intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

27
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu nhằm phát huy những mặt được và giải quyết các vấn đề còn tồn tại của các kế hoạch trước đây. Một trong những mục tiêu chính của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng là bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực do vậy trong Kế hoạch quản lý được nghiên cứu và xây dựng trong Đề tài sẽ được tập trung xây dựng như một Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Nghiên cứu và đề xuất, xây dựng kế hoạch quản lý của vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG PHAN BÌNH MINH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT, XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CỦA VƢỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Hà Nội – Năm 2013
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƢỜNG PHAN BÌNH MINH NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT, XÂY DỰNG KẾ HOẠCH QUẢN LÝ CỦA VƢỜN QUỐC GIA BIDOUP – NÚI BÀ Chuyên ngành: Môi trƣờng trong phát triển bền vững (Chƣơng trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Hà Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng Hà Nội – Năm 2013
  3. LỜI CÁM ƠN Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Mạnh Hà – Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng đã tận tình hƣớng dẫn giúp tôi hoàn thành luận văn đúng yêu cầu đề ra. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Dự án Khắc phục trở ngại nhằm tăng cƣờng hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt Nam, Cục Bảo tồn đa dạng sinh học (Tổng cục Môi trƣờng), Ban quản lý Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng và các bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ của Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại Trung tâm, cũng nhƣ gia đình, bạn bè đã khuyến khích, động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013 TÁC GIẢ LUẬN VĂN PHAN BÌNH MINH
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực, không sử dụng số liệu của tác giả khác khi chƣa đƣợc công bố hoặc chƣa đƣợc sự đồng ý. Những kết quả nghiên cứu của tác giả chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2013 TÁC GIẢ LUẬN VĂN PHAN BÌNH MINH
  5. MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... iii LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................vii DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... viii MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 3 1.1. Các khái niệm về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn ........................................... 3 1.2. Kinh nghiệm của quốc tế trong việc xây dựng Kế hoạch quản lý của Khu bảo tồn ........................................................................................................................... 4 1.3. Tổng quan việc xây dựng Kế hoạch quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam ............ 5 1.4. Tổng quan việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch tại điểm nghiên cứu ..... 7 CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................................................................. 8 2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 8 2.2 Phƣơng pháp luận và câu hỏi nghiên cứu ......................................................... 8 2.2.1 Phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong nghiên cứu ................................... 8 2.2.2 Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn .............................................. 8 2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ứng dụng trong đề tài ....................................... 9 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin và thu thập tài liệu ................................ 