intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Ngiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Hoà Sơn - Lương Sơn - Hoà Bình

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:141

20
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững; góp phần làm sáng tỏ tác động của một số chính sách, kinh tế - xã hội, tự nhiên và kỹ thuật đến quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Hoà Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Ngiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Hoà Sơn - Lương Sơn - Hoà Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIÊP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- TRẦN THANH HUYỀN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TẠI XÃ HÒA SƠN - LƯƠNG SƠN- HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP HÀ NỘI, 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIÊP & PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP -------------------- TRẦN THANH HUYỀN NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LÀM CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT BỀN VỮNG TẠI XÃ HÒA SƠN - LƯƠNG SƠN- HÒA BÌNH Chuyên ngành: Lâm học Mã số: 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẾ SỸ VIỆT HÀ NỘI, 2010
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành trương trình đào tạo Cao học tại trường Đại học Lâm nghiệp khoá 15(2008 - 2010), gắn với việc đào tạo thực tiễn với sản xuất. Tôi thực hiện đề tài “ Ngiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Hoà Sơn - Lương Sơn - Hoà Bình”. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài tôi xin trân trọng cảm ơn ban giám hiệu trường Đại học Lâm nghiệp, khoa đào tạo Sau đại học, các thầy cô giáo, đặc biệt là thầy giáo TS Lê Sỹ Việt, người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện đề tài. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban lãnh đạo và cán bộ Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Hoà Bình, Chi cục Kiểm Lâm tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Lương Sơn, Hạt kiểm lâm huyện Lương Sơn, trạm khuyến nông huyện Lương Sơn, Phòng Thống kê huyện Lương Sơn, Ban lãnh đạo xã Hoà Sơn vv … Cùng toàn thể bà con nhân dân xã Hoà Sơn và bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thiện đề tài Cao học này. Mặc dù đã làm việc với tất cả sự nỗ lực của bản thân, nhưng về trình độ và thời gian còn hạn chế nên đề tài này không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp xây dựng quý báu của các nhà khoa học và bạn bè đồng nghiệp. Tôi xin cam đoan các số liệu thu thập, kết quả nghiên cứu tính toán là trung thực, các thông tin đều được trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 20 Tháng 09 năm 2010 Tác giả Trần Thanh Huyền
  4. ii MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời nói đầu i Mục lục ii Danh mục các từ viết tắt vii Danh mục các bảng viii ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Trên thế giới 3 1.1.1. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất vĩ mô 3 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến sử dụng đất cấp vi mô có 9 sự tham gia của người dân 1.1.3. Những kết luận rút ra từ kinh nghiệm của thế giới 10 1.2. Ở Việt Nam 11 1.2.1. Một số nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn của QHSDĐ 11 1.2.2. Một số nghiên cứu đánh giá ban đầu về việc vận dụng 16 phương pháp quy hoạch sử dụng đất vào thực tiễn ở Việt Nam 1.2.3. Những kết luận rút ra từ nghiên cứu và kinh nghiệm của 20 Việt Nam Chương 2: MỤC TIÊU - ĐỐI TƯỢNG - NỘI DUNG VÀ 22 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu của để tài 22 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22 2.3. Nội dung nghiên cứu 22 2.4. Phương pháp nghiên cứu 23
