intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số hệ thống canh tác của người H’Mông xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá được hiệu quả các hệ thống canh tác của cộng đồng người H’Mông vùng cao tại địa phương theo quan điểm sinh thái, kinh tế, xã hội và kỹ thuật. Đề xuất các giải pháp phát triển hệ thống canh tác theo hướng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số hệ thống canh tác của người H’Mông xã Co Mạ, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VŨ ĐỨC TOÀN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC CỦA NGƯỜI H’MÔNG XÃ CO MẠ, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VŨ ĐỨC TOÀN NGHIÊN CỨU MỘT SỐ HỆ THỐNG CANH TÁC CỦA NGƯỜI H’MÔNG XÃ CO MẠ, HUYỆN THUẬN CHÂU, TỈNH SƠN LA Chuyªn ngµnh: Lâm học M· sè: 60.62.02.01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM XUÂN HOÀN Hà Nội, 2012
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi thông tin và số liệu trong luận văn được thu thập công khai chính xác và có nguồn gốc rõ ràng. Các số liệu này chưa được sử dụng cho công trình nghiên cứu khoa học hoặc bảo vệ cho học vị nào. Tác giả
  4. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn " Nghiên cứu một số Hệ thống canh tác của người H’Mông xã Co Mạ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La" được thực hiện theo chương trình đào tạo Cao học Lâm nghiệp khoá 18, niên khóa 2010 - 2012 tại Trường Đại học Lâm nghiệp. Trước tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Khoa Đào tạo Sau đại học, cùng các thầy cô giáo trong Nhà trường. Tôi cũng xin được cảm ơn Ban Giám hiệu và Khoa Nông - Lâm, Trường Đại học Tây Bắc, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học cao học. Tôi xin đặc biệt tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Phạm Xuân Hoàn - người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Nhân dịp này, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới các chuyên gia, cán bộ của Tổ chức Nông lâm thế giới (ICRAF) tại Việt Nam, Phòng Nông nghiệp huyện Thuận Châu, Ban quản lý Rừng đặc dụng Copia, UBND xã Co Mạ - huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, cũng như bà con trong các xã trên, cùng toàn thể các nhà chuyên môn, người thân, bạn bè đồng nghiệp, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã cố gắng với tất cả năng lực, nhưng do đối tượng nghiên cứu tương đối mới mẻ và những hạn chế về thời gian và kinh phí, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô, các nhà khoa học và đồng nghiệp để luận văn thêm hoàn thiện. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 12 năm 2012 Tác giả
  5. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan……………………………………….………………………………..i Lời cảm ơn………………………………………..…………………………………ii Mục lục…………………………………………..…………………………………iii Danh mục các từ viết tắt………………………………………….…………...……vi Danh mục các bảng biểu…………………………………..…………………….....vii Danh mục các hình vẽ và đồ thị…………………………………………..…….…viii ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................4 1.1. LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG CANH TÁC ...................................................4 1.1.1. Khái niệm về hệ thống canh tác ...............................................................4 1.1.2. Đặc điểm và thuộc tính của HTCT ...........................................................5 1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HTCT .............................................................6 1.2.1. Trên thế giới .............................................................................................6 1.2.2. Ở Việt Nam ...............................................................................................8 CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....11 2.1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...........................................................................11 2.1.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................11 2.1.