Peter (1989), thông qua nghiên cứu của mình, Mendelsohn (1992)[25] đã đi đến kết luận là bằng cách duy trì tính nguyên vẹn của rừng tự nhiên, việc bảo tồn có khai thác có thể nuôi dưỡng tình da dạng sinh học cơ bản và bảo vệ môi trường sinh thái; đồng thời việc khai thác có kiểm soát nguồn tài nguyên LSNG sẽ góp phần cung cấp và đáp ứng các nhu cầu của xã hội về các loại LSNG một cách bền vững. Theo Pilamber Sarrma (1995) [9] thách thức đối với sự phát triển miền núi trong giai đoạn hiện nay về cơ bản là vấn đề giảm được đói nghèo, tăng được các cơ hội lựa chọn việc làm, bảo tồn được môi trường và sinh cảnh vùng núi và bảo đảm các biện pháp phân bổ công bằng thông qua việc thu hút sự chú ý của phụ nữ và các nhóm có liên quan hoặc bị thiệt thòi. Trong bối cảnh của vùng núi thì LSNG là một trong số các tài nguyên mà nó liên kết với tất cả các khía cạnh của sự phát triển toàn vẹ miền núi. Chúng hầu như không có sự cạnh tranh và thường cung cấp việc sử dụng đất bổ sung có liên quan đến nông nghiệp vùng núi, nơi mà một trong những vấn đề chính là sự khan hiếm đất có khả năng canh tác. LSNG chỉ ra tiềm năng để thống nhất giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, mà sự thống nhất là một trong những
  13. 7 thách thức chủ yếu nhất trong phát triển miền núi. Là nguồn gốc của việc làm và sự phục hồi nguồn thu nhập, các LSNG cũng có thể hỗ trợ và duy trì cho phát triển kinh tế đối với các vùng núi nghèo khó. Thật ra về mặt truyền thống thì LSNG đã là một phương kế cuối cùng đối với nền kinh tế tiêu điểm của những người nghèo. Sử dụng bền vững LSNG sẽ tạo ra sự cần thiết để duy trì bảo tồn sinh khối và bảo tồn đa dạng sinh học. LSNG cung cấp các cơ sở tiềm tàng cho sự tương tác và trao đổi giữa vùng cao và vùng thấp. Với việc chế biến tốt hơn và các cơ hội tăng giá. LSNG có thể cung cấp cho các cộng đồng vùng núi cơ hội múa bán và khả năng thương lượng giá cả tốt hơn. Một số lượng lớn kiến thức dân gian liên quan đến LSNG được các cộng đồng miền núi sử dụng qua hàng thế kỷ và giúp ích nhiều cho việc bảo tồn tài nguyên này. LSNG ở vùng núi vẫn tiếp tục được thu hoạch từ các nguồn tài nguyên sở hữu cộng đồng vì thế LSNG tạo thuận lợi cho sự thúc đẩy các tiếp cận tham gia trong quản lý tài nguyên thiên nhiên và cũng có thể là phương tiện để giải quyết những nỗi lo toan về kinh tế của những người nghèo và của những nhóm người hoặc cộng đồng bị thiệt thòi trong xã hội. Những nghiên cứu về khai thác, chế biến và thị trường LSNG Những nghiên cứu về khai thác cũng đã chỉ ra rằng, việc thu hoach các LSNG từ tự nhiên hoang dã và từ các loại hình canh tác khác còn nhiều bất cập, đặc biệt là về phương diện dụng cụ và thiết bị, công nghệ, việc chuẩn bị trước khai thác, xử lý sau thu hoặch và những đòi hỏi của chế biến trung gian. Do chưa quan tâm đến cộng nghệ sau thu hoạch nên thường gây lãng phí về cả số lượng và chất lượng trong quá trình thu hái, vận chuyển và cất trữ sản phẩm[22]. Theo tài liệu công bố của tổ chức FAO năm 1995[22] cho thấy có sự khác nhau trong hệ thống tổ chức thu hoạch LSNG. Một hệ thống thông thường là thu hái LSNG dựa vào người dân địa phương dưới các quyền được
