intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng phát triển cây cao su tại thị trấn Ít Ong huyện Mường La tỉnh Sơn La

Chia sẻ: Tri Tâm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng gây trồng và khả năng sinh trưởng của giống GT1 và PB 260 trồng khảo nghiệm năm 2007 tại Thị trấn Ít Ong huyện Mường La; đề xuất một số giải pháp phát triển bền vững cao su tại khu vực nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu thực trạng phát triển cây cao su tại thị trấn Ít Ong huyện Mường La tỉnh Sơn La

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã công bố, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn của Hội đồng khoa học. Sơn La, ngày 02 tháng 10 năm2015 Người cam đoan (Tác giả ký và ghi rõ họ tên) Dương Thị Giang
  2. ii LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành tại Trường Đại học Tây Bắc theo chương trình đào tạo Cao học của Trường Đại học Lâm nghiệp, chuyên ngành Lâm học, khoá 21, giai đoạn 2013 - 2015. Trước hết, tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Phạm Minh Toại - người thầy trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức quí báu cho tác giả trong suốt thời gian công tác, học tập cũng như thực hiện luận văn. Xin bày tỏ lòng cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, Khoa Đào tạo Sau đại học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ cho tôi học tập và hoàn thành luận văn. Trân trọng cảm ơn Văn phòng UBND tỉnh - BCĐ Phát triển cây Cao su tỉnh Sơn La, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La, Công ty cổ phần Cao su Sơn La - đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi triển khainghiên cứu nội dung đề tài cũng như thu thập số liệu ngoại nghiệp phục vụ cho luận văn. Xin chân thành cảm ơn các cán bộ xã, bản, đội Cao su Ít Ong huyện Mường La đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi suốt quá trình ngoại nghiệp, thu thập thông tin, số liệu liên quan đến luận văn. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này. Sơn La, tháng 10 năm 2015 Dương Thị Giang
  3. iii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................ 3 1.1. Giới thiệu chung về cây cao su .................... Error! Bookmark not defined. 1.2. Tính chất của nhựa cao su và một số sản phẩm cao su tự nhiên ....... Error! Bookmark not defined. 1.3. Lịch sử gây trồng và phát triển cây cao su .. Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................ 3 1.3.2. Ở trong nước ........................................................................................... 3 Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 20 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................... 20 2.1.1. Vị trí địa lý, địa hình ............................................................................. 20 2.1.2. Điều kiện khí hậu, thuỷ văn .................................................................. 20 2.1.3. Đặc điểm hệ thống giao thông .............................................................. 21 2.1.4. Tình hình đất đai, tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp .......................... 22 2.1.5. Lịch sử rừng trồng..................................... Error! Bookmark not defined. 2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội khu vực nghiên cứu ......................................... 22 2.3. Thuận lợi và khó khăn trong phát triển cây cao su tại thị trấn ít ong ..... 25 2.3.1. Thuận lợi ............................................................................................... 25 2.3.2. Khó khăn ............................................................................................... 26
