intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được hiện trạng quần thể loài VĐMT và phân bố của chúng tại Khu BTTN Xuân Liên; xác định mối quan hệ giữa các đặc điểm lâm học và mật độ của VĐMT; đề xuất các giải pháp bảo vệ và bảo tồn quần thể loài VĐMT tại Khu BTTN Xuân Liên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa

  1. LỜI CẢM ƠN Luận văn tốt nghiệp được hoàn thành theo chương trình đạo tạo thạc sĩ của Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Đồng Thanh Hải và TS. Trần Việt Hà những người trực tiếp hướng dẫn khoa học và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây, tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Lâm nghiệp Việt nam, khoa sau đại học, các thầy cô giáo Khoa Lâm học đã bổ sung, cập nhật những kiến thức khoa học bổ ích cho tôi. Đặc biệt, tôi cũng xin chân thành cám ơn đến chính quyền các xã, các hộ gia đình các thôn vùng đệm trong Khu bảo tồn Xuân Liên đã cung cấp những thông tin, tài liệu quí giá cho quá trình xây dựng và hoàn thành luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng, nhưng do quĩ thời gian có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan những số liệu thu thập, kết quả tính toán và xử ls là trung thực và được trích dẫn rõ ràng. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 3 năm 2013 Người thực hiện Nguyễn Đình Hải
  2. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................ vError! Bookmark not defined. DANH MỤC CÁC BẢNG………………………………………………………... vi DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, BẢN ĐỒ……………..………….. ……... vii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................2 1.1 Một số thông tin cơ bản về VĐMT....................................................................2 1.1.1 Phân loại học...................................................................................................4 1.1.2. Phân bố ..........................................................................................................4 1.2. Nghiên cứu về VĐMT .......................................................................................4 1.3.Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh thái và phân bố linh trưởng ...........................6 CHƯƠNG II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................8 2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................8 2.1.1. Mục tiêu tổng quát .........................................................................................8 2.1.2 Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................8 2.2. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi ....................................................................9 2.3.1 Đối tượng nghiên cứu .....................................................................................9 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................9 2.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................9 2.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................9 2.4.1. Phương pháp phỏng vấn có sự tham gia ......................................................10 2.4.2. Phương pháp khảo sát điều tra thực địa KBT ..............................................10