  5. iii 2.4.1. Quan điểm phương pháp luận 23 2.4.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 23 Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 31 3.1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của quy hoạch sử dụng đất xã Hoà 31 Sơn 3.1.1 Cơ sở lý luận 31 3.1.1.1 Quy hoạch phát triển trong hệ thống quy hoạch sử dụng đất 31 cấp vĩ mô 3.1.1.2 Quy hoạch theo quan điểm hệ thống 32 3.1.1.3 Quy hoạch theo quan điểm về phát triển bền vững 33 3.1.1.4 Quy hoạch sử dụng đất Lâm - Nông nghiệp cấp xã trong hệ 36 thống quy hoạch sử dụng đất Lâm - Nông nghiệp 3.1.1.5 Quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia cuả người dân 37 3.1.1.6 Quy hoạch sử dụng đất cấp xã theo quản điểm của hệ thống 38 3.1.1.7 Quy hoạch sử dụng đất cấp xã theo quan điểm bền vững 40 3.1.1.8 Quy hoạch sử dụng đất cấp xã trong nền kinh tế thị trường 42 3.1.2 Cơ sở chính sách đối với qui hoạch sử dụng đất 43 3.1.2.1 Cơ sở, căn cứ pháp lý cho quy hoạch sử dụng đất 43 3.1.2.2 Cơ sở kinh tế của công tác quy hoạch sử dụng đất 45 3.1.2.3 Cơ sở thực tiễn của quy hoạch lâm nghiệp cấp xã 49 3.2 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng SDĐ xã Hoà 50 Sơn 3.2.1 Đặc điẻm tự nhiên, kinh tế xã hội xã Hoà Sơn 50 3.2.1.1 Vị trí địa lý 50 3.2.1.2 Địa hình, địa thế 51 3.2.1.3 Đất đai, thổ nhưỡng 51
  6. iv 3.2.1.4 Đặc điểm Khí hậu 52 3.2.1.5 Chế độ Thuỷ văn 53 3.2.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội và nhân văn 53 3.2.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội xã Hoà Sơn 53 3.2.2.2 D©n sè, lao ®éng viÖc lµm vµ thu nhËp 53 3.2.2.3 Giao thông 55 3.2.2.4 Thuỷ lợi 56 3.2.2.5 Hệ thống Điện và Thông tin liên lạc 56 3.2.2.6 Giáo dục 56 3.2.2.7 Y tế 56 3.2.2.8 Thực trạng phát triển các khu dân cư 57 3.2.2.9 Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế xã hội và áp lực đối 57 với sử dụng đất đai 3.3 Hiện trạng sử dụng đất xã Hoà Sơn 58 3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp 59 3.3.2 Hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp 60 3.4 Phân tích hiệu quả của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn xã 61 Hoà Sơn 3.4.1 Phân tích hiệu quả kinh tế 61 3.4.2 Hiệu quả về mặt xã hội 67 3.4.3 Hiệu quả về mặt môi trường 68 3.4.4 Hiệu quả tổng hợp của hệ thống sử dụng đất 69 3.5 Lựa chọn và đề xuất tập đoàn cây trồng lâm - nông nghiệp 70 3.5.1 Lựa chọn cây trồng lâm nghiệp 70 3.5.2 Lựa chọn cây ăn quả 71
  7. v 3.5.3 Lựa chọn cây hoa màu 71 3.6 Quy hoạch phân bổ sử dụng đất xã Hoà Sơn 72 3.6.1. Cơ sở quy hoạch phân bổ sử dụng đất xã Hoà Sơn 72 3.6.2 Đinh hướng sử dụng đất đến năm 2020 74 3.6.3 Quy hoạch phân bố sử dụng các loại đất 76 3.6.3.1 Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp 79 3.6.3.2 Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 86 3.7 Lập kế hoạch sử dụng đất 91 3.7.1 Kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp 92 3.7.1.1 Kế hoạch sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 92 3.7.1.2 Kế hoạch sử dụng đất lâm nghiệp 92 3.7.2 Kế hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp 93 3.7.3 Kế hoạch sử dụng đất chưa sử dụng 93 3.7.4 Dự tính đầu tư và hiệu quả kinh tế cho sản xuất lâm - nông nghiệp 93 3.7.4.1 Tổng hợp vốn đầu tư 94 3.7.4.2 Dự kiến hiệu quả kinh tế 95 3.8 Các giải pháp thực hiện phương án 95 3.8.1 Giải pháp về cơ chế chính sách 95 3.8.2 Giải pháp về khoa học công nghệ 97 3.8.3 Giải pháp về vốn đầu tư 98 3.8.4 Giải pháp về tổ chức quản lý 100 3.8.5 Giải pháp về thị trường 100 3.8.6 Giải pháp về môi trường 101
