intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ứng dụng chiếu xạ nhằm tạo ra các dòng cà chua đột biến cho năng suất cao từ nguồn vật liệu của Cuba

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:88

92
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn "Nghiên cứu ứng dụng chiếu xạ nhằm tạo ra các dòng cà chua đột biến cho năng suất cao từ nguồn vật liệu của Cuba" nhằm tạo ra các dòng cà chua đột biến có năng suất cao bằng phương pháp chiếu xạ gây đột biến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ứng dụng chiếu xạ nhằm tạo ra các dòng cà chua đột biến cho năng suất cao từ nguồn vật liệu của Cuba

  1. MỤC LỤC 1
  2. MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài       Cà chua (Lycopersicon esculentum Mill ) là một loại rau ăn quả có giá  trị kinh tế và giá trị dinh dưỡng cao, là một trong những  loại rau ưu tiên  có chiều hướng phát triển mạnh cả về chất và lượng. Chính vì vậy, sản  lượng cà chua trên thế giới luôn tăng mạnh. Theo thống kê của FAO  (2006) sản lượng cà chua đứng thứ hai trên thế giới sau khoai tây.     Cùng với sự phát triển của nền nông nghiệp thế  giới, sản xuất nông   nghiệp  ở  Việt Nam đang trên đà phát triển dựa trên những tiến bộ  về  khoa học kỹ  thuật, đưa cây trồng có giá trị  cao vào canh tác nhằm tăng  thu nhập cho người dân, đặc biệt là loại cây trồng ngắn ngày nhanh cho   thu hoạch phù hợp với phương thức sản xuất luân canh, có khả  năng  xuất khẩu và chế  biến công nghiệp nên cây cà chua là đối tượng được  quan tâm và đặt lên hàng đầu.     Trong những năm qua, các cơ quan chuyên môn, nhiều nhà khoa học đã   tập trung nghiên cứu cây cà chua theo nhiều hướng khác nhau, một trong  các hướng đã được các nước  ứng dụng rộng rãi là phương pháp chọn  giống đột biến bằng phương pháp chiếu xạ, một ứng dụng của kỹ thuật   hạt nhân trong nông nghiệp để  cải tạo, nâng cao chất lượng của các  giống cây trồng đồng thời cũng phát triển các giống mới với đặc điểm  sinh học được cải tiến. Bằng phương pháp chiếu xạ  giúp rút ngắn thời  gian chọn tạo giống so với các phương pháp chọn giống truyền thống   đồng thời có thể tạo ra những tính trạng quý chưa có ở giống gốc. Chọn   2
  3. giống đột biến đóng góp vai trò quan trọng trong việc cải tiến cây trồng   nói chung và cà chua nói riêng.       Trong những năm gần đây, sinh học phân tử đã phát triển mạnh mẽ.   Việc kết hợp sinh học phân tử và chọn giống đột biến đã chứng tỏ đó là  phương pháp có hiệu quả. Kỹ  thuật phân tử  được sử  dụng để  lập bản   đồ và sàng lọc những chỉ thị phân tử liên kết với những gen đột biến để  xác định bản chất đột biến xảy ra trong khi chúng rất khó biểu hiện ra   kiểu hình. Đồng thời, điều đó cũng nhằm xây dựng chiến lược trong  việc sử  dụng những gen đột biến trong cải tiến giống. Việc kết hợp   giữa kỹ  thuật sinh học phân tử  với nghiên cứu gây tạo đột biến được   thực   hiện   một   cách   chặt   chẽ,   có   thể   cung   cấp   những   phương   pháp  nghiên cứu chính xác, hiệu quả, nhanh và kinh tế hơn trong công tác cải  tiến cây trồng theo hướng chọn giống đột biến. Việc xác định các giống  cà chua có năng suất cao đáp  ứng nhu cầu con người và giúp tăng thu   nhập cho người nông dân là vấn đề  cấp thiết được đặt ra. Xuất phát từ  thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề  tài: “ Nghiên cứu  ứng  dụng chiếu xạ nhằm tạo ra các dòng cà chua đột biến cho năng suất   cao từ nguồn vật liệu của Cuba”. 2. Mục đích nghiên cứu    Tạo ra các dòng cà chua đột biến có năng suất cao bằng phương pháp   chiếu xạ gây đột biến. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ­ Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi đưa ra một số dòng cà chua có triển  vọng  giúp tăng thu nhập cho người dân. 3