  3. iii 2.4.3. Phương pháp xác định mối quan hệ giữa đặc điểm thực vật với phân bố của VĐMT ....................................................................................................................17 2.4.4. Phương pháp xác định mối đe dọa đến loài và sinh cảnh VĐMT ...............18 2.5. Phương pháp xử lý số liệu ..............................................................................20 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ..................25 3.1. Điều kiện tự nhiên của Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên ..........................25 3.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................25 3.1.2. Địa hình........................................................................................................26 3.1.3. Địa chất, thổ nhưỡng ...................................................................................26 3.1.4. Khí hậu, thuỷ văn .........................................................................................28 3.1.5 Đa dạng sinh học Khu BTTN Xuân Liên .....................................................29 3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...............................................................................30 3.2.1. Dân số ..........................................................................................................30 3.2.2. Cơ sở hạ tầng ...............................................................................................31 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................34 4.1. Hiện trạng phân bố loài VĐMT tại KBT Xuân Liên .....................................34 4.1.1. Hiện trạng quần thể VĐMT tại KBT ..........................................................34 4.1.2. Phân bố VĐMT tại KBT Xuân Liên............................................................37 4.2. Đặc điểm lâm học của sinh cảnh VĐMT phân bố ..........................................40 4.2.1. Thành phần các loài thực vật bậc cao tại KVNC ........................................40 4.2.2.Tổ thành tầng cây cao chung toàn KVNC ....................................................41 4.2.3. Các trạng thái rừng nằm trong khu vực phân bố của VĐMT ......................43 4.2.4. Đặc điểm tầng cây tái sinh trong KVNC .....................................................53 4.2.5. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi .................................................................54
  4. iv 4.3. Mối quan hệ giữa đặc điểm của thực vật và mật độ VĐMT ..........................56 4.3.1. Mật độ VĐMT trong các trạng thái .............................................................56 4.3.2. Mối quan hệ giữa đặc điểm thực vật và sự phân bố VĐMT .......................59 4..4 Các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh VĐMT ................................................65 4.5.Đề xuất giải pháp bảo tồn loài và sinh cảnh VĐMT .......................................69 4.5.1. Hiện trạng quản lý và các hoạt động bảo tồn VĐMT tại KBT Xuân Liên..72 4.5.2 Đề xuất Giải pháp bảo tồn loài và sinh cảnh VĐMT ...................................74 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................78 5.1. Kết luận ...........................................................................................................78 5.2. Tồn tại .............................................................................................................79 5.3. Kiến nghị.........................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81 PHỤ LỤC
  5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Viết đúng 1 KBT Khu Bảo Tồn 2 Hvn Chiều cao vút ngọn 3 Hdc Chiều cao dưới cành 4 D1.3 Đường kính thân cây tại vị trí cao 1.3m 5 Dt Đường kính tán lá cây rừng 6 OTC Ô tiêu chuẩn 7 VĐMT Vượn đen má trăng 8 KVNC Khu vực nghiên cứu