  8. vi Chương 4: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 102 4.1 Kết luận 102 4.2 Tồn tại 103 4.3 Kiến nghị 104 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NLKH: Nông lâm kết hợp SALT: Hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc RRA: Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia Creative Process: Phương pháp quá trình sáng tạo LEFSA (Land Evaluation and Farming System Analysis) là phương pháp kết hợp giữa đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho lập kế hoạch sử dụng đất cấp vi mô. QHSDĐ: Quy hoạch sử dụng đất LNXH: Lâm nghiệp xã hội CBA: Phương pháp phân tích chiphí - lợi ích CPV: Giá trị hiện tại của chi phí NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng BPV: Giá trị hiện tại thu nhập BCR: Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí IRR: Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ Ect: Chỉ số hiệu quả tổng hợp HGĐ: Hộ gia đình QH: Quy hoạch VAC: Vườn ao chuồng RVAC: Ruộng vườn ao chuồng RVACRu: Ruộng vườn ao chuồng rừng
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG TT Tên bảng Trang 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Hoà Sơn 58 3.2 Hiệu quả kinh tế các giống lúa nước tính trên 1 ha/10 năm lúa 2 vụ 61 3.3 Tổng hợp hiệu quả kinh tế của một số loại cây hoa màu 63 3.4 Tổng hợp hiệu quả kinh tế của một số cây ăn quả trên1ha/10 năm 64 3.5 Tổng hợp hiệu quả kinh tế loài cây Chè trên 1ha/10 năm 66 3.6 Tổng hợp hiệu quả kinh tế trồng Keo và Thông trên 1 ha/10 năm 67 3.7 Hiệu quả tổng hợp của hệ thống sử dụng đất 70 3.8 Tổng hợp kết quả lựa chọn cây trồng lâm nghiệp 70 3.9 Tổng hợp kết quả lựa chọn loài cây ăn quả 71 3.10 Tổng hợp kết quả lựa chọn loài cây hoa màu 72 3.11 Quy hoạch phân bổ sử dụng đất xã Hoà Sơn đến năm 2020 78 3.12 Phân bố sử dụng đất SX nông nghiệp xã Hoà Sơn đến năm 2020 79 3.13 Quy hoạch phân bổ sử dụng đất lâm nghiệp 83 3.14 Quy hoạch phân bố sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020 86 3.15 Sơ đồ So sánh diện tích đất đai trước và sau khi quy hoạch 90 3.16 Kế hoạch sử dụng đất xã Hoà Sơn theo từng giai đoạn 92 Tổng hợp nhu cầu vốn và hiệu quả sản xuất nông lâm nghiệp 94 3.17 trong 1 chu kỳ sản xuất 10 năm
  11. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của Quốc gia, có nhiều tính chất đặc trưng vì thế mà nó không giống bất kỳ một tư liệu sản xuất nào, nếu được sử dụng hợp lý thì quá trình sản xuất đất đai không bị hao mòn mà ngày càng trở lên tốt hơn. Đất đai là tư liệu sản xuất không gì thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Nó là tư liệu sản xuất đặc biệt, bởi vì nó là tư liệu sống, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh - Quốc phòng toàn dân. Điều 18 Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 đã nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng và có hiệu quả”. Quy hoạch sử dụng đất có chức năng và vai trò vô cùng quan trọng. Nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Để duy trì hiệu quả này, quy hoạch sử dụng đất phải có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản, các khu dân cư và các công trình văn hoá phúc lợi một cách hợp lý hơn. Đặc biệt, trong sản xuất nông - lâm nghiệp quy hoạch sử dụng đất có