intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Phân tích sinh cảnh sống của Gấu ngựa (Ursus thibetanus Cuvier, 1823) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

Chia sẻ: Tri Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

20
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch, quản lý sinh cảnh sống của Gấu ngựa tại KBTTN Pù Luông; đồng thời góp phần hoàn thiện phương pháp mô hình hóa ổ sinh thái của động vật hoang dã. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học môi trường: Phân tích sinh cảnh sống của Gấu ngựa (Ursus thibetanus Cuvier, 1823) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP ĐOÀN QUỐC VƢỢNG PHÂN TÍCH SINH CẢNH SỐNG CỦA GẤU NGỰA (Ursus thibetanus Cuvier, 1823) TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN PÙ LUÔNG, TỈNH THANH HÓA CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG MÃ SỐ: 8440301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƢỜNG NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐẮC MẠNH Hà Nội, 2019 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019 Tác giả Đoàn Quốc Vƣợng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. ii LỜI CẢM ƠN Để đánh giá tổng kết khóa học, tôi đã thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề tài “Phân tích sinh cảnh sống của Gấu ngựa (Ursus thibetanus Cuvier, 1823) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa”. Luận văn này là một trong các sản phẩm của đề tài cấp Nhà nƣớc “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp bảo tồn tại chỗ, chuyển chỗ một số loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu ở Việt Nam ứng phó biến đổi khí hậu”- Mã số: BĐKH. 38/16-20. Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn trực tiếp từ Tiến sĩ Nguyễn Đắc Mạnh. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đã cho phép sử dụng một phần dữ liệu của dự án nghiên cứu bảo tồn Gấu ngựa để phục vụ cho viết luận văn. Cảm ơn ủy ban nhân dân xã Lũng Cao và xã Thanh Xuân đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu ngoài thực địa. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song vì điều kiện nghiên cứu cũng nhƣ năng lực bản thân, nên kết quả không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô và đồng nghiệp để luận văn đƣợc hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019 Tác giả Đoàn Quốc Vƣợng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ v DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ vi ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 3 1.1. Khái quát đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của Gấu ngựa .......... 3 1.2. Lƣợc sử nghiên cứu về loài Gấu ngựa trong môi trƣờng hoang dã ở Việt Nam và tại KBTTN Pù Luông ....................................................................... 4 1.3. Lƣợc sử nghiên cứu xây dựng bản đồ mô hình hóa ổ sinh thái của động vật hoang dã ở Việt Nam ................................................................................ 7 1.4. Đặc điểm cơ bản của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông ....................... 7 1.4.1. Đặc điểm địa hình, địa chất .............................................................. 8 1.4.2. Đặc điểm khí hậu - thủy văn ............................................................. 9 1.4.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng ......................................................... 10 1.4.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật....................................................... 12 1.4.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 12 Chƣơng 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .14 2.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 14 2.1.1. Mục tiêu chung ................................................................................ 14 2.1.2. Các mục tiêu cụ thể ......................................................................... 