  4. ­ Đề  tài bổ sung thêm vào các tài liệu khoa học phục vụ cho công tác  giảng dạy và nghiên cứu. Chương1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nguồn gốc, phân loại, đặc điểm và giá trị của cây cà chua 1.1.1. Nguồn gốc                Cà chua có nguồn gốc  ở  Pêru, Bolivia và Equado. Trước khi Crixtop   Côlông phát hiện ra châu Mỹ thì ở Pêru và Mêhicô đã có trồng cà chua. Những  loài cà chua hoang dại gần gũi với cà chua trồng ngày nay vẫn tìm thấy ở dọc   theo dãy núi Andes (Pêru), Bolivia và Equado. Các nhà thực vật học De candolle   (1884), Mulle (1940), Luckuwill (1943), Brezney (1955)… đều thống nhất cho  rằng cây cà chua có nguồn gốc  ở  bán đảo Galapagos bên bờ  biển Nam Mỹ,   Pêru, Equado và Chilê. Người trồng trọt đã thuần dưỡng những giống cà chua  quả nhỏ và dạng hoang dại, những giống và loài hoang dại được mang từ nơi  xuất xứ đến Trung Mỹ , cuối cùng đến Mêhicô. [6]    Theo các tài liệu của châu Âu thì chắc chắn cà chua được người Aztec  và người Toltec mang đến. Đầu tiên người Tây Ban Nha đem cà chua từ  châu Âu về, rồi sau đó đưa đến vùng Địa Trung Hải.   Đầu thế kỷ 18, cà chua đã trở lên phong phú, đa dạng nhiều vùng trồng   làm thực phẩm. Thời kỳ  này cà chua lại từ  châu Âu quay lại Bắc Mỹ.   Cho đến thế  kỷ  19, cà chua trở  thành loại thực phẩm không thể  thiếu  trong bữa ăn thường nhật và được trồng rộng rãi. 4
  5. 1.1.2.  Phân loại thực vật     Cà   chua   thuộc   họ  Solanaceae,   chi  Lycopersicon.  Tên   khoa   học   là  Lycopersicon   esculencum  Mill.   Theo   tác   giả   Breznhev.D   (1964)  Lycopersicon gồm 3 loài thuộc hai chi phụ   Subgenus 1­ Eulycopersicon: các dạng cây một năm, quả không có lông,  màu   đỏ   hoặc   vàng,   hạt   mỏng,   rộng…..chi   này   gồm   một   loài  L.  Esculentum Loài này chia làm 3 loài phụ. +   ssp.   Spontaneum  Brezh:   (cà   chua   dại):   có   hai   biến   chủng   là  var.  Racemigerum  và  var.Pimpinellifolium: hai biến chủng này thường quả  nhỏ, hàm lượng chất khô cao, chống bệnh tốt và có giá trị  để  sử  dụng   làm vật liệu khởi đầu cho chọn giống. + ssp. Subspontaneaum ( cà chua bán trồng): có 5 biến chủng là:            Var. Pruniform: Dạng quả mận             Var. purifomae: dạng quả lê            Var. cerasifomae: dạng quả anh đào            Var. Elongatum: dạng quả dài hay gọi là dạng quả nhót.            Var. Succenturiatum: dạng quả nhiều ngăn hạt. Năm biến chủng này thân mập, quả  rất nhỏ, dùng làm vật liệu chọn   giống. + ssp. Cultum (cà chua trồng): gồm 3 biến chủng           Var. Vulgare: cà chua thường           Var. Validum: dạng thân bụi.           Var. Grandiflium: dạng kiểu lá khoai tây. Subgenus 2­  Eriopersicon: chi phụ  này gồm các loài dại, cây dạng một  năm hoặc nhiều năm, gồm các dạng quả có lông, màu trắng, xanh lá cây  5
