intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Tri Lễ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:125

26
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu góp phần đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm hạn chế các nguyên nhân gây mất rừng và suy thoái rừng thông qua phân tích các tác nhân trực tiếp và gián tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng tại tỉnh Thanh Hóa. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Thanh Hóa

  1. i LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành theo khung chương trình đào tạo cao học khóa 21A1.1 Lâm học – Phòng đào tạo sau đại học - Trường Đại học Lâm nghiệp. Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đào Công Khanh và TS. Đỗ Anh Tuân là những thầy giáo đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tác giả trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn. Đồng thời, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô đã tận tình trang bị kiến thức chuyên môn trong thời gian tác giả học tập tại trường, các đồng nghiệp cùng thực hiện khảo sát thực địa, các cán bộ tỉnh Thanh Hóa cùng cộng đồng dân cư địa phương tại các huyện Như Xuân, Mường Lát, Lang Chánh đã tạo điều kiện cho tác giả thu thập số liệu, hoàn thành luận văn này. Với tinh thần cầu thị, tác giả mong muốn nhận được ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô, các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin cam đoan các kết quả, số liệu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2015 Tác giả Trần Hồng Vân
  2. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn ......................................................................................................... i Mục lục .............................................................................................................. ii Danh mục các từ viết tắt.................................................................................. iii Danh mục các bảng .......................................................................................... iv Danh mục các hình ........................................................................................... vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3 1.2. Tại Việt Nam.......................................................................................... 11 1.3. Những kết luận rút ra phục vụ cho nghiên cứu..................................... 20 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................... 23 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 23 2.1.1. Mục tiêu chung ............................................................................... 23 2.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................... 23 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 23 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 23 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 23 2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................. 24 2.3.1. Nội dung nghiên cứu....................................................................... 24 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 24 Chương 3. ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC NGHIÊN CỨU................... 28 3.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 28
  3. iii 3.1.1. Vị trí địa lý, ranh giới, diện tích ................................................... 28 3.1.2. Địa hình .......................................................................................... 28 3.1.3. Đất đai ............................................................................................ 29 3.1.4. Khí hậu ............................................................................................ 30 3.1.5. Thủy văn ......................................................................................... 31 3.1.6. Tài nguyên rừng .............................................................................. 31 3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội …………………………………………33 3.2.1. Dân cư, dân số, dân tộc, lao động................................................ 33 3.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung của tỉnh................................ 34 3.2.3. Cơ sở hạ tầng.................................................................................... 36 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 38 4.1. Diễn biến hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Thanh Hóa ......................... 38 4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng ............................................................. 