intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng ức chế quá trình sinh khí amoni và hydrosunfua bằng một số khoáng chất tự nhiên

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:54

64
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mụcđích nghiên cứu và ứng dụng các loại khoáng tự nhiên giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa khả năng sinh các khí độc NH3,H2S,Nox... với chi phí rẻ, sẵn có tại nhiều vùng của Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu khả năng ức chế quá trình sinh khí amoni và hydrosunfua bằng một số khoáng chất tự nhiên” được thực hiện.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng ức chế quá trình sinh khí amoni và hydrosunfua bằng một số khoáng chất tự nhiên

  1. LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Trần Hồng Côn, người  đã rất tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Hóa học ­ Đại học Khoa học  Tự nhiên đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm  ơn chủ  nhiệm Đề  tài   KC.08.26/11­15, Bộ  Khoa học và  công nghệ: “Nghiên cứu và  ứng dụng công nghệ tiến tiến, phù hợp xử  lý suy thoái   môi trường nhằm sử dụng bền vững tài nguyên cho các vùng nuôi tôm các tỉnh ven   biển Bắc bộ  và vùng nuôi cá Tra  ở  Đồng Bằng Sông Cửu Long”  đã tạo điều kiện  cho tôi tham gia đề tài và sử dụng số liệu của đề tài vào luận văn nghiên cứu của tôi. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động   viên và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn. Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2014 HỌC VIÊN Trương Thanh Ka
  2. MỞ ĐẦU Với đặc điểm địa lý trải dài theo bờ biển, Việt Nam là một trong những nước có  thế  mạnh đặc biệt trong nuôi trồng thủy sản và phát triển theo hướng hàng hóa tập   trung. Theo Tổng cục thống kê, năm 2013, sản lượng thủy sản ước tính đạt gần 6 triệu   tấn. Trong đó cá đạt đạt 4,4 triệu tấn, tôm đạt 704 ngàn tấn. Năm 2013 diện tích nuôi   tôm đạt hơn 65 ngàn ha, gần gấp 2 lần so với năm 2012, sản lượng tăng 56,5%, đạt 230  ngàn tấn. Trong những năm qua phong trào chuyển sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi tôm  đã xuất hiện tại nhiều địa phương. Trong bốn vấn đề của hoạt động nuôi tôm bao gồm:   thức ăn, giống, kỹ thuật sản xuất và môi trường, vấn đề  môi trường đang nổi cộm do   hoạt động này chưa thực sự  được quan tâm. Thực tế  cho thấy trong nghề  nuôi trồng  thủy sản đã xuất hiện nhiều bất cập liên quan đến môi trường cần phải giải quyết như  dịch bệnh, tồn dư về thuốc kháng sinh, vi sinh vật gây bệnh, ô nhiễm hữu cơ. Tình trạng ô nhiễm môi trường đang xảy ra nghiêm trọng trong nuôi trồng thủy   sản do phần lớn các chất hữu cơ dư thừa từ thức ăn, phân và các rác thải khác đọng lại   dưới đáy ao nuôi. Ngoài ra, còn các hóa chất, kháng sinh được sử  dụng trong quá trình   nuôi trồng cũng dư đọng lại mà không được xử lý. Việc hình thành lớp bùn đáy do tích   tụ lâu ngày của các chất hữu cơ, cặn bã là nơi sinh sống của các vi sinh vật gây thối, các  vi sinh vật sinh các khí độc như  NH 3, NO2, H2S, CH4.... Các vi sinh vật gây bệnh như:  Vibrio, Aeromonas, Ecoli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus... nhiều loại nấm và  nguyên sinh động vật. Đáy ao bao gồm lớp nền đất tự  nhiên, chất cặn lắng và lượng bùn nhão  lỏng do thức ăn dư  thừa, chất hữu cơ  và phân tôm. Sự  tích tụ  cacbon hữu cơ  chiếm khoảng 25% lượng cacbon hữu cơ  từ  thức ăn tôm, một số  nghiên cứu   tương   tự   cũng  ước   lượng  khoảng  24%  nitơ   và   24%  phốt   pho  bị   tích  tụ   lại.  Lượng dinh dưỡng tích tụ ở đáy ao thường trong khoảng từ 5% – 40% từ thức ăn  (cacbon, nitơ, phốt pho) tùy theo khả  năng quản lý của từng trại. Các chất dinh   dưỡng, hữu cơ và cặn bùn có xu hướng lắng tích lại ở đáy ao và tới một mức nào  đó chúng ta phải loại bỏ chúng ra khỏi ao nuôi tôm. Một nghiên cứu của Lemonnier và Brizard đã nhận thấy việc hút lượng bùn đáy  đã làm tăng sản lượng tôm từ 1 đến 6,2 tấn/ha/năm và tăng tỉ lệ sống từ 10 – 60% trong   2
  3. ao nuôi tôm bán thâm canh ở New Caledonia  [ 15].Với mụcđích nghiên cứu và ứng dụng  các loại khoáng tự nhiên giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hạn chế tối đa khả năng sinh   các khí độc NH3,H2S,Nox... với chi phí rẻ, sẵn có tại nhiều vùng của Việt Nam, kết hợp  với đề  tài  Đề  tài KC.08.26/11­15, Bộ  Khoa học và công nghệ  “Nghiên cứu và  ứng   dụng công nghệ tiến tiến, phù hợp xử  lý suy thoái môi  trường nhằm sử dụng bền   vững tàinguyên cho các vùng nuôi tôm các tỉnh venbiển Bắc bộ và vùng nuôi cá Tra   ở Đồng Bằng Sông Cửu Long” ­ do viện Môi trường Nông nghiệp thực hiện, đề tài đã  tiến hành:“Nghiên cứu khả  năng  ức chế  quá trình sinh khí amoni và hydrosunfua   bằng một số khoáng chất tự nhiên”. 3
