intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất trồng rừng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) và đề xuất quy hoạch vùng trồng Keo lai ở huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

25
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này thực hiện nhằm xác định được tiêu chuẩn chọn đất cây Keo lai cho trồng rừng sản xuất chủ yếu tại huyện Mang Yang - tỉnh Gia lai, theo hướng phản ánh được năng suất cây trồng, định hướng kỹ thuật nhằm làm cơ sở cho việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, thiết kế trồng rừng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất trồng rừng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) và đề xuất quy hoạch vùng trồng Keo lai ở huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai

  1. i BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP =====***===== PHẠM NGỌC THÀNH NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỌN ĐẤT TRỒNG RỪNG KEO LAI (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) VÀ ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH VÙNG TRỒNG KEO LAI Ở HUYỆN MANG YANG TỈNH GIA LAI CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC MÃ SỐ: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. NGÔ ĐÌNH QUẾ MỤC LỤC MỤC LỤC Hà Nội - 2010
  2. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN............................................................................................................iv DANH MỤC CỤM TỪ, CÁC TỪ VIẾT TẮT...........................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ...................................................vi ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................8 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .........................................9 1.1. Trên thế giới. ..................................................................................................9 1.2.Ở trong nước. ................................................................................................13 1.3. Một số kết quả nghiên cứu của cây Keo lai. ..............................................17 CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU23 2.1. Mục tiêu, đối tượng và giới hạn của đề tài. ...............................................23 2.1.1. Mục tiêu. .........................................................................................................23 2.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................23 2.2. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................23 2.2.1. Thu thập, tổng hợp các tài liệu, kết quả nghiên cứu ở trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài ...................................................................................23 2.2.2. Điều tra thu thập các thông tin ngoài hiện trường. ...................................24 2.2.3. Nội nghiệp phân tích mẫu đất và xử lý số liệu ..........................................24 2.2.4. Xây dựng bản đồ ............................................................................................24 2.2.5. Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất quy hoạch trồng rừng Keo lai huyện Mang Yang - tỉnh Gia lai. ............................................................................24 2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................24 2.3.1. Phương pháp tổng quát.................................................................................24 2.3.2. Phương pháp cụ thể ......................................................................................25 CHƯƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN DÂN SINH KINH TẾ KHU VỰC NGHIÊN CỨU .........................................................................................................29 3.1.Điều kiện tự nhiên .........................................................................................29 3.1.1.Vị trí địa lý, địa giới, diện tích........................................................................29 3.1.2. Khí hậu, thủy văn...........................................................................................29
  3. iii 3.1.3. Địa hình, địa thế.............................................................................................30 3.1.4. Đá mẹ tạo đất và các loại đất chính .............................................................32 3.2. Hiện trạng sử dụng đất ................................................................................33 3.2.2. Giao thông ......................................................................................................37 3.2.3. Hoạt động sản xuất và đời sống cộng đồng. ...............................................37 3.3. Tình hình dân sinh, kinh tế, xã hội.............................................................38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..............................41 4.1. Sinh trưởng của Keo lai trên các lập địa khác nhau ở Mang Yang. .......41 b. Mô tả phẫu diện đất điển hình dưới rừng trồng Keo lai tốt xấu khác nhau 44 4.2. Đặc điểm lý hóa tính đất dưới rừng trồng Keo lai tốt xấu khác nhau ....48 4.2.1. Đặc điểm lý tính đất dưới rừng trồng Keo lai khác nhau .........................48 4.2.2. Đặc điểm hoá tính đất dưới rừng trồng Keo lai khác nhau ......................49 4.2.3. Nhận xét chung về đặc điểm lý, hóa tính của đất dưới rừng Keo lai khác nhau ...........................................................................................................................50 4.3. Xây dựng tương quan giữa sinh trưởng của rừng trồng Keo lai với tính chất đất tại Mang Yang. .....................................................................................51 4.4. Đề xuất tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất cấp vi mô cho trồng rừng Keo lai tại Mang Yang. .......................................................................................54 4.5. Xây dựng bản đồ phân hạng đất trồng Keo lai huyện Mang Yang…....55 4.5.1. Xây dựng các bản đồ đơn tính......................................................................55 4.5.2. Kết quả xác định các tiêu chuẩn chọn đất và phân hạng đất trồng Keo lai. ...............................................................................................................................61 4.