  6. hay vàng nhạt, có các vệt màu antoxian hay xanh thẫm. Hạt dày không có   lông màu nâu…chi phụ này gồm hai loài và các loài phụ.            + Loài L. Peruvianum. Mill: loài này có nhiều biến dạng trong đó  có.  Var.   Cheesmanii   Riloey;  var.   Chessmaniifminor.C.H.Mull;  var.Dentatum Dum.          + Loài L. Hirsutum Humb.et.Bonpl: loài này gồm hai loài phụ  Var.  glabratum C.H. Mull và var. glandulosum C.H.Mull. có một vài tính trạng  có ý nghĩa trong chọn giống, các cơ  quan sinh trưởng phủ  một lớp lông  tơ. 1.1.3.  Đặc tính thực vật     Cà chua là cây một năm. Tuy nhiên trong điều kiện tối ưu nhất định cà  chua có thể là cây nhiều năm.    1.1.3.1. Hệ rễ      Cà chua có hệ  rễ  chùm, ăn sâu và phân nhánh mạnh, khả  năng phát   triển rễ  phụ  rất lớn. Trong điều kiện tối  ưu những giống tăng trưởng  mạnh có hệ rễ ăn sâu 1­ 1,5m và rộng 1,5­2,5m. Vì vậy cà chua chịu hạn  rất tốt. Khi cây rễ chính bị đứt, bộ rễ phụ phát triển và phân bố rộng nên   cây cũng chịu đựng được điều kiện khô hạn.Trong quá trình sinh trưởng,   hệ  rễ  chịu  ảnh hưởng lớn của điều kiện môi trường như  nhiệt độ  đất,  độ   ẩm…ở  nhiệt độ  đất thấp (14­160C) sự  phát triển rễ  chậm lại 15­20  ngày. Nhiệt độ đất cao (>350C) rễ cà chua phát triển bị trở ngại và có thể  bị chết. 1.1.3.2. Thân 6
  7.      Thân tròn thẳng đứng, mọng nước, phủ nhiều lông, khi cây lớn gốc   thân dần dần hoá gỗ. Thân mang lá và phát hoa.  Ở nách lá là chồi nách,  chồi nách ở các vị trí  khác nhau có tốc độ sinh trưởng và phát dục khác  nhau, thường chồi nách ở ngay dưới chùm hoa thứ nhất có khả năng sinh  trưởng mạnh và phát dục lớn so với các chồi nách gần gốc. Tuỳ  khả  năng sinh trưởng và phân nhánh các giống cà chua được chia làm 4 dạng  hình:   Dạng sinh trưởng hữu hạn: chiều cao từ 65­120cm    Dạng sinh trưởng vô hạn: Chiều cao cây từ  120­>200cm, thân sinh   trưởng mạnh  Dạng sinh trưởng bán hữu hạn: Chiều cao cây 65­95cm  Dạng lùn: cây thấp, chiều cao cây dưới 65cm, cây lùn mập, khoảng cách   giữa các lóng ngắn. 1.1.3.3. Lá       Lá cà chua là đặc trưng hình thái để  phân biệt giống này với giống  khác. Lá thuộc loại lá kép lông chim lẻ, mỗi lá có 3­4 đôi lá chét, ngọn lá   có một lá riêng gọi là lá đỉnh. Rìa lá chét đều có răng cưa nông hay sâu  tuỳ  giống, phiến lá thường phủ  lông tơ. Đặc tính lá của giống thường   thể hiện đầy đủ sau khi cây có chùm hoa đầu tiên.      Số lá là đặc điểm di truyền của giống, nhưng cũng bị ảnh hưởng của   nhiệt độ  trong quá trình hình thành. Khi hình thành 10 lá đầu tiên cần  nhiệt độ  trung bình hơn 130C, hình thành 20 lá cần nhiệt độ  trung bình  ngày đêm là 240C, nếu nhiệt độ thấp hơn 130C thì quá trình xuất hiện lá  mới sẽ chậm lại. 7
  8. 1.1.3.4. Hoa     Hoa mọc thành chùm, lưỡng tính, tự  thụ  phấn là chính. Sự  thụ  phấn  chéo  ở cà chua khó xảy ra vì hoa cà chua tiết nhiều tiết tố chứa alkaloid   độc nên không hấp dẫn côn trùng và hạt phấn nặng không bay xa được.  Số lượng hoa trên chùm hoa thay đổi tuỳ giống và thời tiết, thường từ 5­ 20 hoa. Màu sắc của cánh hoa thay đổi theo quá trình phát triển từ vàng xanh đến  vàng tươi rồi vàng úa. Hoa cà chua nhỏ, hoa đính vào chùm bằng một   cuống ngắn. Một lớp tế  bào riêng rẽ  hình thành  ở  cuống hoa, khi gặp   điều kiện không thuận lợi sẽ thúc đẩy quá trình hình thành tầng rời, lớp  tế bào sẽ khô héo và chết.   Cà chua có 3 loại chùm hoa: Đơn giản, trung gian và phức tạp.     Cà chua là loại cây có khả năng ra hoa nhiều nhưng tỉ lệ đậu quả thấp,  đặc biệt khi gieo trồng trong những điều kiện bất lợi. Nguyên nhân rụng  nụ, hoa rất phức tạp song chủ yếu do hình thành tầng rời, lớp tế bào bị  chết làm cho hoa rụng khỏi chùm. Số hoa trên cây là đặc điểm di truyền  của giống nhưng cũng chịu  ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, chất  lượng dinh dưỡng không đầy đủ, kỹ thuật chăm sóc….. 1.1.3.5. Qủa    Qủa thuộc loại mọng nước gồm: vỏ, thịt quả, vách ngăn và giá noãn.   Qủa cà chua được cấu tạo từ 2 đến nhiều ngăn. Số lượng quả trên cây là  đặc tính di truyền của giống và cũng chịu  ảnh hưởng của  điều kiện   ngoại cảnh, chất lượng dinh dưỡng không đầy đủ, kỹ thuật chăm sóc…    Số  lượng quả  thay đổi lớn từ  4­5 quả đến vài chục quả. Khối lượng  quả  có sự  chênh lệch đáng kể  giữa loài và trong loài từ  2­3g đến 200­ 300g. Trên cùng một giống cà chua, số  lượng quả và khối lượng quả có  8