38 4.1.2. Diễn biến mất rừng và suy thoái rừng .......................................... 43 4.2. Nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng ....................... 49 4.2.1. Chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng Cao su, cây công nghiệp và cây lâm nghiệp .......................................................................................... 50 4.2.2. Chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng cây nông nghiệp ........................ 57 4.2.3. Chuyển đổi đất rừng sang xây dựng thủy điện và cơ sở hạ tầng 59 4.2.4. Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ không bền vững......................... 63 4.2.5. Cháy rừng........................................................................................ 67 4.2.6. Thiên tai, sâu bệnh .......................................................................... 68 4.2.7. Khai thác khoáng sản .................................................................... 69 4.3. Nguyên nhân gián tiếp gây mất rừng và suy thoái rừng ........................ 70 4.3.1. Chính sách ....................................................................................... 70 4.3.2. Năng lực các cấp quản lý rừng thấp................................................. 72 4.3.3. Số lượng và chất lượng cán bộ có chuyên môn thấp ....................... 73
  4. iv 4.3.4. Nhận thức của cộng đồng liên quan đến rừng chưa đầy đủ ............. 73 4.3.5. Thiếu kinh phí bảo vệ và phát triển rừng ......................................... 74 4.3.6. Đặc điểm văn hóa- xã hội ................................................................ 75 4.4. Đề xuất các nhóm giải pháp hạn chế các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng tại tỉnh Thanh Hóa ..................................................................... 75 4.4.1. Giải pháp về chính sách ................................................................. 75 4.4.2. Rà soát và nâng cao năng lực các bên liên quan ........................... 77 4.4.3. Nâng cao quyền hạn & trách nhiệm của chủ rừng, cộng đồng ........ 79 4.4.4.Nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ trong điều tra giám sát tài nguyên rừng, quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ............. 80 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ ..................................................... 90 1. Kết luận…………………………………………………………………….90 2. Tồn tại ……………………………………………………………………..90 3. Khuyến nghị ……………………………………………………...………..91 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân 2 CIFOR Trung tâm nghiên cứu rừng quốc tế 3 Cty Công ty 4 DS và KHH Dân số và Kế hoạch hóa 5 ĐVHD Động vật hoang dã 6 FAO Tổ chức liên hợp quốc về lương thực và nông nghiệp 7 KL Kiểm lâm 8 LHQ Liên hợp quốc 9 LN Lâm nghiệp 10 LSNG Lâm sản ngoài gỗ 11 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn 12 QL Quản lý 13 RĐD Rừng đặc dụng 14 REDD+ Sáng kiến giảm khí nhà kính do mất, suy thoái rừng; quản lý tài nguyên rừng bền vững; bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng tại nước đang phát triển 15 RPH Rừng phòng hộ 16 RPH ĐN Rừng phòng hộ đầu nguồn 17 UBND Ủy ban nhân dân 18 UNESCO Tổ chức liên hợp quốc về giáo dục, khoa học và văn hóa 19 USAID Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ 20 VFD Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam 21 VHXH Văn hóa xã hội
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Mức độ tác động của cộng đồng địa phương tại khu vực 1.1 17 Tây Bắc Nguyên nhân dẫn đến những tác động bất lợi của cộng 1.2 17 đồng lên RĐD tại Tây Bắc. Tổng hợp nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng trên 1.3 19 thế giới và tại Việt Nam 4.1 Hiện trạng đất lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa 35 Kết quả phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1998 – 4.2 40 2010 4.3 Diễn biến suy thoái rừng tự nhiên lá rộng thường xanh 44 4.4 Diễn biến phục hồi rừng 44 Tổng hợp mất rừng do chuyển đổi rừng tự nhiên sang 4.5 47 trồng cây Cao su, cây công nghiệp, lâm nghiệp Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và 4.6 48 suy thoái rừng do chuyển sang trồng Cao su Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và 4.7 48 suy thoái rừng do chuyển sang trồng cây lâm nghiệp Kế hoạch trồng rừng mới và cải tạo rừng sản xuất giai 4.8 51 đoạn 2008 – 2015 tỉnh Thanh Hóa Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và 4.9 55 suy thoái rừng do chuyển sang canh tác nương rẫy Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và 4.10 suy thoái rừng do xây dựng các công trình thủy lợi, thủy 56 điện
