intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kiến thức bản địa của người Thái trong quản lý tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu kiến thức bản địa của người Thái trong quảnXác định và đánh giá được một số giá trị tri thức bản địa của đồng bào dân tộc Thái sống tại vùng đệm KBTTN Pù Hoạt trong quản lý và sử dụng rừng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu kiến thức bản địa của người Thái trong quản lý tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN THỊ TÝ NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC BẢN ĐỊA CỦA NGƢỜI THÁI TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ HOẠT, TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC Mã số: 60 62 02 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM XUÂN HOÀN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2017
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Trước tiên, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo đã giảng dạy trong chương trình học tập của lớp cao học Lâm học khoá 23; quý thầy cô công tác tại khoa Đào tạo sau đại học công tác tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Trung tâm Khuyến nông Nghệ An; Ban Giám đốc và các cán bộ tại KBT thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An đã tạo điều kiện giúp đỡ tác giả cả trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Phạm Xuân Hoàn, người đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Mặc dầu đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy, cô và các bạn đồng nghiệp. TÁC GIẢ LUẬN VĂN TRẦN THỊ TÝ
  3. ii MỤC LỤC Lời cảm ơn.........................................................................................................i Mục lục.............................................................................................................ii Danh mục các từ viết tắt..................................................................................iv Danh mục các bảng...........................................................................................v Danh mục các hình............................................................................................v ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 21 Chƣơng 1.TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................... 4 1.1. Trên thế giới .................................................................................... 4 1.2. Ở Việt Nam ..................................................................................... 7 1.3. Đặc điểm, vai trò của kiến thức bản địa ...................................... 15 1.3.1. Khái niệm kiến thức bản địa ................................................... 15 1.3.2. Đặc điểm của tri thức bản địa ................................................ 15 1.3.3. ai tr của kiến thức bản địa trong quản b n v ng t i nguyên thiên nhiên ............................................................................ 17 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 20 2.1. Mục tiêu ......................................................................................... 20 2.2. Giới hạn đề tài ................................................................................ 20 2.3. Nội dung nghiên cứu: .................................................................... 20 2.4 . Quan điểm và phương pháp luận nghiên cứu: .............................. 21 2.5.1. Phương pháp thu thập số iệu thứ cấp .................................... 23 2.5.2. Phương pháp thu thập d iệu sơ cấp ..................................... 23 2.4.3.Phương pháp khảo sát thực địa ............................................... 28 2.4.4. Phương pháp phân tích, xử số iệu .................................... 28 2.4.5. Phương pháp chuyên gia: ...................................................... 28 Chƣơng 3. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ 29HỘI KHU BTTN PÙ HOẠT ........................................................................................... 29 3.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................... 29
  4. iii 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................... 34 3.2.1. Dân cư ..................................................................................... 34 3.2.2. Lao động ................................................................................. 35 3.2.2. Phân bố dân cư, ao động trong vùng: ................................... 36 Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 40 4.1. Khái quát về người Thái ở khu vực nghiên cứu ............................ 40 4.1.1. Lịch sử cư trú .......................................................................... 40 4.1.2. ai tr của tri thức truy n thống của người Thái .................. 41 4.2. Phân tích kiến thức bản địa dân tộc Thái ở KBTTN Pù Hoạt trong quản lý rừng và sử dụng đất rừng ......................................................... 44 4.2.1. Quản rừng v đất rừng ....................................................... 44 4.2.2. Quản rừng dựa v o cộng đồng ........................................... 46 4.3. Tri thức địa phương trong sử dụng lâm sản ................................... 52 4.3.1. Phân oại âm sản ................................................................... 52 4.3.2. Các nhóm cây được người dân khai thác, sử dụng ................ 53 4.4. Sự mai một tri thức địa phương ..................................................... 60 4.5. Một số đề xuất để góp phần bảo tồn, phát triển tri thức bản địa ... 60 4.5.1. Đánh giá khả n ng ứng dụng Kiến thức bản địa trong quản , sử dụng rừng của người Thái ở KBTTN Pù Hoạt. ........................... 60 4.5.2. Ti m n ng sử dụng tri thức bản địa ........................................ 61 4.5.3 . Một số kiến thức bản địa có thể vận dụng, phát triển: .......... 64 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………………………………66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ BIỂU
  5. iv DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ BQL Ban quản lý HST Hệ sinh thái KBT Khu bảo tồn KT-XH Kinh tế - Xã hội PRA Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia QLBVR Quản lý bảo vệ rừng UBND Ủy ban nhân dân