14 2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 14 2.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 14 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 14 2.3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................... 15 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iv 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 15 2.4.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra ..................................................... 15 2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 22 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu............................................................... 25 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 29 3.1. Ảnh hƣởng của một số yếu tố hoàn cảnh đến tập tính lựa chọn sinh cảnh sống của gấu ngựa tại khu bảo tồn thiên nhiên Phù Luông................. 29 3.1.1. Kiểu tập tính lựa chọn sinh cảnh sống của Gấu ngựa.................... 29 3.1.2. Tầm quan trọng của các yếu tố hoàn cảnh định lượng đối với quyết định lựa chọn sinh cảnh sống của Gấu ngựa............................................ 32 3.2. Xây dựng bản đồ mô hình hóa ổ sinh thái không gian của gấu ngựa tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông .............................................................. 34 3.2.1. Hiện trạng phân bố của Gấu ngựa tại KBTTN Pù Luông .............. 34 3.2.2. Thành lập bản đồ đánh giá ảnh hưởng riêng lẻ của từng yếu tố hoàn cảnh đến tập tính lựa chọn sinh cảnh sống của Gấu ngựa.............. 35 3.2.3. Thành lập bản đồ đánh giá tác động tổng hợp của các yếu tố hoàn cảnh đến chất lượng sinh cảnh sống của Gấu ngựa ................................. 39 3.3. Thảo luận ............................................................................................... 42 3.3.1. Quy luật lựa chọn sinh cảnh sống của quần thể Gấu ngựa tại KBTTN Pù Luông ...................................................................................... 42 3.3.2. Phương pháp xây dựng bản đồ để mô hình hóa ổ sinh thái của động vật hoang dã ở quy mô khu bảo tồn .......................................................... 44 3.3.3. Đề xuất giải pháp quy hoạch, quản lý môi trường rừng theo định hướng bảo tồn nguồn gen Gấu ngựa tại KBTTN Pù Luông ..................... 45 KẾT LUẬN VÀ TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ ........................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Các khu vực điều tra sinh cảnh sống của Gấu ngựa trong KBTTN Pù Luông ......................................................................................................... 16 Bảng 2.2. Bản làng lựa chọn phỏng vấn và đặc điểm tuyến khảo sát............. 17 Bảng 2.3. Bảng chỉ số ngẫu nhiên trong phân tích thứ bậc ............................ 27 Bảng 3.1. Tính toán xác định kiểu tập tính lựa chọn sinh cảnh sống của Gấu ngựa ................................................................................................................. 29 Bảng 3.2. Giá trị đặc trƣng và tỉ lệ đóng góp của các thành phần chính trong lựa chọn sinh cảnh sống của Gấu ngựa ........................................................... 32 Bảng 3.3. Ma trận hệ số ảnh hƣởng của 10 yếu tố hoàn cảnh đối với 3 thành phần chính trong lựa chọn sinh cảnh sống của Gấu ngựa............................... 33 Bảng 3.4. Trọng số từng phân cấp và diện tích phân lớp của các yếu tố ảnh hƣởng đến tập tính lựa chọn sinh cảnh sống của Gấu ngựa............................ 35 Bảng 3.5. Ma trận so sánh cặp và trọng số của các tiêu chí ........................... 39 Bảng 3.6. Trọng số của từng cấp độ và trọng số toàn cục .............................. 40 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. So sánh hình thái ngoài và đặc điểm dấu chân - vuốt giữa Gấu ngựa với Gấu chó (Nguồn: Identification sheets for Wildlife species traded in Southeast Asia) ................................................................................................................... 