intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất các giải pháp phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích được thực trạng tình hình nhân nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh. Đề xuất được các giải pháp nhằm phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhân nuôi động vật hoang dã ở tỉnh Hải Dương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất các giải pháp phát triển

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HÀ VĂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG NHÂN NUÔI CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH:QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RƯNG MÃ SỐ: 60.62.02.11 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội, 2014
  2. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP HÀ VĂN CƯỜNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG NHÂN NUÔI CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH:QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RƯNG MÃ SỐ: 60.62.02.11 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. VŨ TIẾN THỊNH Hà Nội, 2014
  3. i LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Vũ Tiến Thịnh, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Động vật rừng, các thầy cô trong Khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, Khoa Sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Nhân dịp này tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến lãnh đạo, cán bộ Chi cục Kiểm lâm, các Hạt kiểm lâm và người dân các địa phương trong tỉnh Hải Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thu thập số liệu và điều tra hiện trường. Để hoàn thành luận văn này tôi còn nhận được sự động viên, khích lệ của đồng nghiệp, bạn bè và những người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những tình cảm cao quý đó. Hà Nội, ngày 25 tháng 02 năm 2014 Tác giả Hà Văn Cường
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i MỤC LỤC ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................... vii ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Trên thế giới............................................................................................ 3 1.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 4 1.2.1. Các nghiên cứu về nhân nuôi ĐVHD .............................................. 4 1.2.2. Vai trò của ngành nhân nuôi ĐVHD ................................................ 6 1.2.3. Hệ thống văn bản chính sách liên quan đến phát triển ĐVHD ........ 9 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG .................. 17 VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 17 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 17 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 17 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 17 2.2. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 17 2.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 17 2.3.1. Phạm vi về nội dung ....................................................................... 17 2.3.2. Phạm vi thời gian ........................................................................... 18 2.3.3. Phạm vi không gian ........................................................................ 18 2.4. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 18 2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 18 2.5.1.Chọn mẫu điều tra ........................................................................... 18 2.5.2. Các phương pháp phân tích và xử lý số liệu .................................. 19 Chương 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 28 3.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................ 28 3.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 28
