intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của một số mô hình nông lâm kết hợp tại Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - xã Phú Hộ - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đánh giá được hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của một số mô hình nông lâm kết hợp tại Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc và các mô hình quy mô nông hộ tại xã Phú Hộ - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của một số mô hình nông lâm kết hợp tại Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - xã Phú Hộ - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ

  1. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ------------------ NGUYỄN VĂN CHUNG NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG LÂM NGHIỆP MIỀN NÚI PHÍA BẮC - XÃ PHÚ HỘ - THỊ XÃ PHÚ THỌ - TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI - 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- NGUYỄN VĂN CHUNG NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH NÔNG LÂM KẾT HỢP TẠI VIỆN KHOA HỌC KỸ THUẬT NÔNG LÂM NGHIỆP MIỀN NÚI PHÍA BẮC - XÃ PHÚ HỘ - THỊ XÃ PHÚ THỌ - TỈNH PHÚ THỌ Chuyên ngành: Quản lý bảo vệ tài nguyên rừng Mã số: 60.62.68 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LÊ QUỐC DOANH HÀ NỘI - 2010
  3. 1 Chương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đồi núi (đất dốc) chiếm trên 3/4 diện tích trong tổng số 32,929 triệu ha đất tự nhiên của Việt Nam. Đây là những hệ sinh thái đa dạng, giàu tiềm năng song cũng rất dễ bị tổn thương. Việc sử dụng đất dốc gặp phải hàng loạt trở ngại như xói mòn, rửa trôi bề mặt, rửa trôi theo chiều sâu, thiếu độ ẩm, đất chua, nghèo kiệt dinh dưỡng và độ dễ tiêu thấp. Tất cả các trở ngại này đều liên quan với một yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu đó là sự tuần hoàn chất hữu cơ bao gồm cả lớp phủ thực vật và vật chất mùn cấu thành bản thể đất. Miền núi Việt Nam gần 1/3 dân số của cả nước (> 24 triệu người) trong đó gần 9 triệu là đồng bào các dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, nền kinh tế nghèo nàn, đời sống thấp kém và có hệ sinh thái không bền vững do con người gây ra. Phần lớn đất đai có địa hình chia cắt, độ dốc lớn và hiểm trở. Do thiếu đất sản xuất nên nông dân miền núi vẫn phải canh tác trên đất có độ dốc rất lớn, thậm trí trên 45 0. Với độ dốc như vậy, sự việc xói mòn đất xảy ra rất mạnh dẫn đến đất bị thoái hoá nghiêm trọng và trở thành đất trống đồi núi trọc, hiện tượng “hoang mạc” hóa đang diễn ra ở nhiều nơi. Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc là đơn vị nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về nông lâm nghiệp phục vụ phát triển trung du miền núi phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Cho đến nay Viện đã có rất nhiều đề tài, chương trình, dự án mang lại hiệu quả rất thiết thực cho người dân miền núi. Vùng Miền núi phía Bắc là một trong những vùng khó khăn nhất với diện tích đất dốc chiếm trên 90% tổng diện tích của vùng, trong đó có tới 51% diện tích có độ dốc lớn và 38.4% đất có tầng đất mỏng dưới 50 cm. Vì vậy việc giới thiệu các mô hình nông lâm kết
  4. 2 hợp vào thực tiễn sản xuất đóng một vai trò quan trọng nhằm cải thiện sinh kế cho nông dân miền núi. Hiện nay cũng đã có nhiều mô hình nông lâm kết hợp đã được áp dụng và nhân rộng như: Muồng + Chè + cốt khí ( Phú Thọ, Yên Bái), Trồng cỏ + Chăn nuôi + Cây ăn quả ( Sơn La, Yên Bái), Lúa nương + Sắn + Cây Mỡ ( Yên Bái, Tuyên Quang, Hà Giang…), các mô hình trồng xen Lạc, Đỗ, Sắn với cây ăn quả ở Phú Thọ, Yên Bái ….Những mô hình trên đã bước đầu đem lại tính hiệu quả và bền vững của chúng. Tuy nhiên, để đánh giá xác định những mô hình triển vọng nhất và phạm vi/điều kiện áp dụng thích hợp cho vùng miền núi phía Bắc là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế khách quan và ý nghĩa ứng dụng của mô hình nông lâm kết hợp, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiệu quả kinh tế và tác động môi trường của một số mô hình nông lâm kết hợp tại Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc - xã Phú Hộ - thị xã Phú Thọ - tỉnh Phú Thọ”.
