intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu phân loại chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm cung cấp cơ sở khoa học trong nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) nói riêng và chi trong họ Long não (Lauraceae) nói chung. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu phân loại chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP NGUYỄN VĂN LÝ NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI LONG NÃO (CINNAMOMUM SCHAEFF. ) TẠI VIỆT NAM Ngành: Quản lý tài nguyên rừng Mã ngành: 60.62.02.11 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS. TS. HOÀNG VĂN SÂM Hà Nội, 2016
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, toàn bộ nội dung, kết quả nghiên cứu trong luận văn tốt nghiệp của tôi là hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 20116 Tác giả Nguyễn Văn ý
  3. ii LỜI CẢM ƠN Được sự nhất trí của Trường Đại học Lâm nghiệp và Hội đồng xét duyệt đề cương, tôi đã tiến hành thực tập Luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu phân loại chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) tại Việt Nam”. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường, ban Giám đốc trung tâm Đa dạng sinh học và toàn thể các thầy, cô giáo, các cán bộ của trung tâm Đa dạng sinh học và khoa Quản lý tài nguyên rừng và Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập, đặc biệt là PGS. TS. Hoàng Văn Sâm đã dành nhiều thời gian, giúp đỡ tận tình để tôi sớm hoàn thành Luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn Phòng Sau đại học, các Giáo sư, Tiến sĩ hợp tác giảng dạy tại khoa Sau đại học. Xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ công nhân viên tại các VQG và các Viện, Trường, Trung tâm đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra nghiên cứu ngoài thực địa và tại phòng tiêu bản để hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia liên quan đã tận tình giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình thực hiện Luận văn. Do điều kiện thời gian có hạn, mặc dù bản thân đã nỗ lực, cố gắng hết mình nhưng chắc chắn Luận văn không tránh khỏi những tồn tại, thiếu sót. Cá nhân tôi kính mong tiếp tục nhận được ý kiến góp ý của các thầy, cô, các nhà khoa học, các đồng nghiệp để Luận văn của tôi được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn./. Hà Nội, ngày 9 tháng 6 năm 2065 TÁC GIẢ Nguyễn Văn Lý
  4. iii MỤC LỤC Lời cam đoan......................................................................................................i Lời cảm ơn........................................................................................................ii Mục lục.............................................................................................................iii Danh mục các từ viết tắt....................................................................................v Danh mục các bảng..........................................................................................vi Danh mục các hình..........................................................................................vii ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................... 1 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................. 2 1.1. Nghiên cứu trên thế giới: ...................................................................... 2 1.2. Nghiên cứu về họ Long não và chi Long não tại Việt Nam .................. 2 Chương 2. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 8 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 8 2.2. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 8 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 8 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8 2.4.1. Phương pháp lý thuyết ..............................................................................8 2.4.2. Phương pháp thực nghiệm .......................................................................8 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 12 3.1. Tổng kết về phân loại họ Long não (Lauraceae) cũng như chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) ........................................................................... 12 3.1.1. Vị trí của họ Long não (Lauraceae) ...................................................... 12 3.1.2. Phân loại chi Long não (Cinnamomum) tại Việt Nam ......................... 13 3.2. Bộ cơ sở dữ liệu về hình thái, sinh thái, phân bố, giá trị sử dụng và tình trạng bảo tồn các loài thuộc chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) .......... 33 3.2.1. Đặc điểm chung về họ Long não ........................................................... 33 3.2.2. Đặc điểm chung chi Long não............................................................... 34