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Tên các bảng Trang Bảng 2.1: Giả thiết các mối quan hệ giữa các biến thực vật và mật độ vượn 17 Bảng 2.2 : Kết quả đánh giá các mối đe doạ 19 Bảng 3.1: Diện tích đất trong KBT trên địa bàn các xã vùng đệm 27 Bảng 4.1. Hiện trạng VĐMT tại các khu vực điều tra 34 Bảng 4.2. So sánh số đàn Vượn ghi nhận trực tiếp của một số vùng phân bố 35 Bảng 4.3: Điểm ghi nhận các đàn VĐMT trong KBT 36 Bảng 4.4: Thành phần các loài thực vật bậc cao tại KVNC 39 Bảng 4.5: Những loài tham gia vào công thức tổ thành của toàn KVNC 40 Bảng 4.6: Các nhân tố điều tra trong các trạng thái 43 Bảng 4.7: Tổng hợp diện tích các trạng thái rừng tại KVNC 44 Bảng 4.8: Các loài chính tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIIA1 45 Bảng 4.9: Các loài chính tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIIA2 46 Bảng 4.10: Các loài chính tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIIA3 47 Bảng 4.11: Các loài chính tham gia vào công thức tổ thành trạng thái IIIB 49 Bảng 4.12: Các loài chính tham gia vào công thức tổ thành trạng thái hỗn giao Gỗ -Nứa 50 Bảng 4.13: Những loài cây chính tham gia vào công thức tổ thành cây tái sinh cho toàn KVNC 51 Bảng 4.14: Mật độ VĐMT trong các trạng thái 54 Bảng 4.15 Kết quả so sánh các nhân tố điều tra trong các trạng thái bằng tiêu chuẩn Kruskal – Wallis 58 Bảng 4.16: Kết quả kiểm tra sự tương quan giữa các biến với mật độ vượn bằng tiểu chuẩn R2 của Pearson 59 Bảng 4.17: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính một lớp giữa mật độ vượn với các nhân tố điều tra 60 Bảng 4.18: Hệ số xác định theo các hàm khác nhau khi dùng mô phỏng mối quan hệ giữa mật độ vượn và các nhân tố điều tra 61 Bảng 4.19: Kết quả đánh giá các mối đe dọa 63
  7. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Tên các hình vẽ, đồ thị Trang Hình 2.1: Bản đồ tuyến, điểm điều tra Vượn và OTC điều tra lâm 13 học ở KBT Xuân Liên Hình 4.1: Bản đồ ghi nhận các đàn VĐMT ở Xuân Liên 38 Hình 4.2: Diện tích các trạng thái rừng trong KVNC (ha) 44 Hình 4.3: Mật độ đàn VĐMT trong các trạng thái 55 Hình 4.4: Mật độ VĐMT ở các trạng thái rừng 56 Hình 4.5: Khoảng ước lượng của E(Y/X) và Y cá biệt 61
  8. ĐẶT VẤN ĐỀ Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) là loài Linh trưởng quý hiếm: Sách đỏ Việt Nam, năm 2007- cấp EN; Nghị định 32CP/2006 – phụ lục IB; nhóm I- CITES-11/2002/NĐ-CP và sách đỏ IUCN, 2013 cấp EN [1,2,19]. Số lượng cá thể loài hiện nay đang bị suy giảm nghiêm trọng do mất sinh cảnh và săn bắn. Những nơi phân bố quan trọng hiện tại của loài bao gồm Khu BTTN Vũ Quang - Hà Tĩnh, VQG Pù Mát - Nghệ An, Khu BTTN Xuân Liên và Pù Luông - Thanh Hóa, và Khu BTTN - Mường Nhé, Lai Châu [1,18]. Nghiên cứu về đặc điểm sinh thái của Vượn nói chung đã được thực hiện ở một số loài ví dụ Vượn Cao Vít (Nomascus nasutus), Vượn Bornrean (Hylobates albibarbis).... Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về đặc điểm sinh thái của Vượn đen má trắng cũng như mối tương quan giữa các đặc điểm lâm học và mật độ của VĐMT trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Khu BTTN Xuân Liên nằm trên khu vực chuyển tiếp của 2 vùng sinh thái Tây Bắc và Bắc Trung bộ nên có tính đa dạng sinh học rất cao, hệ thực vật khá giàu về thành phần loài (752 loài thực vật bậc cao thuộc 440 chi, 130 họ) cùng với sự đa dạng của thảm thực vật, đây là một môi trường lý tưởng cho các loài động vật sinh sống, điển hình như: Hổ, Bò Tót, Gấu chó, Gấu ngựa, Mang Roosevelt,... các loài chim, các loài Bò sát Ếch nhái, đặc biệt là các loài trong bộ Linh trưởng như Vượn đen má trắng [3]. Trong thời gian trước đây đã có một số cuộc điều tra xác định sự có mặt của Vượn đen má trắng tại Khu BTTN Xuân Liên (Nguyễn Mạnh Hà, 2005; Lê Hữu Oanh và Rawson, 2007), tuy nhiên các cuộc điều tra này mới chỉ xác định được loài này ở hai xã Bát Mọt và Xuân Liên. Các thông tin về đặc điểm sinh thái, sinh cảnh ưa thích và phân bố cũng như các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh trong KBT còn thiếu .Vì vậy, tôi đã lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu
  9. 2 một số đặc điểm sinh thái và giải pháp bảo tồn loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa, nhằm góp phần xác định các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh và đưa ra các đề xuất nhằm bảo tồn và quản lý loài và sinh cảnh một các hiệu quả và bền vững. Chương I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số thông tin cơ bản về loài VĐMT 1.1.1. Phân loại học Theo hệ thống phân loại của Brandon-Jone và cộng sự (2004 khu hệ thú linh trưởng Việt Nam có 24 loài và phân loài thuộc 3 họ là: họ Cu li (Loridae), họ Khỉ (Cercopithecidae), họ Vượn (Hylobatidae) [16]. Theo hệ thống phân loại học phân tử các loài linh trưởng Đông Dương (Roos Christian et al. 2007) thì Khu hệ thú linh trưởng ở Việt Nam có 25 loài và phân loài thuộc 3 họ: Họ cu li – Loridae, họ khỉ - Cercopithecidae, họ Vượn – Hylobatidae [16]. Phân loại học của họ Vượn. Các loài Vượn gộp chung thành họ Vượn (Hylobatidae) được gọi là khỉ giả nhân nhỏ, phân bố trên toàn bộ các vùng rừng mưa nhiệt đới ở Đông Nam Á chúng đặc trưng bởi lối vận động, cấu trúc xã hội và thông tin liên lạc. Các nghiên cứu trước đây về phân loại vượn chia thành hai nhóm gồm Symphalangus và Hylobates sự khác nhau dễ nhận thấy là nhóm Symphalangus nặng hơn và chúng có giọng hót sâu hơn, có bao cổ họng bên ngoài và màng chân giữa các ngón 2 và 3. Hiện nay các nghiên cứu về di truyền học, các đặc điểm giải phẫu xương sọ và âm thanh đã phân họ vượn
  10. 3 thành các giống Symphalangus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 50, giống Nomascus có bộ nhiễm sắc thể 2n = 52 giống Bunopithecus có 2n = 38 và giống Hylobates có 2n = 44. Về giống Nomacus Trước năm 2000, vượn ở Việt Nam được xem là chỉ có một loài trong giống Hylobates gồm 5 loài phụ (Đào Văn Tiến, 1983-1985; Đăng Huy Huỳnh và cs. 1992; Lê Vũ Khôi, 2000. Những năm 2000 - 2004 vượn ở Việt Nam đã được phân loại lại là gồm 4 loài và 5 loài phụ trong giống Nomascus (Geissmann et al. 2000, Brandon-Jones et al. 2004): Nomascus concolor - Vượn đen tuyền, Nomascus nasutus - Vượn đen Đông Bắc, Nomascus leucogenys - Vượn đen má trắng, Nomascus siki - Vượn đen má trắng siki ,Nomascus gabriella - Vượn má vàng. Giống Nomacus thường được gọi là Vượn mào do đặc điểm về hình thái Vượn trưởng thành đều có túm lông trên đầu dựng đứng, ở con đực phát triển hơn tạo thành một cái mào. Theo quan điểm phân loại học di truyền hiện nay, giống Nomacus gồm có 6 loài là Nomacus.nasutus; N.hainansus; N.concolor; N.leucogenys; N.sikii và N. gabriellae Kích thước cơ thể: những cá thể vượn mào hoang dã có trọng lượng cơ thể trung bình là 7 -8 kg, nặng tương đương với trọng lượng của giống Bunopithecus (7kg), lớn hơn trọng lượng của giống Hylobates (khoảng 5kg) và nhỏ hơn trọng lượng của giống Symphalangus (khoảng 11kg). Đặc điểm sọ: trán cao và tròn, các cạnh trên ổ mắt phẳng. Số lượng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 52[18]. Vượn đen má trắng có tên khoa học là (Nomacus leucogenys)
  11. 4 Về kích thước :Chiều dài đầu thân: 570 – 625 mm; Chiều dài đuôi: 0 mm; Dài bàn chân sau: 150 – 165 mm; Dài tai: 29 – 38 mm. Trọng lượng: 6,5 – 10 kg[1,10,11].. Đặc điểm nhận dạng: Thân hình thon nhẹ, chân tay dài. Con đực có màu đen toàn thân, hai má lông màu trắng nối nhau bằng vệt trắng dưới cằm. Con cái lông màu vàng xẫm, lồng quanh mặt tủa ngang, đỉnh đầu màu xám hoặc tua đen. Vượn con cả đực và cái đều có lông màu vàng nhạt[1,10,11]. Đặc điểm sinh học - sinh thái: Kiếm ăn trên cây cao. Thức ăn chủ yếu là quả và hạt, một phần khác là côn trùng, trứng chim,... Sinh sản vào lúc 8 – 9 tuổi, thời gian có chửa 200 – 214 ngày, mỗi năm đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con. Sống trong rừng già trên đỉnh núi cao, thường là núi đá. Sống thành từng đàn 3 – 7 con như một gia đình. Hoạt động kiếm ăn ban ngày vào buổi sáng và chiều, di chuyển nhẹ nhàng nhanh nhẹn trên cây, ít khi xuống mặt đất[1,10,11]. 