intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý của các bể hiếu khí bằng cách điều chỉnh dinh dưỡng thích hợp cho vi khuẩn đối với hệ thống xử lý nước thải của nhà máy giấy Bãi Bằng

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:160

101
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn sau đây nhằm đi nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý của các bể hiếu khí bằng cách điều chỉnh dinh dưỡng thích hợp cho vi khuẩn đối với hệ thống xử lý nước thải của nhà máy giấy Bãi Bằng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý của các bể hiếu khí bằng cách điều chỉnh dinh dưỡng thích hợp cho vi khuẩn đối với hệ thống xử lý nước thải của nhà máy giấy Bãi Bằng

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Trần Việt Ba NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ  CỦA CÁC BỂ HIẾU KHÍ BẰNG CÁCH ĐIỀU CHỈNH  DINH DƯỠNG THÍCH HỢP CHO VI KHUẨN  ĐỐI VỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI  CỦA NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội ­ 2012 1
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Trần Việt Ba NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ  CỦA CÁC BỂ HIẾU KHÍ BẰNG CÁCH ĐIỀU CHỈNH  DINH DƯỠNG THÍCH HỢP CHO VI KHUẨN  ĐỐI VỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI  CỦA NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG Chuyên ngành: Hóa môi trường Mã số: 60.44.41 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC                                                                NG ƯỜI H ƯỚNG DẪN KHOA   HỌC                                                                                             TS. Lê Tuấn Anh Hà Nội ­ 2012 LỜI CAM ĐOAN 2
  3. Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ khoa học dưới đây là một đề tài mới, chưa từng  được báo cáo, đăng báo hay công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.  Tôi không sao chép với bất kỳ hình thức nào. Những tài liệu được sử dụng trong luận  văn chỉ mang tính chất tham khảo. Hà Nội, Ngày 20 tháng 12 năm 2012               Tác giả              Trần Việt Ba LỜI CẢM ƠN 3
  4. Bản luận văn Thạc sỹ  này được thực hiện và hoàn thành tại bộ  môn công nghệ  hóa học – Khoa Hóa Học – Trường Đại Học Khoa Học Tự  Nhiên – Đại Học Quốc Gia   Hà Nội và phòng Kỹ  Thuật Tổng Công ty Giấy Việt Nam – Thị  Trấn Phong Châu –  Huyện Phù Ninh – Tỉnh Phú Thọ. Để hoàn thành luận văn này đúng thời gian quy định và đầy đủ  nội dung yêu cầu,   tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, các đồng nghiệp, gia đình… Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Lê Tuấn Anh, người đã  trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình, chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và thực   hiện luận văn. Đặc biệt với lòng biết  ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm  ơn chân thành tới PGS.TS   Trịnh Lê Hùng đã cung cấp cho tôi một số  tài liệu liên quan đến đề  tài luận văn, đồng   thời cũng cho tôi một số kiến thức chuyên sâu về vi sinh vật nói chung và về vi sinh vật   trong xử lý nước thải giấy bằng phương pháp hiếu khí nói riêng. Tôi xin chân thành cảm  ơn các thầy cô giáo trong bộ  môn Công Nghệ  Hóa Môi  Trường – Khoa Hóa Học – Trường Đại Học Khoa Học Tự  Nhiên – Đại Học Quốc Gia  Hà Nội đã tận tình dạy bảo, hướng dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ  tác giả  trong quá trình  học tập, nghiên cứu tại trường để hoàn thành khóa học. Tôi cũng xin được bày tỏ  lòng biết  ơn tới toàn thể  cán bộ  công nhân viên tại bộ  phận vận hành xử lý nước thải và bộ phận Môi Trường, đặc biệt là TS. Đặng Văn Sơn –   Phó Trưởng Phòng – Phòng Kỹ Thuật – Tổng Công ty Giấy Việt Nam – Thị Trấn Phong  Châu – Huyện Phù Ninh – Tỉnh Phú Thọ đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá   trình khảo sát, thu thập thông tin và tài liệu liên quan để xây dựng luận văn. Cuối cùng tôi xin được cảm ơn toàn thể  bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp  đỡ tôi trong suốt thời gian vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, Ngày……Tháng…..năm 2012 Tác giả                    Trần Việt Ba  MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. ii 4
