intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu điều chế và ứng dụng than hoạt tính từ tre để hấp phụ dung môi hữu cơ

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:77

217
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng trong quá trình điều chế than hoạt tính từ tre như nhiệt độ, tác nhân và thời gian hoạt hóa đến chất lượng của than thành phẩm. Trên cơ sở đó xác định được các yếu tố tối ưu cho việc sản xuất than hoạt tính từ tre có chất lượng cao dùng trong mục đích xử lý môi trường; nghiên cứu động học và động lực học hấp phụ hơi benzen và một số yếu tố ảnh hưởng tới than được điều chế để tạo điều kiện áp dụng vào thực tế xử lý môi trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu điều chế và ứng dụng than hoạt tính từ tre để hấp phụ dung môi hữu cơ

  1. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” MỞ ĐẦU Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề  nóng, được quan tâm bởi tất cả  các  quốc gia trên thế  giới đặc biệt trong những năm gần đây. Việc sử  dụng nhiên,   nguyên vật liệu, sự phát thải các chất gây ô nhiễm ra môi trường trước hết ảnh  hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người, tiếp đó là sự suy thoái môi trường, biến  đổi khí hậu đã gây thiệt hại rất lớn về con người và tài sản cho nhiều quốc gia. Benzen là hợp chất gây độc đối với con người và các hệ sinh thái. Benzen  được sử  dụng rất rộng rãi trong đời sống con người. Sau quá trình sử  dụng   benzen phát tán ra ngoài môi trường trong cả ba thành phần môi trường khí, nước   và đất. Do tồn tại chủ yếu  ở dạng khí nên các phương pháp xử  lý benzen được  sử dụng chủ  yếu là phương pháp hấp phụ  lên bề  mặt các vật thể  rắn. Các hợp   chất thông dụng như: than hoạt tính, rây phân tử, silicagel, nhôm hoạt tính. Than hoạt tính là một trong những vật liệu hấp phụ  được sử  dụng rộng   rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau như  khai thác, chế  biến dầu mỏ,  công nghiệp dệt, công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, xử lý môi trường. Ngoài  ra nó còn là nguyên liệu chính để sản xuất hộp lọc phòng độc dùng trong quân sự  và các ngành kinh tế khác nhau. Hiện nay, việc sử  dụng than hoạt tính vào mục đích xử  lý môi trường   ngày càng phổ biến và nhu cầu ngày càng tăng. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu để  sản xuất than hoạt tính chủ  yếu từ  nguồn nguyên liệu than đá hóa thạch và  nguồn nguyên liệu là gỗ cứng đang ngày càng cạn kiệt và việc khai thác gây ảnh   hưởng tới môi trường, đặc biệt là nguy cơ gây biến mất các cánh rừng trên khắp  thế  giới. Do đó việc tìm một nguồn nguyên liệu thay thế  đang là vấn đề  được   quan tâm và sự tập trung này đang được tập trung vào than tre từ đầu những năm  1980 [26]. Nguồn nguyên liệu than tre được đặc biệt quan tâm với khả  năng là  nguồn nguyên liệu thay thế tiềm năng do những nguyên nhân sau: LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 1 NguyÔn V¨n S¬n
  2. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” + Các nghiên cứu ban đầu cho thấy tre có hàm lượng xenlulo (40% đến  50%), hemixenlulo (20% đến 30%)  và lignin (15% đến 35%)  lớn hơn gỗ  mềm và  tương đương với gỗ  cứng (thành phần tạo nên gỗ). Than sản xuất từ  tre có bề  mặt riêng lớn tương đương với than gỗ và vận tốc hấp phụ cao. + Tre là loài thực vật có vùng phân bố tương đối lớn trên thế giới với ước  tính khoảng 22 triệu hecta và có thời gian phát triển để có thể thu hoạch ngắn từ  4 ­ 8 năm [15] + Việc khai thác ít làm ảnh hưởng tới rừng và môi trường sinh thái. Cho đến nay, các tính chất vật lý và hóa học của gỗ từ tre đã được nghiên  cứu rất nhiều để  phục vụ  cho công tác sản xuất than hoạt tính, tuy nhiên các  nghiên cứu này chỉ bước đầu bao gồm các nghiên cứu tổng quan về các loài tre và  một số  loài cụ  thể  [18, 23, 26]. Do vậy việc nghiên cứu tính chất cũng như  các  điều kiện tối ưu để sản xuất than hoạt tính từ những loài tre cụ thể phục vụ cho  những mục đích cụ thể khác nhau là còn thiếu và rất cần thiết. Ở nước ta tre được phân bố  tương đối rộng ở  cả  3 miền trong cả  nước.   