1.1.2 Phân bố Giống vượn mào – Nomascus phân bố ở Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào, phía đông Campuchia và Tây - Nam Trung Quốc (tỉnh Vân Nam và đảo Hải Nam), sông Mê Kông là giới hạn phía tây của các vùng phân bố của chúng và ngăn cách chúng với giống Hylobates. Những khu vực phân bố hiện nay đã bị chia cắt mạnh gồm những mảnh rừng ít nhiều còn nguyên sinh, biệt lập và nhỏ. Vượn đen má trắng có phân bố một số rất ít ở phía Nam của Trung Quốc. Ở Lào VĐMT phân bố ở nửa bắc của đất nước, sông Mê Kông cũng là giới hạn phía Tây của loài. Ở Việt Nam phân bố ở các tỉnh miền Tây-Bắc đến phía Tây sông Đà, giới hạn phía Nam của phân loài là phía nam sông Cả (Nghệ An); ghi nhận tại Lai Châu (Mường Lay, Mường Tè, KBTTN Mường Nhé),
  12. 5 Thanh Hóa (Hồi Xuân, KBTTN Xuân Liên, VQG Bến En, Như Xuân, Như Thanh), Nghệ An (KBTTN Pù Hoạt, KBTTN Pù Huống, VQG Pù Mát)[18]. 1.2. Nghiên cứu về Vượn đen má trắng Các công trình nghiên cứu về Linh trưởng trên thế giới đã được tiến hành rất sớm trong đó có loài VĐMT thông qua những cuộc điều tra và nghiên cứu thám hiểm nhằm mô tả loài mới, thống kê thành phần loài. Cụ thể là các công trình thành phần loài và khu vực phân bố về Linh trưởng của các tác giả như: Finlayson (1828), Milne Edw (1867-1874), Morice (1875), Brousmiche (1887), Pillet (1896-1898), Pavie (1904), Boutant (1900-1906),... Những năm tiếp theo có Osgood (1932), Trouessart (1911), và Bourret (1942) chủ yếu nghiên cứu về phân loại. Đây là những công trình có giá trị rất lớn về mặt lịch sử, phân bố cũng như phân loại học, là tiền đề của sự phát triển trong hướng nghiên cứu các loài. Tuy nhiên, những công trình này chưa đi sâu nghiên cứu đặc điểm sinh thái và tập tính trong điều kiện tự nhiên của các loài Linh trưởng và VĐMT. Ở Việt Nam, nghiên cứu về linh trưởng đã được đề cập rất sớm trong các công trình nghiên cứu: "Vân Đài loại ngữ" của Lê Quý Đôn (1727-1784) và "Đại Nam nhất thống chí" của một số nhà bác học thời Tự Đức (1864-1875) đây là những nghiên cứu chỉ mang tính lịch sử đầu tiên của nước ta. Giai đoạn từ năm 1960 trở lại đây có nhiều nghiên cứu được tiến hành: “Thú kinh tế miền Bắc Việt Nam” của Lê Hiền Hào (1973); “Khảo sát thú miền Bắc” của Đào Văn Tiến (1985)… Các công trình này có đề cập đến một số đặc điểm phân bố và sinh thái của VĐMT)[89]. VĐMT cũng đã được nghiên cứu trong điều kiện nuôi nhốt tại Trung tâm cứu hộ Linh trưởng Cúc Phương cho thấy VĐMT ăn 59 loại thức ăn thực vật (Phạm Nhật, 2002); Đinh Thanh Giang (1996) "Nghiên cứu một số đặc
  13. 6 điểm sinh thái, dinh dưỡng và tập tính dinh dưỡng trong điều kiện nuôi nhốt tại Vườn quốc gia Cúc Phương" cho biết VĐMT ăn 68 loài thực vật và 7 loài côn trùng. Thức ăn ưa thích gồm 10 loài thực vật. Trọng lượng thức ăn trung bình ngày là 0,922kg. Nhu cầu nước uống hàng ngày của Vượn trưởng thành là 318,43ml. Geissmann T ., Vũ ngọc Thành (2001) có "Tổng quan tình trạng bảo tồn các loài linh trưởng Việt Nam: tập 1- các loài Vượn" là tài liệu đầy đủ đầu tiên về tình trạng và phân bố các loài Vượn ở Việt Nam, trong đó có đề cập đến Khu BTTN Xuân Liên là một điểm phân bố của VĐMT)[18]. Tại Khu BTTN Xuân Liên cũng đã có một số nghiên cứu về loài VĐMT của Nguyễn Mạnh Hà- Trung Tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trường, năm 2003 đã phát hiện được 3 đàn vượn; Nguyễn Văn Thịnh- Tổ chức WWF và các nghiên cứu khác của Tổ chức FFI, Nhóm nghiên cứu của VQG Bến En,... Tuy nhiên, các nghiên cứu bước đầu mới chỉ điều tra thống kê số lượng đàn chưa tiến hành nghiên cứu về các đặc điểm sinh học sinh thái và sinh cảnh sống của loài. 1.3. Mối quan hệ giữa đặc điểm sinh thái và phân bố của Linh