  5. DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT.............................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... x DANH MỤC CÁC HÌNH........................................................................................... xiii MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN...................................................................................... 3 1.1. Công   nghệ   sản   xuất   bột   giấy,   giấy   và   đặc   tính   của   nước  thải..................... 3 1.1.1. Công nghệ sản xuất bột giấy và đặc tính nước thải................................. 3 1.1.2. Công nghệ sản xuất giấy (xeo giấy) và đặc tính nước thải...................... 10 1.2. Tình  hình  chung   của  thế   giới  và   Việt  Nam   về   ô   nhiễm   môi  trường  do   ngành sản xuất giấy gây ra............................................................................. 12 1.2.1. Đặc thù của ngành giấy thế giới và tình hình ô nhiễm môi trường......... 12 1.2.2. Đặc thù của ngành giấy Việt Nam và tình hình ô nhiễm môi trường...... 13 1.3. Xử lý nước thải của quá trình sản xuất giấy................................................. 17 1.3.1. Tiền xử lý................................................................................................. 18 1.3.2. Xử lý sơ cấp (xử lý cấp I)........................................................................ 18 1.3.3. Xử lý sinh hóa (xử lý cấp II).................................................................... 19 1.3.4. Xử lý cấp III............................................................................................. 20 1.4. Xử lý nước thải giấy bằng phương pháp sinh học........................................ 20 1.4.1. Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí......................................................... 21 1.4.2. Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí...................................................... 25 1.5. Vi sinh vật ứng dụng trong xử lý nước thải.................................................. 28 1.5.1. Giới thiệu chung về vi sinh vật................................................................ 28 1.5.2. Cơ chế xử lý nước thải bằng vi sinh........................................................ 31 1.5.2.1. Sinh trưởng lơ lửng (bùn hoạt tính)............................................ 31 1.5.2.2. Sinh trưởng bám dính (hay màng sinh học)................................... 31 5
  6. 1.5.3. Nhu cầu dinh dưỡng vi sinh vật............................................................... 32 1.5.3.1. Nguồn thức ăn cacsbon của vi sinh vật.......................................... 32 1.5.3.2. Nguồn thức ăn nitơ của vi sinh vật................................................ 33 1.5.3.3. Nguồn thức ăn khoáng của vi sinh vật........................................... 33 1.5.4. Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý và hóa học đến sinh trưởng và phát triển  của vi sinh vật trong nước............................................................... 34 1.5.4.1. Hàm lượng oxy hòa tan.................................................................. 34 1.5.4.2. Nhiệt độ.......................................................................................... 35 1.5.4.3. Độ pH............................................................................................. 35 1.5.4.4. Thành phần các chất trong nước.................................................... 36 1.6. Hiện trạng hệ thống xử lý nước thải của công ty Giây Bãi Bằng...................... 38 CHƯƠNG 2. THỰC NGHIỆM................................................................................. 