  4. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. TỔNG QUAN VỀ AMONI (NH4) VÀ HYDROSUNPHUA (H2S). 1.1.1. Nghiên cứu về amoni (NH4) và hydrosunphua (H2S): 1.1.1.1.  Amoni (NH4) a.  Tính chất hóa học Amoni sinh ra trong môi trường nước do sự  phân hủy các hợp chất hữucơ  có   chứa   Nitơ.   Trong   môi   trường   nước   nó   tồn   tại   ở   hai   dạng:   ammonia   (NH 3)   và   ion  ammonium NH4+ Ammoniac (NH3) là một chất lỏng không màu tồn tại dưới áp suất không khí,  nhẹ  hơn không khí và có mùi mạnh. Amoniac có thể  bị  hóa lỏng dưới áp suất khoảng   10atm. Trong công nghiệp để vận chuyển ammoniac người ta thường sử dụng phương   pháp hóa lỏng. Amoniac hòa tan tốt trong nước hình thành dạng ion amoni: NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH­ Sự  hòa tan của ammoniac trong nước bị   ảnh hưởng của các yếu tố: áp suất  không khí, nhiệt độ  hay các chất hòa tan hoặc lơ lửng. Amoniac hòa tan dễ  dàng trong   nước và tồn tại chủ yếu  ở dạng ion tại pH trong môi trường tự nhiên của hầu hết các   hệ  sinh thái.  Ở nồng độ  thấp, nồng độ  mol tổng của ammoniac hòa tan được tính như  sau: [NH3] + [NH4+] = H[NH3(gas)] + KbH[NH3(gas)], Trong đó [NH3(gas)] là nồng độ mol của ammoniac pha phí. Kb là hằng số phân ly tính theo công thức: [NH4+] [OH­] Kb = ­­­­­­­­­­­­ = 1.774 x 10­5 (at 25°C) [NH3] H là hằng số Henry được tính theo: log10H = 1477.8/T ­ 1.6937 Có nhiều loại muối ammoniac, trong đó có một số muối sử dụng phổ biến trong   công nghiệp như ammonium chloride, ammonium nitrat và ammonium sulfate. Ngoại trừ  các phức tạo với kim loại, các muối amoni cũng có tính tan phân ly tốt tương tự như các  muối của kim loại kiềm, tuy nhiên lại dễ bị phân hủy  bởi nhiệt. 4
  5. Các loại muối amoni phổ biến: ­Ammonium chloride [NH4Cl] có trong tự  nhiên, là sản phẩm trong hoạt   động của núi lửa, khi hóa hơi tạo thành hydrogen chloride và ammoniac. Cũng  như các loại muối ammoniac có tính axit mạnh, gốc chloride hydrolyses tan trong   nước tạo pH thấp. Trong chất rắn qua quá trình lưu trữ  ammoniac dễ  bị  thất   thoát, còn trong thể lỏng ammonium chloride có khuynh hướng ăn mòn kim loại   màu   và   một   số   các   hợp   kim   khác,   đặc   biệt   là   đồng,   đồng   thau.   Ammonium  chloride có thể bị  oxi hóa thành nitrosyl chloride và chlorine bởi các tác nhân oxi  hóa mạnh như nitric axit.  ­Ammonium nitrate [NH4NO3] không tồn tại trong tự nhiên và khá bền, chỉ  bị  phân hủy  ở  nhiệt độ  rất cao. Ammonium nitrate tác dụng như  một chất oxy   hóa mạnh trong rất nhiều phản  ứng,  ở dạng dung dịch nó ăn mòn các kim loại,   đặc biệt là đồng và các hợp kim của nó. ­Ammonium  sulfate   [(NH4)2SO4]  tan trong  nước,  không  tan trong  cồn  và  aceton. ­Ammonium acetate [CH3COONH4] dễ bị  phân hủy mất đi NH3 khi tồn tại  trong dung dịch dưới áp suất khí quyển, đặc biệt trong môi trường kiềm. ­Ammonium   cacbonate   [(NH4)2CO3]   và   ammonium   bi­cacbonate  [NH4HCO3]. Ammonium bicacbonate dễ  hình thành hơn và bền hơn, phân hủy  dưới 350C tạo thành NH3, CO2  và H2O. Ammonium cacbonate bị  phân hủy khi  tiếp xúc với không khí tạo thành NH3  và CO2, thành dạng bột trắng và chuyển  hóa thành ammonium bicacbonate. Lượng Ammoni tự nhiên ở  trong nước bề mặt và nước ngầm thường thấp hơn  0,2mg/lít. Các nguồn nước hiếm khí có thể  có nồng độ  Ammoni lên đến 3mg/lít. Tuy   nhiên trong các thủy vực ô nhiễm nồng độ của ammoni tăng rất cao, có thể lên đến hàng   trăm mg/lít. Trong nước, amoni tồn tại dưới 2 dạng: không ion hóa (NH3) và ion amoni (NH4+),  tùy thuộc vào trạng thái cân bằng có NH4+   NH3 + H+. Trạng thái cân bằng giữa amoni  và amonia không ion hóa phụ thuộc vào pH, nhiệt độ và độ muối.[1] Nó có nhiều điểm giống các muối kiềm nhưng lại dễ bị phân hủy. 5
  6. Các hợp chất thường gặp của ion NH 4+ là: các muối clorua, sunphat, nitrat, oxalat,   molypdat và NH4OH. +  Tính axit – bazo: NH3  hòa vào nước thành amoni hydroxyt NH4OH hay gọi là  dung dịch amoniac. Trong dung dịch NH4OH ta có cân bằng: NH3 + H2O   NH4OH    NH4+ + OH­ Ở  nhiệt độ  thường, cân bằng vẫn lệch về  phía trái nên dung dịch luôn có mùi  NH3 NH4OH là một kiềm yếu, nó kết tủa được một số  cation (như  Fe3+) dưới dạng  hydroxyt. Nhưng nó không kết tủa được nhiều cation vì nó tạo thành những phức chất  tan, hoặc vì nồng độ  ion OH­    của nó không đủ  để  kết tủa nhất là khi có mặt muối  amoni (làm giảm sự phân ly của NH4OH) Muối amoni của các axit mạnh như clorua, sunphat, có phản ứng nhẹ vì: NH4+ + H2O = NH4OH + H+ Do đó, các muối amoni này thường dùng trong phân tích để  làm giảm pH của   dung dịch Các muối amoni của axit yếu thế thường phân ly, giải phóng NH3: (NH4)2CO3 = NH4+ + NH3 + HCO3­ + Tính oxy khử: Ion NH4+ có thể bị oxy hóa trong môi trường axit bởi nước cường   thủy, clo, brom và các chất oxy hóa mạnh khác; bị  oxy hóa trong môi trường kiềm bởi  hypoclorit, hypobromit, kalipemanganat.. 2NH4+ + Cl2  N2  + 6Cl­ + 8H+ + Tạo phức: Ion NH4+ có thể tạo phức với nhiều cation như Ag +, Cu2+, Cd2+, Ni2+,  Co2+, Cr3+…, ví dụ [Ag(NH3)2]+, [Ni(NH3)6]2+, …. + Độ tan của các muối: hầu hết các muối NH 4+ đều dễ tan, trừ một số ít hợp chất   như amoni hexaxyano cobantiat. + Tác dụng nhiệt: Khi đun nóng hầu hết các muối amoni bị  phân hủy. Một số  muối amoni khó bay hơi như (NH4)2SO4 chỉ được loại hết ở nhiệt độ cao. NH4NO3  N2O + 2H2O b. Một số các nghiên cứu về chuyển hóa Amoni: Theo một nghiên cứu về hình thái và sự di chuyển ammoni có trong nước tại khu   vực đầm lầy nước ngọt, ven lưu vực sông Scheldt, Bỉ được xác định định tính cho toàn  bộ hệ sinh thái bằng mô hình đánh dấu 15N. Vào cuối mùa hè (tháng 9), người ta bổ sung  6