  5. 3 Chương 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về đất dốc 2.1.1. Khái niệm đất dốc Khái niệm đất dốc: Đất dốc là đất có bề mặt nằm nghiêng, thường gồ ghề hoặc lượn sóng, nằm nghiêng là mặt dốc hoặc sườn dốc, góc tạo bởi sườn dốc và mặt nằm ngang là độ dốc của mặt đất. Dựa vào tình trạng mặt đất dốc như thế nào, người nông dân có những hướng sử dụng đất và các biện pháp canh tác thích hợp.[12] - Đất dốc nhẹ: dưới 150 làm ruộng bậc thang, vườn nhà . - Đất dốc vừa 16-250 làm ruộng bậc thang, vườn nhà, vườn rừng. - Đất dốc mạnh 25-350 làm nương định canh, vườn rừng. - Đất dốc mạnh >350 khoanh nuôi bảo vệ rừng. 2.1.2. Những hạn chế đối với việc mở rộng canh tác trên đất dốc + Xói mòn và suy thoái đất: Nội dung nghiên cứu hàng đầu trong canh tác đất dốc là kiểm soát xói mòn đất, phục hồi và cải thiện độ phì đất, đặc biệt là ở những vùng đất đã bị thoái hoá. Các nước vùng nhiệt đới, do những đặc trưng về khí hậu như mưa nhiều và phân phối trong nhiều năm, tính chất đất cũng như áp lực khai thác đất dốc rất lớn, nên xói mòn đã trở thành yếu tố tác động mạnh mẽ trên mọi phương diện, cần phải được quan tâm hơn. Mức độ xói mòn đất lệ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc đất, độ tơi xốp của tầng đất mặt, độ dốc, chiều dài sườn dốc ... đặc biệt là độ che phủ của thảm thực vật. Hệ thống cây trồng chi phối rất nhiều về mức độ xói mòn và rửa trôi đất. Năm 1978 Wischemeier W. H. và Smith D. D đã xây dựng phương trình tính toán lượng đất bị mất đi do xói mòn rất phổ dụng như sau: A = R. K. L. S. C. P
  6. 4 Trong đó: A: Lượng đất mất do xói mòn. R: Hệ số xói mòn do mưa. K: Hệ số xói mòn của đất. L: Chiều dài dốc. S: Độ dốc. C: Hệ số về độ che phủ của tán cây. P: Hệ số về các biện pháp bảo vệ đất. Mỗi năm trên thế giới do tác động của xói mòn, một lượng đất lớn bị cuốn trôi ra sông, ra biển (25 tỷ tấn) và khoảng 5-7 triệu ha đất bị mất khả năng canh tác (B.G. Rozanov 1990). Chỉ tính riêng Châu Á đã có khoảng 440 triệu ha đất chịu ảnh hưởng của xói mòn do nước, trong đó 322 triệu ha là ở Đông Nam Á (Oldeman L.R, 1994 ). Theo Thomas Fairhurst và Ernst Mutert (1999) do tập quán canh tác của người dân vùng cao, cũng như là nhu cầu lương thực (trong điều kiện sức ép về dân số) mà nhiều diện tích rừng đã bị thay thế bởi những diện tích nương rẫy, canh tác theo kiểu phát đốt (slash-and-burn) không có biện pháp bảo vệ đất. Điều này đã làm mất dần đi các khu vực rừng đầu nguồn, làm giảm khả năng thấm giữ nước của bề mặt đất, tăng khả năng xuất hiện lũ ống, lũ quét, xói mòn và sạt lở đất. Các số liệu thống kê cho thấy hàng năm các con sông đã chuyên chở một lượng lớn sản phẩm của xói mòn (bùn cát) lắng đọng ở các cửa sông, cửa biển: ở Trung Quốc, sông Hoàng Hà chở 1,6 tỷ m3 vào vịnh Becgan và ở ấn Độ sông Brahmaputea chở 726 triệu tấn, sông Indus chở 435 triệu tấn (FAO,1995). Cũng theo đánh giá của tổ chức FAO (1995), khu vực Đông Nam Á được xem là khu vực bị xói mòn mạnh nhất trên thế giới. Trong số 17 nước ở Đông Nam Á, (Việt Nam là một trong 5 nước có xói mòn do nước ở mức
  7. 5 trung bình đến cực kỳ nghiêm trọng). Trong những năm gần đây, hơn 3 tỷ tấn đất bị xói mòn hàng năm lắng đọng tại cửa biển của khu vực, đã và đang đẩy nhanh quá trình phá huỷ hệ sinh thái vùng ven biển quý giá và đa dạng nhất trên thế giới (Ernst Muter; Thomas Fairhurst, 1999). Đất bị xói mòn thường kéo theo sự suy giảm chất lượng đất thông qua việc giảm pH, giảm hàm lượng chất hữu cơ, giảm dung tích hấp thu, giảm tính đệm, giảm kết cấu, giảm sức chứa ẩm, tăng dung trọng, giảm khả năng cố định lân... là một trong các nguyên nhân làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng trên đất dốc. Do đặc thù về khí hậu: Nóng ẩm, mưa nhiều, lượng mưa và cường độ mưa lớn, nên hiện tượng xói mòn và rửa trôi xảy ra mạnh mẽ, làm giảm đáng kể hàm lượng khoáng sét cũng như hàm lượng hữu cơ trong đất, dẫn đến khả năng hấp thu hoá lý của đất kém và đất dễ bị mất các chất dinh dưỡng dễ tiêu. Rửa trôi còn làm quá trình tích luỹ sắt nhôm tăng nhanh, đất bị chua và hấp thu hoá học xảy ra với lân, làm đất dốc nhiều khi có hàm lượng lân tổng số khá xong lại nghèo lân dễ tiêu (Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1998). Việt Nam với lượng mưa trung bình hàng năm từ 1500-2500 mm, trong đó 80% tập trung vào mùa mưa và có đến 61% của lượng mưa gây nên dòng chảy mặt, làm xói mòn nghiêm trọng với diện tích khoảng 4,3 triệu ha (Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1993 ). Xói mòn có tác động mạnh đến kinh tế xã hội và môi trường sống, làm giảm sức sản xuất của đất. Đất dốc Việt Nam chiếm khoảng 75% tổng diện tích tự nhiên và là hợp phần quan trọng của quỹ đất quốc gia, đất dốc gắn liền với các thế mạnh về rừng, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả, đồng cỏ chăn nuôi, cây lương thực, cây dược liệu quý hiếm, ... Thế nhưng, do nhiều nguyên nhân mà trong tổng số 14,2 triệu ha đất chưa sử dụng thì đất đồi núi có tới 10,4 triệu ha chiếm 73% tổng diện tích đất chưa sử dụng của cả nước (Lê Thái Bạt, 2000).
