intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng quần thể, một số đặc điểm sinh thái, tập tính của bò tót (Bos gaurus) ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và đề xuất biện pháp quản lý bảo tồn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

37
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Nghiên cứu hiện trạng quần thể, một số đặc điểm sinh thái, tập tính của bò tót (Bos gaurus) ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và đề xuất biện pháp quản lý bảo tồn” nhằm cung cấp những thông tin một cách toàn diện và hệ thống về tình trạng quần thể, đặc điểm sinh thái, tập tính của loài bò tót tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn một cách hữu hiệu quần thể bò tót này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng quần thể, một số đặc điểm sinh thái, tập tính của bò tót (Bos gaurus) ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và đề xuất biện pháp quản lý bảo tồn

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN THANH NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, TẬP TÍNH CỦA BÒ TÓT (BOS GAURUS) Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP _____Hà Nội , 2009_____
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN THANH NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG QUẦN THỂ, MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH THÁI, TẬP TÍNH CỦA BÒ TÓT (BOS GAURUS) Ở VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BẢO TỒN Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 4.04.04 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Xuân Đặng ____Hà Nội, Năm 2009____
  3. iii LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn Phó giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Xuân Đặng, Trưởng Phòng Động vật học Có xương sống, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã hướng dẫn khoa học tận tình cho tôi. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Thạc sĩ Trần Văn Mùi, Nguyên Giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên; Ban giám đốc Vườn Quốc gia Cát Tiên; các bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường đại học Lâm nghiệp, Ban giám hiệu Trường Trung học lâm nghiệp 2 (nay là Cơ sở 2 trường Đại học lâm nghiệp) đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi hoàn thành chương trình học và luận văn tốt nghiệp. Xin cảm ơn Dự án Bảo tồn Bò Hoang dã Vườn Quốc gia Cát Tiên (AFD/CIRAD) đã hỗ trợ kinh phí học tập cho tôi. Xin cảm ơn Quỹ Bảo vệ Môi trường Tự nhiên Nagao (NEF) đã tài trợ cho tôi chi phí nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn các nhân viên phòng Khoa học – Kỹ thuật và Hạt Kiểm lâm Vườn Quốc gia Cát Tiên đã cùng tôi thực hiện các đợt nghiên cứu thực địa. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, cha, mẹ và vợ, các anh chị em đã động viên và tạo tất cả các điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành khóa học và bản luận văn này. Nguyễn Văn Thanh
  4. iv MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Mục lục DANH MỤC CÁC BẢNG.........................................................................................V DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ ..................................................................V ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...............................................3 1.1. Sơ lược đặc điểm sinh học, sinh thái của bò tót..........................................................................3 1.1.1. Đặc điểm nhận dạng ......................................................................................3 1.1.2. Sinh học, sinh thái .........................................................................................4 1.2. Tình trạng của loài bò tót trên Thế giới........................................................................................5 1.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn bò tót ở Việt Nam và Vườn Quốc gia Cát Tiên.....................6 1.3.1. Các nghiên cứu bò tót ở Việt Nam................................................................6 1.3.2. Vùng phân bố của bò tót ở Việt Nam............................................................9 1.3.3. Tình hình nghiên cứu bò tót ở Vườn Quốc gia Cát Tiên ............................12 1.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội Vườn Quốc gia Cát Tiên....................................13 1.4.