  7. 15 N­NH4 vào nước ngập (triều lên) của khu đầm lầy nước ngọt rộng 3477m2 và lần theo  dấu vết của quá trình chuyển hóa amoni và thời gian lưu của amoni trong bốn chu trình   thủy triều tiếp theo. Nghiên cứu này đưa ra kết quả các thành phần trong pha nước của   hệ thống đầm lầy và so sánh chúng với những thí nghiệm tương tự được tiến hành vào   mùa xuân/đầu hè (tháng 5). Những thay đổi về  nồng độ  và sự  tăng đồng vị  của NO 3,  NO2, N2O, N2, NH4 và các hạt nitơ lơ lửng (SPN) được phân tích cùng với việc sử dụng  nghiên cứu về cân bằng khối. Cân bằng khối N cho thấy rằng một nửa lượng NH 4 bổ  sung vào được chuyển  hóa hoặc sử dụng bởi sinh khối của khu đầm lầy, trong khi một nửa còn lại được báo   cáo là  ở dạng amoni trong suốt thời gian của thủy triều đầu tiên. Nitrat hóa là một quá   trình chuyển hóa quan trọng nhất đối với N, chiếm 17% quá trình chuyển hóa N. N2, N20  và SPN chiếm lần lượt là 2,4; 0,02 và 1,4%. Quá trình chuyển hóa N cả  về không gian và thời gian trong pha nước rất giống   với những gì thu được vào tháng 5, chứng minh khả  năng tái lặp tốt của phương pháp  đánh dấu cho toàn hệ  sinh thái, nhưng tốc độ  tuyệt đối chuyển hóa amoni vào tháng 5  cao gấp 3 lần. Trong khi bề mặt đầm lầy trong tháng 5 rất thuận lợi cho quá trình nitrat   hóa thì nó lại giảm vào tháng 9. Mặt khác, khử nitơ lại là quá trình quan trọng hơn vào  tháng 9. Những phát hiện trong nghiên cứu này cho thấy rằng amoni trong nước ngập là  yếu tố quan trọng cho quá trình loại bỏ amoni trong hệ sinh thái đầm lầy nước ngọt. c. Nguồn điểm của ô nhiễm ammonia vào môi trường nước Các nguồn nhân tạo chủ  yếu của ammonia trong nước mặt bao gồm các chất  thải từ  nông nghiệp, quá trình sản xuất phân bón cho cây trồng, luyện gang thép, lọc   dầu, thuộc da, sản xuất hóa chất vô cơ, các ngành phi kim, hợp kim,chế  biến thực  phẩm. Lượng ammoniac trong nước thay đổi thường xuyên theo sự thay đổi lưu lượng   cũng như nồng độ chất thải của các ngành công nghiệp. Trong nông nghiệp, việc chăn   nuôi gia súc quy mô lớn. Ngoài ra, các thức ăn thừa trong quá trình chăn nuôi gia súc cũng   là nguyên nhân gây lên ô nhiễm chất hữu cơ cho nguồn nước dẫn đến ô nhiễm ammoni   trong nước thải chăn nuôi. Chất thải của cá, tép, thức ăn sử  dụng cho chăn nuôi thủy  sinh còn thừa, cây bị  thối rữa… góp phần vào sự  hình thành ammoniac trong hồ  thủy   sinh.Trong công nghiệp, các ngành sản xuất phân bón như tổng hợp phân ure, phân bón  lá và các thuốc kích thích sinh trưởng … đều thải ra môi trường lượng lớn chất ô nhiễm  7
  8. chứa nitơ, do các quá trình phân hủy sinh học trong môi trường nước chúng tạo ra  ammoni. d. Các nguồn mặt ô nhiễm ammonia vào môi trường nước. Các nguồn mặt ô nhiễm ammonia cho môi trường nước mặt không đơn giản như  là  các nguồn điểm ô nhiễm. Các nguồn mặt bao gồm sự giải phóng các chất vô cơ và   hữu cơ  không xác định chính xác  ở  một điểm. Chúng có thể  biến đổi, không liên tục,  khuếch tán, theo các cách khác nhau theo đặc trưng từng vùng. Nó có thể là kết quả của quá trình chảy tràn của nước mưa qua các vùng ô nhiễm  các chất hữu cơ, quá trình rửa trôi, xói mòn các chất mùn, các chất dinh dưỡng từ  các  vùng đất dốc… Ngoài ra, trong nông nghiệp thâm canh cao sử dụng rất nhiều phân ure, phân bón   lá, các kích thích sinh trưởng chứa nito. Các phân bổ sung dinh dưỡng này cây không sử  dụng hết tích tụ lại trong đất, trong thân cây thông qua nước mưa hoặc nước chảy tràn  ra nhập vào môi trường nước, đây cũng là nguồn ô nhiễm mặt đáng chú ý gây nên ô   nhiễm ammoni cho môi trường nước. Ngày nay hoạt động nông nghiệp gắn liền với chuyên môn hóa, các loại nước   công nghiệp, sinh hoạt giàu hợp chất nitơ thải vào môi trường làm cho môi trường nước  ngày càng bị ô nhiễm các hợp chất nitơ  mà chủ yếu là ammoni. 1.1.1.2. Hydrosunphua (H2S) a. Đặc tính vật lý, hóa học Sunfua hydrô H2S ở trạng thái hòa tan trong nước. Nguồn gốc của nó là do  sự  phân huỷ  vật chất hữu cơ trong môi trường khử. H2S gặp trong nước ngầm,  nước tự lưu và các nguồn nước khoáng.  Phân tử H2S có cấu tạo tương tự như phân tử nước                         Góc liên kết : HS H là 92, 2o                         Độ dài liên kết: S – H là 1, 33AO                         Mô men lưỡng cực : m = 1, 02D                Nhiệt độ sôi           ­60, 750C                Nhiệt độ nóng chảy : ­85, 60C 8