  5. iii 3.1.2. Khí hậu ........................................................................................... 28 3.1.3. Địa hình .......................................................................................... 29 3.1.4. Sông ngòi........................................................................................ 31 3.2. Tiềm năng và nguồn nhân lực .............................................................. 32 3.2.1 Tiềm năng về tài nguyên ................................................................. 32 3.2.2 Nguồn nhân lực ............................................................................... 34 3.3. Hệ thống hạ tầng và đô thị hoá ............................................................. 35 3.3.1 Hệ thống giao thông ........................................................................ 35 3.3.2 Hệ thống cấp điện ............................................................................ 36 3.3.3 Bưu chính viễn thông ...................................................................... 37 3.3.4 Cấp thoát nước và vệ sinh môi trường ............................................ 37 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 38 4.1. Quản lý nhân nuôi và buôn bán sản phẩm ĐVHD ở Hải Dương ........ 38 4.1.1. Công tác quản lý nhân nuôi, buôn bán sản phẩm ĐVHD ở Hải Dương …………………………………………………………………..38 4.2. Thực trạng nhân nuôi ĐVHD ở tỉnh Hải Dương ................................. 40 4.2.1. Các loài ĐVHD được nhân nuôi .................................................... 40 4.2.2. Số hộ nhân nuôi ĐVHD ................................................................ 41 4.2.3. Phân bố hoạt động nhân nuôi ĐVHD ............................................ 43 4.2.4. Quy mô nhân nuôi ĐVHD của các hộ ở Hải Dương ................... 46 4.2.5. Cấp giấy phép đăng ký nhân nuôi và kinh doanh ĐVHD ............ 48 4.3. Tình hình nhân nuôi ĐVHD của các hộ điểu tra ................................. 49 4.3.1. Thông tin chung về chủ hộ ............................................................. 49 4.3.2. Điều kiện sản xuất kinh doanh của các hộ nhân nuôi ĐVHD ...... 50 4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân nuôi ĐVHD ............................... 52 4.4. Thực trạng kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD ở Hải Dương ........................... 61 4.4.1. Thực trạng kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD........................................... 61 4.4.2. Nhu cầu phổ biến kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD trên địa bàn tỉnh Hải Dương …………………………………………………………………...62 4.4.3. Hình thức phổ biến kỹ thuật nhânnuôi ĐVHD .............................. 64 4.5. Kết quả và hiệu quả kinh tế nhân nuôi ĐVHD a ................................. 64
  6. iv 4.5.1 Đầu tư chi phí trong nhân nuôi ĐVHD đối với các loài vật nuôi ... 64 4.5.2. Hiệu quả sản xuất trong nhân nuôi ĐVHD .................................... 66 4.6. Định hướng và một số giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhân nuôi ĐVHD ở Hải Dương .................................................................. 68 4.6.1. Định hướng..................................................................................... 68 4.6.2.. Một số giải pháp phát triển nhân nuôi ĐVHD ở tỉnh Hải Dương 69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 1 PHẦN PHỤ LỤC .............................................................................................. 3 PHỤ LỤC 01: PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ ...................................................................................................... 3 PHỤ LỤC 02: PHIẾU ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ CỨU HỘ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG (PHIẾU DÀNH CHO HẠT KIỂM LÂM) ...................................................................... 6
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BQ : Bình Quân CC : Cơ cấu CITES : Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã, nguy cấp (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora – CITES) DT : Diện tích ĐVT : Đơn vị tính ĐDSH : Đa dạng sinh học ĐVHD : Động vật hoang dã HĐBT : Hội đồng bộ trưởng HST : Hệ sinh thái MI : Thu nhập hỗn hợp NN : Nông nghiệp NN&PTNT: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NĐ-CP : Nghị định – Chính phủ GO : Giá trị sản xuất IC : Chi phí trung gian SL : Số lượng TSCĐ : Tài sản cố định VH : Văn hóa VA : Giá trị gia tăng
