intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa ) ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

29
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Từ dịch chiết cồn 70% của cây bằng lăng nước đã phân lập được 5 chất sạch là βsitosterol-β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid, quercetin, axit asiatic và axit corosolic, đề tài nghiên cứu đã định lượng xác định hàm lượng axit asiatic và axit corosolic bằng phương pháp HPLC.... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa ) ở Việt Nam

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ LƢU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BẰNG LĂNG NƢỚC (LAGERSTROEMIA SPECIOSA) Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – năm 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN NGUYỄN THỊ LƢU NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CÂY BẰNG LĂNG NƢỚC (LAGERSTROEMIA SPECIOSA) Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Hóa Hữu Cơ Mã số : 60440114 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. TRẦN VĂN LỘC Hà Nội – năm 2015
  3. LỜI CẢM ƠN! Luận văn tốt nghiệp cao học này được hoàn thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Viện Hóa học-Viện Hàn Lâm Khoa Học Công Nghệ Việt Nam và Đại học Khoa Học Tự Nhiên-Đại học Quốc Gia Hà Nội ,đặc biệt là TS.Trần Văn Lộc đã trực tiếp hướng dẫn, dìu dắt giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình triển khai, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các cô chú anh chị em trong phòng Tổng hợp Hữu Cơ- Viện Hóa Học đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành được luận văn . Em gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo của trường Đại Học Khoa học Tự Nhiên đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học chuyên ngành cho em trong những năm tháng qua. Em xin ghi nhận công sức và những đóng góp quý báu, nhiệt tình của các cô chú anh chị em trong phòng Tổng hợp Hữu cơ, thầy cô giáo và các bạn học viên lớp cao học K24 đã đóng góp ý kiến và giúp em triển khai luận văn này. Em xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lƣu
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1 ..................................................................................................................... 2 TỔNG QUAN .................................................................................................................. 2 1.1. Đặc điểm chung của họ Lythraceae .......................................................................... 2 1.2. Đặc điểm chung của chi Lagerstroemia (Bằng lăng)[3] ........................................... 2 1.2.1. Lagerstroemia quinquevalvis Koehne. (Bằng lăng 5-mảnh) .......................... 2 1.2.2. Lagerstroemia indica L. (Bằng lăng sẻ) ......................................................... 3 1.2.3. Lagerstroemia floribunda Jack.(Bằng lăng nhiều hoa) .................................. 3 1.2.4.Lagerstroemia calyculata Kurz.(Bằng lăng tía hay Săng lẻ)[1] ...................... 4 1.2.5. Lagerstroemia crispa Pierre ex Lan. (Bằng lăng ổi) ..................................... 5 1.2.6. Lagerstroemia tomentosa Presl. ( Bằng lăng lông ) ....................................... 6 1.2.7. Lagerstroemia micrantha Merr. ( Bằng lăng hoa nhỏ ) .................................. 