  6. v DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Quy mô các loại rừng theo nguồn gốc 37 3.2 Quy mô diện tích 3 loại rừng theo trữ lượng 38 4.1 Các hình thức quản li tài nguyên ở bản Mường Phiệt(xã 48 Thông Thụ, huyện Quế Phong) 4.2 Kiến thức bản địa trong phân loại theo nhóm lâm sản theo 53 công dụng DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 2.1 Bản đồ hành chính huyện Quế Phong 25 4.1 Một số môi trường sống của cây thuốc 57 4.2 Trà hoa vàng 58 4.3 Cây sâm cau 59 4.4 Cây Mú từn 60
  7. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Khái niệm kiến thức bản địa được sử dụng rộng rãi vào đầu những năm 90 của thế k XX. Theo Louise Grenier, kiến thức bản địa là những hiểu biết độc đáo, truyền thống, địa phương, tồn tại bên trong và được phát triển chung quanh các điều kiện cụ thể mà phụ nữ và nam giới sinh sống ở một vùng địa lý nhất định tích lũy được”1. Theo Ngân hàng thế giới World Bank thì kiến thức bản địa là nền tảng cơ bản cho việc thiết lập các quyết định liên quan đến địa phương trên mọi l nh vực của cuộc sống đương đại bao gồm quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, dinh dưỡng, thức ăn, y tế, giáo dục và trong các hoạt động xã hội và cộng đồng. Kiến thức bản địa còn cung cấp cơ sở để xây dựng các chiến lược nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra cho cộng đồng dân cư địa phương”2. Ở Việt Nam, kiến thức bản địa là vốn quý của cộng đồng các dân tộc, là một yếu tố cấu thành bản sắc văn hoá Việt Nam. Kiến thức bản địa đã góp phần quan trọng trong việc phát triển các kỹ thuật phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế, xã hội, văn hoá, phong tục của từng địa phương. Việc tổng kết, lưu giữ và vận dụng nguồn tri thức này vào các chương trình phát triển là một trong những tiền đề quan trọng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững. Kiến thức bản địa Indigenous knowledge tồn tại và phát triển trong những hoàn cảnh nhất định ở một vùng địa lý xác định với sự đóng góp của mọi thành viên trong cộng đồng.Kiến thức bản địa đã được nhiều dân tộc sử dụng trong sản xuất nông lâm nghiệp, sử dụng tài nguyên, ứng phó với thiên tai. Kiến thức bản địa là một giải pháp để các nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu cải thiện điều kiện môi trường, tăng tính hiệu quả trong phát triển kinh tế- xã hội và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên bằng những biện pháp ít tốn kém và có khả năng thích nghi tốt với điều kiện địa phương. Bên cạnh đó, kiến thức bản địa đang được nghiên cứu h trợ cho các nghiên cứu khoa học, làm tăng nguồn tư liệu cơ sở về môi trường, được sử dụng để đánh 1 Working with Indigenous Knowledge: A guide researcher, 1998. 2 Tri thức bản địa cho phát triển, 1998.
  8. 2 giá tác động của qúa trình phát triển, được sử dụng như một công cụ để lựa chọn, ra quyết định. Tuy vậy, việc thu thập kiến thức bản địa cũng chưa được đầy đủ nhất là những vấn đề có liên quan tới quản lý các loại tài nguyên, sản xuất, văn hóa, xã hội và đặc biệt là một số vấn đề về kinh nghiệm kỹ thuật, áp dụng các kiến thức bản địa, phát huy các đặc tính truyền thống cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế - xã hội. Tại Nghệ An, trong các dân tộc ít người sinh sống, người Thái chiếm tỉ lệ lớn nhất, 67,64 tổng số dân cư các dân tộc thiểu số 299.490 người trong tổng số 442.787 người) [15], tập trung ở các huyện miền Tây của tỉnh. Cư trú và khai thác lãnh thổ lâu dài trên mảnh đất vùng KBTTN Pù Hoạt, người Thái đã tạo lập cho mình những nét văn hoá riêng không lẫn với các dân tộc khác trong vùng Thổ, Khơ Mú,… và cũng khác với người đồng tộc của họ ở Tây Bắc dân tộc Thái ở Sơn La, Điện Biên,… . Trên cơ sở thừa kế vốn truyền thống văn hoá của người Thái ở Nam Trung Hoa, Đông Nam Á và Tây Bắc, khi vào Nghệ An, sống trong những điều kiện vừa có tính chất chung của núi rừng nhiệt đới vừa có nét riêng do ảnh hưởng các điều kiện địa lí tự nhiên, đặc biệt là địa hình và khí hậu, đồng bào Thái ở Tây Nghệ An đã tích luỹ được nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Những tri thức đó thể hiện sự hài hoà giữa khai thác và bảo vệ môi trường tự nhiên vừa thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về môi trường xung quanh của người dân bản địa. Mặc dù vốn kiến thức bản địa phong phú, nhưng việc sử dụng chúng trong phát triển kinh tế - xã hội của người Thái chưa được thật sự hiệu quả. Người Thái vẫn là dân tộc có nhiều hộ nghèo trong các huyện nằm trong KBTTN Pù Hoạt, đặc biệt là các huyện Kì Sơn, Quỳ Châu, Tương Dương. Tác động của biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nhiều đến đời sống và sản xuất của người Thái vốn d còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Khả năng sử dụng các kiến thức bản địa để thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế của người Thái chưa nhiều. Mặt khác, trước sự phát triển như vũ bão
  9. 3 của khoa học k thuật và xu thế toàn cầu hoá, kiến thức bản địa của người Thái ở Tây Nghệ An đang dần bị mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất. Ở Nghệ An các đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu văn hoá các dân tộc. Kiến thức bản địa của các dân tộc thiểu số cũng chưa được chú trọng nghiên cứu, đặc biệt là đối với dân tộc Thái. Nghiên cứu tri thức bản địa của dân tộc Thái nhằm thu thập, lưu trữ, nâng cao sự hiểu biết các tiến trình phát triển, ứng dụng và điều chỉnh kỹ thuật, góp phần bảo tồn và phát huy những kinh nghiệm quý báu cho sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở KBTTN Pù Hoạt. Vì vậy, tác giả tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kiến thức bản địa của người Thái trong quản lý tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An.” Nhằm góp phần nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ kiến thức bản địa của dân tộc Thái, đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức bản địa trong phát triển kinh tế - xã hội ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát huy và kết hợp kiến thức bản địa với kiến thức khoa học một cách hiệu quả trong quản lý rừng theo định hướng bền vững.