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Danh sách các loài động vật hoang dã được nhân nuôi ................. 40 trên địa bàn tỉnh Hải Dương ............................................................................ 40 Bảng 4.2. Cơ cấu nhân nuôi ĐVHD ở Hải Dương ghi nhân trong năm 2013..... 42 Bảng 4.3: Số hộ nhân nuôi ĐVHD phân theo loài và theo huyện ................. 43 Bảng 4.4 Quy mô nhân nuôi bình quân của hộ theo loài vật nuôi ................ 46 Bảng 4.5 Thông tin chung về chủ hộ điều tra ................................................ 49 Bảng 4.6. Diện tích đất bình quân một hộ nhân nuôi ĐVHD ở một số loài .. 50 Bảng 4.7. Cơ cấu vốn bình quân một hộ nhân nuôi ĐVHD .......................... 52 Bảng 4.8. Các vấn đề trong sản xuất đối với hộ nhân nuôi ĐVHD ............... 53 (Đối với một số nhóm loài vật nuôi chính ở địa phương như Rắn, Nhím, Lợn rừng) ................................................................................................................ 53 Bảng 4.9. Tổng hợp chi phí nhân nuôi ĐVHD bình quân 1 hộ theo loài ..... 65 Bảng 4.10. Thu nhập từ hoạt động nhân nuôi ĐVHD của các hộ điều tra .... 66 Bảng 4.11. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của chăn nuôi ĐVHD ..... 67
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Bản đồ hành chính tỉnh Hải Dương ................................................ 31 Hình 4.1. Cơ sở nhân nuôi Cá Sấu tại Kinh Môn - Hải Dương ...................... 41 Hình 4.2. Cơ cấu hoạt động nhân nuôi ĐVHD ở Hải Dương trong năm 2013 .... 42 Hình 4.3. Cơ cấu số hộ nhân nuôi ĐVHD theo các huyện ............................ 44 Hình 4.4. Cơ sở nhân nuôi Công tại Kinh Môn - Hải Dương......................... 44 Hình 4.5. Cơ sở nhân nuôi Lợn rừng tại Nam Sách - Hải Dương .................. 45 Hình 4.6. Cơ sở nhân nuôi Rắn tại Chí Linh - Hải Dương ............................. 45 Hình 4.7. Hình ảnh về cơ sở nhân nuôi ĐVHD ở Chí Linh - Hải Dương ...... 48 Hình 4.8. Hoạt động kiểm tra các cơ sở nhân nuôi ĐVHD ở địa phương của lực lượng Kiểm lâm ........................................................................................ 49
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa nằm ở khu vực Đông Nam, với nguồn tài nguyên sinh vật đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, nhiệm vụ bảo vệ và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên cũng đặt ra nhiều thách thức đối với các cơ quan chức năng cũng như toàn xã hội. Nước ta có mật độ dân số cao, một bộ phận lớn dân cư sống bằng nghề nông - lâm nghiệp với phương thức sản xuất canh tác nặng về khai thác tài nguyên thiên nhiên làm cho tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH) suy thoái trầm trọng. Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên sinh vật đối với môi trường và phát triển kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã sớm thực hiện các chính sách nhằm bảo vệ và phát triển tài nguyên ĐDSH. Theo thống kê trong những năm qua đã có hơn 100 văn bản pháp luật, nghị định, chỉ thị của Nhà nước Việt Nam liên quan tới bảo tồn ĐDSH đã lần lượt được ban hành. Đây là cơ sở pháp lý cho việc bảo vệ ĐDSH. Việt Nam đã tham gia Công ước quốc tế CITES và cũng ban hành các văn bản chỉ thị nhằm bảo vệ và phát triển ĐDSH nói chung, bảo vệ và phát triển động vật hoang dã (ĐVHD) nói riêng, dựa trên hai nhóm biện pháp chính là bảo tồn nguyên vị và bảo tồn chuyển vị. Bảo tồn nguyên vị là biện pháp bảo vệ tại chỗ các HST, các nơi sinh sống, cư trú và các loài trong môi trường tự nhiên của chúng. Có thể đây là biện pháp hữu hiệu nhất bảo tồn tính ĐDSH. Bảo tồn ngoại vị (chuyển vị) là một trong những biện pháp quan trọng và có hiệu quả trong việc bảo tồn và phát triển ĐDSH. Biện pháp bảo tồn ngoại vị là chuyển dời và bảo tồn các loài hoặc các nguyên liệu sinh học của chúng sang môi trường mới, không phải là nơi cư trú tự nhiên vốn có của loài. Bảo tồn ngoại vị bao gồm bảo quản giống loài, nuôi cấy mô, thu thập các cây trồng và các loài động vật để nuôi nhằm duy trì nguồn gen quý hiếm cho nghiên cứu khoa học, nâng cao dân trí và giáo dục lòng yêu thiên nhiên cho mọi tầng lớp nhân dân.