  9.  Lưu huỳnh có độ âm điện kém hơn oxi nên độ  phân cực của phân tử  H 2S  kém hơn của H2O, do đó khả năng tạo thành liên kết hiđro giữa các phân tử  H2S  yếu hơn so với các phân tử nước. Bởi vậy, ở điều kiện thường đihiđro sunfua là   một chất khí, khí đihiđro sunfua không màu, có mùi trứng thối. Chỉ  0,1% khí  đihiđro   sunfua   trong   không   khí   đã   gây   nhiễm   độc   nặng.   Khi  hít   phải   đihiđro   sunfua có nồng độ cao hơn, có thể bị ngất hoặc chết vì tắc thở. Tích số ion của đihiđro sunfualà:                             T  = [H3S +]. [HS­]               = 3. 10 ­ 33       Trong khi đó tích số ion của H20 là : T = [H3O+]. [OH­] = 10 ­ 14        Đihiđro sunfua có hằng số  điện môi bé. Do cực tính không lớn, khí  đihiđro sunfua ít tan trong nước (một lít nước  ở  200C hoà tan 2, 67l khí H2S)  nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ (một lít rượu etylic ở 20oC hoà tan được  gần 10 lít khí H2S).       Dung dịch nước của đihiđro sunfua là axít sunfuahiđric, một axít hai nấc   và rất yếu, yếu hơn axít cacbonic.           H2S       +       H2O      =       H30+     +    HS ­                 k1=1, 10 ­ 7               H2S       +       H2O       =        H30+     +    S ­ 2                            k2=1, 10 ­ 14         Đihiđro sunfua tạo nên hai loại muối : muối hyđro sunfua chứa ion  HS – và muối sunfua chứa anion S –2.         So với nước, phân tử  H2S kém bền nhiệt hơn, bắt đầu phân huỷ   ở  4000C và phân huỷ hoàn toàn ở 17000C. Bởi vậy tính chất hoá học đặc trưng của  đihiđro sufua là khử rất mạnh. Nó có thể thể cháy trong không khí cho ngọn lửa  màu lam nhạt, khi cho dư oxi nã biến thành sunfuđioxit . 2H2S       +      O2     =        2SO2        +        2H2O và thiếu oxi, nã giải phóng lưu huỳnh tự do 2H2S       +      02        =      2S            +        2H20        Lợi  dụng phản  ứng  này  người  ta   thu  hồi  lưu  huỳnh từ  khí  đihiđro  sunfua có trong các khí thải của các nhà máy bằng cách trộn những khí thải không  cần thiết rồi cho đi qua chất xúc tác (boxit) sẽ lấy được lưu huỳnh tự do. 9
  10.  Dung dịch nước của đihiđro sunfua để trong không khí bị đục dần do bị oxi  hoá bởi oxi, giải phóng lưu huỳnh. Với halogen, kali pemanganat, kali đicromat, đihiđro sunfua bị  oxi hoá dễ  dàng ở nhiệt độ thường , giải phóng lưu huỳnh tự do. 2KMnO4 +   5H2S +   3H2SO4   =    2MnSO4   + 5S­   + K2SO4   + 8 H2O                            I2     +    H2S      =     S­  +     H2O Phản ứng trên dùng để định lượng khí đihiđro sunfua trong hỗn hợp với các   khí khác. Đihidro sunfua xuất hiện trong quá trình sử dụng các nhiên liệu hữu cơ có  chứa lưu huỳnh, các quá trình tinh chế dầu mỏ, các quá trình tái sinh sợi hoặc ở  khu vực chế biến thực phẩm, rác thải của đô thị  do các chất hữu cơ bị  thối rữa   dưới tác dụng của vi khuẩn. Đihiđro sunfua còn sinh ra  ở  các vết nứt núi lửa,   hầm lò khai thác than, cống rãnh, ao tù, nơi có các động thực vật bị thối rữa.  b. Ảnh hưởng của đihiđro sunfua đối với con người và thực vật.        Trong không khí chứa hàm lượng khí đihiđro sunfua 0,1% đã gây nhiễm  độc,   ở   nồng   độ   thấp   khoảng   5ppm   đihiđro   sunfua   gây   nhức   đầu   khó  chịu. Ở nồng độ  lớn hơn 150ppm đihiđro sunfua có thể  gây tổn thương màng  nhầy của cơ  quan hô hấp. Ở nồng độ  cao khoảng 500ppm gây  ỉa chảy, viêm  phổi, và khi đạt tới nồng độ  khoảng 700 – 900 ppm đihiđro sunfua nhanh chóng  xuyên qua màng túi phổi và thâm nhập vào mạch máu có thể gây tử vong.          Đối với thực vật đihiđro sunfua làm tổn thương lá cây, rụng lá và   giảm khả năng sinh trưỏng.  Xâm nhập vào cơ thể qua phổi, H2S bị oxy hoá => sunfat, các hợp chất  có độc tính thấp. Không tích lũy trong cơ thể. Khoảng 6% lượng khí hấp thụ  sẽ  được thải ra ngoài qua khí thở  ra, phần còn lại sau khi chuyển hóa được  bài tiết qua nước tiểu. Ở nồng độ thấp, H2S có kích thích lên mắt và đường hô hấp. Hít thở  lượng lớn hỗn hợp khí H2S, mercaptan, ammoniac… gây thiếu  oxy đột ngột, có thể dẫn đến tử vong do ngạt. 10
  11. Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,  mũi họng khô và có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn   cầu, tiết dịch mủ và giảm thị lực. Sunfua được tạo thành xâm nhập hệ  tuần hoàn tác động đến các vùng   cảm giác ­ mạch, vùng sinh phản xạ của các thần kinh động mạch cảnh. Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ  dưới mức gây độc cấp tính  có thể  gây nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể  là: suy nhược, rối  loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tính khí thất thường, khó tập trung, mất ngủ,   viêm phế quản mãn tính… 1.1.2. Hiện trạng ô nhiễm amoni (NH4) và hydrosunphua (H2S) trong nước 1.1.2.1. Hiện trạng ô nhiễm Amoni trong nước ́ ́ ̉ ̀ ́ ́ ̀ ̣ ̉ ̣ ̀ ̀ ̣ Theo đanh gia cua nhiêu bao cao va hôi thao khoa hoc thi trinh trang ô nhiêm ̃   amoni trong nươc ngâm đa đ ́ ̀ ̃ ược phat hiên tai nhiêu vung trong ca n ́ ̣ ̣ ̀ ̀ ̉ ươc. Theo chi ́   ̣ ̉ ̣ cuc bao vê môi trương thanh phô Hô Chi Minh (TP Hô Chi Minh), kêt qua quan ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̀ ́ ́ ̉   ́ ươc ngâm tâng nông gân đây cho thây l trăc n ́ ̀ ̀ ̀ ́ ượng nước ngâm  ̀ ở  khu vực ngoaị   ̀ ̃ ́ ̀ ̀ ́ ̣ ̉ ước ngâm  thanh đang diên biên ngay cang xâu đi. Cu thê n ̀ ở  trạm Đông Thach ̣   ̣ ́ ̣ (huyên Hoc Môn) bi ô nhiêm amoni (68,73 mg/l cao gâp 1,9 lân so v ̃ ́ ̀ ới năm 2005)  ̀ ́ ̀ ượng nhôm cao, đô măn tăng va m va co ham l ̣ ̣ ̀ ưc đô ô mhiêm chât h ́ ̣ ̃ ́ ữu cơ  cung ̃   tăng nhanh trong nhưng năm gân đây; nông đô săt trong n ̃ ̀ ̀ ̣ ́ ước ngâm cua môt sô khu ̀ ̉ ̣ ́   vực khac nh ́ ư Linh Trung, Trương Tho (Thu Đ ̀ ̣ ̉ ưc), Tân Tao (Binh Chanh)…cung ́ ̣ ̀ ́ ̃   kha cao (11,76 đên 27,83 mg/l) v ́ ́ ượt tiêu chuân cho phep gân 50 lân . Ngoai ra con ̉ ́ ̀ ̀ ̀ ̀  ́ ̣ ́ co môt sô khu v ực khac cung bi ô nhiêm amoni trong n ́ ̃ ̣ ̃ ươc ng ́ ầm nhưng khu vực   ̣ bi ô nhiêm amoni trong n ̃ ươc ngâm năng nê nhât trong c ́ ̀ ̣ ̀ ́ ả  nước la khu v ̀ ực đông ̀   ̀ ́ ̣ băng Băc Bô.  ́ ơi khu v Riêng đôi v ́ ực Ha Nôi la n ̀ ̣ ̀ ơi duy nhât c ́ ủa ca n ̉ ươc s ́ ử  dung 100% ̣   nươc ngâm lam nguôn n ́ ̀ ̀ ̀ ước câp cho sinh hoat. Măc du qui đ ́ ̣ ̣ ̀ ịnh hàm lượng cać   ́ ơ trong nươc la rât nghiêm ngoăt song n chât Nit ́ ̀ ́ ̣ ươc ngâm Ha Nôi đang bi ô nhiêm ́ ̀ ̀ ̣ ̣ ̃   ̣ ̣ ̣ ̀ nghiêm trong, đăc biêt la khu vực phia nam thanh phô. ́ ̀ ́ Trong lĩnh vực thủy sản, nitrogen là thành phần quan trọng đối với cơ  thể  sống   của sinh vật, nó cấu tạo nên protein, các enzyme, axit nucleic… Nitrogen được thực vật  11
  12. hấp phụ ở dạng vô cơ hòa tan là NH4+ và nitrat, đặc biệt quan trọng trong các thủy vực  do nó quyết định năng suất sơ cấp thủy vực. Do ảnh hưởng của các điều kiện khác của  thủy vực như hàm lượng oxy hòa tan ở mức trung bình đến thấp, thế oxy hóa khử thấp  (nhất là đối với tầng nước sát đáy bùn, nơi tôm sú có xu hướng tập trung một khoảng  thời gian dài trong ngày) nên N vô cơ hòa tan tồn tại chủ yếu ở dạng NH4+. NH4+  được quan tâm nhiều trong quản lý chất lượng ao nuôi tôm sú bởi hai  nguyên nhân: Thứ  nhất là N tồn tại  ở  dạng NH4+ chiếm một lượng lớn trong N vô cơ  hòa tan của thủy vực, nó quyết định năng suất sinh học sơ cấp (của tảo và một số loại  thực vật bậc cao khác), do đó nó  ảnh hưởng tới năng suất tự  nhiên của ao nuôi đồng   thời quy định quá trình phú dưỡng. Thứ  hai, N tồn tại  ở dạng NH4+ trong nước tồn tại  chủ yếu ở hai dạng là NH4+ và NH3. Một cân bằng động luôn luôn tồn tại giữa hai dạng  này, cân bằng này chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là pH và  nhiệt độ của nước, ngoài ra còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác như hữu cơ, thành  phần sinh vật, độ thoáng khí… Trong đó, NH3  là yếu tố  quan trọng bởi vì nó  ảnh hưởng đến tỉ  lệ  sống, khả  năng sinh trưởng và phát triển của sinh vật. NH3  là một chất khí gây độc cho tôm cá  thường ở vào khoảng 0,6 – 2 mg/l tùy loài và tùy vào giai đoạn phát triển. Tác dụng gây  độc của NH3 với cá là do khi hàm lượng của nó cao trong nước, tôm cá khó bài biết NH3  từ  máu ra môi trường. NH3  trong máu và mô làm tăng pH máu, dẫn đến rối loạn các   phản  ứng của emzyme và độ  bền màng tế  bào. Do đó, NH3 cao trong máu có thể  dẫn  đến thay đổi áp suất thẩm thấu của tế bào, tăng cường tiêu hao oxy, tổn thương mang,   giảm khả năng vận chuyển oxy của máu…  Khác với NH3, NH4+ là một ion không gây độc, cần thiết cho sự  phát triển của  các sinh vật tự  nhiên. Tuy nhiên, khi hàm lượng NH4+  quá cao sẽ  khiến cho thực vật  phiêu sinh (tảo – đặc biệt là các nhóm tảo lục, tảo lam…) phát triển mạnh, gây ra tình   trạng thiếu oxy nhất là vào buổi sáng sớm, thay đổi pH mạnh trong ngày (do ảnh hưởng   của khí cacbonic). Theo Boyd (1990), hàm lượng NH 4+ thích hợp cho ao nuôi thủy sản là   0,2 – 2 mg/l. Thấp hơn ngưỡng này, ao thiếu dinh dưỡng hòa tan, cơ sở thức ăn tự nhiên   nghèo nàn. Cao hơn ngưỡng này có thể gây phú dưỡng và bùng nổ sự phát triển của tảo. Tổng   nồng   độ   của   NH4+  và   NH3  thường   được   biết   là   TAN   (Total   Amonia  Nitrogen), bản chất độc tính của thông số  này phụ  thuộc vào trạng thái tồn tại của  chúng. Như  phần trên đã trình bày giá trị  NH3  cao sẽ  gây độc cho tôm nuôi, trong khi  12