  4. iv Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 28 3.1. Thực trạng phát triển cây cao su tại thị trấn ít ong huyện mường la ....... 28 3.1.1. Diện tích gây trồng và nguồn giống Cao su tại Ít Ong ......................... 28 3.1.2. Điều kiện và kỹ thuật gây trồng ........................................................... 34 3.1.3. Phân tích số liệu điều tra ....................................................................... 28 3.1.4. Kết quả trồng xen các cây trồng khác ....... Error! Bookmark not defined. 3.1.5. Xây dựng thí điểm mô hình bản cao su phát triển toàn diện tại bản Nà Trang và bản tìn, thị trấn Ít Ong, Huyện Mường La......... Error! Bookmark not defined. 3.2. Mức độ tham gia góp giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân, hộ gia đình trong công tác phát triển cây cao su ................................................................ 36 3.2.1. Lựa chọn mẫu đánh giá ......................................................................... 37 3.2.2. Kết quả thông tin được cung cấp (Biểu 13). ......................................... 38 3.2.3. Về thu nhập từ lương của công nhân từ năm thứ 5 đến năm thứ 8 (4 năm) ...... 47 3.2.4. Thực tế kết quả thực hiện qua các năm tại thị trấn Ít Ong .................... 36 3.3. Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển cây cao su........................ 48 3.3.1. Giải pháp về khoa học kỹ thuật............................................................. 48 3.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách............................................................. 48 3.3.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện ............................................................. 50 3.3.4. Giải pháp về vốn ................................................................................... 50 3.3.5. Giải pháp về nguồn nhân lực ................................................................ 50 3.3.6. Giải pháp về bảo vệ môi trường............................................................ 51 3.3.7. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan ............................. 53 3.3.8. Một số giải pháp khác ........................................................................... 53 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  5. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu Giải thích BCĐ Ban chỉ đạo D1.3 Đường kính ngang ngực Dt Đường kính tán Hdc Chiều cao dưới cành HGĐ Hộ gia đình Hvn Chiều cao vút ngọn KT - XH Kinh tế xã hội NLN Nông lâm nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn OTC Ô tiêu chuẩn R Hệ số tương quan S Sai tiêu chuẩn SALT1 Sloping Agricultural Land Technology SALT2 Simple Agro – Livestock Technology Sig T Xác suất kiểm tra tiêu chuẩn T Sig.F Xác suất kiểm tra tiêu chuẩn F SPSS Stalistical Package for Social Science UBND Ủy ban nhân dân S% Hệ số biến động
  6. vi DANH MỤC TIẾNG ANH LIST OF ENGLISH Ký hiệu Giải thích Symbol To explain (EPDM). Etyl propylen điện monome DPNR Deproteinised Natural Rubber ENR Expoxidized Natural Rubber Grouping Variable: OTC Phân nhóm biến OTC MG Methyl Methacrylate Graft Rubber SBR Styrene Butadiene Rubber SP Superior Processing Rubber