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế và đề xuất quy hoạch trồng rừng Keo lai. ....65 4.6.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế. ...........................................................................65 4.6.2. Đề xuất quy hoạch rừng trồng Keo lai. .......................................................66 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ......................................68 5.1. Kết luận. ........................................................................................................68 5.2. Tồn tại. ..........................................................................................................68 5.3. Khuyến nghị. ................................................................................................69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70 PHỤ LỤC .................................................................................................................73
  4. iv LỜI CẢM ƠN Luận văn này được hoàn thành theo chương trình cao học khóa 16 của trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam. Trong qúa trình thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể cá nhân. Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Phó giáo sư – Tiến sỹ. Ngô Đình Quế đã hướng dẫn và thường xuyên động viên trong quá trình hoàn thành luận văn, Thạc sỹ - Nguyễn Văn Thắng cán bộ Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và môi trường rừng đã tận tình giúp đỡ trong việc xử lý số liệu nghiên cứu.. Tôi xin chân thàn cảm ơn Ban giám hiệu và Khoa Sau đại học trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, các Thầy cô giáo đã bổ sung và cập nhật những kiến thức khoa học. Qua đây tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, đồng nghiệp tại Trung tâm nghiên cứu sinh thái và Môi trường rừng, đặc biệt là phòng đất và phòng Sinh lý, Sinh thái và tài nguyên rừng đã tạo điều kiện giúp đỡ về nhân lực và phương tiện trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này tôi cũng xin cảm ơn chân thành tới Ban lãnh đạo chi cục lâm nghiệp tỉnh Gia lai, Chi cục thống kê cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên đã hợp tác giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập các tài liệu, thông tin ngoại nghiệp cần thiết. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do kiến thức, kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các nhà khoa học và đồng nghiệp. Hà Nội, tháng 8 năm 2010 Phạm Ngọc Thành
  5. v . DANH MỤC CỤM TỪ, CÁC TỪ VIẾT TẮT BCR Đánh giá hiệu suất đầu tư Bộ NN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CIFOR Trung tâm lâm nghiệp Quốc tế FAO Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc FOLES Hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp (Forest Land Evaluation System) GIS Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System) JICA (Nhật Bản) Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản K Kali Kfw (Đức) Ngân hàng tái thiết Đức N Ni tơ NPV Giá trị hiện tại thuần (Net Present Value) QHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất S Mức độ thích hợp S1 Thích hợp cao S2 Thích hợp trung bình S3 Thích hợp kém N Không thích hợp USBR Cục cải tạo đất đai- Bộ Nông nghiệp Mỹ VKHLNVN Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
  6. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Kích thước lá của Keo lai, Keo tai tượng và keo lá tràm ................. 18 Bảng 1.2: Lượng nốt sần tự nhiên ở rễ cây Keo lai ươm và số tế bào vi khuẩn cố định N trong đất bầu ươm (cây ươm 3 tháng tuổi) ........ 20 Bảng 1.3: Lượng nốt sần tự nhiên ở rễ cây Keo lai ươm và số tế bào vi khuẩn cố định N trong đất ở các rừng trồng Keo lai ở Ba Vì ....... 21 Bảng 3.1: Thống kê diện tích theo đơn vị hành chính. .................................... 29 Bảng 3.2: Hiện trạng sử dụng đất đai huyện Mang Yang ................................ 34 Bảng 3.3: Bảng thống kê dân số và lao động huyện Mang Yang ..................... 39 Bảng 4.1: Sinh trưởng của Keo lai trên các lập địa khác nhau ở Mang Yang ... 41 Bảng 4.2: Đặc điểm lý tính đất dưới rừng trồng Keo lai tốt xấu khác nhau ...... 48 Bảng 4.3: Đặc điểm hoá tính đất dưới rừng trồng Keo lai tốt xấu khác nhau.... 49 Bảng 4.4: Phương trình tương quan giữa sinh trưởng rừng với một số tính chất đất .................................................................................. 53 Bảng 4.5: Tiêu chuẩn chọn đất, phân hạng đất cho trồng rừng Keo lai ở Mang Yang................................................................................... 54 Bảng 4.6: Thống kê diện tích phân hạng theo đai cao ..................................... 55 Bảng 4.7: Thống kê diện tích phân hạng theo cấp độ dốc ............................... 56 Bảng 4.8: Thống kê diện tích phân hạng theo nhóm đá mẹ, loại đất ................ 58 Bảng 4.9: Thống kê diện tích phân hạng theo cấp độ dầy tầng đất .................. 59 Bảng 4.10: Thống kê diện tích phân hạng theo lượng mưa ............................... 60 Bảng 4.11: Thống kê diện tích phân hạng theo hiện trạng thực vật ................... 61 Bảng 4.12: Thống kê diện tích phân hạng đất trồng rừng Keo lai theo xã .......... 62 Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế của rừng trồng Keo lai tại các điểm nghiên cứu .... 65