9 2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa – phỏng vấn – tham vấn ý kiến chuyên gia và cộng động có liên quan ..................................................................................... 9 2.3.3. Phân tích thông tin .................................................................................. 10 2.4. Thời gian nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 12 2.5. Địa điểm nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 12 2.5.1 Tổng quan về Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng ........... 13 2.5.2 Khí hậu .................................................................................................... 14 2.5.3 Đa dạng sinh học của khu vực ................................................................. 15 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 18
  6. 3.1. Hiện trạng kế hoạch quản lý của các khu bảo tồn ở Việt Nam trong thời gian qua ......................................................................................................................... 18 3.2. Hiện trạng xây dựng kế hoạch kế hoạch quản lý tại Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng......................................................................................... 24 3.3. Các yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của một bản kế hoạch ............................. 28 3.3.1 Các nguyên tắc cơ bản của một bản kế hoạch ......................................... 29 3.3.2 Các yêu cầu cơ bản của một bản kế hoạch .............................................. 30 3.4. Các vấn đề cơ bản đảm bảo việc giám sát, quản lý hiệu quả việc thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học ...................................................................... 31 3.4.1 Các câu hỏi cần đƣợc trả lời bởi chƣơng trình giám sát và đánh giá ...... 31 3.4.2 Các chỉ số giám sát .................................................................................. 32 3.5. Đề xuất khung Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng ......................................................................... 32 3.6 Đề xuất Dự thảo kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng ......................................................................... 36 3.6.1 Đặt vấn đề ................................................................................................ 36 3.6.2. Mô tả chung về Khu bảo tồn .................................................................. 37 3.6.3. Tình hình kinh tế xã hội của địa phƣơng ................................................ 44 3.6.4. Giá trị của khu bảo tồn ........................................................................... 49 3.6.5. Các áp lực, đe dọa và giải pháp .............................................................. 55 3.6.6. Các mục tiêu và hoạt động chính của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Khu bảo tồn ........................................................................................................ 58 3.6.7. Kinh phí thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học ......................... 75 3.6.8. Giám sát việc thực hiện Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng .............................................................. 82 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 83 I. Kết luận ............................................................................................................. 83 II. Kiến nghị .......................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 85 PHỤ LỤC .................................................................................................................. 86 Các bản đồ có liên quan đến Vƣờn quốc gia Bidoup Núi Bà ............................... 86