Hiện nay việc nghiên cứu hoàn thiện công nghệ  sản xuất than hoạt tính có chất  lượng cao từ các nguồn nguyên liệu trong nước còn hạn chế, nguyên liệu từ gáo   dừa hiện nay đang được sử  dụng nhiều nhất và có khả  năng sẽ  không đáp ứng  được nhu cầu trong tương lai. Đặc biệt việc sản xuất than hoạt tính dùng cho   mục đích hấp phụ các hợp chất hữu cơ từ khí thải còn ít được quan tâm. Vì vậy   việc chọn đề tài: “Nghiên cứu điều chế và ứng dụng than hoạt tính từ tre  để   hấp phụ dung môi hữu cơ” sẽ góp phần giải quyết những vấn đề đã đặt ra. Mục tiêu của đề tài là: + Nghiên cứu các yếu tố   ảnh hưởng trong quá trình điều chế  than hoạt   tính từ tre như nhiệt độ, tác nhân và thời gian hoạt hoá đến chất lượng của than   thành phẩm. Trên cơ  sở  đó xác định được các yếu tố  tối  ưu cho việc sản xuất   than hoạt tính từ tre có chất lượng cao dùng trong mục đích xử lý môi trường. LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 2 NguyÔn V¨n S¬n
  3. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” + Nghiên cứu động học và động lực học hấp phụ  hơi benzen và một số  yếu tố ảnh hưởng tới than được điều chế để tạo điều kiện áp dụng vào thực tế  xử lý môi trường.  CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Than hoạt tính cấu trúc và tính chất 1.1.1. Một vài nét về than hoạt tính Các nguyên liệu chứa các bon được điều chế một cách đặc biệt nhằm loại   bỏ các chất có nhựa và tạo ra các lỗ xốp trong chúng được gọi là than hoạt tính.   Than hoạt tính có thành phần chủ  yếu là các bon chiếm 85% đến 95%, thành   phần còn lại là các hợp chất vô cơ [3, 4]. Than hoạt tính được điều chế  từ  các nguyên liệu khi đốt cháy cho ta các   bon. Do vậy nguồn nguyên liệu để sản xuất than hoạt tính khá phong phú. Ví dụ  các nguyên liệu có nguồn gốc động vật như các loại xương, thịt, da; các loại có  gốc thực vật như  các loại cây, các loại quả, sọ  dừa, gỗ, mạt cưa; các loại có  nguồn gốc từ than mỏ như than antraxit, than bùn, than nâu, than bán cốc, hoặc từ  các hợp chất hữu cơ như polime, lignin, dầu mỏ. Than hoạt tính đã được phát hiện và nghiên cứu vào thời gian cuối thế kỷ  18. Trong thế  kỷ 19 than hoạt tính được ứng dụng để  lọc sạch khí và tẩy màu.   Trong Đại chiến Thế giới Lần thứ Nhất, lần đầu tiên than hoạt tính đã được sử  dụng làm vật liệu lọc độc trong mặt nạ phòng độc [3, 4]. Ở nước ta than hoạt tính bắt đầu được nghiên cứu từ  những năm 60 của   thế  kỷ  20. Nghiên cứu đầu tiên là  ở  Viện Hoá học Công nghiệp với than hoạt  tính từ  antraxit, gáo dừa, bã mía, tiếp đó là các nghiên cứu của Viện Hoá học   Công nghiệp và Trung tâm Nghiên cứu Than hoạt tính, Trường Đại học Bách   Khoa Hà Nội. Các kết quả nghiên cứu đã được triển khai ở quy mô pilot [3, 12]. LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 3 NguyÔn V¨n S¬n
  4. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” Hiện nay than hoạt tính đã được sử dụng rộng rãi trong hầu khắp mọi lĩnh  vực khoa học, quân sự và đời sống. Tùy theo mục đích sử dụng, hiện có một số  loại than hoạt tính như sau: Than lọc khí ­ hơi, than tẩy màu, than lọc nước, than   trao đổi ion,… ở dạng hạt dập, hạt ép hoặc dạng bột. 1.1.2. Cấu trúc của than hoạt tính * Cấu trúc tinh thể Theo các kết quả nghiên cứu của Rơngen thì than hoạt tính được cấu trúc   bởi các vi tinh thể  các bon. Các vi tinh thể  này liên kết với nhau tạo thành các   lớp, trong các lớp nguyên tử các bon xếp thành hình 6 cạnh. Tuy nhiên trong than   hoạt tính, các lớp vi tinh thể  xắp xếp không có trật tự  như  cấu trúc mạng lưới   tinh thể của graphít. * Phân bố lỗ xốp trong than hoạt tính [3, 5, 8, 12] Than hoạt tính được đặc trưng bởi cấu trúc xốp đa phân tán tạo nên các   kẽ hở (lỗ xốp) có kích thước và sự phân bố theo thể tích lỗ theo kích thước. Theo Dubinin và các cộng sự thì than hoạt tính là chất hấp phụ xốp có bề  mặt bên trong phát triển (600 m2/g đến 900 m2/g). Do vậy than hoạt tính có khả  năng hấp phụ rất cao. Dựa vào kích thước và vai trò trong quá trình hấp phụ mà   các lỗ trong than hoạt tính được phân loại như sau: Lỗ nhỏ với bán kính  r 