trưởng Theo nhiều nghiên cứu khác nhau thì cấu trúc rừng với những thuộc tính khác nhau được chứng minh là có tương quan với mật độ của các loài linh trưởng. Đối với nhiều loài linh trưởng mật độ của chúng tương quan rất chặt với mật độ và kích thước của cây (Medley, 1993b; Ross & Srivastava, 1994; Skorupa, 1986), tỷ lệ tán che phủ (Skorupa, 1986), kích thước, lỗ hổng, cây chết (Medley, 1993b) và sinh khối của thực vật (Bartlett, 2007). Medley (1993b) xem xét 6 thuộc tính của rừng để xác định những gì tạo môi trường sống thích hợp cho loài khỉ mặt xanh trong phạm vi sông Tana. Tác giả thấy rằng mật độ của khỉ mặt xanh (Số lượng nhóm hoặc số cá
  14. 7 thể) tương quan với chiều cao cây, tán cây. Mật độ khỉ mặt xanh (Cercocebus galeritus) tỉ lệ thuận với diện tích, chu vi rừng. Ngoài ra, mật độ khỉ tương quan tỉ lệ nghịch với rừng khoảng trống trên tán. Đối với Vượn, loài hoạt động chủ yếu trên cây và ưa thích sử dụng tầng cây cao nơi có tán rừng tương đối khép kín (Johns, 1986; Brockelman và Ali, 1987, Balcomb et al. O'Brien, 2004; Nijman, 2001). Việc phá vỡ cấu trúc tán rừng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng di chuyển của Vượn nói riêng và các loài Linh trưởng nói chung (Tana colobus và Cercocebus galeritus, Medley, 1993; Đười ươi: Felton và cộng sự, 2003) Nghiên cứu của Hamard (2009) cho thấy cấu trúc rừng với mật độ của vượn tương quan rất chặt với các đặc điểm thực vật bao gồm chiều cao, tán cây, cây thức ăn, tổng tiết diện ngang và mật độ cây cao. Cũng theo tác giả này, mật độ vượn tương quan chặt với mật độ cây lớn. Tương tự, khi nghiên cứu về vượn, các tác giả khác cũng đưa ra kết luận rằng mật độ vượn có tương quan với với sự phong phú của các loài cây làm thức ăn (Felton et al. (2003); Balcomb et al., 2000; Chapman, 1999; Wieczowski, 2004) Mật độ vượn cao hơn nơi có nhiều cây thức ăn và nơi nhiều cây gỗ lớn, đó là kết quả trong một số nghiên cứu về tương quan giữa sự phong phú của cây thức ăn với mật độ linh trưởng (Wieczowski, 2004; Mather, 1992a; Mather, 1992b). Mật độ vượn bị ảnh hưởng mạnh bởi sự phong phú của cây thức ăn ưa thích (Mather, 1992a). Tóm lại, qua việc tìm hiểu các tài liệu và thông tin về loài VĐMT chúng tôi có một số điểm rút ra như sau Khu BTTN Xuân Liên là một trong những địa điểm ghi nhận về phân bố của VĐMT. Tại đây, đã có một số nghiên cứu về loài VĐMT của Nguyễn Mạnh Hà (2003) đã phát hiện được 3 đàn vượn; Nguyễn Văn Thịnh, Vũ Ngọc
  15. 8 Thành ( 2008) đã phát hiện ở Xuân Liên có 8 đàn VĐMT, năm 2011 – 2012 có ….Gần đây nhất là kết quả điều tra của dự án « Điều tra, bảo tồn loài Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa năm 2011 -2012 ghi nhận được 41 đàn với 127 cá thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu bước đầu mới chỉ điều tra thống kê số lượng đàn chưa có nghiên cứu về các đặc điểm sinh học sinh thái và sinh cảnh sống của loài được thực hiện. Về mối quan hệ giữa đặc điểm sinh thái và phân bố của các loài Linh trưởng đã có nhiều công trình nghiên cứu tuy nhiên đều do các tác giả nước ngoài thực hiện. Các kết quả nghiên cứu khác nhau đều chỉ ra rằng cấu trúc rừng với những thuộc tính khác nhau được chứng minh là có tương quan với mật độ của các loài linh trưởng. Nghiên cứu của Hamard (2009) cho thấy cấu trúc rừng với mật độ của vượn tương quan rất chặt với các đặc điểm thực vật bao gồm chiều cao, tán cây, cây thức ăn, tổng tiết diện ngang và mật độ cây cao. Chương II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1.Mục tiêu tổng quát: Góp phần quản lý và bảo tồn hiệu quả quần thể Vượn đen má trắng và sinh cảnh của chúng cũng như đa dạng sinh học tại KBTTN Xuân Liên. 2.1.2.Mục tiêu cụ thể 1. Xác định được hiê ̣n tra ̣ng quần thể loài VĐMT và phân bố của chúng tại Khu BTTN Xuân Liên.