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BQL Ban quản lý BTTN Bảo tồn thiên nhiên ĐDSH Đa dạng sinh học DPSIR Động lực – Áp lực – Hiện trạng – Tác động – Đáp ứng GDP Tổng sản phẩm nội địa IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế KT-XH Kinh tế -xã hội PCCCR Phòng cháy chữa cháy rừng REDD Giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng SWOT Điểm mạnh – Điểm yếu – Cơ hội – Thách thức UBND Ủy ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc USD Đô la Mỹ VQG Vƣờn quốc gia
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thời gian thực hiện luận văn ....................................................................12 Bảng 3.1: Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong nội dung của các kế hoạch đã xây dựng ở Việt Nam ................................................................................................19 Bảng 3.2: Phân tích ƣu nhƣợc điểm của các Chƣơng trình/Dự án đã đƣợc xây dựng tại Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng ..............................................26 Bảng 3..3 : Vị trí, ranh giới của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng 37 Bảng 3.4: Căn cứ pháp lý liên quan đến việc thành lập Vƣờn quốc gia ...................41 Bảng 3.5: Số hộ nghèo và tỷ lệ % ............................................................................47 Bảng 3.6: Các loại lâm sản chính, mục đích, thời gian thu hái và mức độ quan trọng ...................................................................................................................................47 Bảng 3.7: Diện tích và kinh phí chi trả dịch vụ môi trƣờng rừng năm 2012 ............53 Bảng 3.8: Trữ lƣợng cacbon của Vƣờn quốc gia Bidoup- Núi Bà ...........................53 Bảng 3. 9: Xác định các giải pháp nhằm giảm thiểu các mối đe dọa .......................57 Bảng 3.10: Tổng hợp ma trận giữa mục tiêu quản lý và các giải pháp thực hiện mục tiêu của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng .........................................................................................................64 Bảng 3.11: Dự trù kinh phí thực hiện Kế hoạch năm 2013 – 2017 ..........................77
  9. MỞ ĐẦU Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới bắc bán cầu với tổng diện tích tự nhiên trên đất liền là 329.241 km2, trong đó có 75% diện tích là đồi núi, bên cạnh đó, vùng biển có chiều dài khoảng 3.260 km bờ biển và hàng ngàn đảo lớn nhỏ với 2 vùng quần đảo lớn là Trƣờng Sa và Hoàng Sa. Với những đặc điểm tự nhiên về địa hình, cảnh quan và khí hậu đã tạo ra điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của các loài động, thực vật tạo nên tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú và đặc sắc của Việt Nam (Báo cáo Đa dạng sinh học, 2011). Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã có nhiều hoạt động nhằm giảm thiểu các tác động tự nhiên và nhân sinh đến đa dạng sinh học, điển hình của các nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học chính là việc ra đời của Luật Đa dạng sinh học (2008). Luật Đa dạng sinh học là một bƣớc tiến quan trọng trong việc thống nhất quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học và phù hợp với bƣớc đi chung của thế giới và đặc điểm riêng có của Việt Nam. Từ khi thành lập tới nay, Ban quản lý Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai xây dựng và thực hiện các kế hoạch có liên quan đến từng hoạt động riêng lẻ của Vƣờn (Kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, Kế hoạch đầu tƣ...). Trong quá trình triển khai các kế hoạch đó đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt, bên cạnh