nhiệm vụ quy hoạch sử dụng lại các loại đất nông - lâm nghiệp, các phương pháp thâm canh trong nông - lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và các giải pháp bảo vệ đất, chống xói mòn, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái v.v … Việc sử dụng hợp lí và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững của chúng ta hiện nay là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết. Quy hoạch sử dụng đất bền vững nhằm mục tiêu định hướng cho sự thay đổi công nghệ và tổ chức thực hiện đảm bảo cho việc thoả mãn liên tục nhu cầu của con người cả ở hiện tại và tương lai. Lương Sơn là một huyện vùng cao nên công tác quy hoạch sử dụng đất trên toàn huyện nói chung và xã Hoà Sơn nói riêng mới đang trong giai đoạn bắt đầu triển khai. Nhân dân xã Hòa Sơn sống chủ yếu dựa vào lâm - nông nghiệp là chính. Hiện tại trên địa bàn xã chưa có quy hoạch sử dụng đất, hệ
  12. 2 thống canh tác còn lạc hậu, người dân thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức, việc áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến vào sản xuất còn nhiều hạn chế, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mà chủ yếu chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi còn nhiều bỡ ngỡ và lúng túng. Do vậy, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng đặt ra hiện nay là tiến hành quy hoạch sử dụng đất cho xã, dựa trên phương pháp PRA có sự tham gia của người dân kết hợp với kỹ thuật canh tác Nông lâm kết hợp (NLKH). Áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm tạo cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp với từng gia đình và phù hợp với nền kinh tế thì trường. Việc giúp xã phân bổ lại đất đai, lập kế hoạch phát triển sản xuất lâm - nông nghiệp, kết hợp với kỹ thuật canh tác nông lâm kết hợp nhằm tạo cho người dân có ý thức giác ngộ, quan tâm và tự phân tích, từ đó thúc đẩy cộng đồng phát triển. Mục đích là giúp người dân đề xuất được cơ cấu vật nuôi, cây trồng phù hợp với gia đình mình, phù hợp với nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Với chức năng và vai trò vô cùng quan trọng như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, quy hoạch sử dụng đất không ngừng phát triển và ngày một hoàn thiện. Qua thực tiễn được tổng hợp thành lý luận và trở thành một phần không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và trong phát triển kinh tế xã hội của nông thôn miền núi nước ta nói riêng. Quy hoạch sử dụng đất cấp xã có sự tham gia của người dân giữ một vị trí hết sức quan trọng, nhằm giúp người dân có thể tham gia tích cực vào quy hoạch trong việc sử dụng đất của mình một cách hợp lý, có hiệu quả trên nguyên tắc bền vững, bảo đảm hài hoà giữa lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Từ nhận thức và thực tiễn trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ đề xuất các giải pháp quy hoạch sử dụng đất bền vững tại xã Hoà Sơn huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình”.