  7. v TT Tên bảng Trang Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và 4.11 58 suy thoái rừng do xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị hóa Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và 4.12 suy thoái rừng do khai thác hợp pháp nhưng lạm dụng, 59 không bền vững Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và 4.13 61 suy thoái rừng do khai thác bất hợp pháp 4.14 Tỷ lệ các hộ dân khai thác lâm sản ngoài gỗ 62 Tổng hợp thông tin phỏng vấn nguyên nhân mất rừng và 4.15 64 suy thoái rừng do khai thác khoáng sản Tóm tắt các nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng, các 4.16 78 giải pháp tương ứng
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang Đánh giá mức độ quan trọng của các nguyên nhân gây mất 1.1 7 rừng tại 46 quốc gia Tỷ lệ mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân trực tiếp đến 1.2 16 mất rừng theo diện tích rừng bị mất Bản đồ 11 huyện trọng điểm có nguy cơ xảy ra mất rừng và 3.1 30 suy thoái rừng Biểu đồ phân bố diện tích một số loại đất lâm nghiệp theo 4.1 36 vùng 4.2 Bản đồ hiện trạng rừng và đất rừng tỉnh Thanh Hóa năm 2014 37 4.3 Diễn biến diện tích và độ che phủ của rừng 39 4.4 Diễn biến diện tích các loại rừng 41 4.5 Bản đồ chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng 42 Diện tích chuyển đổi các loại rừng theo chi cục KL Thanh 4.6 42 Hóa 4.7 Diện tích chuyển đổi các loại rừng theo số liệu dự án VFD 43 4.8 Khu vực thực hiện đánh giá hiện trường 45 Các giải pháp hạn chế nguyên nhân mất và suy thoái rừng tại 4.9 77 Thanh Hóa
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Biến đổi khí hậu đang là một trong những thách thức lớn trong tiến trình phát triển của Việt Nam. Để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như quản lý những rủi ro do thiên tai gây ra, rất cần có sự nỗ lực từ nhiều ngành nhằm làm hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến an toàn môi trường, an ninh lương thực, sinh kế và sinh mạng của người dân. Biến đổi khí hậu được xem như là hậu quả của việc gia tăng phát thải khí nhà kính từ các nước có nền công nghiệp phát triển, từ đó trở thành thách thức của toàn cầu. Việt Nam là một nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình, phát thải khí nhà kính từ công nghiệp, năng lượng, giao thông và sản xuất nông nghiệp sẽ tăng lên và dự báo trong tương lai, lượng khí thải từ các nguồn này rất lớn. Tuy nhiên, sức ép đáng kể nhất gây ra phát thải phải kể đến tình trạng mất rừng và suy thoái rừng, đặc biệt là những khu vực rừng tự nhiên có giá trị đa dạng sinh học cao của Việt Nam. Tài nguyên rừng tại Việt Nam đã và vẫn đang có hiện tượng mất và suy thoái tại nhiều nơi, từ đó câu hỏi đặt ra là nguyên nhân tại sao hiện tượng này vẫn xảy ra phổ biến? Câu trả lời cho vấn đề này cũng chính là cơ sở lý luận cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, phục hồi các diện tích rừng đã mất. Trong bối cảnh Việt Nam đang tiếp xúc với rất nhiều cơ hội hướng tới phát triển bền vững, hưởng lợi từ hấp thụ các- bon và dịch vụ hệ sinh thái thì việc bảo vệ, phục hồi và phát triển rừng là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế, đảm bảo cải thiện mức sống của người dân, trong khi đó vẫn đóng góp vào việc giảm phát thải khí toàn cầu và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tỉnh Thanh Hóa nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên là 1.113.193 ha với ba vùng địa lý chính là vùng ven biển, đồng bằng và miền núi, có đường bờ biển dài 102 km. Diện tích đất có rừng tại toàn tỉnh Thanh Hóa là 627.444 ha (tương ứng với 56% tổng diện tích tự nhiên), tuy
  10. 2 nhiên trong vòng 5 năm trở lại đây, Thanh Hóa thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ, thủy triều dâng và xâm nhập mặn, gây thiệt hại cả về người và của, phá hủy mùa màng. Theo dự đoán, Thanh Hóa sẽ chịu ảnh hưởng mạnh hơn do tác động của biến đổi khí hậu bao gồm việc nóng lên toàn cầu, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan [2]. Mặc dù hiện tượng phá rừng ở quy mô lớn hầu như không còn xảy ra ở Thanh Hóa và độ che phủ rừng đã tăng ở hầu hết các huyện trong tỉnh, chất lượng rừng vẫn giảm và vẫn còn hiện tượng săn bắn động vật hoang dã, khai thác không bền vững lâm sản ngoài gỗ và sản phẩm gỗ có giá trị cao, việc mất rừng có thể vẫn diễn ra cục bộ ở nhiều nơi. Vì vậy, việc xác định các nguyên nhân gây ra mất rừng và suy thoái rừng, đưa ra các giải pháp gắn với thực tiễn là rất cần thiết. Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng làm cơ sở đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển rừng tại tỉnh Thanh Hóa” đã được thực hiện trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp.