  7. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢN ĐỒ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Sơ đồ cách tiếp cận của đề tài .............................................................25 Hình 4.1: Thông tin phẫu diện ÔTC 15 ..............................................................44 Hình 4.2: Thông tin phẫu diện ÔTC 05 ..............................................................45 Hình 4.3: Thông tin phẫu diện ÔTC 16 ..............................................................46 Hình 4.4: Thông tin phẫu diện ÔTC 07 ..............................................................47 Bản đồ 3.1 : Bản đồ hiện trạng rừng huyện Mang Yang – tỉnh Gia lai ...................36 Bản đồ 4.1: Bản đồ nhóm dạng lập địa huyện Mang Yang – Tỉnh Gia lai………64 Bản đồ 4.2 : Bản đồ phân hạng đất trồng cây Keo lai huyện Mang Yang ............645 Bản đồ 4.3 : Bản đồ đề xuất quy hoạch vùng trồng Keo lai ....................................67 Đồ thị 4.1: Tìm hàm tương quan: ..........................................................................51 Đồ thị 4.2: Phân tích tương quan: .........................................................................52
  8. 8 ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có diện tích đất tự nhiên khoảng 33,04 triệu ha, trong đó có khoảng 14,3 triệu ha rừng chiếm 43% diện tích đất tự nhiên (Năm 1943). Do nhiều nguyên nhân khác nhau: sức ép về gia tăng dân số, nạn phá rừng bừa bãi, nạn du canh du cư, đô thị hoá,... nên diện tích và chất lượng rừng nước ta bị suy giảm liên tục trong thời gian dài, đặc biệt trong giai đoạn 1980-1985 trung bình mỗi năm chúng ta mất khoảng 235.000 ha rừng. Từ năm 1990 trở lại đây do bảo vệ tốt hơn nên diện tích rừng nước ta liên tục tăng lên, đặc biệt từ khi Chính phủ có chỉ thị số 286/TTg ngày 02/05/1997 cấm khai thác rừng tự nhiên và kết hợp với các Chương trình, Dự án trồng rừng như 327; 661,...và nhiều Dự án trồng rừng do chính phủ các nước tài trợ như: Kfw (Đức); JICA (Nhật Bản),.... thì tốc độ phục hồi rừng rất nhanh. Năm 2004, diện tích rừng toàn quốc là 12,3 triệu ha (độ che phủ 36,7%) (Nguồn: Bộ NN&PTNT) Trong những năm gần đây chúng ta đã tiến hành trồng Keo lai trên một quy mô lớn hàng chục vạn ha và chủ yếu nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Gần đây Keo lai là cây trồng có giá trị kinh tế cao và có ý nghĩa bảo vệ môi trường nên Keo lai đã được phát triển rất mạnh ở các tỉnh vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Vùng Tây Nguyên. Tuy nhiên, do phát triển trên diện tích lớn nên tỷ lệ thành rừng còn chưa cao, chất lượng rừng không đều và không ổn định, vấn đề chọn và sử dụng đất phục vụ cho trồng và kinh doanh rừng Keo lai theo hướng thâm canh vẫn còn là một tồn tại cần được hoàn thiện trong thời gian tới. Nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của sản xuất cần thiết phải “Nghiên cứu xác định tiêu chuẩn chọn đất trồng rừng Keo lai (Acacia mangium x Acacia auriculiformis) và đề xuất quy hoạch vùng trồng Keo lai ở huyện Mang Yang - tỉnh Gia Lai”.
  9. 9 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới. Việc phân hạng và đánh giá đất đai đã được thực hiện từ khá lâu ở nhiều nước trên thế giới. Từ những năm 1950, việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất đã được nhiều nhà khoa học và các tổ chức quốc tế quan tâm. Đây được xem như là bước nghiên cứu kế tiếp của công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Ngày nay công việc này đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của các nhà quy hoạch, hoạch định chính sách và người sử dụng Tuỳ theo mục đích cụ thể, mỗi quốc gia đã đề ra nội dung, phương pháp đánh giá đất của mình [23]. * Ở Liên Xô và các nước Đông Âu dựa vào Thuyết phát sinh đất của V.V Docuchaev trong đó chỉ ra việc hình thành đất là một quá trình phức tạp do tác động của 5 yếu tố tự nhiên là: khoáng vật, thực vật, động vật, không gian và thời gian [4]. - Những năm thập niên 1960 việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện, bao gồm ba bước sau: 1) so sánh các hệ thổ nhưỡng theo tính chất tự nhiên (đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng); 2) đánh giá tiềm năng sản xuất của đất đai và 3) đánh giá kinh tế đất (chủ yếu đánh giá tiềm năng sản xuất hiện tại của đất). - Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mới thuần tuý quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đối tượng đất đai mà chưa xem xét đầy đủ đến khía cạnh kinh tế - xã hội của việc sử dụng đất đai. * Ở Mỹ, 2 phương pháp đánh giá đất đai được ứng dụng khá rộng rãi là: - Phương pháp tổng hợp: lấy năng suất cây trồng nhiều năm làm tiêu chuẩn và phân hạng đất đai cho từng cây trồng cụ thể, trong đó lấy cây lúa mì là đối tượng chính. - Phương pháp yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên, kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm (hoặc 100%) để làm mốc so sánh với các đất khác. - Trong quá trình phân hạng và đánh giá đất đai ở Mỹ đã đưa ra các khái niệm: + Phân loại khả năng thích nghi đất có tưới (Irrigation Land Suitability Classification) của Cục cải tạo đất đai- Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR) xuất bản năm