  11. 2 Như vậy, việc nhân nuôi ĐVHD quý hiếm, thông thường không vi phạm Công ước quốc tế được Chính phủ Việt Nam khuyến khích cho phép nhân nuôi nhằm: Nhân nuôi ĐVHD góp phần bảo tồn ngân hàng gen vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã tích lũy trong hàng triệu năm, làm nguồn gốc của tất cả các loài động vật nhân nuôi trong gia đình hiện nay, có vai trò không nhỏ trong việc điều chỉnh cân bằng sinh thái trong tự nhiên. Ngoài việc góp phần hạn chế săn bắt động vật hoang dã ngoài tự nhiên và bảo vệ ĐDSH, chăn nuôi ĐVHD tạo thêm công ăn việc làm cho lao động ở nông thôn. Các trang trại nhân nuôi góp phần đáng kể làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tạo việc làm cho người lao động và nâng cao thu nhập. Trong nhiều năm gần đây cùng với sự phát triển đi lên của xã hội thì nhu cầu của con người ngày càng cao dẫn đến việc lạm dụng quá mức tài nguyên rừng đặc biệt là việc săn bắn, bẫy, bắn, giết mổ các loài động vật rừng trái phép làm suy giảm ngày càng cạn kiệt tài nguyên động vật. Để phục vụ nhu cầu xã hội nói chung và góp phần bảo vệ ĐVHD thì yêu cầu thực tế đặt ra cần phải quản lý chặt chẽ việc săn bắt, buôn bán nguồn ĐVHD đồng thời cấp phép nhân nuôi để tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường. Nhân nuôi các loài ĐVHD một mặt bảo tồn được loài trong tự nhiên, mặt khác đem lại hiệu quả kinh tế cho người nhân nuôi. Hiện nay nghề nuôi ĐVHD đang trở thành nghề kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao, ổn định cuộc sống. Nghề nuôi ĐVHD hiện nay còn khá mới mẻ trong cả nước nói chung và ở tỉnh Hải Dương nói riêng. Hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nhân nuôi ĐVHD tại địa phương, xuất phát từ thực trạng nêu trên và tính cấp thiết của vấn đề đặt ra tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng nhân nuôi các loài ĐVHD trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất các giải pháp phát triển”. Kết quả của đề tài là cơ sở để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động nhân nuôi động vật hoang dã ở địa phương.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Do nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về các sản phẩm có nguồn gốc từ rừng, con người đã khai thác, săn bắn quá mức các loài ĐVHD làm cho nguồn tài nguyên này đang ngày càng trở nên cạn kiệt, hầu hết các loài quý hiếm, có giá trị cao đều đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc không còn khả năng khai thác. Trước thực tế đó nghề nhân nuôi, thuần dưỡng các loài ĐVHD đã phát triển mạnh ở nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, đồng thời giảm áp lực săn bắt ĐVHD và bảo tồn ĐDSH. Nhân nuôi ĐVHD không những mang laị hiệu quả kinh tế cao mà nó còn là giải pháp quan trọng nhằm bảo tồn hoặc cứu nguy các nguồn gen đang có nguy cơ bị tiệt chủng. Theo Conway (1998), hiện nay tại các vườn động vật trên thế giới đang nuôi khoảng 500.000 động vật có xương sống ở cạn, đại diện cho 3.000 loài chim, thú, bò sát, ếch nhái. Mục đích phần lớn của các vườn động vật hiện nay là nhân nuôi các quần thể động vật quý hiếm, đang có nguy cơ bị tuyệt chủng và phục vụ thăm quan du lịch giải trí và bảo tồn ĐDSH. Việc nghiên cứu trong các vườn động vật cũng đang được chú trọng, các nhà khoa học đang cố gắng tìm các giải pháp tối ưu để nhân giống, phát triển số lượng các loài ĐVHD. Tuy nhiên, về kỹ thuật nhân nuôi, sinh thái và tập tính cũng như việc thả chúng về môi trường tự nhiên có nhiều vấn đề đặt ra cho công tác nhân nuôi ĐVHD cần phải giải quyết. Ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đức và Thái Lan là các quốc gia có nghề nhân nuôi ĐVHD phát triển. Tuy nhiên, nguồn tài liệu về nhân nuôi ĐVHD hiện nay là rất hạn chế. Một số công trình ngoài nước có thể kể đến bao gồm: - Từ Phổ Hữu (Quảng Đông -Trung Quốc, năm 2001), kỹ thuật nhân nuôi rắn độc, trình bày đặc điểm hình thái, sinh học kỹ thuật nhân nuôi