6 1.2.8. Lagerstroemia duperreana Pierre ex Lan. (Bằng lăng láng) .......................... 6 1.2.9. Lagerstroemia loudonii Teijsm. & Binn.(Bằng lăng vàng) ............................ 6 1.2.10. Lagerstroemia speciosa ( Bằng Lăng Nước )[5]........................................... 7 1.3.Nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Bằng lăng............................................... 7 1.3.1. Nghiên cứu ở nước ngoài ................................................................................ 7 1.3.2. Nghiên cứu ở trong nước .............................................................................. 10 1.4. Hoạt tính sinh học .................................................................................................... 12 CHƢƠNG 2 ................................................................................................................... 16 NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 16 2.1. Nguyên liệu, hóa chất .............................................................................................. 16 2.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 16 2.2.1. Phương pháp điều chế các phân đoạn ........................................................... 16 2.2.2. Phương pháp tách và tinh chế chất ............................................................... 17 2.2.3. Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của các chất ................................... 17 CHƢƠNG 3 ................................................................................................................... 18 THỰC NGHIỆM .......................................................................................................... 18
  5. 3.1. Dụng cụ, thiết bị thí nghiệm .................................................................................... 18 3.2. Dung môi, hóa chất.................................................................................................. 18 3.3. Mẫu lá cây Bằng lăng nước ..................................................................................... 18 3.4.Tách và tinh chế các chất trong lá Bằng lăng nước (Theo sơ đồ 1 và 2) ................. 18 3.4.1. Phân lập các chất từ dịch chiết n-hexan (sơ đồ 2)......................................... 20 3.4.2. Phân lập các chất từ dịch chiết EtOAc .......................................................... 20 3.4.3. Số liệu phổ của các chất tách được ............................................................... 21 CHƢƠNG 4 ................................................................................................................... 23 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................................... 23 4.1. Xác định cấu trúc của các chất phân lập được ........................................................ 23 4.1.1.chất 16(β-sitosterol) ....................................................................................... 23 4.1.2. Chất 17 : quercetin ........................................................................................ 27 4.1.3. Chất 18: Chất 18: β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranosid (BL5.3) ............... 34 4.1.4. Chất 19 : axit asiatic ...................................................................................... 