  10. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Thuật ngữ tri thức bản địa” được Robert Chambers dùng lần đầu tiên trong ấn phẩm Indigenous Technical Knowledge: Analysis, Implications and Issues” xuất bản năm 1979. Sau đó, thuật ngữ này được Brokensha và D.M.Warren sử dụng vào năm 1980 trong tác phẩm Indigenous knowledge systems and development” và tiếp tục được sử dụng, phát triển cho đến ngày nay trích dẫn theo Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc, 1998 . Khái niệm này đã được sử dụng trong trong tác phẩm Làm việc với kiến thức bản địa: một chỉ dẫn cho nhà nghiên cứu” của Louise Grenier 1998 . Bên cạnh đó, công trình này đã đưa ra nội dung bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, sự phát triển một tổ chức nghiên cứu, sưu tầm tư liệu, một số nghiên cứu điển hình và đánh giá, công nhận và thử nghiệm cùng kiến thức bản địa [18]. Các vấn đề sâu hơn trong nghiên cứu kiến thức bản địa như: quan điểm địa phương và nghiên cứu khoa học; mối quan hệ,sự bổ sung cho nhaugiữa khoa học, công nghệ và tri thức bản địa; kiến thức bản địa cho phát triển; Các bên liên quan trong nghiên cứu, sử dụng tri thức bản địa; quyền và sự tham dự của người dân,... được đề cập trong nghiên cứu "Sự phát triển của tri thức bản địa, một ngành nhân học ứng dụng mới" của Paul Sillitoe 2000 . Trong Sổ tay lưu giữ và sử dụng kiến thức bản địa của Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI do Nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành 2000 , các vấn đề được phân tích gồm: kiến thức bản địa với sự nghiệp phát triển; các phương pháp ghi chép và đánh giá; đánh giá kiến thức bản địa; các trường hợp nghiên cứu cụ thể; các câu hỏi hướng dẫn; các từ viết tắt và định ngh a[13 .Trong bài viết Kiến thức bản địa và phát triển - Sự cẩn trọng hậu thuộc địa”, John Briggs và Joanne Sharp 2004 đã nhấn mạnh nội dung lắng nghe tiếng nói khác,kiến thức bản địa về môi trường, định vị tri thức bản địa [23].
  11. 5 Năm 1998, Ngân hàng Thế giới thiết lập chương trình Kiến thức bản địa cho sự phát triển nhằm học tập từ các hệ thống tri thức địa phương phục vụ cho các thực hành phát triển tại các cộng đồng đó và mở rộng tính ứng dụng của các tri thức này. Ngân hàng Thế giới tuyên bố rằng họ cần trao cho những người nghèo trên thế giới cái quyền không chỉ là người tiếp nhận các tri thức khoa học phát triển mà họ phải là những người đóng góp, những người đóng vai trò chủ đạo trong phát triển của chính họ. James D. Wolfensohn, Chủ tịch Ngân hàng thế giới cho rằng: Kiến thức bản địa là một phần không thể thiếu trong văn hoá và lịch sử của một cộng đồng địa phương. Chúng ta cần thiết phải học hỏi từ các cộng đồng địa phương để có thể thúc đẩy quá trình phát triển” [24]. Trên các vùng lãnh thổ khác nhau củathế giới, các nghiên cứu, ứng dụng kiến thức bản địa khá phổ biến từ thế kỉ XIX. Ở Nam Phi: Các nghiên cứu kiến thức bản địa trong nông lâm nghiệp được thực hiện từ giữa thế kỉ 20. Tim Hart and Ineke Vorster tiến hành nghiên cứu và ứng dụng kiến thức bản địa trong sản xuất nông lâm nghiệp, thể hiện trong công trình Indigenous Knowledge on the South African Landscape - Potentials for Agricultural Development [21]. Cũng hướng nghiên cứu ứng dụng kiến thức bản địa trong sản xuất nông lâm nghiệp bền vững, Edda Tandi Lwoga, Patrick Ngulube, Christine Stilwell đã tiến hành nghiên cứu tại các nước đang phát triển, nhấn mạnh khâu quản lý, bảo tồn tri thức bản địa, thể hiện trong công trình: Managing indigenous knowledge for sustainable agricultural development in developing countries: Knowledge management approaches in the social context(Original Research Article The International Information & Library Review, Volume 42, Issue 3, September 2010, Pages 174-185) [22].Kết quả nghiên cứu trên cho thấy nông dân nắm giữ một số lượng đáng kể kiến thức về các nguồn tài nguyên xung quanh và kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp.