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................11 2.2. ĐỐI TƯỢNG, GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU ....................................................11 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................11 2.2.2. Giới hạn nghiên cứu ...............................................................................11 2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU...........................................................................11 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................11 2.4.1. Phương pháp luận ..................................................................................11
  6. iv 2.4.2. Phương pháp và công cụ thu thập số liệu ..............................................12 2.4.3. Xử lý, tổng hợp và phân tích số liệu .......................................................15 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...........................19 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN.................................................................................19 3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới .............................................................................19 3.1.2. Địa hình địa thế .....................................................................................19 3.1.3. Khí hậu ...................................................................................................19 3.1.4. Tiềm năng đất đai ...................................................................................20 3.1.5. Thủy văn .................................................................................................21 3.1.6. Tài nguyên rừng......................................................................................21 3.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI .....................................................................22 3.2.1. Dân tộc, dân số, lao động và phân bố dân cư ........................................22 3.2.2. Thực trạng kinh tế..................................................................................22 3.2.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng........................................................................23 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................26 4.1. XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI CÁC HTCT TẠI ĐỊA PHƯƠNG ..................26 4.1.1. Quá trình hình thành các HTCT .............................................................26 4.1.2. Hiện trạng các hệ thống canh tác tại địa phương ..................................30 4.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC HTCT ............................................................................................................40 4.2.1. Tác động của nhóm nhân tố tự nhiên .....................................................40 4.2.2. Tác động của nhóm nhân tố kinh tế........................................................42 4.2.3. Tác động của nhóm nhân tố chính sách, xã hội .....................................44 4.3. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HGĐ ................................................47 4.3.1. Đặc điểm nguồn nhân lực .......................................................................47 4.3.2. Đặc điểm nguồn lực đất đai ...................................................................50 4.3.3. Cơ cấu thu nhập và chi phí của các HGĐ..............................................51 4.3.4. Yếu tố giới trong sự hình thành và phát triển của các HTCT ................54