  10. 10 1951. Phân loại này dựa vào độ phì của đất để đánh giá. Phân loại này gồm 6 lớp (classes), từ lớp có thể canh tác được (arable) đến lớp có thể trồng trọt một cách giới hạn (limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (non arable). trong phân loại này, nhiều đặc điểm đất đai, một số chỉ tiêu kinh tế định lượng cũng được đề cập nhưng giới hạn ở phạm vi thuỷ lợi. + Tiềm năng đất đai (Land Capability) do Clingebiel và Naontgomery thuộc Vụ Bảo tồn đất đai - Bộ Nông nghiệp cũng đưa ra (năm 1964) trong công tác đánh giá đất đai ở hoa Kỳ. Trong việc đánh giá này, các đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Units) được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu chung là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng đối với mục tiêu canh tác được đề nghị. Hệ thống đánh giá đất đai này mang tính chất sơ lược, gắn đất với hiện trạng sử dụng đất hay còn gọi là " Loại hình sử dụng đất". * Ở Ấn Độ và các nước vùng nhiệt đới ẩm châu Phi thường áp dụng phương pháp tham biến để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố đất đai và cây trồng. Các mối quan hệ này được biểu thị dưới dạng phương trình toán học. Kết quả phân hạng được thể hiện dưới dạng % hoặc điểm [11]. * Nhiều nước Châu Âu việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện theo 2 hướng là: - Phân hạng định tính: dựa trên các kết quả nghiên cứu, các yếu tố tự nhiên để xác định tiềm năng sản xuất của đất đai. - Phân hạng định lượng: dựa vào năng suất thực tế của cây trồng để phân chia hạng đất [4]. Nhiều quốc gia ở Châu Âu vào những năm 70 đã cố gắng phát triển các hệ thống đánh giá đất đai của họ, cuối cùng các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng cần phải có một nỗ lực quốc tế để đạt được sự thống nhất và tiêu chuẩn hoá vào việc đánh giá đất đai [17]. * Phương pháp đánh giá đất đai của FAO: Được thống nhất do 2 Uỷ ban nghiên cứu ở Hà Lan và FAO- Roma thực hiện vào năm 1972, công bố đầu tiên vào năm 1976 và được chỉnh lý vào năm 1983 [11]. Trong đó: - Đề xuất định nghĩa về đánh giá đất đai là: Đánh giá đất đai là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất của vạt đất cần đánh giá với những tính chất đất đai
  11. 11 mà loại hình sử dụng đất yêu cầu phải có. Đánh giá đất đai là quá trình thu thập thông tin, xem xét một cách toàn diện các yếu tố đất đai với cây trồng để phân định ra mức độ thích hợp cao hay thấp. - Đưa ra một số nội dung hoặc khái niệm được xác định cụ thể như sau:  Đánh giá tiềm năng sử dụng đất đai (land capability): Đó là việc phân chia hay phân hạng đất đai thành các nhóm dựa trên các yếu tố thuận lợi hay hạn chế trong sử dụng như độ dốc, độ dày tầng đất, đá lẫn, tình trạng xói mòn, úng ngập, khô hạn, mặn hoá... Trên cơ sở đó có thể lựa chọn những kiểu sử dụng đất phù hợp. Việc đánh giá tiềm năng sử dụng đất thường áp dụng trên qui mô lớn như trong phạm vi một nước, một tỉnh hay một huyện. Thí dụ: Ở Mỹ đã sử dụng các yếu tố hạn chế là những yếu tố hầu như không thay đổi được như độ dốc, độ dày tầng đất, khí hậu để phân chia đất đai toàn quốc thành 8 nhóm với yếu tố hạn chế tăng dần từ nhóm I tới nhóm VIII. Nhóm I là nhóm thuận lợi nhất trong sử dụng, có rất ít yếu tố hạn chế. Nhóm VIII là nhóm có nhiều hạn chế nhất trong sử dụng [15].  Đánh giá mức độ thích hợp đất đai (land suitability): Là quá trình xác định mức độ thích hợp cao hay thấp của các kiểu sử dụng đất cho một đơn vị đất đai và tổng hợp cho toàn khu vực dựa trên so sánh yêu cầu kiểu sử dụng đất với đặc điểm các đơn vị đất đai [15]. - Hệ thống đánh giá được phân thành 2 cấp: Kiểu sử dụng đất hay loài cây trồng thích hợp (Viết tắt là S- Suitable) hay không thích hợp (Viết tắt là N- Not suitable) với điều kiện đất đai. Về mức độ thích hợp được phân thành 4 mức: + Thích hợp cao (S1): Đất hầu như không có hạn chế đáng kể khi thực hiện canh tác. + Thích hợp trung bình (S2): Đất có hạn chế nhất định làm giảm năng xuất cây trồng hoặc nâng cao chi phí canh tác nhưng vẫn thích hợp cho cây trồng hoặc kiểu sử dụng đất. + Thích hợp kém (S3): Đất có hạn chế đáng kể làm giảm mạnh năng xuất và tăng cao chi phí canh tác rõ rệt. Hiệu quả kinh tế bị suy giảm đáng kể. + Không thích hợp (N): Không phù hợp với sinh trưởng của cây trồng.
  12. 12 - Nhìn chung quá trình đánh giá đất đai của FAO được tiến hành thông qua một số bước sau: + Xác định mục tiêu sử dụng. + Thu thập thông tin liên quan. + Đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất. + Xem xét môi trường tác động của tự nhiên, kinh tế xã hội. + Xác định các loại hình sử dụng đất thích hợp. - Ngoài những tài liệu cơ bản của FAO về đánh giá đất đai, FAO cũng đưa ra những hướng dẫn khác nhau về đánh giá đất đai cho các đối tượng riêng biệt như: + Đánh giá đất đai cho nền nông nghiệp nhờ mưa (Guieline for land Evaluation for Rainfed Agriculture - FAO, 1983) [24]. + Đánh giá về đất đai cho trồng cỏ quảng canh (Land Evaluation for extensive grazing, FAO, 1990) [25]. + Đánh giá về đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất (Land Evaluation and farming system analysis for land use planning, FAO, 1992) [26]. Trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm đất đai với sinh trưởng của cây trồng. Từ các kết quả nghiên cứu này nhiều nhà khoa học đã cho rằng: Đối với các vùng ôn đới, phản ứng của đất, hàm lượng CaCO3 và các chất Bazơ khác, thành phần cấp hạt và điện thế ôxy hoá khử (Eh) của đất là những yếu tố quan trọng nhất, quan điểm này đã xem các yếu tố hoá học đất quan trọng hơn yếu tố vật lý. Còn ở vùng nhiệt đới thì các tác giả cho rằng: các yếu tố khả năng giữ nước, độ sâu của đất và độ thoáng khí là những yếu tố giữ vai trò chủ đạo, điều này có nghĩa là: yếu tố vật lý đất quan trọng hơn yếu tố hoá học đất. Tuy nhiên các kết quả này là dựa trên các nghiên cứu về đất đồi núi, đất nông nghiệp [11]. Trung tâm lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) gần đây đã tiến hành nghiên cứu về quản lý lập địa và sản lượng rừng cho rừng trồng ở các nước nhiệt đới như: Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nam Phi, Conggo, Brazil. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các biện pháp xử lý lập địa khác nhau và các loài cây trồng khác nhau đã có ảnh hưởng khác nhau đến độ phì đất, cân bằng nước sự phân huỷ thảm mục và chu trình dưỡng khoáng. [22], [23].
