intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện Trị An, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là xác định được những đặc điểm quan trọng của đất bán ngập và phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập, góp phần đánh giá sức sản xuất ở vùng bán ngập ven hồ thủy điện Trị An. Cung cấp dẫn liệu về thực trạng sử dụng đất bán ngập và đề xuất được một số ứng dụng cho việc sử dụng hợp lý đất bán ngập tại khu vực nghiên cứu. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện Trị An, tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP 2012 * NGUYỄN VĂN THÚY LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGHIÊN CỨU PHÂN CHIA ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA ĐẤT BÁN NGẬP TẠI VÙNG VEN HỒ THỦY ĐIỆN TRỊ AN, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP * NGUYỄN VĂN THÚY Đồng Nai, 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN THÚY NGHIÊN CỨU PHÂN CHIA ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA ĐẤT BÁN NGẬP TẠI VÙNG VEN HỒ THỦY ĐIỆN TRỊ AN, TỈNH ĐỒNG NAI CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM VĂN ĐIỂN Đồng Nai, 2012
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Đồng Nai, ngày 14 tháng 4 năm 2012 Người viết cam đoan Nguyễn Văn Thúy
  4. ii LỜI CẢM ƠN Sau khi hoàn thành chương trình học tập giai đoạn 2009 - 2011; được sự đồng ý của khoa Sau đại học, Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp:"Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện Trị An, tỉnh Đồng Nai”. Trong quá trình học tập, tác giả đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban Giám đốc Cơ sở 2 trường Đại học Lâm nghiệp, các thầy cô giáo trường Đại học Lâm nghiệp, trong những năm qua đã nhiệt tình truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức, đặc biệt là phương pháp nghiên cứu khoa học. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc trước sự quan tâm, giúp đỡ qúy báu đó. Hoàn thành được luận văn này là công sức rất lớn của PGS.TS. Phạm Văn Điển. Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự chỉ dẫn chân tình của Thầy trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Nhân dịp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến bạn bè đồng nghiệp, đến gia đình và người thân đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành chương trình học tập nâng cao kiến thức về chuyên môn. Mặc dù đã bản thân đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm chưa nhiều nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp quí báu của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để bản luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đồng Nai, ngày 14 tháng 4 năm 2012 Tác giả Nguyễn Văn Thúy
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................iii DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ............................................................................ vii ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................... 3 1.1. Trên thế giới ..................................................................................................................... 3 1.2. Ở Viêṭ Nam ..................................................................................................................... 6 Chương 2 ............................................................................................................. 13 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 13 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 13 2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................................... 13 2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 14 2.4.1. Phương pháp kế thừa ............................................................................................ 14 2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiê ̣p ..................................................................... 15 2.4.3. Phương pháp phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập ..................................... 20 2.4.4. Phương pháp chấm điểm các nhân tố cấu thành điều kiện lập địa .................... 25 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................... 27 3.4.5.1. Công tác chuẩn bị ............................................................................................ 27 3.4.5.2. Tính diện tích các dạng lập địa ....................................................................... 28 3.4.5.3. Các bước chuẩn bị trước khi phân tích đấ t ..................................................... 28 3.4.5.4. Vẽ bản đồ thành quả, viết thuyết minh bản đồ dạng lập địa ........................... 29 ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU................................ 30 3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................ 