  5. iv 3.4. Khóa tra cho các loài thường gặp trong chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) ở Việt Nam ................................................................................ 69 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa 1. ALCRVN Át lát cây rừng Việt Nam Trung tâm Đa dạng sinh học – Trường Đại học 2. VNF lâm nghiệp 3. CCVN Cây cỏ Việt Nam 4. CR Critically Endangered - Rất nguy cấp 5. DD Data Deficient – Thiếu dữ liệu 6. EN Endangered - Nguy cấp 7. HN Viện sinh thái & Tài nguyên Sinh vật 8. HNU Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội Danh lục đỏ các loài có nguy cơ bị diệt vong của 9. IUCN Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên thế giới 10. LC Least Concern – Ít quan tâm 11. NC Near Threatened - Sắp bị đe dọa 12. Nxb Nhà xuất bản 13. QS Quan sát 14. SĐVN Sách đỏ Việt Nam 15. TL Tài liệu 16. TB Tiêu bản 17. TNCGVN Tài nguyên cây gỗ Việt Nam 18. VQG Vườn quốc gia 19. VU Vulnerable - Sẽ nguy cấp 20. VFM Viên Điều tra Quy hoạch rừng
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang Danh lục các loài thuộc chi Long Não ở Việt Nam 3.1. 14 (Trích Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II,2003) DANH MỤC CÁC HÌNH TT Tên hình Trang 3.1 Cinnamomum balansae Lecomte, 1913 22 3.2 Cinnamomun bejolghota (Buch – Ham.) Sweet, 1826 25 3.3 Cinnamomum bonii Lecomte, 1913 27 3.4 Cinnamomum burmannii (Ness & T. Ness) Blume, 1826 30 3.5 Cinnamomum burmannii (Nees) BL. var. angustifolium 31 (Hemsl.) Allen, 1864 3.6 Cinnamomum cambodianum Lecomte 33 3.7 Cinnamomum camphora ( L.) J.Presl, 1825 36 3.8 Cinnamomum Caryophyllus S. Moore, 1925 38 3.9 Cinnamomum cassia (L.) J.Presl, 1825 41 3.10 Cinnamomum curvifolium Nees, 1836 43 3.11 Cinnamomum glaucescens (Nees) Hand.-Mazz. 1936 45 3.12 Cinnamomum iners (Reinw. Ex Nees & T. Nees) Blume, 1826 47 3.13 Cinnamomum longepetiolatum Kosterm. apud phamh. 1991 49 3.14 Cinnamomum loureirii Ness. 1836 51 3.15 Cinnamomum mairei H.Lév. 1914 53 3.16 Cinnamomum parthenoxylon (Jack) Meisn. 1864. 56 3.17 Cinnamomum polyadelphum (Lour.) Kosterm. 1988 58 3.18 Cinnamomum subavenium Miq, 1858 60 3.19 Cinnamimum Subpenninervium Kosterm. sec. Phamh. 1991 62 3.20 Cinnamomum tamala (Buch. – Ham.) T. Nees & C.H. Eberm. 64 3.21 Cinnamomum tonkinensis A. Chev. 1918 67 3.22 Cinnamomum verum J.Presl, 1825 69
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là quốc gia có tính ĐDSH cao trên thế giới. Cho đến nay, đã thống kê được 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch, khoảng 1.030 loài rêu, 2.500 loài tảo và 826 loài nấm (Nguyễn Nghĩa Thìn 2007),. Hơn nữa, hệ thực vật Việt Nam có mức độ đặc hữu cao, với số loài đặc hữu chiếm khoảng 33% số loài thực vật ở miền Bắc Việt Nam (Pocs Tamas, 1965) và hơn 40% tổng số loài thực vật toàn quốc (Thái Văn Trừng, 1970), nhiều loài có giá trị kinh tế, sinh thái và bảo tồn cao. Các loài trong họ Long não (Lauraceae) đã được mô tả có 241 loài thuộc 23 chi chiếm vai trò quan trọng trong hệ thực vật Việt Nam (Phạm Hoàng Hộ,1999). Ở nước ta trước đây đã có một số tác giả nghiên cứu về họ Long não, hầu hết những nghiên cứu đó chỉ chủ yếu là mô tả mà chưa đi sâu nghiên cứu Khóa tra cho từng loài... Trải qua thời gian về phân loại vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau nên cho tới nay thì danh pháp và vị trí một số taxon đã có sự thay đổi nên tổng số loài trong chi Long não trên thế giới thay đổi trong giới hạn rất rộng (từ 150-250 loài). Tên khoa học của một số loài còn bị lẫn lộn. Việc phân loại các loài trong chi Long não nói riêng và thực vật nói chung, làm rõ mối quan hệ thân thuộc giữa chúng, không những có tầm quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tiển rất lớn. Xu hướng hiện nay của các nhà khoa học trên thế giới đang tập trung nghiên cứu không chỉ về Sinh thái, Tài nguyên thực vật, Di truyền chọn giống,...mà đặc biệt là tìm kiếm những hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học có thể ứng dụng trong lĩnh vực y dược và thực phẩm... Nhờ phân loại mà sự đa dạng của giới hữu cơ trở thành nghiên cứu được đối với các ngành khoa học sinh vật khác. Xuất phát từ ý nghĩa trên, để góp phần vào việc nghiên cứu phân loại thực vật Việt Nam, đồng thời để nâng cao sự hiểu biết về các taxon và hoàn thành chương trình đào tạo thạc sỹ, được sự đồng ý của nhà trường, tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu phân loại chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) tại Việt Nam” với mong muốn góp phần phục vụ công tác nghiên cứu ứng dụng và hoàn thành chương trình đào tạo.