  12. 6 Ở Đông Nam Á: Soh và cộng sự (2012 nghiên cứu tại khu vực bờ biển phía Đông bán đảo Malaysia, đề xuất xây dựng sinh kế bền vững trên cơ sở phát huy tri thức bản địa. Rerkasem 2009 , Yimyam và Rerkasem 2012 thực hiện nghiên cứu về chuyển đổi sử dụng đất vùng đồi núi ở Đông Nam Á và vai trò của tri thức, k năng bản địa trong quản lý tài nguyên rừng, ông kết luận: Hệ thống quản lý rừng cần được điều chỉnh để đối phó với sự thay đổi, thích ứng với kiến thức và kỹ năng bản địa. Ở Trung Quốc:Juanwen và cộng sự 2012 thực hiện nghiên cứu ở Zhanli Buyi của Guntang, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc và khẳng định: Kiến thức bản địa đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển bền vững ở nông thôn nhưng nó cũng nhanh chóng biến mất. Alan và nnk 1997 đã đưa ra hướng dẫn cho tất cả các bên trong các dự án có liên quan đến người dân bản địa, chú trọng sự tương tác giữa các bên từ các nền văn hóa khác nhau và hệ thống kiến thức khác nhau với tri thức địa phương [16]. Ở Mexico: Bermeo (2014) và cộng sự nghiên cứu bảo tồn các hệ thống canh tác truyền thống trên đất dốc tại Huasteca Poblana dựa trên sự liên kết giữa khoa học và kiến thức bản địa. Gupta đưa ra các hướng dẫn cụ thể trong nghiên cứu, thu thập tri thức bản địa, trong đó phương pháp sử dụng chủ yếu là điều tra nhanh nông thôn RRA . Các câu hỏi gợi ý cũng được đưa ra trong nhiều l nh vực: nông, lâm nghiệp, bảo tồn,… Về cơ bản, các công trình nghiên cứu trên thế giới đều thống nhất với quan niệm củaJohnson 1992 : Kiến thức bản địa tri thức được tạo ra bởi một nhóm người qua nhi u thế hệ sống v quan hệ chặt chẽ với thiên nhiên trong một vùng nhất định [23 . Các nghiên cứu ở Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc,… đều nhấn mạnh vai trò của kiến thức bản địa trong phát triển bền vững và cho rằng: Kiến thức bản địa đang d n bị mai một, thậm chí có nguy cơ biến mất trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ thuật v xu thế to n c u hoá. Hiện nay trên thế giới có trên 120 nước hoạt động trong l nh
  13. 7 vực nghiên cứu kiến thức bản địa nhằm tăng tính hiệu quả trong phát triển nông thôn và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó, kiến thức bản địa đang được nghiên cứu h trợ cho các nghiên cứu khoa học, làm tăng nguồn tư liệu cơ sở về môi trường, được sử dụng để đánh giá tác động của quy trình phát triển, được sử dụng như một công cụ để lựa chọn, quyết định hành động phát triển. Tuy vậy, trong các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là phát triển nông thôn, Kiến thức bản địa vẫn chưa được phân tích đúng mức. 1.2. Ở Việt Nam Ở nước ta, các nghiên cứu về kiến thức bản địa cũng đã bắt đầu được quan tâm, chú ý nghiên cứu trong một vài thập niên trở lại đây. Vấn đề này cũng được nhiều nhà khoa học thuộc cả hai l nh vực - khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nghiên cứu như: Lê Trọng Cúc, Đào Trọng Hùng, Phạm Quang Hoan, Ngô Đức Thịnh,...Ngô Đức Thịnh 2002 trong Tri thức dân gian và phát triển" đã trình bày một số nội dung: Khái niệm tri thức dân gian; Các loại tri thức dân gian của các tộc người; Vai trò của tri thức dân gian; Bảo tồn tri thức dân gian. Trong bài viết "Thế giới quan bản địa" ông cũng đã trình bày một số nội dung: Khái niệm tri thức bản địa; Các l nh vực của tri thức bản địa; Những nghiên cứu trường hợp…Hai bài viết trên của tác giả Ngô Đức Thịnh trình bày tương đối đầy đủ về khái niệm, nội hàm và các l nh vực liên quan của kiến thức bản địa [9 .Vũ Trường Giang 2002 nghiên cứu Về kiến thức bản địa và phát triển” đã đưa ra một số khái niệm và quan điểm: Khái niệm tri thức bản địa; Tầm quan trọng của kiến thức bản địa trong phát triển [2]. Tuỳ theo cách hiểu của mình, các tác giả đã đưa ra nhiều kháí niệm với những nội hàm khác nhau. Lê Trọng Cúc đồng nhất tri thức địa phương với văn hoá truyền thống. Theo ông, tri thức địa phương được tích luỹ qua kinh nghiệm to lớn nhờ tiếp xúc chặt chẽ với thiên nhiên, dưới áp lực chọn lọc, trong quá trình tiến hoá của sinh quyển và dần dần trở thành văn hoá truyền