  5. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” Thể tích lỗ nhỏ khoảng từ 0,2 đến 0,6 cm3/g. Lỗ nhỏ của than đóng vai trò  chủ yếu trong hấp phụ vật lý. Sự hấp phụ trong lỗ nhỏ diễn ra theo cơ chế lấp   đầy thể tích không gian hấp phụ. Lỗ  trung có thể  tích từ  0,02 đến 0,15 cm 3/g, bề  mặt riêng từ  20 đến 70  m2/g. Trên bề mặt lỗ trung xảy ra sự hấp phụ đơn và đa phân tử, kết thúc bằng   sự lấp đầy thể tích lỗ theo cơ chế ngưng tụ mao quản. Lỗ  bán nhỏ  là dạng chuyển tiếp giữa lỗ  nhỏ  và lỗ  trung trong than hoạt  tính. Lỗ lớn trong than hoạt tính có thể tích từ 0,2 đến 0,5 cm 3/g. Lỗ lớn không  có sự ngưng tụ mao quản. Sự hấp phụ trên bề mặt lỗ lớn không có ý nghĩa thực   tế  vì diện tích bề  mặt riêng nhỏ  nhất trong các lỗ  xốp. Trong lỗ  lớn quá trình   hấp phụ  đóng vai trò là các kênh vận chuyển mà theo đó các chất bị  hấp phụ  thấm sâu vào trong các lỗ trung và lỗ bé. Hệ thống lỗ có cấu trúc phân nhánh, lỗ  trung là nhánh của lỗ lớn, lỗ nhỏ  là nhánh của lỗ trung.  Khi hấp phụ  khí – hơi cũng như  các chất có kích thước phân tử  nhỏ  hơn  lỗ  xốp nhỏ  thì lỗ  xốp nhỏ  đóng vai trò hấp phụ  chủ  yếu. Lỗ  lớn và lỗ  trung là   các kênh vận chuyển. Trường hợp hấp phụ  các chất có kích thước phân tử  lớn hơn lỗ  xốp nhỏ  từ dung dịch thì lỗ trung đóng vai trò hấp phụ chủ yếu, lỗ bé hấp phụ  kém hơn,   lỗ lớn đóng vai trò là kênh vận chuyển. Ngoài ra lỗ lớn và lỗ trung còn làm nền để tẩm lên than hoạt tính các chất  phụ gia để phục vụ cho từng mục đích riêng biệt. * Hợp chất bề mặt LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 5 NguyÔn V¨n S¬n
  6. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” Trên bề  mặt than hoạt tính luôn có một lượng oxy liên kết hoá học với   nguyên tử  các bon, ngay cả  khi gia công tinh khiết nhất thì than hoạt tính cũng  chứa từ  1 đến 2% oxy. Phức chất của oxy với các bon trên than hoạt tính được  gọi là các hợp chất bề  mặt. Tuỳ  theo điều kiện và phương pháp điều chế  than   hoạt tính mà lượng oxy tham gia hợp chất bề mặt có thể thay đổi. Theo Dubinin và Serpinsky, khi hàm lượng oxy từ 2 đến 3% thì phần được  phủ  bởi đơn lớp oxy chiếm 4% diện tích bề  mặt than hoạt tính. Một số  tác giả  khác cho rằng hàm lượng oxy lớn (khoảng 12%) thì phần diện tích được phủ bởi   đơn lớp oxy sẽ đạt từ 19 đến 20%. Khi hấp phụ  oxy  ở nhiệt độ  thường trên bề  mặt than hoạt tính tạo thành   các   oxyt   bề   mặt   mang   tính   bazơ.   Do   sự   hydrat   hoá   sẽ   tạo   thành   các   nhóm   hydroxyl bề mặt (– OH). Các oxyt bề mặt có tính axit được tạo thành do sự hấp   phụ  hoá học  ở  trên than hoạt tính  ở  nhiệt độ  cao hơn (350 – 450 0C). Khi hydrat  hoá sẽ tạo thành các nhóm cacboxyl bề mặt (– COOH). Tính chất và nồng độ  oxyt bề  mặt có  ảnh hưởng tới trạng thái hấp phụ  của than hoạt tính. Các oxyt bề mặt mang tính axit tạo cho bề mặt than hoạt tính  ưa nước biểu hiện ở độ hấp phụ hơi nước cao ở P/Ps nhỏ. Các nghiên cứu về sự oxy hoá than hoạt tính cho thấy khi mức độ oxy hoá  tăng, hàm lượng các nhóm – OH, – COOH đều tăng và tính chất axit của bề mặt   than hoạt tính cũng tăng theo mức độ oxy hoá. Ngoài các nhóm chức nêu trên, trên   bề  mặt than hoạt tính oxy hoá còn chứa  các  nhóm chức  kiểu phenol, lacton,   quinon. Các nghiên cứu về  nhiệt hấp phụ  chỉ  ra rằng trên than hoạt tính khi độ  hấp phụ nhỏ, nhiệt hấp phụ vi phân rất lớn. Khi độ hấp phụ tăng nhiệt hấp phụ  giảm dần và không đổi. Điều đó chứng tỏ bề mặt của than hoạt tính không đồng   nhất về mặt năng lượng. Kết quả  này có thể  thấy được giải thích do than hoạt  LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 6 NguyÔn V¨n S¬n