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................13 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................20 1.4.3. Hệ động vật và thực vật Vườn Quốc gia Cát Tiên ........................................22 CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........................................................................................................................26 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................26 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................................................26 2.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................................................27 2.4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................27 CHƯƠNG 3KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................36 3.1. Vùng cư trú và cấu trúc quần thể Bò tót ở Vườn Quốc gia Cát Tiên....................................36 3.1.1. Vùng cư trú..................................................................................................36 3.1.2. Cấu trúc quần thể.........................................................................................40 3.2. Đặc điểm sinh cảnh và sử dụng sinh cảnh của bò tót ..............................................................44 3.2.1. Sinh cảnh sống của bò tót............................................................................44 3.2.2. Nơi kiếm ăn, trú ẩn và hoạt động của bò tót ..................................................45 3.2.3. Nguồn nước uống và điểm khoáng ...............................................................45 3.3. Thức ăn và tập tính ăn, uống của bò tót .....................................................................................48 3.3.1. Loài cây thức ăn...........................................................................................48 3.3.2. Tập tính kiếm ăn ..........................................................................................49 3.3.3. Nhu cầu nước uống và khoáng ....................................................................51 3.4. Một số tập tính hoạt động của bò tót..........................................................................................52 3.4.1. Nhịp điệu hoạt động hàng ngày ..................................................................52 3.4.2. Chu kỳ hoạt động theo mùa .........................................................................52 3.4.3. Tập tính bầy đàn...........................................................................................53 3.4.4. Sinh sản........................................................................................................54
  5. v 3.5. Các mối đe dọa đối với quần thể bò tót ở Vườn Quốc gia Cát Tiên .....................................54 3.5.1. Nhóm đe dọa trực tiếp..................................................................................55 3.5.2. Nhóm đe dọa gián tiếp.................................................................................58 3.6. Một số giải pháp tăng cường quản lý bảo tồn quần thể bò tót ở Vườn Quốc gia Cát Tiên59 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................64 I. Kết luận...............................................................................................................................................64 II. Kiến nghị...........................................................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................66 PHỤ LỤC..................................................................................................................71 CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ADN: Acid deroxyribonucleic. AFD: Cơ quan phát triển Pháp. CIRAD: Trung tâm Hợp tác Quốc tế về nghiên cứu Nông nghiệp cho mục đích phát triển. IUCN: Liên minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên. NEF: Quỹ Bảo vệ Môi trường Tự nhiên Nagao. UNESCO: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc. UTM: Universal Transverse Mercator VQG: Vườn Quốc gia WWF: Quỷ Quốc tế Bảo vệ thiên nhiên. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chỉ tiêu khí hậu ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.............................................17 Bảng 1.2. Diện tích và trạng thái rừng ở Vườn Quốc gia Cát Tiên ..............................24 Bảng 3.1. Các điểm ghi nhận bò tót hoạt động theo khu vực ...................................36 Bảng 3.2. Số lượng cá thể và số đàn bò tót theo khu vực .........................................40 Bảng 3.3. Tỷ lệ các dạng đàn bò tót theo khu vực ....................................................42 Bảng 3.4. Cấu trúc tuổi, giới tính của 05 đàn bò tót được quan sát..........................43 Bảng 3.5. Số loài thức ăn của bò tót theo dạng sống thực vật ..................................49 Bảng 3.6. Các mối đe dọa đến quần thể bò tót ở Vườn Quốc gia Cát Tiên..............55 