  14. 8 thống” Lê Trọng Cúc và cộng sự: … . Ngô Đức Thịnh lại gọi tri thức địa phương là tri thức dân gian” Folklore Knowledge và cho rằng, đó là kinh nghiệm của con người tích luỹ được qua quá trình hoạt động lâu dài nhằm thích ứng và biến đổi môi trường tự nhiên và xã hội, phục vụ cho lợi ích vật chất và tinh thần cho bản thân” Ngô Đức Thịnh, Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá Việt Nam . Tuy nhiên, trên thực tế, các khái niệm kiến thức bản địa” Indigenouse Knowledge , tri thức địa phương” Local Knowledge , tri thức truyền thống” Traditional Knowledge và tri thức dân gian” Folklore Knowledge được quan niệm gần như đồng ngh a và thường được sử dụng hoán đổi cho nhau mà không gây nên sự hiểu lầm. Các hướng nghiên cứu đã được thực hiện gồm: bảo tồn văn hóa, xã hội học và nghiên cứu, khai thác giá trị của kiến thức bản địa cho phát triển kinh tế bền vững Vũ Trường Giang, 2007 . Các nhà khoa học tự nhiên thường tìm hiểu kiến thức bản địa trong quản lý, sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên; các nhà nông học thường tìm hiểu về các tri thức liên quan đến giống cây trồng, vật nuôi, mùa vụ, kinh nghiệm canh tác…; các nhà khoa học thuộc ngành y - dược thường quan tâm đến các tri thức liên quan đến cây thuốc, các bài thuốc dân gian và các y thuật cổ truyền…Chẳng hạn, nghiên cứu về cây thuốc và kiến thức bản địa về cách sử dụng cây thuốc ở Việt Nam cho biết: Việt Nam được đánh giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú và đa dạng sinh vật. Trong đó, hệ thực vật cũng rất phong phú và đa dạng,... Về tính đa dạng sinh học: Đến nay, Việt Nam đã phát hiện được khoảng 60 giống vật nuôi quý hiếm bản địa, riêng tại 15 tỉnh miền núi phía Bắc từ Quảng Ninh đến Lai Châu đã góp mặt 22 giống vật nuôi nội vùng, chiếm 30 tổng lượng giống vật nuôi bản địa quý hiếm của cả nước, bao gồm nhiều loài như: Bò H’mông, lợn hung Hà Giang , lợn táp ná Cao Bằng , gà tè Yên Bái , ngựa bạch, gà sáu ngón, vịt đốm Lạng Sơn . Các giống vật nuôi quý hiếm này không chỉ có giá trị về mặt thực phẩm, hợp khẩu vị người Việt Nam, mà còn có giá trị dược liệu.Tuy
  15. 9 nhiên, nhiều năm qua, do không được quan tâm đầu tư đúng mức, nhiều giống bản địa đang đứng trước nguy cơ bị mai một, bị đe doạ tuyệt chủng” Nguyễn Đăng Vang, Cục trưởng Cục thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời phỏng vấn Vietnamnet ngày 20/6/2003 . Hoàng Xuân Tý - Lê Trọng Cúc 1998 , trong tác phẩm "Kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên" đã phân tích kiến thức bản địa của đồng bào vùng cao trong một số l nh vực cụ thể [11].Lê Trọng Cúc tán đồng quan điểm của Đào Thế Tuấn Hệ sinh thái nông nghiệp Việt Nam-1984 : Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng canh tác nương rẫy vẫn là phương thức có hiệu quả nhất đối với các nước vùng nhiệt đới ẩm. Một đơn vị năng lượng bỏ ra có thể thu được từ 5 đến 15 đơn vị năng lượng sản phẩm. Một ngày công sản xuất nương rẫy thu được bằng 2 lần ngày công ở Đồng bằng sông Cửu Long và 3 lần ở vùng Đồng bằng sông Hồng” Lê Trọng Cúc . Thực tế canh tác nương rẫy đang được duy trì như một hệ nông nghiệp chủ yếu ở vùng nhiệt đới và đóng vai trò quan trọng, bởi vì nó bao trùm một vùng rộng lớn, chứa đựng sự đa dạng về truyền thống, văn hoá và con người và đang trở thành tiêu chuẩn thực tiễn, nơi mà các nhóm văn hoá truyền thống đang bị phá vỡ bởi những hoạt động khai