  7. v 4.4. ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH HIỆU QUẢ CỦA CÁC HTCT ..........................56 4.4.1. Hiệu quả kinh tế......................................................................................56 4.4.2. Hiệu quả xã hội ......................................................................................59 4.4.3. Hiệu quả môi trường ..............................................................................61 4.4.4. Hiệu quả tổng hợp ..................................................................................63 4.5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC HTCT HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG..65 4.5.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ..........................................................................65 4.5.2. Đề xuất giải pháp ...................................................................................69 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................80 1. KẾT LUẬN .......................................................................................................80 2. TỒN TẠI ...........................................................................................................81 3. KIẾN NGHỊ ......................................................................................................81 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ICRAF Tổ chức Nông lâm thế giới HTCT Hệ thống canh tác HĐG Hộ gia đình PTCT Phương thức canh tác PAR Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc UBND Ủy ban Nhân dân NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn. NLKH Nông lâm kết hợp
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Cơ cấu các loại đất xã Co Mạ năm 2011 21 3.2 Dân số lao động xã Co Mạ 24 4.1 Các HTCT và PTCT chính tại xã Co Mạ 34 4.2 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các HTCT 42 4.3 Tổng hợp các tiêu chí phân loại nhóm HGĐ 45 4.4 Một số chương trình, chính sách, dự án tại xã Co Mạ 48 4.5 Chỉ tiêu đánh giá nguồn nhân lực của các nhóm HGĐ xã Co Mạ 50 4.6 Cơ cấu thu nhập của các nhóm HGĐ xã Co Mạ 54 4.7 Cơ cấu chi phí của các nhóm HGĐ xã Co Mạ 56 4.8 Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của nhóm cây cây trồng dài ngày 59 4.9 Hiệu quả kinh tế của các PTCT cây ngắn ngày 60 4.10 Tổng hợp và đánh giá hiệu quả xã hội của các PTCT 63 4.11 Tổng hợp và đánh giá hiệu quả môi trường của các PTCT 65 4.12 Hiệu quả tổng hợp của các PTCT cây trồng dài ngày 67 4.13 Hiệu quả tổng hợp của các PTCT cây trồng ngắn ngày 68 4.14 Bảng tổng hợp cho điểm các loài cây trồng thân gô tiềm năng 74 4.15 Bảng danh lục các cây lâm sản dưới tán rừng tiềm năng 77
  10. viii DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TT Tên hình vẽ Trang 1.1 Thứ bậc của hệ thống canh tác 4 2.1 Các bước thực hiện nghiên cứu 13 Biểu đồ phân bố lượng mưa và nhiệt độ bình quân theo tháng 3.1 22 xã Co Mạ 4.1 Sơ đồ lát cắt bản Co Mạ 32 4.2 Lịch mùa vụ xã Co Mạ năm 2011 33 4.3 Biểu đồ trình độ học vấn của chủ hộ theo nhóm hộ xã Co Mạ 52 4.4 Biểu đồ phân công lao động xã Co Mạ 57 4.5 Phân tích SWOT về các HTCT tại điểm nghiên cứu 70 4.6 Kết quả phân tích “5 tại sao?” 72 4.7 Phối cảnh PTCT Sơn tra + Sa nhân tím 80 4.8 Phối cảnh PTCT Chanh + Lúa nương + Dưa chuột bản địa 80 4.9 Phối cảnh PTCT Sơn tra + Ngô + Bí đỏ + cỏ 81
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Vùng Tây Bắc Việt Nam là khu vực miền núi có diện tích khoảng 4,4 triệu ha (có Kinh độ 21o–23o và Vĩ độ 103o–105o), bao gồm các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu và Yên Bái. Dân số toàn vùng khoảng 3,4 triệu người thuộc 30 nhóm dân tộc khác nhau. Các nhóm dân tộc chủ yếu sinh sống trong khu vực này là Thái, Kinh, H'mông, Mường và Dao (Số liệu của Tổng Cục thống kê 2009). Theo Tổ chức Nông lâm thế giới (ICRAF), cảnh quan của khu vực đặc trưng bởi 3 vùng sinh thái nông nghiệp: Vùng thấp (dưới 600m), vùng trung bình (trong khoảng 600- 800m) và vùng cao (từ 800m trở lên). Trong đó, diện tích vùng cao chiếm khoảng 50% tổng diện tích khu vực, đây cũng là vùng giàu có về tài nguyên rừng [10]. Hệ thống canh tác (HTCT) đặc trưng vùng cao Tây Bắc là HTCT nương rẫy có thời gian bỏ hóa dài, nhưng do tốc độ gia tăng dân số tăng nhanh (4,6% tại Sơn La, 3,7% tại Điện Biên; theo số liệu