  11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Việc nghiên cứu về nguyên nhân mất rừng (Deforestation) và suy thoái rừng (Forest degradation) đã được quan tâm rất nhiều bởi các cá nhân, tổ chức khác nhau trên thế giới. Tiêu biểu là các nghiên cứu về nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng tại một số châu lục. Sau khi tổng hợp và phân tích nguyên nhân mất rừng tại Châu Phi, Châu Mỹ và Châu Á, nhiều tác giả cho rằng sản xuất nông nghiệp là nguyên nhân chính gây ra mất rừng. Tuy nhiên, ở mỗi địa điểm khác nhau, các kiểu sản xuất nông nghiệp khác nhau đóng vai trò khác nhau trong việc gây ra mất rừng. Nông nghiệp hàng hóa đóng vai trò là nguyên nhân quan trọng nhất ở Mỹ Latinh (68%), trong khi đó, ở Châu Phi và Châu Á, nó chiếm chỉ khoảng 35% tỷ lệ mất rừng. Nông nghiệp tự cấp tự túc chiếm mức độ ảnh hưởng tương đối giống nhau giữa các châu lục (27 - 40%). Tỷ lệ này có thể giải thích do sự chuyển đổi sang đất nông nghiệp đang ngày càng gia tăng ở cả các quốc gia nhiệt đới và á nhiệt đới. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp ở chiếm khoảng 80% nguyên nhân dẫn đến quá trình mất rừng trên toàn thế giới - được mô tả bằng phương trình đường thẳng trong khoảng những năm 1980 đến 1990 (theo Geist và Lambin (2002)). Khai khoáng là nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng ở Châu Phi và Châu Á lớn hơn so với ở Châu Mỹ La tinh. Quá trình đô thị hóa là nguyên nhân quan trọng nhất ở Châu Á. De Fries và đồng nghiệp (2010) nhận định rằng sự gia tăng dân số do đô thị hóa ở các nước nhiệt đới có mối quan hệ mật thiết với sự gia tăng áp lực lên các cánh rừng nhiệt đới. Sự khai thác và tận thu gỗ chiếm khoảng hơn 70% nguyên nhân gây suy suy thoái rừng ở Mỹ La tinh và Châu Á. Khai thác củi và sản xuất than là
  12. 4 nguyên nhân chính gây ra suy thoái rừng ở Châu Phi, và là nguyên nhân gây tác động ở mức độnhỏ đến trung bình ở Châu Á và Mỹ La tinh. Cháy không kiểm soát cũng là nguyên nhân dễ thấy nhất ở Châu Mỹ La tinh [24]. Việc tìm ra tỷ lệ mất rừng và nguyên nhân mất rừng rất quan trọng trong việc giảm thiểu các hoạt động phá rừng, từ đó là cơ hội giảm thải khí nhà kính vào khí quyển. Theo thống kê năm 2009 tại Indonesia, tỉ lệ phá rừng là 2 triệu hecta mỗi năm, bằng khoảng 1/3 tổng số phá rừng trên thế giới, tương đương với lượng 2 tỉ tấn carbon thải vào khí quyển. Theo những nhà giao dịch tín dụng trên thị trường carbon thì Indonesia có thể có khả năng giảm phá rừng rất nhiều so với hiện nay mà không gây ảnh hưởng vào tốc độ phát triển kinh tế và tiết kiệm được từ 1 đến 1,5 tỉ tấn carbon [21]. Việc quản lý yếu kém tài nguyên rừng gây ra những hậu quả nghiêm trọng tại nhiều nước trên thế giới. Tác giả Nguyễn Đức Hiệp (2009) cho rằng sự suy thoái rừng là do quản lý không đúng và yếu kém các rừng được dùng trong sản xuất lấy gỗ. Trên thế giới có khoảng 350 triệu hecta rừng ẩm nhiệt đới được dùng để khai thác gỗ. Khoảng 25% các rừng này là do cộng đồng làng xã địa phương hay các dân tộc bản địa quản lý coi sóc. Trong các rừng sản xuất, chỉ có một số loại cây được dùng để lấy gỗ do thị trường cần. Tuy nhiên, việc chặt hạ nhầm cây bài chặt và làm đổ, gây thiệt hại các cây rừng xung quanh do trình độ yếu kém của công nhân và thiếu bản đồ thiết kế khai thác vẫn xảy ra phổ biến. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy nếu hoạch định hành trình khai thác gỗ thích hợp lý và công nhân được huấn luyện chặt cây ngã đúng hướng thì sẽ tránh khỏi 50% hay hơn nữa sự thiệt hại các cây rừng khác. Cũng theo tác giả này, trong các khảo cứu lâu dài và trên bình diện lớn ở Malayxia, trong các rừng khai thác gỗ không được hoạch định và hướng dẫn tốt