  14. 8 quy định, họ đem bán ở thị trường địa phương hoặc sẽ nhận được một số tiền dưới các hình thức khác từ cơ quan mua bán lâm sản. Một hệ thống khác là dựa vào các lao động thông thường hoặc lao động dưới hình thức hợp đồng, những người tiếp cận thị trường hoặc thông qua những người quản lý tài nguyên. Vì vậy hàng triệu người thu hái LSNG không có những đầu tư thích hợp cho các kỹ thuật thu hái đúng quy tắc và bền vững. - Về chế biến, những nghiên cứu về LSNG nhìn chung ít xem xét các sản phẩm có giá trị thương mại, mà lại tập trung vào viềc thay thế các sản phẩm mới, chúng đòi hỏi kinh phí nghiên cứu lớn, các phương tiện phức tạp. - Do tính chất đặc thù và đa dạng của LSNG nên cho đến nay những nghiên cứu về thị trường LSNG còn rất ít ỏi. Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, mặc dù LSGN có giá trị to lớn, nhưng những người sản suất ra LSNG thì lại thu được hiệu quả rất thấp do sự hạn chế tiếp cận thông tin thị trường một cách có tổ chức hoặc thiếu các giải pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm theo đòi hỏi của thị trường. Để góp phần giải quyết vấn đề trên, vào năm 1992 Chương Trình Rừng - Cây - Con người đã phát triển các bản hướng dẫn cho việc tạo ra hệ thống các thông tin thị trường LSNG ở cấp địa phương và giới thiệu một số kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi trồng, canh tác và phát triển thực vật LSNG, như phát triển rừng cung cấp dược thảo ở Nêpan, rừng cung cấp cây họ dầu, tanin, cau dừa ở vùng Amazon-Brazin, rừng cung cấp song mây ở Malaysia… Nhìn chung, những nghiên cứu về LSNG trên thế giới đều cho thấy tiềm năng to lớn của LSNG ở các nước nhiệt đới, đã khẳng định được vai trò quan trọng của LSNG trong đời sống kinh tế xã hội nông thôn miền núi, coi đây là một trong những nhân tố có triển vọng nhất cho bảo tồn và phát triển rừng, góp phần vào việc thực hiện mục tiêu quản lý rừng bền vững của các nước nhiệt đới. Các nghiên cứu cũng chỉ ra các nguyên nhân cản trở, những rào cản
  15. 9 chính đối với việc quản lý hiệu quả tài nguyên rừng, đặc biệt là tài nguyên LSNG ở nhiều nước, như thị trường LSNG chưa hoàn hảo và chưa giữ được vai trò là đồn bẩy cho phát triển kinh doanh LSNG, nhận thức chưa đầy đủ về LSNG, thiếu kỹ thuật và thông tin quan trọng về mô hình rừng cung cấp LSNG có hiệu quả kinh tế cao. Cho đến nay, việc phát triển LSNG được xem là một trong những nội dung của chiến lược quản lý rừng bền vững theo hướng ‘’Bảo tồn có khai thác’’. Tuy nhiên, các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh cho phát triển LSNG thực sự là chưa được chú ý đúng mức chưa tương xứng, còn dàn trải và chung chung. 1.2, Ở trong nước Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, ở Việt Nam lâm sản được chia làm 2 loại: - Lâm sản chính (Principale richese forestiere) là những sản phẩm gỗ. - Sản phẩm phụ của rừng hay lâm sản phụ (produid secondaie de la forest), bao gồm động và thực vật cho sản phẩm ngoài gỗ. Từ năm 1961 lâm sản phụ được coi trọng và được mang tên đặc sản rừng bao gồm cả thực vật rừng và động vật rừng là nguồn tài nguyên giàu có của đất nước, nó có vị trí quan trọng trong sự nghiệp cộng nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, trong đời sống nhân dân, quốc phòng và xuất khẩu[2]. Theo định nghĩa đó đặc sản rừng là một bộ phận của tài nguyên rừng nhưng chỉ tính đến những sản phẩm có công dụng hoặc giá trị đặc biệt và ngoài các thực vật dưới tán rừng còn bao gồm các loài cây cho gỗ đặc hữu hoặc được coi là đặc hữu của Việt Nam, như Pơ mu, hoàng đàn, kim giao.. như vậy thuật ngữ đặc sản rừng mang ý nghĩa kinh tế, vì không tính đến những sản phẩm không có hoặc chưa biết giá trị. Vì thế, danh mục những đặc sản rừng trong từng thời điểm củng tập trung sự chú ý vào một số sản phẩm nhất định.