thác của một nền văn hoá xa lạ. Họ cùng khẳng định: Trải qua quá trình hàng trăm năm, người dân các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong canh tác. Họ rất giỏi trong việc nhận biết tự nhiên, đoán định thời tiết. Họ có thể dự đoán mưa sớm, mưa muộn để gieo trồng cho thích hợp, biết trồng gối để tận dụng độ ẩm còn trong đất sau khi kết thúc mưa. Đồng thời, họ cũng sử dụng các giống cây trồng, vật nuôi phù hợp. Tất cả các loại cây trồng truyền thống của họ đều có khả năng thích ứng với điều kiện tự nhiên nơi cư trú; các giống vật nuôi của địa phương đã qua chọn lọc tự nhiên, có khả năng chịu được thời tiết và có khả năng sinh sản tương đối tốt. Trong các hệ canh tác, họ cũng sử dụng những công thức luân canh thích hợp, bố trí cây trồng trong hệ thống cây trồng theo
  16. 10 sự giảm dần mức độ dinh dưỡng trong đất. Sử dụng những loại cây trồng có thời gian thu hoạch biến động, có thời gian sinh trường rất khác nhau. Có thể tìm thấy rất nhiều kết quả nghiên cứu kiến thức bản địa ở các công trình đã được công bố của các khoa học chuyên ngành. Trong các báo cáo đánh giá của các tổ chức thế giới và NGO ở Việt Nam, việc tận dụng các kiến thức bản địa vào phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp địa phương luôn tạo nên ấn tượng tốt bởi sự thành công về cả khía cạnh kinh tế cũng như văn hoá. Không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, việc tăng cường thực hành sinh kế trên cơ sở của kiến thức bản địa còn góp phần rất lớn vào việc bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống. Các mô hình thí điểm của Craft Link ở Lào Cai, Hà Giang, Thừa Thiên - Huế, Nghệ An hay Quảng Ngãi đã chứng tỏ tính hiệu quả khi kết hợp giữa kiến thức bản địa với các công nghệ mới trong bối cảnh thị trường ngày càng được mở rộng. Những lợi thế cạnh tranh của kiến thức bản địa là điều rất cần được đánh giá đúng cả bằng các phương pháp định tính và định lượng. Trong l nh vực nghiên cứu kiến thức bản địa trong ứng phó với biến đổi khí hậu, một số nghiên cứu ở Bắc Trung Bộ đã chỉ ra khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào kiến thức bản địa của người dân [17]. Các nhóm cộng đồng được nghiên cứu chủ yếu là các nhóm dân tộc Dao, Mường, H’mong Mèo , Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc và J’rai, M’nông ởTây Nguyên hay Cơ Tu ở Thừa Thiên - Huế, thể hiện trong nhiều nghiên cứu như: kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc vùng cao trong nông nghiệp và quản lí tài nguyên thiên nhiên Hoàng Xuân Tý và Lê Trọng Cúc, 1998 , nghiên cứu kiến thức bản địa của người H’Mông tại khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa Bình trong bảo vệ rừng Phạm Quốc Hùng và Hoàng Ngọc , 2009 , kiến thức bản địa của người dân tộc Dao khu vực miền núi phía Bắc trong lựa chọn đất đai, địa hình canh tác và hệ thống cây trồng Đặng Thị Nhuận, Dương Quỳnh Phương, Đại học Tây Bắc, Đại học Thái Nguyên, năm 2013). Các công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Văn Thường 2003 ,
  17. 11 Lê Thị Diên 2002 , Hoàng Xuân Tý 2000 , Lê Trọng Cúc 1998 , Hoàng Cầm 1998 , Vương Xuân Tình 1998 , Nguyễn Thị Quỳ 1998 và của nhiều tác giả khác là những nghiên cứu cụ thể về kinh nghiệm và thực hành bản địa, nghiên cứu về luật tục. Các nghiên cứu v kiến thức bản địa dân tộc Thái: Nghiên cứu riêng về kiến thức bản địa dân tộc Thái cũng đã được các nhà khoa học thực hiện: Nguyễn Thị Hồng, Viện nghiên cứu Kiến thức bản địa của người Thái trong canh tác nương rẫy ở vùng ven thành phố Sơn La”[4 đã phân tích kinh nghiệm, kiến thức của người Thái trong chọn đất, làm đất, lịch thời vụ,…của người Thái ở ven thành phố Sơn La; Vũ Trường Giang nghiên cứu tri Kiến thức bản địa của người Thái ở Thanh Hóa” một