43 2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 43 2.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................. 43 2.3. Hóa chất, dụng cụ và thiết bị chính sử dụng cho nghiên cứu................ 44 2.3.1. Hóa chất.................................................................................................. 44 2.3.2. Dụng cụ và thiết bị................................................................................. 45 2.4. Bổ sung dinh dưỡng................................................................................... 47 2.5. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 48 2.6. Các   phương   pháp   phân   tích   xác   định   các   thông   số   chất   lượng   nước  thải................................................................................................................ 50 2.6.1. Xác định pH và nhiệt độ......................................................................... 50 2.6.2. Xác định COD........................................................................................ 50 2.6.3. Xác định MLSS...................................................................................... 51 2.6.4. Xác định chỉ số thể tích bùn (SVI)......................................................... 52 2.6.5. Xác định hàm lượng amoni bằng phương pháp so màu chỉ thị nessler.. 53 2.6.6. Xác   định   photpho   bằng   phương   pháp   đo   quang   với   thuốc   thử  55 6
  7. amonimolipdat – vanadat...................................................................... CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................. 58 3.1. Đặc trưng về khả năng xử lý của hệ thống xử lý nước thải Công ty Giấy   Bãi Bằng................................................................................................ 58 3.2. Nghiên cứu xử lý nước thải ngành giấy bằng phương pháp sinh học hiếu   khí quy mô phòng thí nghiệm.............................................................. 60 3.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất vi lượng tới hoạt động sinh sống và   phát triển của vi sinh vật.................................................................... 60 3.2.2. Nghiên cứu trên quy mô phòng thí nghiệm so sánh khả  năng xử  lý giữa   HTXLNT – Công ty Giấy Bãi Bằng và mô hình thí nghiệm với việc bổ  sung dinh dưỡng cần thiết cùng với các nguyên tố vi lượng..... 63 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng phân vi lượng đến hiệu quả xử lý   COD............................................................................................................ 66 3.3.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng phân vi lượng........................... 67 3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của SVI tới khả năng xử lý COD giữa bổ sung N,  P với bổ sung vi lượng...................................................................... 70 3.4. Nghiên cứu thử  nghiệm xử  lý nước thải ngành giấy trên quy mô pilot 1  m3.................................................................................................................... 75 3.4.1. Nghiên cứu  ảnh hưởng của các nguyên tố  vi lượng tới hiệu quả  xử  lý  COD trong pilot 1 m3............................................................................. 76 3.4.2. Nghiên   cứu   ảnh   hưởng   của   SV30,   MLSS   và   SVI   tới   hiệu   quả   xử   lý  COD........................................................................................................ 77 3.4.3. Nghiên cứu nhu cầu sử dụng dinh dưỡng của vi sinh vật...................... 80 3.5. Nghiên cứu so sánh hiệu quả  xử  lý giữa mô hình thí nghiệm và mô hình   pilot................................................................................................................. 83 3.5.1. Nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý COD giữa mô hình thí nghiệm và mô   hình pilot 1 m3.................................................................................. 83 3.5.2. Nghiên cứu so sánh các thông số MLSS và chỉ số thể tích của bùn SVI tới   86 7
  8. khả năng xử lý nước thải giấy giữa quy mô phòng thí nghiệm và quy mô  pilot....................................................................................... 3.5.3. Nghiên cứu sự khác nhau giữa bổ sung N, P và vi lượng với bổ sung chất   dinh dưỡng thông thường N và P.................................................... 88 3.6. Xây dựng quy trình bổ sung thích hợp và tính toán sơ bộ chi phí............ 89 KẾT LUẬN................................................................................................................. 91 KIẾN NGHỊ................................................................................................................ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 93 PHỤ LỤC.................................................................................................................... 97 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT 8
  9. Aeroten Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính Anaerobic Bể sinh học yếm khí BOD5 Biological Oxygen Demand 5 days  (Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày) CNG Công nghiệp giấy COD Chemical Oxygen Demand Nhu cầu oxy hóa học HCCN Hóa chất công nghiệp HCHC Hợp chất hữu cơ  (Organic subtance compound) HTXLNT Hệ thống xử lý nước thải MBR Member Biological Reactor (Bể lọc sinh học bằng màng) MBBR Moving Bed BioReactor (Vi sinh dính bám trên lớp vật liệu mang di chuyển) MLSS Mixed liquoz Suspended Solids (Chất rắn lơ lửng trong bùn lỏng) TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TKPT Tinh khiết phân tích TSS Total Suspended Solids  (Tổng chất rắn hòa tan) VSS Volatile Suspended Solids (Chất rắn lơ lửng dễ bay hơi) VSV Vi sinh vật  (Microorganism) SV30 Thể tích bùn sau lắng 30 phút SVI Sludge volume index (Chỉ số thể tích bùn) 9
  10. DANH MỤC CÁC  BẢNG Chương 1. Tổng quan Bảng 1.1. Đặc tính nước thải công nghệ sản xuất bột  hóa……………………….. 4 10
  11. Bảng 1.2. Đặc tính nước thải công nghệ sản xuất bột hóa nhiệt  cơ………………. 5 Bảng 1.3. Bảng đặc tính nước thải giấy khử  mực…………………………………. 9 Bảng 1.4. Đặc tính nước thải của quá trình xeo  giấy……………………………… 12 Bảng 1.5. Tình hình sử dụng và thu gom giấy phế liệu của một số nước điển  hình trên thế  giới……………………………………………………………... 13 Bảng 1.6. Ô nhiễm của nhà máy giấy và bột giấy điển hình tại Việt  Nam………... 16 Bảng 1.7. Các vi sinh vật phân hủy xenlulose…………………………………….. 31 Bảng 1.8. Nhu cầu cần thiết về muối khoáng đối với vi khuẩn, nấm và xạ  khuẩn... 35 Chương 2. Thực nghiệm Bảng 2.1. Danh mục các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu……………………. 44 Bảng 2.2. Danh mục các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu……………………...s 45 Bảng 2.3. Xây dựng đường chuẩn amoni………………………………………… 55 Bảng 2.4. Xây dựng đường chuẩn photpho………………………………………. 57 Chương 3. Kết quả và thảo luận Bảng 3.1. Thông số khảo sát HTXLNT Công ty Giấy Bãi Bằng………………… 59 Bảng 3.2. Kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý COD……………………... 61 Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả sử dụng hàm lượng  NH4+............ 61 Bảng 3.4.  Kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả sử dụng hàm lượng  PO43­............ 62 11