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang 4.1 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây Cao su tại Thị 29 trấn Ít Ong 4.2 Đặc điểm 2 dòng giống Cao su được lựa chọn nghiên cứu 33
  8. viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên hình Trang 1.1. Bản đồ Diện tích giống GT1 và PB260 trồng năm 2007 11
  9. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sơn La là một tỉnh miền núi, biên giới có dân số trên 1 triệu người. Tổng diện tích tự nhiên của Sơn La trên 1,4 triệu ha trong đó đất sản xuất nông, lâm nghiệp 823.816 ha có gần 85% dân số sống ở nông thôn, nguồn sống chính dựa vào sản xuất nông lâm nghiệp. Thực hiện chủ trương của UBND Tỉnh về Phát triển cây cao su giai đoạn 2007 -2011 và tầm nhìn đến 2020, những năm gần đây, Sơn La đã và đang triển khai nhiều chương trình, dự án phát triển cây trồng trên đất dốc. Trong các chương trình dự án đó đã có một số dự án chương trình đạt hiệu quả kinh tế cao, hình thành một số vùng nông sản hàng hóa nhưng kết quả mang lại của các chương trình này vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của Tỉnh. Trong quá trình tìm tòi hướng đi cho thấy "một số vùng của tỉnh có thể trồng được cây Cao su theo hướng đại điền, mở ra cơ hội để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn". Thực hiện sự chỉ đạo của UBND Tỉnh, được sự hỗ trợ của các nhà khoa học, từ năm 2007 Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã chính thức triển khai trồng Cao su trên địa bàn của tỉnh trên diện tích rừng trồng kém hiệu quả. Tính đến nay, chương trình đã thực hiện được 08 năm với tổng diện tích Cao su trồng được trên địa bàn toàn tỉnh là 6.101 ha. Mặc dù đã đạt được thành công ban đầu về phát triển diện tích, trong lộ trình thực hiện Dự án phát triển cây Cao su tỉnh Sơn La nói chung và huyện Mường La nói riêng đã xuất hiện một số ý kiến trái ngược nhau về hiệu quả của chương trình tới an sinh xã hội, tác động môi trường của rừng trồng cao su. Một số quan điểm cho rằng chủ trương trồng cao su có hiệu quả tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo tại tỉnh Sơn La. Nhưng một số khác thì lại khẳng định trong cơ cấu chuyển đổi cây trồng, Cây cao su sẽ không tốt hơn so với các dự án chuyển đổi khác trên địa bàn tỉnh, ngoài ra trồng cao su có khả năng bảo vệ
  10. 2 đất và nước kém, làm giảm mức đa dạng sinh học…Điều này dẫn đến những ý hiểu sai lạc ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền vận động nhân dân mở rộng vùng quy hoạch gây trồng. Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề này là do thiếu những đánh giá đầy đủ về hiệu quả và vai trò của cây Cao su trong việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc cũng như định hướng phát triển cây đa mục tiêu của tỉnh. Để từng bước giải quyết những tồn tại nảy sinh, việc nghiên cứu thực trạng trồng rừng Cao su làm cơ sở để đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm phát triển bền vững loài cây này trong bối cảnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng và xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Sơn La nói chung và Thị trấn Ít Ong, huyện Mương La nói riêng là rất cần thiết, nhằm trả lời một số câu hỏi như thực trạng phát