intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính kháng thuốc ở một số loài muỗi truyền bệnh tại Việt Nam

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:76

82
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Xác định thành phần loài tại các điểm nghiên cứu; xác định mức độ kháng hóa chất của véc tơ sốt rét. Kết quả xác định kháng hóa chất của các véc tơ sốt rét đóng góp đáng kể cho chương trình phòng chống sốt rét Quốc gia trong việc lựa chọn hóa chất diệt muỗi thích hợp cho từng vùng địa lý khác nhau tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính kháng thuốc ở một số loài muỗi truyền bệnh tại Việt Nam

  1. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc MỞ ĐẦU   Nghiên cứu về bệnh sốt rét và phòng chống bệnh sốt rét đã có quá trình   lịch sử lâu đời. Bệnh sốt rét vẫn còn là một bệnh nguy hiểm và là gánh nặng  bệnh tật đối với nhiều nước trên thế  giới, trong đó có Việt Nam. Hàng năm,   trên thế giới có khoảng 300­500 triệu ca mắc bệnh sốt rét và ít nhất một triệu   trong số đó tử vong. Mặc dù đã có những nỗ lực lớn trong công tác điều trị và   trong phòng chống véc tơ, trong vòng 30 năm nay tỷ  lệ  nhiễm mới vẫn tăng  lên, do điều kiện kinh tế  ­ xã hội, ký sinh trùng kháng thuốc và côn trùng  kháng hóa chất.   Tại Việt Nam, năm 2000, số ca mắc bệnh sốt rét là 293.016 ca trong đó   có 148 ca tử vong. Đến năm 2008, số  ca sốt rét đã giảm xuống còn 19.485 ca  trong đó có 14 ca tử vong.  Để thu được thành quả này có sự đóng góp đáng kể  của hoạt động nghiên cứu và phòng chống véc tơ  sốt rét. Hiện nay,  ở  Việt   Nam cũng như  nhiều nước trên thế  giới, chương trình phòng chống sốt rét  đang sử  dụng một số  hóa chất thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp  để  phòng   chống véc tơ sốt rét như alphacypermethrin, lambdacyhalothrin, permethrin các  hóa chất này  chủ  yếu để  tẩm màn và phun tồn lưu. Tuy vậy, sau một thời   gian dài sử dụng hóa chất diệt côn trùng trong cả y tế và nông nghiệp có thể  dẫn tới sự  thay đổi độ  nhạy cảm của véc tơ  sốt rét và một số  loài muỗi  truyền bệnh làm giảm hiệu lực của hóa chất này. Thông thường muốn đạt  được hiệu quả trong phun hóa chất diệt làm giảm mật độ muỗi đốt người vào  mùa phát triển và đặc biệt khi có dịch bệnh do muỗi truyền người ta phải tăng  liều lượng hóa chất hoặc thay đổi chủng loại hóa chất diệt. Việc sử dụng hóa  1
  2. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc chất đã tạo áp lực chọn lọc đối với quần thể và có thể làm thay đổi cấu trúc  di truyền của quần thể đó. Theo thông báo của  Tổ  chức Y tế  thế  giới (WHO,1992), trong số 200  loài động vật chân đốt có tầm quan trọng về y học kháng hóa chất có tới 50%   là muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và giun chỉ. Chính vì vậy việc xác  định tính kháng đối với các véc tơ sốt rét là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao  hiệu quả của công tác phòng chống sốt rét. Có nhiều phương pháp khác nhau để  xác định tính kháng hóa chất diệt   côn trùng  ở  véc tơ  sốt rét như  phương pháp thử  sinh học, phương pháp hóa  sinh miễn dịch và phân tử. Phương pháp hóa sinh đã được sử dụng nhiều trong   các   nghiên   cứu   xác   định   tính   kháng   của   các   véc   tơ   sốt   rét.   Năm   1986,  Hemingway và cộng sự  đã nghiên cứu áp dụng phương pháp hóa sinh trong   việc xác định tính kháng [38]. Năm 1988 Brogden và cộng sự đã nhận biết cơ  chế kháng hóa chất nhờ phương pháp thử hóa sinh với các quần thể muỗi  An.  albimanus kháng hóa chất thuộc nhóm carbamat và phốt pho hữu cơ [29]. Năm  1990, Lee đưa ra phương pháp hóa sinh đơn giản để  xác định tính kháng dựa  vào hoạt tính của enzym esterase [42]. Xác định, đánh giá hiệu quả các loại hóa chất diệt nhằm đánh giá và lựa  chọn các loại hóa chất diệt côn trùng phù hợp với từng loại véc tơ sốt rét cũng   như  tình trạng kháng hóa chất và biện pháp đối phó. Trong những năm gần   đây, việc sản xuất các loại hóa chất mới có giảm sút đi vì lý do công nghiệp  và giá chi phí đặc biệt khi áp dụng trên phạm vi rộng lớn. Việc xác định tính kháng của véc tơ sốt rét tại Việt Nam chủ yếu thực   hiện bằng phương pháp thử  sinh học tại thực địa. Phương pháp thử  sinh học   2