  13. 4 (chuồng trại, thức ăn, chăm sóc, bệnh tật và cách phòng tránh…) cho mười loài rắn độc kinh tế. - Cao Dực (Trung Quốc, 2002) trong cuốn kỹ thuật thực hành nuôi dưỡng động vật kinh tế, trình bày những yêu cầu kỹ thuật cơ bản nhân nuôi nhiều loài thú, chim, bò sát, ếch nhái, bọ cạp, giun đất… - Liang W. and Zhang Z. (2011). Gà tiền hải nam (Polyplectron kastumatae): Loài chim rừng nhiệt đới nguy cấp và quý hiếm. Nhóm tác giả cho rằng, Gà tiền hải nam thường sống đôi vào mùa sinh sản từ tháng 2 đến tháng 5. Tổ của chúng thường làm trên mặt đất, dựa vào gốc cây hoặc dưới các tảng đá với vật liệu làm tổ là lá khô và cỏ. Gà tiền hải nam đẻ mỗi lứa từ 1 đến 2 trứng và thời gian ấp từ 20-22 ngày. 1.2. Ở Việt Nam 1.2.1. Các nghiên cứu về nhân nuôi ĐVHD Hiện nay cả nước có trên 4.000 cơ sở nhân nuôi ĐVHD với gần 2 triệu cá thể, gồm lớp ếch nhái, bò sát, chim, thú, với 136 loài. Phần lớn là các loài quý hiếm, có giá trị bảo tồn, giá trị kinh tế cao như: cá sấu, rắn hổ mang, ba ba, kỳ đà, tắc kè, trăn, hươu, nai, heo rừng, mang, nhím... Các cơ sở nhân nuôi ĐVHD có quy mô tập trung, với nhiều loài được nhân nuôi đó là: Vườn thú Hà Nội, Thảo Cầm Viên Sài Gòn, vườn quốc gia Cúc Phương,Trung tâm cứu hộ Sóc Sơn...Nhân nuôi ĐVHD ở quy mô hộ gia đình ở một số địa phương như: nuôi hươu sao ở Quỳnh Lưu (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), nuôi nai (ở Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng), nuôi khỉ (ở đảo Rều, Quảng Ninh), làng nghề cá sấu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nuôi rắn (ở Vĩnh Sơn, Phú Thọ), nuôi ếch, ba ba ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng, nuôi voi ở Bản Đôn (Đăk Lăk), nuôi rắn hổ mang ở Lệ Mật - Gia Lâm (Hà Nội), Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc)...Tuy nhiên, so với các nước, việc nhân nuôi ĐVHD ở nước ta còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa phải là ngành sản xuất hàng hóa
  14. 5 để có thể trở thành một ngành kinh tế nông nghiệp mũi nhọn, kết hợp nhân nuôi, kinh doanh, bảo tồn với du lịch. Tài liệu chuyên khảo và các công trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân nuôi ĐVHD ở nước ta còn tương đối ít. Một số các công trình nghiên cứu tiêu biểu của các tác giả trong nước bao gồm: - Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1975) công trình nghiên cứu “Động vật kinh tế - tỉnh Hòa Bình’’ [10], đã giới thiệu sơ bộ về hình thái phân bố, nơi sống, tập tính, thức ăn, đặc điểm sinh sản, và giá trị của các loài động vật có giá trị kinh tế cao của tỉnh Hòa Bình, như; Hươu Sao, Nai, Khỉ Vàng, Cầy Vòi Mốc, cầy Vòi Hương, Nhím, Don… - Đặng Huy Huỳnh (1986). Nghiên cứu sinh học và sinh thái các loài thú Móng Guốc ở Việt Nam [11]. Trình bày khái quát đặc điểm sinh học, sinh thái của các loài thú móng guốc có giá trị kinh tế cao của Việt Nam, trong đó có một số loài đang được nhân nuôi . - Việt Chương, (1999) [7]. Nghệ thuật nuôi chim hót, chim kiểng. Sách mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái, cách chọn trống mái, cách ghép cặp, lồng chim, vị trí đặt lồng, thức ăn, chăm sóc chim bố mẹ và chim non, phòng và chữa bệnh cho chim của một số loài như: Yến phụng, Họa mi, Thanh tước,... - Phạm Nhật, Nguyễn Xuân Đặng, Đỗ Quang Huy (2000, 200, 2004). Nhân nuôi ĐVHD, quản lý động vật rừng [15]. Giới thiệu một số nét cơn bản trong kỹ thuật nhân nuôi Cầy hương, Cầy vòi mốc, Cầy mực, Cầy vằn Bắc, như: Cách kiến tạo chuồng nuôi, chọn giống, thức ăn, chăm sóc, ghép đôi và chăm sóc Cầy con mới sinh. - Lê Thị Biên, Võ Văn Sự, Phạm Sỹ Tiệp (2000), Kỹ thuật nhân nuôi một số động vật quý hiếm bao gồm các thông tin về nguồn gốc xuất xứ, đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất, giá trị kinh tế của một số loài, như: Lợn ỉ, gà lôi, trĩ đỏ...