triển Cao su tại Thị trấn Ít Ong, Mường La từ năm 2007 đến nay ra sao? Khả năng sinh trưởng và chất lượng của chúng như thế nào? Cơ chế chính sách đầu tư phát triển Cao su ở Mường La nói chung và Thị trấn Ít Ong nói riêng ra sao? và mức độ tham gia của cộng đồng địa phương trong chương trình này thế nào? Nội dung đề tài tập trung: “Nghiên cứu thực trạng phát triển cây cao su tại Thị trấn Ít Ong huyện Mường La tỉnh Sơn La” nhằm đưa ra những kết luận khoa học làm cơ sở cho việc để xuất các giải pháp phát triển bền vững cây Cao su trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung.
  11. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới Khi cây cao su (Hevea brasiliensis) được xem là lọai cây công nghiệp quan trọng thì diện tích cây cao su đã dần vượt ra xa vùng nguyên quán phân bố từ vĩ tuyến 150 nam đến vĩ tuyến 60 bắc (Brazin: Acre, Mato Grosso, Rondonio và Parana; một phần của Polivia và Peru) và đã được trồng trên nhiều vùng có điều kiện khí hậu khác xa so với vùng nguyên quán như ở Assam (Ấn Độ) 200 B, Vân nam (Trung Quốc) 22 – 23,50B. Hiện nay có 24 quốc gia trồng cao su tại 3 châu lục: Á, Phi và Mỹ La Tinh, tổng diện tích toàn thế giới khoảng 9,4 triệu ha, trong đó Châu Á chiếm 93%, Châu Phi 5%, Mỹ La Tinh quê hương của cây cao su chưa đến 2% diện tích cao su thế giới. Việc mở rộng diện tích cao su vùng Nam Mỹ gặp khó khăn do bị hạn chế bởi bệnh cháy lá Nam Mỹ (SALB). Indonesia có diện tích cao su lớn nhất thế giới, tiếp theo là Thái Lan, Malaisia, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Hầu hết diện tích cao su của các nước đều nằm trong vùng truyền thống. Hiện nay, nhiều nước đang mở rộng diện tích cao su ra ngoài vùng truyền thống như một công cụ để bảo vệ môi trường và nâng cao thu nhập của người dân. Một số nước đứng đầu trong nghiên cứu và phát triển cao su là: Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam, Trung Quốc,... Trong các năm qua nhu cầu tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới tiếp tục tăng trưởng mạnh, đạt 8 triệu tấn năm 2005. Nhu cầu này được dự báo sẽ còn tiếp tục tiếp tục tăng mạnh hơn nữa trong thời gian dài, có thể đạt đến 10 triệu tấn năm 2010 và đến 15 triệu tấn năm 2035. Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, các nước trồng cao su đều tập trung mở rộng diện tích, đặc biệt ở các vùng có điều kiện sinh thái ít thuận lợi (vĩ độ cao, độ cao lớn, đất kém…) và nâng cao năng suất trên đơn vị diện tích đất thông qua con đường cải tiến giống và phát triển các tiến bộ kỹ thuật
  12. 4 nông học đi kè m. Phương hướng cải tiến giống được tất cả các Viện cao su trên thế giới tập trung đẩy mạnh nghiên cứu. Ngày nay, bên cạnh mục tiêu tạo tuyển giống năng suất mủ cao, chống chịu bệnh hại và thích nghi môi trường, năng suất gỗ cũng trở thành tiêu chí quan trọng trong chọn tạo giống cao su vì nhu cầu gỗ cao su để thay cho gỗ rừng ngày càng cao. Để đáp ứng mục tiêu trên, Malaysia đã đặt mục tiêu tạo tuyển giống cao su đạt năng suất 3,5 tấn mủ/ha/năm bình quân chu kỳ và năng suất gỗ toàn cây đạt 1,5 m 3/cây vào cuối kỳ kinh doanh. Hiệp hội Nghiên cứu và Phát triển Cao su Quốc tế (IRRDB) cũng đề xướng chương trình hợp tác giữa các Viện Cao su để phát triển giống đạt năng suất trên 3 tấn mủ/ha. Indonesia là nước trồng cao su lớn nhất thế giới hiện nay, năm 1940 Indonesia đã trồng được 1.350.000 ha