đó vẫn còn những vấn đề còn chƣa đƣợc giải quyết triệt để. Do vậy, học viên nhận thấy việc lựa chọn việc nghiên cứu, đề xuất và xây dựng kế hoạch quản lý cho Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng là điều cần thiết nhằm phát huy những mặt đƣợc và giải quyết các vấn đề còn tồn tại của các kế hoạch trƣớc đây. Một trong những mục tiêu chính của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng là bảo tồn đa dạng sinh học của khu vực do vậy trong Kế hoạch quản lý đƣợc nghiên cứu và xây dựng trong Đề tài sẽ đƣợc tập trung xây dựng nhƣ một Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn. Từ mô hình và những bài học rút ra trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng, học viên sẽ đề xuất một số 1
  10. giải pháp nhằm khuyến nghị cho việc xây dựng hƣớng dẫn khung kế hoạch quản lý đa dạng sinh học cho các khu bảo tồn ở Việt Nam. 2
  11. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Các khái niệm về Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn Dƣới đây là một số định nghĩa về kế hoạch quản lý trên thế giới đã đƣợc đề cập: Kế hoạch quản lý là một tài liệu đƣợc soạn thảo, phê duyệt và sử dụng để quản lý một khu bảo tồn thiên nhiên. Nội dung của kế hoạch quản lý bao gồm mô tả về địa điểm, tài nguyên thiên nhiên, các giá trị của khu bảo tồn thiên nhiên, phân tích các vấn đề và xác định các cơ hội cho công tác quản lý bảo tồn thiên nhiên nhằm đạt đƣợc các mục tiêu đề ra thông qua thực hiện các hoạt động xác định trong một khoảng thời gian nhất định (Eurosite, 1999). Kế hoạch quản lý là một tài liệu giúp hƣớng dẫn và kiểm tra công tác quản lý của một khu bảo tồn thiên nhiên. Kế hoạch quản lý mô tả chi tiết tài nguyên, phân vùng và thiết lập các cơ sở trang thiết bị cần thiết nhằm hỗ trợ công tác quản lý và sử dụng khu bảo tồn thiên nhiên. Nhƣ vậy kế hoạch quản lý là một tài liệu hƣớng dẫn và hỗ trợ tất cả các hoạt động quản lý và phát triển của một khu bảo tồn thiên nhiên (Thorsel, 1995). Kế hoạch quản lý là một tài liệu tạo cơ sở cho sự phát triển của khu bảo tồn thiên nhiên và cung cấp chiến lƣợc để giải quyết các vấn đề và thực hiện các mục tiêu quản lý đã định ra trong khoảng thời gian 10 năm. Các chƣơng trình, các hành động và các điều kiện hỗ trợ cần thiết cho các hoạt động của khu bảo tồn thiên nhiên sẽ đƣợc xác định dựa trên các chiến lƣợc này. Trong quá trình quy hoạch, khu bảo tồn thiên nhiên sẽ đƣợc xem xét hai chiều gây ảnh hƣởng và bị ảnh hƣởng bởi bối cảnh của khu vực (Young and Young,1993). Kế hoạch quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, hiểu một cách đơn giản, là một tài liệu xác định mục tiêu và cách thức quản lý áp dụng đối với một khu bảo tồn thiên nhiên trong một thời gian nhất định (Hướng dẫn quản lý khu bảo tồn thiên nhiên, IUCN, 2008). 3
  12. Trong các khái niệm trên thì khái niệm do IUCN đƣa ra là đƣợc dùng rộng rãi nhất. Khái niệm này đã chỉ ra những nội dung cơ bản nhất mà một Kế hoạch quản lý cần xây dựng và đạt đƣợc. Rất nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng định nghĩa và các hƣớng dẫn của IUCN trong quá trình xây dựng kế hoạch quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên của mình. 1.2. Kinh nghiệm của quốc tế trong việc xây dựng Kế hoạch quản lý của Khu bảo tồn Kế hoạch quản lý của các Vƣờn quốc gia tại Anh và Xứ Wales đƣợc thể hiện những mục tiêu lớn của Vƣờn trong đó đƣợc nhấn mạnh đến các điều tố nhƣ bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ di sản văn hóa và nâng cao nhận thức về của xã hội. Bên cạnh đó không thể thiếu đƣợc các nội dung về cách thức thực hiện và giám sát, điều chỉnh Kế hoạch sau thời gian thực hiện. Cục Vƣờn Quốc gia và động vật hoang dã New South Wales sử dụng đã xây dựng Kế hoạch quản lý các Khu