  15. 6 - Vũ Quang Mạnh, Trịnh Nguyên Giao (2004). Hỏi đáp về tập tính động vật. Trình bày về tập tính động vật, sự hình thành và phân loại tập tính, tập tính định hướng và hoạt động theo chu kỳ, tập tính bắt mồi và dinh dưỡng,.... - Hầu Hữu Phong (2004). Phương pháp nuôi chim cảnh tại nhà [18]. Trình bày kiến thức cơ bản về cách nuôi chim tại nhà, cách phòng trị những bệnh phổ biến ở chim cảnh, hình dạng, tập tính và cách nuôi dưỡng các loài chim cảnh phổ biến. - Đào Huyên (2005). Kỹ thuật tạo nguồn thức ăn gia súc thông thường [9]. Giới thiệu các loại thức ăn thông thường trong nhân nuôi, kỹ thuật nuôi giun quế, phương pháp xây dựng khẩu phần thức ăn cho lợn. 1.2.2. Vai trò của ngành nhân nuôi ĐVHD 1.2.2.1. ĐVHD cung cấp thực phẩm quý cho con người Trong điều kiện phát triển kinh tế như hiện nay, nhu cầu thực phẩm sạch tăng lên. Hơn nữa, ĐVHD là nguồn protein đa dạng phong phú có hàm lượng đạm cao được sản sinh ra từ các HST xanh trong rừng nhiệt đới, là loại thực phẩm sạch đang được thịnh hành và được người tiêu dùng có thu nhập cao ưa chuộng; đặc biệt trong điều kiện dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng, lợn tai xanh, bò điên bùng phát như hiện nay. Chính vì vậy, nhu cầu nhân nuôi ĐVHD phục vụ nhà hàng đặc sản là một vấn đề quan trọng nhằm đáp ứng kịp thời cho cầu về đặc sản ĐVHD và góp phần giảm áp lực săn bắt, buôn bán ĐVHD tự nhiên và các sản phẩm của chúng một cách bất hợp pháp. 1.2.2.2. ĐVHD cung cấp da lông làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Nhiều sản phẩm của ĐVHD được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp và mỹ nghệ rất được ưa thích trên thị trường. Nước ta có mùa đông không quá lạnh, đời sống nhân dân ta từ trước tới nay còn thấp nên việc sử dụng da lông động vật chưa phát triển. Tuy
  16. 7 nhiên, ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam về mùa đông vẫn có những đợt giá rét dưới 100C, ở những vùng cao, thung lũng núi đá nhiệt độ có thể xuống thấp hơn và có sương giá làm ảnh hưởng tới sản xuất và sức khỏe của con người. Vì vậy, khi đời sống được nâng cao, nền kỹ nghệ khai thác da lông được phát triển thì chắc chắn việc sử dụng da lông của ĐVHD để chống rét sẽ trở thành nhu cầu của nhân dân ta. Mặt khác, mặt hàng da lông ĐVHD trên thế giới có giá trị khá cao, là nguồn thu ngoại tệ không nhỏ đối với các nước xuất khẩu da lông ĐVHD phát triển. Da lông ĐVHD thường được dùng may áo ấm, làm mũ, tất tay, giày. Chúng có khả năng giữ nhiệt tốt, hút ẩm cao và chống bụi, không có một loại vải nhân tạo nào có thể thay thế được những giá trị trên của da lông ĐVHD. 1.2.2.3. ĐVHD cung cấp dược phẩm cho con người Nhân dân ta có truyền thống lâu đời và rất ưa thích những vị thuốc khai thác từ động vật như nhung hươu, nai, rượu tắc kè, rượu rắn, cao, mật, xạ… Tuy về mặt thành phần và cơ chế dược tính của nhiều vị thuốc động vật chưa được nghiên cứu kỹ nhưng về công dụng thì nhiều người biết đến. Trong bộ Nam dược thần hiệu, Tuệ Tĩnh đã liệt kê 213 loài động vật làm thuốc, 32 loài côn trùng, loài có vảy 8 loài, cá có 35 loài, loài có mai 6 loài, loài có vỏ 13 loài, chim có 39 loài, chim nước có 12 loài, gia súc có 26 loài, thú rừng có 36 loài và cũng được Hải Thượng Lãn Ông ghi nhận trong Lĩnh nam bản thảo. Mặc dù giá trị dược phẩm của một số loài ĐVHD rất cao nhưng trữ lượng của chúng trong thiên nhiên hiện nay đã thuộc loại hiếm hoặc ít. Nhiều loài đã đưa vào danh sách những loài động vật cần được bảo vệ trong “sách đỏ” Việt Nam. Do đó, nếu biết tổ chức quản lý, khai thác và nhân nuôi, chắc chắn đây sẽ là nguồn cung cấp dược liệu quan trọng, có giá trị kinh tế cao. 1.2.2.4. Nhân nuôi ĐVHD là một trong những yếu tố để phát triển kinh tế Các mô hình nhân nuôi ĐVHD đã làm tăng thu nhập, lợi nhuận, đem