39 4.1.5. Chất 20: axit corosolic ................................................................................. 42 4.2. Định lượng axit asiatic và axit corosolic bằng sắc ký lỏng cao áp.......................... 50 4.2.1.Định lượng axit asiatic ................................................................................... 51 4.2.1.1. Chuẩn bị mẫu: ............................................................................................ 51 4.2.1.2. Kết quả định lương các mẫu phân tích: ..................................................... 52 4.2.2.Định lượng axit corosolic ............................................................................... 55 4.2.2.1.Chuẩn bị mẫu : ............................................................................................ 55 4.2.2.2. Kết quả định lương các mẫu phân tích: ..................................................... 56 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 60 1. Kết luận....................................................................................................................... 60 2. Kiến nghị .................................................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ 61
  6. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT J : Hằng số tương tác (NMR) δ : Độ dịch chuyển hóa học (NMR) br : Broad (NMR) COSY : Correlation Spectroscopy d : Doublet (NMR) DEPT : Distortionless enhancement by polarsation transfer DMSO : Dimethyl sulfoxide DMSO – d6 : DMSO đã được đơteri hóa D2O : Nước đã được đơteri hóa EtOAc : Ethyl acetate FT : Fourier transform IR : ( Phô hồng ngoại) HMBC : Heteronuclear multiple bond correlation HSQC : Heteronuclear single quantum coherence m : Multiplet (NMR) MS : Mass spectrometry NMR : Nuclear magnetic resonance ppm : Parts per million Rf : Retention factor s : Singlet (NMR) t : Triplet (NMR) UV : Utraviolet
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Số TT Nội dung Trang Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của các hợp chất DS8 (16) và Bảng 4.1: 23 β-sitosterol 13 Bảng 4.2: Số liê ̣u phổ C-NMR của chất 17 và Quercetin 29 Số liệu phổ 1H- và 13C-NMR của các chất 19, 20 axit Bảng 4.3: 43 corosolic và axit asiatic Công thức các hợp chất phân lập được từ lá cây Bằng lăng Bảng 4.4: 49 nước Bảng 4.5: Kết quả định lượng axit Asiatic chuẩn 51 Bảng 4.6: Kết quả định lượng axit Asiatic trong mẫu cao BL02 54 Bảng 4.7: Kết quả định lượng axit Corosolic chuẩn 55 Bảng 4.8: Kết quả định lượng axit Corosolic trong mẫu cao BL02 59 Hàm lượng corosolic axit và asiatic trong các mẫu cao Bằng Bảng 4.9: 59 lăng nước bằng phương pháp HPLC DANH MỤC CÁC HÌNH Số TT Nội dung Trang Hình 1.1 Lagerstroemia indica L. 3 Hình 1.2 Lagerstroemia floribunda Jack. 3 Hình 1.3 Lagerstroemia calyculata Kurz. 4 Hình 1.4 Lagerstroemia crispa 5 Hình 1.5 Lagerstroemia tomentosa 6 Hình 1.6 Lagerstroemia macrocarpa 7 Hình 1.7 Lagerstroemia speciosa 7 Hình 4.8. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của chất β- 25