  13. 5 thì mỗi hecta mất đi hơn 100 tấn carbon hấp thụ. Sau hơn 30 năm, thời gian có thể trở lại rừng để khai thác lại gỗ ở cùng địa điểm khi rừng phục hồi, thì số lượng carbon tồn trữ ở khu rừng được quản lý khai thác tốt có ít nhất là 30 tấn/hecta cao hơn số lượng carbon ở khu rừng khác. Quản lý đúng trong khai thác rừng nhiệt đới hiện nay sẽ giúp chúng ta giữ lại ít nhất 0,16 giga tấn carbon mỗi năm. Đây là số lượng carbon rất lớn [21]. Theo tổ chức CIFOR, ở nhiều quốc gia, con người phá rừng nhiệt đới để chuyển sang đất canh tác cây nông nghiệp, cây công nghiệp va sử dụng cho mục đích khác. Điều này xảy ra do nhiều nguyên nhân: thiếu quy hoạch sử dụng đất bền vững, phát triển nông nghiệp, những thay đổi trong quyền sử dụng đất đai, thiếu sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính, luật thuế chưa phù hợp, các chương trình tái định cư, xây dựng đường xá, khai thác khoáng sản bừa bãi, xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi ít chú ý đến bảo vệ môi trường, sức ép dân số, tham nhũng. Các nhân tố xã hội ảnh hưởng đến tài nguyên rừng ở mức độ khác nhau giữa các quốc gia. Chính sách kinh tế vĩ mô, khủng hoảng kinh tế, phát triển cơ sở hạ tầng, tình hình chính trị tại từng nơi, văn hóa bản địa…tất cả đóng vai trò quyết định dẫn đến tỷ lệ mất rừng ở mỗi quốc gia. Ở các nước Đông Nam Á, lợi nhuận thu được từ khai thác gỗ hợp pháp và bất hợp pháp là nguyên nhân mất rừng quan trọng nhất. Tỷ lệ mất rừng liên quan trực tiếp với giá cả các nông sản thương mại như cà phê và dầu cọ. Ở châu Mỹ La tinh, phần lớn diện tích rừng bị mất đi được chuyển đổi sang đồng cỏ chăn nuôi gia súc để đáp ứng nhu cầu về thịt và sữa. Tại các nước Nam Á và Trung Phi, phần lớn diện tích rừng mất đi được chuyển sang trồng cây lương thực, thực phẩm. Để hạn chế mất rừng, CIFOR cũng đưa ra nhiều giải pháp. Khi rừng bị xâm hại bởi những đối tượng như người khai thác hoặc các nhà máy lớn thì
  14. 6 rất cần đến sự tham gia trực tiếp của người dân bản địa trong việc quản lý rừng nơi họ sống. Giải pháp này mang lại hiệu quả cao trong bảo vệ rừng. Chiến lược khác là hạn chế những chính sách quốc gia hay vùng miền nhằm mở rộng các loại hình sử dụng đất khác, như mở đường, chương trình tái định cư và trợ cấp xăng, chất đốt. Những đối tượng khai thác tài nguyên rừng cũng cần chủ động giảm tác động xấu đến tài nguyên rừng. Họ cần được khuyến khích hạn chế khai thác trắng và sử dụng các kỹ thuật khai thác tác động thấp để đảm bảo duy trì chất lượng rừng cũng như thu nhập lâu dài từ rừng. Vì người dân bản địa là nhân tố quan trọng đằng sau những chuyển biến tích cực của rừng nên các chiến lược cần tập trung giúp họ có được thu nhập cao và bền vững hơn từ rừng. Bao gồm chi trả trực tiếp cho các nỗ lực bảo tồn rừng. Mặc dù có nhiều nỗ lực vận động người dân và các chính phủ ra những quyết định loại hình sử dụng đất một cách thích hợp, nhiều cánh rừng nhiệt đới vẫn tiếp tục biến mất. Tuy nhiên, mức độ và quy mô của quá trình mất rừng đã được kiểm soát hơn những năm gần đây [26]. Ngày 5/10/ 2010, Liên hợp quốc (LHQ) đã công bố nghiên cứu “Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu” trên 233 nước và khu vực trên thế giới nhằm cảnh báo đa dạng sinh học rừng đang bị lâm nguy trên phạm vi toàn cầu do tốc độ mất rừng, suy thoái rừng và diện tích rừng nguyên sinh giảm quá nhanh trên thế giới. Trong thời gian từ năm 2000-2010, mỗi năm diện tích rừng bị chuyển đổi thành diện tích đất nông nghiệp và các mục đích sử dụng khác, hoặc bị mất do các nguyên nhân tự nhiên đã giảm từ 16 triệu hécta trong những năm 90 của thế kỷ trước xuống còn 13 triệu hécta. Diện tích rừng nguyên sinh toàn cầu với các hệ sinh thái đa dạng và phong phú nhất về các loài sinh vật, với khoảng 1,4 tỷ hécta, chiếm 36% tổng diện tích rừng toàn cầu, cũng giảm trung bình hàng năm