30 3.1.1. Vị trí địa lí............................................................................................................... 30 3.1.2. Điạ hình.................................................................................................................. 31 3.1.3. Khí hậu ................................................................................................................... 31 3.1.3.1. Khí hậu miền Đông Nam Bộ ............................................................................ 31 3.1.3.2. Khí hậu Đồng Nai ............................................................................................ 32 3.1.3.3. Chế độ thủy văn ............................................................................................... 33 3.1.4. Lưu vực sông Đồ ng Nai và lưu vực sông La Ngà ................................................ 35 3.1.4.1. Lưu vực sông Đồ ng Nai ................................................................................... 35 3.1.4.2. Lưu vực sông La Ngà ....................................................................................... 37 3.2. Đă ̣c điể m kinh tế , xã hô ̣i .............................................................................................. 38 3.2.1. Đặc điểm cơ bản xã Mã Đà ................................................................................... 38 3.2.1.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên ............................................................................................ 39 3.2.1.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội............................................................................... 39 3.2.1.3. Sự tác động trên đấ t bán ngập xã Mã Đà ........................................................ 40 3.2.2. Đặc điểm cơ bản xã Thanh Bình .......................................................................... 42
  6. iv 3.2.2.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 42 3.2.2.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội............................................................................... 43 3.2.2.3. Sự tác động trên đấ t bán ngập xã Thanh Bình ................................................ 43 Chương 4 ............................................................................................................. 45 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................ 46 4.1. Đặc điểm thuỷ văn ta ̣i hồ Tri An ̣ ................................................................................ 46 4.2. Đặc điểm điạ hình vùng bán ngâ ̣p ................................................................................. 48 4.2.1. Độ dố c ..................................................................................................................... 48 4.2.2. Tình trạng đấ t vùng bán ngập ............................................................................... 52 4.3. Đặc điểm đấ t vùng bán ngập ...................................................................................... 53 4.3.1 Thố ng kê, mô tả các loại đấ t trên điạ bàn nghiên cứu .......................................... 53 4.3.2. Độ dầy tầng đất và tỷ lệ đá lẫn .............................................................................. 55 4.3.3. Dinh dưỡng đất ...................................................................................................... 55 4.3.4. Thành phần cơ giới................................................................................................ 56 4.4. Đặc điểm thảm thưc̣ vâ ̣t vùng bán ngập .................................................................... 58 4.5. Phân chia điề u kiêṇ lâ ̣p điạ đất bán ngập.................................................................. 60 4.5.1. Thuyế t minh bản đồ dạng lập điạ .......................................................................... 61 4.5.1.1. Những thông tin cơ bản trên bản đồ ................................................................ 61 4.5.1.2. Thuyế t minh bản đồ lập đi ̣a ............................................................................. 62 4.6. Đề xuất ứng dụng trong sử dụng đất bán ngập ........................................................ 66 4.6.1. Đối với dạng lập địa không thuận lợi ................................................................... 68 4.6.2. Đối với dạng lập địa có tiềm năng......................................................................... 68 Chương 5 ............................................................................................................. 72 KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ .............................................................. 73 5.1. Kết luận ......................................................................................................................... 73 5.3. Kiến nghị ....................................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. vii PHẦN PHỤ BIỂU ............................................................................................... xi