  17. 8 lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho các hộ gia đình. Các nguồn thu nhập từ nhân nuôi ĐVHD góp phần trang trải các nhu cầu hàng ngày hay dành dụm chi tiêu trong những lúc cần thiết của nông dân nghèo, đối với các gia đình khá giả thì có thể dùng tiền từ nhân nuôi để kinh doanh hoặc mở rộng sản xuất, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở một số vùng nông thôn và miền núi. Qua khảo sát tại các tỉnh đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, thu nhập của các hộ gia đình nhân nuôi ĐVHD cho hiệu quả kinh tế cao hơn các vật nuôi khác. Nhân nuôi ĐVHD đều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Ở vùng đồng bằng sông Hồng, nuôi ba ba có thể cho thu nhập gấp vài chục lần so với trồng lúa, rau, nuôi lợn, bò. Thu nhập từ nuôi rắn cao gấp 3- 5 lần so với trồng lúa, rau màu và gấp vài chục lần so với nuôi bò, lợn. Tại các tỉnh Bắc Trung Bộ, nghề nuôi hươu, nai sinh sản và lấy lộc nhung cũng đem lại thu nhập cao hơn nhiều so với nuôi gà và gấp từ 5 – 10 lần so với nuôi lợn. Ở đồng bằng sông Cửu Long, nuôi trăn và cá sấu cũng đem lại nguồn thu khá lớn, gấp hàng chục lần so với trồng lúa và hàng trăm lần so với nuôi lợn. 1.2.2.5. ĐVHD dùng làm sinh vật cảnh Thú chơi chim xưa kia dành cho các tầng lớp quý tộc, con người nuôi các loài chim để làm nguồn giải trí, vui chơi. Ngày nay việc nuôi các loài chim cũng khá phổ biến với mọi tầng lớp trong xã hội, các loài chim thường được con người nuôi như: Hoạ mi, sơn ca, chích chòe, khướu, sáo, cu gáy, công, trĩ,… Không chỉ các loài chim, các loài thú được nuôi còn thể hiện nền văn hoá đậm đà bản sắc của một số dân tộc. Dân tộc Tây Nguyên - Người HRê, Vân Kiều trong trường ca Đam San nổi tiếng là hình ảnh cánh chim được biểu tượng lòng dũng cảm, tính trung thực và khát khao tự do làm ăn, sum họp trong các nhà rông trong những ngày lễ hội được mùa hoa trái.
  18. 9 1.2.2.6. ĐVHD được sử dụng trong nghiên cứu khoa học Một số loài động vật có vai trò quan trọng trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học nhằm tìm ra các nguyên lý, các cơ chế sinh học, sinh lý học, phục vụ cho việc phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ cộng đồng. Chẳng hạn, trong nghiên cứu thử nghiệm vacxin người ta dùng chuột bạch để làm thí nghiệm hay nuôi khỉ vàng để sản xuất các loại vacxin phòng bệnh bại liệt ở trẻ em. 1.2.2.7. ĐVHD giúp cân bằng sinh thái Nhiều loài không những có giá trị to lớn về bảo tồn mà còn có chức năng sinh học quan trọng trong HST. Chúng là những loài ăn thịt có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh cân bằng các HST, nhiều loài như thú ăn thịt, mèo rừng,… là những loài thú có ích đối với sản xuất nông, lâm nghiệp. Mỗi năm, mỗi con giúp ta tiêu diệt từ 500 - 6.000 con chuột gây hại, chưa kể việc giúp chúng ta tiêu diệt một số côn trùng gây hại. Đồng thời, các HST này cũng là tiềm năng lớn trong phát triển chiến lược du lịch, góp phần vào sự nghiệp giáo dục nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường. 1.2.3. Hệ thống văn bản chính sách liên quan đến phát triển ĐVHD Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ ĐDSH và sử dụng hợp lý nguồn lợi ĐDSH, trong đó có hoạt động nhân nuôi ĐVHD khá phong phú, bao gồm các tài liệu chính sau: - Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 nhấn mạnh: “Kiểm soát chặt chẽ việc buôn bán các loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao; loại bỏ các phương thức khai thác huỷ diệt, đặc biệt trong khai thác thuỷ sản; đẩy mạnh các biện pháp bảo tồn nội vi kết hợp với bảo tồn ngoại vi”. - Kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường kiểm soát buôn bán động