  9. sự  tương quan nghịch: số  lượng quả  nhiều thì khối lượng quả  nhỏ  và  ngược lại. Số  lượng quả  trên cây cũng tương quan rất chặt đến năng  suất. Đây cũng là một trong những tính trạng quan tâm của các nhà chọn  tạo giống.     Hình dạng quả cà chua thay đổi từ  tròn, bầu dục đến dài. Vỏ  quả có   thể nhẵn hoặc có khía. Màu sắc của quả thay đổi tuỳ giống và điều kiện  thời tiết, thường màu sắc quả là màu phối hợp giữa màu vỏ  quả  và thịt  quả.    Chất lượng quả cà chua được thể hiện qua các chỉ tiêu: cấu trúc quả,  độ  rắn, tỉ  lệ  thịt/quả, tỉ  lệ  đường/ axit và sắc tố  quả. Sự  cân bằng về  đường và axit thể hiện hương vị thích hợp. 1.1.3.6. Hạt      Hạt cà chua nhỏ, nhiều lông, màu vàng sáng hoặc hơi tối. Hạt nằm  trong buồng chứa nhiều dịch bào kìm hãm sự  nảy mầm của hạt. Trung  bình có 50­350 hạt trong quả, trọng lượng 1000 hạt là 2,5­3g. 1.1.4. Gía trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế   Cà chua là loại rau quả quý được sử dụng rộng rãi trên thế giới hơn 150  năm   qua.   Trong   quả   chín   có   nhiều   chất   dinh   dưỡng   như   đường,  vitaminA, vitamin C và các chất khoáng quan trọng như  Ca, Fe, P, K,   Mg…[6]   Theo ED War, D.C Tigche LAAR (1989) thành phần hoá học trong quả  cà chua chín như sau: ­ Nước: 94 – 95% ­  Chất khô: 5 – 6% trong đó:     55% đường; 21% chất khô hoà  tan trong rượu, protein, xenlulozơ, pectin, polysaccarit; 7% chất  vô cơ; 5% các chất khác. 9
  10.     Theo   PGS.TS.   Hồ   Hữu   An   (2003­2006)   cho   thấy   thành   phần   dinh  dưỡng trong quả  cà chua phụ  thuộc rất nhiều yếu tố  như  thời vụ  gieo   trồng, giống và các biện pháp kĩ thuật gieo trồng.         Cà chua còn được sử dụng về mặt thẩm mỹ và y học: Cà chua có   thể  dùng để  chống tiêu chảy, chữa bỏng nắng, giảm đau, làm lành vết  thương. Cà chua còn làm thuốc tăng lực, bổ  gan và chống xơ  gan, sử  dụng cà chua hàng ngày giúp chúng ta tiêu hoá khi ăn nhiều mỡ động vật,  trứng, phomat…phòng được bệnh xơ  cứng thành mạch. Phụ  nữ  dùng  quả  cà chua đắp mặt hàng ngày làm cho da căng sáng, không nếp nhăn,   chống lão hoá.Trong cà chua còn chứa các amino axit (trừ triptophan), giá  trị dinh dưỡng của cà chua rất phong phú vì vậy hàng ngày mỗi người sử  dụng từ 100 – 200g cà chua sẽ thoả mãn nhu cầu vitamin cần thiết và các   chất khoáng chủ yếu. Lycopen có trong cà chua là chất chống oxi hoá tự  nhiên liên quan tới vitamin A đã được chứng minh có khả  năng ngăn  ngừa bệnh ung thư  tuyến tiền liệt, vì lycopen là chất có khả  năng ngăn  ngừa các gốc tự do gây ung thư.      Cà chua còn dùng để  làm tăng hương vị  của các món ăn và tạo cho   món ăn thêm hấp dẫn, cà chua có thể  chế  biến thành nhiều loại khác  nhau như cà chua cô đặc, nước cà chua, cà chua nguyên quả đóng hộp, cà  chua muối, dầm dấm, làm salat, mứt…[7]     Cà chua không chỉ là cây rau có giá trị kinh tế cao, nó còn là mặt hàng   xuất khẩu của nhiều nước trên thế  giới. Tuỳ  theo đặc điểm của từng   vùng sinh thái, tuỳ  mùa vụ, một sào bắc bộ  có thể  cho thu nhập từ  1­3  triệu đồng. Theo trung tâm khuyến nông quốc gia (31/03/2006) cà chua  10