  13. 13 Trong những năm gần đây có một số công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này và mới chỉ nghiên cứu cho từng đối tượng cây trồng cụ thể. Ở vùng ôn đới nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của rừng tự nhiên, rừng trồng đến độ phì đất đã được đề cập. Khi nghiên cứu về rừng mưa nhiệt đới ở Australia, Week (1970) đã khẳng định sinh trưởng của thực vật phụ thuộc vào các yếu tố: đá mẹ, độ ẩm của đất, thành phần cơ giới, CaCO3, hàm lượng mùn và đạm. 1.2.Ở trong nước. Ở Việt Nam, từ những năm 80 trở lại đây một số công trình nghiên cứu đã đặt nền móng cho việc nghiên cứu và đánh giá đất đai: Năm 1965, Nguyễn Kha với luận văn Tiến sĩ “Động thái đất dưới rừng Thông ba lá và Thông nhựa trong quan hệ với thảm thực bì ở cao nguyên Trung phần Việt Nam” cũng mới chỉ mô tả một số phẫu diện và đưa ra một số nhận xét rất sơ bộ. Năm 1971, Tổng cục Lâm nghiệp đưa ra Quy trình trồng Thông nhựa dựa trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm trong một số năm trồng rừng, chủ yếu là về tạo cây con và chăm sóc. Năm 1977, Lâm Công Định viết cuốn "Trồng rừng Thông", trong đó tác giả đề cập các kết quả của các cơ sở sản xuất và nghiên cứu từ tạo cây con đến tỉa thưa, chăm sóc và trích nhựa. Tác giả cũng đưa ra các điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai) để phát triển Thông nhựa cả các đặc điểm thuận lợi và khó khăn tuy vẫn chưa thật cụ thể. Một số công trình nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp về Thông nhựa chủ yếu ở giai đoạn vườn ươm như "Hỗn hợp ruột bầu để tạo cây con Thông nhựa" của Nguyễn Xuân Quát và Ngô Đình Quế (1973-1976)[15], nghiên cứu về dinh dưỡng khoáng vi lượng, chế độ nước; Nghiên cứu bệnh rơm lá, bệnh vàng còi cây con Thông nhựa của Trương Thị Thảo, Nguyễn Ngọc Tân, Nguyễn Sỹ Giao, Nguyễn Tiến Đạt (1973-1978); và "Tiêu chuẩn cây con đem trồng" của Nguyễn Xuân Quát và cộng sự (1982). Nhiều kết quả nghiên cứu của các Trạm thực nghiệm như Trạm Lâm sinh Yên Lập (Quảng Ninh) chủ yếu ở giai đoạn cây con và một số thí nghiệm về thâm canh rừng, tái sinh rừng… Ngô Đình Quế (1979-1984) nghiên cứu về đặc điểm đất trồng Thông nhựa và ảnh hưởng của rừng Thông nhựa đến độ phì đất rừng.
  14. 14 Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quát (1996) cũng đã xác định được yếu tố phân bón quan trọng đối với cây con Thông nhựa. Việc trồng rừng Thông nhựa có theo dõi kết quả sinh trưởng được thực hiện ở nhiều chương trình, dự án như dự án trồng rừng Việt - Đức tại Quảng Bình, Quảng Trị, Hà Tĩnh. Nghiên cứu đánh giá và quy hoạch đất khai hoang ở Việt Nam của Bùi Quang Toản và nhóm nghiên cứu (1991)[21] đã ứng dụng phân loại khả năng (Capability classification) của FAO. Tuy nhiên nghiên cứu chỉ đánh giá các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, thuỷ văn và tưới tiêu, khí hậu nông nghiệp) và nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở lớp (class) thích nghi cho từng loại hình sử dụng. Trần An Phong (1995) [10] đã đưa ra kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất ở nước ta theo quan điểm sinh thái và lâu bền. Phương pháp đánh giá này đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố: tính chất của đất, hiện trạng sử dụng đât, tính thích nghi đất đai, vùng sinh thái. Đánh giá tiềm năng sử dụng đất Lâm nghiệp của từng vùng sinh thái và trong toàn quốc của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2000) là phương pháp ứng dụng phần mềm GIS trên máy tính để xây dựng các bản đồ đánh giá tiềm năng sử dụng đất lâm nghiệp. Phương pháp này cho phép lợi dụng được các thông tin sẵn có và có ý nghĩa là mang tính chiến lược và dự báo [14]. Cho đến nay, các công trình nghiên cứu về đất ở Việt Nam có khá nhiều tập trung chủ yếu vào các nội dung chính sau: - Nghiên cứu cơ bản về hình thành và tính chất lý hoá học của đất. - Điều tra, phân loại, xây dựng bản đồ đất với các tỷ lệ khác nhau. - Đánh giá tiềm năng sản xuất đất. - Biện pháp cải tạo một số loại đất có vấn đề. - Bảo vệ và chống suy thoái tài nguyên đất. Theo các kết quả nghiên cứu của VM. Fridland (1964), Nguyễn Viết Phổ (1978), trên các bãi bồi vùng đồng bằng Sông Cửu Long và sông Hồng thì: hàng năm Sông Cửu Long và sông Hồng đưa ra biển khoảng 200 triệu tấn phù sa. Do đó mỗi năm các bãi bồi ở vùng cửa sông của 2 con sông này có xu hướng lấn dần ra phía biển Đông từ 40-100m.