  8. 6 Theo số liệu về mức độ suy thoái đất vùng Châu Á -Thái Bình Dương của tổ chức FAO (Nguyễn Trọng Hà, 1996) thì hiện nay Việt Nam có tỷ lệ đất bị thoái hoá đứng hàng đầu, chiếm tới 48,9% so với tổng diện tích của cả nước và tương đương với Ấn Độ. Qua nhiều nghiên cứu, tác giả Thái Phiên (1997) cho biết lượng chất dinh dưỡng hàng năm bị mất đi do xói mòn ít nhất tương đương với 100.000 tấn phân đạm urê, 220.000 tấn phân lân super, 50.000 tấn phân K2SO4 và khoảng 5 triệu tấn phân chuồng, đó là chưa tính đến các yếu tố Ca+2, Mg+2 cũng bị rửa trôi cùng với các nguyên tố vi lượng khác. Quá trình xói mòn đã tác động mạnh mẽ đến sự thoái hoá nhanh chóng của đất. Theo tính toán của các nhà khoa học thì trong điều kiện thuận lợi để hình thành được 2,54cm lớp đất mặt cần phải có thời gian là 30 năm (FAO, 1995). Việc khôi phục lớp đất mặt đã mất đi không phải là việc đơn giản và dễ làm, do đó mọi biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc liên quan đến việc ngăn chặn xói mòn, giữ nền đất để canh tác lâu bền đều cần phải được áp dụng, thực thi và mang tính chiến lược. Theo thống kê của Tổng cục khí tượng thuỷ văn ở Tây Nguyên năm 1995 hạn hán đã làm 25 nghìn ha cà phê bị chết, hàng vạn ha khác bị ảnh hưởng do thiếu nguồn nước tưới, mực nước ngầm nhiều vùng tụt thấp hơn 10 - 20 m chỉ sau 10 năm. Theo Bùi Huy Hiền (2003) nguy cơ xói mòn trên cả 7 vùng sinh thái của cả nước là rất cao. Do tập quán, nông dân Việt Nam có nhiều kinh nghiệm về trồng lúa nước nhưng lại ít kinh nghiệm về canh tác đất dốc. Vùng Đông Bắc bắc bộ diện tích đất dốc dưới 150 chiếm 17,7%, một tỷ lệ đáng kể. Vùng Việt Bắc - Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc độ dốc cấp I chỉ chiếm 4- 8% tổng diện tích đát đồi núi nên nguy cơ xói mòn rất lớn. Đến 2/3 diện tích của vùng Đông bắc đã bị mất rừng, mất lớp phủ rừng nên bị xói mòn mạnh.
  9. 7 Duyên hải Nam trung bộ có diện tích xói mòn cao chiếm 14%, rất cao là 70%. Khu vực nguy hiểm nhất đối với xói mòn là các đồi núi thấp chuyển tiếp giữa đồng bằng duyên hải và núi hiện đang được khai thác một cách mạnh mẽ để trồng các cây trồng cạn ngắn ngày. Tây Nguyên chỉ có 7,8% diện tích đất dốc dưới 30 là có nguy cơ xói mòn thấp, diện tích còn lại là có nguy cơ xói mòn cao và rất cao. Hạn chế về độc tố trong đất: quá trình xói mòn làm giảm các kim loại kiềm và kiềm thổ song song với hiện tượng tích lũy nhôm, sắt tạo nên độ chua, trong nhiều trường hợp là độc tố trong đất. Sức chứa ẩm, tỷ lệ đoàn lạp bền vững thấp, dung tích hấp thu và độ no bazơ thấp, hấp phụ lân cao, sự rửa trôi nhanh và mạnh các ion NH4+, K, Na, Ca, Mg, Si là những nét chung về đất dốc. Trên đất dốc, canh tác cây lương thực như sắn, lúa nương làm giảm nghiêm trọng độ phì nhiêu đất. Đất trồng Bạch đàn 10 năm, sau khi khai thác đất hầu như thoái hóa nghiêm trọng. Những điều này cho thấy mức độ nghiêm trọng của tác động xói mòn đất đến môi trường, sinh thái khi mà chuyển từ hệ sinh thái rừng nhiệt đới sang hệ sinh thái nông nghiệp. Trong khi xói mòn của đất rừng gần như bị triệt tiêu thì xói mòn trên đất nương rẫy khi không có biện pháp chống xói mòn có thể lên tới 200 hoặc lớn hơn 200tấn/ha/năm và điều đó đã làm giảm đáng kể hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất. + Hạn hán trong mùa khô: Đất dốc khó giữ được nước nên thường bị hạn trong mùa khô. Do đó, việc canh tác phải phụ thuộc nhiều vào lượng nước mưa. Ở nhiều vùng còn không có đủ nước cho con người và động vật. Hạn hán là một trong những khó khăn chính của vùng đất dốc. Nếu mưa chỉ đến muộn khoảng một tháng so với dự tính thì một vụ mùa thất bại là chắc chắn. Hạn hán vào mùa khô là