  12. Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý COD giữa HTXLNT và  quy mô phòng thí  nghiệm................................................................................ 64 Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả sử dụng hàm lượng  NH4+ ............. 64 Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả sử dụng hàm lượng  PO43­.............. 65 Bảng 3.8 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng vi lượng tới khả năng  loại bỏ COD............................................................................................ 68 Bảng 3.9. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của V30 MLSS và SVI tới khả năng  xử lý COD nước thải giấy bằng phương pháp sinh học hiếu  khí................... 72 Bảng 3.10. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của SVI tới khả năng xử lý COD  nước thải giấy bằng phương pháp sinh học hiếu  khí......................................... 73 Bảng 3.11. Kết quả nghiên cứu khả năng sử dụng NH4+ trong nước thải giấy  bằng phương pháp sinh học hiếu  khí................................................................. 74 Bảng 3.12. Kết quả nghiên cứu tới khả năng sử dụng PO43­ trong nước thải giấy  bằng phương pháp sinh học hiếu  khí ....................................................... 74 Bảng 3.13. Kết quả nghiên cứu hiệu quả xử lý COD của nước thải giấy trên quy  mô pilot 1 m3............................................................................................ 77 Bảng 3.14. Kết quả nghiên cứu V30, MLSS và SVI tới xử lý nước thải giấy trên  quy mô pilot 1 m3..................................................................................... 79 Bảng 3.15. Kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng NH4+ của xử lý nước thải giấy  trên quy mô pilot 1 m3.............................................................................. 82 Bảng 3.16. Kết quả nghiên cứu hiệu quả sử dụng PO43­ của xử lý nước thải giấy  trên quy mô pilot 1 m3.............................................................................. 83 Bảng 3.17. Kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả xử lý COD giữa mô hình thí  nghiệm và quy mô pilot 1 m3.................................................................... 85 12
  13. Bảng 3.18. Kết quả nghiên cứu so sánh thông số MLSS và chỉ số SVI tới hiệu  quả xử lý COD giữa quy mô phòng thí nghiệm và quy mô pilot 1  m3............ 87 Bảng 3.19. Kết quả nghiên cứu so sánh hiệu quả sử dụng NH4+ và PO43­ giữa quy  mô phòng thí nghiệm và quy mô pilot 1 m3............................................. 89 DANH MỤC CÁC HÌNH 13
  14. Chương 1. Tổng quan Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất bột hóa và các dòng  thải……………………. 4 Hình 1.2. Sơ đồ công nghệ sản xuất bột hóa nhiệt cơ……………….…. ………… 6 Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy tái chế có khử mực……………. ………. 8 Hình 1.4. Sơ đồ công nghệ xeo giấy……………………………………………… 10 Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống xử lý nước  thải…………………………………………. 40 Chương 2. Thực nghiệm Hình 2.1. Sơ đồ thiết bị thí nghiệm xử lý nước  thải………………………………. 49 14
  15. Hình 2.2. Đồ thị đường chuẩn amoni……………………………………………... 55 Hình 2.3. Đồ thị đường chuẩn photpho…………………………………………… 57 Chương 3. Kết quả và thảo luận Hình 3.1. Sự biến thiên COD, NH4+, PO43­ khi không sử dụng chất dinh dưỡng  và khi sử dụng các nguyên tố vi lượng…………………….. ……………… 62 Hình 3.2. Hiệu xuất loại bỏ COD và hiệu quả sử dụng NH4+, PO43­ ……………... 65 Hình 3.3. Hiệu xuất loại bỏ COD ở các hàm lượng vi lượng khác  nhau…………. 68 Hình 3.4. Mối quan hệ giữa SVI và hiệu xuất loại bỏ  COD.................................... 75 Hình 3.5. Mối quan hệ giữa hiệu xuất loại bỏ COD và hiệu quả sử dụng NH4+,  PO43­......................................................................................................... 75 Hình 3.6. Sự phụ thuộc của hiệu quả xử lý COD vào các nguyên tố vi  lượng......... 78 15