  8. Số TT Nội dung Trang sitosterol Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất β- Hình 4.9 26 sitosterol Hình 4.10. Phổ IR của chất Quercetin 30 Hình 4.11. Phổ 1H-NMR của chất Quercetin 31 Hình 4.12. Phổ 13C-NMR của chất Quercetin 32 Hình 4.13. Phổ DEPT và 13C-NMR của chất Quercetin 33 Hình 4.14. Phổ 1H-NMR (DMSO, 500 MHz) của chất 18 36 Hình 4.15. Phổ 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) của chất 18 37 Hình 4.16. Phổ DEPT và 13C-NMR của chất 18 38 Phổ 1H-NMR (MeOD, 500 MHz) của chất 19 (Axit Hình 4.17. 39 asiatic) Hình 4.18. Phổ 13C-NMR và phổ DEPT của chất 19 (Axit asiatic) 40 Hình 4.19. Phổ khối ESI-MS của chất 19 (Axit asiatic) 41 Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của chất axit Hình 4.20. 45 corosolic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất axit Hình 4.21. 46 corosolic Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất axit Hình 4.22. 47 corosolic Hình 4.23. Phổ khối MS của chất axit corosolic 48 PHỤ LỤC SƠ ĐỒ Số TT Nội dung Trang Sơ đồ 1: Chiết, tách các chất từ dịch chiết cồn 70% của cây 1 19 bằng lăng nước 2 Sơ đồ 2 : Chiết, tách các chất từ dịch chiết cồn 70% của cây 19 bằng lăng nước
  9. PHỤ LỤC PHỔ Số TT Nội dung Trang Phụ lục 1: Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của chất β- 1 66 sitosterol Phụ lục 2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của chất 2 67 β-sitosterol Phụ lục 3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của chất 3 68 β-sitosterol Phụ lục 4. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất 4 69 β-sitosterol Phụ lục 5. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất 5 70 β-sitosterol Phụ lục 6. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất 6 71 β-sitosterol Phụ lục 7. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR, DEPT 7 72 của chất β-sitosterol 8 Phụ lục 8. Phổ 1H-NMR của chất 17 73 9 Phụ lục 9. Phổ 1H-NMR của chất 17(giãn rộng) 74 10 Phụ lục 10. Phổ 13C-NMR của chất 17 75 13 11 Phụ lục 11: Phổ DEPT và C-NMR của chất 17 76 Phụ lục 12. Phổ 1H-NMR (DMSO, 500 MHz) của chất 12 77 BL5.3 Phụ lục 13. Phổ 1H-NMR giãn (DMSO, 500 MHz) của chất 13 78 18 Phụ lục 14. Phổ 1H-NMR giãn (DMSO, 500 MHz) của chất 14 79 18 15 Phụ lục 15. Phổ 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) của chất 18 80 Phụ lục 16. Phổ 13C-NMR giãn (CDCl3, 125 MHz) của 16 81 chất 18 Phụ lục 17. Phổ 13C-NMR giãn (CDCl3, 125 MHz) của 17 82 chất 18 18 Phụ lục 18. Phổ DEPT và 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) 83
  10. Số TT Nội dung Trang của chất 18 Phụ lục 19. Phổ DEPT và 13C-NMR (CDCl3, 125 MHz) 19 84 của chất 18 Phụ lục 20. Phổ 1H-NMR (MeOD, 500 MHz) của (Axit 20 85 asiatic) 21 Phụ lục 21. Phổ 13C-NMR - DEPT của chất 19 (Axit asiatic) 86 22 Phụ lục 22. Phổ khối ESI-MS của chất 19 (Axit asiatic) 87 1 Phụ lục 23. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân H-NMR của chất 23 88 axit corosolic Phụ lục 24. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR giãn của 24 89 chất axit corosolic Phụ lục 25. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR giãn của 25 90 chất axit corosolic Phụ lục 26. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của chất 26 91 axit corosolic Phụ lục 27. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR giãn của 27 92 chất axit corosolic Phụ lục 28. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR giãn của 28 93 chất axit corosolic Phụ lục 29. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR – DEPT 29 94 của chất axit corosolic Phụ lục 30. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR – DEPT 30 95 giãn của chất axit corosolic 31 Phụ lục 31. Phổ khối MS của chất axit corosolic 96