  10. 8 do sự mất rừng cũng như do việc canh tác bừa bãi không thể kiểm soát được trên đất dốc. Lê Quốc Doanh, Hà Đình Tuấn, Andre Chabanne (2004)[8]. + Giảm độ che phủ rừng: Việc diện tích rừng bị giảm và các phương pháp canh tác lạc hậu đã để lại hậu quả là nhiều vùng đất rộng lớn đã trở thành đất trống đồi núi trọc. Ở châu Á, khi rừng đã bị phá để trồng cây lương thực, đất sẽ trở nên chua và thường bị cỏ tranh xâm chiếm. Người dân phải bỏ hóa khu đất này, tiếp tục phá rừng nơi khác để làm nương rẫy mới trồng cây lương thực. Việc mất thảm thực vật rừng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến môi trường sinh thái như hạn hán, lũ lụt, lũ quét ở vùng cao. + Tình trạng bị cô lập: Vùng núi có nhiều địa phương bị cách biệt khỏi các trung tâm phát triển, cơ sở vật chất còn vô cùng thiếu thốn nên khó khăn hoặc không được tiếp cận với dịch vụ xã hội. Chính điều này cũng làm chậm quá trình triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật nên đã gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển kinh tế trong vùng. + Tỷ lệ đói nghèo và trình độ văn hoá thấp: Dân cư sống trên các vùng đất dốc chủ yếu là dân tộc thiểu số với tỷ lệ đói nghèo cao, trình độ hiểu biết thấp hơn so với mức độ trung bình của cả nước. Việc áp dụng các kỹ thuật canh tác hiệu quả và bền vững, chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước và trồng các cây cho hiệu quả kinh tế cao hơn đòi hỏi sự đầu tư nhất định về kinh tế và kỹ thuật. Trên đây là những khó khăn chính ở vùng cao đòi hỏi phải có những phương hướng hiệu quả và thân thiện hơn với môi trường để phát triển bền vững kinh tế xã hội vùng cao.
  11. 9 2.1.3. Tiềm năng của đất dốc Theo tài liệu của FAO đất nông nghiệp trên toàn thế giới có khoảng 1.434 triệu ha (chiếm 10,6% diện tích đất tự nhiên), trong đó đất dốc chiếm 973 triệu ha (khoảng 65,9%) (Hudson.N, 1988) [44]. Trong tổng số diện tích đất dốc nói trên, đất có độ dốc trên 100 chiếm 377 triệu ha (khoảng 25,5%) theo (Hudson.N, 1988 [44], Dent, I. 1989 [41]). Nếu tính riêng vùng Đông Nam Á đất nông nghiệp có khoảng 91 triệu ha (chiếm 21% tổng diện tích), trong đó đất dốc là 58 triệu ha (khoảng 52,8%), (Thomas Dierolf et al, 2001)[55]. Theo Dudal 1978 [40] trong vòng 20 năm từ 1957 đến 1977 đất nông nghiệp trên toàn thế giới tăng thêm 150 triệu ha, bằng 10% đất có khả năng khai hoang để sử dụng cho nông nghiệp và bằng 9% đất canh tác lúc đó. Nhưng cũng trong 20 năm đó, dân số thế giới tăng tới 40% và lương thực do số đất mới làm ra chỉ đủ đáp ứng cho 1/3 dân số tăng thêm. Rõ ràng việc tăng năng suất và sản lượng cây trồng để đáp ứng nhu cầu lương thực của con người là một thách thức lớn, đặc biệt là trong bối cảnh thay đổi khí hậu và hiệu ứng nhà kính hiện nay. Một khi mực nước biển tăng lên thì nguy cơ bị mất các vựa lúa lớn ở các vùng duyên hải là không tránh khỏi. Vì vậy, việc khai thác và sử dụng thông minh các nguồn tài nguyên vùng cao là một điều rất cần thiết. Tuy còn nhiều khó khăn và hạn chế nhưng theo Lê Quốc Doanh, Nguyễn Văn Bộ, Hà Đình Tuấn (2005) [5] thì đất dốc cũng có rất nhiều tiềm năng phát triển như: - Mở rộng đất canh tác: Đất dốc là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng 973 triệu ha (66%) trong 1.500 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới. Ở Việt Nam, đất dốc chiếm khoảng 76% đất tự nhiên. Trong diện tích 9,4 triệu ha đất nông nghiệp chỉ có 4,06 triệu ha là đất lúa, còn trên 5
  12. 10 triệu ha là đất dốc, trong đó đất nương rẫy trồng lúa khoảng 640 ngàn ha, diện tích còn lại là đất rừng và đất chưa sử dụng. Do đất bằng được sử dụng khá triệt để và diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp (mỗi năm mất khoảng 0.4% đất canh tác, trong đó đất lúa giảm khoảng 1%/năm - Nguồn: vnMedia.vn, ngày: 25/05/2007), nên đất dốc là nơi duy nhất còn tiềm năng mở rộng đất canh tác. - Sản xuất cây hàng hoá và đa dạng sản phẩm: Cơ cấu cây trồng ở miền núi rất đa dạng, trong khi hầu hết đất bằng ở miền xuôi phải dành cho sản xuất lương thực thì miền núi là nơi có đủ điều kiện và tiềm năng đất đai để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp có giá trị cao, cây đặc sản và rau quả ôn đới. - Phát triển chăn nuôi: Chỉ có miền núi mới có đủ điều kiện về đất đai và không gian để đáp ứng những yêu cầu về chuồng trại, khu chăn thả và đồng cỏ để phát triển chăn nuôi quy mô lớn mà không gây ô nhiễm môi trường, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người. Đây là một thế mạnh mà ở miền xuôi