  7. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” tính có chứa các lỗ xốp có kích thước khác nhau, do vậy có trường lực hấp phụ  khác nhau và có chứa các tâm hấp phụ là các nhóm chức bề mặt [3, 8, 22].  Dubinin và Frunkin tiếp tục nghiên cứu chi tiết bề  mặt than hoạt tính và  bản chất quá trình tác động của oxy. Các tác giả này cho rằng oxy được hấp phụ  lên than theo hai cơ chế hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học. Rất nhiều các kết quả  nghiên cứu cho thấy sự  có mặt của các oxyt trên  than không ảnh hưởng tới khả năng hấp phụ vật lý các chất khí – hơi không phân  cực. Trái lại khả năng hấp phụ các chất phân cực của than hoạt tính tăng lên rõ  rệt nhờ đặc tính axit của hợp chất bề mặt. Bruns và Maximov xác định: hợp chất có tính bazơ  được than hấp phụ  mạnh hơn đáng kể so với các hợp chất cơ tính axit và trung tính trên than có đặc  tính axit. Các tác giả cũng cho biết đặc tính axit không ảnh hưởng tới sự hấp phụ  hợp chất hữu cơ mạch hydrocacbon. Tuy vậy trong dung dịch nước, tính ưa nước  của than hoạt tính lại làm  ảnh hưởng tới sự  hấp phụ  các phân tử  hữu cơ  trung  hoà và axit. Các oxyt bề  mặt  ảnh hưởng không đáng kể  tới khả  năng hấp phụ  hơi  benzen nhưng làm dịch chuyển đường đẳng nhiệt hấp phụ về phía áp suất thấp. 1.1.3. Những quy luật hấp phụ trên than hoạt tính Đặc trưng cho sự hấp phụ vật lý của than hoạt tính là cơ  chế  lấp đầy lỗ  bé. Cơ chế này được mô tả bằng thuyết Polany – Dubinin. Ngoài ra sự hấp phụ  còn xảy ra theo cơ chế ngưng tụ mao quản và hấp phụ bề mặt. 1.1.3.1 . Thuyết Polany – Dubinin [1, 4, 12] Thuyết này cho rằng trên bề  mặt chất hấp phụ  bao giờ  cũng chứa một  trường lực gọi là trường hấp phụ. Độ  lớn của trường được biểu thị  bằng thế  LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 7 NguyÔn V¨n S¬n
  8. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” hấp phụ   . Thế  hấp phụ  này tỷ  lệ  nghịch với lập phương khoảng cách từ  bề  mặt. Trên bề mặt chất hấp phụ chứa nhiều mặt đẳng thế. Đại lượng hấp phụ  không thay đổi khi đi xa bề  mặt của thành lỗ  bé,   lượng hấp phụ tăng lên cho đến khi lỗ bé bị lấp đầy, khi đó thể  tích không gian   hấp phụ được tính: W = a   v, (1.1) trong đó: a – đại lượng hấp phụ (mmol/g); v – thể tích mmol của chất bị hấp phụ (cm3/mmol). Polany đã đưa ra khái niệm thế hấp phụ, là công mang một mol hơi chất bị  hấp phụ ở tướng thể tích ở áp suất P đến bề mặt chất hấp phụ tạo ra một màng  nén. Thế hấp phụ được tính: =  2,303   R   T   lg(Ps/P), (1.2) trong đó: Ps – áp suất hơi bão hoà của thiết bị hấp phụ (mmHg); P – áp suất cân bằng hấp phụ (mmHg); R – hằng số khí; T – nhiệt độ tuyệt đối (K). Đối với than hoạt tính phương trình (1.1) có dạng: 2 k W    W0 , (1.3) trong đó: W0  – không gian hấp phụ tới hạn đơn lớp (cm3/g); k – hằng số đặc trưng. LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 8 NguyÔn V¨n S¬n
  9. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” Nếu hai loại hơi khác nhau cùng hấp phụ lên một loại than hay một chất  hấp phụ xốp nào đó thì ta có quan hệ như sau: 2 2 k1    1   =  k2    2 Hay 1 k2 const (1.4) 2 k1  được gọi là hệ số tương đồng. Như  vậy thế hấp phụ là một đại lượng   không đổi với một loại chất hấp phụ. Thuyết này áp dụng tốt cho những chất hấp phụ có nhiệt độ sôi cao. Theo   Dubinin, trạng thái hơi hấp phụ trong lỗ bé giống trạng thái lỏng, vì trong không  gian của lỗ bé có hiện tượng chồng trường, hơi chất hấp phụ bị nén. Thuyết lấp đầy lỗ bé của Dubinin có một số hạn chế nhất định. Từ  thực  nghiệm thấy rằng đường đẳng nhiệt Dubinin không tuyến tính  ở  vùng áp suất  cao và lệch về phía giá trị cao của trục tung. Nguyên nhân là do khi ở áp suất cao  sự hấp phụ còn xảy ra theo cơ chế ngưng tụ mao quản và sự  hấp phụ  trên mặt   phẳng. Ngoài ra thuyết Dubinin không đề  cập đến sự  hấp phụ  trong lỗ  chuyển   tiếp và trên bề  mặt mà hiện tượng này xảy ra trong thực tế  của quá trình hấp  phụ. 1.1.3.2. Thuyết hấp phụ BET [1, 3, 12] Brunamuer – Emmett – Teller đưa ra học thuyết của họ  dựa vào các giả  thuyết sau: Bề  mặt chất hấp phụ  đồng nhất về  mặt năng lượng và sự  hấp phụ  xảy ra đơn lớp LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 9 NguyÔn V¨n S¬n