  13. NH4+ lại là một chất không độc. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng độc tính của thông số  NH3 phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ, pH và độ mặn của môi trường nuôi.  Bảng . Tỉ lệ phần trăm của NH3/TAN theo pH và nhiệt độ 1.1.2.2. Hiện trạng ô nhiễm H2S  trong nước H2S là một chất khí tích tụ dưới nền đáy các thủy vực chủ yếu do quá trình phân   hủy các hợp chất hữu cơ  chứa lưu huỳnh hay quá trình phản sunphát hóa với sự  tham   gia của các vi khuẩn yếm khí. Trường hợp thứ nhất thường gặp ở tất cả các loại thủy   vực tự nhiên hay nhân tạo, xảy ra mạnh mẽ trong lớp bùn đáy các ao nuôi, các hồ  đầm  tự nhiên có độ sâu lớn. Trường hợp thứ hai xảy ra nhiều nhất ở các thủy vực nước lợ,   nước mặn như cửa sông, biển, đại dương và một số ao nuôi thủy sản nước mặn, nơi có   nhiều ion SO42– trong nước. H2S tồn tại trong một cân bằng động giữa các dạng sunphít  của nước như S2–, HS– và H2S. Cân bằng này chịu  ảnh hưởng của tổng lượng sunphít,   nhiệt độ, pH và một số yếu tố khác. Vấn đề  chính liên quan đến lưu huỳnh trong nuôi trồng thủy sản là thường   xuyên có nồng độ độc hydrogen sulfide. Sulfide có thể xuất hiện trong nước bởi vì nó là   13
  14. chất chuyển hóa của Desulfovibrio(vi khuẩn khử sulfate) và vài loài vi khuẩn khác được  tìm thấy ở các vùng kỵ khí – thường là ở đất trầm tích. Các loài vi khuẩn này sử  dụng oxy từ  sulfate như  một sự  thay thế oxy phân tử  trong quá trình hô hấp. Có ba dạng của sulfide (H2S, HS­ và S2­) và chúng tồn tại  ở  một  mức cân bằng tùy thuộc nhiệt độ và pH. Ảnh hưởng của pH lên sự phân bố của ba dạng   này được thể hiện trong bảng 2 và hình 1. Khi pH tăng lên, tỷ lệ hydrogen sulfide giảm   và như thế HS­ tăng cho đến khi hai dạng này có tỷ lệ xấp xỉ bằng nhau  ở pH 7.  Ở pH   cao hơn, HS là dạng trội hơn và không có dạng S2­ cho đến khi pH trên 11. Bảng . Tỉ lệ phần trăm của H2S/Tổng sulfide theo pH và nhiệt độ 14
  15. Hình . Ảnh hưởng của pH trên tỷ lệ tương quan của H2S, HS­ và S2­ H2S là một chất khí độc đối với thủy sinh vật, tác dụng của nó là liên kết với sắt  trong hemeglebine, làm mất khả  năng vận chuyển oxy của máu, gây chết ngạt đối với   thủy sinh vật. Độ độc của H2S cũng tăng dần theo nhiệt độ và pH như phần trăm của nó  trong tổng gốc sunphít. Ngoài ra, H2S dù ở một lượng rất nhỏ trong thủy vực nhất là vùng  đáy cũng gây ra sự hạn chế phát triển đối với nhiều loại động vật đáy, hạn chế thức ăn  tự nhiên của thủy vực, tích lũy trong bùn gây mùi khó chịu vào những ngày trời nắng, gây   ra hiện tượng thiếu oxy nghiêm trọng ở các ao nước tù. Về  yêu cầu chất lượng môi trường của tôm sú, theo Boyd giá trị  nồng độ  H2S 
  16. 1.1.3. Các biện pháp xử lý ô nhiễm amoni (NH4+) và hydrosunphua (H2S) 1.1.3.1. Các biện pháp xử lý ô nhiễm amoni (NH4) trong nước Trong vấn đề  xử  lý nước ngầm, hiện nay có nhiều phương pháp xử  lý Amoni   trong nước đã được ứng dụng như: Làm thoáng để khử NH 3 ở môi trường pH cao (pH =  10  11);   clo   hóa   với   nồng   độ   cao   hơn   điểm   đột   biến,   hấp   thụ   clo   trong   nước,   tạo   cloramin;   Trao   đổi   ion   NH4+  và   NO3­  bằng   các   vật   liệu   trao   đổi   cation/Anion,   như  Klynoptilolyle hay Sepiolite; Nitrat hóa bằng phương pháp sinh học; Nitrat hóa kết hợp   với Khử  nitrat; Nitrit hóa một phần Amoni, sau đó Amoni còn lại là chất trao điện tử,  Nitrit tạo thành là chất nhận điện tử, được chuyển hóa thành khí nitơ nhờ các vi khuẩn   kỵ khí; Phương pháp điện hóa, điện thẩm tách, điện thẩm tách đảo chiều; vv…Do quá   trình Nitrat hóa tiêu thụ ion HCO3­, nếu độ kiềm trong nước nguồn không đảm bảo, cần  bổ  sung thêm kiềm. Với nguồn nước lấy cho thí nghiệm thì liều lượng kiềm tối thiểu   cần bổsung là 50 mg NaHCO3/l. Tuy nhiên, nếu hàm lượng kiềm bổ sung nhiều, pH cao,  lại không có lợi cho quá trình xử lý, do NH 4+ chuyển thành dạng NH3 tự do là chất kìm  hãm quá trình phát triển của vi sinh vật. Lượng bùn dư nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả  xử lý. Việc xử lý nước ngầm nhiễm Amoni khá phức tạp và tốn kém cả đầu tư và trong  quá trình vận hành.TS. Đặng Xuân Hiển và KS. Cao Xuân Mai (Viện KH&CN Môi  trường – Trường ĐH Bách khoa Hà Nội) thực hiện nghiên cứu xử lý amoni trong nước  ngầm ứng dụng kỹ thuật trao đổi ion trên vật liệu trao đổi ion là nhựa cationit; các yếu  tố   ảnh hưởng đến quá trình trao đổi amoni là nồng độ  amoni trong nước đầu vào, tốc   độ dòng chảy, độ cứng của nước và thời gian hoàn nguyên… Kết quả cho thấy trong điều kiện trao đổi tĩnh, thời gian để hệ đạt cân bằng nằm   trong khoảng 60 phút. Tuy nhiên ở thời điểm 30 phút đầu nhựa đã hấp thu được 84­90%  ion amoni so với thời điểm hệ đạt cân bằng. Đẳng nhiệt trao đổi ion của nhựa C100 với   ion amoni trong mẫu không có độ  cứng và với mẫu có độ  cứng đều tuân theo đường  thẳng nhiệt Freundlich, không tuân theo đường đẳng nhiệt Langmuir  ở  nồng độ  khảo  sát 10 mg NH4+/l đến 50 mg NH4+/l. Trong ao nuôi, tảo có khả  năng hấp thu Amoniac rất mạnh vì vậy nó là nguyên   nhân chính làm giảm Amoniac trong các ao nuôi, nếu mật độ  tảo thấp có thể bón thêm  phân lân để thúc đẩy chúng phát triển. 16