4 Hình 1.2. Vị trí của Pù Luông và các khu bảo vệ khác trong tỉnh Thanh Hóa . 8 Hình 2.1. Sơ đồ thiết kế điều tra ..................................................................... 22 Hình 3.1. Phân bố các ô mẫu điều tra sinh cảnh của Gấu ngựa tại ................. 37 KBTTN Pù Luông ........................................................................................... 37 Hình 3.2. Ảnh hƣởng của kiểu thảm đến tập tính lựa chọn sinh cảnh của Gấu ngựa ............................................................................................... 37 Hình 3.3. Ảnh hƣởng của nguồn nƣớc đến tập tính lựa chọn sinh cảnh ... 37 của Gấu ngựa......................................................................................... 37 Hình 3.4. Ảnh hƣởng của độ che phủ đến tập tính lựa chọn sinh cảnh của Gấu ngựa ............................................................................................... 37 Hình 3.5. Ảnh hƣởng của độ cao đến tập tính lựa chọn sinh cảnh của Gấu ngựa ...................................................................................................... 38 Hình 3.6. Ảnh hƣởng của độ dốc đến tập tính lựa chọn sinh cảnh của Gấu ngựa ...................................................................................................... 38 Hình 3.7. Ảnh hƣởng của xe động cơ đến tập tính lựa chọn sinh cảnh của Gấu ngựa ............................................................................................... 38 Hình 3.8. Ảnh hƣởng của khu dân cƣ đến tập tính lựa chọn sinh cảnh của Gấu ngựa ............................................................................................... 38 Hình 3.9. Bản đồ phân cấp mức độ thích hợp của sinh cảnh đối với Gấu ngựa tại KBTTN Pù Luông ...................................................................................... 41 Hình 3.10. Sơ đồ các bƣớc xây dựng bản đồ để mô hình hóa ổ sinh thái không gian của động vật hoang dã ở quy mô khu bảo tồn......................................... 45 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Lựa chọn sinh cảnh ở động vật hoang dã là chỉ sự lựa chọn hoặc sở thích của loài động vật với kiểu địa điểm sinh sống (dạng sinh cảnh). Hiển nhiên, mọi loài động vật đều chỉ có thể sinh sống ở trong phạm vi không gian nhất định của môi trƣờng; quần thể loài lựa chọn hay không lựa chọn một sinh cảnh nào đó để sinh sống phụ thuộc vào sinh cảnh đó có đầy đủ hay thiếu hụt nguồn tài nguyên đáp ứng nhu cầu của chúng. Dƣới quan điểm của động vật hoang dã, các nguồn tài nguyên đó bao gồm: thức ăn, nguồn nƣớc, nơi ẩn nấp, nơi sinh sản,...; nếu các yếu tố này trong sinh cảnh không đầy đủ sẽ mang đến nhiều bất tiện cho loài, chúng sẽ phải tiêu tốn quá nhiều năng lƣợng để tìm kiếm các nguồn tài nguyên này, từ đó mà ảnh hƣởng đến năng lực sinh sản và sinh tồn của chúng (Shang Y C, 2001). Bởi vậy, việc nghiên cứu phân tích sinh cảnh sống của một quần thể động vật hoang dã nào đó có ý nghĩa thực tiễn cho công tác bảo tồn loài. Gấu ngựa (Ursus thibetanus Cuvier, 1823) là loài thú quý hiếm, có giá trị bảo tồn cao. Sách Đỏ Việt Nam- 2007, xếp loài ở mức Nguy cấp (EN); còn danh lục đỏ của IUCN-2018, lại xếp ở mức Sắp nguy cấp (VU). Gấu ngựa cũng đƣợc pháp luật bảo vệ; loài có tên trong phụ lục I CITES và thuộc nhóm Ib Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Gấu ngựa có vùng phân bố rộng trong lục địa Châu Á; tại Việt Nam, loài phân bố rộng ở nhiều tỉnh từ Lâm Đồng trở ra Bắc (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009). Đến nay, số lƣợng các nghiên cứu về quần thể Gấu ngựa trong môi trƣờng hoang dã ở Việt Nam là không nhiều; nội dung chủ yếu tập trung vào hiện trạng phân bố (Crudge B, et all, 2016a), tình trạng quần thể và kiến nghị bảo tồn (Nguyen Xuan Dang, 2006; Scotson L, 2009; Crudge B, et all, 2016b), tính thực và hành vi kiếm ăn (Lê PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 2 Hiền Hào, 1972); chƣa có báo cáo nào tiếp cận nghiên cứu để phân tích sinh cảnh sống của Gấu ngựa. Vì lẽ đó tôi đã lựa chọn đề tài luận văn “Phân tích sinh cảnh sống của Gấu ngựa (Ursus thibetanus Cuvier, 1823) tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa”. Kết quả của nghiên cứu sẽ cung cấp căn cứ khoa học cho các biện pháp khống chế sinh cảnh để bảo tồn nguồn gen Gấu ngựa tại đây; đồng thời bổ sung thông tin về đặc điểm sinh thái học của loài. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Khái quát đặc điểm sinh học, sinh thái và tập tính của Gấu ngựa Gấu ngựa (Ursus thibetanus) là loài thú ăn thịt lớn; con trƣởng thành có dài thân: 120-170cm, dài đuôi: 6-10cm, dài bàn chân sau: 17-19cm, cao tai: 11-18cm, thể trọng: 80-180kg. Thân thô béo, trán rộng, tai tròn. Chân trƣớc và chân sau có 5 ngón; vuốt khỏe nhọn và cong. Bộ lông dài thô màu đen tuyền, lông hai bên cổ dài tạo thành bờm. Ngực có yếm hình chữ V màu vàng nhạt hoặc trắng; đám trắng trƣớc mõm không vƣợt quá mắt (Gấu chó có yếm ngực hình chữ U màu vàng nhạt; đám trắng trƣớc mõm vƣợt quá mắt). Đuôi rất ngắn, không thò ra khỏi bộ lông (Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh, 2009). Bất cứ ở đâu, sự hoạt động của Gấu ngựa cũng để lại những dấu vết dễ nhận biết hơn so với nhiều loài thú ăn thịt khác. Khi hoạt động ở mặt đất, Gấu để lại những vết chân khá rõ; vết chân Gấu ngựa tƣơng tự nhƣ vết chân ngƣời, nhƣng có kích thƣớc lớn hơn rõ rệt, nhất là nửa bàn chân phía trƣớc; các vết vuốt chân cũng in lại rất rõ. Đồng thời trong lúc gấu đi, vết của bàn chân sau thƣờng đặt trùng lên vết của bàn chân trƣớc cùng bên, nhƣng hơi lùi về phía sau một chút. Khi Gấu tìm kiếm thức ăn trên cây; nó sẽ để lại những vết vuốt chân trên mặt vỏ thân cây, hoặc những cành cây nhỏ bị bẻ quặt, tụm lại nhƣ ổ. Ở Gấu ngựa: kích thƣớc vết chân trƣớc không lớn hơn bao nhiêu so với vết chân sau; trong khi Gấu chó có vết chân trƣớc lớn hơn vết chân sau rõ rệt, dấu vuốt để lại cũng rõ ràng hơn Gấu ngựa (do độ cong của vuốt lớn hơn, gốc vuốt lại ít lông mao). Đồng thời trong lúc Gấu ngựa đi, vết của bàn chân sau thƣờng đặt trùng lên vết của bàn chân trƣớc cùng bên (hơi lùi về phía sau một chút); trong khi vết của bàn chân sau và bàn chân trƣớc của Gấu chó không trùng nhau. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 4 Hình 1.1. So sánh hình thái ngoài và đặc điểm dấu chân - vuốt giữa Gấu ngựa với Gấu chó (Nguồn: Identification sheets for Wildlife species traded in Southeast Asia) Nơi sống thích hợp của Gấu ngựa là các khu rừng già núi đất nhƣng phân bố xen kẽ với các khối đá vôi. Chỗ ở và nơi trú ẩn của Gấu ngựa là những hang hốc tự nhiên trên sƣờn núi đá vôi, phía trƣớc cửa hang thƣờng có các khóm cây bụi hoặc tảng đá lớn che khuất. Gấu ngựa kiếm ăn ban ngày; sống đơn độc, trừ thời kỳ động dục hoặc gấu cái nuôi con (Lê Hiền Hào, 1972) . 1.2. Lƣợc sử nghiên cứu về loài Gấu ngựa trong môi trƣờng hoang dã ở Việt Nam và tại KBTTN Pù Luông Các nghiên cứu liên quan đến Gấu ngựa (Ursus thibetanus) ở Việt Nam, thƣờng đƣợc tiến hành khảo sát chung cho nhóm thú nguy cấp, quý hiếm. Đến nay chỉ có 01 báo cáo về hiện trạng phân bố của Gấu hoang dã (Gấu ngựa và Gấu chó) đƣợc điều tra, khảo sát trên quy mô toàn quốc (Crudge et al., 2016); còn lại có một số báo cáo khảo sát trong phạm vi hẹp tại một số Vƣờn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên đƣợc quan tâm nhƣ: VQG Cát Tiên (Scotson et al., 2009; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 5 Crudge et al.), VQG Pù Mát (Phạm Nhật và cộng sự, 2002), Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống (Dự án quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam, 2010),.... Về báo cáo thực trạng phân bố của Gấu hoang dã (trong đó có Gấu ngựa) trên phạm vi toàn quốc của Crudge và cộng sự năm 2016; các tác giả đã lựa chọn 