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ Bản đồ 1.1. Phân bố của bò tót ở Việt Nam trước năm 1999 ...................................11 (Nguồn: Nguyễn Mạnh Hà, 2008) ............................................................................11 Bản đồ 1.2. Bản đồ hành chính Vườn Quốc gia Cát Tiên ........................................15 Bản đồ 3.1. Các vùng cư trú của bò tót ở Vườn Quốc gia Cát Tiên .........................39 Bản đồ 3.2. Các điểm nước uống cố định của bò tót ở Vườn Quốc gia Cát Tiên..............47 Biểu đồ 3.2. Các họ thực vật có nhiều loài là thức ăn của bò tót..............................48 Biểu đồ 3.5. So sánh các mối đe dọa tới quần thể bò tót ..........................................55
  6. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là một trong những nước có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học bậc nhất ở Châu Á, nhờ có những điều kiện khí hậu và địa lý rất đặc biệt, các hệ sinh thái biển cũng như đất liền của Việt Nam rất đa dạng. Ở Việt Nam có 4 trung tâm đa dạng sinh học đã được xác định dựa trên những nét đặc thù về khí hậu và địa lý là: Hoàng Liên Sơn, Bắc Trường Sơn, Tây nguyên và Đông Nam Bộ. Các hoạt động thống kê đa dạng sinh học ở Việt Nam đã góp phần phát hiện và phát hiện lại nhiều loài thú lớn, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước được ưu tiên trên Thế giới về công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Trong tổng số 10 loài thú mới được phát hiện trên Thế giới trong những năm 90, có tới 04 loài được tìm thấy ở Việt Nam, trong đó có 03 loài thú móng guốc là Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), phát hiện năm 1992; Mang lớn (Muntiacus vuquangensis), phát hiện năm 1993 và Mang trường sơn (Muntiacus truongsonensis), phát hiện năm 1997. Ngoài ra, với một tỷ lệ cao các loài đặc hữu và các loài có nguy cơ đe dọa cao, Việt Nam còn là một trong những quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt trong bảo tồn các loài động vật quý hiếm của Thế giới. Vườn Quốc gia Cát Tiên được xem là điểm nóng về đa dạng sinh học ở Việt Nam và trong khu vực, nổi bật là hệ sinh thái rừng kín ẩm nhiệt đới thường xanh, độ cao so với mặt nước biển thấp nhất dưới 115m và cao nhất 626m. Vườn quốc gia Cát Tiên nằm trong hệ thống các Vùng sinh thái Global 2000 của WWF (các vùng sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới đồng thời là những điểm nóng về bảo tồn đa dạng sinh học của thế giới), cũng như trong hệ thống các Khu dự trữ sinh quyển (Biosphere Reserves) của Chương trình MAB của UNESCO năm 2001. Nhờ vào sự ưu ái của điều kiện tự nhiên, các dạng sinh
  7. 2 cảnh và hiệu quả của các hoạt động bảo tồn, Vườn Quốc gia Cát Tiên đang trở thành một trong những nơi trú ngụ cuối cùng của nhiều loài thú lớn ở Việt Nam như tê giác Java, voi Châu Á, bò tót (Bos gaurus) và nhiều loài khác. Bò tót, ngoài giá trị về mặt kinh tế trong sử dụng sừng, da, lông, thịt làm thực phẩm, mỹ nghệ và dược liệu, còn có giá trị sinh học nội tại và giá trị di sản đối với quốc gia, bò tót còn là nguồn gen quan trọng để cải tạo đàn bò nuôi. Đặc biệt trong tình trạng hiện nay các giống bò nuôi thường dễ mắc các dịch bệnh. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, số lượng bò tót trên cả nước hiện nay đã giảm xuống rất thấp, khoảng dưới 500 cá thể. Trong đó, ở Vườn Quốc gia Cát Tiên hiện có một quần thể bò tót với số lượng khoảng 90 - 120 cá thể, là một trong các quần thể bò tót quan trọng ở Việt Nam. Bò tót là một trong các loài thú lớn đang bị đe dọa tuyệt chủng cao ở Việt Nam, Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp bò tót ở cấp độ Nguy cấp (EN). Trên thế giới, Danh lục đỏ IUCN (2008) xếp ở loài bò tót ở mức độ Sắp bị đe dọa (VU); Bò tót cũng được xếp trong nhóm IB (nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại) của Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. Đến nay, đã có một số chương trình nghiên cứu về bò tót ở Vườn Quốc gia Cát Tiên (Ling, 2000; Hayes, 2004; Nguyễn Mạnh Hà, 2007: 2008, ...). Tuy nhiên, những nghiên cứu này còn tản mản, không có hệ thống, do đó các thông tin thu được ít hữu ích trong việc bảo tồn loài. Trong khuôn khổ luận văn cao học, chúng tôi đã chọn thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng quần thể, một số đặc điểm sinh thái, tập tính của bò tót (Bos gaurus) ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và đề xuất biện pháp quản lý bảo tồn” nhằm cung cấp những thông tin một cách toàn diện và hệ thống về tình trạng quần thể, đặc điểm sinh thái, tập tính của loài bò tót tại Vườn Quốc gia Cát Tiên, từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn một cách hữu hiệu quần thể bò tót này.