  17. Biện pháp sử dụng khoáng trong đó khoáng Zeolite được sử dụng phổ biến để xử  lý nước bị nhiễm độc NH3 và H2S, biện pháp này có tác dụng khử độc tức thời mang lại   hiệu quả nhanh, tuy nhiên nhược điểm lớn nhất lại là làm tăng lượng vật chất tích lũy   dưới đáy ao. Các nước Đông Nam Á, người ta sử  dụng Formaline để  loại bỏ  Amoniac trong   các hồ nuôi tôm. Có những nghiên cứu cho rằng sử dụng Formaline với liều lượng 5 –   10   mg/l   có   khả   năng   loại   bỏ   được   50%   amoniac   trong   ao   nuôi   do   tạo   thành  hexamethylenetetramin và foramid. Tuy nhiên formaline độc đối với thủy động vật, giết   chết tảo, làm cạn kiệt Oxy trong nước và để  lại dư  lượng trong sản phẩm. Để  có thể  ứng dụng trong thực tiễn thì cần phải tiếp tục có những nghiên cứu tỉ mỉ hơn. Chiết xuất từ cây kim giao (Yucca schidigera) có chứa hợp chất glyco, chất này có  thể kết hợp với amoniac. Trong điều kiện phòng thí nghiệm người ta xác định được là   cứ 1g dịch chiết kim giao thương phẩm sẽ làm giảm 0.1 – 0.2 g amoniac. Khả năng kết   hợp với dịch chiết của amoniac phụ thuộc vào pH của môi trường, vấn đề  chưa được   khảo sát. Khảo sát thực tế  cho thấy: sử dụng liều lượng 0.3 mg/l, chu kì 15 ngày thấy  hàm lượng amoniac trong ao tôm thấp hơn so với ao đối chứng và khả  năng sống của   tôm cao hơn. Tuy nhiên cần  có những bằng chứng cụ thể về lợi ích của phương pháp   trên trước khi ứng dụng vào thực tế. 1.1.3.2. Các biện pháp xử lý ô nhiễm hydrosunphua (H2S) trong nước Phương pháp xử lý H2S bằng cách ôxy hoá hấp phụ. Nguyên lý: Phương pháp này dựa vào thế  oxi hoá khử  của mét sè chất ôxi hoá   mạnh như : Hiđropeoxit(H202), clo(Cl2), mangan oxit(Mn02) có thể ôxi hoáđihiđro sunfua  thành lưu huỳnh hoặc sunfat. Qúa trình này cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường. Ở vùng  pH cao sẽ  có xu hướng tạo thành sunfat, còn trong vùng pH thấp thì khả  năng chuyển  thành lưu huỳnh cao hơn. Phương pháp kết tủa dựa trên việc tạo những hợp chất sunfua khó tan của  các ion Ag+, Hg2+, Cd2+ , Zn2+... Mức độ  kết tủa Ag2S mạnh hay yếu phụ  thuộc vào pH của môi trường.  Thông thường khi chuẩn độ  người ta tiến hành trong môi trường đã được kiềm  hoá. Cho mét lượng dư chính xác muối bạc vào dung dịch sunfua,  17
  18.         Dùng các chất oxi hoá mạnh như  H2O2 để  oxi hoá hoàn toàn S2­ thành  SO42­Sau đó kết tủa bằng dung dịch BaCl2 trong môi trường axít. Trong ao nuôi thủy sản, như đã đề cập  ở  trên, các dòng nước do sục khí tạo ra   có thể  làm xáo trộn trầm tích, tạo thuận lợi để  trộn hydrogen sulfide vào trong nước,   nhưng các lợi ích tích cực của việc đưa thêm oxy bằng cách sục khí có tác dụng hơn   nhiều. Tuy nhiên, các thiết bị  sục khí nên được lắp đặt theo cách giảm thiểu xáo trộn  đất trầm tích. Các phương pháp giảm thiểu nguy cơ  độc tính của hydrogen sulfide là cho ăn   thận trọng để tránh thức ăn bị lãng phí ở đáy ao, sục khí nhiều để tránh mức oxy hòa tan  thấp và tạo một dòng nước chảy có thêm oxy ngang qua bề mặt phân giới giữa đất và  nước, bón vôi để  ngăn chặn chất lắng đọng và nước có tính axit.Nên phơi kỹ  đáy ao  giữa các vụ. Đất trầm tích, bùn đáy  ở  những chỗ  quá sâu để  có thể  khô hoàn toàn nên  rút bỏ khỏi ao và đáy ao có tính axit nên được rải vôi. Một số sản phẩm đôi khi được sử  dụng cho ao vì chúng có khả  năng làm giảm  hydrogen sulfide. Các sản phẩm này như  là dùng kali permanganate  ở nồng độ  cao hơn   nồng độ  hydrogen sulfide sáu đến tám lần – permanganat có thể  oxy hóa sulfide. Các   hợp chất sắt như  oxit sắt đã được sử  dụng cho đất trầm tích theo tỷ  lệ  1 kg/m 2 hoặc  nhiều hơn để  kích thích hydrogen sulfide trong nước  ở  lỗ  rỗng đất trầm tích kết tủa  thành sulfide sắt. Dùng natri nitrat cho nước có thể  giúp duy trì điều kiện có thêm oxy  tại bề  mặt phân giới giữa nước và đất, làm giảm cơ  hội hydrogen sulfide khuếch tán  vào trong nước. Chế  phẩm sinh học thường được sử  dụng trong ao với niềm tin sẽ  làm giảm  nguy cơ độc tính của hydrogen sulfide. Vi khuẩn oxy hóa lưu huỳnh có sẵn trong ao nuôi  và không biết chắc là các xử  lý bằng men vi sinh có hiệu quả  để  loại bỏ  hydrogen  sulfide. Zeolite đôi khi được cho là hấp thụ hydrogen sulfide, nhưng tỷ lệ xử lý cần thiết   nhằm có hiệu quả sẽ là quá nhiều để có giá cả phải chăng. 1.2. Tổng quan khoáng Laterit và Zeolite 1.2.1. Khoáng Zeolite Zeolite là aluminosilicat tinh thể, không có màu sắc, trắng, độ  cứng từ  3 ­ 6.   Trong thiên nhiên có khoảng 40 loại Zeolite tự nhiên đã  được phát hiện. Song, các ứng  18