  3. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc là để phát hiện kháng hóa chất ở cá thể  côn trùng bằng đo lường sự  thay đổi  trong một khoảng thời gian yêu cầu cần thiết cho một loại hóa chất để  đạt  được mục tiêu và hiệu quả, phương pháp này có độ tin cậy cao, kỹ thuật đơn   giản, kinh tế.  Trong bối cảnh đó, chúng tôi tiến hành đề tài:  “Nghiên cứu tính kháng thuốc ở một số loài muỗi truyền bệnh  tại Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài: ­ Xác định thành phần loài tại các điểm nghiên cứu. ­ Xác định mức độ kháng hóa chất của véc tơ sốt rét. Kết quả  xác định kháng hóa chất của các véc tơ  sốt rét đóng góp đáng  kể  cho chương trình phòng chống sốt rét Quốc gia trong việc lựa chọn hóa  chất diệt muỗi thích hợp cho từng vùng địa lý khác nhau tại Việt Nam. 3
  4. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc Chương 1­ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sốt rét trên thế giới   Hàng trăm năm qua bệnh sốt rét có  ảnh hưởng lớn đến sự  phát triển  kinh tế  ­ xã hội trên thế  giới với khoảng một nửa dân số  thế  giới nằm trong  vùng có nguy cơ  mắc bệnh sốt rét, đặc biệt  ở  những nước có thu nhập thấp   như châu Phi. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 300­500 triệu ca sốt rét và ít  nhất một triệu người trong số  đó tử  vong. Hầu hết các trường hợp mắc sốt  rét và tử  vong là trẻ  em và phụ  nữ  có thai. Mặc dù chúng ta đã có các biện   pháp phòng bệnh thích hợp và thuốc chữa bệnh sốt rét có hiệu quả cao, nhưng  sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm trên phạm vi toàn cầu . Hai  châu lục có bệnh sốt rét trầm trọng là châu Phi và châu Á. Sự  lan   truyền sốt rét ở vùng cận sa mạc Shahara, châu Phi có mặt ở hầu hết mọi nơi,   trong khi đó  ở  châu Á sự  lan truyền lại không hoàn toàn đồng đều gây nên  biến đổi khác nhau về  mức độ  lan truyền bệnh. Tuy nhiên các chương trình  phòng chống đã có các biện pháp đặc hiệu tương đối giống nhau ở cả hai lục   địa. Vùng cận sa mạc Sahara có véc tơ  truyền bệnh chính An. gambiae sensu   lato sinh đẻ ở nơi có tiếp xúc tạm thời với ánh nắng mặt trời như các hồ chứa   nước, vũng nước, vết chân trâu, hố đất. An. funestus cũng gần giống như loài  muỗi trên nhưng chỉ có vai trò khi nào thảm thực vật phát triển. Phức hợp hai   4
  5. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc véc tơ  này đảm bảo cho lan truyền bệnh kéo dài và giải thích tại sao sốt rét  lan truyền rộng rãi ở  châu Phi, chiếm tới 90% gánh nặng sốt rét của toàn thế  giới. Các khu vực khác như châu Á, châu Mỹ La tinh, khu vực Trung Đông vẫn  đang bị ảnh hưởng. Trong số 101 nước và vùng lãnh thổ mà sốt rét có mặt thì  45 nước thuộc khu vực châu Phi, 21 nước thuộc khu vực châu Mỹ, 4 nước  thuộc châu Âu, 14 nước thuộc khu vực Đông Địa Trung Hải, 8 nước thuộc khu  vực Đông Nam Á, 9 nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương.  Ở châu Á, đặc biệt là các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mê Kông   tính đa dạng sinh học của Anopheles phong phú hơn nhiều so với châu Phi. Có  tới 20 loài khác nhau có thể tìm thấy ở các vùng sâu, xa của khu vực này cùng  với một số loài thứ  yếu. Có 3 loài véc tơ chính có mặt, vùng rừng núi có An.  dirus và An. minimus, vùng biển nước lợ là An. epiroticus (trước đây gọi là An.  sundaicus) [2]. Trong đó An.dirus là loài véc tơ nguy hiểm ở phạm vi toàn cầu   nhưng chỉ  giới hạn  ở  sinh cảnh rừng rậm. Sốt rét  ảnh hưởng chủ  yếu đến  những nhóm người có các hoạt động liên quan đến rừng. Trong đó quan trọng  là các nhóm dân tộc thiểu số và dân di cư [14].   Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình tiêu diệt sốt rét toàn cầu, sốt rét   đã được thanh toán ở các nước phát triển và một loạt các khu vực rộng lớn ở  các nước châu Á, châu Mỹ  nhiệt đới và cận nhiệt đới vào năm 1967. Giữa  những năm 1955 và năm 1967, số dân thoát khỏi nguy cơ sốt rét đã tăng từ 220   triệu người đến 953 triệu, tỷ  lệ  tử  vong từ sốt rét giảm xuống dưới 1 triệu  người và hầu hết là ở các nước nhiệt đới châu Phi [50]. Sự  thành công của chương trình tiêu diệt sốt rét toàn cầu đã bị   ảnh  hưởng sâu sắc do những thay đổi sinh học của kí sinh trùng sốt rét và véc tơ  5
  6. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc truyền bệnh. Đến năm 1970, gần 20% trong tổng số các vùng sốt rét lưu hành  đã thấy có sự kháng DDT của các véc tơ sốt rét hay kháng với chloroquine của   kí sinh trùng sốt rét, thậm chí ở một số nơi có mặt cả hai loại kháng này [31]. Hiệu quả  giảm sút trong hoạt động chống sốt rét do các vấn đề  về  kĩ  thuật, sự  xuống cấp của các hệ  thống y tế  cộng đồng, các nguồn tài chính   hạn hẹp đã làm cho vấn đề  sốt rét bắt đầu từ từ, thậm chí nhanh chóng quay   lại ở rất nhiều nơi trên thế giới. Sự trỗi dậy trên quy mô rộng lớn của sốt rét   trong những năm 1970 đã thúc đẩy sự quan tâm tới căn bệnh này, và nhận thấy   sự cần thiết phải phát triển các chương trình phòng chống sốt rét quốc gia phù  hợp với tình hình dịch tễ học, năng lực tài chính và nguồn lực con người của  mỗi nước [43]. Vào năm 1978, WHO đã thay đổi chiến lược từ  tiêu diệt sốt   rét sang phòng chống sốt rét. Trước tình hình này, hội nghị  các Bộ  trưởng bàn về  vấn đề  sốt rét đã   được tổ chức tại Amsterdam năm 1992. Chiến lược phòng chống sốt rét toàn  cầu (The Global Malaria Control Strategy) đã được thông qua tại hội nghị này. Mục đích của chiến lược này nhằm ngăn chặn tình trạng tử vong, giảm   tỷ lệ  mắc sốt rét và giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế, xã hội do sốt rét  gây ra thông qua việc cải thiện nhanh chóng và củng cố  năng lực địa phương   trong vấn đề phòng chống sốt rét [54]. Chiến lược mới này khác một cách đáng kể so với cách tiếp cận trước  đó về  vấn đề  sốt rét. Việc thực thi chương trình phòng chống sốt rét có tính   chất linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Chiến lược này  6
  7. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc được phát triển nhằm cung cấp các công cụ mới có khả năng và hiệu quả cao   trong công tác phòng chống sốt rét và duy trì thành quả đạt được. Như vậy, vấn đề sốt rét đang được phòng chống bằng cách sử dụng các  công cụ hiện thời. Tuy nhiên, sự kháng của kí sinh trùng với các loại thuốc sốt   rét, sự kháng của véc tơ truyền sốt rét với hoá chất diệt côn trùng và nhu cầu   cần thiết phải cải thiện các kĩ thuật chẩn đoán sốt rét đang đặt ra đòi hỏi phải   phát triển các nghiên cứu trong tương lai, cung cấp các công cụ mới trong việc   phòng chống sốt rét. Các chương trình hợp tác quốc tế, sự cố gắng nỗ lực của  các chính phủ, sự tham dự của các cấp chính quyền địa phương và cộng đồng  là điều quan trọng nhằm thu được thành tựu cao nhất trong công cuộc phòng   chống sốt rét.   Bảng 1: Hóa chất sử dụng tẩm màn phổ biến ở các nước: Hóa chất Dạng hóa chất Liều lượng Permethrin 50EC 500mg/m2 Etonfenprox 10EW 200mg/m2 Lambdacyhalothrin 2.5CS 30mg/m2 Alphacypermethrin 10SC 25mg/m2 Deltamethrin 1SC 20mg/m2 Cyfluthrin 10EW 30­50mg/m2 Bifenthrin 50EC 50mg/m2 1.2 . Tình hình sốt rét tại Việt Nam. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới ở Đông Nam Á   thuộc cực Đông của bán đảo Đông Dương. Năm 2001, trong số  khoảng 80   7