  11. trái   vụ   ở   Thực   Đạt   (Hải   Dương)   thu   được   3­5   triệu/sào   (80   triệu  đồng/ha). Có thể  nói cà chua đã trở  thành cây xoá đói, giảm nghèo cho   người dân nơi đây. 1.2. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới     Cà chua đã trở  thành một trong những cây trồng thông dụng và được   trồng phổ biến, rộng rãi trên khắp thế giới. Nghiên cứu lịch sử trồng trọt   cho biết đến tận thế kỉ thứ 19, cà chua vẫn chỉ được trồng như một cây  cảnh nhờ  màu sắc đẹp của quả. Ngày nay, người ta đã biết ankaloid  trong quả cà chua là tomatin, một chất ít độc kể cả khi nó có hàm lượng  rất cao. Bởi vậy, sản xuất và sử dụng cà chua trên thế giới không ngừng   tăng lên. Từ  năm 1990 – 2001 diện tích trồng cà chua trên thế  giới từ  2.868,443 ha tăng lên 3.745,299 ha và sản lượng từ  76.022,112 tấn tăng  lên 100.259,346 tấn nhưng năng suất gần như không tăng. Phải chăng do  những  ứng dụng tiến bộ  kỹ  thuật mới vào trồng trọt, chăm sóc cà chua  chưa nhiều.    Trong những năm gần đây diện tích, năng suất và sản lượng cà chua   tăng lên thể hiện qua bảng sau     Bảng 2.1. Tình hình sản xuất cà chua trên thế giới 11
  12. Năm Diện tích  Năng suất  Sản lượng  (nghìn ha) (tấn/ha) (nghìn tấn) 2000 3.750,176 27.192 101.975,637 2001 3.745,229 26.770 100.259,346 2002 3.998,219 27.005 107.972,098 2003 4.188,389 27.921 116.943,619 2005 4.570,869 27.222 124426,995    Nguồn:theo thông kê của FAO (2000­2006) Thống kê của FAO cho thấy, diện tích cà chua trên thế  giới năm 2005   đạt 4.570,869 ha tăng gấp 1,4 lần so với năm 1995. Bảng 2.2: Sản lượng cà chua của thế giới và các nước dẫn đầu TT Quốc gia 1995 2000 2003 2005 1 Thế giới 87.592,093 108.339,598 116.943,619 124.426,995 2 Trung Quốc 13.172,494 22.324,767 28.842,743 31.644,040 3 Mỹ 11.784,000 11.558,800 10.522,000 11.043,300 4 Thổ Nhĩ Kỳ 7.250,000 8.890,000 9.820,000 9.700,000 5 Ấn Độ 5.260,000 7.430,000 7.600,000 7.600,000 6 Italy 5.182,000 7.538,100 6.651,505 7.087,016 7 Ai Cập 5.034,179 6.785,640 7.140,198 7.600,000 8 Tây Ban Nha 2.841,100 3.766,328 3.947,327 4.651,000 9 Braxin 2.715,016 2.982,840 3.708,600 3.396,767 10 Iran 2.403,367 3.190,999 4.200,000 4.200,000 11 Mêhico 2.309,968 2.086,030 2.148,130 2.800,115 12 Hy Lạp 2.064,160 2.085,000 1.830,000 1.713,580 12
  13. Nguồn:Thống kê của FAO (200­2006)   Qua bảng tổng kết cho thấy: Đến năm 2005 thì Trung Quốc vẫn luôn là  nước đứng đầu trên thế giới về diện tích và sản lượng cà chua, tiếp theo  là Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ.  Có thể thấy rằng cà chua đang là mặt hàng nông sản được sản xuất chủ  lực ở các nước ôn đới và á nhiệt đới. 1.2.2. Tình hình sản xuất cà chua ở Việt Nam       Ở  nước ta, cà chua được trồng trên 100 năm nay, diện tích trồng cà  chua hàng năm biến động 12.000  ­13.000 ha. Theo thống kê sơ  bộ  năm  2005 thì diện tích trồng cà chua cả nước là 23.354 ha tăng 3,34 lần so với  năm 2000 (6967 ha), với năng suất trung bình đạt 198 tạ/ha. Sản lượng   đạt 462,435 tấn. Năng suất cà chua  ở  nước ta nói chung còn thấp, chỉ  khoảng 60­65% so với năng suất bình quân của thế giới. Các vùng trồng   cà chua lớn nhất  ở nước ta là : Hải Dương, Nam Định, Bắc Giang, Lâm  Đồng… đây là những vùng trồng cà chua đạt năng suất cao nhất cả nước   ( năng suất ≥ 200 tạ/ha). Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng cà chua giai đoạn 2000­2005 Năm Diện tích Năng Suất Sản lượng (1000 ha) (tạ/ha) (1000 tấn) 13