không thể nào có được. Muốn đưa chăn nuôi thành ngành sản xuất chính thì phải khai thác tiềm năng đất đai và cây thức ăn gia súc ở miền núi. - Phát triển lâm nghiệp: Rừng có nhiều nguồn lợi tự nhiên vô cùng quí giá về kinh tế, xã hội và đóng vai trò rất quan trọng trong bảo vệ sản xuất và môi trường, lưu giữ nguồn nước sinh hoạt và nước sản xuất nông công nghiệp, cung cấp ôxi và điều hoà khí hậu. Ở Việt Nam rừng chỉ tồn tại nhiều trên đất dốc và chỉ có miền núi mới có tiềm năng phát triển lâm nghiệp và các sản phẩm liên quan trực tiếp hay gián tiếp. Theo Lê Văn Khoa, Trần Thị Lành (1997) [16] thì đất dốc cũng có một số mặt mạnh như:
  13. 11 - Đất rộng và tương đối tốt (đất bazan, đất nâu đỏ trên đá vôi, đất đen dốc tụ...). - Khí hậu mát và ẩm, có thể gieo trồng cây đặc sản vùng ôn đới, - Nông dân vùng núi có kinh nghiệm canh tác trên đất dốc, - Ít bị gió bão, ít dịch bệnh lan tràn, nguồn phân hữu cơ dồi dào. Tóm lại, tuy còn nhiều khó khăn trở ngại song miền núi vẫn là nơi có nhiều tiềm năng để phát triển nhiều mặt, có nhiều lợi thế về tài nguyên mà miền xuôi không có được như: diện tích đất rộng lớn, đa dạng sinh học cao, nhiều tiềm năng phát triển sản xuất hàng hóa, khí hậu mát và ẩm… Vì vậy cần quan tâm nhiều để vừa thúc đẩy sản xuất đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nông dân miền núi, vừa phải bảo vệ môi trường vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của cả dân tộc. 2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp. 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới. Canh tác cây thân gỗ cùng với cây trồng nông nghiệp trên cùng một diện tích là một tập quán sản xuất lâu đời của nông dân ở nhiều nơi trên thế giới. Theo King(1987), thời trung cổ ở châu Âu đã tồn tại một tập quán phổ biến là “ chặt và đốt” rồi sau đó tiếp tục trồng cây thân gỗ cùng với cây nông nghiệp hoặc sau khi thu hoạch nông nghiệp. Hệ thống canh tác này vẫn tồn tại ở Phần Lan cho đến cuối thế kỷ 19 và vẫn còn ở một số vùng của Đức đến tận những năm 1920. Tại Châu Á, Trung Quốc được coi là một trong những “cái nôi” nông nghiệp phương Đông. Khi lần theo dấu vết trong quá khứ ở giai đoạn đầu của nông nghiệp lúc sơ khai, người ta nhận ra rằng canh tác cây gỗ kết hợp với cây nông nghiệp đã có từ rất lâu đời. Vào triều đại nhà Hán (từ 206 trước công nguyên đến năm 220 sau công nguyên), người ta đã khuyến cáo phát triển cây gỗ cùng với chăn nuôi và canh tác cây nông nghiệp (Zhu Zhaohua,
  14. 12 Fu Maoyi và C.B.Sastry, 2001). Lịch sử cổ đại Trung Quốc có ghi lại và mô tả khá tỷ mỉ về những kỹ thuật trồng xen. Vào cuối triều đại nhà Minh một cuốn sách nổi tiếng là “Nongzheng Quanshu” (Bản luận hoàn chỉnh về canh nông) được Hsu Kunangchhi (1640) viết, đã mô tả một kiểu canh tác kết hợp giữa đậu tương và các hàng cây dẻ gai (Castanopsis sp) và cho biết bằng cách này cả hai cây đều sinh trưởng rất hoàn chỉnh, dẻ có thân thẳng, đậu tương cho năng suất cao. Ở vùng nhiệt đới của nước Mỹ, trong quá trình canh tác người ta đã bắt chước điều kiện của rừng nhằm đạt được những ảnh hưởng có lợi của hệ sinh thái của rừng. Họ trồng tầng trên cùng là dừa, tầng dưới là cam, quýt và tầng thấp hơn là cà phê hoặc ca cao, cây mùa vụ có ngô, lạc...và cuối cùng là mặt đất được che phủ bằng các loại cây thấp, có thân bò như bí...đây là hệ thống kết hợp thân thiện của nhiều loài cây, mỗi một tầng có cấu trúc riêng, ngoại hình tầng thứ giống như rừng hỗn giao nhiệt đới. Du canh được đánh giá là phương thức canh tác cổ xưa nhất. Người Hunnunoo của nước Philipin có kinh nghiệm sử dụng phương pháp du canh một cách kinh tế. Ở những nơi chặt rừng để canh tác nông nghiệp người ta cân nhắc kỹ lưỡng để lại các cây gỗ nhất định cho tới cuối vụ lúa, nó sẽ tạo nên sự che bóng nhờ những cây gỗ còn lại đó, chống sự phơi nắng thái quá bề mặt đất. Các cây gỗ là bộ phận không thể thiếu của hệ thống canh tác của người hunnunoo và nó có thể được trồng hoặc giữ lại từ rừng cũ, nó còn tác dụng cung cấp gỗ xây dựng, củi đun (Conklin, 1957). Các hệ thống canh tác như vậy còn gặp ở nhiều vùng nhiệt đới ẩm của châu Á. Còn ở châu Phi, ở phía nam Nigeria người ta trồng khoai, ngô, bí ngô và đậu với nhau được sự che trở của tầng cây gỗ (Forde, 1937). Ở miền Tây Nigeria, người dân Yoruba đã sử dụng hỗn hợp cây hoà thảo, cây dạng bụi và cât gỗ, họ cho rằng hệ thống đó là phương tiện bảo tồn năng lượng của con người bằng cách sử dụng