  16. 10 Ngày nay trong lâm nghiệp thuật ngữ lâm sản ngoài gỗ được dùng phổ biến, chính thức thay cho thuật ngữ lâm sản phụ (minor forest product/secondary forest product). Ở Việt Nam, việc sử dụng LSNG đã gắn liền với sự sinh tồn của các cộng đồng dân cư và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống từ lâu đời. Khai thác và sử dụng LSNG đã góp phần giải quyêt công ăn việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân. Tuy nhiên, cũng giống như nhiều quốc gia đang phát triển, việc quản lý sử dụng rừng ở Việt Nam chủ yếu là khai thác gỗ, ít quan tâm đến quản lý, gây trồng,bảo vệ và phát triển LSNG. Vì vậy cùng với điện tích rừng tự nhiên bị giảm thì nguồn tài nguyên LSNG cũng bị cạn kiệt đi và có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống dân cư sống dựa vào rừng. Xuất phát từ thực tế đó, trong những năm gần đây nhiều nghiên cứu về phát triển LSNG đã được triển khai nhằm trả lời cho các câu hỏi sau: - Tiềm năng, vị trí của LSNG đối với kinh tế hộ gia đình vùng trung du và miền núi như thế nào? - Kỹ thuật lâm sinh nào có thể lồng ghép LSNG và nương rẫy trong lòng hệ sinh thái rừng để bảo vệ rừng, vừa tạo ra thu nhập ổn định cho người dân? - Những loại LSNG nào cần được ưu tiên phát triển? Khi nghiên cứu vai trò của LSNG, tác giả D.A.Gilmour và Nguyễn Văn Sản (1999)[9], đã phát hiện được trong 2 năm 1997-1998 ở vườn quốc gia Ba Vì - Hà Tây đã khai thác xấp xỉ 200 tấn cây dược liệu, ước tính gần 60% người dân tộc Dao tại Ba Vì tham gia vào thu hái. Đây là nguồn thu nhập thứ hai đứng sau lúa và sắn. Nghiên cứu của Trần Ngọc Lân (1999)[12] ở khu bảo tồn tự nhiên Pù Mát (Nghệ An) cũng cho thấy, có tới 100% số hộ dân sống dựa vào rừng thông qua khai thác gỗ và LSNG như Măng, Mật ong, Song, Mây, Nứa … Tác giả cũng cho thấy, có tới 22,5% số hộ thường xuyên khai
  17. 11 thác nứa, 11,75% số hộ thường xuyên khai thác măng, mộc nhĩ. Trên 90% số hộ ở bản Châu Sơn vào rừng đào củ mài, củ nâu để làm thức ăn. - Nhưng nghiên cứu của Lương Văn Tiến, Hà Chu Chử (1999)[9] về chủng loại LSNG quan trọng ở Việt nam cũng đã cho thấy, các loài LSNG được khai thác sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam những loài cung cấp nguyên liệu cho các làng nghệ thủ công mỹ nghệ như song, mây, tre, nứa, các loại cho nhựa, cây thảo dược và các loại nấm. Tổng giá trị suất từ LSNG của Việt Nam từ năm 1986-1990 đã đạt 40 triệu USD/năm. - Thông qua việc triển khai một số công trình nghiên cứu và phát triển LSNG, các nhà khoa học đã phát hiện xác định được danh mục các loài LSNG, trong đó khoảng 40 loài tre nứa, 40 loài song mây, 60 loài cây có chứa tanmin, 260 loài cho tinh dầu và nhựa, 160 loài chứa tinh dầu, 70 loài chứa chất thơm và hàng triệu loài được dùng làm thức ăn. Riêng đối với loài cây được dùng làm dược liệu, theo tài liệu của Viện Dược Liệu, Việt Nam đã phát hiện được 1863 loài cây thuốc quý thuộc 1033 chi, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 nghành thực vật. Con số này còn được bổ sung thêm (Trần Văn Kỳ,1995)[9]. - Về thực tiễn phát triển LSNG, từ năm 1998[9] Viện nghiên cứu đặc sản rừng đã thực hiện một dự án lớn về LSNG với khoảng kinh phí dự toán là hơn 1,7 triệu USD. Tuy nhiên, dự án mới tập trung vào việc phát hiện loài cho LSNG ở một số khu bảo tồn thiên nhiên (Ba Bể, Kẻ Gỗ). Ngoài ra, dự án cũng xây dựng một số các mô hình trình diễn phát triển thực vật cho sản phẩm ngoài gỗ như mô hình trồng Trúc sào ở Ba Bể, mô hình phát triển thuốc nam ở Kẻ Gỗ, Ba Vì… Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào việc định loại, mô tả và có phần chú ý nhiều vào cây thuốc. Những công trình nghiên cứu khác về LSNG còn ít và mới chỉ ở giai đoạn ban đầu, còn thiếu nhiều công trình về kỹ thuật lâm sinh bảo vệ và phát triển LSNG. Cho đến
  18. 12 nay nước ta vẫn chưa có phần lớn những nghiên cứu một công trình khoa học nào nghiên cứu một hệ thống và đồng bộ về thực vật cho LSNG. Tóm lại, phần lớn các nghiên cứu ở nước ta về LSNG mới được phát hiện theo hướng chuyên ngành tập trung phát hiện loài cho lâm sản ngoài gỗ, mô tả hình thái, công dụng, giá trị kinh tế, một số đặc điểm sinh thái, mà thiếu hẳn những nghiên cứu về giải pháp lâm sinh cho xây dựng và phát triển rừng cung cấp LSNG. Chình vì vậy mà tiềm năng to lớn về LSNG vẫn chưa được phát huy và phát triển bền vững ở Việt Nam nói chung và vùng đệm khu BTTN Đakrông nói riêng.