  9. 2 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Nghiên cứu trên thế giới: Trên thế giới họ Long não là một họ lớn có nhiều ý nghĩa. Đối với Trung Quốc thì họ này là một trong 20 họ lớn nhất, có mức đa dạng cao và pham vi phân bố rộng (Lu, 2001) [17]. Trong thực tế, ấn phẩm thực vật chí của ba nước đông dương Việt Nam, Lào và Cambodia về họ Long não chưa được xuất bản. Theo Li et al., 2008, (ấn phẩm thứ 7 thực vật Trung hoa), họ Long não có 12 chi và 77 loài được phân bố ở Việt Nam. Tuy nhiên trong họ này Có ba chi Cassytha, Dehaasia, Endiandra chỉ phân bố ở Đài Loan mà chưa từng gặp ở Việt Nam. Tạp chí (Flora of Hong Kong, 2007), tập I đã ghi nhận được họ Long não có 9 chi với tổng số 48 loài, trong đó chi Long não có 7 loài [19]. Do vậy những nghiên cứu sâu về phân loại họ Long Não là vô cùng cần thiết để có thể đưa ra con số chính xác về số loài của họ này hiện có ở Việt Nam. Sự phát triển của Phân loại học thực vật gắn liền với sự phát triển của toàn bộ tri thức về thực vật của con người. Có thể chia quá trình lịch sử của Phân loại học thực vật thành 3 thời kỳ: 1.2. Nghiên cứu về họ Long não và chi Long não tại Việt Nam Họ Long não (Lauraceae) là một họ thực vật quan trọng, có giá trị kinh tế cao của Việt Nam. Người ta sử dụng thực vật của họ Long não cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm gỗ thương phẩm, dược phẩm và đặc biệt nhiều loài cây trong họ này có rất nhiều tinh dầu đã được triết xuất để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. - Họ Long não (Lauraceae) có khoảng 55 chi và trên 2.500 loài phân bố rộng khắp thế giới, chủ yếu trong các khu vực nhiệt đới, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á và Brasil. Chúng chủ yếu là các loại cây thường xanh thân gỗ hay cây bụi có hương thơm, nhưng chi Sassafras và một hoặc hai chi khác là
  10. 3 các loại cây sớm rụng, còn Cassytha (tơ xanh) là chi chứa các loài dây leo sống ký sinh. Các loại cây thân gỗ trong họ Long não chiếm ưu thế trong các khu rừng nhiệt đới.[10] - Sách Đỏ Việt Nam, (2007) Họ Long não có 8 loài thuộc diện nguy cấp cần bảo vệ là: Bộp quả bầu dục (Actinodaphne ellipticibacca); Khuyết nhị hải nam (Endiandra hainamensis); Re trắng quả to (Phoebe macrocarpa); Dẹ lô tung (Potameia lotungensis) và 4 loài trong chi Long não là: Gù hương (Cinnamomum balansae); Re cam bốt (C. cambodianum); Re hương (C. Parthenoxylon); Kháo xanh (C. paniculata).[2] - Trong cuốn giáo trình Thực vật rừng trường Đại học Lâm nghiệp của tác giả Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2006), thì họ này gồm 50 chi và 2000 loài phân bố ở á nhiệt đới và nghiệt đới, trong dó Việt Nam có 13 chi và trên 100 loài và đã giới thiệu một cách tổng quát về họ Long Não và mô tả đặc điểm hình thái, sinh học, sinh thái, phân bố, giá tri và khả năng kinh doanh bảo tồn của 7 loài trong họ Long Não tại Việt Nam. Về phân loại họ Long não gồm cây gỗ lớn hoặc nhỏ, ít khi là dây leo Trong thân thường có tế bào chứa dầu thơm. Cành non thường xanh. Chồi có nhiều vẩy bọc Lá đơn mọc cách không có lá kèm. Hoa lưỡng tính hoặc đơn tính khác gốc, ít khi tạp tính, mẫu 3. Hoa tự tán hoặc viên chùy ở đầu cành hoặc nách lá. Bao hoa chưa phân hóa rõ đài và tràng thường hợp gốc thành ống nhỏ đỡ hoặc bao lấy quả; nhị 4 vòng, bao phấn mở bằng nắp, vòng nhị trong cùng thường thoái hóa. Trong hoa lưỡng tính bao phấn ở 2 vòng nhị ngoài cùng hướng trong, vòng nhị thứ 3 thường có tuyến ở gốc. Trong hoa đơn tính 3 vòng nhị thường hướng ngoài. Nhụy gồm 1-3 lá noãn, tạo thành bầu 1 ô, chứa 1 noãn. Quả mọng hay quả hạch, gốc có đế mập hoặc có đài bao bọc. [4]