cao su trong đó 640.000ha là đại điền và 790.000ha là tiểu điền. Năm 1995 sản lượng cao su thiên nhiên đạt 1.456.000 tấn. Cao su tiểu điền Indonesia có đặc điểm cây bắt đầu cạo mủ vào năm thứ 8, sản lượng cao nhất vào năm tuổi thứ 16 với năng suất tối đa là 1,35 tấn/ha. Cao su đại điền bắt đầu cạo vào năm tuổi thứ 7, đạt sản lượng cao nhất vào năm tuổi thứ 12. Indonesia thành lập các tổ chức hỗ trợ cho việc phát triển cao su tiểu điền như; NES (Nuclear Estate Sch emes - Kế hoạch đại điền hạt nhân) nhằm hỗ trợ sự phát triển diện tích canh tác mới của cây cao su cho thành phần nông dân nghèo không có đất, tổ chức này ký hợp đồng với nhà nước và sử dụng đại điền làm hạt nhân để hỗ trợ sự phát triển tiểu điền xung quanh như xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ trồng và chăm sóc vườn cây cho tới khi khai thác. Thái Lan di nhập cao su từ Java, Indonesia vào trồng tại tỉnh Trang, vùng Tây - Nam vào năm 1899, từ đó cây cao su lan sang phía Nam và phía Đông nước này, tính từ năm 1966 đến năm 1993 diện tích cao su Thái Lan đã tăng thêm 880.000ha với các vườn cây trồng các giống cao sản như RRIM600 năng suất đạt bình quân 1.375kg/ha. Hàng năm Thái Lan tái canh
  13. 5 được 40.000ha, với cơ cấu diện tích là 28% cao su kiến thiết cơ bản, 30% là cây cạo mủ dưới 6 năm, 16% là cây cạo mủ từ 6-12 năm còn lại là cây trên 20 tuổi, cây đạt năng suất cao nhất vào lúc cây được 13 tuổi, cao su tiểu điền của Thái Lan chiếm 95% tổng diện tích cao su cả nước. Ngày nay, Thái Lan đã phát triển cao su ra phía Bắc và Đông Bắc nước này lên đến vĩ tuyến 19o là những vùng đất cao ít thích hợp cho cây cao su nhưng vẫn đạt năng suất 1.500kg/ha. Thái Lan cũng có các tổ chức hỗ trợ cho việc phát triển cao su tiểu điền như ORRAF (Office of the Rubber Aid Fund - Văn phòng vốn tái canh cao su), CRAM (Central Rubber Auction Market - Chợ đấu giá trung tâm)... (Nuchanat Na-Ranong. 2006). Trước năm 1990 Malaysia là nước trồng và sản xuất cao su thiên nhiên hàng đầu thế giới, sản lượng cao su đạt cao nhất là 1.661.000 tấn vào năm 1988, tiểu điền cao su chiếm 80% diện tích và 70% sản lượng, dự kiến đến năm 2010 diện tích trồng cao su của nước này sẽ tăng lên tới 1,5 triệu ha. Malaysia là một điển hình trong nghiên cứu chọn lọc và khuyến cáo giống cao su thích nghi theo điều kiện sinh thái của môi trường để tối ưu hóa tiềm năng của giống. Việc phân vùng chủ yếu dựa trên mức độ gây hại của gió và các loại bệnh gây hại cao su như bệnh nấm hồng, bệnh rụng lá phấn trắng, bệnh héo đen đầu lá và bệnh rụng lá Corynes pora. Ấn Độ cũng đã nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp để phát triển cây cao ở ngoài vùng truyền thống (từ vĩ độ 15 – 200 B), kết qủa đạt được rất khả quan và năng suất cây cao su có thể đạt được trên 1,5 tấn/ha/năm. (S.K.Dey và T.K.Pal. 2006). Trung Quốc là nước trồng cao su rất đặc thù so với các nước khác. Diện tích cao su của Trung Quốc nằm hoàn toàn ngoài vùng truyền thống từ vĩ tuyến 18oB đến 24oB và tập trung ở các tỉnh: Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông, Quảng Tây... Trung Quốc đã thành công trong việc phát triển cây cao su có hiệu qủa trong điều kiện môi trường không thuận lợi (tới hạn) đối với cây cao su. Các yếu tố bất lợi cơ bản đối với cây cao su ở