  14. 2000 6,967 196,3 136,734 2001 11,492 156,4 179,755 2002 18,868 165,5 312,178 2003 21,628 164,1 354,846 2004 24,644 172,1 424,126 2005 23,354 198,0 462,435                Nguồn: Trích số liệu của tổng cục thống kê 2006      Ở nước ta, cây cà chua sinh trưởng và phát triển tốt nhất vào vụ đông,   mặc dù trong những năm gần đây có nhiều cố  gắng trong công tác chọn  giống và công nghệ  nhưng vụ  đông vẫn là vụ  chính cho sản lượng và  chất lượng cao nhất.    Trong cả  nước có khoảng 22 giống cà chua chủ  lực trong đó có 10  giống được sử dụng nhiều nhất với tổng diện tích 6253 ha tương đương  với 55% diện tích cả  nước đứng đầu là giống M383 sau đó đến giống  VL200, Tn002, Cà chua Mỹ, cà chua balan, Red crow, T42, VI2910 và  giống Trang Nông. 1.3. Khái quát về  các nghiên cứu sử  dụng đột biến trong chọn tạo   giống cây trồng 1.3.1. Ý nghĩa của đột biến trong công tác chọn tạo giống cây trồng     Chọn tạo giống cây trồng là một ngành khoa học cải tiến di truyền của  thực vật vì lợi ích của loài người [32]. Để  tạo ra nguồn biến dị mới với  các tính trạng mong muốn các nhà chọn tạo giống  phải áp dụng nhiều  biện pháp khác nhau như chọn lọc, lai giống, tạo đột biến, gây đa bội thể  14
  15. và gần đây nhất là áp dụng công nghệ sinh học trong chọn giống. Chọn  lọc là phương pháp cơ bản của chọn giống. Tuy nhiên, phương pháp chọn  lọc chỉ đưa lại kết quả khi quần thể ban đầu đa dạng về kiểu gen. Kết  quả  của các phương pháp chọn lọc chỉ  là thừa hưởng những kho tàng  biến dị có sẵn trong tự nhiên chứ không phải là tạo ra được những biến dị  mới.    Bằng các biện pháp lai tạo và gây đa bội thể thực nghiệm người ta đã  làm phong phú thêm nguồn biến dị trong tự nhiên. Một hiệu ứng đặc biệt  nhận được trong lai giống là ưu thế lai biểu hiện ở thế hệ F1. Tuy nhiên  ở cây trồng do đặc điểm cấu trúc hoa và hệ thống sinh sản của chúng gây  cản trở cho việc áp dụng tạo giống ưu thế lai (bất hợp lai, F1 không có  khả năng sống, F1 bất dục, sự suy nhược của con lai). Bằng các phương  pháp này ta cũng chỉ mới sử dụng một số ít gen trong hệ thống gen của  một cơ thể thực vật quá trình chọn lọc và lai tạo cũng phải trải qua một  khoảng thời gian khá dài.      Đột biến là cơ sở của tiến hoá hình thành nên các giống cây trồng, vật  nuôi mới. Đột biến là một con đường quan trọng dẫn đến việc làm tăng  sự biến dị trong cơ thể sinh vật, nó là sự biến đổi bất thường về vật chất  di truyền dẫn đến sự biến đổi một hoặc nhiều tính trạng và có thể được  di truyền cho thế hệ sau.  Đột biến gồm hai loại đột biến tự phát và đột  biến nhân tạo.      Đột biến tự phát là dạng đột biến xảy ra một cách ngẫu nhiên trong  tự   nhiên do những biến đổi thời tiết, khí hậu do những thay đổi về yếu tố địa  lý   15
  16. v.v…  Trong tự nhiên những biến đổi đột ngột do những biến động thời  tiết   khí   hậu, địa lý làm cho sinh vật mới thích nghi hơn với điều kiện sống qua quá  trình   tiến hoá hàng trăm, thậm trí hàng nghìn năm những giống cây trồng, vật  nuôi   mới này hình thành những đặc tính khác biệt so với giống cũ. Đột biến tự  phát   xảy ra trong tự nhiện có tần số rất thấp thường 10­9 nghĩa là khoảng 10  triệu   cá   thể mới xuất hiện một cá thể bị đột biến và không phải đột biến nào cũng  có   ý   nghĩa cho con người.        Đột biến nhân tạo: là đột biến xảy ra do các tác nhân (vật lý hoặc hoá  học)   gây đột biến được thực hiện bởi con người vì mục đích chọn giống. Nhờ  việc sử  dụng của các tác nhân gây đột biến người ta có thể tạo được các  giống mới trong  một khoảng thời gian ngắn và trong một phạm vi thí  nghiệm hẹp. Gây  đột biến là một phương pháp  để  bổ  sung nguồn gen  trong   chọn   giống   cây   trồng.           Sau những năm 1995, cùng với sự bùng nổ thông tin của công nghệ  thông tin đã có sự tăng cường trao đổi thông tin giữa các nhà khoa học về  việc không  chỉ  gây  đột biến  để  cải tiến giống cây trồng mà còn  ứng  dụng gây  đột biến  để  khám phá gen kiểm soát những tính trạng quan  trọng và tăng sự hiểu biết chức năng và cơ chế hoạt động của chúng,  16