  8. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc triệu dân cả nước lúc bấy giờ có khoảng 40 triệu dân sinh sống trong vùng sốt  rét lưu hành [40]. Các vùng lưu hành bệnh bao gồm vùng rừng núi phía Bắc,  ven dọc Trường sơn, cao nguyên miền Trung, khu vực Đông nam, Tây nam và  các miền Duyên Hải. Trước năm 1992, tình hình sốt rét rất nghiêm trọng, hàng nghìn ca chết  mỗi năm, tỷ  lệ  mắc sốt rét tăng và nhanh chóng làm cho sốt rét kháng thuốc.   Tuy nhiên sau hơn 10 năm, chương trình quốc gia phòng chống sốt rét của   Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, tỷ lệ chết do bệnh sốt rét giảm 96% và tỷ  lệ  mắc giảm 78%. Năm 2000, số ca mắc sốt rét tại Việt Nam là 293.016 ca trong  đó có 148 ca tử vong. Đến năm 2007, số ca sốt rét đã giảm xuống còn 70.910  ca trong đó 20 ca tử vong. Tình hình sốt rét hiện nay tương đối ổn định nhưng   vẫn còn là mối đe dọa sức khỏe với người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên  giới và dân di cư. Tuy nhiên, cũng như  nhiều nước khác trên thế  giới, tình trạng kháng  thuốc của kí sinh trùng cũng như kháng hoá chất diệt côn trùng của véc tơ sốt  rét đang đặt ra đòi hỏi phải phát triển các nghiên cứu trong tương lai, cung cấp   các công cụ mới trong phòng chống sốt rét ở Việt Nam. Bảng 2: Hóa chất sử dụng tẩm màn và phun tồn lưu ở Việt Nam Dạng hóa  Nồng  Năm Tên hóa chất ứng dụng chất độ 2002­2006 Tẩm màn + phun tồn  Alphacypermethrin SC 100 g/l lưu Lambdacyhalothrin WP 100 g/l Phun tồn lưu + tẩm  màn 8
  9. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc Phun tồn lưu + tẩm  Lambdacyhalothrin CS 25 g/l màn Tẩm màn + phun tồn  Alphacypermethrin SC 100 g/l lưu Phun tồn lưu + tẩm  Lambdacyhalothrin CS 100 g/l 2007­  màn 2010 Phun tồn lưu + tẩm  Lambdacyhalothrin WP 100 g/l màn Phun tồn lưu + tẩm  Lambdacyhalothrin CS 25 g/l màn 1.3. Tình trạng kháng hóa chất diệt của véc tơ truyền bệnh Véc tơ là một động vật chân khớp hút máu, bảo đảm sự truyền sinh học  tích   cực   tác   nhân   gây   bệnh   từ   động   vật   này   sang   động   vật   khác   (theo  F.Rodhain và C.Peres, 1985). Véc tơ  chính đóng vai trò truyền bệnh chủ  yếu trong mọi hoàn cảnh,   quanh năm mà điều kiện cho phép. Véc tơ  phụ  cùng với véc tơ  chính duy trì  lan truyền sốt rét ở địa phương và vai trò truyền bệnh hạn chế  nếu không có   vector chính. Theo Mac Donald (1957) thì một loài  Anopheles  được xác định  véc tơ sốt rét: Có thoa trùng trong tuyến nước bọt; ái tính với máu người (ưa  đốt người); tần số đốt người cao, tuổi thọ đủ dài; mật độ cao ở mùa sốt rét. Theo Trần Đức Hinh, Nguyễn Đức Mạnh và CTV (2001), các véc tơ sốt  rét chính và phụ ở Việt Nam bao gồm: ­Véc tơ chính vùng rừng núi toàn quốc: An. minimus  9
  10. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc ­Véc tơ sốt rét chủ yếu vùng rừng núi từ 20 vĩ độ Bắc vào Nam:  An. minimus,   An. dirus ­Véc tơ sốt rét chủ yếu ven biển Nam Bộ: An.epiroticus. ­Véc   tơ   sốt   rét   ven   biển   miền   Bắc:   An.subpictus,   An.sinensis,   An.vagus,   An.indefinitus. ­Véc tơ sốt rét thứ yếu miền núi: An.aconitus, An.jeyporiensis, An.maculatus. Kháng hóa chất là sự chọn lọc đặc điểm có tính kế thừa của một quần   thể  côn trùng gây ra thất bại một sản phẩm hóa chất mong đợi khi sử  dụng  theo qui định. Theo định nghĩa của WHO là sự  phát triển khả  năng sống sót  của một số cá thể sau khi tiếp xúc với nồng độ của một hoá chất mà với nồng   độ đó đa số cá thể trong một quần thể bình thường của loài đó sẽ  bị chết sau  khi tiếp xúc [34]. Khả năng phát triển tính kháng hoá chất diệt phụ thuộc vào các yếu tố:  sinh học, sinh thái học của côn trùng, mức độ trao đổi dòng gen giữa các quần   thể, thời gian tồn lưu của hoá chất và cường độ  sử  dụng gồm liều lượng và  thời gian sử dụng [37]. 