  11. MỞ ĐẦU Từ xưa đến nay, những cây thuốc dân gian đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Từ khi ngành hóa dược chưa phát triển, nhiều cây cỏ trong tự nhiên đã được con người sử dụng rộng rãi để chữa bệnh. Nhiều loại bệnh đã được chữa khỏi nhờ các loại thảo dược quý. Nhưng người sử dụng chưa biết nhiều về những hợp chất tự nhiên chứa trong các loài thảo dược đó. Vì thế là một nhà khoa học, chúng ta có nhiệm vụ nghiên cứu các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học, để có phương pháp khai thác hợp lí, tránh tình trạng khai thác bừa bãi làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý báu. Bằng lăng là một loài thực vật có nhiều ở Việt Nam. Ngày nay, Bằng lăng được trồng ngày một nhiều hơn, hầu như ở các công trình công cộng lúc nào cũng có mặt cây Bằng lăng như một loài cây cảnh và để che bóng mát. Trong các loài Bằng lăng thì cây Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa), một loài cây ở Đông Nam Á thường được gọi là Banaba (tiếng Philippin), được truyền thống người Philippin sử dụng dưới các hình thức khác nhau để điều trị bệnh tiểu đường và một số bệnh liên quan. Trong những năm 1990, sự phát triển của thảo dược này bắt đầu thu hút những nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu cô lập được nhiều hợp chất từ cây Bằng lăng nước. Trong đó, axit Corosolic được cô lập từ lá Bằng lăng nước có hoạt tính chữa bệnh đái tháo đường. Chất trích ly từ lá Bằng lăng nước thường tìm thấy trong các thuốc bổ sung đa thành phần để chữa bệnh đái tháo đường, giảm béo[8]. Đến nay, thế giới đã công bố nhiều công trình nghiên cứu về cây Bằng lăng nước, đặc biệt là ở một số nước phát triển như: Mỹ, Nhật …Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về loài thực vật này còn chưa nhiều. Do đó, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa học của cây Bằng lăng nước (Lagerstroemia speciosa ) ở Việt Nam”. 1
  12. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1. Đặc điểm chung của họ Lythraceae Họ Lythracea là danh pháp của một họ thực vật có hoa. Họ này có khoảng 620 loài, 32 chi, chủ yếu là thân thảo, với một ít loài là cây bụi hoặc cây thân gỗ. Họ Lythraceae phân bố phần lớn các loài ở vùng nhiệt đới, ít phổ biến hơn ở vùng khí hậu ôn đới. Họ Lythraceae có hai tông lớn là: Lythreae và Lagerstroemia. 1.2. Đặc điểm chung của chi Lagerstroemia (Bằng lăng) [3] Chi Lagerstroemia (Bằng lăng) là một chi thực vật quan trọng và phổ biến trong họ Lythraceae. Đặc điểm chung của chi này là cây thường rụng lá sớm, thân gỗ có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á. Chi này có nhiều loài được ứng dụng trong y học cổ truyền để điều trị bệnh tiểu đường và khá nhiều bệnh khác như trị tiêu chảy, chống ôxi hóa, giảm mỡ máu, kháng khuẩn. Ở nước ta, chi Lagerstroemia là chi thảo mộc khá lớn, mọc nhiều nhất ở các rừng Đông Nam Bộ. Ngày nay, chi này được trồng rải rác nhiều nơi dùng làm cây cảnh, che bóng mát.... Chi Lagerstroemia có trên 20 loài, xin giới thiệu khái quát vài nét của một số loài đặc trưng đã và đang được nghiên cứu ở Việt Nam. 1.2.1. Lagerstroemia quinquevalvis Koehne. (Bằng lăng 5-mảnh) Đại mộc nhỏ; thân có vài gai to; nhánh không gai. Lá có phiến xoan to 5- 7x3,5-5,5cm, mặt dưới trăng trắng, gân phụ 7cặp; cuống 5– 6mm. Chùm tụ tán cao 20cm, lúc mang trái, đài có lông dày hay như nhung, có 6 sóng cạnh. Nang xoan cao 2 cm, có nhăn mịn dọc; mảnh 5; hột cao 15mm (luôn cánh). 2