  15. 13 tối đa khoảng không gian có giới hạn, đồng thời nhằm bảo vệ độ phì của đất cũng như chống xói mòn ngăn chặn sự mặn hoá đất (Ojo, 1966). Sau phương thức du canh là sự ra đời của phương thức Taungya. Nguồn gốc của phương thức này được gắn với một từ địa phương của ngôn ngữ Myanma có nghĩa là canh tác đồi núi. Sự ra đời của phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới được xem như là một dấu hiệu báo trước cho các phương thức nông lâm kết hợp sau này (NairP.K.R,1987). Vào năm 1806 khi Miến Điện còn là một bộ phận của Ấn Độ thời thuộc địa của Anh, ông U. Pankle đã cho người dân trồng rừng Tếch và trồng cây lương thực giữa các hàng cây khi rừng chưa khép tán để giải quyết nhu cầu lương thực hàng năm. Đây là phương pháp theo ông gọi là Taungya, sau đó ông truyền lại phương thức này cho nhà cai trị Anh ở Ấn Độ là Dictrich Brandis, từ đó phương thức này được lan truyền và áp dụng rộng rãi ở ấn Độ và Nam Phi. Theo Vonhesmer (1966 và 1970) và King (1979) thì hầu như ở các vùng nhiệt đới bắt đầu từ phương thức này. Có thể nói Taungya là một bước phát triển từ du canh sang nông lâm kết hợp (NLKH ), và hiện nay phương thức Taungya đã phân hoá và phát triển thành các hệ thống, các phưong thức nông lâm kết hợp đa dạng như hiện nay. Như vậy NLKH là gì? Đã có rất nhiều tác giả định nghĩa về NLKH như: Benn(1977), Kinh và Chandler (1978), PCARD (1979), Lundgreen (1983)...Song hiện nay định nghĩa của Lundgreen và Raintree (1983) được coi là hoàn chỉnh và được thừa nhận rộng rãi. Theo định nghĩa này: “Nông lâm kết hợp là tên gọi chung của những hệ thống sử dụng đất trong đó các cây lâu năm (cây gỗ, cây bụi, các cây họ cau dừa, tre trúc, cây ăn quả, cây công nghiệp...) được trồng có suy tính trên cùng một đơn vị diện tích qui hoạch đất với hoa màu và/hoặc với vật nuôi dưới dạng xen theo không gian hay theo thời gian. Trong các hệ thống nông lâm kết hợp có mối tác động tương hỗ
  16. 14 qua lại về cả mặt sinh thái lẫn kinh tế giữa các thành phần trong hệ thống”. Từ định nghĩa trên có thể thấy đặc điểm chung của hệ thống NLKH là: - Bao gồm hai hoặc nhiều hơn hơn hai loài thực vật (có thể cả thực vật và động vật) trong đó ít nhất phải có một loài cây trồng lâu năm. - Có ít nhất hai hay nhiều hơn sản phẩm từ hệ thống. - Chu kỳ sản xuất thường dài hơn là một năm. - Đa dạng hơn về sinh thái và kinh tế so với độc canh. - Cần phải có một mối quan hệ tương hỗ có ý nghĩa giữa thành phần cây lâu năm và thành phần khác. Quá trình hình thành và phát triển phương thức nông lâm nghiệp, người ta nhận thấy rằng NLKH có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm, hạn chế suy giảm tài nguyên rừng, bảo vệ và nâng cao độ phì của đất. Chính vì lẽ đó mà ngay từ các kỳ họp năm 1967 và 1969 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hiệp Quốc (FAO) đã quan tâm đến vấn đề này và đi đến một sự thống nhất đúng đắn là “áp dụng các biện pháp nông lâm kết hợp là phương pháp tốt nhất để sử dụng đất rừng nhiệt đới một cách hợp lý, tổng hợp nhằm giải quyết vấn đề về lương thực, thực phẩm và sử dụng lao động dư thừa đồng thời thiết lập lại cân bằng sinh thái của môi sinh”. Tháng 5 năm 1990, Hội thảo quốc tế về nông lâm kết hợp vùng Châu Á Thái Bình Dương được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) với 12 nước thành viên tham gia trong đó có Việt Nam. Hội nghị đã đưa ra một số nguyên nhân cần thiết phải mở rộng và phát triển nông lâm kết hợp trong vùng. Một trong những nguyên nhân đó là vùng Châu Á Thái Bình Dương có dân số chiếm tới 69% dân số thế giới. Trong khi đó chỉ có 28% đất canh tác nông nghiệp so với đất canh tác toàn thế giới. Do mâu thuẫn giữa sức ép dân số với đất canh tác mà hàng năm khoảng 2 triệu ha rừng bị tàn phá.