  13. 3 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Trên thế giới 1.1.1. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất vĩ mô Quy hoạch sử dụng đất có vai trò và chức năng vô cùng quan trọng, nó tạo ra những điều kiện cần thiết để tổ chức sử dụng đất có hiệu quả cao. Quy hoạch sử dụng đất có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp lại nền sản xuất nông - lâm nghiệp, công nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản, các khu dân cư và các công trình văn hoá phúc lợi một cách hợp lý hơn. Đặc biệt trong sản xuất nông - lâm nghiệp quy hoạch sử dụng đất có nhiệm vụ quy hoạch sử dụng các loại đát nông - lâm nghiệp, các phương pháp thâm canh trong nông lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và các giải pháp bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ rừng và môi trường sinh thái. Lịch sử về quy hoạch sử dụng đất đã trải qua hơn 100 năm nghiên cứu và phát triển, những thành tựu về phân loại đất, xây dựng bản đồ đất đã được sử dụng làm cơ sở quan trọng cho việc tăng năng suất và sử dụng đất đai một cách có hiệu quả. Hệ thống canh tác (Farming System) là sự bố trí một cách thống nhất và ổn định các ngành trong nông trại, được quản lý bởi hộ gia đình trong môi trường tự nhiên, sinh học và kinh tế xã hội, phù hợp với các mục tiêu mong muốn và nguồn lực của hộ (Shaner, Philip và Schemmedli, 1984). Hệ thống canh tác bao gồm các nguồn lực (đất, lao động, vốn) được sử dụng cho các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nghề phụ để sản xuất các nông sản (lương thực, nguyên liệu thô, tiền mặt) trong nông trại với điều kiện nhất định (Wilem C.Beet, 1990). Trên thế giới mô hình sử dụng đất đầu tiên là du canh (Shifiting cultivation), đó chính là những hệ thống nông nghiệp trong đó đất đã được
  14. 4 phát quang một thời gian, ngắn hơn thời gian bỏ hoá (Conklin, 1957)...du canh được xem là phương thức canh tác cổ xưa nhất, nó ra đời vào cuối thời kỳ đồ đá mới, khi con người đã tích luỹ được những kiến thức ban đầu về tự nhiên. Tuy nhiên, về chiến lược phát triển kinh tế bền vững, du canh không được nhiều Chính phủ và cơ quan quốc tế coi trọng. Bởi du canh được coi như sự phí phạm về sức người, tài nguyên đất đai, là nguyên nhân chính gây nên xói mòn và thoái hoá đất, dẫn đến tình trạng sa mạc hoá ngày càng nghiêm trọng. Sau du canh là sự ra đời của các phương thức Taugya (canh tác đồi núi) ở vùng nhiệt đới. Hệ thống Taugya được nhiều người biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, ở một số nước các tên gọi được biểu thị cho sự đặc biệt của phương thức du canh. Ở Indonexia người ta gọi là Taubansang, ở Philipin người ta gọi là Kaigining, ở Malaixia người ta gọi là Ladang, ở Srilanka là China,... Theo Von Hesmen (1966, 1970) và King (1979), hầu hết các rừng trồng ở vùng nhiệt đới đều được hình thành từ phương thức này, đặc biệt là ở Châu Á và Châu Phi. Taugya được xem như một dấu hiệu báo trước cho các pphương thức sử dụng đất sau này (Nair, 1978). Hệ thống canh tác Taugya được cải tiến, sửa đổi và dần được hoàn thiện, phổ biến trên toàn thế giới và được coi như là một hệ thống sử dụng đất có hiệu quả kinh tế lẫn môi trường sinh thái. Theo FAO, 1990 đến nay đã có 117 nước trên thế giới áp dụng phương thức này. Như vậy, có thể thấy du canh là một hệ thống canh tác, trong đó các loài cây nông nghiệp, lâm nghiệp sinh trưởng kế tiếp nhau. Còn Taugya bao gồm sự kết hợp đồng thời của cả hai loài cây trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành rừng trồng. Đứng trên quan điểm quản lý, sử dụng đất thì cả hai quá trình trên đều có sự tương đồng là những cây nông nghiệp được sử