22 khu bảo tồn (bao gồm 10 VQG, 10 khu bảo tồn thiên nhiên, 01 khu bảo tồn thiên nhiên đang đƣợc đề xuất, 01 khu bảo tồn loài & sinh cảnh) làm địa điểm khảo sát trọng tâm. Các khu vực đƣợc lựa chọn bao phủ tổng diện tích 11.862 km2 và đại diện cho khoảng 50% rừng đặc dụng của Việt Nam. Với phƣơng pháp điều tra chủ đạo là phỏng vấn theo bảng câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn; nhóm nghiên cứu đã phỏng vấn 1441 ngƣời dân ở 106 bản làng xung quanh 22 khu bảo tồn. Kết quả cho thấy; đa số (77%) tin rằng gấu vẫn còn trong khu vực rừng địa phƣơng, ngƣời dân ở 20/22 khu bảo tồn giám chắc chắn sự tồn tại của Gấu; đại đa số ngƣời đƣợc phỏng vấn (98%) cho rằng số lƣợng Gấu hoang dã bắt đầu giảm nhanh từ khoảng 20 năm trƣớc (khoảng 1995) do nạn săn bắt và đặt bẫy. Một số ngƣời đƣợc phỏng vấn tin rằng gấu đã không còn ở địa phƣơng trong những năm 1995-2005. Những hình ảnh từ bẫy ảnh đã xác định sự hiện diện của Gấu ngựa ở một số địa điểm và bằng chứng về sự tồn tại của Gấu cũng đƣợc khẳng định qua dấu vết của hoạt động săn bắt chúng. Tuy nhiên, những cá thể gấu đƣợc phát hiện qua bẫy ảnh hoặc bị bắt bởi những kẻ săn trộm những năm vừa qua, có thể là những cá thể cuối cùng còn sót lại. Ngoại trừ KBT Sao la và KBTTN Sông Thanh (tỉnh Quảng Nam) có nhiều dữ liệu cho thấy là khu vực tốt cho Gấu hoang dã; các khu vực khảo sát còn lại không thấy nhiều triển vọng cho công cuộc bảo tồn gấu hoang dã. Về hiện trạng phân bố của Gấu ngựa trong báo cáo điều tra động vật rừng quý hiếm tại một số Khu bảo tồn/Vƣờn quốc gia đã liệt kê ở trên; dung lƣợng liên quan đến Gấu ngựa không nhiều; nội dung chủ yếu tập trung vào đặc trƣng phân bố tài nguyên Gấu ngựa (bản đồ phân bố các điểm ghi nhận Gấu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 6 ngựa và dấu vết của chúng), mối đe dọa và kiến nghị bảo tồn. Chƣa có nghiên cứu nào đi sâu phân tích đặc trƣng sinh cảnh sống của loài. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đƣợc thành lập nhằm bảo tồn hệ sinh thái và các loài động, thực vật đặc trƣng cho khu vực núi đá vùng thấp Bắc Việt Nam. Không chỉ có giá trị đa dạng sinh học, Pù Luông còn là một trong những khu rừng phòng hộ xung yếu cho lƣu vực sông Mã. Những điều tra, nghiên cứu chi tiết về tài nguyên động thực vật ở KBTTN Pù Luông và vùng phụ cận bắt đầu đƣợc thực hiện trong các năm 1997 và 1998 với mục đích xây dựng dự án đầu tƣ thành lập khu bảo tồn. Trong các đợt khảo sát tài nguyên này, loài Gấu ngựa (Ursus thibetanus) đƣợc ghi nhận qua dấu vết (Lê Trọng Trải và Đỗ Tƣớc, 1998). Năm 2003, các chƣơng trình điều tra đa dạng sinh học đƣợc bắt đầu tại khu đề xuất bảo tồn thiên nhiên trong khuôn khổ Dự án bảo tồn cảnh quan đá vôi Pù Luông - Cúc Phƣơng, đƣợc thực hiện bởi Tổ chức FFI - Chƣơng trình Việt Nam. Các đợt điều tra chi tiết đã hoàn tất danh lục loài các nhóm thực vật, thú, cá, bƣớm, thân mềm và các loài không xƣơng sống trong hang động. Đã ghi nhận thêm nhiều loài thú mới nâng tổng số loài thú của khu vực lên 84 loài (tính cả nhóm Dơi), Gấu ngựa đƣợc ghi nhận qua phỏng vấn ngƣời dân, quan sát trực tiếp và dấu chân ngoài tự nhiên (Đặng Ngọc Cần, 2004). Trong những năm tiếp theo các đợt điều tra tập trung vào nhóm thú linh trƣởng và chim, các loài thú ăn thịt không có báo cáo điều tra. Năm 2012-2013, trong Dự án điều tra lập danh lục khu hệ động thực vật rừng KBTTN Pù Luông, đƣợc thực hiện bởi liên danh Viện sinh thái& bảo vệ công trình và Trƣờng Đại học khoa học tự nhiên đã xây dựng danh lục loài các nhóm thực vật, động vật nổi, động vật đáy, cá, côn trùng, chim, thú, lƣỡng cƣ và bò sát; Gấu ngựa đƣợc liệt kê trong danh lục thú. Tuy nhiên, độ tin cậy PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 7 của thông tin khá thấp, bởi chỉ thông qua phỏng vấn ngƣời dân địa phƣơng (Trịnh Văn Hạnh và cộng sự, 2013). Nhƣ vậy, hầu hết các đợt điều tra, nghiên cứu tại KBTTN Pù Luông có liên quan đến Gấu ngựa mới dừng lại ở việc thống kê thành phần loài (xác định loài có/không có mặt tại KBT); các đợt điều tra đều khẳng định Gấu ngựa có trong khu bảo tồn. Việc thực hiện đề tài sẽ cung cấp thông tin chi tiết hơn về đặc điểm phân bố và tập tính lựa chọn sinh cảnh sống của Gấu ngựa tại đây, làm căn cứ khoa học cho công tác quản lý các quần thể Gấu ngựa và sinh cảnh sống của chúng. 