  17. mà  còn   giải   mã  bản   chất  sinh  học   của  những biến  đổi  trong  chuỗi  ADN, sự tự sửa chữa các đột biến. Những nghiên cứu về đột biến đã có  những thay  đổi về  lượng và cả  về  chất, nghiên cứu tìm  hiểu tận gốc  những thay  đổi trong chuỗi ADN do những tác nhân  đột biến gây nên.  Thậm trí người ta có thể nghĩ đến gây bất hoạt gen nhờ đột biến nhằm  ức chế hoặc tạo ra một loại sản phẩm protein mới dẫn đến thay đổi chất  lượng của cây trồng.  1.3.2. Cơ sở di truyền của đột biến     Đột biến có thể xảy ra ở bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ tế bào nào. Các tác  động lên kiểu hình có thể là những biến đổi nhỏ nhất mà chỉ có thể phát  hiện bằng các  phương pháp phân tích phân tử  đến những biến  đổi lớn  dẫn đến thay đổi những quá trình cơ bản của tế bào dẫn đến có thể làm  chết tế bào hoặc cả cơ thể.       Đột biến có thể phân chia theo nhiều cách khác nhau. Ở các sinh vật đa  bào, sự phân biệt quan trọng dựa trên các dạng tế bào đầu tiên xảy ra đột  biến. Những đột biến xuất hiện ở các tế bào hình thành giao tử được gọi  là đột biến gen nhân (germ­ line mutations). Những đột biến xảy ra ở tế  bào   sinh   dưỡng  được   gọi   là  đột   biến   tế  bào   sinh   dưỡng   (somatic  mutations) hay còn gọi là  đột biến soma.  Đột biến soma có thể  tạo ra  một sinh vật vừa có các mô tế bào đột biến vừa có các mô bình  thường.  Hiện tượng này còn  được gọi là  đột biến khảm.  Đột biến tế  bào sinh  dưỡng có thể  không  được di truyền cho thế  hệ  sau.  Đối với cây nhân  giống vô tính thì tuỳ vào vị trí và phần trăm của mô sinh dưỡng người ta  có thể  phân lập  được hai hoặc ba loại  đột biến khác nhau.  Ở  các loài  thực vật bậc cao các đột biến soma có thể được nhân giống vô tính do đó  17
  18. vẫn có thể giữ lại được các đột biến này [34].       Dựa vào sự thay đổi cấu trúc di truyền đột biến được phân thành hai  loại đó là đột biến nhiễm sắc thể và đột biến gen. Đột biến nhiễm sắc  thể (NST) là sự  biến đổi về cấu trúc hoặc số lượng nhiễm sắc thể. Đột  biến có thể xảy ra ở một cặp NST nào đó hoặc ở toàn bộ các cặp NST.  Loại đột biến này phát sinh có thể  là do các tác nhân của ngoại cảnh (do  chất phóng xạ, hoá chất, sự biến đổi đột ngột của nhiệt độ) hoặc những  rối loạn của quá trình trao  đổi chất của nội bào  dẫn  đến sự  phân ly  không bình thường của các cặp NST.  Trường hợp NST trong tế bào sinh  dưỡng tăng lên thành bội số của n (nhiều hơn 2n) được gọi chung là thể  đa bội. Tế bào đa bội có lượng ADN tăng gấp bội, quá trình tổng hợp  các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ do đó kích thước tế bào lớn hơn. Cơ  thể đa bội thường có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu  tốt. Hiện tượng  đa  bội khá phổ  biến  ở  thực vật và  đã  được  ứng dụng  hiệu quả  trong chọn giống cây trồng.  Đột biến NST có các dạng mất  đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn, chuyển đoạn.        Đột biến gen là những biến đổi về số lượng, thành phần, trật tự các  cặp nucleotide xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. Sự biến đổi  về cấu trúc phân tử  của gen có thể  dẫn tới biến  đổi cấu trúc của một  loại protein do gen  đó  mã hoá và cuối cùng dẫn  đến biến  đổi  ở  kiểu  hình. Ngoài những đột biến gen xảy ra trên ADN của NST còn xảy ra đột  biến ADN của các bào quan như ty thể, lạp thể có thể gây ra những biến  dị di truyền theo dòng mẹ.  1.3.3. Các tác nhân gây đột biến  18