  15. 5 dụng một cách tốt nhất bởi độ phì của đất được tăng lên chính là nhờ thảm mục của cây gỗ. Theo FAO, hiện nay dân số thế giới đã trên 6 tỷ người, sử dụng 1,476 tỷ ha đất nông nghiệp. Trong đó đất có độ dốc trên 10o (đất đồi, núi) là 937 triệu ha chiếm 63,5% (Sheng, 1988; Hudson, 1988; Cent, 1989). Trong quá trình sử dụng con người đã làm thoái hoá khoảng 1,4 tỷ ha đất. Theo Norman Mayer (1993), hàng năm trên toàn cầu mất khoảng 11 triệu ha đất. Theo FAO đến năm 1980 các loại hình quảng canh và du canh trên toàn thế giới chiếm đến 45% diện tích đất nông nghiệp. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng xói mòn, thoái hoá đất làm giảm năng suất cây trồng. Do những yêu cầu của mình, con người ngày càng xâm hại đến rừng, để lấy lâm sản và đất canh tác đã làm cho diện tích đất rừng ngày càng thu hẹp, đe doạ đến môi trường sống. Diện tích trồng rừng chỉ bằng 1/10 diện tích rừng bị mất, riêng ở Châu Á Thái Bình Dương trong thời gian từ năm 1976 - 1980 mất 9 triệu ha rừng. Cũng trong khoảng thời gian này ở Châu Phi mất khoảng 37 triệu ha rừng, Châu Mỹ mất khoảng 18,4 triệu ha rừng. Do tình trạng mất rừng mà hiện tượng xói mòn, sa mạc hóa ngày càng diễn ra nghiêm trọng (khoảng 875 triệu người phải sống ở những vùng sa mạc hóa). Sa mạc hóa đã làm mất đi mỗi năm khoảng 26 tỉ đô giá trị sản phẩm mỗi năm, hiện tượng xói mòn mỗi năm làm thế giới mất đi 12 tỉ tấn đất (ước tính mất khoảng 50 triệu tấn lương thực, hàng ngàn hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới đang bị cạn dần làm tuổi thọ của nhiều công trình thủy điện vùng này bị rút ngắn tuổi thọ) Theo dự báo của Tổ chức dân số thế giới, nếu tốc độ tăng trưởng dân số diễn ra như hiện nay thì đến năm 2025 dân số thế giới trên 8 tỷ người, tập trung ở các nước đang phát triển và kém phát triển. Nếu mức tiêu thụ lương thực theo đầu người vẫn giữ nguyên như hiện nay thì sự tăng dân số thế giới đòi hỏi phải tăng năng suất lương thực thô thêm 2,6 tỷ tấn vào năm 2025, tức
  16. 6 là tăng 57% so với năm 1990. Nhưng nếu khẩu phần được cải thiện cho thế giới người nghèo đói (ước tính 1 tỉ người) thì nhu cầu lương thực thế giới phải tăng gấp đôi, tức 4,5 tỉ tấn nữa. Nếu bằng con đường tăng năng suất cây trồng (năng suất các hạt ngũ cốc phải tăng trên 80% trong thời kỳ 1990-2025), theo kỷ yếu của FAO và tính toán của Norman E.BlorLaug thì nguồn lương thực hạt ngũ cốc thế giới chỉ mới đạt 3,97 tỉ tấn vào năm 2025. Trên thực tế thì đất đai mở mang có hạn và không thể đáp ứng được với tốc độ gia tăng dân số tự nhiên trên toàn cầu. Vì vậy, để thoả mãn nhu cầu về lương thực ngày càng cao, con người tìm cách giải quyết theo một trong hai hướng chính đó là: Tăng năng suất cây trồng bằng việc tận dụng tối đa tiềm năng của các loại đất, thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích cach tác. Để làm được điều đó thì công tác điều tra, khảo sát, phân loại và đánh giá đất đai để tìm ra giải pháp sử dụng đất có hiệu quả nhất trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất hợp lí, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi và đặc biệt là theo hương nghiên cứu đánh giá tổng hợp tiềm năng của đất đai cho các mục tiêu sử dụng bền vững đã trở thành một yêu cầu cấp bách. Công cuộc tìm giải pháp nhằm nâng cao sản lượng lương thực và khắc phục tình trạng thiếu hụt về lương thực đã thúc đẩy các nhà khoa học nghiên cứu tìm biện pháp về sử dụng đất đai màu mỡ một trong những thành công của quá trình nghiên cứu đó là đã tìm ra Hệ thống kỹ thuật canh tác trên đất dốc (SALT) nhằm sử dụng đất dốc bền vững và được trung tâm đời sống nông thôn Bapstic Mintanao Philippin tổng kết, hoàn thiện và phát triển từ giữa những năm 1970 đến nay. - Mô hình SALT 1 (Sloping Agriculture Land Technology) với cơ cấu 25% cây lâm nghiệp + 25% cây lưu niên (NN) + 50% cây nông nghiệp hàng năm.