  19. 10 vật, thực vật hoang dã đến năm 2010 có nhận định: “…Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng khai thác, săn bắt, vận chuyển, buôn bán và sử dụng bất hợp pháp động thực vật hoang dã diễn ra rất nghiêm trọng trong nền kinh tế thị trường. Công tác kiểm soát buôn bán ĐVHD hiện chưa đạt được hiệu lực và hiệu quả mong muốn…”. Để khắc phục tình trạng trên, kế hoạch hành động đã đưa ra mục tiêu chung là: “Tăng cường hiệu lực và hiệu quả kiểm soát của các cơ quan chức năng để ngăn chặn nạn buôn bán bất hợp pháp ĐVHD, tiến tới quản lý bền vững và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên ĐVHD, góp phần thiết thực vào việc thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010”. - Đề án bảo tồn và phát triển lâm sản ngoài gỗ giai đoạn 2006 -2020 của Bộ NN&PTNT, 2006 có xác định: “Tăng nhu cầu nghiên cứu và phát triển khả năng thuần hóa tài nguyên hoang dã. Đặc biệt người dân đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các loài mới này. Việc nhân nuôi ĐVHD cũng phát triển như vậy. Tới nay nhiều loài ĐVHD đã được nhân nuôi, để đáp ứng không những nhu cầu trong nước mà còn cho xuất khẩu như các loài: Cá sấu, trăn, rắn độc, ba ba, ếch…”. - Kế hoạch hành động Quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, thực hiện công ước ĐDSH và Nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (2007) cũng nhấn mạnh: “Xây dựng và phát triển mô hình sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật; kiểm soát phòng ngừa, ngăn chặn và loại trừ việc khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các ĐVHD quý, hiếm, nguy cấp… Nghiên cứu xây dựng quy trình nhân nuôi sinh sản một số động vật có giá trị kinh tế ngoài danh mục các loài cần bảo tồn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường. Quy hoạch phát triển các hộ nhân nuôi sinh sản các loài ĐVHD gắn với bảo tồn các loài động vật đang có nguy cơ bị đe dọa”. - Công ước CITES có hiệu lực ở Việt Nam từ ngày 20 tháng 4 năm
  20. 11 1994. Thực hiện yêu cầu của công ước CITES một số lĩnh vực liên quan Việt Nam đã ban hành các chỉ thị thông tư hướng dẫn thực hiện công ước này. Các văn bản pháp luật liên quan đến vấn đề này bao gồm: (1) Thông tư số 04-NN/KL-TT ngày 5/2/1996 của bộ NN&PTNT hướng dẫn việc thi hành Nghị định 02-CP ngày 5/1/1995 của Chính phủ quy định về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh thương mại và hàng hóa, dịch vụ dược kinh doanh và điều kiện ở thị trường trong nước. (2) Chỉ thị số 259-TTg ngày 29/5/96 về những biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài ĐVHD. Chỉ thị này ra đời sau 5 năm thực hiện Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng (1991) và sau 4 năm thực hiện Nghị định 18- HĐBT (1992). Đây là một trong những chỉ thị tương đối hoàn thiện về mặt nội dung cũng rất cụ thể theo từng hành động, từ việc quản lý khai thác, tăng cường hoạt động bảo tồn, tăng cường cứu hộ và tái thả, thu giữ và quản lý súng săn và khuyến khích việc nhân nuôi. Chỉ thị có những yêu cầu quản lý mạnh đối với hoạt động buôn bán ĐVHD bất hợp pháp, trong đó có đề cập tới việc truy tố đối với các hoạt động buôn bán ĐVHD bất hợp pháp. (3) Công văn số 2472-NN-KL/CV của Bộ NN & PTNT, ngày 24/7/1996 gửi các hộ của ngành hướng dẫn thực hiện chỉ thị 359-TTg của Thủ tướng về tăng cường bảo vệ và phát triển ĐVHD. Mục đích của công văn là hướng dẫn một cách cụ thể hơn các yêu cầu của chỉ thị 359-TTg. (4) Nghị định 11/199/NĐ-CP ngày 3/3/1999 của Chính phủ về hàng cấm lưu thông, dịch vụ và thưng mại cấn thực hiện; hàng hóa, dịch vụ thương mại hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. (5) Quyết định số 45/1999/QĐ-BNN-KL ngày 12/3/1999 của Bộ trưởng Bộ NN & PTNT về việc đình chỉ khai thác, chưng cất, thu mua và tiêu thụ tinh dầu xá xị. (6) Quyết định số 47/1999-QĐ-BNN-KL ngày 12/3/1999 của Bộ NN&
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2