  10. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” Phân tử chất bị hấp phụ và chất hấp phụ chỉ tương tác với nhau ở lớp  thứ  nhất, còn ở các lớp sau được hình thành nhờ  lực phân tử  của chất   bị hấp phụ giữa các lớp với nhau Sự hấp phụ bao giờ cũng tiến tới trạng thái cân bằng hấp phụ. Phương trình BET có dạng: P am C Ps a , (1.11) P P 1 1 (C 1) Ps Ps trong đó: a – độ hấp phụ ở áp suất tương đối P/Ps (mmol/g); am – độ hấp phụ đơn lớp (mmol/g); C – hằng số phụ thuộc nhiệt vi phân hấp phụ q và nhiệt ngưng tụ  . q C = exp , (1.12) RT Phương trình (1.11) được chuyển về dạng đường thẳng: P Ps 1 C 1 P (1.13) P am C am C Ps a 1 Ps Phương trình 1.13 chỉ đúng trong khoảng giá trị  P/Ps = 0,05 – 0,35. Đây là  áp suất diễn ra quá trình hấp phụ  vật lý xảy ra trên bề  mặt các lỗ  xốp nhỏ  do  vậy phương trình này được sử dụng để tính bề mặt riêng của chất hấp phụ. Tuy nhiên theo thuyết này thì nhờ  các trung tâm hấp phụ  và lực liên kết  giữa các phân tử chất bị hấp phụ với nhau mà số lớp hấp phụ  có thể  là vô hạn.   Song thực tế sự hấp phụ chỉ bao gồm một số lớp nhất định. Ngoài ra trong thực  LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 10 NguyÔn V¨n S¬n
  11. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” tế bề mặt các chất hấp phụ thường không đồng nhất về mặt năng lượng. Đó là   những hạn chế của thuyết BET. 1.1.3.3. Hấp phụ ở áp suất cao – Phương trình Kelvin [1, 4, 12] Khi áp suất tương đối lớn, sự hấp phụ  xảy ra theo cơ chế ngưng tụ mao   quản trong các lỗ  trung, lớp hấp phụ  trên thành lỗ  dầy lên, chạm vào nhau và  khép kín lại thành mặt khum lõm của chất lỏng bị hấp phụ. Kelvin đã đưa ra phương trình mô tả cơ chế này như sau: 2 v P Ps exp cos ,                                (1.14) RT r trong đó: P – áp suất cân bằng trên mặt khum lõm trong mao quản (mmHg); Ps – áp suất hơi bão hoà (mmHg);  – góc thấm ướt giữa chất lỏng và chất hấp phụ (độ) ;  – sức căng bề mặt của chất lỏng (N/m); r – bán kính mao quản (m); R – hằng số khí; T – nhiệt độ tuyệt đối (K); v – thể tích mol chất bị hấp phụ (cm3/g); Dấu (–) thể hiện áp suất hơi bão hoà của chất lỏng trên bề mặt lõm luôn   luôn nhỏ hơn áp suất hơi bão hoà của chất lỏng trên bề mặt phẳng. Như  vậy, theo phương trình thì khi r càng nhỏ  thì sự  giảm áp suất càng   lớn. Do đó trong những mao quản hẹp thì sự  ngưng tụ  sẽ xảy ra  ở áp suất thấp  hơn so với áp suất bão hoà. Chính nguyên nhân này đã dẫn tới đường đẳng nhiệt   LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 11 NguyÔn V¨n S¬n
  12. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” hấp phụ  và giải hấp không đồng nhất và có vòng trễ, nhánh giải hấp phụ  cao  hơn nhánh hấp phụ ở tại các giá trị P/Ps tương ứng.  Người ta ứng dụng phương trình Kelvin để nghiên cứu sự phân bố lỗ của  chất hấp phụ xốp nói chung và của than hoạt tính nói riêng. 1.1.3.4. Thuyết Langmuir [1, 3, 12] Theo Langmuir thì trên bề mặt chất hấp phụ có những trung tâm hấp phụ  gọi là những điểm cơ  bản. Các điểm cơ  bản này có khả  năng hấp phụ  chỉ  duy  nhất một phần tử chất bị hấp phụ và hình thành một lớp đơn phân tử chất bị hấp   phụ. Số điểm cơ bản càng nhiều thì hoạt độ của chất hấp phụ càng cao. Langmuir đã đưa ra phương trình đẳng nhiệt hấp phụ như sau: a0 k h a =  ,                                   (1.15) 1 k h trong đó: h –  áp suất tương đối P/Ps; a – đại lượng hấp phụ (mmol/g); am – Đại lượng hấp phụ tới hạn đơn lớp (mmol/g); K – hệ số, là hàm của nhiệt độ. Ở vùng áp suất thấp phương trình 1.15 có thể viết: a = am   k   P                                  (1.16) Còn ở vùng áp suất cao thì: a = am                                      (1.17) LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 12 NguyÔn V¨n S¬n