  7. v VIẾT TẮT TT Tên đầy đủ Chữ viết tắt 1 Cộng tác viên CTV 2 Diê ̣n tích DT 3 Đại học Lâm nghiệp ĐHLN 4 Đấ t bán ngập ĐBN 5 Đô ̣ 0 6 Gam G 7 Hecta Ha 8 Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam KHLNVN 9 Kilomet Km 10 Kilomet vuông km2 11 Khu bảo tồn Thiên nhiên KBTTN 12 Khu bảo tồn Thiên nhiên – Văn hóa Đồng Nai KBTTN - VH ĐN 13 Khí tượng thuỷ văn KTTV 14 Lớn hơn > 15 Mét m 16 Nhà xuấ t bản nông nghiêp̣ NXBNN 17 Nhà xuấ t bản NXB 18 Nhà xuấ t bản Khoa ho ̣c kỹ thuâ ̣t NXBKHKT 19 Nhỏ hơn < 20 Thành phần cơ giới TPCG 21 Thứ tự TT 22 Xã X 23 Centimetes cm
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 2.1 Bố trí phẫu diê ̣n phụ ta ̣i khu nghiên cứu 18 2.2 Tổ hợp các yếu tố cấu thành lập địa khu nghiên cứu 24 2.3 Phân chia da ̣ng lâ ̣p điạ trên đất bán ngập 25 2.4 Điểm số xác định cho các tiêu chí của điều kiện lập địa 26 2.5 Xác định cấp tiềm năng lập địa 27 2.6 Đánh giá cấp tiềm năng dạng lập địa đất bán ngập 27 3.1 Lươ ̣ng mưa các năm trong khu vực nghiên cứu 34 3.2 Thố ng kê các loài cây trồ ng trên đất bán ngâ ̣p xã Mã Đà 41 3.3 Thố ng kê loài cây trồ ng trên đất bán ngập xã Thanh Bình 44 4.1 Diễn biế n mực nước hồ Tri ̣An từ (2008 – 2011) 46 4.2 Diê ̣n tić h và loa ̣i đất phân theo cấ p độ dố c 51 4.3 Thố ng kê các loa ̣i đấ t trên điạ bàn nghiên cứu 53 4.4 Mô ̣t số chỉ tiêu dinh dưỡng đấ t ta ̣i vùng bán ngâ ̣p 56 4.5 kết quả phân tích thành phần cơ giới đất 57 4.6 Thống kê các dạng lập địa trên đất bán ngập 61 4.7 Đánh giá tiềm năng các da ̣ng lâ ̣p điạ 62 4.8 Đề xuấ t hướng sử dụng các dạng lập địa 67 4.9 Đề xuất trồng cây nông nghiệp trên đất bán ngập 70 4.10 Đề xuất trồng cây lâm nghiệp trên đất bán ngập 72
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình, đồ thị Trang 2.1 Hệ thống phân chia lập địa vùng bán ngâ ̣p 14 3.1 Lưu vực sông Đồ ng Nai và sông La Ngà 35 3.2 Bản đồ hiện trạng đất bán ngập x: Mã Đà, x: Thanh Bình 38 4.1 Bản đồ cấp độ dốc khu nghiên cứu 50
  10. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hồ Trị An được khởi công vào năm 1984, hoàn thành việc ngăn đập vào năm 1987. Khi chưa ngăn đập mực nước sông Đồng Nai còn ở mức thấp dưới 10 mét. Năm 1991 nhà máy được hoàn thành với 4 tổ máy phát điện, tổng công suất thiết kế 400 MW, sản lượng điện trung bình hàng năm 1,7 tỉ KWh . Tại thời điểm này các thông số kỹ thuật về hồ được xác định như sau: Hồ có dung tích toàn phần 2,765 km³, dung tích hữu ích 2,547 km³, diện tích mặt hồ 323 km². Mực nước cao nhất theo thiết kế công trình là giới an toàn từ mốc 62 m trở xuống, mực nước chết của hồ được xác định ở mức 50 m. Sự biến đổi mực nước trong hồ luôn theo mùa: vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, nước lũ từ thượng nguồn đổ về làm nước hồ dâng cao, nhiều năm vượt qua cao trình 62 m; để bảo vệ công trình, nhà máy tiến hành xả lũ qua đập tràn. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhà máy thực hiện chế độ tích nước và điều tiết lượng nước trên hồ qua các tổ máy phát điện. Sự lên xuống của mực nước hồ theo chu kỳ đã hình thành một vùng đất bán ngập phân bố ở độ cao bình quân từ 50 - 62 m. Theo kết quả khảo sát, đánh giá sơ bộ của các cơ quan chức năng: vùng bán ngập của hồ Trị An có khả năng thực hiện các hoạt động canh tác nông nghiệp được xác định từ cao trình 60 - 62 m, thuộc địa bàn của 4 huyện: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán có diện tích tới 1500 ha. Sự hình thành vùng bán ngập là do sự quản lý và điều tiết của con người. Nằm trong vùng có đặc điểm tự nhiên mưa nhiều tập trung theo mùa, thảm thực vật ít; vùng bán ngập đứng trước mấy vấn đế cần được quan tâm là: - Tiềm năng lớn chưa được quy hoạch sử dụng có cơ sở khoa học.
  11. 2 - Vùng bán ngập trải dài qua nhiều xã, có tiềm năng sử dụng khác nhau, nhưng chưa có công trình nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập. Hiện nay một số vùng có độ dốc lớn luôn chịu ảnh hưởng của sóng nên có nguy cơ sạt lở cao. Thực tra ̣ng một bộ phận người dân vẫn thường xuyên canh tác nông nghiệp nhưng không có biện pháp bảo vệ đất, đã góp phần làm tăng tình trạng xói mòn bồi lấp tại lòng hồ. Việc tìm cách sử dụng đất bán ngập vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp sao cho có hiệu quả, đồng thời bảo vệ hạn chế những tác hại tiềm tàng ở khu vực là rất cần thiết. Để có thể giải quyết một phần những vấn đề nêu trên, công việc cần làm là phân chia điều kiện lập địa. Phương hướng chung cần thực hiện là điều tra, khảo sát xác định các đặc điểm vùng bán ngập, phân chia điều kiện lập địa và định hướng cho việc sử dụng. Xuất phát từ những vấn đề cần được giải quyết thuộc vùng bán ngập lòng hồ thủy điện Trị An, đề tài: "Nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa đất bán ngập tại vùng ven hồ thủy điện Trị An, tỉnh Đồng Nai” đã được thực hiện.