bảo tồn của mình theo các tiêu chí cơ bản cần có. Tuy nhiên họ còn nhấn mạn vào việc lôi kéo sự tham gia của ngƣời dân trong việc xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn. Điều này làm cho quá trình thực hiện các Kế hoạch quản lý diễn ra thuận lợi và đạt đƣợc nhiều kết quả tốt. Ở Romania đã xây dựng Bộtài liệu hƣớng dẫn và công cụ để xây dựng kế hoạch quản lý cho khu bảo tồn của cả nƣớc. Trong cuốn hƣớng dẫn này đề cập đến tất cả các mặt trong quá trình xây dựng đƣợc kế hoạch quản lý cho khu bảo tồn từ việc thu thập thông tin, huy động sự tham gia của cộng đồng, kế hoạch tài chính/kinh doanh của khu bảo tồn đến việc kiểm tra quá trình thực hiện của kế hoạch quản lý. Chủ yếu kế hoạch quản lý khu bảo tồn đƣợc xây dựng dựa theocác khuyến nghị của IUCN trong việc xây dựng kế hoạch quản lý cho khu bảo tồn. Ở Tanzania các “Kế hoạch hoạt động” của vƣờn quốc gia trình bày các tiêu đề có liên quan đến các mục tiêu lớn của các khu bảo tồn thiên nhiên. Từ các mục tiêu lớn của mình, họ đã xây dựng các hoạt động chi tiết để phục vụ cho từng mục tiêu nói trên. 4
  13. 1.3. Tổng quan việc xây dựng Kế hoạch quản lý khu bảo tồn ở Việt Nam Nƣớc ta đã có hệ thống khu bảo tồn đƣợc xây dựng cách đây 50 năm trong đó có các loại hình: khu bảo tồn trên cạn, đất ngập nƣớc (nội địa, vùng cửa sông, ven biển) và biển, trong đó phổ biến nhất là hệ thống vƣờn quốc gia do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Ủy ban nhân tỉnh quản lý. Các Vƣờn quốc gia đã có quá triǹ h lich ̣ sƣ̉ xây dƣ̣ng các loại kế hoạch khác nhau nhƣ Kế hoa ̣ch quy hoạch tổng thể , Kế hoa ̣ch đầ u tƣ , Kế hoa ̣ch hoa ̣t đô ̣ng hay Kế hoa ̣ch quản lý điều hành… Hầu hết các kế hoạch này đƣợc xây dựng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng hoặc do nhu cầu thực tế của mình. Luật Đa dạng sinh học bao gồm 8 Chƣơng và 78 Điều, trong đó việc bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên đƣợc quy định cụ thể trong Chƣơng 3 của Luật. Trong Luật đã quy định các loại hình Khu bảo tồn ở Việt Nam và các vấn đề có liên quan khác đến Khu bảo tồn (thành lập mới, chuyển đổi, sử dụng đất, quản lý bảo vệ...). Về việc thành lập các khu bảo tồn theo các tiêu chí của Luật Đa dạng sinh học đã đƣợc quy định rõ với nhiều nội dung cụ thể nhƣ: lập, thẩm định, các nội dung của Dự án thành lập khu bảo tồn, quyết định thành lập...Trong các điều kiện đó có một nội dung quan trọng là việc lập kế hoạch quản lý khu bảo tồn (Mục 6, Điều 21, Luật Đa dạng sinh học). Theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng cũng quy định về tổ chức quản lý rừng đặc dụng trong đó quy định các loại hình của rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất cùng các vấn đề có liên quan khác. Tiếp theo đó, Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 12 năm 2010 về việc tổ chức quản lý hệ thống rừng đặc dụng đƣợc ban hành nhằm quy định những nội dung có liên quan. Tại Điều 13 của Nghị định đã quy định những nội dung cần thiết trong quyết định thành lập khu rừng đặc dụng. Theo quy định trên, tất cả các khu bảo tồn ở Việt Nam đều phải xây dựng Kế hoạch quản lý. 5
  14. Tại Điều 12 của Thông tƣ số 78/2011/BNNPTNT hƣớng dẫn thƣ̣c hiê ̣n Nghi ̣ đinh ̣ số 117/2010/NĐ-CP, đã chỉ ra nô ̣i dung Kế hoa ̣ch hoạt động (với nội dung nhƣ là Kế hoa ̣ch quản lý ) nhƣ sau: Căn cứ vào quy hoạch bảo vệ và phát triển khu rừng đặc dụng được duyệt , Ban quản lý của khu rừng đặc dụng lập kế hoạch giai đoạn 5 năm, hàng năm của Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam theo quy đi ̣nh hiê ̣n hành của Nhà nước. Kế hoạch hoạt động của ban quản lý khu rừng đặc dụng phải thể hiện rõ mục tiêu, giải pháp tổ chức , thực hiê ̣n có hiê ̣u quả về các liñ h vực : bảo vệ, bảo tồn rừng, các hệ sinh thái