  11. 4 - Trong cuốn Cây cỏ Việt Nam tập II của tác giả Phạm Hoàng Hộ, 2003 Đã vẽ hình và mô tả được họ Long não gồm 21 chi với 274 loài, trong đó chi Long não có 43 loài, chiếm số lượng lớn thứ 2 trong họ. [7] -Trong cuốn Tres of Laos and Viet Nam (Hoàng Văn Sâm, K. Nanthavong & P.J.A. KeBler, (2004) đã xây dựng khóa định loại cho 4 loài trong chi Long não là: C. Aromaticum; camphora; glaucescens; iners. [16] - Nguyễn Tiến Bân (1997) trong cuốn “Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam” đã giới thiệu về họ Long Não như sau: Gỗ với lá đơn mọc cách, không có lá kèm, hoặc hiếm khi là cỏ ký sinh không có lá (Cassytha). Hoa thường mẫu 3 (ít khi mẫu 5 hay mẫu 2). Rất đặc trưng bởi bộ nhị nhiều (nhưng là bội số của phiến bao hoa), họp thành những bó 3 nhị, trong đó 2 nhị bên thường tiêu giảm thành nhị lép hay tuyến mật và bởi bao phấn mở bằng 2 hoặc 4 van. Với khoảng 50 chi trên 2000 loài, phân bố ở nhiệt đới và cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở Đông Nam Á và Brazin. Ở Việt Nam có 21 chi: Actinodaphne, Alseodaphne, Beilschmiedia, Caryodaphnopsis, Cassytha, Cinnadenia, Cinnamomum, Cryptocarya, Endiandra, Haasia (Dehaasia), Laurus, Lindera, Litsea, Machilus, Neocinnamomum, Neolitsea, Nothaphoebe, Persea, Phoebe, Potameia (Syndiclis), Sassafras; khoảng 245 loài. Chi Cassytha có khi được tách thành họ Cassythaceae.[1] - Triệu Văn Hùng, (2000) Tên cây rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, đã thống kê được 26 loài trong chi Long não. -Trong cuốn Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam do PGS. TS. Lã Đình Mỡ (chủ biên) và các cộng sự, 2001 Long não (Cinnamomum) là một chi lớn trong họ Long não (Lauraceae), gồm tới 250 loài, phân bố từ vùng đại lục châu Á đến khắp vùng Đông Nam Á, Australia và khu vực Tây Thái Bình Dương. Tại miền Nam châu Mỹ chỉ có một số ít loài, nhưng riêng khu vực Malesian đã phát hiện được khoảng 90 loài. Đến nay mới chỉ có khoảng 150
  12. 5 loài đã được nghiên cứu ở những chừng mực nhất định về từng khía cạnh khác nhau. Ở nước ta số loài thuộc chi Long não rất phong phú và đa dạng. Trong cuốn Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II, Nguyễn Kim Đào (2003) đã thống kê được 44 loài, 1 thứ (chiếm 17,6% tổng số loài của chi Cinnamomum trên toàn thế giới và bằng 48,9% số loài ở khu vực Malesian). Về mặt phân loại thực vật họ Long não bao gồm các cây thân gỗ có cành non mầu xanh, vỏ có mùi thơm, thường có chồi ngủ đông. Lá thường mọc cụm đầu cành, có 3 gân chính hay hệ gân đơn giản. Hoa mẫu 3, bao phấn mở cửa sổ, thường có nhị lép và tuyến mật ở gốc chỉ nhị. Quả thường có đài dính liền phát triển thành dạng đấu dưới quả. [10] Nghiên cứu đầy đủ nhất về họ Long não là công trình của Nguyễn Kim Đào (2003). Tác giả đã nghiên cứu về đa dạng và phân bố của các loài trong họ Lauraceae ở các khu vực khác nhau trên cả nước. Kết quả được tổng hợp và giới thiệu trong "Danh lục các loài thực vật Việt Nam" với 265 loài thuộc 21 chi. Theo các tài liệu tập “Cây cỏ Việt nam” của Phạm Hoàng Hộ, 1999-2003 và "Tài nguyên cây gỗ Việt Nam" của Trần Hợp, 2002, họ Long não có những đặc điểm như sau: - Dạng sống: Các chi thuộc họ này thường gặp là những cây gỗ lớn (C. parthenoxylon), gỗ trung bình hay gỗ nhỏ (Lindera aggregata), có khi cây bụi (L. viridis), ít khi là dây leo ký sinh (chi Cassytha). Cây thường sống lâu năm. - Dạng thân: Thân gỗ, hiếm khi thân bò (chỉ có 2 loài Cassytha capillaris, C. filiformis), thường có thân tròn, rất hiếm khi gặp thân vuông hay có cạnh. Cây có thể phân cành nhiều hay ít. Nhánh và cành non thường tròn, không có lông, một số có lông (L. glutinosa), hay có cạnh (Endiandra firma). Lông bao phủ thường là màu nâu xám, sôcôla, hoặc lông mịn lúc non. Cành non màu xanh, thường có chồi ngủ đông. Trong thân có tế bào tiết dầu thơm, vì thế vỏ thường có mùi thơm.