  13. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” Phương trình 1.16 cho ta thấy  ở vùng áp suất thấp lượng chất bị hấp phụ  phụ thuộc tuyến tính vào áp suất. Còn ở vùng áp suất cao thì đại lượng hấp phụ  đạt giá trị không đổi và không phụ thuộc áp suất. 1.1.3.5. Sự hấp phụ hơi nước trên than hoạt tính [3, 12] Do có cấu trúc bề mặt không phân cực nên than hoạt tính là một chất kỵ  nước, nhưng thực tế  cho thấy nó lại hấp phụ  hơi nước rất mạnh. Các nghiên   cứu cho thấy trên bề mặt than hoạt tính có chứa các nhóm chức mà thành phần  có oxy. Trong quá trình hấp phụ  hơi nước, các nhóm chức này là các tâm hoạt   động. Chính các nhóm chức này đã tạo khả năng hấp phụ hơi nước của than. Hơi  nước hấp phụ  lên than hoạt tính tạo thành nhiều lớp nhờ  có cấu trúc liên kết  hydro tạo ra giữa các phân tử  nước với nhau. Các lớp phân tử  nước hình thành   dầy lên che phủ  các tâm hoạt động vì vậy ngăn cản sự  hấp phụ  các chất khác.   Ngoài ra còn xảy ra sự ngưng tụ hơi nước trong các lỗ trung làm giảm khả năng   hấp phụ khí hơi trong lỗ bé của than. Đường đẳng nhiệt hấp phụ hơi nước của than hoạt tính có dạng chữ  “S”  và có vòng trễ. Vòng trễ rộng và dựng đứng. Quá trình hấp phụ có tính chất trung   gian giữa hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học do có sự hình thành liên kết với các   tâm hoạt động. Đường đẳng nhiệt hấp phụ hơi nước tăng chậm và thoải hơn so  với đẳng nhiệt hấp phụ các hơi hữu cơ. a (mmol/g) a (mmol/g) 1 1 2 2 1. HÊp phô 1. HÊp phô 2. Gi¶i hÊp 2. Gi¶i hÊp ( a) P/Ps ( b) P/Ps LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 13 NguyÔn V¨n S¬n
  14. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” Hình 1.1. Dạng đường cong đẳng nhiệt hấp phụ – giải hấp hơi benzen (a) và hơi nước (b) trên than hoạt tính. Sự  hấp phụ  hơi nước  ở  vùng P/Ps  nhỏ  có thể  mô tả  bằng phương trình  sau: a0 c h a ,                                  (1.18) 1 c h trong đó: a – độ hấp phụ ở áp suất tương đối h = P/Ps (mmol/g); a0 – số tâm hấp phụ hơi nước sơ cấp trên bề mặt than (mmol/g); c – hằng số. Giá trị a0 được xác định theo phương trình sau: h 1 1 h                                  (1.19) a c ao a Sự  hút  ẩm mạnh làm giảm khả  năng hấp phụ  của than hoạt tính và gây  khó khăn trong quá trình bảo quản. Vấn đề  loại bỏ  các nhóm chức trên bề  mặt   than đã được quan tâm và thực hiện. Dubinin thấy rằng, sau khi tẩy sạch các   nhóm chức trên than, đường đẳng nhiệt hấp phụ trở lại bình thường. 1.1.4. Động lực học của quá trình hấp phụ trong cột [3, 12] Trong thực tế  xử  lý khí, hơi thải, quá trình hấp phụ  diễn ra trong điều   kiện động. Đó là sự hấp phụ xảy ra dưới điều kiện dòng chảy (điều kiện động  lực). Khí, hơi chảy qua cột than với một tốc độ nhất định. Quá trình hấp phụ kết  thúc khi sau cột xuất hiện nồng độ bằng nồng độ ban đầu. Để  đánh giá độ  hoạt động động lực của than hoạt tính người ta đưa ra  khái niệm “khả năng làm việc”. Khoảng thời gian tính từ khi cho hỗn hợp chất bị  hấp phụ  có nồng độ  C0 chảy qua lớp than hoạt tính có tiết diện S, chiều dài L,  LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 14 NguyÔn V¨n S¬n
  15. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” với vận tốc v cho đến khi sau cột xuất hiện nồng độ  chất ứng với ngưỡng cho  phép gọi là thời gian làm việc của than. Silop đã đưa ra phương trình thực nghiệm mô tả  mối quan hệ  giữa thời  gian làm việc và độ dài tầng hấp phụ như trên Hình 1.2. C T (phút) to B A 0 Lc L (cm) ho Lo Hình 1.2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc thời gian làm việc  của than hoạt tính vào chiều dài lớp Đồ  thị  1.2 là sự  mô tả  quá trình hấp phụ  động lực (đường cong OABC)  quá trình gồm các giai đoạn: + Giai đoạn 1:  ứng với sự lọt qua tức thời của chất trên đoạn Lc – gọi là  lớp chết. Nồng độ  đầu C0 phân bố  đều trong lớp với tốc độ  bằng tốc độ  thẳng  của dòng chảy. + Giai đoạn 2: tiếp đó cho đến khi bão hoà lớp chính diện gọi là chu kỳ  hình thành chính diện hấp phụ (đoạn L0). Nồng độ trong lớp giảm từ C0 đến Cn. + Giai đoạn 3: tiếp theo là dòng hỗn hợp chảy qua cột với tốc độ  không  đổi (L > L0), sự hấp phụ  là ổn định. Kéo dài đoạn tuyến tính cắt trục hoành tại   điểm A ta có giá trị h0 – là tầng hấp phụ không sử dụng của cột. LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 15 NguyÔn V¨n S¬n