rừng , biể n, đất ngập nước ;phòng cháy chữa cháy rừng ; bảo tồ n, giám sát đa dạng sinh học ; nghiên cứu khoa học và hợp tác quố c tế ; cứu hộ và phát triển bền vững sinh vật ; tổ chức thực hiê ̣n các di ̣ch vụ môi trường r ừng; phát triể n du li ̣ch sinh thái ; đào tạo phát triển nguồ n nhân lực ; thông tin, lưu trữ, quản lý cơ sở dữ liệu; tuyên truyề n , giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồ ng; đầ u tư phát triể n vùng đê ̣m. Đây là các quy định về xây dựng của các khu rừng đặc dụng theo tiêu chí của Luật Bảo vệ và phát triển Rừng, do vậy chúng chƣa phản ánh đầy đủ các nội dung mà một khu bảo tồn cần có (không thể bao trùm lên các các khu bảo tồn đất ngập nƣớc, khu bảo tồn biển...). Do vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là việc hài hòa giữa các luật cùng liên quan đến đa dạng sinh học nhằm thống nhất quản lý tốt đa dạng sinh học trên cả nƣớc. Trong quá trình hoạt động và nhu cầu thực tế của mình, các Ban quản lý đã tiến hành xây dựng các kế hoạch hoạt động cho đơn vị mình. Các kế hoạch mà các Ban quản lý khu bảo tồn trƣớc đây thực hiện hầu hết chỉ giải quyết các vấn đề trƣớc mắt trong quản lý của khu bảo tồn mà những nội dung mang tính định hƣớng lâu dài trong việc phát triển khu bảo tồn thƣờng đƣợc ít nhắc đến hoặc bị bỏ qua trong quá trình thực hiện. Chính vì việc này đã đặt ra yêu cầu cần có một khung về kế hoạch quản lý thống nhất cho các khu bảo tồn ở Việt Nam để nhằm thống nhất quản lý theo các mục tiêu phát triển chung, phù hợp với quy định của luật pháp và hƣớng tới phát triển lâu dài, bền vững. 6
  15. 1.4. Tổng quan việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch tại điểm nghiên cứu Vƣờn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm ở trung tâm đa dạng sinh học của cao nguyên Langbian và vùng phụ cận có vùng rừng nguyên sinh lớn nhất Việt Nam và là điểm nóng đa dạng sinh học có tầm quan trọng quốc tế. Tại đây hiện diện nhiều loài động thực vật đặc hữu quý hiếm có giá trị toàn cầu đang bị đe dọa. Đây là nơi gắn liền với tài nguyên nhân văn của cộng đồng dân tộc thiểu số bản địa và có tiềm năng lớn cung cấp dịch vụ tổng hợp hệ sinh thái bao gồm: dịch vụ môi trƣờng rừng, hấp thu cacbon, du lịch, giáo dục, nghiên cứu khoa học, lâm sản... Trong những năm vừa qua, Ban quản lý Vƣờn quốc gia đã xây dựng và thực hiện nhiều chƣơng trình/dự án tại Vƣờn nhằm thực hiện các mục tiêu quản lý của mình. Các chƣơng trình/dự án có thể đƣợc kể đến nhƣ: - Dự án đầ u tƣ xây dựng Vƣờn quốc gia Bid oup - Núi Bà giai đoạn 2006 - 2010; - Quy hoạch đầu tƣ Vƣờn quốc gia Bidoup - Núi Bà giai đoạn 2011- 2020 theo hƣớng tiếp cận sử dụng rừng đa mục đích; - Dự án đầu tƣ vùng đệm vƣờn quốc gia Bidoup Núi Bà giai đoạn 2009- 2013; - Kế hoạch quản lý hoạt động giai đoạn 2011-2015; - Dự án điều chỉnh đầu tƣ giai đoạn 2013 – 2015; - Quy hoạch tổng thể du lịch sinh thái Vƣờn quốc gia Bidoup Núi Bà; Bên cạnh những ƣu điểm của các Chƣơng trình/dự án nêu trên vẫn còn tồn tại những bất cập hạn chế cần đƣợc khắc phục. Chính vì những hạn chế này đã đặt ra nhu cầu là cần phải xây dựng đƣợc một kế hoạch quản lý đảm bảo đƣợc tính thực tế và phù hợp với đặc thù của Vƣờn. Chính những kinh nghiệm trong việc xây dựng và triển khai các chƣơng trình/dự án trƣớc đây sẽ giúp quá trình xây dựng kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn sau này. 7