  8. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sơ lược đặc điểm sinh học, sinh thái của bò tót 1.1.1. Đặc điểm nhận dạng Bò tót (Bos gaurus) là loài thú móng guốc, ngón chẵn, cỡ lớn, có thân hình to khỏe. Bò tót trưởng thành có đầu to, trán dẹp hơi lõm, có đốm trắng vàng trên đỉnh; vùng trán giữa 2 sừng nhô cao; cặp sừng rỗng lớn, gốc sừng to, màu vàng xám và cân đối, uốn cong lên phía trên tạo vòng cung hình bán nguyệt; mút sừng nhọn đen bóng. Bò tót có bộ lông ngắn và mượt, màu lông thay đổi theo từng cá thể, từ nâu đen (con đực) và màu nâu vàng (con cái). Ở phần bụng lông dài hơn, màu nâu nhạt. Mông đen, bốn chân từ kheo trở xuống bàn chân màu trắng nhạt. Đuôi dài màu đen. Ở điểm chính giữa của hai gốc sừng có phủ lớp lông dài màu nâu nhạt hoặc xám trắng. Bò tót non mới sinh màu vàng với đám lông sẩm dọc sống lưng, sau 4 - 5 tháng chuyển dần sang màu nâu đỏ. Bò tót đực có u thịt lớn, khá đặc trưng chạy từ gáy đến giữa lưng, được tạo bởi sự phát triển của gờ đốt sống thứ 3 đến 11. Lớp da ở cổ và trước ngực dài tạo thành yếm nhỏ. Bò tót cái cũng có u thịt và yếm nhưng không phát triển như bò tót đực. Bò tót cũng là loài duy nhất trong họ Trâu bò có các tuyến tiết dầu ở da, có tác dụng để chống côn trùng, ký sinh trùng trên da và có thể có tác dụng đánh dấu sinh học. Đặc điểm tiết dầu trên da có thể quan sát rõ ở các cá thể bò tót đực vào mùa khô. Bò đực trưởng thành có thể đạt khối lượng trên 1.000kg, con cái thường nhỏ hơn con đực. Các kích thước cơ bản của bò tót như sau: dài thân: 250 - 300cm, đuôi: 70 - 105cm, tai: 30 - 35cm, cao vai: 130 - 180cm.
  9. 4 1.1.2. Sinh học, sinh thái Bò tót thường sinh sống ở các vùng tương đối bằng phẳng, độ cao dưới 1.800m, trong các kiểu rừng khác nhau (rừng khộp, rừng thường xanh, rừng hỗn giao tre nứa, … ) và khu vực đồng cỏ (Schaller, 1967). Chúng hoạt động trong nhiều kiểu sinh cảnh khác nhau và có xu hướng sinh sống thường xuyên hơn trong các khu rừng thường xanh và những khu vực cao hơn vào mùa khô (Prayurasiddhi, 1997). Vùng đất ven rừng, ven dòng nước, trong đó có những bãi cỏ mọc sau khi bị đốt cháy là những nơi bò tót đến kiếm ăn thường xuyên nhất. Bò tót có thể sống trong vùng sinh cảnh bị suy thoái do hoạt động của con người. Chúng thường kiếm ăn trong khu vực canh tác của người dân. Bò tót ăn đồng thời cả cỏ và lá cây. Chúng ăn lá cây nhiều hơn các loài bò hoang dã khác. Thức ăn của bò tót chủ yếu là cỏ, mầm lá non của lau sậy, chuối rừng, măng non tre nứa, dương xỉ và lá cây. Măng tre là một trong những thức ăn thường xuyên nhất của bò tót vào mùa mưa ở Thái Lan (Prayurasiddhi, 1997). Nguồn nước đảm bảo quanh năm là yếu tố rất quan trọng cho loài này. Nói chung, bò tót không đi xa nguồn nước quá một ngày đường (Conry, 1981). Các điểm khoáng và suối giàu khoáng là những yếu tố rất quan trọng đối với bò tót. Phạm vi sinh sống của bò tót thay đổi theo giới tính, theo mùa, theo từng khu vực và quy mô đàn, dao động từ 27km2- 137km2 ở Malaixia (Conry, 1989). Phạm vi vùng hoạt động của bò tót vào mùa mưa rộng hơn vào mùa khô và đàn lớn có phạm vi hoạt động hàng năm rộng hơn đàn nhỏ. Tuy nhiên, phạm vi di chuyển mỗi ngày của bò tót lại không thay đổi giữa mùa khô và mùa mưa và chỉ khoảng 3 km/ngày (Prayurasiddhi, 1997). Thời điểm bò tót hoạt động nhiều là ban đêm. Ban ngày, chúng nằm nhai lại thức ăn ở nơi quang đảng trong rừng hoặc trong những khu vực có cỏ cao. Bò tót sống thành từng đàn từ 3 - 40 cá thể. Trong đàn có con đực, con