  13. 6 - Lá: Thường gặp là lá đơn nguyên, mọc cách, ít khi mọc đối, kích thước lớn nhỏ khác nhau, có nhiều hình dạng như hình bầu dục tròn dài (C. magnificum), bầu dục dài (Persea mollis) hay thon hẹp (Beilschmiedia poilanei, L. elongata); gốc lá chót buồm hay hình tròn hoặc nhọn; chóp lá có thể nhọn hay tù hay dạng kéo dài; lá thường chụm ở chót nhánh, mép lá nguyên; gân lá hình lông chim (L.umbellata) hay có 3 gân chính từ gốc giống như gân hình cung (C. sericans) hay hệ gân đơn giản; lá nhẵn hay chỉ có lông ở một mặt hoặc có lông ở cả 2 mặt, thường có màu nâu; không có lá kèm; lá có tế bào tiết dầu thơm. - Cụm hoa: Hoa nhỏ mọc thành cụm, hình chùy hay hình xiêm tán giả ở đầu cành hay ở nách lá (C. camphora, L.glutinosa). Hoa thường hướng lên ngọn. - Hoa: Thường gặp là hoa đều, mẫu 3, lưỡng tính, có khi đơn tính. Bao hoa 6 mảnh, xếp 2 vòng. Nhị 9 xếp 3 vòng, đôi khi có thêm 1 vòng nhị lép ở gốc chỉ nhị, nhị thường mang 2 túi mật. Bao phấn 2-4 ô, mở bằng lỗ nắp đậy. Bộ nhụy thường có một lá noãn (đôi khi 3 dính lại) tạo thành bầu 1 ô. - Quả: Thuộc loại quả hạch hay quả mọng, thường có đài dính liền phát triển thành dạng đấu dưới quả, hay đế hoa lớn bao quanh lấy quả trông như bầu dưới; quả thường không lông, xoan hoặc tròn. Nhiều loài trong họ Long não được khai thác và sử dụng vào các mục đích khác nhau như: - Nhóm cây làm thuốc: Quế thanh (Cinnamomum cassia), Quế rừng (C. iners), Bộp lá xoan ngược (Actinodaphne obovata), Bời lời chanh (Litsea cubeba),… - Nhóm cây cho gỗ: Quế bời lời (C. polydelphum), Bời lời trung bộ (L. griffithi var. annamensis), Quế thanh (C. cassia), Re hương (C. balansae) - Nhóm cây cho tinh dầu: khá phong phú với một số đại diện như: Re cuống dài (C. longepetiolatum), Quế thanh (C. cassia), Long não (C. camphora), Bời lời nhớt (L. glutinosa), Bời lời đắng (L. umbellata), Re trắng mũi mác (Phoebe lanceolata), Re hương (C. balansae)…
  14. 7 Chương 2 MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu tổng quát: Cung cấp cơ sở khoa học trong nghiên cứu phân loại các loài thuộc chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) nói riêng và chi trong họ Long não (Lauraceae) nói chung. - Mục tiêu cụ thể: + Xây dựng được cơ sở dữ liệu một số loài thuộc chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) tại Việt Nam. + Xây dựng được khóa phân loại một số loài thuộc chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) tại Việt Nam. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Những công trình nghiên cứu về họ Long não (Lauraceae) đặc biệt là về chi (Cinnamomum Schaeff.) trên thế giới và Việt Nam. Các tiêu bản khô của chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) ở Việt Nam được lưu giữ tại các phòng tiêu bản của các viện nghiên cứu và các trường đại học trong nước như: Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật Hà Nội, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, Viện Điều tra Quy hoạch rừng, Trung tâm Đa dạng sinh học – Trường Đại học Lâm nghiệp. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Tổng kết một số quan điểm phân loại họ Long não và chi Long não (Cinnamomum). - Nghiên cứu thành phần loài thực vật thuộc chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) tại Việt Nam. - Xây dựng cơ sở dữ liệu cho một số loài thường gặp thuộc chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) tại Việt Nam.