  17. 7 - Mô hình SALT 2 (Simple Agro - Livestock Technology) với cơ cấu 40% NN + 20% LN + 20% chăn nuôi + 20% làm nhà ở và chuồng trại. - Mô hình SALT 3 (Sustainable Agro - Forest Land Technology) với cơ cấu 40% NN + 60% LN. - Mô hình SALT 4 (Small Agro - Fruit Likelihood Technology) với cơ cấu 60% LN + 15% NN +25% cây ăn quả. Những mô hình canh tác nông nghiệp bền vững trên đất dốc có sự phối hợp hài hoà giữa cây nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc đều dựa trên cơ sở nghiên cứu phân bố các loại đất một cách hợp lý, khoa học nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất, bền vững nhất về môi trường sinh thái. Qua tổng kết các tài liệu nghiên cứu và thử nghiệm phương pháp quy hoạch ở địa phương. Cho thấy, có rất nhiều cách tiếp cận: Tiếp cận Sodeo của Peter Hildebrand (Hildebrand,1981); Tiếp cận “nông thôn - trở lại - nông thôn” của Robert (Rhoades Rhoades, 1892); Tiếp cận của Robert Chambers; Tiếp cận “chẩn đoán và thiết kế của ICRAF” (Raintree); Tiếp cận của L.W. Harrington. Nhìn chung, các phương pháp tiếp cận này đi theo hai hướng chính đó là: Tiếp cận từ trên xuống (Top - down approach) và tiếp cận từ dưới lên (Bottom - up approach). Cách tiếp cận thứ nhất ngày càng bộc lộ nhiều hạn chế, kém hiệu quả khi các chương trình thực hiện ở cấp vĩ mô và khi không có sự tham gia của cộng đồng dân cư. Cách tiếp cận thứ 2 được hình thành khi các nhà xã hội học chứng minh sự “không thể thiếu được” vai trò của nông thôn trong quản lý tài nguyên cộng đồng (Robert Chambers). Từ đó “Quy hoạch trên cơ sở cộng đồng ” (Community - based Planning) bắt đầu xuất hiện. khi nghiên cứu hệ thống canh tác năm 1990, FAO đã xuất bản cuốn “Phát triển hệ thống canh tác”. Công trình đã chỉ rõ những ưu thế và hạn chế của 2 phương pháp tiếp cận.
  18. 8 Từ cuối thập kỷ 70 nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm phát triển các phương pháp thu thập thông tin cho quy hoạch với các nhóm thông tin chính như: Khí hậu, độ dốc, địa mạo, thổ nhưỡng gồm cả thủy văn, đất, nước, tài nguyên nhân tạo như hệ thống tưới tiêu, thảm thực vật… Các phương pháp điều tra đánh giá cùng tham gia như đánh giá nhanh nông thôn (RRA), đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), phương pháp quá trình sáng tạo (Creative Process), đặc biệt phương pháp phân tích các hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất vi mô được nghiên cứu rộng rãi. Những nghiên cứu, thử nghiệm các phương pháp RRA vào thập kỷ 80 và PRA vào đầu thập kỷ 90 trong phát triển nông thôn và kế hoạch sử dụng đất được thực hiện trên 30 nước phát triển (Robert Chambers, 1994) đã cho thấy ưu thế của phương pháp này trong quy hoạch. Một số kết quả thử nghiệm phân tích hệ thống canh tác tại Châu Âu, Châu Phi và Nam Mỹ đã chứng minh hệ thống canh tác là công cụ trong quy hoạch sử dụng đất cấp địa phương. LEFSA (Land Evaluation and Farming System Analysis) là phương pháp kết hợp giữa đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho lập kế hoạch sử dụng đất cấp vi mô. Luning (1990), Anaman (1994) và một số tác giả khác đã nghiên cứu và áp dụng LEFSA tại Thái Lan. Tác giả Erwin, 1990 đã phân tích hệ thống canh tác là công cụ cho phân tích các trở ngại trong hệ thống nông trại hộ gia đình, đề xuất mục tiêu quy hoạch, xác định các kiểu sử dụng đất hiện tại và phương án sử dụng đất, đánh giá phương án sử dụng đất khác nhau nhằm chọn ra phương án tốt nhất. Trong những năm gần đây nhiều thiên tai như hạn hán, lũ lụt, trái đất nóng lên, hiệu ứng nhà kính… xuất hiện đã làm chết rất nhiều người, phá hoại nhà cửa, mùa màng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân. Từ đó con người mới bắt đầu nhận thức được việc chặt phá rừng bừa bãi, sử dụng đất đai không hợp lý, không khoa học là nguyên nhân chủ yếu gây nên