1.4. Cơ sở sinh học của tính kháng hóa chất diệt ở côn trùng Hiện tượng kháng hóa chất không phải là một quá trình thích nghi sinh  lý của các cá thể trong quần thể.  Hiện tượng này bắt nguồn từ sự sai khác tự  nhiên có bản chất di truyền về  mức độ  mẫn cảm đối với các chất độc giữa  các cá thể trong quần thể. Sự khác biệt này có sẵn trong các quần thể tự nhiên   ngay từ  khi chưa tiếp xúc với thuốc diệt. Tính kháng hoá chất là một hiện  10
  11. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc tượng tiến hóa là kết quả  của quá trình chọn lọc các gen kháng  ở  côn trùng  dưới áp lực của hoá chất. Các gen kháng có thể  có sẵn trong quần thể  hoặc   sinh ra do đột biến. Những cá thể  trong quần thể  mang gen kháng sống sót  mặc dù tiếp xúc với hoá chất và truyền những gen kháng cho thế hệ sau. Việc   sử  dụng lặp lại một hoá chất sẽ  loại bỏ  các cá thể  nhạy và tỷ  lệ  các cá thể  kháng sẽ  tăng và cuối cùng số  cá thể  kháng sẽ  trội lên trong quần thể  [54].  Kết quả là quần thể không phục  hồi trở lại được tính mẫn cảm của hóa chất   đó. Do vậy, giám sát và phát hiện ngay từ  những dấu hiệu đầu tiên là quan  trọng để kịp thời có một chương trình quản lý tính kháng. 1. 5. Các loại cơ chế kháng của côn trùng Các hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể muỗi bằng nhiều cách và ảnh  hưởng đến sự sống sót của chúng ở mức độ khác nhau. Dựa vào khả năng hóa  chất bị phân giải trực tiếp hay không khi tác động lên cơ thể muỗi để  chia ra   các loại cơ chế: 1.5.1. Kháng do giảm tính thẩm thấu Là cơ  chế  mà trong đó hóa chất diệt không bị  phân hủy trực tiếp, song  tính kháng hình thành là do giảm khả năng thấm. Nhiều loại hoá chất diệt côn   trùng thâm nhập vào cơ thể côn trùng qua lớp biểu bì. Những thay đổi của lớp  biểu bì của côn trùng làm giảm tốc độ thẩm thấu của hoá chất diệt côn trùng  gây nên sự kháng đối với một số hoá chất diệt. Đơn thuần tính thấm giảm chỉ  11
  12. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc gây ra sự  kháng  ở  mức độ  thấp [46]. Cơ  chế  này hiếm khi được đề  cập tới,  nó thường được coi là thứ  yếu thậm chí không được nhắc tới  ở  muỗi. Tuy  nhiên, nếu phối hợp với các cơ  chế  kháng khác, nó có thể  tạo nên sự  kháng   cao. Cơ  chế  này hầu hết được phát hiện qua các nghiên cứu tính thấm sử  dụng hoá chất diệt đánh dấu. 1.5.2. Kháng tập tính (behaviouristic resistance) Đó là sự  thay đổi của côn trùng trong tập tính né tránh được liều chết   của hóa chất. Những thay đổi bao gồm sự  giảm xu hướng bay vào vùng sử  dụng hoá chất hay tránh xa khỏi bề mặt có hoá chất. Tuy nhiên, sự kháng này   cũng hiếm khi được đề  cập đến và giống như  hậu quả  thay đổi gây ra trực   tiếp bởi sự có mặt của hoá chất diệt côn trùng hoặc do những con muỗi sống   trong nhà của quần thể muỗi bị tiêu diệt. 1.5.3. Kháng do cơ chế chuyển hóa(metabolic mechanism) Trong cơ chế này khi phân tử hóa chất diệt xâm nhập vào cơ thể, dưới  tác dụng của các enzym khác nhau trong cơ  thể  muỗi kháng thuốc nó sẽ  bị  phân giải theo nhiều con đường khác nhau như: oxy hóa, thủy phân, hydro hóa,  khử clo, ankyl hóa... trở thành chất không độc. Ví dụ  :  ở  muỗi kháng DDT do trong cơ  thể  có enzym DDTase hoạt  động, nó khử  clo của phân tử  DDT, chuyển DDT thành DDE là hợp chất   không có tính độc cho với côn trùng [15].                       H                     DDTase   Cl­             ­ C ­             ­CL               Cl­            ­ C­             ­ CL               Cl­   C­ CL               khử Clo              Cl ­ C                      Cl                                                        Cl 12