1.3. Lƣợc sử nghiên cứu xây dựng bản đồ mô hình hóa ổ sinh thái của động vật hoang dã ở Việt Nam Ở Việt Nam; đã có một số nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS để xây dựng bản đồ mô hình hóa ổ sinh thái của động vật hoang dã, thông thƣờng các nghiên cứu hay lựa chọn các loài đặc hữu hẹp; tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào lựa chọn đối tƣợng Gấu ngựa để xác định ổ sinh thái của loài. Các công trình tiêu biểu đã công bố nhƣ: ứng dụng GIS để mô hình hóa vùng phân bố tiềm năng của loài Chà vá chân nâu - Pygathryx nemaeus (Đỗ Quang Huy và cộng sự, 2018); ứng dụng GIS để dự đoán vùng phân bố tƣơng lai của một số loài Vƣợn thuộc giống Nomascus (Trần Văn Dũng, 2016), của loài Chà vá chân đen - Pygathryx nigripes (Vũ Thị Phƣơng, 2016), của loài Voọc mũi hếch - Rhinopithecus avunculus (Pham Thanh Van và cộng sự, 2010) dƣới ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu. Các nghiên cứu này đều lấy dữ liệu các yếu tố khí tƣợng (chứ không phải yếu tố hoàn cảnh) tại điểm ghi nhận loài động vật để chạy mô hình; đồng thời, không gian nghiên cứu là toàn bộ vùng phân bố của loài, chứ không giới hạn trong phạm vi một khu bảo tồn. 1.4. Đặc điểm cơ bản của khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông thuộc tỉnh Thanh Hoá; cách thành phố PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 8 Thanh Hoá 125km về phía Tây Bắc, cách đƣờng Hồ Chí Minh theo đƣờng 15A đi vào từ huyện Cẩm Thuỷ khoảng 25 km. Khu bảo tồn trải dài từ 200 21' đến 200 34’ vĩ độ Bắc và từ 1050 02’ đến 1050 20’ kinh độ Đông. Phía Bắc, Đông Bắc của khu bảo tồn giáp với các huyện Mai Châu, Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hoà Bình. Phía Tây ngăn cách với KBTTN Pù Hu bởi sông Mã và đƣờng 15A (Hình 1-2). Hình 1.2. Vị trí của Pù Luông và các khu bảo vệ khác trong tỉnh Thanh Hóa 1.4.1. Đặc điểm địa hình, địa chất Khu bảo tồn là một phần của dãy núi đá vôi Pù Luông - Cúc Phƣơng, bao gồm hai dãy núi chạy song song theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam và ngăn cách với nhau bởi thung lũng ở giữa (đƣờng 15C đi qua thung lũng). Hai dãy núi có kiểu địa mạo tƣơng phản một cách rõ ràng do khác nhau về PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 9 nền địa chất. Dãy nhỏ hơn ở phía Tây Nam đƣợc hình thành chủ yếu từ đá lửa và đá biến chất, dãy này bao gồm các đồi bát úp có rừng che phủ và các thung lũng nông. Dãy lớn hơn ở phía Đông Bắc lại hình thành bởi những vùng đá vôi bị chia cắt mạnh, đây là một phần của dãy núi đá vôi liên tục chạy từ Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng đến tỉnh Sơn La. Độ cao của khu vực biến động từ 60m đến 1667 m, đỉnh cao nhất là núi Pù Luông. 1.4.2. Đặc điểm khí hậu - thủy văn KBTTN Pù Luông có khí hậu nhiệt đới gió mùa, và có gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, gió mùa Đông Nam từ tháng 3 đến tháng 10. Gió Lào khô nóng thổi từ hƣớng Tây xuất hiện vào giữa tháng 4 và tháng 5 (Anon, 1998). Nhiệt độ trung bình hàng năm biến động trong khoảng từ 20-250C. Nhiệt độ tối đa đạt xấp xỉ 370C đến 390C, trong khi nhiệt độ tối thiểu trong khoảng từ 5-100C. Nhiệt độ trên các vùng cao nhƣ khu vực Son – Bá - Mƣời có thể xuống tới điểm đóng băng. Lƣợng mƣa trung bình hàng năm tƣơng đối thấp, từ 1.500-1.600 mm. Lƣợng mƣa tối đa ƣớc đạt 2.540 mm, tập trung từ tháng 7 đến tháng 9 (chiếm 65-70%). Mƣa phùn tập trung vào mùa Xuân (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau). Lƣợng mƣa tối thiểu khoảng 1.000 mm (Anon, 1998). Chế độ thủy văn ở dãy núi đá