  16. CHƢƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu Ứng dụng vào thực tế các kiến thức, phƣơng pháp nghiên cứu khoa học đƣợc thu nạp trong quá trình học tập nhằm hoàn thiện kiến thức cho bản thân. Xây dựng đƣợc kế hoạch quản lý của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành (đặc biệt là Luật Đa dạng sinh học) và tình hình thực tế của Vƣờn. 2.2 Phƣơng pháp luận và câu hỏi nghiên cứu 2.2.1 Phƣơng pháp luận đƣợc sử dụng trong nghiên cứu Học viên tiến hành nghiên cứu đề tài dựa trên hai cách tiếp cận là: Tiếp cận hệ sinh thái: Tiếp cận hệ sinh thái đặt con ngƣời và việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của họ hƣớng trực tiếp đến trọng tâm của việc ra quyết định. Bởi vậy, tiếp cận hệ sinh thái có thể đƣợc sử dụng để tìm kiếm một sự cân bằng thích hợp giữa việc bảo vệ và sử dụng đa dạng sinh học ở những vùng có nhiều ngƣời sử dụng tài nguyên và các giá trị quan trọng của thiên nhiên. Tiếp cận hệ sinh thái là một chiến lƣợc để quản lý tổng hợp đất, nƣớc và các tài nguyên sống nhằm tăng cƣờng bảo vệ và sử dụng bền vững theo hƣớng công bằng, bền vững. Bảo tồn dựa vào cộng đồng là chiến lƣợc toàn diện nhằm xác định những vấn đề mang tính nhiều mặt ảnh hƣởng đến khu bảo tồn thông qua việc tác động của các cộng đồng đến chiến lƣợc bảo tồn đa dạng sinh học của vùng. Thuật ngữ dựa vào cộng đồng là một nguyên tắc mà những ngƣời sử dụng tài nguyên cũng phải là ngƣời quản lý hợp pháp đối với tài nguyên đó. 2.2.2 Các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận văn Luận văn sẽ trả lời cho các câu hỏi sau:  Hiện trạng quản lý đa dạng sinh học của VQG Bidoup – Núi Bà? 8
  17.  Bộ tiêu chí cần thiết trong việc quản lý đa dạng sinh học của VQG Bidoup – Núi Bà và những tiêu chí cần thiết cho kế hoạch quản lý của Vƣờn?  Vai trò và sự tham gia của các bên liên quan ra sao trong việc xây dựng kế hoạch quản lý tại VQG Bidoup – Núi Bà?  Các nội dung của Kế hoạch quản lý của VQG Bidoup – Núi Bà là gì để phù hợp với tình hình thực tế của Vƣờn?  Những khuyến nghị rút ra sau khi xây dựng Kế hoạch quản lý cho VQG Bioup – Núi Bà? 2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu ứng dụng trong đề tài 2.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin và thu thập tài liệu Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành để thực hiện các nội dung sau: - Thu thập các tài liệu về tình hình xây dựng kế hoạch quản lý khu bảo tồn của thế giới; - Thu thập các kế hoạch đã đƣợc thực hiện ở các khu bảo tồn tại Việt Nam trƣớc đây; - Thu thập tài liệu,các thông tin cơ bản về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, đa dạng sinh học và các kế hoạch đã triển khai tại Vƣờn quốc gia Bioup – Núi Bà. Phƣơng pháp đƣợc tiến hành chủ yếu ở giai đoạn đầu thực hiện viết luận văn để có thể chuẩn bị cho phần tổng kết kinh nghiệm của quốc tế, Việt Nam và những thông tin cơ bản của khu vực nghiên cứu. 2.3.2. Phƣơng pháp khảo sát thực địa – phỏng vấn – tham vấn ý kiến chuyên gia và cộng động có liên quan Phƣơng pháp khảo sát thực địa, phỏng vấn cộng đồng và Ban quản lý; tham vấn với các bên liên quan: các nội dung liên quan cần thiết trong việc xây dựng Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Khu bảo tồn đặc biệt chú trọng đến việc tham 9
  18. vấn các chuyên gia trong việc xây dựng những nội dung cơ bản của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Khu bảo tồn. Học viên đã đi khảo sát thực địa tại Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 24/4/2013 đến 28/4/2013. Trong thời gian này, học viên đã tiến hành các hoạt động sau: - Tiến hành đợt khảo sát thực địa tại Vƣờn quốc gia tìm hiểu những tuyến du lịch mới đƣợc hình thành, khảo sát diện tích rừng mới trồng của Vƣờn, tham gia lớp học tại đồng ruộng (quy trình trồng cà phê cho cộng đồng địa phƣơng) do Ban quản lý Vƣờn tổ chức; - Thu thập các thông tin có liên quan của Vƣờn bao gồm: các thông tin cơ bản của Vƣờn; các chƣơng trình kế hoạch trong thời gian vừa qua; kết quả thực hiện các Chƣơng trình, kế hoạch. - Tổ chức phỏng vấn ngƣời dân vùng đệm (đại diện của 20 hộ) về việc tham gia vào các hoạt động của Vƣờn (tham gia