của Bộ Y tế, 2010), diện tích đất nông nghiệp có thể canh tác hiệu quả của nông dân ngày một giảm, để đảm bảo an toàn lương thực thì thời gian bỏ hóa tự nhiên ngày càng ngắn hơn và không có đủ thời gian để phục hồi đất. Bên cạnh đó, phần lớn hoạt động canh tác nông nghiệp diễn ra trên khu vực có độ dốc cao dẫn đến suy thoái đất và giảm năng suất cây trồng. Tuy giàu có về tài nguyên tự nhiên nhưng khu vực vẫn là vùng nghèo nhất của Việt Nam với tỷ lệ hộ nghèo gấp gần 3 lần so với mức trung bình toàn quốc 1. Canh tác nương rẫy với lúa nương, ngô, đậu tương và sắn chủ yếu do các hộ gia đình nghèo vùng cao thực hiện là một trong những nguyên nhân chính gây mất rừng tại vùng cao của khu vực Tây Bắc. Mất rừng dẫn đến việc suy giảm nghiêm trọng chất lượng môi trường, như giảm đa dạng sinh học, hạn chế điều tiết cung cấp nguồn nước và chất lượng nước kém hơn, đặc biệt là giảm trữ lượng các loài thực vật cho lâm sản ngoài gỗ. Nguyên nhân khác dẫn đến mất rừng tự nhiên là do việc mở rộng diện tích đất cach tác nông nghiệp nhằm thu lợi. Tại tỉnh Sơn La trong giai 1 Điện Biên (45%), Sơn La (37%), Lai Chau (33.7%), Hòa Bình (22%), Yên Bái (24%), Việt Nam (15%). Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội 2007
  12. 2 đoạn 2002-2009, 65.000 ha rừng tự nhiên mất do chuyển đổi sang canh tác ngô, điều này dẫn đến thay đổi lớn về mặt cảnh quan (theo số liệu của Sở NN&PTNT Sơn La, 2010). Cơ quan chính phủ trung ương và cấp tỉnh đã xây dựng một loạt chính sách nhằm đối phó với vấn đề nghèo đói và suy thoái môi trường trong khu vực, đặc biệt là nạn phá rừng. Tuy nhiên, các bằng chứng về tác động của những nỗ lực này làm cơ sở để đưa ra kiến nghị nhằm bổ sung, hoàn thiện chính sách còn hạn chế. Thêm vào đó, tiếp cận thị trường cho các cây cho thu nhập và lâm sản vẫn còn là một khoảng trống. Vì thế tác động của các thay đổi được đề xuất đến an toàn lương thực cho các hộ gia đình vùng cao vẫn chưa được đảm bảo, cần phải có những nghiên cứu về HTCT hiệu quả, bền vững, phù hợp cho từng khu vực nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, giảm áp lực vào tài nguyên rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Xã Co Mạ thuộc huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, là một xã miền núi vùng cao điển hình, có 22 bản, 948 hộ, với 5.608 nhân khẩu (trong đó có 569 hộ nghèo chiếm 60%), gồm có ba dân tộc Thái; H’Mông; Khơ Mú cùng nhau chung sống [26]. Đời sống của nhân dân trong xã chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp, mang tính tự cung tự cấp, tập quán canh tác lâu đời theo phương quảng canh, phụ thuộc vào tự nhiên là chính, dẫn đến kinh tế của các nông hộ còn gặp rất nhiều khó khăn. HTCT điển hình là nương rẫy bỏ hóa kết hợp với chăn thả gia súc tự do, các HTCT mang tính bền vững chưa phổ biến ở đây, một phần do hạn chế về nguồn giống, loài cây, kỹ thuật canh tác phức tạp, tiếp cận thị trường của sản phẩm nông lâm kết hợp (NLKH) còn nhiều hạn chế. Do vậy, cần phải có nghiên cứu và áp dụng những giải pháp nhằm giúp cộng đồng phát triển sản xuất trên cơ sở khảo sát đánh giá những HTCT hiệu quả, bền vững tại địa phương, khuyến khích nhân rộng giúp cộng đồng cải thiện cuộc sống. Kết quả khảo sát bước đầu cho thấy, tại khu vực nghiên cứu cộng đồng người H’Mông chiếm đa số với 82,6%, các HTCT được hình thành từ lâu đời với sự đa dạng về biện pháp canh tác sử dụng đất. Đặc biệt là các giống cây trồng vật nuôi
  13. 3 được tuyển chọn qua nhiều thế hệ, thường cho năng suất cao hơn các giống của các cộng đồng dân tộc khác trong khu vực. Nhưng do chưa có những nghiên cứu cụ thể đánh giá các HTCT, làm cơ sở đề xuất nhân rộng những HTCT bền vững, hiệu quả, nên sản xuất nông nghiệp trong khu vực vẫn lạc hậu, mang tính tự cung tự cấp, đời sống của bà con cộng đồng các dân tộc vẫn còn đói nghèo. Đề tài Nghiên cứu một số Hệ thống canh tác của người H’Mông xã Co Mạ huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La nhằm góp phần giải quyết tồn tại trên tại địa phương.