  12. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Trên thế giới, việc nghiên cứu về lập địa được quan tâm ở những nước phát triển, các nhà khoa học đã đưa ra các khái niệm về lập địa như sau: Lập địa theo tiếng Đức là “Standort” được ghép từ hai chữ “Stand” có nghĩa là trạng thái, còn “Ort” có nghĩa là địa phương, vậy danh từ Stanort có nghĩa là hoàn cảnh tự nhiên ở một địa phương, hay địa bàn cụ thể nào đó. Tiế ng Anh lập địa là Site, tiếng Pháp “Station” (dẫn theo Ngô Đình Quế 2011) [22]. Có nhiều định nghĩa về lập địa nhưng có thể hiểu bản chất của khái niệm: “Lập địa là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố của ngoại cảnh ảnh hưởng tới sinh trưởng của sinh vật mà chủ yế u là thực vâ ̣t”. Lập địa theo nghĩa hẹp bao gồm 3 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và lập địa theo nghĩa rộng bao gồm 4 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thế giới động thực vật [8]. Nói tới lập địa, cần đề cập 2 vấn đề chính: (i) vị trí địa lý của lập địa; (ii) điều kiện môi trường tồn tại ở một vị trí nhất định. Trong lâm nghiệp, lập địa được hiểu là lập địa rừng (forert site). Đơn vị cơ bản của lập địa là dạng lập địa, là một khu đất có vị trí xác định và có sự đồng nhất tương đối về từng nhân tố cấu thành nên nó gồm: khí hậu, địa hình, đất, thảm thực vật. Dạng lập địa là đơn vị cuối cùng của hệ thống phân vị lập địa. Tập hợp những dạng lập địa giống nhau gọi là: Nhóm dạng lập địa hoặc là Loại hình dạng lập địa [8]. Khi nghiên cứu về lập địa các nhà khoa học trên thế giới đã định hướng xác định kết quả lập địa phân chia theo 2 phương pháp là:
  13. 4 - Phân chia lập địa để đánh giá chất lượng tiềm tàng của nó. Theo mục tiêu này các nhân tố cấu thành lập địa sẽ được sử dụng để phân chia lập địa và chia thành các thang bậc nhất định, sau đó tổ hợp lại sẽ xác định được các đơn vị lập địa cần phân chia. Hướng này không trực tiếp gắn với loài cây trồng cụ thể nào đó. - Phân chia lập địa theo mức độ thích hợp của loài cây trồng. Theo mục tiêu này, mức độ thích hợp của loài cây với điều kiện lập địa được biểu thị thông qua các chỉ tiêu mong đợi gắn với từng mục đích kinh doanh rừng cụ thể, như sản lượng gỗ, tăng trưởng tầng cây gỗ, sản lượng và chất lượng quả, sản lượng và chất lượng nhựa. Hướng này trực tiếp gắn với từng loài cây cụ thể dự định đem trồng. Trên thế giới việc nghiên cứu lập địa ở môi trường trên cạn được đánh giá là khá phát triển; phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phân vùng lập địa hoặc phân khu sinh thái và đánh giá tiềm năng cho sự ổn định và phát triển. Dương Kế Cảo (1993) cùng các cô ̣ng sự đã phân vùng lâ ̣p địa mô ̣t khu rô ̣ng lớn (100.000 km2) thuô ̣c Đông Bắ c Trung Quố c và đã chia vùng này thành 6 cấ p phân vi ̣ lâ ̣p địa như sau: cấp khu lập điạ (Site region), cấ p á khu lâ ̣p điạ (Site subregion), tiểu khu lập địa (Site type district), nhóm kiểu lâ ̣p điạ (Group of site type), kiể u lâ ̣p điạ (Site type) (dẫn theo Ngô Đình Quế 2011) [22]. Năm 1981, Dent.D & Young A [39] khi nghiên cứu lập địa ở George Allen & Unwin thuộc London nước Anh, tác giả đã khảo sát đất trên cơ sở xét đến yếu tố khí hậu, đá mẹ, loại đất, quá trình phát triển của đất và điều kiện thoát nước; từ đó phân chia thành các dạng lập địa khác nhau, định hướng chung cho việc sử dụng bền vững. Phương pháp nghiên cứu lập địa trên cơ sở trạng thái rừng cũng được nghiên cứu phổ biến ở một số nước. Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố cấu