  19.      Bằng chứng về các tác nhân ngoại cảnh có thể làm tăng tỉ lệ đột biến  được   công bố vào năm 1927 bởi Hermann Muller, ông đã chứng minh tia X  là tác nhân gây đột biến ở ruồi giấm. Kể từ đó một số lượng lớn các tác  nhân gây đột biến được khám phá và được phân thành hai loại đó là tác  nhân vật lý và tác nhân hoá học [35].        Ngay từ những năm 1940 Auerbach và Robson dã khẳng định một số  hoá chất có khả năng gây đột biến. Trước những năm 60 của thế kỉ XX  trên thế  giới  người ta mới sử  dụng các tác nhân gây  đột biến hoá học.  Ngày nay có đến hàng chục nhóm chất hoá học hoặc hàng ngàn dẫn xuất  của chúng có khả năng gây đột biến nhưng nếu xét về phương thức tác  dụng chúng có thể được chia thành năm nhóm như sau:  ­ Các chất kìm hãm sự  tổng hợp của các bazơ  nitơ, tham gia vào thành  phần axit nucleic dẫn đến việc hình thành các gốc không bình thường gây  ra sự đột biến. Các chất này gồm có: coephin, ethyluretan, theobromin…  ­ Các chất  đồng  đẳng của bazơ  nitơ  như  5­ bromuracil (đồng  đẳng của  thymin),  2­aminopurin (đồng  đẳng của adenin) tham gia vào thành phần  DNA cũng có thể gây đột biến.  ­Các   hợp   chất   alkyl   hoá   như  EI   (ethyleneimin),   EMS  (ethylmethanesulfonate). Các hợp chất này có khả  năng alkyl hoá các  nhóm  phosphate   trong   phân   tử  ADN   cũng   như  các   bazơ  purin   hay  pyrimidine dẫn đến sự đột biến.  ­ Các chất ôxi hoá khử và các gốc tự do như peroxyt, HNO2, aldehyt… gây  đột  biến   liên   quan  đến   sự  dezamin   hoá   các   gốc   purin   và  pyrimidine của ADN và ARN.  19
  20. ­ Các chất nhuộm màu thuộc nhóm acridin, các chất này khi phản  ứng  với ADN thì tạo thành một phức hệ làm rối loạn sự tái sinh bình thường  của ADN.  Tác nhân gây  đột biến vật lý là những dạng tia phóng  xạ. Muller và  Xapeghin là những người  đầu tiên  đưa ra khả  năng sử  dụng tia phóng xạ  để  nâng  cao tần số  đột biến  ở  cây trồng. Sau  đó  phương pháp chọn giống mới này đã thu hút được sự chú ý của nhiều  người đặc biệt là các nhà di truyền chọn giống của Liên Xô, Đức, Nhật,  Thuỵ Điển…Có rất nhiều dạng tia phóng xạ và nguồn phóng xạ cho  các nhà chọn gống lựa chọn. Bên cạnh tia cực tím một số các tia phóng  xạ ion hoá như tia X, tia gamma, hạt alpha, beta, hạt proton, neutron, ion  beam có thể  giải phóng nguồn năng lượng dưới dạng hạt hoặc sóng  điện từ có thể gây ra tổn thương sinh học cho tế bào. Những tổn thương  sinh học do phóng xạ gây ra được hình thành qua hai con đường:   ­ Phóng xạ tác động trực tiếp xảy ra ở phân tử ADN và gây ra đột biến  gen.    ­ Phóng xạ tác động gián tiếp, nó được các các phân tử khác trong tế bào  hấp thụ,  sau  đó các năng lượng này hoặc các sản phẩm của nó  được  truyền vào ADN dẫn đến biến đổi về cấu trúc ADN.     Tia phóng xạ có tác dụng khác nhau đến thực vật tuỳ thuộc vào kiểu  phóng xạ, liều lượng phóng xạ, đặc tính di truyền của giống, trạng thái  sinh lý sinh hoá của bộ phận được xử lý và một yếu tố của môi trường  bên ngoài [35].  1.4. Ứng dụng của phương pháp gây đột biến trong nghiên cứu   chọn giống 1.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2