  15. 15 Ở Việt Nam, Thái Văn Trừng (1979) cũng đã nghiên cứu về ảnh hưởng của Bạch đàn đến đất và thực bì. Ông cho rằng đối với Bạch Đàn vấn đề quan trọng nhất để kinh doanh rừng thành công đó là đất. Và trong các yếu tố tạo thành độ phì của đất thì đối với cây Bạch Đàn yếu tố nước trong đất giữ vai trò quyết định. Nếu như trồng Bạch Đàn ở nơi đất xấu như vùng Đền Hùng - Phú Thọ với nhóm đất là sialit - feralit nâu vàng phong hoá trên phù sa cổ, bị thoái hoá mạnh có tính chất vật lý rất kém, hàm lượng dinh dưỡng thấp, tầng kết von hoặc đá ong lộ ra trên mặt đất. Đỗ Đình Sâm (1991) khi nghiên cứu về đất tế guột và vấn đề trồng rừng Bạch đàn liễu cũng cho rằng Bạch đàn cũng như các loài cây khác đều có quá trình tự bón và quá trình tiểu tuần hoàn vật chất để trả lại cho đất các chất dinh dưỡng như N, P, K, Ca, Mg,...qua cành lá rơi rụng. Tác giả cũng cho rằng Bạch đàn không làm cho đất xấu đi. Tuy nhiên do tán lá Bạch đàn thưa, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá không cao, lại chứa nhiều dầu nên làm tăng độ phì của đất lên ít và chậm hơn. Tác giả cũng lưu ý trong thực tế rất nhiều diện tích Bạch đàn trồng do bị quét lá để làm chất đất nên quá trình tuần hoàn vật chất chỉ xảy ra có một chiều. Điều này đã phá vỡ quy luật tự bón của rừng Bạch đàn, làm cho đất bị bóc lột một chiều. Do vậy đất bị xấu đi là điều không tránh khỏi. Tác giả cũng kết luận sau khi trồng rừng Bạch đàn khép tán, các loài cỏ chịu hạn, hoàn toàn ưa sáng như cỏ lông lợn, cỏ lông trước đây vẫn sống ở vùng đồi trọc, nay bị đào thải ra khỏi tổ thành của rừng Bạch đàn là điều đương nhiên. Không phải do Bạch đàn phát sinh độc tố. Tôn Thất Chiểu và Hoàng Ngọc Toàn (1980 – 1985) đã tiến hành nghiên cứu phân hạng đất đai tổng quan trên toàn quốc, với nhiều đối tượng cây trồng, nhiều vùng chuyên canh khác nhau trên cơ sở phân hạng định lượng của FAO. Đối tượng chính của đề tài này là đất nông nghiệp và đất đồi núi [4]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã ban hành tiêu chuẩn nghành 10 TCN 343-98 về Quy trình đánh giá đất đai phục vụ Nông nghiệp, trên cơ sở vận dụng nội dung, phương pháp đánh giá đất của FAO theo điều kiện và tiêu chuẩn cụ thể của Việt Nam [4]. Kết quả điều tra tổng hợp của Viện quy hoạch thiết kế Nông nghiệp năm 1995 đã xác định 9 vùng sinh thái nông nghiệp trên toàn quốc. Phương pháp tổng hợp là căn cứ vào 7 yếu tố và các chỉ tiêu phân cấp là: Loại đất, Độ dốc, Độ dày tầng đất, Thuỷ
  16. 16 văn mặt nước, Tưới tiêu, lượng mưa, Nhiệt độ. Mặc dù đã có sự cố gắng gộp nhóm và đơn giản hoá các yếu tố, chỉ tiêu tham gia xây dựng đơn vị đất đai, nhưng kết quả tổ hợp vẫn cho ra số lượng đơn vị đất đai toàn quốc khá lớn. Trên bản đồ tỷ lệ 1/1.000.000 toàn quốc có tới 373 đơn vị đất đai [4]. Vũ Cao Thái và các cộng sự năm 1989 đã nghiên cứu đánh giá phân hạng đất Tây Nguyên với cây Cao su, Cà phê, Chè và Dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp phân hạng đất đai của FAO theo kiểu định tính và hiện tại để đánh giá khái quát tiềm năng đất đai của vùng và đã phân chia đất theo 4 hạng riêng cho từng cây trồng [4]. Tác giả Đỗ Đình Sâm (1995) và các cộng sự đã tiến hành đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp ở Việt nam theo 8 vùng kinh tế lâm nghiệp: Tây Bắc, Đông Bắc, Trung tâm, Bắc Trung bộ, Duyên hải miền trung, Đông Nam bộ, Tây nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long, trừ đồng bằng sông Hồng vì chủ yếu là đất nông nghiệp. Trong quy trình Điều tra xây dựng bản đồ lập địa phục vụ công tác trồng rừng cho các dự án như: KFW1, KFW3, ADB, Lâm nghiệp xã hội Sông Đà… của tác giả Ngô Đình Quế, đã dựa vào các yếu tố: loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc và thực bì để xác định dạng lập địa. Việc nghiên cứu ảnh hưởng của rừng trồng và đặc biệt là cây mọc nhanh, luân kỳ ngắn đến đất nhiệt đới chỉ mới bắt đầu. Điều đáng quan tâm là các kết quả nghiên cứu ở các vùng khác nhau và các loài cây khác nhau thường không thống nhất. Thậm chí đã có nhiều kết luận trái ngược nhau. Vì vậy đây cũng là vấn đề đang được nhiều nước ở vùng nhiệt đới quan tâm nghiên cứu. Đỗ Đình Sâm (1984) nghiên cứu về độ phì đất rừng và vấn đề thâm canh rừng trồng và cho rằng đất có độ phì hoá học không cao[19]. Nơi đất có rừng độ phì đất được duy trì chủ yếu qua con đường sinh học. Các trạng thái rừng khác nhau, các biện pháp kỹ thuật tác động khác nhau cho thấy sự biến đổi về hoá tính đất không rõ nét (trừ yếu tố mùn, đạm) tuy nhiên các tính chất về lý tính của đất đặc biệt là cấu trúc và nhiệt là nhân tố dễ biến đỗi và bị ảnh hưởng của viêc trồng Bạch đàn đến độ phì đất. Tác giả đã chứng minh rằng việc trồng rừng Bạch đàn không làm chua đất, lượng nước do Bạch đàn tiêu thụ là rất ít và đặc biệt là rừng trồng Bạch đàn luôn thường xuyên làm cho đất tốt lên, nhất là ở những trạng thái lập địa nghèo.
  17. 17 Các nghiên cứu phân hạng đất lâm nghiệp thực hiện chủ yếu đối với một số cây trồng quan trọng và có ý nghĩa đối với thực tiễn sản xuất. Đó là các rừng trồng Bồ đề cung cấp nguyên liệu giấy được gây trồng mạnh ở vùng trung tâm vào những năm 1960 - 1970, rừng trồng thông nhựa gây trồng phổ biến trên đất trống đồi trọc trong toàn quốc, rừng trồng Thông ba lá và một số rừng cây đặc sản như: Hồi, Quế... [15]. Dựa trên kết qủa nghiên cứu về mối qua hệ giữa sinh trưởng và đặc điểm đất dưới rừng trồng Bồ Đề, tác giả Hoàng Xuân Tý đã đề xuất 3 tiêu chuẩn quan trọng để xác định trồng rừng Bồ đề là loại đất, độ dày tầng đất và độ thoái hoá đất và thực bì chỉ thị. Phương pháp này dễ áp dụng trong thực tế sản xuất, tuy nhiên chưa dự đoán được năng suất của rừng trồng. Kết quả nghiên cứu của Hà Quang Khải (1999) [9], cho thấy sự thay đổi tính chất của đất gần và xa gốc của rừng trồng Thông mã vĩ và Keo tai tượng thể hiện tương đối rõ, nhất là các tính chất về lý tính, mối tương quan giữa sinh trưởng và từng tính chất đất là không rõ ràng. Tuy nhiên mối tương quan lại tương đối chặt giữa sinh trưởng với tổng hợp một số tính chất đất. 1.3. Một số kết quả nghiên cứu của cây Keo lai. Keo lai là giống lai tự nhiên giữa Keo Tai Tượng và Keo lá Tràm. Theo Gilmour et al, 1969 thì Keo lai có nghĩa là Keo Magium (Keo Tai Tượng) là cây mẹ và Keo Lá Tràm (Acacia auriculifomis) là cây bố nên cũng có tên là Acacia x Manriculiformis. Trên thế giới, Messer Herburn và Shim là những người phát hiện ra giống Keo lai đầu tiên vào năm 1972, tại bang Sabah thuộc Malaysia. Năm 1982 -1986, cây Keo lai đã được phát hiện ở Việt Nam và nó đã chứng tỏ có nhiều ưu điểm vượt trội so với loài Keo mẹ (Acacia mangium) và loài keo bố (Acacia auriculifomis) như: + Tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh luân kỳ kinh doanh tương đối ngắn (6 năm) + Năng suất rừng trồng tương đối cao + Khả năng nâng cao độ phì của đất khá tốt. Năm 1988, Kiang Tao et al đã phát hiện Keo lai ở Đài Loan và Keo lai cũng được phát hiện ở Quảng Châu - Trung Quốc (Pinso và Nasi, 1991)