  14. 5 thành dạng lập địa như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và thành phần thực vật chỉ thị hiện có, các trạng rừng khác nhau thì có một kiểu đặc trưng của dạng lập địa cũng khác nhau, từ đó có thể đánh tiềm năng của lập địa là điều kiện tồn tại và phát triển của trạng thái rừng, dự báo diễn biến tài nguyên rừng. Theo Blagovidov đă ̣c điể m quầ n hê ̣ thực vâ ̣t rừng hình thành phu ̣ thuô ̣c vào các yế u tố khí hâ ̣u, đá me ̣ hình thành đấ t, điạ hình và mức đô ̣ thoát nước. Trong mô ̣t vùng mà yế u tố khí hâ ̣u tương đố i đồ ng nhấ t thì lâ ̣p điạ đươ ̣c phân chia dựa vào 3 yế u tố là đá me ̣ hình thành đấ t, điạ hình và mức đô ̣ thoát nước. (dẫn theo Nguyễn Văn Khánh 1976) [12]. Năm 2007, Viện nghiên cứu đất của Indonesia và Trung tâm Nông lâm thế giới [44], đã nghiên cứu và phân chia lập địa tại quận Aceh Barat District. Nội dung cơ bản là phân chia điều kiện lập địa trên cơ sở xem xét nhân tố cấu thành lập địa như: địa hình, khí hậu, sinh vật và sự tác động của con người; từ đó đề xuất định hướng cho việc sử dụng đất có hiệu quả lâu dài, bền vững. Phương pháp điều tra lập địa và phân chia lập địa theo mức độ thích hợp của loài cây trồng cũng được quan tâm nghiên cứu ở một số nước. Khi nghiên cứu vùng lãnh thổ phía nam, các nhà khoa học lập địa Trung Quốc đưa ra phương án loại hình lập địa cho việc nghiên cứu loài Sa mộc trên 14 tỉnh ở miền nam (dẫn theo Ngô Đình Quế 2011) [22]. Điều tra lập địa và phân chia điều kiện lập địa ở những vùng ngập nước trên thế giới chưa được quan tâm. Hiện tại một số nước có diện tích ngập nước rất lớn, diện tích này chủ yếu được dùng vào việc bảo tồn. Ở Canada [41] từ (1994 - 2001) đã xây dựng kế hoạch chiến lược 25 năm cho các vùng ngập nước lưu vực Great Lakes. Mục tiêu lâu dài của kế hoạch là để bảo tồn ổn định sinh thái cho khu vực có diện tích 30000 ha trong lưu vực Great Lakes năm 2020.
  15. 6 Ở Wyoming thuộc Australia có 280591 vùng đất ngập nước với tổng diện tích 371758 ha, được phân thành 222 cụm. Đất ngập nước ở Australia có vai trò quan trọng điều hòa lũ lụt, là môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã; trong đó có đến 67% vùng đất ngập nước được phân loại tạm thời phục vụ cho công việc bảo tồn và khôi phục nguồn Gen đã bị suy giảm [40]. 1.2. Ở Viêṭ Nam So với nhiều nước trên thế giới, việc nhiên cứu về lập địa và phân chia điều kiện lập địa ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu của thập kỷ 60. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là xác định điều kiện lập địa của các trạng thái thảm thực vật rừng hiện có. Năm 1964, Fridlan đã phân chia các nhóm đất và đánh giá điều kiêṇ sinh thái của đất rừng dựa trên cơ sở thảm thực vâ ̣t rừng. Thomasius (1965) trên cơ sở đấ t và độ ẩm đã chia ra 150 vùng sinh trưởng ở Viêṭ Nam. Năm 1984 trên cơ sở điều kiêṇ khí hâ ̣u, đấ t, kinh tế , ErichVaclav (1978) đã phân chia Viêṭ Nam thành 9 vùng kinh tế lâm nghiê ̣p. Năm 1978 Trertov cũng đưa một hê ̣ thố ng phân loại đất rừng cho rừng mưa nhiêṭ đới của Viêṭ Nam trên cơ sở tư liệu của Thái Văn Trừng và Thomasius (dẫn theo Ngô Đình Quế 2008) [ 20, tr.5]. Hai công trình phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam Trần Ngũ Phương [15] và Thái Văn Trừng [32] có đề câ ̣p tới các nhân tố phát sinh thảm thực vâ ̣t rừng, về bản chấ t đã xét đến các yế u tố lâ ̣p điạ trong đó có đề cập nhân tố khí hâ ̣u, đấ t đai và điạ hiǹ h. Năm 2011 khi nghiên cứu điều kiện lập địa, trường đại học Hohenheim nước Đức đã khẳng định tại tỉnh Thừa Thiên Huế có tiềm năng phát triển ngành lâm nghiệp [46]. Phương pháp điều tra lập địa và phân chia lập địa theo mức độ thích hợp của loài cây trồng bước đầu thực hiện ở Việt Nam ở thập kỷ 60. Năm 1960, phương pháp điều tra lâ ̣p điạ tổ ng hơ ̣p của Đức đươ ̣c du nhâ ̣p vào Viê ̣t Nam, với
  16. 7 mu ̣c tiêu xác đinh ̣ loa ̣i hình thực vâ ̣t và cho ̣n loa ̣i cây đáp ứng cho viê ̣c trồ ng rừng thích hơ ̣p cho các dạng lập địa [12]. Trong lĩnh vực quản lý về chuyên môn, Viê ̣n Điề u tra Quy hoa ̣ch rừng [34], đã xây dựng quy trình điều tra lập điạ (1971, 2000), xác đinh ̣ da ̣ng lâ ̣p điạ với 6 yếu tố: dạng đại khí hâ ̣u, da ̣ng đấ t, da ̣ng điạ thế , da ̣ng trung khí hậu, da ̣ng nước ngầ m và nước đo ̣ng, da ̣ng tra ̣ng thái. Trên cơ sở đó các da ̣ng lâ ̣p điạ đươ ̣c bản đồ hóa và ký hiêụ theo quy đinh. ̣ Viêc̣ xác đinh ̣ da ̣ng lâ ̣p điạ được coi là ở cấ p vi mô có thể xây dựng bản đồ lâ ̣p điạ tỉ lê ̣ 1/10.000 hay 1/5000 áp dụng cho các dự án trồng rừng ta ̣i các điạ điể m cu ̣ thể . Khi nghiên cứu về lập địa rừng TS. Ngô Đình Quế [20] đã nhận định: đánh giá, phân loa ̣i và xây dựng bản đồ đấ t rừng là yêu cầ u đầ u tiên cho bấ t kỳ kiể u quản lý rừng nào. Chất lươ ̣ng lâ ̣p điạ đươ ̣c xác đinh ̣ như tổ ng số của tấ t cả các nhân tố ảnh hưởng khả năng của rừng tới năng suấ t của cây hoă ̣c thực vâ ̣t khác. Võ Văn Hồng và Trần Văn Hùng [11], đã nhận định các nhân tố lập địa ảnh hưởng đến sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng cũng như lâm phần, là kết quả tác động tổng hợp của các nhân tố nội tại và ngoại cảnh. Các nhân tố có ảnh hưởng là: khí hậu (lượng mưa, nhiệt độ, ẩm độ), địa hình (độ dốc, độ cao), thổ nhưỡng (loại đất, độ dầy), thảm thực vật (thích nghi với điều kiện sinh thái), sự tác động của con người (độ tàn che, chăm sóc, bảo vệ…). Phân chia lập địa theo mức độ thích hợp cây trồng là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị lập địa. Đỗ Đình Sâm và ctv (2005) [24], đã xác định tiêu chuẩn thích hợp loài dầu con rái Dipterocarpus alatus, thích hợp cho phương thức trồng rừng hỗn loài với cây bản địa; trồng hỗn loài với loài cây phù trợ cụ thể như sau: thành phần cơ giới
  17. 8 thích hợp là cát pha hay thịt nhẹ; độ dốc 15 - 25; độ dày tầng đất 50 - 100 cm; độ cao 300 - 500 m, trạng thái thực vật Ib, lượng mưa bình quân năm 1500 - 2000 mm. Đặc tính lý hóa của đất đối với loài vên vên Anisoptera costata phân bố tự nhiên tại một số vùng ở Đông Nam Bộ có đặc điểm sau: pH = 4,2 - 4,6; hàm lượng mùn 1,51 - 3,3 và một số tiêu chí khác như: P2O5; K2O ở mức cao; Al+++; H+; Ca++; Mg++ trao đổi khá (2,8 - 4,4 me/100g đất), thành phần cơ giới thích hợp là thịt nhẹ. Ngô Đình Quế (2003) [19] nhận xét tiêu chuẩn thích hợp khí hậu, đất đai của loài sao đen Horea ocdorata ở Đông Nam Bộ, tác giả cho rằng rất thích hợp trong điều kiện: lượng mưa > 2000mm/ năm; độ cao < 100 m; loại đất Fk, Xp; độ dốc < 15; độ dày tầng đất > 100 cm; trạng thái thực vật Ic. Ít thích hợp trong điều kiện: lượng mưa 1000 - 1500; độ cao 300 – 800 m; loại đất Fq, Fa, Xs; độ dốc 25 – 35o; độ dày tầng đất < 50 cm; trạng thái thực vật Ib. Không thích hợp trong điều kiện: lượng mưa < 1000 mm; độ cao > 800 m; loại đất E; độ dốc > 350; độ dày tầng đất < 30 cm, tỷ lệ đá lẫn > 50%; trạng thái thực vật Ia. Theo thông tư số: 03/2012/TT - BTNMTHà Nội, ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài nguyên & Môi trường đã đưa ra khái niệm về đất bán ngập như sau: Đất vùng bán ngập là phần diện tích đất thuộc vùng lòng hồ thủy điện, thủy lợi nhưng không bị ngập nước thường xuyên, thời gian bị ngập nước trong năm tùy thuộc vào quy trình vận hành của từng hồ nhưng không quá sáu (06) tháng, thời điểm ngập xác định được. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích đất ngập mặn và đất phèn khá lớn. Năm 2003 Ngô Đình Quế và các cộng sự đã nghiên cứu phân chia lập địa theo mức độ thích hợp cây trồng ở vùng đất ngập mặn và đất phèn, nhằm khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm; đồng thời đưa ra
  18. 9 các mô hình trồng rừng phòng hộ, lâm - ngư kết hợp ở rừng ngập mặn, nông - lâm - ngư kết hợp ở rừng tràm, cùng một số đề xuất về kinh tế xã hội [18]. Hiện nay ở Việt Nam nhu cầu về nguồn năng lượng điện để phát triển kinh tế và xã hội ngày càng cao; để đáp ứng nguồn năng lượng này nhiều nhà máy thủy điện được xây dựng thì hàng ngàn ha đất ngập nước và bán ngập nước được hình thành. Hiện trạng sử du ̣ng đất bán ngập ở các hồ thuỷ điê ̣n chưa đươ ̣c quan tâm nên phầ n lớn vẫn là đất trố ng. Ở góc độ quản lý đất bán ngập thuộc dạng cấm tác động hoặc hạn chế tác động. Sự tác động trên vùng đất bán ngập hiện nay chủ yếu mang tính tự phát của người dân điạ phương như: viê ̣c trồ ng cấ y mô ̣t số loài cây nông nghiê ̣p ngắ n ngày khi nước rút hay các hoạt động liên quan đến đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Trong những năm gần đây ở Việt Nam bước đầu đã có đề tài nghiên cứu trên đất bán ngập các hồ nhân tạo. Lê Sỹ Việt, Phạm Văn Điển (2001): “Hiện trạng sử dụng đất vùng bán ngập ở hồ thuỷ điện Hoà Bình”[36], là tiền đề cho các bước nghiên cứu tiếp theo với mục tiêu khôi phục hệ sinh thái đất ngập nước. Lê Sỹ Việt, Phạm Văn Điển (2004). “Kết quả bước đầu phục hồi rừng trên đất bán ngập lòng hồ Hoà Bình”[37]. Đề tài: “Thử nghiệm phục hồi rừng trên đất bán ngập ven lòng hồ Hòa Bình”của Lê Sỹ Việt (2006) [38], mu ̣c tiêu là phân chia điều kiện lập địa theo mức độ thích hợp của cây tràm úc. Về ứng du ̣ng đã trồ ng thử nghiệm thành công loài Tràm úc Melaleuca leucadendra trong điề u kiêṇ bán ngâ ̣p, đề tài đã khẳ ng đinh ̣ loài Tràm úc có khả năng chịu ngập cao. Hiện nay nhiều địa phương đã quan tâm đến cảnh quan và môi trường sinh thái ở những vùng ngập nước thường xuyên hay bán ngập. Các đề tài cấp tỉnh đã thực hiện việc trồng thử nghiệm một số loài cây có khả năng chịu được trong điều kiện ngập nước; việc nghiên cứu phân chia điều kiện lập địa, đánh giá tiềm