  13. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc       DDT độc với muỗi                          DDE không độc với muỗi Cơ  chế này tạo ra một mức độ kháng mạnh mẽ nhất của muỗi đối với từng   loại hóa chất. Sự kháng là kết quả của sự thay đổi về mặt cấu trúc enzym làm  tăng khả năng giải độc của nó hoặc tăng số lượng enzym dẫn đến tăng sự đào  thải độc tố hoá chất diệt côn trùng ra khỏi cơ thể chúng. [28]. Hình 1: các ví dụ về các cơ chế kháng hóa sinh ở cấp độ phân tử A. Đột biến  ở một axit amin trong vùng trải trên màng IIS6 của gen kênh vận chuyển Na +  đã tạo ra tính kháng DDT – pyrethroid  ở Anopheles gambiae. Cũng codon bị đột biến đó đã   tạo ra tính kháng rất phong phú ở côn trùng. B. Nhân tố điều hòa (phía trên trình tự mã hóa) còn gọi là “hộp Barbie” cho phép cảm ứng   các gen kháng mã hóa Esterase và Oxidase phân hủy thuốc diệt côn trùng. Nhiều các nhân tố  điều hòa giả thiết này đã được tìm ra là có liên quan đến các ezyme kháng ở véc tơ. 13
  14. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc C. Đơn vị siêu sao chép A2­B2 Esterase. Các gen Esterase kháng này nằm ở đầu 5’ tới đầu   5’ trong cùng một đơn vị khuyếch đại. Hơn 100 bản sao của đơn vị siêu sao chép này có thể  xuất hiện trong cùng một con muỗi. Đây chỉ là một ví dụ của một họ các gen Esterase được  khuyếch đại. 1.5.4. Kháng do biến đổi vị trí đích nhạy cảm Sự kháng này gây ra bởi sự biến đổi vị trí đích tác động của hoá chất  diệt côn trùng. Sự biến đổi đó đã được quan sát thấy ở các enzym và cơ quan  cảm nhận thần kinh, đó là điểm đích của một số lớp hoá chất diệt côn trùng.  Có 3 hình thức kháng hoá chất diệt côn trùng bằng cách thay đổi vị trí đích  nhạy cảm.  Hình 2. Cơ  chế  tác động gây chết muỗi của 4 nhóm hóa chất, vị  trí đích của các  nhóm Phốt pho hữu cơ và Carbamate là enzyme Acetylcholinesterase và vị trí đích của nhóm  hóa chất Pyrethroid và DDT là cổng điện thế của kênh vận chuyển ion natri (WHO, 2006).  (AchE: Enzyme Acetylcholinesterase, Ach: Chất dẫn truyền thần kinh Acetylcholine, ChAT:   Enzyme   vận   chuyển   Acetylcholine,   vg­Na+  chanel:   kênh   vận   chuyển   ion   natri,   MACE:  enzyme Acetylcholine đã bị thay đổi, kdr: Kháng hạ gục). Kháng “hạ gục” (Knockdown Resistance: Kháng Kdr) Kháng “hạ gục” được đặt tên từ việc quan sát các côn trùng sau khi cho  tiếp xúc với DDT hoặc pyrethroid. Các côn trùng nhạy cảm sau khi tiếp xúc   với hoá chất diệt nhanh chóng bị tê liệt hay “hạ gục” (knockdown). Điều này  không quan sát thấy  ở  các cá thể  kháng. Các pyrethroid là hoá chất được sử  dụng rộng rãi trong chương trình phòng chống sốt rét. Các hoá chất này làm  thay đổi động học của các kênh vận chuyển natri có vai trò trong sự truyền các  14
  15. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc xung thần kinh. Kháng “hạ gục” liên quan đến các đột biến gen tổng hợp các   protein có vai trò vận chuyển natri qua màng  ở  một số  loài côn trùng. Có hai   dạng đột biến kdr khác nhau đã được phát hiện  ở  muỗi An. gambiae  ở  châu  Phi. Ở Đông Phi, kháng “hạ gục” liên quan đến một đột biến dẫn tới kết quả  là một leucine được thay thế  bởi một phenylalanin  ở mảnh S6 thuộc domain   thứ 2 của alen kdr (L1014F).  ở Kenya một dạng đột biến khác cũng được tìm  thấy, đó là đột biến thay thế  leucine bằng serine  ở  vị  trí tương tự  (L1014S)  [49]. Sự  kháng chéo đối với DDT và pyrethroid  là một chỉ  thị  của sự  kháng  kdr, khi mà cơ  chế  kháng trao đổi chất với các hoá chất diệt côn trùng này  không quan sát thấy. Sự kháng dạng kdr thường có tính lặn di truyền. Tính đa kháng (có hai hoặc nhiều cơ  chế  kháng trong cùng một cá thể  côn trùng_Multiresistance) đang phát triển rất nhanh do các chương trình phòng  chống véc tơ  tạo ra khi sử  dụng liên tiếp lớp hoá chất này sau lớp hoá chất  kia. 15