  18. 18 Ở Papua New Guiner cũng đã phát hiện giống Keo lai vào cuối năm 1986-1988 (Trurnbull, 1986; Gun se al, 1987 và Griffin, 1988) a. Đặc điểm hình thái cây Keo lai.  Lá: Lá cây Keo lai có kích thước dài và rộng nằm ở vị trí trung gian giữa Keo tai tượng (lá có kích thước to nhất) và Keo lá tràm (lá có kích thước nhỏ nhất). Bảng 1.1: Kích thước lá của Keo lai, Keo tai tượng và keo lá tràm Địa phương Loài cây Chiều dài của Chiều rộng của Chỉ số dài/ rộng lá (cm) lá (cm) của lá Ba Vì + Keo lai 17,46 ± 0,02 5,65 ± 0,11 3,09 (Hà Tây) + Keo tai tượng 19,51 ± 0,23 6,99 ± 0,15 2,79 + Keo lá tràm 14,10 ± 0,21 2,11 ± 0,04 6,78 Song Mây + Keo lai 18,34 ± 0,55 5,44 ± 0,22 3,37 (Đồng Nai) + Keo tai tượng 18,94 ± 0,73 6,93 ± 0,20 2,73 + Keo lá tràm 15,63 ± 0,31 2,99 ± 0,06 5,23 [Nguồn: GS. Lê Đình Khả, Viện KHLNVN, 1999] Chú thích: + Lá Keo lai có từ 3-4 gân chính + Lá Keo tai tượng có 4 gân chính + Lá Keo lá tràm có từ 2 đến 3 gân chính  Thân cây: Chỉ số hình dáng của cây (f) được xác định theo công thức f= Thể tích thực Thể tích hình trụ (theo D1.3) Ta có: + Keo lai f = 0,497 + Keo tai tượng f = 0,536 + Keo lá tràm f = 0,510 Chú thích: Thể tích thực là tổng thể tích của các đoạn thân cắt dài 2m + với thể tích đoạn ngọn được tính theo hình chóp nón (tuổi cây 5 tuổi). Tỷ lệ vỏ của thân cây (44 tháng tuổi) + Keo lai = 16,27% + Keo tai tượng = 18,02% + Keo lá tràm = 16,02% b. Đặc điểm sinh lý của cây Keo lai.
  19. 19 Keo lai là 1 loài cây gỗ họ Đậu, sinh trưởng nhanh, lá rộng thường xanh, ưa sáng ngay từ nhỏ, tán lá hình tháp bút, độ rậm của tán lá cao, nên rừng Keo lai có độ che phủ đất khá tốt. Khả năng chịu hạn của Keo lai:  Độ ẩm cây héo của Keo lai biến động từ 8,45% - 10,45% (đất có hàm lượng cát trung bình và cát mịn từ 3,6% - 3,9%). Trong 6 dòng Keo lai thử nghiệm có 5 dòng có độ ẩm cây héo thấp hơn Acacia mangium và Acacia auriculiformis, có nghĩa là chúng có khả năng chịu hạn cao hơn đặc biệt là dòng Keo lai BV32. Tuy nhiên nhu cầu về nước của Keo lai cũng nằm ở mức trung bình khá, cho nên rừng Keo lai sinh trưởng mạnh trong mùa mưa, khi đất có độ ẩm cao.  Nhu cầu về hàm lượng các chất khoáng dinh dưỡng trong đất không cao. Nhưng rừng Keo lai trồng trên đất đồi núi trọc có độ phì tự nhiên thấp nếu bón thêm phân thì mức độ sinh trưởng tăng lên rõ rệt. c. Đặc điểm sinh thái của cây Keo lai.  Đặc điểm khí hậu của vùng trồng rừng Keo lai ở Việt Nam. Trong 9 vùng trồng Keo lai ở Việt Nam, từ vĩ độ 22o02” Bắc (Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang) đến Long Khánh (tỉnh Biên Hòa) nằm trong vĩ độ 10o57” Bắc, thuộc miền Đông Nam Bộ. - Chế độ nhiệt Tất cả có nhiệt độ trung bình hàng năm biến động từ 22,07oc (Hàm Yên) đến 27,0oc (Long Khánh). Từ vùng khí hậu nhiệt đới điển hình gần xích đạo (Long Khánh) đến vùng khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh trong năm từ 1 tháng đến 4 tháng lạnh (tháng có nhiệt độ trung bình tháng < 20oc ) như Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) + Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 38oc - 42,1oc + Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 0,6oc - 15oc - Lượng mưa: Từ trung bình đến nhiều và lượng mưa hàng năm đều cao hơn lượng bốc hơi hàng năm Nét khái quát về các vùng trồng Keo lai ở Việt Nam thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm điển hình không có mùa đông lạnh và vùng khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh. Sự biến thiên về nhiệt độ tối cao và nhiệt độ tối thấp trong năm tương đối lớn
  20. 20 (nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22oc đến 27oc , tháng nóng nhất có nhiệt độ trung bình tháng biến động từ 32oc - 34oc và tháng lạnh nhất có nhiệt độ trung bình tháng biến động từ 17oc - 20oc). Nhận xét chung, ở những nơi trồng Keo lai có điều kiện khí hậu nóng ẩm, không có tháng lạnh thì rừng Keo lai sinh trưởng tốt, còn ở những nơi trồng Keo lai có điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm nhưng có mùa đông lạnh, nhất là những nơi có sương giá trong mùa đông có ngày nhiệt độ không khí xuống thấp
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2