  14. 6 Trung Quốc là khí hậu mùa đông lạnh, cao trình cao, đối với một số vùng như đảo Hải Nam thì thường xuyên đối diện với sự gây hại của gió bão, để hạn chế tác hại của các yếu tố này Trung Quốc đã nghiên cứu và áp dụng những biện pháp kỹ thuật canh tác và tạo hình thích hợp đối với từng vùng trồng cao su cụ thể. Kết qủa là năng suất của một số vùng như XishuaBana thuộc tỉnh Vân Nam năng suất bình quân đạt trên 2 tấn/ha/năm với các giống PR 107, RRIM 600, GT1 và 2 giống mới có khả năng chống chịu lạnh và khô hạn tốt là Vân Nghiên 77-2, Vân Nghiên 77-4. 1.2. Ở trong nước a. Gây trồng, phát triển và nghiên cứu về Cao su ở Việt nam Cây cao su được người Pháp trồng thành công ở Việt Nam từ năm 1897 đến năm 1906, với công lao đóng góp của Yersin và Vernet, Bellen ở miền Nam Việt Nam. Thời bắt đầu phát triển mạnh bắt đầu tư năm 1907 từ sự ra đời của Công ty nông nghiệp Suzannah mở đường cho nhành công nghiệp cao su Việt Nam..[21]. Những diện tích cao su đầu tiên của Công ty nông nghiệp Suzannah trồng bằng hạt được chọn lọc, có thể giống là từ các cây cao su của đồn điền phú nhuận của ông Belland, mật độ trồng 400 cây/ha, khoảng cách 5x5m; đến đầu năm 1911 diện tích cao su của Công ty đạt 450 ha. Năm 1908 hai anh em ông Jousset de Deleurance và Bellesme trồng 27 ha cây cao su ở Tây Ninh (Công ty cổ phần cao su Tây Ninh bây giờ); đến năm 1909 trồng tiếp 50 ha và năm 1910 trồng 233 ha. Năm 1910, Công ty cao su Đồng Nai và Công ty nông nghiệp Thành Tuy Hạ được thành lập. Năm 1911, Việt Nam có 28 đồn điền cao su lớn (500 ha trở lên); trong số này có 18 đồn điền cao su nằm trên đất đỏ thuộc các tỉnh Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Bà Rịa, chiếm 71% tổng diện tích. Điều này cho thấy các nhà tư bản Pháp lựa chọn đất đỏ để xây dựng đồn điền cao su lớn, vùng đất xám thuộc các tỉnh Gia Định, Tây Ninh, Nam Thủ Dầu Một, Bắc Biên Hoà… Sau năm 2010 có các công ty mới
  15. 7 thành lập như: Công ty đồn điền An Lộc, Công ty cao su Xuân Lộc, Công ty cao su PaRang.. Ngày 30/10/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 249/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Tập đoàn Công nghiệp Cao su nói riêng và ngành Cao su Việt Nam nói chung phải có những đóng góp thiết thực, quan trọng vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Cao su phát triển đến đâu là nhà máy chế biến Cao su, đường giao thông, điện, đô thị phát triển đến đó và từ đó cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn, miền núi được chuyển theo hướng công nghiệp hóa. Hai chữ “công nghiệp” trong tên của Tập đoàn, đó chính là mục tiêu mà Tập đoàn phải đạt tới, “công nghiệp” từ trong “nông nghiệp” mà đi lên, mà công nghiệp hoá nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện chương trình phát triển 150.000 ha cao su tại Lào và Campuchia, 50.000 ha cao su tại Tây Nguyên, 100.000 ha cao su tại Tây Bắc do Chính phủ giao trách nhiệm. b. Tại vùng Tây Bắc Cây cao su đã được trồng vào đầu thập niên 60 của thế kỷ XX tại Nông trường Phú Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, với điện tích hàng trăm ha, cây sinh trưởng phát triển tốt, tuy nhiên đến nay không có số liệu lưu trữ về năng suất, sản lượng; đến đầu thập niên 80 do bị sương muối nặng nên diện tích cao su tại đây đã bị chết. Năm 1993 Viện Cây công nghiệp (nay là Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc) đã kết hợp Viện Nghiên cứu Cao su trồng thí nghiệm một tập đoàn trên diện tích 3,2 ha tại xã Phú Hộ (Phù Ninh - Phú Thọ). Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy: các giống có tốc độ sinh trưởng, phát triển và năng suất mủ rất khác nhau, biến động từ 0,28 tấn/ha đến 1,24 tấn/ha, trong đó có 5 giống có triển vọng đạt năng suất mủ từ 1,12 - 1,24 tấn/ha/năm. Tuy nhiên, so sánh với các tỉnh