  13. 1.2.2. Lagerstroemia indica L. (Bằng lăng sẻ) Cây gỗ nhỏ cao 3 – 6m, vỏ xám đen, nứt mịn. Lá có phiến xoan, không lông, dài 3 – 3.5cm, rộng 2.5 – 4cm. Chùm hoa ở ngọn nhánh; nụ hoa tròn, không lông, hoa màu hồng nhạt to 1,5 – 2cm, dúng, có cuống 3 – 7mm; nhị nhiều; bầu không lụng. Quả nang hình cầu, 1cm, hạt dài 1cm, có cánh. Ra hoa vào mùa hạ. Hình 1.1. Lagerstroemia indica L. Cây có hoa đẹp thường được trồng làm cây cảnh. Vỏ dùng trị sốt, phấn khích. 1.2.3. Lagerstroemia floribunda Jack.(Bằng lăng nhiều hoa) Cây gỗ to, cao 10 -15m. Lá phiến bầu dục, hai đầu tà, không lông, dai, cứng. Chùm tụ tán đứng ở ngọn nhánh với hoa trắng và hoa tim tím trộn nhau, trục có lông mịn, màu vàng; nụ hình bông vụ, có 12 sóng thấp; cánh hoa 1,5cm, dúng; tiểu nhụy nhiều. Nang tròn dài, cao 12 – 16mm, nở làm 5 mảnh; hạt dài 11mm. Hình 1.2.Lagerstroemia floribunda Jack. Cây có hoa đẹp được trồng làm cây cảnh và cho gỗ tốt dùng trong xây dựng, đóng đồ đạc, làm ván, làm đồ mĩ nghệ.... 3
  14. 1.2.4.Lagerstroemia calyculata Kurz.(Bằng lăng tía hay Săng lẻ)[1] Cây gỗ to, cao 20 – 30m, cành non có cạnh và lông hình sao màu hung, cành già hình trụ, nhẵn. Lá mọc so le, hình mác, dài 7 – 14cm, rộng 2 – 5cm, gốc thuôn, đầu nhọn, phiến dài, mặt trên lúc đầu có lông hình sao, sau nhẵn mặt dưới lông dày hơn, gân lá chằn chịt tạo thành mạng rõ, cuống lá ngắn có lông mịn. Hình 1.3.Lagerstroemia calyculata Kurz. Cụm hoa tận cùng mọc thành chùm, có lông màu vàng, dài 12 – 20cm, lá bắc rõ, hoa màu trắng tập hợp 6 – 8 cái ở một mấu, đài hình chuông, có lông, 6 thùy; cánh hoa 6, có móng; nhị nhiều gần đều nhau; bầu có lông ở đỉnh, vòi nhụy dài. Quả nang, hình trứng, dài 1,2cm, nằm sâu 1/3 trong đài, đầu có mũi nhọn, khi chín nứt thành 6 mảnh. Mùa ra hoa quả tháng 5 – 7. Bằng lăng tía là một trong số ít loài phân bố tương đối phổ biến ở một số tỉnh Miền Bắc và Miền Nam như Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình, các tỉnh Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Độ cao phân bố thường dưới 800m. Cây còn thấy nhiều ở Lào, Campuchia.Cây ra hoa quả nhiều hàng năm, khả năng tái sinh từ hạt và từ gốc sau khi chặt khá tốt. Vỏ cây Bằng lăng tía có chứa alcaloid, flavonoid, saponin, tanin và sterol tanin. Trong vỏ chủ yếu là tanin catechic 23% và một lượng nhỏ tanin gallic 7%. Ngoài ra còn có đường, chất nhầy, gôm và pectin. Gôm và chất nhầy trong lá cao hơn trong vỏ, thân, còn tỉ lệ tanin trong lá ít hơn trong vỏ. Do đó, Vỏ cây Bằng lăng tía được thu hái quanh năm, tốt nhất vào mùa thu, đem về cạo vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô. 4
  15. Đồng bào các dân tộc Ba Na, Gia Rai ở Tây Nguyên đã dùng nước sắc vỏ cây Bằng lăng tía để rửa đắp vết thương, vết bỏng, chữa lị và ghẻ lở. Nhân dân miền Trung đã dùng cao Bằng lăng tía phối hợp với lá ổi, lá sim để chữa vết thương, chữa hắc lào. Để chữa các bệnh ngoài da, dùng cao chiết với cồn 60% vỏ cây Bằng lăng tía 15% bôi trên da nơi bị bệnh. Một số bài thuốc được dân gian dùng chữa bệnh: Chữa tiêu chảy, kiết lị: Vỏ, thân lá Bằng lăng tía (20-30 g) cắt nhỏ, phơi khô, đem sắc với 400 ml nước còn lại khoảng 100 ml, uống ngày 2 lần. Có thể tán thành bột hoặc nấu cao rồi bào chế thành viên để uống.Thời gian dùng khoảng 7 đến 10 ngày. Chữa bỏng: Cân khoảng 300 g vỏ thân