intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:103

133
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của quá trình CNH-ĐTH đến quỹ đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp cho phát triển bền vững của huyện Sóc Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI Dương Thị Thơm NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP  DO ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA  VÀ ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
  2. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN HÀ NỘI Dương Thị Thơm NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP  DO ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Khoa học Môi trường Mã số             :    60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC                                         Cán bộ hướng dẫn: PGS.TSKH  Nguyễn Xuân  Hải Luận văn tốt nghiệp                                                           2  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  3. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện nghiên cứu đề tài, ngoài sự cố gắng  nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo  chân  tình  từ  rất  nhiều  đơn  vị  và  cá  nhân  trong  và  ngoài  ngành  Môi trường.  Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho  tôi sự giúp đỡ quý báu đó. Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính  trọng  sự  giúp  đỡ  nhiệt  tình  của  thầy  giáo  PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải  là  người  trực  tiếp  hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài  này. Tôi xin chân thành cảm  ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy,  cô  trong Bộ  môn Thổ  nhưỡng và Môi trường đất, các thầy cô của khoa  Môi  trường và phòng đào tạo Sau đại học. Tôi xin cảm  ơn sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng  Kinh  tế,  Phòng  Thống  kê huyện  Sóc  Sơn, thành phố  Hà Nội  và  Ủy  ban  nhân  dân các xã đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu cho đề tài này. Cảm ơn sự cổ vũ, động viên và giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè  trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Hà Nội, ngày    tháng 12 năm 2012 Tác giả luận văn Dương Thị Thơm Luận văn tốt nghiệp                                                           3  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  4. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH Luận văn tốt nghiệp                                                           4  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  5. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH MỤC LỤC  LỜI MỞ ĐẦU                                                                                                             .........................................................................................................      1   Chương 1.  TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU                                             .........................................      4 1.1. Một số khái niệm........................................................................ 4 1.2. Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam............................................................................................ 5 1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới .................5 1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam ................8 1.3. Một số đặc điểm của CNH – ĐTH ở Việt Nam hiện nay...........12 1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH đến đất nông nghiệp.............................................................................................. 14 1.4.1. Trên thế giới....................................................................... 14 1.4.2. Trong nước ....................................................................... 17 1.5. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn ................24 1.5.1. Điều kiện tự nhiên ............................................................. 24 1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................... 31  Chương 2. MỤC TIÊU ­ ĐỐI TƯỢNG ­ NỘI DUNG                                          .....................................       36  VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU                                                                     .................................................................       36 2.1. Mục tiêu nghiên cứu................................................................. 36 2.2. Đối tượng nghiên cứu.............................................................. 36 2.3. Nội dung nghiên cứu................................................................ 36 2.3.1. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội......................................................... 36 2.3.2. Nghiên cứu tình hình sử dụng đất nông nghiệp và quá trình CNH – ĐTH của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội ...................36 2.3.3. Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH khu vực nghiên cứu............................37 2.3.4. Dự báo sự biến động diện tích đất nông nghiệp sẽ phải chuyển mục đích sử dụng cho CNH – ĐTH đến 2020.................37 2.3.5. Đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp........................................................................... 37 2.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................... 37 2.4.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa tài liệu ...........38 2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa ..........................38 2.4.3. Phương pháp điều tra........................................................ 39 2.4.4. Phương pháp nghiên cứu so sánh và phương pháp logic ..................................................................................................... 39 Luận văn tốt nghiệp                                                           5  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  6. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH 2.4.6. Phương pháp chuyên gia ..................................................39  Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU                                                                    ................................................................       40 3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và quá trình phát triển CNH – ĐTH của huyện Sóc Sơn.............................................................. 41 3.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ...................................41 3.2.2. Quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa của huyện ...........43 1. Về không gian kinh tế.............................................................. 51 - Tập trung các hoạt động công nghiệp vào các khu công nghiệp Nội Bài (đã đi vào hoạt động): 115 ha; khu công nghiệp sạch Minh Trí - Tân Dân: 340 ha; cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn: 190 ha; cụm công nghiệp Mai Đình: 65,7 ha; xây dựng các cụm sản xuất hàng tiểu thủ công nghiệp tập trung quy mô nhỏ ở các khu vực làng nghề, với quy mô khoảng 2 ha/cụm (5 cụm); dành quỹ đất khoảng 400 ha ở khu vực thích hợp để phát triển các khu công nghiệp mới phục vụ cho sự phát triển công nghiệp trong tương lai. Đảm bảo quỹ đất để có thể mở rộng các khu công nghiệp với tổng diện tích lên đến 1.000 ha đến năm 2020. .........51 - Hình thành các trung tâm du lịch và giải trí cuối tuần: Đền Sóc, Hồ Đồng Quan, Đồng Đò - Ban Tiện, Núi Đôi, Kèo cà - Hàm lợn. Hình thành các trung tâm dịch vụ phục vụ sản xuất, thương mại, kinh doanh, bao gồm trung tâm logistics ở Phù Lỗ, trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp ở khu vực gần sân bay Nội Bài. . 51 - Phát triển giao thông phải thực hiện theo bốn hướng cơ bản sau:.............................................................................................. 52 + Hiện đại hóa hệ thống giao thông đáp ứng yêu cầu về giao thông cho dân cư ở các khu vực đô thị hóa.................................52 + Phát triển hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa và con người, phục vụ cho yêu cầu phát triển công nghiệp - dịch vụ............................................................................ 52 + Phát triển giao thông đáp ứng yêu cầu kết nối kinh tế và xã hội giữa Sóc Sơn với nội thành Hà Nội và các khu vực khác ở miền Bắc............................................................................................... 52 + Phát triển giao thông đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân khu vực nông thôn................................................................ 52 - Quy hoạch thoát nước thải và vệ sinh môi trường: ...................52 + Xây dựng phương án xử lý nước thải có khả năng xử lý 59.706 m3/ngày đêm đối với nước thải sinh hoạt và 14.400 m3/ngày đêm đối với nước thải CN.................................................................... 52 2. Về không gian đô thị................................................................ 53 Luận văn tốt nghiệp                                                           6  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  7. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH Sóc Sơn là đô thị cửa ngõ phía bắc Thủ đô, kết nối với đô thị trung tâm qua tuyến quốc lộ 3, Thăng Long - Nội Bài và Nhật Tân - Nội Bài. Với vị trí là một trong 5 đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, Sóc Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển trong thời gian tới................................................................................................. 53 3.3. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH...................................................................................... 54 3.3.1. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội tác động đến việc sử dụng đất đai..................................................... 54 3.3.2. Sự biến động về diện tích đất nông nghiệp.......................55 3.3.3. Sự biến động về chất lượng đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công ...................................................................... 65 nghiệp hóa và đô thị hóa.............................................................. 65 3.4. Dự báo sự biến động diện tích đất nông nghiệp đến năm 2020 ......................................................................................................... 71 3.5. Đề xuất các giải pháp............................................................... 75 3.5.1. Giải pháp quy hoạch sử dụng đất......................................75 3.5.2. Giải pháp về chính sách nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ................................................................................ 76 3.5.3. Giải pháp về khoa học công nghệ .....................................77 3.5.4. Giải pháp về hạn chế ô nhiễm môi trường đất do CNH – ĐTH.............................................................................................. 78  KẾT LUẬN                                                                                                                ............................................................................................................       81 Luận văn tốt nghiệp                                                           7  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  8. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Biến động diện tích đất nông nghiệp của cả  nước ................................. 8  Bảng 1.2. Cơ cấu diện tích đất tại huyện Sóc Sơn.................................................   25 Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn qua các năm từ 1991 – 2011...............  28 Bảng 1.4. Lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn (tính đến 31/12/2011)...............  29  Bảng 2.1. Các chỉ tiêu phân tích đất .....................................................................  34 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Sóc Sơn năm  2012............................38 Bảng 3.2. Tổng giá trị xản suất trên địa bàn huyện qua các năm......................... . 43 Bảng 3.3. Số lượng Doanh nghiệp và lao động trong doanh nghiệp qua các  năm.44 Bảng 3.4. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2000 ­ 2005................  50 Bảng 3.5. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2005 ­ 2010................  51 Bảng 3.6. Biến động diện tích đất nông nghiệp giai đoạn 2010 ­ 2012 ...............  55 Luận văn tốt nghiệp                                                           8  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  9. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH Bảng 3.7. Chất lượng đất nông nghiệp tại huyện Sóc Sơn………………..……..  57 Bảng 3.8. Kết quả phân tích mẫu đất huyện Sóc Sơn ……………………….. …..59 Bảng 3.9. So sánh lượng bón phân thực tế với tiêu chuẩn bón phân hợp lý..  …...61 Bảng 3.10. So sánh tình hình sử dụng thuốc BVTV thực tế và khuyến cáo........   62 Bảng 3.11. Dự báo sự biến động DT đất trên địa bàn Sóc Sơn đến năm 2020.....  65 Luận văn tốt nghiệp                                                           9  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  10. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH DANH MỤC HÌNH Bản   đồ   quy   hoạch   và   sử   dụng   đất   huyện   Sóc   Sơn,   thành   phố   Hà   Nội  …………….36 Biểu   đồ   3.1.   Cơ   cấu   đất   đai   năm   2012   của   huyện   Sóc  Sơn.......................................37 Biểu   đồ   3.2.   So   sánh   cơ   cấu   kinh   tế   huyện   Sóc   Sơn   qua   các   năm   (1991­ 2011)........41 Biểu đồ  3.3. Hàm lượng kim loại nặng trong đất tại huyện Sóc Sơn và so sánh  với   một   số   điểm   quan   trắc   khác   tại   miền   Bắc   giai   đoạn   2004   ­  2008.............................57 Luận văn tốt nghiệp                                                           10  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  11. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải CNH Công nghiệp hóa ĐTH Đô thị hóa GDP Tổng sản phẩm nội địa KHKT Khoa học kỹ thuật NN&PTNT Nông nghiệp & Phát triển nông thôn KCN Khu công nghiệp FAO Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội UBND Ủy ban nhân dân NQ/TƯ Nghị quyết/Trung ương KH – UB Kế hoạch ­ Ủy ban TTCN Tiểu thủ công nghiệp XDCB Xây dựng cơ bản TNHH Trách nhiệm hữu hạn SXKD Sản xuất kinh doanh DT Diện tích BVMT Bảo vệ môi trường BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường BVTV Bảo vệ thực vật KLN Kim loại nặng Luận văn tốt nghiệp                                                           11  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  12. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH LỜI MỞ ĐẦU Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển   biến theo hướng mới, tạo cơ  hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các   quốc gia châu Á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt. Quá trình hiện  đại hóa trên cơ sở công nghiệp hóa đã làm cho quá trình đô thị hóa trở thành một   xu hướng nổi bật của các quốc gia đang phát triển vào thập kỉ 50 ­ 60.  Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó.  Quá trình công nghiệp hóa ­ đô thị  hóa (CNH ­ ĐTH) đang diễn ra sôi động trên  khắp cả nước, đặc biệt ở các vùng ngoại thành và ven đô Hà Nội, quá trình này   diễn ra mạnh mẽ gây ra áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên đất nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị, đất sử dụng cho các  hoạt động công nghiệp đã tác động đến một bộ  phận dân cư  cũng như   ảnh   hưởng đến chất lượng đất. Nói đến quá trình CNH ­ ĐTH người ta thường nghĩ   ngay đến mặt lợi nhiều hơn là mặt hại, trước tiên quá trình công nghiệp hóa,   phát triển các đô thị lớn sẽ cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, dịch vụ  xã hội, năng suất lao động cao hơn. Nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh  tế  và là động lực dịch chuyển cơ cấu kinh tế  ở cả khu vực đô thị  và nông thôn.  Quá trình này giúp cho sự  chuyển dịch cơ  cấu kinh tế từ  lạc hậu sang tiến bộ  hơn.   Hay   nói   cách   khác,   chuyển   một   nước   nông   nghiệp   lạc   hậu   sang   công   nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình chuyển đổi ban đầu, mặt trái của các  quá trình này tác động rất mạnh mẽ.  Theo thống kê sơ  bộ  của Bộ  Tài nguyên & Môi trường, trong 7 năm qua   (năm 2001­2007), tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi   nông nghiệp trên 500.000 ha (chiếm hơn 5% đất nông nghiệp đang sử dụng). Đặc  biệt, việc đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển sang mục đích đô thị hóa và công   nghiệp hóa năm sau luôn tăng hơn năm trước. Chỉ tính riêng trong năm 2007, diện  Luận văn tốt nghiệp                                                           1  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  13. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH tích đất trồng lúa cả  nước đã giảm 125.000 ha. Một con số không nhỏ  chút nào   khi mà đất đai đang ngày càng bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng.  Từ khi bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư (năm 1991) đến  cuối tháng 12/2010, đã có 261 khu công nghiệp được thành lập, chiếm 71.394 ha   đất, trong đó 45.854 ha có thể sử dụng làm mặt bằng sản xuất, đã đưa 21.095 ha  vào sử dụng với tỷ lệ lấp đầy mới chỉ đạt 46%. Điều đáng nói là rất nhiều diện   tích các khu công nghiệp này đều là đất nông nghiệp, trong khi đất được lấy bị  bỏ hoang vì chưa thể lấp đầy thì cùng với đó có biết bao người nông dân phải rơi  vào cảnh thiếu đất sản xuất. Diện tích đất nông nghiệp bị  thu hẹp, các dự  án phát triển đến đâu hộ  nông dân mất đất đến đó, không còn đất làm ruộng phần lớn người dân không có   trình độ phải lên thành phố kiếm sống, điều này làm gia tăng dân số cũng như các   tệ nạn xã hội ở đô thị. Riêng Hà Nội dự kiến tỉ lệ đô thị hoá đạt 55­62,5% trong   năm 2020 và dân số đô thị  đến năm 2020 là 7,9­8,5 triệu người. Do vậy, đất đai  sử dụng để xây nhà ở và các cơ sở hạ tầng là rất thiếu thốn. Theo kế hoạch sử  dụng đất của Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội, từ năm 2008 ­ 2010, Hà  Nội sẽ thực hiện thu hồi, chuyển hơn 5.200 ha đất nông nghiệp để phục vụ nhu   cầu phát triển đô thị.  Sóc Sơn là một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội, là một trong những vùng  chịu  ảnh hưởng rất lớn của quá trình CNH ­ ĐTH.   