  19. 13 Chương II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1, Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1, Mục tiêu chung Góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn về quản lý, sử dụng phát triển bền vững tài nguyên LSNG, nhằm để bảo vệ rừng đặc dụng khu BTTN Đakrông và cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân các xã vùng đệm khu bảo tồn. 2.1.2, Mục tiêu cụ thể - Đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển thực vật cho LSNG. - Đề xuất một số giải phát phát triển LSNG nhằm góp phần nâng cao mức sống cộng đồng và bảo vệ rừng đặc dụng tại địa bàn nghiên cứu. 2.2, Nội dung nghiên cứu Nhằm thực hiện các mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung chủ yếu sau đây: - Điều tra, phân loại và đánh giá tài nguyên thực vật cho LSNG tại địa bàn 2 xã Ba Lòng và Hải Phúc. - Đánh giá hiện trạng, tiềm năng các nhân tố ảnh hưởng thực vật cho LSNG tại khu vực nghiên cứu. - Lựa chọn và đề xuất tập đoàn cây trồng cho LSNG tại khu vực - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn tài nguyên LSNG tại vùng nghiên cứu. 2.3, Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2.3.1, Phạm vi nghiên cứu của đề tài Thực hiện ở vùng rừng đặc dụng trên địa bàn 2 xã Ba Lòng và Hải Phúc thuộc huyện Đakrông tỉnh Qảng trị trên địa bàn vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Đakrông.
  20. 14 2.3.2, Đối tượng nghiên cứu - Các hoạt động kinh tế xã hội có liên quan đến bảo vệ phát triển rừng đặc dụng, các hoạt động canh tác nông nghiệp, sử dụng đất ở các xã vùng đệm - Những hệ sinh thái rừng đặc dụng Đakrông, bao gồm rừng tự nhiên và rừng trồng cây lá rộng, rừng tre nứa. - Tập đoàn cây thực vật cho LSNG. Hiện trạng và tiềm năng phát triển. - Hệ thống các giải pháp khoa học - công nghệ và kiến thức bản địa liên quan đến sử dụng đất dốc, phục hồi và phát triển LSNG. 2.4, Phương pháp nghiên cứu 2.4.1, Phương pháp luận tổng quát Phương pháp nghiên cứu tổng quát của đề tài là tiến hành đánh giá các điều kiện về tự nhiên, kinh tế-xã hội, điều kiện tài nguyên rừng và thực vật ngoài gỗ (LSNG) trên cơ sở đó đánh giá hiện trạng và tiềm năng phát triển LSNG cũng như vai trò của chúng trong đời sống xã hội của người dân trong bảo vệ môi trường ở khu vực. Tiếp theo là xác định nhu cầu và khả năng của hộ gia đình người dân trong phát triển LSNG, đánh giá tác động của một số yếu tố kinh tế xã hội chủ yếu đến sự phát triển của LSNG. Cuối cùng là đề xuất các giải pháp kinh tế- xã hội chủ yếu đến sự phát triển LSNG theo định hướng đề ra. 3.4.2, Các phương pháp tiếp cận chủ yếu - Sử dụng kết hợp giữa phương pháp tiếp cận có sự tham gia với phương pháp phân tích thống kê để phát hiện số lượng thực vật cho LSNG, vai trò của chúng trong đời sống cộng đồng, phát hiện ra mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế và quản lý sử dụng LSNG. Người dân sinh sống trong vùng, khai thác và sử dụng LSNG như là một trong những kế sinh nhai. Vì vậy, muốn phát triển tài nguyên rừng được bền vững, phải giải quyết được hài hoà các mối quan hệ giữa các yếu tố kinh tế, xã hội và sinh thái. 2.4.2.1, Phương pháp điều tra thu thập số liệu Các phương pháp được sử dụng trong đề tài gồm:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2