  14. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG CANH TÁC 1.1.1. Khái niệm về hệ thống canh tác 1.1.1.1. Khái niệm Có rất nhiều khái niệm về hệ thống canh tác (HTCT), theo Nguyễn Văn Hiền (2007), hệ thống canh tác là thể thống nhất hoạt động của con người sử dụng tài nguyên (sinh học, tự nhiên, kinh tế, xã hội) trong một phạm vi nhất định để tạo ra sản phẩm thỏa mãn nhu cầu ăn, mặc của con người [6]. 1.1.1.2. Thứ bậc của hệ thống canh tác HTCT vừa là thành phần của một hệ thống lớn hơn vừa bao gồm những hệ thống phụ khác nhau (hình 1.1). Hệ thống nông nghiệp Hệ thống chế Hệ thống canh tác Hệ thống lưu biến thông, phân phối Hệ thống chăn nuôi Hệ thống trồng trọt Hệ thống thủy sản Đất Giống Phân Bảo vệ Quản lý …… bón thực vật nước Hình 1.1. Thứ bậc của hệ thống canh tác - Hệ thống nông nghiệp (Agricultural system): là sự kết hợp của nhiều hệ thống khác nhau ảnh hưởng lên HTCT như chính sách, tín dụng, chế biến, thị trường, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống xã hội chính trị,… - Hệ thống canh tác (Famring system): gồm các hệ thống trồng trọt, hệ thống
  15. 5 chăn nuôi và hệ thống thủy sản. - Thành phần kỹ thuật trong hệ thống phụ: những hệ thống phụ của HTCT hình thành do các thành phần kỹ thuật (technical components) khác nhau với những mối quan hệ của chúng. - Phương thức canh tác (PTCT): Xét ở khía cạnh nào đó, PTCT tương đồng với cách thức canh tác. PTCT nằm trong HTCT, ở PTCT, người ta chủ yếu quan tâm tới thành phần loài cây trồng, cách thức phối hợp chúng theo không gian hoặc thời gian, hoặc biện pháp kỹ thuật tác động tới cây trồng trong một phạm vi nhất định và khoảng thời gian nhất định. 1.1.2. Đặc điểm và thuộc tính của HTCT 1.1.2.1. Đặc điểm của HTCT Bất kỳ HTCT nào cũng có những đặc điểm sau: - Có mục tiêu chung: các thành phần trong hệ thống có cùng chung mục tiêu, từ đó chức năng hoạt động của từng thành phần được xác định rõ hơn. - Có ranh giới rõ rệt: ranh giới của hệ thống cho biết quy mô và nội dung hệ thống, nó giúp xác định cái bên trong (thành phần) và cái bên ngoài của hệ thống. - Có đầu vào – đầu ra và các mối quan hệ: hệ thống có đầu vào đầu ra, các thành phần trong hệ thống có mối quan hệ lẫn nhau, hệ thống lại có mối quan hệ với môi trường. Tất cả quy định cách vận hành của hệ thống. - Có thuộc tính: thuộc tính xác định tính chất của hệ thống, phân biệt giữa các hệ thống với nhau. Mỗi thành phần đều mang thuộc tính chung này và có đặc điểm riêng. - Có thứ bậc: thứ bậc có được là do ranh giới của hệ thống. Mỗi hệ thống bao giờ cũng gồm các hệ thống nhỏ bên trong (thành phần) và nằm trong một hệ thống lớn hơn. - Thay đổi: hệ thống có tính ổn định tương đối nó thay đổi theo thời gian và không gian do bị tác động của môi trường. Khi các thành phần thay đổi, hệ thống cũng thay đổi theo. 1.1.2.2. Thuộc tính của HTCT - Sức sản xuất: là khả năng sản xuất ra giá trị sản phẩm trên một đơn vị tài