  16. 8 vùng Đông Nam Bộ thì cao su trồng tại vùng này bắt đầu cho thu hoạch mủ muộn hơn từ 1- 2 năm, thời gian cho mủ trong năm ngắn hơn 2 - 3 tháng (do mùa đông lạnh, lá rụng sớm và phục hồi muộn) nên năng suất mủ thấp hơn từ 20 - 25%, một số giống bị bệnh phân trắng trên lá, bệnh sì mủ- Một số dòng chịu rét kém.[23]. Năm 2007, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã tiến hành một số mô hình trồng thử nghiệm cao su tại Than Uyên (Lai Châu) 8 ha và tại Mai Sơn (Sơn La) 3 ha bằng các giống có triển vọng từ tập đoàn Viện đã thử nghiệm. Bước đầu cho thấy tỷ lệ cây sống đạt trên 95%. c. Tại tỉnh Sơn La Sơn La thực hiện Kết luận số 139-KL/TU ngày 20.4.2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh; Tỉnh Sơn La và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam thống nhất cơ chế vận hành Công ty CP cao su Sơn La theo mô hình “hộ cá nhân và gia đình góp một phần giá trị quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh trồng cây cao su, trở thành cổ đông hưởng cổ tức”. Một phần giá trị quyền sử dụng đất thống nhất là 10 triệu đồng/ha tương đương 8,7 % xuất đầu tư/1ha để tính số cổ phiếu hưởng cổ tức cho hộ nông dân góp đất. Mô hình này đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định để Sơn La làm thí điểm. Rút kinh nghiệm cho các ngành, nghề kinh doanh khác có sử dụng đất nông nghiệp. Giai đoạn I (2007 – 2015): Diện tích quy hoạch điều chỉnh: 17.000ha được bố trí quy hoạch theo địa bàn tại 06 huyện như sau: Mường La 4 xã, 1 thị trấn 2.823 ha; Quỳnh Nhai 6 xã 2.775 ha; Thuận Châu 9 xã 3.908 ha; Yên Châu 7 xã 3.860 ha; Vân Hồ 2.100ha; Mai Sơn 3 xã, 1 Thị trấn 1.034 ha. Các giống cao su đã trông Gồm có 12 giống đó là: GT 1, PB 260; RRIC 121; RRIM 600; RRIM 712; RRIV 1; RRIV 106; RRIV 124; VNg 77-2; VNg 77-4; IAN 873; RRIV
  17. 9 3; và một số loại giống thực nghiệm gồm có: LH 83/735; LH 85/255; LH 95/89; LH 90/858; LH 83/87; RRIV 125; RRIV 115 và dòng cao su chiu lạnh. + Giống Cao su đã được gây trồng tại Mương La (gồm 4 dòng VNg 77-4; RRIV3; GT1; PB 260). Trong đó giống cao su: GT1, PB 260 đã được trồng khảo nghiệm 69,6 ha năm 2007 tại đội cao su Ít Ong, Thị trấn Ít Ong huyện Mường La. Đối với GT1, Là dòng vô tính được tuyển chọn tại Indonesia và được trồng nhiều nơi trên thế giới từ những năm 1960 - 1980. GT1 được trồng qui mô rộng ở Việt Nam từ 1981. Ở Đông Nam Bộ, sinh trưởng và sản lượng của GT1 từ kém đến trung bình. Trong điều kiện bất thuận của cao trình trên 600 m hoặc miền Trung, GT1 sinh trưởng và sản lượng khá. Nâng suất của GT1 khởi đầu thấp, sau đó ổn định từ 1 - 1,4 tấn/ha/năm ở Đông Nam Bộ và 1,1 - 1,2 tấn/ha/năm ở Tây Nguyên cao dưới 600 m trong 120 năm khai thác đầu. GT1 tăng trưởng khi cạo trung bình, ít nhiễm bệnh loét sọc mặt cạo, nhiễm trung bình bệnh nấm hồng và rụng lá mùa mưa, tương đối dễ nhiễm bệnh lá phấn trắng, đáp ứng tốt với chất kích thích mủ và chịu được cường độ cạo cao, ít khô mủ, kháng gió khá. GT1 không còn được khuyến cáo ở Malaysia do hiệu quả kinh tế kém hơn nhiều giống khác nhưng