  19. 9 những hiện tượng thiên tai đó. Chính vì vậy, việc sử dụng hợp lí và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững là một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết hiện nay. Qua nghiên cứu và thực tiễn đã đưa ra phương pháp tiếp cận mới nhằm phát triển các hệ thống trang trại và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất bền vững nhằm mục tiêu định hướng cho sự thay đổi công nghệ và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo cho việc thoả mãn liên tục nhu cầu của con người thuộc thế hệ hôm nay mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu của thế hệ mai sau. 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến sử dụng đất cấp vi mô có sự tham gia của người dân Quy hoạch đất có sự tham gia của người dân đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới, trong nước nghiên cứu và công bố kết quả: - Năm 1995, nhóm chuyên gia quốc tế về quy hoạch sử dụng đất được tổ chức FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình quy hoạch sử dụng đất với 4 câu hỏi: 1. Các vấn đề nào đang tồn tại và mục tiêu của quy hoạch là gì? 2. Có các phương án sử dụng đất nào đang tồn tại? 3. Phương án nào là tốt nhất? 4. Có thể vận dụng vào thực tế như thế nào? - Tại hội thảo giữa trường Đại học lâm nghiệp Việt Nam với Trường tổng hợp Kỹ thuật Dresden, vấn đề quy hoạch sử dụng đất có sự tham gia của người dân đã được Holm Uibig đề cập khá đầy đủ và toàn diện. Tài liệu đã phân tích một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa các loại hình canh tác có liên quan như: Quy hoạch rừng, vấn đề phát triển nông thôn, quy hoạch sử dụng đất, phân cấp hạng đất, phương pháp tiếp cận mới trong quy hoạch sử dụng đất.
  20. 10 - Tại hội thảo quốc tế Việt Nam năm 1998 về vấn đề quy hoạch sử dụng đất cấp làng bản đã được FAO đề cập khá chi tiết cả về mặt khái niệm lẫn sự tham gia trong việc đề xuất các chiến lược quy hoạch sử dụng đất và giao đất cấp làng bản. Cũng trong chương trình hội thảo quốc tế tại Việt Nam (1998), tài liệu hội thảo về QHSDĐ của FAO đã đề cập một cách chi tiết khái niệm sự tham gia và đề xuất các chiến lược QHSDĐ và giao đất, về cơ bản chiến lược nêu lên: - Sự tham gia của người dân trong hoạt động QHSDĐ và giao đất. - Điều tra ranh giới làng, khoanh vẽ đất đang sử dụng, điều tra rừng và xây dựng bản đồ đất. - Thu thập số liệu và phân tích - QHSDĐ và giao đất - Xác định đất canh tác nông nghiệp - Sự tham gia của người dân trong hợp đồng (khế ước) và chuyển nhượng đất nông - lâm nghiệp. - Mở rộng quản lý và sử dụng đất - Kiểm tra và đánh giá 1.1.3. Những kết luận rút ra từ kinh nghiệm của thế giới Từ các tài liệu nghiên cứu và kinh nghiệm quy hoạch sử dụng đất trên thế giới rút ra một số kết luận sau: - Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu và thử nghiệm về quy hoạch, phương pháp chuyển giao sử dụng đất. Song nhìn chung các phương pháp đều phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, chưa quan tâm tới lợi ích của người dân cũng như vấn đề đang nóng bỏng hiện nay là đảm bảo an toàn sinh thái theo hướng phát triển bền vững
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2