  19. 10 năng đất bán ngập hiện tại chưa có công trình nghiên cứu. Năm 2007, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Phước triển khai đề tài: “Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng Tràm Melaleuca cajuputi trên đất Bazan bán ngập lòng hồ thuỷ điện Thác Mơ” [28]. Sau 3 năm nghiên cứu trồng thử nghiệm 40 ha, kết quả ban đầ u đươ ̣c đánh giá có nhiề u triể n vo ̣ng về thành công khôi phu ̣c hê ̣ sinh thái rừng trên vùng đấ t bán ngâ ̣p hồ thuỷ điê ̣n Thác Mơ. Năm 2005, Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ tỉnh Hà Tiñ h [6] đã trồng thử nghiệm cây tràm úc Madlueca leucadendra tại vùng bán ngập hồ Kẻ Gỗ với diện tích 5 ha, mật độ trồng 10000 cây/ ha thuộc nội dung đề tài nghiên cứu khoa học của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Sau 5 năm cây sinh trưởng khá tốt, chiều cao đạt từ 4 - 6 m, đường kính đạt 4 - 5cm, thân thẳng, cành lá xanh tốt thể hiện sự thích nghi cao trong môi trường mới. Năm 1995 lâm trường Mã Đà nay thuộc Khu bảo tồ n Thiên nhiên - Văn hoá Đồ ng Nai (KBTTN - VHĐN) [ 14]; trồng thử nghiệm 3,0 ha loài cây Tràm Melaleuca cajuputi ta ̣i vùng bán ngâ ̣p trên đấ t phù sa cổ ven hồ Tri ̣ An. Sau 10 năm diê ̣n tích còn 2.2 ha cây sinh trưởng khá tốt, mâ ̣t đô ̣ hiêṇ tại 1800 cây / ha, điều quan tro ̣ng là dưới tán rừng không thấ y sự tồ n ta ̣i của loài cây Mai dương Mimosa pigra. Hiê ̣n ta ̣i đã xuấ t hiêṇ thế hê ̣ cây tái sinh có mâ ̣t đô ̣ khoảng 5000 cây / ha, cây sinh trưởng và phát triể n khá tố t. Viêc̣ trồ ng thử nghiê ̣m cây Tràm Melaleuca cajuputi của KBTTN - VHĐN trên đấ t bán ngâ ̣p hồ Tri ̣An thuộc xã Hiếu Liêm, hiện nay chưa có đánh giá về hiêụ quả kinh tế và lơ ̣i ích đố i với môi trường cũng như sự sinh trưởng và phát triể n của loài cây này trong môi trường mới.
  20. 11 *Thảo luận: Trên thế giới nghiên cứu lập địa được thực hiện từ rất lâu. Tuy nhiên ở mỗi nước lại có những phương pháp nghiên cứu khác nhau. Ở Đức tồn tại hai phương pháp tiếp tiếp cận trong nghiên cứu là: Phân kiể u lâ ̣p điạ và Phân vùng lập địa. Về phân vùng lập địa được đánh giá có ưu điểm hơn vì các mối quan hệ với lập địa đã được xem xét trong mô ̣t không gian nhấ t định. Ở Liên Xô cũ phân vùng lập địa lấy yếu tố khí hậu đồng nhất để phân chia lập địa, trong đó dựa vào 3 yế u tố là đá me ̣, điạ hiǹ h và mức đô ̣ thoát nước.Trung Quốc cũng áp dụng phân vùng lập địa, trong vùng lại chia thành 6 cấp phân vi ̣ lâ ̣p điạ khác nhau. Nhìn chung các phương pháp nghiên cứu trên thế giới đều hướng tới phân vùng lập địa với mục địch sử dụng hợp lý, lâu dài và bền vững. Ở Việt Nam nghiên cứu lập địa bắt đầu phát triển mạnh từ năm 1960; các chuyên gia nghiên cứu đã kế thừa kinh nghiệm và kiến thức về lập của các nước trên thế giới. Thành quả ban đầu là Phân vùng và phân khu sinh trưởng; hê ̣ thố ng phân vị lâ ̣p địa gồ m 4 cấ p được xác lập: Vùng sinh trưởng, Khu sinh trưởng, Phạm vi bức khảm và Dạng lâ ̣p đia.̣ Về góc độ quản lý để thống nhất một quy trình chung, Viê ̣n Điều tra Quy hoạch rừng đã xây dựng Quy trình điề u tra lâ ̣p địa (1971, 2000), xác định dạng lập điạ với 6 yế u tố : da ̣ng đại khí hâ ̣u, da ̣ng đấ t, dạng điạ thế , da ̣ng trung khí hậu, da ̣ng nước ngầm và nước đo ̣ng, da ̣ng tra ̣ng thái. Da ̣ng lâ ̣p điạ đươ ̣c bản đồ hóa và ký hiêụ theo quy đinh. ̣ Hiện nay một số tỉnh thành trong nước đã có thành quả công trình nghiên cứu xây dựng bản đồ quy hoạch lập địa cấp I hoặc cấp II như ở tỉnh Lạng Sơn, Long An [22]. Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Phân chia lập địa theo mức độ thích hợp cây trồng: Phạm Văn Điển (2008) phân chia điều kiện lập địa thích hợp cho loài Giổi xanh (Michelia mediocris),(dẫn theo Phạm Văn Điển 2010) [8].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0