  19. dụng quan trọng trong hấp phụ, tách lọc, xúc tác chủ  yếu nhờ  vào các zeolit tổng hợp   nhân tạo, do các Zeolite tự  nhiên thường có những điểm không tốt bằng zeolite tổng  hợp, các kênh lớn thường bị tắc nghẽn do những khuyết tật về mặt cấu trúc. Ngày nay,   người ta đã tổng hợp được khoảng 200 loại Zeolite. Tuy nhiên, chỉ một số ít trong đó có   ứng dụng công nghiệp. Đơn vị  cơ  bản của mọi Zeolite là tứ  diện TO 4  bao gồm 1 cation T được bao  quanh bởi 4 ion O2­. Nếu T là Si4+ thì tứ diện SiO4 trung hoà về điện tích, còn T là các ion  hoá trị 3+, thông thường là Al3+ thì tứ diện AlO41­ mang một điện tích âm.Cấu trúc không  gian ba chiều của Zeolite được hình thành bởi sự  ghép nối các tứ  diện TO4 (T=Si, Al).  Các tứ diện là các đơn vị cấu trúc sơ cấp sẽ liên kết với nhau hình thành các đơn vị cấu   trúc thứ  cấp SBU . Đó là các vòng đơn gồm 4; 6; 8 ; 10 và 12 tứ  diện hoặc hình thành  các vòng kép 4 nhân 2 và 6 nhân 2 tứ  diện….và theo nguyên tắc Lowenstein xác định  rằng cấu trúc Zeolit không thể tồn tại liên kết Al­O­Al, mà chỉ tồn tại các liên kết –Si­ O­Si­ và –Si­O­Al­, (Nguyễn Hữu Phú, 1998 [9]) Sự thay thế Si4+ bằng Al3+ làm xuất hiện một điện tích âm trong mạng lưới tinh   thể, và được bù trừ  bởi  một cation hoá trị  1 ­ cation bù trừ, cation đối. Các cation này   chủ yếu là Na+, K+, Mg2+, Ca2+. Những cation này được liên kết bằng lực hấp phụ lỏng   trên bề  mặt khối tứ  diện và được bao quanh là những phân tử  nước. Công thức tổng   quát cảu Zeolit được biểu diễn như sau: (Me++,Me2+)x . (AlO2)x . (SiO2)y . zH2O, Trong đó:  x, y, z là các hệ  số tương  ứng; Me + thông thường là K+, Na+; Me++ có thể  là  Ca++, Mg++ hay Fe++. Hiếm khi có Li, Sr hay Ba đóng vai trò là cation đối. Đặc trưng cơ bản nhất của Zeolit là các kiểu cấu trúc tinh thể, cấu tạo hình học ( cách   sắp xếp các tứ diện; thể  tích lỗ  xốp; kích cỡ các kênh (từ  3­10A 0 , rãnh, các hốc lỗ) tỷ  số  Si/Al ( hoặc SiO2/ Al2O3) và các cation bù trừ  (Na+, K+...). Các cation bù trừ  có khả  năng trao đổi với một nhóm các cation KLN nhất định trong dung dịch (như: Pb, Cd, Zn,   Mn…(Breck 1974) [14]. Về  sự  hình thành Zeolite tự nhiên (Bramlette và Posniak , 1933 [13]), đoán nhận  sự  có mặt của những zeolite như  những sản phẩm thay  đổi của tro bụi vitric trong   những đá trầm tích có hạt nhỏ. Coombs (1954) [12],  đã xác định khoáng zeolite có xuất  hiện trong đá macma phun trào (đá phún xuất) tại Southland, New Zealand. Ngày nay các  dạng khoáng zeolite tự nhiên này đã được xác định ở  nhiều nước như: Nhật Bản, Nga,   Ý, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kì, Mexico, Mỹ, Kenya và Australia. 19
  20. Bản chất hấp phụ  của khoáng Zeolite là trao đổi cation bằng khả  năng cạnh   tranh ái lực trên bề mặt khoáng. Do vậy khoáng Zeolite thường được sử dụng để xử lý   ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường nước và đất. Trong khi đó cation NH 4+ khi xét  về điện tích thì có tính chất như một kim loại nặng nhóm I. L. Curkovic, T. Filipan (1996) , khi nghiên cứu về khả năng trao đổi các ion kim  loại nặng bởi khoáng Zeolite tự  nhiên và hoạt hóa, các tác giả  cho rằng: sự  hấp thu   KLN được cho là do những cơ  chế  khác nhau của quá trình trao đổi ion cũng như  quá  trình hấp phụ (hút bám hóa học). Trong suốt quá trình trao đổi ion, những ion Pb và Cd   phải được chuyển qua những kênh, lỗ  (khe hở) của khoáng Zeolite và chúng phải thay   thế các cation  kim loại có khả năng trao đổi Pb và Cd như Na, Ca và một số ít là K. Sự  khuếch tán  nhanh hơn khi những ion di chuyển qua các lỗ và chậm lại khi những ion di   chuyển qua các kênh có đường kính nhỏ hơn. Tuy nhiên sự hấp phụ trên bề mặt khoáng   là nguyên nhân quan trọng nhất giữ  Pb và Cd  ổn định trên bề  mặt khoáng. Điều này  cũng mở ra hướng nghiên cứu sử dụng các khoáng sét khác cũng có thể cho kết quả tốt,  một số  khoáng sét được đề  nghị  là (bentonite, illite, monmorinolite, feldspar, calcite,   quartz và halite). Sự tương tác giữa ion KLN trong đất và các ion trên bề mặt khoáng sẽ  dẫn tới các KLN sẽ  được vận chuyển tới bề  mặt các phần tử  Zeolite,  ở  đó các hoạt   động của kim loại sẽ bị giới hạn và được ổn định. Trịnh Quang Huy (2006), khi tiến hành nghiên cứu về việc xử lý nước thải chứa  Pb2+ và Cd2+ từ các phòng thí nghiệm hóa học đã cho kết luận rằng: kết quả nghiên cứu  động thái hấp phụ của Pb2+ và Cd2+ trên các mẫu zeolite thí nghiệm cho thấy Pb và Cd  được gắn trên bề  mặt khoáng nhờ  các quá trình trao đổi ion khác nhau. Khi diễn ra sự  trao đổi ion một phân các ion Pb và Cd được vận chuyển tới khe hở trên bề mặt khoáng   zeolite, phần khác được trao đổi với các cation như Na+, K+, Ca2+, Mg2+ nhờ cơ chế đổi  chỗ. Sự  khuếch tán diễn ra nhanh tại các khe hở  trên bề  mặt khoáng zeolite, sau đó   chậm dần. Các ion Pb2+ và Cd2+ được hấp phụ chủ yếu nhờ các phản ứng trao đổi ion  trong các lỗ  hổng của bề  mặt khoáng zeolite. Việc sử  dụng Zeolite tự nhiên và zeolite  hoạt hóa cho thấy hiệu quả  cao trong việc loại bỏ các ion kim loại nặng trong nước   thải có nồng độ khoảng 2ppm. Hiệu quả đối với Pb đạt hơn 95% và đối với Cd đạt hơn  99%. Thực tế cho thấy các khu vực nuôi tôm thường xử lý hiện tượng khí độc nền đáy   ao bằng khoáng Zeolit, vật liệu này được nhập khẩu từ Thái Lan hoặc được sản xuất   trong nước. Do có hệ mao quản nhỏ với kích thước ngang với kích thước của các phân   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2