  17. 15 Trước những chủ trương mở rộng, phát triển nông lâm kết hợp ở tất cả các nước trên thế giới, mỗi quốc gia có các hình thức, cũng như phương thức phát triển nông lâm kết hợp cho phù hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia cùng với những khác biệt riêng của họ. Ở Thái Lan đã có chủ chương phát triển các phương thức nông lâm kết hợp để giữ nước, duy trì độ ẩm, cải tạo sinh thái môi trường, phát triển đời sống con người, kết quả đã thành công trong các nông trang trồng Ngô + Dứa tạo ra các khu rừng hỗn giao nhiều tầng gồm Rừng + Cây họ đậu + Ngô + Dứa...Thái Lan đã nghiên cứu hơn 20 loài cây nông nghiệp trồng xen trong rừng cây gỗ mà hình thức phổ biến là rừng xen các băng cây ăn quả: lạc, đậu, vải, xoài, cà phê, hồ tiêu. Nông lâm kết hợp ở Ấn Độ nổi tiếng thế giới về “cuộc cách mạng xanh”, nhờ thành quả của cuộc cách mạng này mà Ấn Độ từ một nước đông dân không những không bị đói mà sản lượng nông nghiệp ngày càng tăng, đủ để xuất khẩu lương thực. Trong các loài cây trồng ở Ấn Độ thì cây dừa là đáng chú ý. Dừa đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt ở bang Kerala, dừa chiếm 70% diện tích và sản phẩm dừa ở Ấn Độ. Ca cao là cây trồng xen rất thành công với dừa nhất là ở những nơi tưới tiêu thuận lợi. Cà phê được trồng ở nơi có độ cao thường được kết hợp với hồ tiêu, mít và các cây ăn quả khác, cây lương thực điển hình là sắn, được trồng ở các vườn gia đình. Nông lâm kết hợp ở Inđônêxia, từ năm 1972 hoạt động nông lâm kết hợp do các tổ chức công ty lâm nghiệp nhà nước tổ chức và quản lý. Việc chọn đất khai hoang để trồng cây lâm nghiệp do các công ty này tiến hành. Nông dân được các cán bộ kỹ thuật của công ty hướng dẫn trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp. Sau khi trồng cây nông nghiệp 2 năm nông dân bàn dao lại rừng cho cơ quan lâm nghiệp, sản phẩm nông nghiệp họ toàn quyền sử dụng.
  18. 16 Mô hình rừng rẫy luân canh có thể coi là phương thức duy trì hệ nông nghiệp sinh thái và quản lý rừng tự nhiên bền vững. Việc thực hiện mô hình này với các nương rẫy tạo ra không lớn và giữ lại những mảnh rừng xung quanh để làm nguồn gieo giống. Người sử dụng đã và đang tích cực điều khiển quá trình tái sinh của rừng theo đúng quy luật (Clarker- 1976; Gomez Poma- 1972). Trồng xen theo băng (Alley Cropping) là kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp, trong đó cây họ đậu cố định đạm mọc nhanh được trồng thành hàng theo đường đồng mức, giữa hai hàng cây này người ta canh tác nông nghiệp. Kỹ thuật canh tác này được nghiên cứu tại viện nông nghiệp nhiệt đới quốc tế Ibanda (Wilson và Kang- 1980). Hệ canh tác này cung cấp gỗ củi, thức ăn gia súc và nguồn phân xanh để nâng cao độ phì cho đất và tăng năng suất cây trồng. Kỹ thuật này tỏ ra thích hợp trên đất dốc, vì băng cây xanh có tác dụng ngăn cản sự xói mòn, rửa trôi đất đồng thời hệ rễ của từng cây họ đậu cố định nguồn đạm trong đất, từ đó nâng cao độ phì cho đất đai. Trong nhiều mô hình nông lâm kết hợp được thực hiện ở các quốc gia trên thế giới, thì cần phải kể đến hệ thống canh tác trên đất dốc ( SALT) nhằm sử dụng đất dốc bền vững đã được trung tâm đời sống nông thôn Bapstit Mindanao của Philipin tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ giữa những năm 1970 đến nay. Cho đến năm 1992 đã có 4 mô hình tổng hợp về kỹ thuật canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc được các tổ chức quốc tế ghi nhận đó là: - Mô hình SALT 1 ( Sloping Agiculture Land Technology ) đây là mô hình tổng hợp dựa trên cơ sở các biện pháp bảo vệ đất để sản xuất lương thực. Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc với cơ cấu 25% cây lâm nghiệp +25% cây lưu liên (nông nghiệp) +50% cây nông nghiệp hàng năm .