  16. Hình 3.7. Mối quan hệ giữa V30,SVI và hiệu xuất loại bỏ  COD............................... 80 Hình 3.8. Mối quan hệ giữa hiệu xuất loại bỏ COD và hiệu quả sử dụng chất  dinh  dưỡng......................................................................................................... 83 Hình 3.9. So sánh hiệu quả xử lý COD của phòng thí nghiệm và quy mô  pilot....... 86 Hình 3.10. So sánh V30, MLSS, SVI giữa quy mô phòng thí nghiệm và quy mô  pilot............................................................................................................ 88 Hình 3.11. So sánh hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng giữa quy mô phòng thí  nghiệm và quy mô pilot............................................................................. 90 MỞ ĐẦU Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các ngành sản   xuất công nghiệp cũng được mở rộng và phát triển nhanh chóng. Sự  phát triển này, một   phần đóng góp tích cực cho sự  phát triển chung của đất nước; nhưng bên cạnh đó lại  thải ra một lượng lớn chất thải có thể gây ô nhiễm môi trường và tác động xấu đến sức   khỏe con người.  16
  17. Ô nhiễm môi trường đang ngày càng trở nên trầm trọng, nhất là với các nước đang   phát triển trong đó có Việt Nam, đặc biệt là ô nhiễm môi trường nước. Một trong những   nguồn nước thải gây có thể  ô nhiễm lớn là từ  các nhà máy sản xuất bột giấy và giấy.  Ngành giấy cũng là một trong những ngành tiêu thụ  một lượng rất lớn nước, hóa chất,  nguyên liệu và năng lượng cho một đơn vị sản phẩm. Theo tính toán, ở Việt Nam để sản   xuất một tấn giấy cần từ 200 – 300 m3 nước sạch, nhưng đối với các nước phát triển với  dây chuyền sản xuất công nghệ  hiện đại để  sản xuất một tấn giấy chỉ sử  dụng từ  7 –   15m3 nước sạch [13].  Nhìn chung công nghệ sản xuất giấy của Việt Nam còn lạc hậu so với thế giới từ  15 năm trở  lên, một thực tế  nữa là các cơ  sở  sản xuất giấy của chúng ta đa số  nhỏ  lẻ,   phân tán về quy mô, hạn chế về tài chính, không có đủ  điều kiện đầu tư  cho xử  lý môi   trương, chính điều này đã làm cho môi trường ngành giấy bị  ô nhiễm này càng trầm  trọng, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Riêng trong lĩnh vực xử lý môi trường có thể  nói chưa có nhiều nhà máy có hệ  thống xử  lý nước thải triệt để. Toàn ngành giấy,  ở  miền Bắc chỉ duy nhất có Công ty Giấy Bãi Bằng có hệ thống xử lý nước thải khá hoàn  thiện, tuy nhiên vấn đề xử  lý nước thải cũng vẫn chưa thật hiệu quả. Việc chuyển đổi  áp dụng các công nghệ hiện đại như vậy là hoàn toàn không khả thi với những nhà máy   vừa và nhỏ  phần lớn là thuộc địa phương hoặc công ty tư  nhân chưa kể  các làng nghề  giấy truyền thống phân bố gần các khu vực dân cư nên bị ảnh hưởng rất lớn về vấn đề  nước thải. Cần nói thêm là ở Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang sản xuất tới   75% sản lượng giấy, đồng nghĩa với việc nguồn nước đang bị sử dụng lãng phí, còn môi   trường đang phải gánh chịu một lượng nước thải rất lớn chưa qua xử lý [21]. Hiện nay,   khi mà Luật Môi Trường đang được đôn đốc thực thi nghiêm túc (nhất là khi Việt Nam   đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương Mại Thế Giới – WTO) thì nhiều  nhà máy bột giấy và giấy ở nước ta đang đứng trước nguy cơ đóng cửa do sức ép từ phía   các cơ  quan chức năng và dư  luận về  vấn đề  môi trường. Giải quyết bài toán xử  lý  nước thải bột giấy và giấy là vấn đề mang ý nghĩa sống còn với nhiều nhà máy bột giấy   ở nước ta [20]. Công ty Giấy Bãi Bằng – Tổng công ty Giấy Việt Nam (đóng tại Thị  Trấn Phong  Châu – Huyện Phù Ninh – Tỉnh Phú Thọ) là đơn vị có công nghệ sản xuất hiện đại nhất   17