  16. 9 2. Xác định mối quan hệ giữa các đặc điểm lâm học và mật độ của VĐMT. 3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ và bảo tồn quần thể loài VĐMT tại Khu BTTN Xuân Liên. 2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: loài VĐMT tại Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt thuộc vùng lõi Khu BTTN Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. 2.3. Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Điều tra hiện trạng và phân bố của loài VĐMT 2.3.2. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của sinh cảnh VĐMT 2.3.3. Nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm lâm học và mật độ của VĐMT 2.3.4. Nghiên cứu các mối đe dọa đến loài và sinh cảnh VĐMT 2.3.5. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp bảo tồn loài và sinh cảnh VĐMT 2.4 .Phương pháp nghiên cứu * Công tác chuẩn bị Để phục vụ cho quá trình điều tra chúng tôi đã thu thập chuẩn bị những tài liệu có liên quan như: Đặc điểm sinh thái của sinh cảnh sống của các giống vượn Nomacus và VĐMT; các đặc điểm về dân sinh kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu và các công trình liên quan đến nội dung nghiên cứu. Chuẩn bị các trang thiết bị, dụng cụ phục vụ điều tra như: GPS 60 CSX, máy ảnh Canon EOS 550D, ống nhòm Zeiss Conquetst HD 10 x 32, máy ghi âm Sony PCM –M10 protable Audio Recorder, bảng biểu, thước đo….
  17. 10 2.4.1 Phương pháp phỏng vấn có sự tham gia - Trong nghiên cứu đề tài này thực hiện phỏng vấn bằng phương pháp lập bản đồ phân bố dựa vào kiến thức bản địa. Đây là phương pháp mới được áp dụng theo phương pháp của Long (2005), bằng cách vẽ bản đồ phân bố để xác định vùng phân bố ban đầu cũng như xác định khu vực cần điều tra nghiên cứu để hoàn thiện bản đồ phân bố. Đối tượng phỏng vấn: là các kiểm lâm viên địa bàn, nhân viên BQL Khu bảo tồn, thành viên trong tổ bảo lâm các thôn vùng đệm, người dân địa phương các thôn thuộc vùng đệm KBT đặc biệt là thợ săn và một số người dân gặp trong quá trình điều tra thực địa. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn thợ săn và người dân địa phương: Thu thập thông tin từ người dân địa phương bằng cách trao đổi trực tiếp với nhân dân, một số thợ săn trong vùng để nắm được những thông tin sơ bộ phục vụ cho việc lập tuyến điều tra như vị trí thường xuyên gặp VĐMT, số đàn, số lượng cá thể mỗi đàn…(Phỏng vấn người dân tại 5 xã, mỗi xã 02 điểm có thợ săn và người dân sống gần rừng mỗi điểm phỏng vấn 5-10 người). Phỏng vấn các kiểm lâm viên địa bàn qua trao đổi trực tiếp và sử dụng bản đồ địa hình để kiểm chứng các thông tin phỏng vấn người dân từ đó làm căn cứ xác định khu vực VĐMT phân bố và vùng sinh cảnh của chúng.(Phỏng vấn các KLV địa bàn tại các trạm và một số cán bộ kỹ thuật của KBT). Chi tiết bộ câu hỏi phỏng vấn được trình bày tại phụ lục 01. 2.4.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa - Phương pháp điều tra các quần thể và phân bố loài: Trong nghiên cứu này, đề tài sử dụng phương pháp điều tra theo các tuyến điển hình và điều tra theo các điểm. Nguyên tắc lập tuyến là các tuyến, điểm điều tra phải đảm bảo đi qua các dạng sinh cảnh phân bố của loài. Tuyến