vẫn còn được khuyến cáo ở một số nước khác: Ấn Độ, Indonesia, Côte D'Ivoire, Cambodia. GT1 được khuyến cáo qui mô vừa ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên dưới 600 m và qui mô lớn cho vùng Tây Nguyên 600 - 700 m, miền Trung. Đối với PB, 260 Là dòng vô tính được tạo tuyển ở Malaysia từ tổ hợp lai PB 5/51 x PB 49, kháng gió khá tại Malaysia nhưng kém ở Côte D'Ivoire, được khuyến cáo trồng diện rộng trên nhiều nước. PB 260 được nhập vào Việt Nam năm 1978, được khuyến cáo trồng quy mô vừa từ 1994 và được sản xuất rộng từ 1997. PB 260 sinh trưởng trung bình ở Đông Nam Bộ chỉ tương đương với GT1, nhưng năng suất cao hơn, trung bình 5 năm đạt 1,1 - 1,7 tấn/ha/năm. Ở Tây Nguyên cao 600 - 700 m, PB 260 sinh trưởng khá và sản lượng vượt hơn GT1,
  18. 10 PB 235. Giống này tăng trưởng khi cạo trung bình, nhiễm nhẹ bệnh nấm hồng, rụng lá mùa mưa, nhiễm nhẹ đến trung bình bệnh phấn trắng và loét sọc mặt cạo, dễ khô mủ, phản ứng mạnh khi cạo phạm, xuất hiện các bướu trên vỏ tái sinh. PB 260 được khuyến cáo các qui mô lớn ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, qui mô vừa ở miền Trung, nên tránh vùng có gió mạnh. 69,6 ha được trồng khảo nghiện tại 2 bản Nà Trang, Bản Tìn, Thị trấn Ít Ong huyện, Mường La cho thấy sinh trưởng và phát triển tương đối ổn định; trung bình năm đầu thời kỳ khai thác thử đạt 1,3 - 2 tấn/ha so với Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, và Miền Trung. (Khai thác thử tháng 5/2014, cao su năm thứ 7)
  19. 11 Hình 1.1: Bản đồ Diện tích giống GT1 và PB260 trồng năm 2007 Tổng diện tích đất đã giao nhận toàn tỉnh là 8.751,26ha trong đó:
  20. 12 - Phân theo địa bàn: huyện Quỳnh Nhai 955,73 ha; Thuận Châu 1.785,94 ha; Mai Sơn 391,46 ha; Vân Hồ 2.105,27 ha; Sông Mã 127 ha; Yên Châu 1053,33 ha; Mường La 2.332,53 ha. - Phân theo mục đích sử dụng trước khi giao cho Công ty: + Đất cộng đồng được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho Công ty cổ phần Cao su Sơn La thuê là 2.297,76 ha (có 2.062,52 ha đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). + Đất các hộ gia đình góp trồng cây cao su: 6.166,56 ha. + Đất khe lạch, núi đá không canh tác giao cho Công ty cổ phần cao su Sơn La quản lý để bảo đảm liền vùng là 284,94 ha. Diện tích cây cao su đã trồng là 7.349,28 ha, trong đó: - Đến 31.12.2014 (diện tích cây đứng) 6.457,48 ha trong đó: huyện Quỳnh Nhai 845,28 ha; Thuận Châu 1.562,88 ha; Mai Sơn 361,86 ha; Mường La 2.014,29 ha; Yên Châu 811,7 ha; Vân Hồ 861,42 ha. - Diện tích cao su đã trồng phải thanh lý là 891,8 ha, trong đó thanh lý do rét hại: 529,72 ha; đất xấu: 270,44 ha; do cháy: 60,55 ha; làm đường giao thông: 51,6 ha; làm đường điện: 19,71 ha; xây dựng nhà máy gang thép: 6,22 ha. Diện tích đã giao nhận còn lại chưa có cây cao su 2.293,78 ha trong đó: - Diện tích không có khả năng trồng mới 771,56 ha, trong đó: + Diện tích giao cho Công ty cổ phần cao su Sơn La quản lý để bảo đảm liền vùng là 284,94 ha. + Diện tích đã ký giao nhận nhưng các hộ không cho trồng hoặc trồng rồi nhưng đã bị thiệt hại 308,23 ha trong đó: huyện Sông mã 127 ha, huyện Yên Châu 119,94 ha, huyện Mường La 61,29 ha. + Diện tích người dân giữ lại ở ven ao, ruộng, vườn 57,81 ha trong đó huyện Yên Châu 21,5 ha, huyện Thuận Châu 2,5 ha, huyện Mai Sơn 16 ha, huyện Mường La 17,81 ha.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2