  19. 17 - Mô hình SALT 2 ( Simple Agro- Livestock Technology) đây là kỹ thuật sử dụng đất tổng hợp dựa trên kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc (SALT1) bằng cách dành một phần đất trồng cây làm thức ăn để chăn nuôi theo phương thức nông súc kết hợp. Bố trí diện tích canh tác của SALT2 như sau 40% đất dành cho sản xuất nông nghiệp +20% dành cho trồng cây lâm nghiệp +20% dành cho trồng cây thức ăn và cỏ để chăn nuôi +20% làm nhà ở chuồng trại. - Mô hình SALT 3 ( Sustainable Agro- Forst Land Technology). Kỹ thuật này dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng quy mô nhỏ với việc sản xuất cây lương thực, thực phẩm. Trong hệ thống SALT3 nông dân dành phần đất thấp ở sườn dưới và chân đồi để trồng các băng cây lương thực xen với các hàng cây cố định đạm. Phần đất cao ở bên trên từ sười trên đến đỉnh đồi trồng rừng hoặc để rừng tự nhiên phục hồi. Bố trí sử dụng đất như sau: 40% dùng cho nông nghiệp + 60% dùng cho lâm nghiệp. Mô hình này đòi hỏi đầu tư cao về cả nguồn lực và vốn cũng như sự hiểu biết. - Mô hình SALT 4 (Small Agrofruit Likelihood Technology). Đây là mô hình kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp kết hợp với cây ăn quả qui mô nhỏ và có cơ cấu sử dụng đất: 60% cây lâm nghiệp + 15% cây nông nghiệp + 25% cây ăn quả. Đây là mô hình đòi hỏi đầu tư cao về vốn, nhân lực và kỹ thuật canh tác. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Việc sử dụng đất theo phương thức NLKH đã hình thành từ lâu đời với những hình thức khác nhau. Tuỳ thuộc vào phong tục tập quán của từng địa phương mà mô hình NLKH được áp dụng từ đơn giản đến phức tạp. Thật khó có thể xác định một cách chính xác thời điểm mà tại đó hệ thống nông lâm kết hợp ra đời. Mặc dù vậy, người ta vẫn thừa nhận rằng sự hình thành và phát triển của nó gắn liền với sự phát triển của các ngành khoa học thuộc nông lâm
  20. 18 nghiệp; và gắn liền với sự nhận thức của con người về sử dụng đất và nhu cầu kinh tế. Lúc đầu, du canh (shifting cultivation) được xem là phương thức canh tác cổ xưa nhất; tiếp theo cuộc cách mạng về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, sau du canh, sự ra đời của phương thức Taungya (canh tác đồi núi) ở vùng nhiệt đới được xem là một dấu hiệu báo trước cho phương thức nông lâm kết hợp sau này. Ở Việt Nam, tập quán canh tác nông lâm kết hợp đó có từ lâu đời, như các hệ thống canh tác nương rẫy truyền thống của đồng bào các dân tộc ít người, hệ sinh thái vườn nhà ở nhiều vùng địa lý sinh thái trên cả nước. Xét ở khía cạnh mô hình và kỹ thuật thì nông lâm kết hợp ở Việt Nam đã phát triển không ngừng. Từ những năm 1960, hệ sinh thái Vườn-Ao-Chuồng (VAC) được nông dân các tỉnh miền Bắc phát triển mạnh mẽ và lan rộng khắp cả nước với nhiều cải tiến khác nhau để thích hợp cho từng vùng sinh thái cụ thể. Sau đó là hệ thống Rừng-Vườn-Ao-Chuồng (RVAC) và vườn đồi được phát triển mạnh mẽ ở các khu vực dân cư miền núi. Với chương trình nghiên cứu NLKH (1981- 1985) lần đầu tiên ở Việt Nam việc nghiên cứu đánh giá về NLKH đã được xem xét và thực hiện trên quan điểm khoa học đảm bảo tính lý luận, thực tiễn và đảm bảo tính chặt chẽ dựa trên các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng. NLKH được xem như một phương án sản xuất chủ yếu để xây dựng các mô hình lâm nghiệp xã hội tại các địa bàn sản xuất lâm nghiệp quan trọng trong toàn quốc như: Theo Nguyễn Xuân Dậu (1986) về hệ thống canh tác và phương thức canh tác nông lâm kết hợp ở vùng trung du miền núi phía Bắc thì các loại mô hình canh tác trên đất dốc như cây lâm nghiệp trồng xen chè thường cho hiệu quả cao.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0