  15. 8 - Xây dựng khóa tra một số loài trong chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) tại Việt Nam. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp lý thuyết Nghiên cứu tài liệu về họ Long não (Lauraceae Juss.) trong nước và trên thế giới. Những kết quả nghiên cứu, những văn bản có liên quan của các nhà khoa học đã nghiên cứu về các loài thuộc họ Long não và đặc biệt là chi Long não ở Việt Nam trong những năm trước đây. 2.4.2. Phương pháp thực nghiệm Đề tài gồm nhiều vấn đề với những nội dung đa dạng và phong phú. Để đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra cần có cách tiếp cận tổng hợp khoa học kết hợp cả truyền thống và hiện đại. Trong khuôn khổ đề tài có thể phân thành các nhóm phương pháp sau: + Phương pháp nghiên cứu kế thừa tài liệu trong nước và quốc tế + Phương pháp nghiên cứu mẫu tiêu bản trong phòng tiêu bản + Phương pháp chuyên gia + Ứng dựng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu 2.4.2.1. Phương pháp nghiên cứu kế thừa tài liệu trong nước và quốc tế Kế thừa và tham khảo các tài liệu, các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về đa dạng sinh học, thực vật Việt Nam, họ Long Não (Lauraceae Juss.) đặc biệt là chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) 2.4.2.2. Phương pháp nghiên cứu mẫu tiêu bản trong phòng tiêu bản Nghiên cứu tiêu bản tại các phòng thực vật, các bảo tàng thiên nhiên là một trong những công việc quan trọng trong nghiên cứu đa dạng sinh học và phân loại thực vật. Tôi đã tiến hành nghiên cứu tại các phòng tiêu bản sau: 1) Phòng Tiêu bản Trung tâm Đa dạng sinh học (trường Đại học Lâm nghiệp)
  16. 9 2) Phòng Tiêu bản thực vật (viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật Hà Nội) 3) Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam (viện Điều tra quy hoạch rừng) 4) Phòng Tiêu bản thực vật (trường Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội) Phương pháp cụ thể được sử dụng là phương pháp hình thái so sánh: Đây là phương pháp kinh điển và phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước tới nay. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng lại dễ dàng trong nghiên cứu do trang thiết bị không phức tạp, dễ sử dụng nhưng vẫn cho kết quả đáng tin cậy. Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu. Trong đó, chủ yếu dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản vì nó ít biến đổi và ít phụ thuộc vào điều kiện của môi trường bên ngoài. Những thực vật càng gần nhau thì càng có nhiều đặc điểm hình thái giống nhau. Nhờ phương pháp này mà nhiều tác giả đã tìm ra các hệ thống phân loại cũng như các hệ thống phát sinh của thực vật. Khi so sánh hình thái của các mẫu vật, phải tuân theo nguyên tắc là chỉ so sánh các cơ quan tương ứng với nhau. Đó là những cơ quan có chung nguần gốc, tuy có thể có sự sai khác đôi chút trong cấu tạo và chức phận. Đồng thời để đảm bảo tính chính xác của phương pháp, chúng tôi chỉ so sánh các cơ quan tương ứng trong cùng một giai đoạn phát triển. Đôi khi các dấu hiệu về hình thái rất phức tạp, vì hiện tượng tiêu giảm một số cơ quan để thích nghi với điều kiện bên ngoài, nên có thể phải sử dụng các phương pháp khác để hỗ trợ nếu cần thiết. Việc nghiên cứu phân loại chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) – Họ Long não (Lauraceae) ở Việt Nam được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Tập hợp, kế thừa, phân tích các tư liệu trong và ngoài nước về chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) – Họ Long não (Lauraceae Juss.) qua đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại của chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) ở Việt Nam.