cách tổng hợp và toàn diện hơn. Những nghiên cứu này cho thấy kiến thức bản địa là nguồn lực quan trọng đối với bảo tồn và phát triển nếu chúng được phát huy và kết hợp sử dụng với các kiến thức khoa học tiên tiến, phù hợp Hàn Tuyết Mai, 2004 . Kiến thức bản địa đã đóng góp cho khoa học trong nhiều l nh vực liên quan đến việc quản lý tài nguyên thiên nhiên qua các nghiên cứu về thực vật dân tộc học hiện đại. Cụ thể là kiến thức bản địa đã giúp các nhà khoa học nắm được những vấn đề về đa dạng sinh học và quản lý rừng tự nhiên. Kiến thức bản địa cũng đóng góp vào khoa học những hiểu biết sâu sắc về thuần hoá cây trồng, gây giống, quản lý và giúp các nhà khoa học nhận thức đúng đắn về nguyên tắc, thói quen đốt nương làm rẫy, nông nghiệp sinh thái, nông lâm kết hợp, luân canh cây trồng, quản lý sâu hại, đất đai và nhiều kiến thức khác về khoa học nông nghiệp. Thêm nữa, các nhà khoa học cũng thường quen với kiến thức bản địa và ứng dụng vào trong các dự án về hợp tác phát triển và trong nhiều bối cảnh hiện tại khác Lê Trọng Cúc: ai tr của tri thức địa phương trong phát triển b n v ng vùng cao-1999). Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là điều tra, khảo sát thực địa và đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PRA . Các phương pháp này được
  18. 12 hướng dẫn trong tài liệu “Phương pháp thu thập v sử dụng kiến thức bản địa” của Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường Rừng. Như vậy, nghiên cứu kiến thức bản địa trong l nh vực nông lâm nghiệp đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi của các nước đang phát triển và Việt Nam. Nghiên cứu v kiến thức bản địa c liên quan v rừng Hoàng Xuân Tý và các cộng tác viên 1997 - 1998 trong khuôn khổ dự án Đánh giá kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam” do Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế Canada IDRC và quỹ FORD tài trợ 1997-1999 đã nghiên cứu về kiến thức bản địa của đồng bào dân tộc trong nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam và xuất bản ấn phẩm cùng tên [11 .Đ Đình Sâm và các cộng tác viên (1994-1998), trong chương trình nghiên cứu về nông nghiệp du canh được tài trợ bởi Viện quốc tế về Môi trường và Phát triển Anh IIED , Tổ chức hợp tác lâm nghiệp hải ngoại Nhật Bản JOFCA cũng đã nghiên cứu những kiến thức bản địa về canh tác nương rẫy, nông lâm kết hợp, các quy định về làm rẫy, chọn rừng...[8 .Trong chương trình Thái học Việt Nam do Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và giao lưu văn hoá thuộc Đại học quốc gia Hà Nội thực hiện 1989 và kết quả nghiên cứu đã được xuất bản trong ấn phẩm Văn hoá và lịch sử người Thái ở Việt Nam”, do Cầm Trọng 1998 chủ biên cũng đã đề cấp tới một số quy ước quản lý, bảo vệ rừng, rẫy.Đ Đình Sâm và các tác giả khác 2005 , Điều tra nghiên cứu kiến thức bản địa về quản lý, phát triển tài nguyên rừng của một số cộng đồng thôn bản miền núi phía Bắc Việt Nam [8 . Nghiên cứu tiến hành điều tra, khảo sát và đánh giá kinh nghiệm bản địa của đồng bào Thái, H’Mông ở Sơn La, đồng bào Dao ở Quảng Ninh trong bảo vệ, quản lý và phát triển rừng trên các đối tượng rừng đầu nguồn, rừng thiêng, rừng ma, rừng lấy g và lâm sản ngoài g và đã đưa ra nhiều chỉ dẫn quan trọng trong việc áp dụng kiến thức bản địa vào