  10. 5 cái trưởng thành, con bán trưởng thành (gần trưởng thành) và con non. Cơ cấu đàn không thay đổi theo mùa. Trong đàn, mỗi cá thể có một vị trí riêng và vị trí thống trị được phân hạng bằng cách đánh nhau (Thomas, 1996). Khi con cái già nhất rời đàn đi kiếm ăn thì những con đực thống trị giữ vai trò bảo vệ cả đàn (Prayurasiddhi, 1997). Vị trí thống trị đàn được phân định bằng kích cỡ cơ thể (Schaller, 1967; Thomas, 1996). Đôi khi, đàn bò tót đi kiếm ăn cùng với nai (Cervus unicolor). Khi bị tấn công những con đực khoẻ mạnh quây thành vòng tròn bảo vệ cho con non và con già ở giữa. Bò tót cái động dục và sinh sản vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng có thời điểm sinh sản nhiều nhất vào tháng 6 – 7 và phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Mỗi lứa bò tót chỉ đẻ một con, thời gian mang thai khoảng 270 – 290 ngày. Tuổi đời tối đa của cá thể nuôi nhốt là 24 năm (Thomas, 1996). Có rất nhiều loài thú ăn thịt săn bắt bò tót mới sinh và con non như hổ (Panthera tigris), báo hoa mai (Panthera pardus), báo gấm (Neofelis nebulosa), sói đỏ (Cuon alpinus),.. nhưng chỉ có hổ là đủ dũng mãnh để có thể giết được những con bò tót trưởng thành. 1.2. Tình trạng của loài bò tót trên Thế giới Theo Danh lục Đỏ của IUCN (2008), trên Thế giới bò tót phân bố tự nhiên ở các nước Nepan, Băngladesh, Butan, Ấn Độ, Myanma, Lào, Cămpuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Malaixia và Việt Nam. Nhưng ngày nay số lượng bò tót trên thế giới còn lại ước tính từ 13.000 đến 30.000 cá thể và hiện đang suy giảm nghiêm trọng do sự gia tăng dân số cao ở khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân chính khiến số lượng bò tót suy giảm như vậy là do nạn săn bắn, tình trạng phá hoại sinh cảnh, cạnh tranh nguồn thức ăn và nguy cơ lây bệnh từ bò nuôi. Ví dụ, số lượng bò tót ở Thái lan đã giảm tới 60% chỉ trong vòng 20 năm qua (Srikosamatara và Suteethorn, 1995). Nạn săn bắn bò
  11. 6 tót lấy sừng bán (vì sừng được coi là biểu tượng của uy quyền) là nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm số lượng các quần thể còn sót lại. Bò tót được đánh giá là đang bị đe dọa ở mức độ toàn cầu, Danh lục Đỏ IUCN, 2008 xếp bò tót ở mức độ Sắp bị đe dọa (VU). Do vậy, các chương trình bảo tồn nội vi (in situ) và ngoại vi (ex situ) đối với loài bò tót hiện nay là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc bảo tồn ngoại vi chỉ có thể áp dụng với các quần thể rất nhỏ và vì vậy sẽ có nguy cơ đồng huyết cao. 1.3. Tình hình nghiên cứu bảo tồn bò tót ở Việt Nam và Vườn Quốc gia Cát Tiên 1.3.1. Các nghiên cứu bò tót ở Việt Nam Ở Việt Nam, các nghiên cứu liên quan đến bò tót được quan tâm từ lâu và gắn liền với các giai đoạn lịch sử chủ yếu của đất nước. • Giai đoạn trước năm 1954 Các nghiên cứu liên quan đến bò tót ở Việt Nam được bắt đầu sau khi người Pháp đến Đông Dương (cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20). Trong thời gian này, các nghiên cứu được các nhà nghiên cứu và thám hiểm nước ngoài thực hiện như Pháp, Anh và Mỹ. Các nghiên cứu được thực hiện chung cho nhiều nhóm động vật, chủ yếu về phân loại học và thu mẫu cho các bảo tàng như: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Pari, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Luân Đôn, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ và Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field, Chicago. Các kết quả điều tra và thu mẫu đã được công bố trong các công trình của các tác giả như De Pousargues (1904), Bonhote (1907), Kloss (1916), Robinson & Kloss (1922), Thomas (1927:1928), Bourret (1927:1942), Osgood (1932) và Delacour (1940). Tuy nhiên, rất ít các thông tin về bò tót được nêu trong các báo cáo, kết quả nghiên cứu ở giai đoạn này. Các thông tin chủ yếu ở dạng liệt kê các mẫu động vật thu thập được ở vùng Đông