  16. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc Hình 3: Những cơ chế kháng chính ở muỗi (WHO, 2006)        Metabolic: enzyme liên quan tính kháng ở muỗi là: esterases, monooxygenases, GSH S­ Transferases. Target­site: hai cơ chế kháng vị trí đích        Kdr (kháng hạ gục): đột biến trên gen kdr       MACE: enzyme acetylcholinesterase đã bị biến đổi tầm quan trọng tương ứng của mỗi  một cơ chế kháng đã được biểu thị bởi kích thước của những chấm tròn. 16
  17. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc 1.6. Tình trạng đáp  ứng với hóa chất diệt của một số loài Anopheles tại  Việt Nam. Hóa chất diệt áp dụng trong phun tồn lưu và tẩm màn là biện pháp  chính để diệt muỗi có tập tính đốt máu người và trú đậu trong nhà. Tuy nhiên  sau thời gian dài tiếp xúc của nhiều thế hệ muỗi, giống như các loài côn trùng  khác muỗi có thể trở nên kháng hóa chất. Tính kháng của một số loài muỗi đã   được thông báo sau khi các hóa chất này được đưa vào sử dụng một vài năm.  Đã có khoảng 125 loài muỗi kháng với một hay nhiều loại hóa chất. Kháng  hóa chất phun là một trở ngại chính trong chương trình thanh toán sốt rét toàn  cầu. Quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn hóa chất có thể làm giảm mức  độ và phạm vi kháng hóa chất. Mặc dù vậy việc sử dụng hóa chất trong nông  nghiệp cũng góp phần trong kháng của các quần thể  muỗi. Để  ngăn ngừa  kháng hóa chất và phòng chống muỗi, vấn đề giám sát véc tơ là cần thiết. Tính kháng hoá chất diệt côn trùng là một hiện tượng có thể xuất hiện  trong   mọi   nhóm   côn   trùng   truyền   bệnh.   Năm   1946   mới   chỉ   có   hai   loài  Anopheles  kháng DDT, nhưng đến năm 1991 đã có tới 55 loài kháng với 1  hoặc nhiều loại hóa chất. Trong 55 loài có 53 loài kháng với DDT, 27 loài với   organophorous, 17 với carbamate và 10 loài với pyrethroid, 16 loài có kháng với   cả 4 loại hóa chất diệt [47]. Có 21 loài trong 55 loài kháng là véc tơ quan trọng  đã được WHO báo cáo năm 1996. Một số  kháng điển hình như:  An.aconitus  với DDT  ở  Kalimantan, Bangladesh,  Ấn  Độ, Nepal và Thái Lan. Sự  kháng  DDT  ở  muỗi đã đặt ra vấn đề  phải tìm ra hoá chất khác thay thế  nó. Nhiều  hoá chất diệt muỗi đã được đưa ra thử  nghiệm và đem lại kết quả  tốt, đã   17
  18. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc được WHO khuyến cáo sử dụng trong chương trình phòng chống sốt rét [49].  Tuy nhiên, vấn đề nảy sinh khi dần dần các véc tơ trở nên kháng với các hoá  chất này. Tới năm 1992, WHO công bố 72 loài muỗi kháng hoá chất, trong đó  69 loài kháng DDT, 38 loài kháng phốt pho hữu cơ, 17 loài kháng với cả 3 hoá  chất trên. Sự kháng hoá chất của muỗi ngày càng tăng cả về số lượng loài lẫn  mức độ  kháng và một loài kháng với nhiều hoá chất. Đến năm 2000, đã có  khoảng 100 loài muỗi kháng hoá chất trong đó hơn 50 loài  Anopheles  [25].  Một trong những lý do dẫn đến sự kháng ngày càng tăng nhanh và trầm trọng  là do sự sử dụng tràn lan hoá chất trong nông nghiệp và y tế. Kháng hoá chất ở các véc tơ truyền bệnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp và sâu  sắc tới sự xuất hiện trở lại của các bệnh do véc tơ truyền. Tại những nơi nào   mà kháng hoá chất chưa  ảnh hưởng tới sự  xuất hiện của dịch bệnh thì nó  cũng đe dọa sự khống chế dịch bệnh. Chính vì vậy sự hiểu biết về kháng hoá  chất diệt côn trùng ở các véc tơ truyền bệnh có thể giúp đề ra các chiến lược   phù hợp để đấu tranh với chúng [27,47]. Tuy vậy, phòng chống véc tơ  bằng hoá chất diệt côn trùng chỉ  bị  tác   động khi mức độ kháng đủ lớn để tác động rõ ràng đến hiệu lực của hoá chất  và sự  lan truyền bệnh. Trong nhiều trường hợp, việc phòng chống véc tơ  có  thể  không bị   ảnh hưởng bởi mức độ  kháng. Chẳng hạn hoạt động phòng  chống kiểm soát được 75% quần thể véc tơ trong khi mức độ kháng thấp hơn   10% thì tính kháng sẽ  không  ảnh hưởng đến hiệu quả  phòng chống véc tơ.  Trong trường hợp này, tăng cường kiểm tra, giám sát tần số  kháng là đủ  và  không cần thay đổi phương pháp phòng chống véc tơ  [27,48]. Mặc dù vậy,  18