  18. 11 và điểm phân bố rộng và đều khắp trên toàn bộ diện tích KVNC. Dựa vào số liệu điều tra phỏng vấn, kế thừa các số liệu thu thập được và các kiểu rừng ở Xuân Liên, 3 khu vực được đề tài lựa chọn điều tra thực địa là: 1. Khu vực Tây Nam - Từ Thôn Vịn (Bát Mọt) đến Vùng rừng giáp ranh với tỉnh Nghệ An. Đây là khu vực tập trung rừng nguyên sinh chính của Khu bảo tồn, chủ yếu là kiểu rừng thường xanh trên núi trung bình (700- 1.300m); đây là phần ít bị tác động nhất của KBT theo kết quả phỏng vấn khu vực này là nơi phân bố tập trung của Vượn ở Xuân Liên. 2. Khu vực phía Tây – dải rừng nằm giữa Thôn Lửa- Phống – đây là khu vực rừng nguyên sinh liền dải tốt thứ 2 trong KBT. Kiểu rừng chính ở đây là rừng thường xanh trên núi trung bình, và rừng trên núi đá, rừng thường xanh hỗn giao tre nứa. so với khu vực 1 thì vùng này chịu nhiều tác động của con người hơn do gần các thôn bản địa phương. 3. Khu vực phía Nam của KBT. Kéo dài từ (Hón Mong) tới Hón Cà. Đây là khu vực rừng thấp của KBT nằm trong lưu vực của các suối chính chảy vào sông Chu, thuộc xã Xuân Liên cũ. Kiểu sinh cảnh rừng chính ở khu vực này là rừng thương xanh hỗn giao tre nứa trên núi thấp (300-700m), đang bị tác động nhẹ. Hoạt động điều tra thực địa được tiến hành trong 2 năm 2011 – 2012 tổng cộng có 3 đợt điều tra được tiến hành trên 10 tuyến và 30 điểm điều tra cố định. Số ngày điều tra cho mỗi tuyến là 07 ngày ( Đợt 1 và 2 Có kết hợp cùng với thời gian điều tra thuộc Dự án “ Điều tra, bảo tồn loài Vượn đen má trắng Nomacus leucogenys tại Khu BTTN Xuân liên”. Các tuyến điều tra cụ thể là: STT Tên tuyến Chiều dài Đặc điểm Trạm KLVịn đi Húi Cò – Linh Rừng kín thường xanh 1 3,38 km Khí trên núi trung bình. Trạm KLVịn đi Pastavoi – Trại Rừng kín thường xanh 2 6,48 km Keo trên núi trung bình. Rừng kín thường xanh 3 Trại Keo – Vũng Bò 6,3 km trên núi trung bình.
  19. 12 Rừng kín thường xanh 4 Trạm KL Vịn đi Húi Pà 2,8 km trên núi trung bình. Rừng kín thường xanh 5 Trạm KLVịn đi Phà lắm nặm 4,6 km trên núi trung bình Rừng kín thường xanh 6 Trạm KL Vịn đi Thác Tiên 3,3 km trên núi trung bình Trạm KL Vịn đi Lán ông Rừng kín thường xanh 7 9,8 km Thường – Pù Nậm Mua trên núi trung bình Rừng kín thường xanh Trạm KL Hón Mong đi Hang 8 12,9 km trên núi thấp và rừng Dơi hỗn giao tre nứa Rừng kín thường xanh 9 Hón Cà đi Hón Hích 10km trên núi thấp và rừng hỗn giao tre nứa Suối Phà Lánh đi suối Nậm Rừng kín thường xanh 10 3,4 km Piêng trên núi trung bình
  20. Hình 2.1: Bản đồ tuyến, điểm điều tra Vượn và OTC điều tra lâm học tại KBT Xuân Liên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2