  16. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” Silop đã chỉ ra rằng thời gian làm việc của tầng hấp phụ  tỷ lệ thuận với   chiều dài tầng hấp phụ L. t = k   L – t0,                                               (1.20) trong đó: t0 – sự tổn thất thời gian làm việc (phút); k – hệ số thời gian làm việc. Hệ số k được tính a 0 c0 k =  ,                                   (1.21) v c0 trong đó: a0  –  đại lượng hấp phụ  riêng, tìm được từ  đường cong đẳng nhiệt hấp   phụ (mmol/g); v – tốc độ dòng trung bình của dòng hỗn hợp (lít/phút) Đại lượng l/k đặc trung cho tốc độ  chuyển dịch chính diện hay hấp phụ  dọc theo tầng hấp phụ. k có thể tính gần đúng: a0 k =                                              (1.22) v c0 1.1.4.3.  Ảnh hưởng của độ ẩm tới khả năng làm việc của than hoạt tính Như  phần trên đã đề  cập, than hoạt tính có khả  năng hấp phụ  hơi nước   rất mạnh, dù có bảo quản tốt đến đâu thì trong than thường chứa 2 – 3% ẩm. Khi   cho than hút nước đến bão hòa, có loại than hút được hơn 100% ẩm. Sự hấp phụ hơi nước của than hoạt tính gây ra sự hấp phụ cạnh tranh trên  bề  mặt than hoạt tính đối với các hơi, khí độc khác. Vì lẽ  đó mà làm giảm khả  năng làm việc của cột than hoạt tính.  LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 16 NguyÔn V¨n S¬n
  17. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” Để tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của độ ẩm tới khả năng làm việc của  lớp than hoạt tính người ta tiến hành thí nghiệm hấp phụ  động lực với sự  thay   đổi của độ   ẩm của hỗn hợp khí, hơi. Dubinin thấy rằng khi khí, hơi có độ  ẩm  cao, khả năng làm việc của cột than giảm rất nhiều. Hỗn hợp khí, hơi chứa 75%   độ ẩm tương đối thì khả  năng làm việc đối với clorua­etyl giảm đi 4 lần so với  lúc độ ẩm bằng không. Thí nghiệm hấp phụ benzen lên cột than hoạt tính có độ  ẩm thay đổi cho kết quả như trong Bảng 1.1 [13]. Bảng 1.1. Ảnh hưởng của độ ẩm hỗn hợp khí, hơi đến khả năng làm việc  của than hoạt tính đối với benzen (nồng độ benzen là 18 mg/l) Độ ẩm (%) 0 50 75 85 Thời gian làm việc (phút) 100 58 55 45 Một vấn đề khoa học còn tồn tại là tìm một quan hệ toán học có tính tổng  quát để  biểu thị   ảnh hưởng của độ   ẩm đến khả  năng làm việc của than hoạt   tính. 1.1.5. Điều chế than hoạt tính Như đã biết, nguồn nguyên liệu để điều chế than họat tính rất đa dạng và   phong phú. Công nghệ  để  nhận được than hoạt tính từ  các nguồn nguyên liệu  khác nhau cơ bản phải trải qua các công đoạn sau: 1.1.5.1. Than hoá Mục đích của than hoá là dùng nhiệt để  phân huỷ  nguyên liệu đưa nó về  dạng các bon đồng thời làm bay hơi một số hợp chất hữu cơ nhẹ tạo lỗ xốp ban   đầu cho than. Chính lỗ xốp này là đối tượng cho quá trình hoạt hoá than. Đây là quá trình cháy để  tạo các bon. Vì vậy trong lò cần có một lượng  không khí nhất định. Để  tránh hiện tượng tro hoá người ta than hoá trong môi  trường khí trơ, trong lò yếm khí hoặc chân không. Nhiệt độ than hoá 350 – 500 0C  trong khoảng thời gian 30 – 45 phút tuỳ thuộc vào nguyên liệu ban đầu. Nhiệt độ  LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 17 NguyÔn V¨n S¬n
  18. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” than hoá quá cao làm cho than bị  trơ khó hoạt hoá. Thời gian kéo dài lượng mất  mát sẽ lớn,  hiệu quả than hoá thấp [3, 13]. 