vôi tƣơng đối phức tạp, ở đây có rất ít hay gần nhƣ không có mặt nƣớc thƣờng xuyên. Dãy núi phía Tây Nam, các mạch nƣớc nổi phổ biến hơn và các khe suối có mực nƣớc ít thay đổi theo mùa hơn. Tuy nhiên, đặc trƣng chính của hệ thống thuỷ văn trong khu vực nằm ở vùng thung lũng. Thung lũng này không liên tục nhƣng vùng yên ngựa ở điểm giữa của thung lũng lại là nơi xuất phát của hai sông nhỏ, một chảy về hƣớng Tây Bắc dọc theo thung lũng rồi đổ vào sông Mã ở khu vực xã Phú Lệ, con sông còn lại cũng chạy dọc theo thung lũng nhƣng theo hƣớng Đông Nam và đổ vào sông Mã ở vùng hạ lƣu. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 10 1.4.3. Đặc điểm thảm thực vật rừng Thảm thực vật rừng tại KBTTN Pù Luông đƣợc xác định là rừng kín thƣờng xanh mƣa mùa nhiệt đới. Dựa vào độ cao, chất đất nền và tác động của con ngƣời đƣợc chia ra làm 5 kiểu chính và 3 kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Cụ thể nhƣ sau: + Rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi: Phân bố ở độ cao dƣới 700m trên các sƣờn và đỉnh núi đá vôi bị bào mòn mạnh, tập trung ở khu vực xã Cổ Lũng và xã Phú Lệ. Rừng có cấu trúc nhiều tầng tán, cây lá rộng. Aglaia sp., Anogeissus acuminata, Heritiera macrophylla là những loài cây điển hình tại những nơi ẩm ƣớt; trong khi Burretiodendron hsienmu và Millettia ichthyochtona là những loài phổ biến tại những sƣờn khô và dốc. Đôi khi, một số cây thuộc loài Anogeissus acuminata, Heritiera macrophylla và một vài loài thuộc chi Ficus đạt tới độ cao 50-55m với đƣờng kính ngang ngực tới 2m và những rễ chống cao tới 3m (Averyanov L.V và cộng sự, 2003). + Rừng lá rộng đất thấp trên đá phiến và đá cát: Phân bố từ độ cao 400- 700m. Kiểu rừng này trƣớc đây phân bố rộng khắp trong khu bảo tồn, nhƣng hiện nay chỉ còn sót lại ở chân các ngọn núi phía Bắc, tại khu vực xã Cổ Lũng. Những cây gỗ to lớn nhƣ Heritiera macrophylla và 2 loài thuộc chi Ficus cao tới 45-50 m là những cây điển hình, ƣu thế. Các loài thực vật phụ sinh nhìn chung là phổ biến nhƣng không đa dạng (Averyanov L.V và cộng sự, 2003). + Rừng lá rộng núi thấp trên đá vôi: Phân bố rộng rãi ở khu vực xã Cổ Lũng và xã Phú Lệ từ độ cao 700- 950m. Kiểu rừng này mọc phần lớn ở các sƣờn núi cao và đƣờng đỉnh núi đá vôi trong khu vực, chúng ít bị tàn phá hơn nhiều so với các kiểu rừng khác. Tầng cây gỗ có các loài nhƣ Eriobotrya bengalensis, Pistacia weinmanifolia, Platycarya strobilacea, Schefflera pes-avis và Sinosideroxylon wightianum, đặc biệt loài Thông nàng (Dacrycarpus PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 11 imbricatus) khá phổ biến trên các sƣờn núi hƣớng Nam tại khu vực xã Cổ Lũng. Tầng cây bụi và cỏ phát triển rất mạnh (Averyanov L.V và cộng sự, 2003). + Rừng thông núi thấp trên đá vôi: Phân bố ở một vài đỉnh núi thuộc khu vực xã Cổ Lũng. Pinus kwangtungensis là loài ƣu thế, đặc trƣng trong tầng tán của kiểu rừng này. Ngoài ra; ở một vài địa điểm Taxus chinensis là loài đồng ƣu thế trong tầng tán. Thực vật sống bám rất phát triển, chúng nhiều vô số và thƣờng phủ kín 100% bề mặt các thân cây và các hòn đá. Các loài lan nhƣ: Coelogyne fimbriata, Dendrobium dentatum, Epigeneium chapaense và Eria thao xuất hiện khá phổ biến (Averyanov L.V và cộng sự, 2003). Kiểu rừng này có tính nhạy cảm cao và rất dễ bị đe doạ tuyệt chủng. + Rừng lá rộng núi thấp trên đá bazan tại các sườn núi và đường đỉnh: Trong KBT, đá bazan chỉ có tại dãy núi Pù Luông, ở độ cao trên 900 m. Trƣớc đây khu vực này đƣợc che phủ hoàn toàn bởi các khu rừng nguyên sinh. Hiện nay rừng nguyên sinh chỉ còn ở độ cao trên 1.200m, những sƣờn núi thấp hơn thì đƣợc che phủ bởi rừng thứ sinh có chất lƣợng khác nhau. Kiểu rừng này có rất nhiều loài thực vật cổ xƣa có từ thời kỳ phấn trắng muộn. Đó là các loài thuộc các họ: Actinidiaceae, Annonaceae, Chloranthaceae, agaceae, Hamamelidaceae, Lardizabalaceae, Lauraceae, Magnoliaceae, Menispermaceae và Theaceae cũng nhƣ một