vào trồng mới rừng, bảo vệ rừng, du lịch sinh thái…) - Tổ chức làm việc với Ban quản lý về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện, triển khai các Chƣơng trình của Vƣờn. Sau chuyến khảo sát thực tế, học viên đã tiến hành nghiên cứu, phân tích những thông tin đã thu thập đƣợc. Từ đó, học viên xây dựng các tiêu chí và dự thảo kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Từ đó học viên đã tham vấn với các chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học về tính thực tế và phù hợp với quy định của pháp luật của nghiên cứu. 2.3.3. Phân tích thông tin Trong phƣơng pháp này, học viên đã sử dụng các công cụ khác nhau để phân tích thông tin có liên quan. a . Công cụ SWOT 10
  19. SWOT là phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa. Đây là phép phân tích các hoàn cảnh môi trƣờng bên trong và bên ngoài khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc một quy hoạch nào đó. Sự khác nhau giữa hoàn cảnh bên trong và bên ngoài dựa vào 2 tiêu chuẩn: 1. Không gian: Mọi thứ bên trong một biên địa lý chọn lọc của hệ thống đƣợc xem nhƣ là hoàn cảnh môi trƣờng bên trong. 2. Thời gian: Mọi thứ đang xảy ra và tồn tại ở thời điểm hiện tại liên quan đến hoàn cảnh môi trƣờng bên trong, tình trạng trong tƣơng lai và hoàn cảnh môi trƣờng bên ngoài. Dùng phân tích SWOT để tiến hành phân điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm xây dựng đƣợc Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn của Vƣờn quốc gia Bioup - Núi Bà phù hợp với tình hình thực tế của Vƣờn. b. Công cụ DPSIR Phƣơng pháp DPSIR đƣợc Cơ quan Môi trƣờng châu Âu kế thừa và nâng cấp từ phƣơng pháp phân tích PSR của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế từ năm 1994. Phƣơng pháp DPSIR là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trƣờng, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Nói cách khác, DPSIR đƣợc sử dụng nhằm phân tích hiện trạng, đánh giá các tác động của một vấn đề đang khảo sát từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó. Học viên sử dụng phƣơng pháp này trong quá trình xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý của Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng theo các tiêu chí của pháp luật hiện hành (Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng…) nhằm xây dựng đƣợc một kế hoạch quản lý có thể giải quyết triệt để các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học của Khu bảo tồn. 11
  20. 2.4. Thời gian nghiên cứu của đề tài Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 4 năm 2013 đến hết tháng 11 năm 2013 với 01 chuyến đi thực tế tại Vƣờn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng diễn ra trong tháng 4, thời gian thu thập thông tin, nghiên cứu và viết báo cáo trong vòng 6 tháng và tổ chức tham vấn các chuyên gia đƣợc tiến hành trong tháng 10 và tháng 11. Luận văn sẽ đƣợc thực hiện theo Kế hoạch đã đƣợc học viên thực hiện theo bảng dƣới đây: Bảng 1.1: Thời gian thực hiện luận văn Tháng TT Nội dung 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Xây dựng và thông qua đề cƣơng chi x tiết Thu thập số liệu và đi thực địa, kết 2 hợp với phân tích số liệu và viết tổng x x x x quan tài liệu 3 Báo cáo tiến độ 2 tháng/lần x x x 4 Báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ x 5 Viết luận văn x x x x x 6 Nộp luận văn (bản thảo) x 7 Nộp luận văn cuối cùng x 8 Làm thủ tục bảo vệ x 9 Bảo vệ luận văn x 10 Bế giảng x 2.5. Địa điểm nghiên cứu của đề tài Nhằm thực hiện tốt các nghiên cứu của đề tài và phù hợp với tình hình quản lý của các Vƣờn quốc gia trong cả nƣớc, học viên đã lựa chọn địa điểm nghiên cứu chính của đề tài là Vƣờn quốc gia Bioup – Núi Bà tại tỉnh Lâm Đồng. 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2