  19. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc nhìn chung các điều tra giám sát kháng hoá chất là cần thiết bởi: ­ Hoạt động  này cung cấp dữ  liệu cơ  bản cho việc lập chương trình và chọn lọc các hoá  chất diệt côn trùng thích hợp trước khi thực hiện công việc phòng chống véc  tơ. ­ Phát hiện kháng hoá chất ở giai đoạn sớm nhằm thực hiện kịp thời các   biện pháp quản lý. Tuy nhiên, trong những trường này, bất cứ một biện pháp  phòng chống nào trừ khi thay thế hoá chất diệt côn trùng đều khó có thể thực   hiện. Hiện   nay,   các   hoá   chất   thuộc   nhóm   pyrethroid   (alphacypermethrin,   lambdacyhalothrin,   deltamethrin,   permethrin,   Etofenprox…)   đang   được   sử  dụng rộng rãi trong chương trình phòng chống sốt rét  ở  nhiều nước trên thế  giới trong đó có Việt Nam. Vì vậy, sự phát triển tính kháng của véc tơ sốt rét  với các hoá chất này có thể  gây trở  ngại cho sự  thành công của hoạt động  phòng chống sốt rét. Pyrethroid là dẫn xuất của este cacboxylat (còn gọi là este pyrethrum  hoặc este pyrethrin) có nguồn gốc tự nhiên từ cây hoa cúc họ   Chrysanthemum   cinerariefolium và C. roseum, chứa nhiều hoạt chất pyrethrin có độc tính cao  với côn trùng nhưng có độc tính thấp với động vật máu nóng. Mô phỏng cấu  trúc của pyrethrin, người ta thay đổi nhóm thế  để  tổng hợp lên các chất mới   có hiệu lực diệt côn trùng mạnh hơn. Tuy  nhiên, tính kháng pyrethroid đang  biểu hiện rõ dần bất chấp sự lạc quan ban đầu cho rằng lớp hoá chất diệt côn  trùng mới và lớn này sẽ không tạo nên tính kháng vì hoạt động gây độc nhanh   của nó. Tại Guatemala, sự kháng pyrethroid lần đầu tiên được ghi nhận ở một  19
  20. Hå ViÕt HiÕu LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc quần thể  An. albimamus đã kháng với fenitrothion. Khi deltamethrin được sử  dụng, esterase đóng vai trò trong sự kháng fenitrothion đã được tăng cường do  áp lực chọn lọc tạo ra tính kháng chéo với deltamethrin. Hơn thế nữa, người ta  đã tìm ra sự kháng chéo DDT­permethrin là do Oxidase trong cùng một cá thể  muỗi. Một kiểu tương tự của tính kháng chéo đã được phát hiện đối với  C.   pipiens  ở  Ohio [24,40]. Tại Việt Nam, một số  kết quả  nghiên cứu mức độ  nhạy cảm với hoá chất nhóm pyrethroid cũng đã được công bố  [10,21,25].  Theo Nguyễn Tuấn Ruyện (1997), một số  quần thể   An. minimus  ở  Gia Lâm  (Hà Nội), Khánh Vĩnh (Khánh Hoà),  An. jeyporiensis  ở  Võ Nhai (Bắc Thái);  An. aconitus,  An. philippinensis  ở  Chiêm Hoá (Tuyên Quang),  An. aconitus  ở  Na Hang (Tuyên Quang), An. sinensis  ở  Sóc Trăng đã tăng mức chịu đựng (có  khả năng kháng) với pyrethroid [19]. 1.6.1. Anopheles dirus  Muỗi An. dirus là loài muỗi truyền bệnh sốt rét quan trọng ở vùng rừng   rậm và bìa rừng từ vĩ tuyến 20 trở vào Nam. Đây là một loài muỗi thuộc nhóm   loài  An.balabacensis. Trong nhóm này  ở  Việt Nam cho dến nay chỉ  mới xác  định được 2 loài là An. dirus và An. takasagoensis. Trong hai loài này người ta  chỉ  phát hiện thấy An. dirus có vai trò quan trọng trong việc truyền bệnh sốt   rét Muỗi  An. dirus  có kích thước trung bình, thân thon dài, pan có 4 băng  trắng, băng trắng thứ 1 dài gấp 2­ 3 lần băng trắng 2,3,4. Các băng trắng 2,3,4  chân có nhiều đốm   hoa. Đặc điểm quan trọng của   An. dirus  là chân sau ở  khớp cẳng và bàn có một băng trắng rộng rõ rệt. Cánh muỗi có nhiều đốm   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2