Diện tích đất nông nghiệp  ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất bị suy giảm. Theo quy hoạch phát triển đến  năm 2020 thì huyện Sóc Sơn cùng với các huyện khác thuộc ngoại thành Hà Nội  sẽ  là vùng sản xuất rau an toàn, hoa quả  sạch phục vụ  cho các đô thị, các khu   công nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái của đô thị. Do đó, vấn đề  bảo vệ và  sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp là rất cần thiết, đề tài “ Nghiên cứu sự biến   động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị   hóa huyện Sóc Sơn, thành phố  Hà Nội”   được tiến hành nhằm đánh giá  ảnh  Luận văn tốt nghiệp                                                           2  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  14. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH hưởng của quá trình CNH – ĐTH đến quỹ  đất nông nghiệp và đề  xuất một số  giải pháp cho phát triển bền vững của huyện Sóc Sơn. Luận văn tốt nghiệp                                                           3  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  15. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH  Chương 1.  TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, có thể hiểu  “đất nông nghiệp”  là tổng thể  các loại đất có đặc tính sử  dụng giống nhau, với tư  cách là tư  liệu   sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như  trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ  bảo vệ  rừng, nghiên cứu thí nghiệp về nông nghiệp, lâm nghiệp. Nhóm đất nông nghiệp   gồm các loại đất như sau:  ­ Đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm; ­ Đất rừng sản xuất; rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; ­ Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối; ­ Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ Nông nghiệp đô thị  là một ngành sản xuất, chế  biến và buôn bán thực  phẩm, chất đốt (thể  hiện tính cơ  giới hóa cao) dựa trên các vùng đất và mặt   nước nằm xen kẽ, rải rác trong các đô thị và vùng ngoại ô. Theo cách hiểu truyền   thống thì “nông nghiệp đô thị” là nông nghiệp trong các vùng cận thành phố hoặc  đang trong quá trình đô thị  hoá. Người ta còn hay gọi với tên gọi khác là nông  nghiệp tiền đô thị hay nông nghiệp ven đô [12].  Có thể  hiểu  công nghiệp hoá  là quá trình biến đổi xã hội đặc trưng bởi  kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Nói đơn giản, công nghiệp hoá là  quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp ­ công nghiệp ­ dịch vụ sang cơ  cấu kinh tế  công nghiệp ­ nông nghiệp ­ dịch vụ. Quá trình công nghiệp hoá  ở  cấp độ  vi mô thể  hiện việc biến đổi lao động từ  lao động thủ  công bằng sức  người và sức súc vật sang lao động cơ khí, lao động dựa vào máy móc. Ngày nay  là lao động dựa vào các công nghệ ­ tin học. Chỉ báo dễ nhận thấy nhất của công   Luận văn tốt nghiệp                                                           4  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  16. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH nghiệp hoá là cơ  cấu lao động theo ngành kinh tế  nông nghiệp, công nghiệp và  dịch vụ thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ  lao động công nghiệp và giảm dần tỉ  lệ  lao động nông nghiệp. Một chỉ  báo quan trọng khác là các ngành nghề  công  nghiệp liên tục xuất hiện. Một chỉ báo nữa là sự gia tăng tỉ trọng sản lượng công   nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội. [16] Công nghiệp hóa ­ hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn  là quá trình  chuyển khu vực nông thôn từ nông nghiệp cổ truyền thành khu vực có nền kinh  tế  thị  trường phát triển với hệ  thống phân công lao động đạt trình độ  cao, dựa  trên nền tảng kỹ  thuật ­ công nghệ  hiện đại và hội nhập vào nền kinh tế  toàn  cầu trong khuôn khổ quá trình CNH ­ hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế. Đây cũng  là quá trình đô thị  hóa, cải biến xã hội nông thôn lên một trình độ  văn minh cao   hơn, bảo đảm cho mọi người dân có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng  được nâng cao [13].  Đô thị hoá là hiện tượng kinh tế ­ xã hội liên quan đến các dịch chuyển về  mặt kinh tế ­ xã hội, văn hoá, không gian, môi trường sâu sắc gắn liền với những   tiến bộ KHKT, tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, chuyển đổi nghề nghiệp,  hình thành các nghề nghiệp mới; thúc đẩy sự dịch cư vào trung tâm các đô thị và   thúc đẩy phát triển kinh tế  làm thay đổi đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao   mức sống người dân và làm thay đổi cả lối sống và hình thức giao tiếp xã hội….   [12].  1.2. Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới và Việt Nam 1.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên thế giới Hiện nay, trên thế giới tổng diện tích đất tự nhiên là 148 triệu km2. Những  loại đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chỉ  chiếm 12,6%. Những loại   đất quá xấu chiếm tới 40,5%. Diện tích đất trồng trọt chỉ  chiếm khoảng 10%   tổng diện tích tự nhiên. Đất đai thế giới phân bố không đều giữa các châu lục và   Luận văn tốt nghiệp                                                           5  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  17. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH các nước (châu Mỹ  chiếm 35%, châu Á chiếm 26%, châu Âu chiếm 13%, châu  Phi chiếm 20%, Châu Đại Dương chiếm 6%) [28]. Bước vào thế  kỷ  XXI với   những thách thức về  an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái thì nông   nghiệp vẫn là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cơ bản đối với loài người   [13]. Nhu cầu của con người ngày càng tăng đã gây sức ép nặng nề lên đất, đặc  biệt là đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp bị  suy thoái, biến chất và ảnh hưởng  lớn đến năng suất, chất lượng nông sản. Ngày nay, thoái hoá đất và hoang mạc   hoá là một trong những vấn đề  môi trường và tài nguyên thiên nhiên mà nhiều   quốc gia đang phải đối mặt và giải quyết nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp,   đảm bảo an ninh lương thực. Đất khô cằn có ở mọi khu vực, chiếm hơn 40% bề  mặt Trái đất. Theo  ước tính, có khoảng 10 ­ 20% diện tích đất khô cằn đã bị  thoái hoá [36]. Điều này đã gây  ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp trên   đất. Thật sự  khi đất nông nghiệp bị  thoái hoá đã đe dọa cuộc sống của con   người. Theo tổ  chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO) cho biết, tình trạng   thoái hoá đất gia tăng đã khiến năng suất cây trồng giảm và có thể đe doạ tới tình   hình an ninh lương thực đối với khoảng ¼ dân số  trên thế  giới. Năng suất cây  trồng giảm, giá lương thực tăng cao, nguồn dự  trữ  thấp. Trong khi đó nhu cầu  tiêu dùng tăng và thiên tai đang là nguyên nhân gây nên tình trạng thiếu đói cho   hàng triệu người ở các nước đang phát triển. Theo ước tính của FAO, khoảng 1,5   tỷ người tương đương ¼ dân số  thế giới sống phụ thuộc trực tiếp vào đất, vốn   đang bị  thoái hoá mạnh. Trong thời gian dài, thoái hóa đất đang mở  rộng trên  phạm vi toàn thế  giới và tác động tới hơn 20% diện tích đất nông nghiệp, 30%  đất lâm nghiệp và 10% đất đồng cỏ. Sự xói mòn đất dẫn tới việc giảm năng suất  đất đây cũng là nguy cơ mất an ninh lương thực, phá hoại các nguồn tài nguyên  và sinh thái làm mất đa dạng sinh học và các nguy cơ khác[18].  Việc con người khai thác và sử dụng bừa bãi không có khoa học làm cho  Luận văn tốt nghiệp                                                           6  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  18. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH đất nông nghiệp giảm về cả số lượng. Nhiều vùng đất trên thế giới đã trở thành  sa mạc không thể canh tác được, các hệ sinh thái đất khô cằn rất nhạy cảm với  việc khai thác quá mức và sử  dụng đất không hợp lý. Nghèo đói, mất  ổn định   chính trị, phá rừng, chăn thả  quá mức và các hoạt động tưới tiêu nghèo nàn đều  đóng góp vào sa mạc hóa. Tại Châu Phi, phía nam Sahara, với 66% đất đai là sa   mạc khô cằn đây là vùng đất đang gặp rất nhiều nguy cơ. Khoảng 1,2 tỷ người   của hơn 110 nước đang bị đe dọa bởi vấn đề này[40]. Hàng năm gần 12 triệu ha rừng nhiệt đới bị  tàn phá, nhiều nhất  ở  vùng   Châu Mỹ  Latinh và Châu Á. Braxin hàng năm mất 1,7 triệu ha rừng,  Ấn Độ  1,5   triệu ha rừng, Inđônêxia 900.000 ha và Thái Lan gần 400.000 ha. Đối với các  nước có dân số đông như Trung Quốc, Ấn Độ... sự suy thoái hóa đất ở, đất rừng   đã tác động đáng kể  tới nông nghiệp. Đối với các nước như  Campuchia, Lào...   nạn phá rừng làm củi đun, làm nương rẫy, xuất khẩu gỗ, chế biến các sản phẩm   từ gỗ phục vụ cho cuộc sống của cư dân đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên rừng   vốn phong phú [39]. Việc tàn phá rừng kéo theo sự hủy diệt của nhiều loài động vật, thực vật   và làm mất tính đa dạng sinh học tự nhiên. Cân bằng sinh thái bị phá vỡ làm hàng  triệu ha đất bị hoang mạc hóa[22].   Việc chuyển đổi sử  dụng đất nông nghiệp không bền vững sẽ  làm trầm  trọng vòng luẩn quẩn: suy thoái đất ­ mất đa dạng sinh học ­ biến đổi khí hậu.   