1.1.5.2. Hoạt hoá Hoạt hoá là quá trình bào mòn mạng lưới tinh thể  các bon dưới tác dụng  của nhiệt và tác nhân hoạt hoá, tạo độ  xốp cho than bằng một hệ  thống lỗ  có  kích thước khác nhau, ngoài ra còn tạo các tâm hoạt động trên bề mặt. Quá trình hoạt hoá là phản  ứng hoá học không hoàn toàn của các bon với  tác nhân hoạt hoá. Có hai phương pháp hoạt hoá chính như sau: * Phương pháp hoá học Đây là phương pháp được sử dụng đầu tiêu để hoạt hoá than cho đến nay  vẫn còn được sử dụng. Bản chất của phương pháp là dùng các hợp chất hoá học   (ZnCl2, K2CO3, Na2CO3, K2SO4, H3PO4) trộn với than. Khi hoạt hoá, các chất này  phân huỷ tạo các hợp chất dễ bay hơi thoát ra để lại các chỗ khuyết trên bề mặt  và trong tinh thể các bon, hoặc chúng chen vào giữa các tinh thể gây nứt nẻ  các   mao quản bé và các hợp chất bề mặt mang tính axit hay bazơ. * Phương pháp vật lý hay còn gọi là phương pháp khí – hơi Phương pháp này cho năng suất cao, giá thành hạ, ít ăn mòn thiết bị. Tác   nhân hoạt hoá thường dùng là khí cacbonic, hơi nước và oxi không khí. + Hoạt hoá bằng oxi không khí Đây là phản  ứng phát nhiệt nhưng cần phải cung cấp nhiệt ban đầu. Bề  mặt than thường tạo thành một số nhóm chức, điều này thuận lợi cho việc điều  chế  than oxy hóa. Sản phẩm than hoạt tính có nhiều lỗ  to và lỗ  trung, sử  dụng  tẩy màu và trao đổi ion tốt. Quá trình hoạt hoá có thể biểu diễn bằng phương trình:  Cn + O2  CO + Cn­1 + Q  (thiếu oxy) LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 18 NguyÔn V¨n S¬n
  19. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” Cn + O2  CO2 + Cn­1 + Q (thừa oxy) Ngoài ra nhiệt độ hoạt hoá cũng ảnh hưởng đến cơ chế phản ứng: Cn + O2  2CO + Cn­1  ở 800 ­ 9000C Cn + O2  CO2 + Cn­1 ở  dưới 6000C Nói chung phương pháp hoạt hoá bằng oxy cho than có chất lượng không  cao  + Hoạt hoá bằng hơi nước Khi nhiệt độ trên 7500C hơi nước có tính oxy hoá, phản ứng hoạt hoá xảy  ra như sau: Cn + H2O  CO + Cn­1 + H2 – Q Phản  ứng khó khảo sát vì xẩy ra  ở  nhiệt độ  cao và tạo nhiều sản phẩm   phụ khác, ví dụ: C + H2O  CO + H2 CO + C(O)  CO2 + C Hydro sinh ra ức chế quá trình phản ứng, than thu được có lỗ bé phát triển. + Hoạt hoá bằng CO2 Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao (trên 8500C). Phản ứng xảy ra theo hai cơ  chế. A: C + CO2  CO + C(O) C(O)  CO CO + C  C(CO) B: C + CO2  CO + C(O) LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 19 NguyÔn V¨n S¬n
  20. “Nghiªn cøu ®iÒu chÕ vµ øng dông than ho¹t tÝnh tõ tre ®Ó hÊp phô dung m«i h÷u c¬” C(O)  CO Hoạt hoá bằng hơi nước và CO2 đòi hỏi phản ứng cấp nhiệt liên tục vì đó  là phản ứng thu nhiệt [3, 8]. 1.2. Ô nhiễm benzen và các phương pháp xử lý 1.2.1. Nguồn gốc, ô nhiễm môi trường và độc tính của benzen Benzen được điều chế chủ yếu từ quá trình trưng cất than đá và dầu mỏ.   Benzen được ứng dụng rộng rãi trong đời sống do đó nguồn gốc phát thải benzen  vào môi trường cũng rất đa dạng, Nguồn gây ô nhiễm môi trường có thể  từ  nguồn tự  nhiên hoặc các hoạt  động sinh hoạt và công nghiệp của con người. Tuy nhiên benzen phát tán ra môi  trường chủ yếu từ  các hoạt động của con người. Benzen được phát tán ra ngoài   môi trường từ các quá trình đốt cháy xăng dầu, từ chất thải chứa benzen, bốc hơi   từ các trạm xăng dầu, bốc hơi từ các quá trình sản xuất công nghiệp có sử dụng  benzen như công nghiệp sơn, thuốc bảo vệ thực vật, dược liệu. Khói thuốc lá là  một nguồn phát thải benzen tương đối lớn. Theo số liệu điều tra thì ở  Mỹ  50%  có tiếp xúc với benzen có nguồn gốc từ khói thuốc lá [15]. Benzen phát tán trong cả 3 thành phần môi trường đất, nước và không khí.  Benzen được phát tán vào trong không khí bởi các nguyên nhân đã nêu trên. Khi   vào môi trường không khí chúng có xâm nhập vào đất hoặc nước thông qua quá   trình mưa hoặc cuốn theo bụi. Trong môi trường đất, benzen có thể xâm nhập do   các chất thải chứa benzen, do rò rỉ nhiên liệu từ các kho chứa. Benzen xâm nhập vào cơ thể nguời chủ yếu qua đường hô hấp. Một phần   nhỏ  có thể  xâm nhập qua đường tiêu hóa do ăn, uống vào thực phẩm có chứa   benzen. Ngoài ra benzen có thể xâm nhập vào cơ thể  thông qua tiếp xúc qua da.   Khi tiếp xúc qua da benzen sẽ  đi vào máu và phát tán khắp nơi trong cơ  thể.   Chúng sẽ tích tụ tạm thời ở tủy và mô mỡ. LuËn v¨n Th¹c sÜ Khoa häc M«i trêng 20 NguyÔn V¨n S¬n
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2