  12. 7 Dương. Ngoài ra, có một số sách viết về hoạt động săn bắn thú lớn ở Đông Dương, trong đó có các thông tin chung về bò tót cũng được một số tác giả như De Monestrol (1952), Demariaux (1949), Fraisse (1954) xuất bản. Các thông tin về phân bố và nguồn gốc mẫu vật thu được ở Việt Nam trong thời kỳ này chỉ được ghi nhận theo các vùng như: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ, mà không theo địa phương cụ thể như tỉnh hoặc chi tiết hơn, nên khó xác định vùng phân bố thực sự của bò tót. • Giai đoạn năm 1954 – 1975 Đây là giai đoạn đất nước trong thời kỳ chiến tranh, do vậy các nghiên cứu chủ yếu được các nhà khoa học Việt Nam thực hiện ở miền Bắc. Các nghiên cứu được thực hiện chung cho nhiều nhóm động vật, không có nghiên cứu chuyên khảo cho bò tót. Cũng như trước năm 1954, rất ít các thông tin về bò tót trong các nghiên cứu ở giai đoạn 1954 - 1975. Tuy nhiên, một số thông tin về phân bố của bò tót có nêu trong các báo cáo không xuất bản về kết quả điều tra động vật ở miền Bắc. Ở phía Nam, nghiên cứu về thú móng guốc và bò tót hầu như không được thực hiện do chiến tranh. Chỉ có Van Peenen et al. (1969) đề cập thông tin về thú ở các tỉnh phía Nam trong giai đoạn này là thông tin về phân bố của bò tót ở Tây Nguyên và Bình Phước. • Giai đoạn năm 1975 đến nay Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1981), trong nghiên cứu “Kết quả điều tra nguồn lợi thú miền Bắc Việt Nam (1962-1976)”. Các tác giả đã ghi nhận được một số vùng phân bố của bò tót ở phía Bắc như các tỉnh Lai Châu, Thanh Hóa và Nghệ An. Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1982), trong công trình “Khu hệ thú (Mammalia) ở Tây Nguyên” đã nêu thành phần loài, tiềm năng và giá trị
  13. 8 kinh tế, bảo tồn của thú lớn và bò tót ở Tây Nguyên. Đặng Huy Huỳnh (1986) trong tài liệu “Sinh học và sinh thái các loài thú Móng guốc ở Việt Nam” lần đầu tiên các thông tin về sinh học và sinh thái của bò tót ở Việt Nam được đề cập. Đây là công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về bò tót được thực hiện trong giai đoạn này. Trần Hồng Việt (1986), trong công trình “Thú hoang dại vùng Sa Thầy (Gia Lai - Kon Tum) và ý nghĩa kinh tế của chúng” nêu thành phần loài, tiềm năng và giá trị kinh tế, bảo tồn của thú lớn và bò tót ở Gia Lai – Kon Tom. Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu về thú ở các tỉnh và các vùng thuộc Tây Nguyên cũng có ghi nhận những thông tin về bò tót. Đây là các nghiên cứu chung cho nhiều loài thú, các thông tin về bò tót chỉ rất đơn giản như ghi nhận sự có mặt, đánh giá về giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn. Đặng Huy Huỳnh và Lê Xuân Cảnh (1986), trong công trình “Bước đầu thử tính toán 3 loài thú móng guốc ở hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới Kon Hà Nừng (Gia Lai - Kon Tum)” đã thử áp dụng một số phương pháp điều tra và tính mật độ của thú móng guốc lớn cho khu vực Kon Hà Nừng (Gia Lai). Đặng Huy Huỳnh và Hoàng Minh Khiên (1987) trong công trình “Nhu cầu dinh dưỡng và khả năng cung cấp thức ăn cho 3 loài thú móng guốc trong hệ sinh thái rừng nhiệt đới ẩm thường xanh” đã bước đầu tính toán nhu cầu dinh dưỡng và khả năng cung cấp thức ăn của hệ sinh thái vùng Kon Hà Nừng cho 3 loài thú móng guốc, trong đó có bò tót. Lê Xuân Cảnh và cộng sự (1997) trong nghiên cứu về thú lớn ở tỉnh Đắk Lắk đã đưa ra một số thông tin về quần thể, phân bố của bò tót ở 3 khu vực là Yok Đôn, Ea Súp và Ea Sô, cùng một số quan sát bước đầu về sinh thái của bò tót. Các tác giả đã xác định khu vực Yok Đôn, Ea Súp và Ea Sô là các vùng phân bố quan trọng của bò tót và bò rừng ở Việt Nam.