Suy thoái hóa đất làm nghèo dinh dưỡng, phá hủy cân bằng chu trình nước và góp  phần làm mất an ninh lương thực, tỷ  lệ  nghèo đói gia tăng, cùng với mức tăng   dân số  và hàng loạt các nhu cầu của con người về  các sản phẩm nông nghiệp  ngày càng tăng thì cách tiếp cận quản lý đất đai không bền vững rõ ràng là đã  thất bại.   Luận văn tốt nghiệp                                                           7  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  19. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH 1.2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam Diện tích đất tự nhiên nước ta có 33.121,2 nghìn ha (theo số liệu kiểm kê  năm 2005), trong đó có 24.822 nghìn ha là đất nông nghiệp, 3.335 nghìn ha là đất  phi nông nghiệp, 5.016 nghìn ha là đất chưa sử dụng. Diện tích đất của nước ta   đứng hàng thứ  58 trên thế  giới nhưng do dân số  đông nên bình quân đất nông  nghiệp là vào loại thấp, là một trong 40 nước có diện tích đất đai theo đầu người   thấp nhất trên thế giới hiện nay (1/1/2007) [33]. Đặc biệt là trong tổng số đất đó   có tới hơn hai phần ba diện tích là đất đồi núi dốc, còn lại gần một phần ba là  đồng bằng [26]. Theo điều 13 Luật đất đai Việt Nam năm 2003 thì tổng diện tích đất tự  nhiên được chia thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông  nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng [19]. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng cây   hàng năm, đất trồng cây lâu năm), đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất   làm muối, đất nông nghiệp khác. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nước ta là 9.415.568 ha chiếm 37,93%  tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp là 14.677.409 ha chiếm   59,13% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là   700.061 ha chiếm 2,82% tổng diện tích đất nông nghiệp, còn lại 29,522 ha là đất  làm muối và đất nông nghiệp khác [29]. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp tại Tây Nguyên là lớn nhất với 4060,4   nghìn ha, vùng có diện tích đất sản xuất nông nghiệp nhỏ  nhất là Tây Bắc là   501,6 nghìn ha. Trong cả nước, tỉnh có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất là Gia  Lai với 49,5 nghìn ha [32]. Trong đất sản xuất nông nghiệp được sử  dụng chủ  yếu và các mục đích   như trồng cây hàng năm và cây lâu năm. Tính tới ngày 1/1/2007 thì đất trồng cây  Luận văn tốt nghiệp                                                           8  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
  20. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ­  ĐTH hàng năm có diện tích là 13.495,2 nghìn ha, trong đó: đất trồng cây lương thực có  hạt là 10.862,7 nghìn ha với sản lượng 39.976,6 nghìn tấn, cây công nghiệp hàng  năm là 8.270,2 nghìn ha. Diện tích đất trồng cây lâu năm là 2.632,5 nghìn ha, trong  đó diện tích cây ăn quả là 1.796,6 nghìn ha [32]. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp bình quân đầu người ở nước ta thuộc   loại   thấp   khoảng   0,11   ha/người.   Tại   đồng   bằng   sông   Hồng   quân   đạt   0,04  ha/người, tại đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 0,15 ha/người [33]. Trải qua hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ  nước, nông nghiệp Việt  Nam đi qua chặng đường dài phát triển đã có những thành tựu nổi bật, nhưng  cũng đã có những sự thay đổi về số lượng cũng như chất lượng đất nông nghiệp. Thực tế mấy năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại  hoá đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Dễ nhận thấy   một điều là diện tích đất trồng lúa ngày càng bị  thu hẹp do quá trình thu hồi đất   nông nghiệp để chuyển sang xây dựng đô thị và các khu công nghiệp. Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2010 của cả  nước so với năm  2005 tăng 1.277.600 ha, trong đó tăng chủ  yếu  ở  loại đất sản xuất nông nghiệp,  đất lâm nghiệp, tình hình tăng giảm các loại đất nông nghiệp cụ thể như sau:  Bảng 1.1. Biến động đất nông nghiệp của cả nước ST Năm 2010 Năm 2005  So sánh Chỉ tiêu T (ha) (ha)  2010­2005 (ha)   Đất nông nghiệp 26.100.160 24.822.560 1.277.600 1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.117.893 9.415.568 702.325 1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.437.293 6.370.029 67.264   ­ Đất trồng lúa 4.127.731 4.165.277 ­37.546 1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.680.600 3.045.539 635.061 2 Đất lâm nghiệp 15.249.025 14.677.409 571.616 2.1 Đất rừng sản xuất 7.389.462 5.434.856 1.954.606 2.2 Đất rừng phòng hộ 5.719.339 7.173.689 ­1.454.350 2.3 Đất rừng đặc dụng 2.140.225 2.068.864 71.361 Luận văn tốt nghiệp                                                           9  Dương Thị Thơm – K18  KHMT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2