  15. 7 hơn 40 triệu hécta, với tốc độ 0,4% mỗi năm. Khu vực Nam Mỹ bị mất rừng nguyên sinh lớn nhất, sau đó là châu Phi và châu Á. Nghiên cứu trên chỉ rõ các mối đe doạ khác đối với đa dạng sinh học rừng là do việc quản lý rừng không bền vững, biến đổi khí hậu, cháy rừng, thảm hoạ tự nhiên, dịch bệnh, do sự phá hoại của các loài côn trùng và các sinh vật xâm thực. LHQ còn cảnh báo hiện trạng săn bắn vì mục tiêu thương mại do nhu cầu tiêu dùng ở các thành phố cũng đang đẩy nhiều loài vật hoang dã tới nguy cơ tuyệt chủng trong tương lai. Tình trạng này sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu các nước không thực hiện những biện pháp hiệu quả để ngăn chặn [22]. Theo Gabrielle KissinGer, Martin Herold, Veronique de sy (2012), nguyên nhân trực tiếp được nhắc tới trong báo cáo bao gồm nguyên nhân dẫn đến mất rừng và nguyên nhân dẫn đến suy thoái rừng. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa và sản xuất nông nghiệp sinh nhai, khai khoáng, phát triển cơ sở hạ tầng, đô thị hóa là nguyên nhân trực tiếp gây mất rừng. Những hoạt động như khai thác gỗ, cháy không kiểm soát, chăn thả gia súc trong rừng, và khai thác củi và sản xuất than củi là những nguyên nhân gây suy thoái rừng (Hosonuma et al., 2012) [24]. Những đánh giá về nguyên nhân gây mất rừng (Hình 1.1a) và suy thoái rừng (Hình 1.1.c) tầm quốc gia đã được đưa ra, nghiên cứu trên 3 châu lục, bao gồm châu Phi, châu Mỹ La Tinh và vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc châu Á.
  16. 8 châu Phi châu Cận châu Phi châu Cận châu Phi châu Cận Mỹ La nhiệt Mỹ La nhiệt Mỹ La nhiệt tinh châu Á tinh châu Á tinh châu Á a. Tỷ lệ phần trăm mức độ b. Tỷ lệ tính theo diện tích thể c. Tỷ lệ mức độ quan trọng quan trọng của các nguyên hiện mức độ quan trọng của các của các nguyên nhân gây suy nhân mất rừng. nguyên nhân mất rừng. thoái rừng. Hình 1.1. Đánh giá mức độ quan trọng của các nguyên nhân gây mất rừng tại 46 quốc gia (Nguồn: Hosonuma và cộng sự, 2012) Cũng theo báo cáo này, nông nghiệp hàng hóa (bao gồm cả chăn nuôi) là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến mất rừng tại châu Mỹ, liên quan đến 2/3 tổng diện tích rừng đã mất tại đây. Ở châu Phi và các quốc gia nhiệt đới, cận nhiệt đới tại châu Á, nông nghiệp hàng hóa dẫn đến khoảng 1/3 diện tích rừng đã mất và tương đương với tỷ lệ của sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp. Hàng thập kỷ, con người nhìn nhận rằng sự gia tăng số lượng nông dân và điền chủ là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. Gần đây, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các cá nhân trong lĩnh vực thương mại đóng vai trò lớn hơn trong việc việc chuyển đổi đất rừng để canh tác nông nghiệp. Tại nhiều quốc gia,