  18. ngành giấy nước ta nhưng cũng đã lạc hậu so với khu vực và thế  giới vài chục năm.   Lượng nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất một bột giấy xấp xỉ 55 – 60m3. Tính cả  các công đoạn xeo giấy, sản xuất điện hơi, hóa chất tẩy thì lượng nước thải sinh ra khi  sản xuất một tấn bột giấy thường dao động trong khoảng 100 – 120m3. Năm 2003, là năm đánh dấu một giai đoạn mới trong vấn đề  xử  lý ô nhiễm môi  trường của Công ty Giấy Bãi Bằng, thể  hiện  ở việc mở rộng sản xuất, nâng công suất   nhà máy giấy Bãi Bằng lên 110.000 tấn giấy/năm, đồng thời đầu tư  công nghệ  mới cho  xử lý nước thải, giải quyết ô nhiễm một cách triệt để  liên hoàn. Đây là hệ  thống xử  lý   nước thải hiện đại nhất của ngành giấy Việt Nam hiện nay theo công nghệ  của Thụy   Điển, với quy mô xử  lý 30.000  m3  nước thải/ngày [13]. Nhờ  đó với lượng trung bình  26.000 m3 nước thải mỗi ngày mà nhà máy thải ra đều được thu gom và xử  lý qua hệ  thống xử lý tập trung theo cả hai phương pháp hóa lý và sinh học [17]. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Công nghệ sản xuất bột giấy, giấy và đặc tính của nước thải 1.1.1. Công nghệ sản xuất bột giấy và đặc tính nước thải 18
  19. Quá trình sản xuất bột giấy là quá trình biến đổi các nguyên liệu gỗ  hoặc phi gỗ  thành xơ sợi, hay nói cách khác là phá vỡ các liên kết trong cấu trúc của nguyên liệu mà   thành phần chính của nó là xenlulozơ (40 – 45%), hemixenlulozơ (20 – 30%), là các hợp  chất cao phân tử  (polyme), được bao bọc xung quanh bởi lignin (20 – 30%) và các chất   trích ly (chất keo nhựa) (2 – 15%). Quá trình này có thể  được thực hiện bằng phương  pháp cơ học, hoá học hoặc phối kết hợp giữa các phương pháp này. Chất lượng bột thu  được phụ thuộc chủ  yếu vào nguồn gốc, hay chủng loại nguyên liệu và công nghệ  sản  xuất [23].  Công nghệ sản xuất bột hóa Trong sản xuất bột hóa, các dăm gỗ  được nấu với những hóa chất thích hợp trong   dung dịch  ở  nhiệt độ  cao và áp suất cao. Mục đích để  tách lignin ra khỏi gỗ  để  thu hồi  cellulozơ  và hemicellulozơ  là những hợp chất chủ  yếu tạo nên giấy mà không làm  ảnh   hưởng đến xơ  sợi. Thực tế, phương pháp này rất thành công trong việc loại lignin ra  khỏi   bột   giấy.   Tuy   nhiên   nó   cũng   làm   giảm   và   phân   hủy   phần   nào   cellulozơ   và   hemicellulozơ. Tùy theo hóa chất được nấu mà người ta phân biệt ra các phương pháp:  kiềm, sunfit và sunfat. Phần lignin còn sót lại sau khi nấu sẽ  làm cho bột giấy có màu  vàng hay nâu. Vì thế phải rửa sạch và tẩy bột giấy để sử dụng  làm giấy in và giấy viết   có độ  trắng cao.  Các hóa chất sau nấu được thu hồi gần hết bằng biện pháp đốt, nên  nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm vừa phải, xem   Hình 1.1.  Lignin trong dịch rửa  được cô đặc và đốt để thu hồi nhiệt. 19
  20. Hình 1.1. Sơ đồ công nghệ sản xuất bột hóa và các dòng thải [20] Bảng 1.1. Đặc tính nước thải công nghệ sản xuất bột hóa[20] Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị Chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 300 – 500 CODcr mg/l 1.000­1.500 BOD5 mg/l 300 – 400 Nhiệt độ 0 C 38­40 pH 8 – 10  Công nghệ sản xuất bột hóa nhiệt cơ Phương pháp hóa nhiệt cơ – phương pháp sản xuất bột hiệu xuất cao – là phương pháp kết hợp giữa cơ, nhiệt  và hóa học. Về cơ bản, dăm gỗ đầu tiên được làm mềm bằng biện pháp thẩm thấu hóa chất ở nhiệt độ  ( trung bình  thông thường là 80 ÷ 900C) và thời gian thích hợp, sau đó được thực hiện bằng cơ học, thông thườn g là nghiền xem  hình 1.2. Hiệu suất bột thường nằm trong khoảng từ 75 – 85%  do mức độ xử lý hóa chất nhẹ nhàng, nên hàm lượng  lignin trong bột còn lại cao. Khác với sản xuất bột hóa học, mức độ  loại bỏ  lignin gần như  hoàn toàn, nên có hiệu  xuất thu hồi bột thấp (
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2