  16. 6 nguyên (đất, lao động, năng lượng, tiền vốn,..). Đơn vị đo lường có thể là tấn/ha, kg/ngày công, kg/đồng,… Sức sản xuất của 1 HTCT có thể tăng, có thể giảm hay cân bằng theo thời gian. - Khả năng sinh lợi nhuận: là hiệu quả kinh tế (cho người sản xuất và xã hội) của một HTCT. - Tính ổn định: của một HTCT là khả năng duy trì sức sản xuất khi có rủi ro như thay đổi điều kiện thời tiết, điều kiện kinh tế thị trường,… - Tính bền vững: của một HTCT là khả năng duy trì sức sản xuất của hệ thống trong một thời gian dài khi chịu tác động của môi trường. Một hệ thống được xem là bền vững nếu khi bị tác động của môi trường, sức sản xuất có thể giảm nghiêm trọng nhưng sau đó sức sản xuất được phục hồi và duy trì ổn định. - Tính công bằng: là sự phân bố sản phẩm hay lợi nhuận của hệ thống đến những người tham gia quá trình sản xuất hoặc những người hưởng thụ trong cộng đồng. - Tính tự chủ: là khả năng tự vận hành sao cho hiệu quả và ít bị lệ thuộc vào các yếu tố môi trường, tự nhiên cũng như kinh tế, xã hội. Như vậy, từ lý thuyết trên cho thấy nghiên cứu HTCT thích hợp cho từng vùng và tiểu vùng sinh thái là cách tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên đất, nước và lao động để mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường được bền vững. Việc nghiên cứu này không thực hiện theo kiểu đơn ngành mà đòi hỏi phải nghiên cứu đa ngành trên quan điểm hệ thống. 1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ HTCT 1.2.1. Trên thế giới HTCT thích hợp là một trong những yếu tố quan trọng để nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện hệ thống nông nghiệp, hiện đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Trong những năm qua, nghiên cứu nông nghiệp theo tiếp cận hệ thống là một vấn đề phổ biến trên thế giới nhằm phát triển nông nghiệp một cách toàn diện, sử dụng một cách hữu hiệu các nguồn lực tại chỗ, hạn chế việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên dẫn đến huỷ hoại môi trường sinh thái. Nghiên cứu hệ thống góp phần tạo điều kiện cho các thành phần của hệ thống có cơ hội tác động
  17. 7 qua lại lẫn nhau, thúc đẩy lẫn nhau phát triển, tránh được tình trạng thành phần này cản trở sự phát triển của thành phần khác. HTCT Taungya (Taungya system) được bắt đầu vào năm 1856 ở Myanma. Nhà nước đã cho trồng cây gỗ Tếch kết hợp trồng cây lúa cạn, ngô trong 2 năm đầu khi rừng chưa khép tán. Mục tiêu chính của hệ thống này là khôi phục lại rừng bị tàn phá, sản xuất lương thực là thu nhập phụ. Đây là dạng mô hình chuyển tiếp từ canh tác nương rẫy sang canh tác NLKH (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, 1996). HTCT Ifugao trên dải núi cao ở Philippin, do Clofsam (1984) mô tả là HTCT của người dân tộc Ifugao, họ biết canh tác lúa nước ở ruộng có hệ thống nước tưới kết hợp trồng cây lấy gỗ, lấy củi, cây ăn quả và cây thuốc. HTCT hỗn hợp đã giúp giữ được nước chống xói mòn và sạt lở đất (dẫn theo Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, 1996). Ở Thái Lan, Hoey. M (1990) đưa ra mô hình sử dụng đất dốc nhấn mạnh việc canh tác trên đường đồng mức, trồng cỏ thành băng, hạn chế làm đất đến mức tối thiểu góp phần phát triển nông lâm nghiệp ổn định trên đất dốc dưới 20 0. Những kết quả nghiên cứu ở Kanđihult Bắc Thái Lan trồng cây ăn quả, cây cà phê theo băng kết hợp với bón phân đã cho hiệu quả kinh tế cao và có tác dụng cải tạo nâng cao độ phì của đất (dẫn theo Thái Phiên, Nguyễn Tử Siêm, 1999). Khi phân tích các HTCT theo mô hình nông lâm kết hợp, chăn thả,… Agbool.A (1990) đã cho rằng hệ thống đa dạng hoá cây trồng là tốt nhất. Việc sử dụng đất dốc để trồng các loài cây nào còn tuỳ thuộc vào các yếu tố khác như mưa gây xói mòn, tính chất của đất và nhất là phụ thuộc vào các biện pháp canh tác được sử dụng để chống xói mòn vào điều kiện cụ thể của từng địa phương. Trên các vùng đất dốc, thường người ta không gieo trồng độc canh một loại cây liên tục mà trồng gối, trồng xen, luân canh (dẫn theo Phạm Xuân Hoàn, 1996). Theo Trung tâm Phát triển đời sống nông thôn ở Mindanao Philippin, vấn đề sử dụng đất dốc có hiệu quả kinh tế, vừa có tác dụng bảo vệ tài nguyên đất, cần phải xây dựng mô hình nông lâm kết hợp theo kiểu SALT. Những năm gần đây, các chương trình khoa học của Liên hợp quốc đang ứng dụng một chế độ canh tác hợp