  17. 9 đặc biệt là khu vực Amazon và Đông Nam Á, nông nghiệp hàng hóa vượt qua nông nghiệp tự cung tự cấp trong tác động làm mất rừng và suy thoái rừng (Boucher và cộng sự, 2011). Ở những quốc gia này, việc các doanh nghiệp nông nghiệp tổng hợptăng cường hoạt động sản xuất sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế (chăn nuôi bò, trồng đậu nành và trồng cọ lấy dầu) là nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng trước những năm 1990 (Rudel và cộng sự, 2009; Boucher và cộng sự, 2011). Khai thác củi, sản xuất than củi và chăn thả gia súc manh mún trong rừng là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến suy thoái rừng tại nhiều nơi của châu Phi. Trong khi đó, nhiều nơi ở các quốc gia trên các châu lục khác, suy thoái rừng bị chi phối chủ yếu do khai thác chọn thô gỗ nhằm mục đích thương mại. Báo cáo cũng đưa ra những nguyên nhân gián tiếp gây mất rừng. Nguyên nhân gián tiếp bao gồm những ảnh hưởng qua lại của dân số, kinh tế, kỹ thuật - công nghệ, tổ chức và các yếu tố văn hóa xã hội (Geist and Lambin, 2002). Tăng trưởng kinh tế dựa trên xuất khẩu các hàng hóa thiết yếu và sự gia tăng nhu cầu gỗ và sản phẩm nông sản trên toàn cầu là nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng của hệ thống các nước nhiệt đới (Rademaekers và cộng sự, 2010). Những số liệu viễn thám gần đây, kết hợp với xu hướng phát triển kinh tế và dân số cho thấy sản xuất nông nghiệp nội địa và nông nghiệp xuất khẩu là một trong những nguyên nhân cơ bản gât mất rừng nhiệt đới (DeFries và cộng sự, 2010). Sự gia tăng dân số có tương quan mật thiết với sự gia tăng nhu cầu về đất sản xuất; gỗ củi; sự tiếp cận dễ dàng với rừng do sự phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông; giao khoán đất rừng; sự phát triển của kỹ thuật canh tác và sự gia tăng nhu cầu lâm sản (Rademaekers và cộng sự, 2010).
  18. 10 Sự quản lý yếu kém, tham nhũng, chính sách đất đai bấp bênh, và thiếu quy hoạch giám sát tài nguyên thiên nhiên là những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng (Rademaekers và cộng sự, 2010). Một phân tích về các nguyên nhân gián tiếp được thực hiện trên 31 quốc gia REDD+ R-PPs, chỉ ra rằng tại nhiều quốc gia (93% số quốc gia), sự tổ chức và chính sách quản lý các lâm phần còn yếu, vẫn còn chồng chéo, xung đột trong cácchính sách lâm nghiệp, vẫn xảy ra các hoạt động vi phạm pháp luật lâm nghiệp (do việc thực thi pháp luật yếu kém). Sự gia tăng dân số là nguyên nhân gián tiếp phổ biến tiếp theo (tại 51% số quốc gia), tiếp đó là do đói nghèo (48%), quyền sở hữu đất không rõ ràng (48%). 41% số quốc gia cho rằng sự tác động của thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường hàng hóa, giá cả, và sự đầu tư trực tiếp từ nước ngoài là nguyên nhân gián tiếp chủ yếu [23]. Peterson, D.L. và cộng sự (trong Price, M.F và Butt, N., 2000) thảo luận về các nhân tố liên quan đến suy thoái rừng trong đó tập trung phân tích ba nhân tố tự nhiên tác động đến suy thoái rừng ở đầu nguồn là cháy, gió bão và địa mạo. Các tác giả cũng thừa nhận rằng các nhân tố khác cũng rất quan trọng nhưng chỉ ảnh hưởng ở quy mô nhỏ trong không gian [7]. Nhìn chung, những phân tích nguyên nhân đã có phổ biến chỉ dựa trên những nghiên cứu trên phạm vi khu vực, vùng lãnh thổ (Geist and Lambin, 2002) hoặc những đánh giá tổng quan về mất rừng trên phạm vi châu lục hay toàn thế giới (DeFries và cộng sự, 2010, Rademaekers và cộng sự, 2010), rất ít phân tích tập trung vào nguyên nhân mất rừng của từng quốc gia.Mặc dù vậy, một số nguồn tài liệu gần đây có quan tâm đến những quốc gia có những hoạt động sẵn sàng cho REDD+, điều này cho phép chi tiết hơn những đánh giá nguyên nhân mất rừng và suy thoái rừng ở mức độ quốc gia.