  19. 13 công tác quản lý bảo vệ rừng.Phạm Quốc Hùng, Hoàng Ngọc 2009 trong khuôn khổ dự án Thí điểm tiếp cận thị trường tổng hợp nhằm h trợ công tác bảo tồn thiên nhiên: Nâng cao đời sống cộng đồng vùng đệm để giảm thiểu tác động lên tài nguyên tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, được tài trợ bởi Quỹ Blue Moon đã nghiên cứu kiến thức bản địa trong bảo vệ rừng của người H’Mông tại khu BTTN Hang Kia - Pà Cò, tỉnh Hòa Bình [3 . Nghiên cứu đã đưa ra các kiến thức bản địa liên quan tới hoạt động quản lý bảo vệ rừng: Các quy ước về quản lý bảo vệ rừng; kiến thức, kinh nghiệm trồng trọt; kinh nghiệm chăn nuôi, kinh nghiệm khai thác sử dụng lâm sản. Kiến thức/phong tục bản địa đã mất, hoặc không còn phổ biến. Đặc điểm văn hoá và vấn đề quản lý bảo vệ rừng và những vận dụng kiến thức bản địa trong quản lý bảo vệ rừng.Hàn Tuyết Mai 2007 đã tiến hành nghiên cứu Kiến thức bản địa trong quản lý và sử dụng thực vật lâm sản ngoài g của cộng đồng người Vân Kiều ở thôn Là Tó, xã Húc Nghì, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị”; nghiên cứu đã hệ thống kiến thức của người Vân Kiều trong sử dụng và quản lý tài nguyên rừng dưới các dạng kiến thức về thông tin, về kỹ thuật/công nghệ, tín ngưỡng, phong tục tập quán. Tác giả cũng đã đề xuất các giải pháp về nông lâm kết hợp, khôi phục nghề thủ công để nâng cao sinh kế và bảo tồn kiến thức bản địa ở khu vực nghiên cứu. Ngoài ra có một số nghiên cứu khác như: nghiên cứu kiến thức và kỹ thuật bản địa về sử dụng đất, quản lý lâm sản ngoài g và rừng bởi cộng đồng người Tày và Dao quanh vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn do Viện kinh tế sinh thái thực hiện năm 2002; nghiên cứu về kiến thức bản địa trong bảo tồn đa dạng sinh học các loại lan rừng tại VQG Ba Bể do Vũ Thanh Thu và các tác giả khác thực hiện năm 2008; Nghiên cứu về Luật tục Ê đê về bảo vệ rừng, đất đai, nguồn nước do Trương Bi thực hiện năm 2009… Như vậy,nghiên cứu kiến thức bản địa ở Việt Nam được tiến hành muộn hơn so với tình hình chung của thế giới. Tuy nhiên, gần đây vấn đề này đã
  20. 14 được quan tâm nghiên cứu ở rất nhiều l nh vực khác nhau như: dân tộc học, thực vật dân tộc học, lâm nghiệp xã hội, y học cổ truyền, phát triển nông thôn… Mặc dù còn có nhiều quan niệm và cách diễn giải khác nhau về kiến thức bản địa như: tri thức địa phương, văn hóa truyền thống, tri thức dân gian, kiến thức bản địa, kiến thức truyền thống, kiến thức địa phương, , tri thức tộc người, hay luật tục…thìnội hàm của những thuật ngữ này đều là các tri thức được tạo ra và lưu giữ bởi cộng đồng cư dân bản địa.Các nghiên cứu đều khẳng định: kiến thức bản địa yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế mi n núi gắn với bảo tồn v n hóa v sử dụng, bảo vệ t i nguyên thiên nhiên khu vực. Các nghiên cứu kiến thức bản địa về rừng đa số được lồng ghép trong các nghiên cứu kiến thức bản địa về quản lý tài nguyên thiên nhiên, canh tác nông nghiệp, y học cổ truyền…Các nghiên cứu chuyên môn về quản lý và sử dụng tài nguyên rừng tại một khu vực đã được tiến hành nghiên cứu ở một vài nơi nhưng nhìn chung là chưa thể đáp ứng được nhu cầu tư liệu hóa vốn kiến thức bản địa đặc sắc về rừng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Ở Nghệ An, nghiên cứu về các dân tộc thiểu số cũng đã được chú trọng. Các đề tài chủ yếu tập trung vào nghiên cứu văn hoá, tập quán các dân tộc: Nguyễn Đình Lộc 1993 trong các dân tộc và quan hệ các dân tộc ở miền núi Nghệ An” 6] đã phân tích mối quan hệ giữa các dân tộc với điều kiện địa lý, văn hóa các dân tộc, mối quan hệ giữa các dân tộc. La Quán Miên 1977 đã nghiên cứu, phân tích phong tục tập quán các dân tộc thiểu số ở Nghệ An”[ 6 , trong đó có dân tộc Thái. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nghiên cứu về văn hóa tâm linh hay thơ ca của các dân tộc Mông, Khơ Mú, Thái,… Các nghiên cứu riêng về dân tộc Thái ở KBTTN Pù Hoạt cũng rất phong phú, đặc biệt là về văn hóa. Các giá trị văn hóa vật chất của người Thái ở miền núi Nghệ An” được nghiên cứu, sưu tầm bởi Artha Nantachukra 1998 . Nghiên cứu sâu hơn về phong tục tập quán, Vi Văn An có công trình thiết
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2