  14. 9 Từ năm 1994 đến nay, có 4 Danh lục thú của Việt Nam được xuất bản, trong đó có các thông tin về phân bố của bò tót. Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (1994) với“Danh lục các loài thú (Mammalia) Việt Nam” ; Lê Vũ Khôi (2000) với “Danh lục các loài thú ở Việt Nam”; Đặng Ngọc Cần và cộng sự (2008) “Danh lục các loài thú (Mammalia) hoang dã ở Việt Nam” và Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh (2009) với "Danh lục các loài thú Việt Nam" trong "Phân loại học lớp Thú (Mammalia) và đặc điểm khu hệ thú hoang dã Việt Nam". Nhiều vùng phân bố và thông tin về quần thể của bò tót được nêu trong các công trình trên. Tuy nhiên, có nhiều khu vực phân bố của bò tót chưa được cập nhật đầy đủ trong các tài liệu này. Nguyễn Mạnh Hà (2008), trong tài liệu “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học-sinh thái và bảo tồn loài bò tót (Bos gaurus Smith, 1827) ở Việt Nam” đã xác định vùng phân bố, ước tính số lượng cá thể, thành phần loài cây thức ăn, một số đặc điểm sinh thái, di truyền và đánh giá các mối đe dọa đối với bò tót ở Việt Nam. Đây là công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ và mới nhất về bò tót ở Việt Nam hiện nay. Ngoài các nghiên cứu nêu trên, còn có một số kết quả điều tra, nghiên cứu về thú được thực hiện ở các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên, nhưng là các nghiên cứu chuyên đề, báo cáo nhanh và các bản luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng các khu rừng đặc dụng. 1.3.2. Vùng phân bố của bò tót ở Việt Nam Theo Nguyễn Mạnh Hà (2008), hiện nay ở Việt Nam bò tót còn ghi nhận được ở 27 khu vực thuộc 15 tỉnh theo 04 khu vực sau: 1. Tây Bắc - Điện Biên: Mường Nhé (Mường Tè). 2. Bắc Trung Bộ - Thanh Hóa: Pù Hu (Mường Lát), Xuân Liên (Thường Xuân); Nghệ An: Pù Hoạt (Quế Phong), Pù Mát (Con Cuông); Hà
  15. 10 Tĩnh: Vũ Quang (Vũ Quang); Quảng Bình: Thượng Hóa (Minh Hóa), U Bò (Quảng Ninh); Quảng Trị: Vĩnh Ô (Vĩnh Linh), Triệu Nguyên (ĐaKrông), Sa Mù (Hướng Hoá). 3. Tây Nguyên - Kon Tum: Chư Mom Rây (Sa Thầy); Gia Lai: Chư Prông; Đắk Lắk: Yok Đôn (Buôn Đôn, Cư Jút), Ea Súp, Ea Sô (Ea Kar), Chư Yang Sin (Krông Bông, Lắc); Đắk Nông: Tà Đùng (Đắk R’lấp), Nam Nung (Đak Min); Lâm Đồng: Bi Đúp - Núi Bà (Lạc Dương), Bảo Lộc, Cát Lộc. 4. Đông Nam Bộ - Bình Phước: Tân Lập, Nghĩa Trung (Đồng Phú), Bù Gia Mập (Phước Long), Lộc Ninh; Đồng Nai: Cát Tiên (Tân Phú), Vĩnh Cửu, La Ngà; Ninh Thuận: Phước Bình (Bắc Ái), Ninh Sơn. Như vậy, vùng phân bố hiện nay của bò tót ở Việt Nam có giới hạn cực Bắc ở vĩ tuyến 22024’10” tại Mường Nhé (Điện Biên); giới hạn cực Đông Nam là vĩ tuyến 11007’52” tại Vĩnh Cửu (Đồng Nai); và giới hạn ở cực Tây Nam là vĩ tuyến 11040’54” ở Lộc Ninh (Bình Phước).