  19. 11 1.2. Tại Việt Nam Ở trong nước, đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra nguyên nhân dẫn đến mất rừng và suy thoái rừng cũng như những mức độ ảnh hưởng của các tác nhân khác nhau đến tài nguyên rừng. Nhiều nghiên cứu cũng đưa ra được những giải pháp cụ thể cho từng đối tượng. Theo Donovan D., Rambo A.T, Fox, Lê Trọng Cúc, Trần Hữu Viên (1997) đã đề cập đến các sản phẩm từ rừng và sức ép của người dân địa phương vào rừng. Các tác giả chỉ ra rằng: Diện tích rừng tự nhiên ở miền núi phía Bắc Việt Nam đã giảm sút nghiêm trọng do khai thác gỗ, củi và các lâm sản khác như: Tre, nứa, nấm, cây dược liệu, động vật hoang dã và được xem như là nguồn sinh kế chủ yếu của người dân miền núi [5]. Theo Phạm Bình Quyền và cộng sự (2002), ở vùng núi phía Bắc, các nguyên nhân trực tiếp và sâu xa làm suy thoái đa dạng sinh học bao gồm: tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cao, tập quán canh tác nông nghiệp truyền thống (du canh, du cư) và săn bắn, sản xuất hiệu quả thấp trong cơ chế quản lý của hợp tác xã nông nghiệp. Tất cả các nguyên nhân này đã tác động mạnh mẽ đến đa dạng sinh học, tài nguyên rừng từ trước giữa những năm 1980. Trong khi đó, ở Tây Nguyên và miền Trung Trường Sơn, sự suy thoái đa dạng sinh học, tài nguyên rừng chủ yếu trong thời kỳ đổi mới, nguyên nhân là tỷ lệ tăng dân số cơ học cao (do di dân trong kế hoạch và di dân tự do), khai thác gỗ phục vụ cho nhu cầu kiến thiết và xuất khẩu cũng như việc xâm lấn rừng mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp xuất khẩu (chủ yếu là Cà phê). Để khắc phục các nguyên nhân này, các tác giả đưa ra các khuyến nghị: kết hợp một cách chặt chẽ công tác bảo vệ với các kế hoạch phát triển kinh tế; quản lý tốt các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia với chiến lược tạo cơ hội phát triển kinh tế và không đối lập với các cộng đồng sống trong các khu vực này…[13].
  20. 12 Cùng một mục đích, nhiều tác giả khác cũng đưa ra giải pháp khác nhau phát triển rừng dựa trên những khó khăn, ưu thế, thách thức, cơ hội riêng của từng địa phương. Theo Trần Ngọc Lân (2002) và các cộng sự, có 3 yếu tố khó khăn trở thành những thách thức đối với sự phát triển vùng đệm Pù Mát là: - Dân chúng địa phương sẽ không được phép tiếp tục khai thác rừng và du canh như trước đây. - Sự kém hiệu quả của hình thức quản lý rừng tư nhân và sự suy thoái của quản lý rừng cộng đồng. - Hiện trạng đói nghèo, thu nhập rất thấp của dân địa phương với nguồn thu nhập chủ yếu từ khai thác lâm sản, trồng trọt, chăn nuôi; tỷ lệ tăng dân số cao, trình độ văn hóa còn thấp. Từ đó, các tác giả nhận định muốn phát triển vùng đệm cần dựa trên cơ sở cộng đồng, dựa vào người dân bản địa có quyền lợi từ rừng, không chỉ nhằm mục đích bảo vệ khu bảo tồn mà còn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội cộng đồng địa phương. Giải pháp phát triển bao gồm sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quản lý rừng, đa dạng sinh hóa các hình thức quản lý rừng/đất rừng; quản lý bền vững đa dạng sinh học; áp dụng phương thức sử dụng đất dốc bền vững và những chính sách hỗ trợ của nhà nước [9]. Hà Đình Nhật (2002) đúc rút kinh nghiệm tổ chức xây dựng và bảo vệ vườn Quốc gia Yok Đôn thông qua giảm thiểu áp lực của người dân vào vườn Quốc gia Yok Đôn và xóa đói giảm nghèo, nâng cao năng lực cho cộng đồng trên địa bàn đã đề xuất 7 nhóm giải pháp chính bao gồm: Mở mang xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã vùng đệm, chuyển giao kỹ thuật công nghệ cây trồng, xây dựng vườn ươm cho các hộ đồng bào, xây dựng mô hình trang trại, xây dựng mô hình định canh định cư, khoán quản lý bảo vệ rừng, đưa đồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2