  18. 8 lý trên đất dốc, nương rẫy theo hệ thống NLKH và đề xuất kỹ thuật canh tác bền vững trên đất dốc theo các mô hình SALT 1, SALT 2, SALT 3, SALT 4 (dẫn theo Phạm Quang Vinh và cs, 2006). Ngày nay, mạng lưới nghiên cứu HTCT đã thu hút nhiều quốc gia trồng lúa như Banglader, Myanmar, Ấn Độ, Indonesia, Malaisia, Nepan, Philippin, Triều tiên, Srilanca, Thailan, Việt Nam,… tham gia nghiên cứu. 1.2.2. Ở Việt Nam Trong những năm gần đây, các nhà khoa học trong nước đã không ngừng nghiên cứu, áp dụng các HTCT được nghiên cứu ở trên thế giới nhằm tìm ra các hệ thống phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, tự nhiên cho từng vùng của nước ta. Sử dụng tốt các nguồn lợi và các mối quan hệ của sinh thái, với hiệu quả đầu tư cao nhất, nhằm phát triển các HTCT hiệu quả và bền vững. Nhiều kết quả nghiên cứu về HTCT của các Trường, Viện và các cơ quan nông nghiệp địa phương, đã đưa ra các mô hình HTCT phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, từng địa phương và từng nông hộ. Theo Phạm Chí Thành, Đoàn Văn Điểm, Phạm Tiến Dũng, Trần Đức Viên (1996), khi nghiên cứu về phương pháp luận trong nghiên cứu xây dựng HTCT ở miền Bắc Việt Nam đã chỉ ra việc xây dựng hệ thống canh tác phải được tiến hành ở từng biến sinh thái và cân đối trong phạm vi các nhóm biến sinh thái, nếu làm đúng và có phương pháp chuyển giao tốt sẽ trở thành lượng vật chất thực sự góp phần tăng năng suất cây trồng [27]. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đậu và các cộng sự về HTCT nông lâm nghiệp ở vùng trung du miền núi phía Bắc Việt Nam, cho thấy hiệu quả của các mô hình canh tác trên đất dốc như sau: Mô hình canh tác cây lương thực sắn xen đậu đỗ, lạc, với các cây phân xanh chống xói mòn trên các loại đất phát triển trên sa thạch, phiến thạch sét và phù sa cổ, là biện pháp giải quyết phân bón tại chỗ có hiệu quả cao để thâm canh tăng năng suất sắn trên đất dốc. Theo Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên (1999), đối với vùng cao, dân cư thưa, trình độ dân trí thấp, sản xuất còn ở mức thô sơ, cơ sở hạ tầng thấp, an toàn lương
  19. 9 thực là vấn đề cấp bách vì vậy các mô hình canh tác có triển vọng là trồng cây đặc sản, cây ăn quả, cây dược liệu phối hợp với bảo vệ rừng đầu nguồn, cây trồng dưới tán rừng lâu năm, hạn chế du canh, chuyển đổi du canh thành nương định canh với các loài cây họ đậu cải tạo đất [14]. Tác giả Nguyễn Văn Chương (1982) cho rằng, cơ cấu cây trồng được chọn vào mô hình NLKH bao gồm: cây phòng hộ (Muồng đen, Keo dậu, So đũa, Phi lao, Keo lá tràm,…); cây dài ngày (Chè, Cà phê, Trám, Hồ tiêu, cây ăn quả,…); cây ngắn ngày (Lúa nước, Ngô, Lúa nương, cây có củ, đậu đỗ,…) và sắp xếp như sau: + Đất dốc trên 250 - 300 tốt nhất là để rừng che phủ, rừng cây rậm kín, hỗn giao nhiều tầng tán, nhiều cỏ cây trong đó phải có những cây gỗ lớn với số lượng đông đủ sẽ là chủ thể trong hệ sinh thái rừng và đất dốc. + Đất dốc từ 150 - 250, có thể tạo ra quần xã thực vật theo kiểu vườn rừng với tỷ lệ cây to khoảng 30% - 40 % còn lại là cây phòng hộ và mương máng giữ đất, giữ nước. + Đất dốc dưới 150 nếu sườn đồi ngắn nên san bằng thành ruộng bậc thang ở phía dưới, có rừng ở phía trên càng tốt. Có thể sử dụng 60% - 70% đất nông nghiệp, cây công nghiệp từ 20% - 30% cho cây lớn và 10% - 15% đất đai dành cho bờ cây và mương máng. Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997), đã đưa ra hệ thống sử dụng đất và đề xuất một số hệ thống kỹ thuật sử dụng đất bền vững trong điều kiện Việt Nam. Trong đó tác giả đã đi sâu phân tích về các vấn đề: Quan điểm về tính bền vững, khái niệm bền vững và phát triển bền vững, hệ thống sử dụng đất bền vững, kỹ thuật sử dụng đất bền vững, các chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống và kỹ thuật sử dụng đất. Nhóm tác giả Trần Đức Viên, Phạm Chí Thành (1996), khi khảo sát một số mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên HTCT ruộng chờ mưa tại Tràng Định - Lạng Sơn đã chỉ ra: Các loại hình sử dụng đất ruộng chờ mưa phổ biến (gồm ruộng bậc thang canh tác 1 vụ lúa và 1 vụ cây trồng cạn, đất thung lũng và đất phiến bãi); Các hạn chế khi canh tác trên HTCT này là hệ số quay vòng sử dụng đất và tỷ trọng
  20. 10 của hệ canh tác cải tiến thấp, các tác giả cũng đưa ra một số mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng [27]. Nhóm tác giả YNguyên Mlô, Phạm Văn Hiền, Nguyễn Văn Quý (1996), đã lựa chọn mô hình phù hợp với 3 cấp độ dốc khác nhau: cấp 1 (00 – 50): lúa rẫy xen cây phân xanh; cấp 2 (60 – 150): lúa rẫy xen đậu đỏ và cấp 3 (> 150): canh tác NLKH); đồng thời cũng phân tích được ảnh hưởng của các mô hình canh tác môi trường và kinh tế hộ, trong nghiên cứu về HTCT trên đất dốc bạc màu góp phần định canh cho đồng bào dân tộc ở Đăklak. Theo Võ Đại Hải (2003), việc cải tiến các HTCT nương rẫy theo hướng sử dụng đất bền vững, chính là việc thiết lập các hệ thống NLKH và hiệu quả do nó mang lại là cơ cấu thu nhập của người dân thay đổi, thời hạn sử dụng đất kéo dài, năng suất cây trồng ổn định [5]. Đặng Thịnh Triều và cộng sự (2004) nghiên cứu một số HTCT ở miền núi và vùng cao tại Việt Nam cho thấy, hiện nay ở nước ta đang tồn tại các HTCT sau: nương rẫy du canh du cư, lúa nước, hoa màu định canh định cư, cây lâu năm tập trung, chăn nuôi đại gia súc, nông lâm kết hợp [23]. Theo Nguyễn Văn Dung, Trần Đức Viên, Nguyễn Thanh Lâm (2005), khi nghiên cứu về ảnh hưởng của canh tác nương rẫy đến khả năng phục hồi dinh dưỡng đất trong giai đoạn bỏ hóa của tỉnh Hòa Bình, đã đưa ra nhận xét việc canh tác nương rẫy trên đất dốc làm tăng dòng chảy bề mặt, đây là nguyên nhân chính gây nên xói mòn trên đất dốc, lượng nước chảy mặt trên đất canh tác nương rẫy tăng gấp 1,35 lần (765 mm) so với rừng tái sinh. Tóm lại, trên thế giới và Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các HTCT và sự tương tác qua lại lẫn nhau với các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Nghiên cứu HTCT thích hợp cho từng vùng và tiểu vùng sinh thái là cách tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên đất, nước và lao động để mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường sinh thái. Do vậy nội dung nghiên cứu của đề tài là rất cần thiết đối với khu vực nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2