  16. 11 Bản đồ 1.1. Phân bố của bò tót ở Việt Nam trước năm 1999 (Nguồn: Nguyễn Mạnh Hà, 2008)
  17. 12 Với số lượng cá thể bò tót hiện tại khoảng 344 cá thể, đã giảm 32 - 45% so với số lượng đã ước tính trước năm 2000 (489 - 630). Sự suy giảm cá thể theo vùng địa lý cho thấy các khu vực có tốc độ suy giảm mạnh là: Nam Trung Bộ (100%), Tây Bắc (81%) và Tây Nguyên (39 - 61%) (Nguyễn Mạnh Hà, 2008). Với số lượng cá thể (344) và tồn tại ở dạng các đàn nhỏ như hiện nay quần thể bò tót ở Việt Nam đang đứng trước nguy cơ bị đe tiêu diệt rất cao. Sách Đỏ Việt Nam (2007) xếp bò tót ở cấp độ Nguy cấp (EN). Bò tót cũng được xếp trong nhóm IB (nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại) trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ. 1.3.3. Tình hình nghiên cứu bò tót ở Vườn Quốc gia Cát Tiên Ở Vườn Quốc gia Cát Tiên đã có một số nghiên cứu sau liên quan đến bò tót như: Ling, S.D (2000), Điều tra bò hoang dã và các loài động vật có vú, Vườn quốc gia Cát Tiên, Việt Nam. Dự án bảo tồn Vườn quốc gia Cát Tiên, Đồng Nai, Việt Nam. Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Vườn Quốc gia Cát Tiên (2001), Báo cáo kết quả bước đầu điều tra xây dựng danh lục động vật hoang dã (thú, chim, bò sát, ếch nhái) ở Vườn Quốc gia Cát Tiên. David Murphy (2001), Quan sát động vật có vú ở Vườn quốc gia Cát Tiên, Việt Nam 2000 – 2001. Dự án bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Tiên, báo cáo số 35. Hayes, B. (2004), Điều tra bò hoang dã ở Vườn quốc gia Cát Tiên - Việt Nam. Báo cáo kỹ thuật số 47, WWF - Dự án bảo tồn Vườn quốc gia Cát Tiên, Việt Nam. David Murphy (2004), Hiện trạng và Bảo tồn của Tê giác Java, Cá sấu nước ngọt, chim họ trĩ và Bò tót ở Vườn quốc gia Cát Tiên, Việt Nam, Dự án
  18. 13 Bảo tồn Vườn Quốc gia Cát Tiên, Báo cáo số 50. Nguyễn Mạnh Hà (2007), Đánh giá quần thể bò tót (Bos gaurus) và Bò rừng (Bos javanicus) ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên, miền Nam Việt Nam. Trung tâm tài nguyên môi trường/Qũy bảo vệ môi trường tự nhiên Nagao. Các nghiên cứu trên tản mạn và chỉ tập trung vào việc phát hiện nơi cư trú và vùng hoạt động của bò tót, phát hiện các tác động tiêu cực đến quần thể bò tót. Chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về hiện trạng và các đặc điểm sinh học sinh thái của loài và sinh cảnh. 1.4. Điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội Vườn Quốc gia Cát Tiên 1.4.1. Điều kiện tự nhiên • Vị trí địa lý Vườn Quốc gia Cát Tiên nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đồng Nai, cách Thành Phố Hồ Chí Minh 150km theo quốc lộ 20, trên địa bàn 03 tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng và Bình Phước. - Toạ độ địa lý: Vĩ độ Bắc: 11020’50” đến 11050’20” Kinh độ Đông: 107009’05” đến 107035’20” - Phạm vi ranh giới: Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắk Nông và tỉnh Bình Phước. Phía Nam có ranh giới là đường 323, giáp Công ty lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Đồng Nai. Phía Đông giáp với tỉnh Lâm Đồng. Phía Tây giáp với Khu bảo tồn Thiên nhiên và Di tích Vĩnh Cửu (Đồng Nai).
  19. 14 • Diện tích Vườn Quốc gia Cát Tiên bao gồm 2 vùng riêng biệt: - Phần Phía Bắc (Cát Lộc) nằm ở huyện Bảo lâm và Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng. - Phần Phía Nam (Nam Cát Tiên) nằm ở huyện Tân Phú, Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Nai, Bù Đăng tỉnh Bình Phước. Tổng diện tích của Vườn là 71.350 ha, được chia thành 3 phân khu: - Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt (35.448ha). - Phân khu phục hồi sinh thái (34.102ha). - Phân khu hành chính dịch vụ (1.800ha). Diện tích vùng đệm là 252.015ha.
  20. 15 Bản đồ 1.2. Bản đồ hành chính Vườn Quốc gia Cát Tiên
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2