  17. 10 Bước 2: Nghiên cứu và phân tích các mẫu vật của chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) do các nhà thực vật trong nước và nước ngoài thu thập, được lưu giữ tại các phòng tiêu bản. Trong quá trình phân tích, so sánh và định loại, tôi chủ yếu dựa vào các bản mô tả gốc, các sách chuyên khảo, các bộ Thực vật chí của Việt Nam và các nước xung quanh. Bước 3: Tổng hợp kết quả nghiên cứu và hoàn chỉnh các nội dung khoa học của luận văn. Sau khi tiến hành quan sát ở các phòng tiêu bản, xác định được thành phần các loài thuộc chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) và lập danh lục các loài theo mẫu biểu sau: Chi - Loài Nguồn thông tin Tình TT Tên phổ Tên khoa Quan Tiêu Tài liệu trạng thông học sát bản - Xây dựng khóa định loại chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) tại Việt Nam. Khóa định loại được xây dựng theo kiểu lưỡng phân. Để xây dựng khóa này, tôi đã sử dụng những đặc điểm giống nhau và khác nhau cơ bản của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản. + Mô tả loài gồm: Danh pháp (Tên Việt Nam, Tên khoa học, Tác giả, Năm công bố, Tài liệu dẫn); Đặc điểm hình thái loài dựa trên các đặc điểm của tiêu bản (Thân, Lá, Lá kèm, Hoa, Quả, Hạt); Typus; Sinh học và sinh thái; Phân bố; Giá trị sử dụng (nếu có). Mẫu nghiên cứu; + Ghi chép toàn bộ thông tin có trên tiêu bản và etiket + Chụp ảnh toàn bộ các tiêu bản thuộc đối tượng nghiên cứu. + Kiểm tra và giám định toàn bộ các tiêu bản thuộc đối tượng nghiên cứu.
  18. 11 - Lập khóa tra một loài thường gặp trong chi Long não (Cinnamomum Schaeff.) tại Việt Nam theo phương pháp (Greesink et al 1995, Nguyễn Tiến Bân 1997, Hoàng Văn Sâm et al 2004, Nguyễn Nghĩa Thìn 2005). 2.4.2.3. Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng cơ sở dữ liệu Xây dựng sở dữ liệu sẽ được hợp đồng với chuyên gia về thiết kế web trong đó có tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực thực vật gia về quản lý tài nguyên thiên nhiên nhằm tiện ích nhất cho việc cập nhật, quản lý và chia sẻ thông tin đa dạng sinh học và phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia về công nghệ thông tin trong việc xây dựng trường dữ liệu và cấu trúc cơ sở dữ liệu. Cấu trúc thông tin về loài được áp dụng theo hệ thống chuẩn sau: Tên phổ thông Tên khác Tên la tinh Tên đồng nghĩa Đặc điểm hình thái Đặc điểm sinh học, sinh thái học Phân bố địa lý Giá trị Tình trạng bảo tồn (nếu có) Tài liệu dẫn Hình ảnh minh họa
  19. 12 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đề tài đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu trong nước, ngoài nước và nghiên cứu hệ thống tiêu bản của chi Long Não thuộc họ Long Não tại các phòng thực vật, nhà bảo tàng như Trung tâm Đa dạng sinh học, trường Đại học Lâm Nghiệp; Phòng tiêu bản thực vật – Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật Hà Nội; Phòng tiêu bản thực vật – Viện điều tra quy hoạch rừng; Phòng tiêu bản thực vật – trường Đại học Khoa học Tự nhiên. Kết quả đạt được như sau: 3.1. Tổng kết về phân loại họ Long não (Lauraceae) cũng như chi Long não (Cinnamomum) 3.1.1. Vị trí của họ Long não (Lauraceae Juss.) Bộ (Laurales) - Đa số số sách về thực vật học tại Việt Nam gọi là bộ Long não, nhưng cũng có sách gọi là Bộ Nguyệt quế do tên gọi khoa học của nó lấy theo tên chi điển hình là chi nguyệt quế (Laurus) với loài điển hình là Nguyệt quế (Laurus nobilis L.,1753) mà không lấy theo tên khoa học của chi chứa Quế và Long não là Cinnamomum, là một bộ thực vật có hoa. Thực ra gọi là Long não mới đúng vì trước đây cây Long não được đặt tên là Laurus camphora và Laurus là chi chuẩn của họ này thì lấy tên Long não là đúng, vì hiện nay cây Long não được đổi lại thành Cinnamomum camphora nên họ này lấy lại tên Việt theo loài Nguyệt quế cũng được. Chúng là một trong các nhóm cơ sở của thực vật hai lá mầm, có quan hệ gần gũi với bộ Mộc lan (Magnoliales), có liên quan đến họ này là cây Dẻ (Sasafras) và cây Hồng ngọt (Sweet bay) Bộ này chứa khoảng 2.500-2.800 loài trong 85-90 chi, được đặt trong 7 họ các loài cây thân gỗ và cây bụi. Phần lớn các loài sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, mặc dù có một vài chi có thể sinh trưởng ở vùng ôn đới. Nguồn gốc phát sinh thì các loài cây họ Long não có 2 số thể nhiễm sắc thể cơ bản là x=12 và 2n=24. Tuy vậy những kết quả nghiên cứu gần đây của
  20. 13 Viện khoa hoch kỹ thuật Tây Nguyên (2006-2010) đối với loài Bơ (Persea americana) vẫn phát hiện ra dạng tam bội (3n) và tứ bội (4n). Hệ thống phân loại APG III tháng 10 năm 2009, họ Long não (Lauraceae) thuộc bộ Long não - Laurales Juss. ex Bercht. & J. Persl, cùng với 6 họ khác là Atherospermataceae; Calycanthaceae; Gomrtegaceae; Hernandiaceae; Monimiaceae; Siparunaceae. Trong hệ thống Cronquist (1919-1992) thì bộ Laurales đã bao gồm một tập hợp khác đáng kể gồm 8 họ: Amborellaceae; Calycanthaceae; Gomortegaceae; Hernandiaceae; Idiospermaceae; Lauraceae; Monimiaceae; Trimeniaceae. Trong hệ thống phân loại của Takhtadjan năm 2009, Lauraceae cũng thuộc bộ Long Não Laurales và cùng với 7 họ thực vật khác là: Atherospemataceae; Calycanthaceae; Gomortegaceae; Hernandiaceae; Idiospermaceae; Monimiaceae; Siparunaceae 3.1.2. Phân loại chi Long não (Cinnamomum) tại Việt Nam Theo cuốn Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam 2001. Long não (Cinnamomum) là một chi lớn trong họ Long não (Lauraceae), gồm tới 250 loài, phân bố từ vùng đại lục châu Á đến khắp vùng Đông Nam Á, Australia và khu vực Tây Thái Bình Dương. Tại miền Nam châu Mỹ chỉ có một số ít loài, nhưng riêng khu vực Malesian đã phát hiện được khoảng 90 loài. Đến nay mới chỉ có khoảng 150 loài đã được nghiên cứu ở những chừng mực nhất định về từng khía cạnh khác nhau. Ở nước ta, số loài thuộc chi Long não rất phong phú và đa dạng. Năm 1991, Phạm Hoàng Hộ đã mô tả tóm tắt cho 40 loài, năm 2003 tăng thêm 3 loài nâng tổng số là 43 loài và có hình vẽ minh họa. Nguyễn Kim Đào (1994) đã thống kê được 42 loài, năm 2003 thống kê được thêm 2 loài và một thứ (forma) nâng tổng số loài thống kê được lên 44 loài và 1 thứ (chiếm 17,6% tổng số loài của chi Long não trên toàn thế giới và bằng 48,9% số loài ở khu vực Malesian)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2