số chi hiếm thuộc ngành hạt trần nhƣ: Amentotaxus (Cephalotaxaceae), Cephalotaxus (Cephalotaxaceae), odocarpus và Nageia (Podocarpaceae). Kiểu rừng này có tính đa dạng thực vật rất cao và có cả yếu tố đặc hữu(Averyanov L.V và cộng sự, 2003). + Rừng phục hồi sau khai thác: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Kiểu phụ này phân bố rải rác trong khu bảo tồn và là sản phẩm của hình thức khai thác chọn. Bao gồm các trạng thái rừng: IIIA1, IIIA2. + Rừng phục hồi sau nương rẫy: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Kiểu phụ này PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 12 phân bố gần các khu dân cƣ, trƣớc đây là nƣơng rẫy nhƣng đã đƣợc khoanh nuôi bảo vệ. Bao gồm các trạng thái rừng: IIA, IIB + Rừng tre nứa: Kiểu phụ thứ sinh nhân tác. Trƣớc đây là kiểu phụ rừng phục hồi sau khai thác hoặc sau nƣơng rẫy nhƣng tầng cây gỗ không tái sinh, phát triển đƣợc do bị các loài tre nứa xâm lấn. Đến nay các loài tre nứa đã chiếm ƣu thế. 1.4.4. Đặc điểm khu hệ động thực vật KBTTN Pù Luông có hệ thực vật rất phong phú và có tính đa dạng cao. Đến nay đã ghi nhận đƣợc 1.579 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 680 chi, 200 họ, 76 bộ, 12 lớp và 6 ngành (Đinh Văn Lâm và cộng sự, 2013). Ngành có số loài nhiều nhất là Ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) với 1.396 loài đƣợc ghi nhận. Về khu hệ động vật: đến nay đã ghi nhận đƣợc 84 loài thú (gồm cả 24 loài Dơi), 162 loài chim, 40 loài bò sát và 26 loài lƣỡng cƣ, 67 loài cá, 347 loài côn trùng, 177 loài động vật đáy và 55 loài động vật nổi (Lê Trọng Trải và Đỗ Tƣớc, 1998; BirdLife International and FIPI, 2001; Mai Dinh Yen et al, 2003; Vu Dinh Thong, 2003; Đặng Ngọc Cần, 2003, Trịnh Văn Hạnh và cộng sự, 2013) 1.4.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội Vùng lõi và vùng đệm KBTTN Pù Luông nằm trên địa giới hành chính của 9 xã thuộc 2 huyện. Có 18.572 nhân khẩu, 4.201 hộ dân sống trong vùng lõi và vùng đệm của KBTTN Pù Luông thuộc 9 xã và 2 huyện. Mật độ dân số trung bình là: 69,33 ngƣời/km2, mật độ cao nhất tại xã Thành Lâm (120 ngƣời/km2) và thấp nhất tại xã Thanh Xuân (42 ngƣời/km2). Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên toàn khu vực là 0,98 % (Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, 2013). PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 13 Bảng 1.1. Diện tích và dân số của các xã thuộc KBTTN Pù Luông TT Huyệ Xã Diện Số hộ Số nhân Mật độ xã n tích dân khẩu (ngƣời/km2 (km2) ) 1 Phú Lệ 43,3 215 1.011 44 2 Phú Xuân 12,3 146 657 54 Quan 3 Thanh Xuân 80,98 130 573 42 Hóa 4 Hồi Xuân 30,3 204 913 109 5 Phú Nghiêm 9,2 121 505 51 6 Lũng Cao 76,4 1.119 4950 66 7 Bá Thành Lâm 28,4 803 3.403 120 Thƣớc 8 Cổ Lũng 49,01 917 3.798 77 9 Thành Sơn 38,4 546 2.499 62 Tổng 2 9 4.201 18.572 Cộng đồng dân cƣ thuộc KBTTN Pù Luông chủ yếu thuộc hai dân tộc Thái, Mƣờng (chiếm 98,5%), còn lại 1,5% là dân tộc Kinh. Hầu hết ngƣời dân sống ở vùng đệm, nhƣng có khoảng 387 hộ và 1.822 nhân khẩu sống trong vùng lõi phía Đông Bắc của khu bảo tồn tại 8 bản: Kịt, Cao Hoong, Thành Công, Son, Bá và Mƣời của xã Lũng Cao và 2 bản: Hiêu, Khuyn của xã Cổ Lũng (Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, 2013). Hoạt động kinh tế chủ yếu của ngƣời dân trong và xung quanh KBTTN Pù Luông là trồng trọt và chăn nuôi. Các loại cây nông nghiệp chính là lúa, ngô và sắn. Bên cạnh việc trồng các cây lƣơng thực, ngƣời dân địa phƣơng cũng trồng nhiều các cây lấy gỗ và tre luồng. Hiệu quả sản xuất còn hạn chế, giá trị sản phẩm rất thấp, bình quân đầu ngƣời mới chỉ đạt khoảng 500.000 đồng/tháng, dƣới mức đói nghèo theo tiêu chí mới. Để duy trì cuộc sống ngƣời dân địa phƣơng có xu hƣớng vào rừng để phát nƣơng làm rẫy, khai thác lâm sản và săn bắn động vật rừng trái phép, điều này gây tác động tiêu cực đối với công tác bảo tồn đa dạng sinh học ở KBTTN Pù Luông. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2