Bằng lăng tía tươi. Lấy 100g đun sôi với nước cho đặc dùng để rửa vết thương. Lượng còn lại 200 g thái nhỏ, đun sôi với nước rồi lọc và đem cô thành cao lỏng, ngày bôi 2 – 3 lần. Lớp cao bôi lên vết thương sẽ se lại thành lớp màng mỏng, có độ mềm và dai, tránh được bụi bẩn bám trên vết thương nên không cần phải băng, do đó tránh gây đau đớn cho người bị thương lúc thay băng. 1.2.5. Lagerstroemia crispa Pierreex Lan. (Bằng lăng ổi) Loài cây gỗ lớn, rụng lá vào mùa khô, cao khoảng 35 m, thân to 60 cm; nhánh non có 4 cạnh thấp, có lông mịn. lá đơn, mọc đối, hình trứng rộng, thuôn, dài 4 – 15 cm; rộng 3 – 5 cm. Phiến lá dày, cứng, mặt trên xanh lục thẫm, mặt dưới hơi nhạt hơn, có lông dày. Chùm hoa ở ngọn nhánh, hẹp, cao 15 – 20 cm; đài không lông, cao 12 mm, có 6 cánh Hình 1.4.Lagerstroemia crispa dúng; cánh hoa dài 5 mm; tiểu nhụy nhiều; noãn sào không lông. Nang tròn tròn, to 1 cm. 5
  16. Bằng lăng ổi có hoa nhiều màu đẹp nên thường được trồng làm cây cảnh. 1.2.6. Lagerstroemia tomentosa Presl. ( Bằng lăng lông ) Cây gỗ lớn, rụng lá vào mùa khô hàng năm, cao khoảng 15 – 20 m.Thân thẳng tròn, gốc có nhiều múi. Tán lá thưa, cành khẳng khiu, lá có phiến to, dài 10 – 24 cm, mặt dưới đầy lông hình sao vàng, gân phụ 8 – 12 cặp. Chùm tụ tán cao khoảng 6 – 20 cm, đầy lông vàng; lá hoa mau rụng; nụ có 12 sóng; đài 6 thùy; cánh hoa 15 mm; noãn sào Hình 1.5.Lagerstroemia tomentosa có lông. Nang cao 12 – 17 mm; 6 mảnh; hạt có cánh.Cây trồng nhiều ở Nghệ Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Huế. Cây cho gỗ tốt thường dùng làm các sản phẩm hàng mỹ nghệ đồ mộc cao cấp như trạm trổ, khắc tượng, đóng bàn ghế, tàu thuyền… 1.2.7. Lagerstroemia micrantha Merr. ( Bằng lăng hoa nhỏ ) Tiểu mộc. Lá có phiến nhỏ, dài 5 – 8 cm, lúc non có lông mịn, sau chỉ còn lông ở gân chính, gân phụ 4 -6 cặp; cuống 3 mm. Chùm tụ tán ở ngọn, có lông nâu nâu; nụ tròn, to 3 mm, có 12 sóng; đài 6 thùy; cánh hoa nhỏ 2 mm; noãn sào không lông. 1.2.8. Lagerstroemia duperreana Pierre ex Lan. (Bằng lăng láng) Cây gỗ cao khoảng 30 m; nhánh non tròn, không lông. Lá dày, dai, không lông, đầu tròn hay lõm, gân phụ 9 – 13 cặp, từu từ hẹp trên cuống ngắn. Chùm tụ tán cao đến 40 cm; nụ đầy lông, có 6 u nhỏ; đài có sọc mịn dọc, thùy có lông ở phần trên; cánh hoa 15 mm, màu tím tím. Trái cỡ 15 mm, 6 mảnh, hột dài 1 cm. 1.2.9. Lagerstroemia loudonii Teijsm. & Binn.(Bằng lăng vàng) Cây gỗ nhỏ, vỏ màu xám, nhành non vuông. Lá có phiến dày, không lông mặt trên, có lông mịn vàng vàng mặt dưới, gân phụ làm thành một mạng mịn, lồi. 6
  17. Chùm tụ tán ở chót nhánh, cao 20 – 30 cm; nụ tròn, đầy lông; cánh hoa hường, to 1,5 – 2 cm; noãn sào đầy lông. Nang cao 1,5 – 2,2 cm; hột luôn cánh dài 1,5 cm. 1.2.10. Lagerstroemia speciosa ( Bằng Lăng Nƣớc ) [5] Bằng lăng nước có tên khoa học Lagerstroemia speciosa (L.) Pers.thuộc họ Bằng lăng (Lythraceae), Bằng lăng nước (tiếng Philippin: Banaba, tiếng Campuchia: Banglang, tên Ấn Độ: Pride of India) hay còn được gọi là Bằng lăng tiên. Cây gỗ lớn thân cao từ 10 – 15 m vỏ nứt màu nâu đen. Tán lá rậm, hình chóp, rụng vào mùa khô (cành mềm hơi rũ xuống). Lá hình bầu dục, tròn ở gốc, nhọn ngắn ở chóp, cứng nhẵn, dài 10 – 20 cm, rộng 5 – 9 cm, cuống to dài 5 – 7 mm. Cụm hoa chùm, mọc ở đỉnh cành, hình tháp tán. Hoa có 5 – 6 đài dính, cánh tràng màu hồng nhạt gồm 5 – 6 cánh dúng, tiểu nhụy nhiều. Quả nang, hình trứng, kích thước 20 x18 mm. Hạt có cánh mềm. Quả nang cắt vách hơi tròn dạng trứng, lá đài còn lại xòe ra, quả dài 1,5 – 2cm, rộng 1 – 1,5 cm cứng, bên ngoài hơi nhám, hạt có cánh mỏng, có đường kính 12 – 15 mm. Ra hoa vào tháng 4. Hình 1.6. Lagerstroemia macrocarpa Hình 1.7. Lagerstroemia speciosa 1.3.Nghiên cứu về thành phần hóa học của chi Bằng lăng 1.3.1. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài Các loài thực vật thuộc chi Lagerstroemia phân bố rộng và có nhiều loài được dùng trong Y học. Do vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về chúng và chỉ ra rằng, đây là một chi thực vật chứa nhiều tanin và ancaloit. 7
  18. Theo dõi trên Chemical Abstract cho đến năm 1999 cho thấy: Phần lớn các công trình nghiên cứu về cây Bằng lăng nước tập trung vào các hướng sau: - Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây. - Nghiên cứu công dụng của một số hợp chất có trong lá để chữa bệnh. Năm 1961, Carew D.P và Chin T.F [11] đã làm các thí nghiệm để kiểm tra một số nhóm chất có trong lá Bằng lăng nước ở Philippin và đã đi đến kết luận: Trong lá có tanin, glucosit trợ tim, flavonoit và sterol không có ancaloit. Kết quả của các nghiên cứu khác cho thấy, thành phần hóa học của chi Lagerstroemia bao gồm: Axit béo và dẫn xuất, các tecpenoit, các ancaloit và tanin, v.v… Một số nghiên cứu khác cho thấy, trong hạt cây Bằng lăng nước có chứa axit (Z)-9-oxooctadec-11-enoic [19], trong lá có các amino axit như isoleuxin, alanin, axit α-aminobutyric và methionin [11]. + Tecpenoit Từ cây Bằng lăng nước đã phân lập được một số tecpenoit như: stigmast-4-en-3,6-diol, lagerstronolit, lagerenol, lagerenyl axetat [13]. + Ancaloit [9,16,18] Kết quả của những công trình nghiên cứu về loài Lagerstroemia indica Linn cho biết, thành phần hóa học chủ yếu của loài này là các ancaloit. Một số ancaloit đã được phân lập là: Lagerin , o-metyllagerin. Khi nghiên cứu lá loài Lagerstroemia subcostata Iida. H. và CominsD.L đã phát hiện một số ancaloit khác nhau: Subcosin I , lasubin I , lasubin II, subcosin II [12]. + Tanin Trong lá, vỏ của cây Bằng lăng nước đều có chứa tanin với thành phần rất phong phú và đa dạng, nhất là ở lá. Những tanin được phân lập từ lá, vỏ là dẫn xuất của axit gallic và catechin [23]. 8
  19. Một số hợp chất cô lập được từ lá ba loài Bằng lăng [17]: Lagerstroemia calyculata, Lagerstroemia floribunda và Lagerstroemia tomentosa 1. Dihydro-β-cyclopyrethrosin 2. Clauslactone-K 5. R1= H, R2= OH : Acid 3β,29-dihydroxy-olean-12-en-28-oic 6. R1= OH, R2= H : Acid arjunolic 9
  20. Một nghiên cứu khác về loài Lagerstroemia indica cho biết thành phần hóa học chủ yếu của loài này là các ancaloit. Một số ancaloit đã được phân lập là: Lagerin(9), o-metyllagerin(10), dihydroverticillatin(11), vertin(12), decamin(13). 1.3.2. Nghiên cứu ở trong nƣớc Năm 2001, PGS.TS.Đỗ Đình Rãng cùng các cộng sự trường ĐHSP Hà Nội đã phân tích các lớp chất có trong lá, vỏ và thử hoạt tính sinh học dịch chiết của chúng. Các thí nghiệm đã chứng minh rằng dịch chiết lá cây Bằng lăng nước có phản ứng dương tính với FeCl3 và thuốc thử Libermann-Buchardt, còn dịch chiết vỏ cây chỉ có phản ứng dương tính với FeCl3.Điều đó chứng tỏ trong lá cây này có chứa tanin và sterol, còn trong vỏ có chứa tanin. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2