intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh

Chia sẻ: Minh Lộ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:92

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Qua luận văn, người viết muốn làm rõ hơn giá trị tư tưởng nghệ thuật trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh, những phương diện góp phần làm nên nét riêng độc đáo của nhà văn nữ này. Thông qua việc phân tích so sánh đối chiếu với một số truyện ngắn đương đại, luận văn góp phần ghi nhận những đóng góp của cây bút trẻ này đối với sự phát triển của truyện ngắn nước nhà trong toàn cảnh văn chương đương đại.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM  ĐINH THỊ HỒNG HẠNH ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thái Nguyên, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM  ĐINH THỊ HỒNG HẠNH ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Tuấn Anh Thái Nguyên, 2012 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận văn khoa khọc: “Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh” với các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác, hoàn toàn là công trình nghiên cứu của tôi. Tác giả Đinh Thị Hồng Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  4. ii LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Vũ Tuấn Anh - người thầy đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu để em có thể hoàn thành luận văn này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các thầy cô giáo Khoa Ngữ Văn, khoa Sau Đại học - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể gia đình, bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên tôi trong suốt thời gian qua! Trong quá trình thực hiện luận văn do còn hạn chế về mặt thời gian, kinh phí cũng như trình độ chuyên môn nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, cùng bạn bè! Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2012 Tác giả Đinh Thị Hồng Hạnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  5. iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ............................................................................................................ i Lời cảm ơn...............................................................................................................ii Mục lục ...................................................................................................................iii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1- Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2- Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 3- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5 4- Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 6 5- Cấu trúc luận văn ........................................................................................... 7 6- Đóng góp của luận văn .................................................................................. 7 PHẦN NỘI DUNG ................................................................................................ 8 Chƣơng 1: CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH ................................................................................................... 8 1.1. Cảm hứng bao quát: Khi người ta trẻ ......................................................... 8 1.2. Phơi bày những mâu thuẫn trong cuộc sống và xung đột tâm lý của tuổi trẻ thời đại ................................................................................................. 17 1.3. Tuổi trẻ đương đại: Sự chọn lựa và dấn thân ............................................ 24 Chƣơng 2: CÁC KIỂU DẠNG NHÂN VẬT TIÊU BIỂU TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH...................................................... 30 2.1. Kiểu nhân vật nhiều trải nghiệm .............................................................. 31 2.2. Nhân vật cô đơn, hoài nghi, bất lực .......................................................... 37 2.3. Nhân vật cá tính, “góc cạnh” .................................................................... 44 2.4. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................. 48 2.4.1. Xây dựng nhân vật thông qua những điểm cá biệt. ............................... 49 2.4.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật ....................................................... 52 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  6. iv Chƣơng 3: ĐẶC ĐIỂM NGÔN TỪ, GIỌNG ĐIỆU TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH ....................................................................... 58 3.1. Ngôn ngữ nhà văn (người kể chuyện)....................................................... 58 3.2. Ngôn ngữ nhân vật .................................................................................... 61 3.2.1. Ngôn ngữ đối thoại ................................................................................ 62 3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại ................................................................................ 66 3.3. Giọng điệu ................................................................................................. 69 3.3.1. Cảm hứng phê phán chi phối và làm nên giọng điệu châm biếm, mỉa mai, suồng sã ............................................................................................. 71 3.3.2. Giọng điệu dằn vặt, hoài nghi, bất lực ................................................... 76 PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 80 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 84 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1- Trong sự vận động của văn xuôi đương đại, truyện ngắn mặc dù là một “thể loại nhỏ” nhưng lại phát triển khá mạnh mẽ và dành được nhiều thành tựu rõ nét. Truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới gây được sự chú ý của đông đảo độc giả bởi hàng loạt những cây bút trẻ với sức viết dồi dào và không ngừng sáng tạo. Đây là thời kì trong giới cầm bút có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân. Mỗi người viết đều muốn có những tìm tòi riêng về tư tưởng và nghệ thuật. Vì thế, trong đời sống văn học xuất hiện hàng loạt cá tính, phong cách độc đáo. 2- Mỗi nghệ sĩ cảm nhận về thế giới hiện thực khách quan khác nhau nên sự tái hiện, phản ánh cũng khác nhau. Căn cứ duy nhất để khảo sát, nhận diện bức tranh hiện thực của họ chính là tác phẩm nghệ thuật. Dấu ấn riêng là nền tảng để họ xây dựng thế giới nghệ thuật của mình, tạo ra những dấu hiệu thẩm mĩ độc đáo làm nên phong cách nhà văn. Phan Thị Vàng Anh là một trong những nhà văn trẻ của nền văn học Việt Nam hiện đại bên cạnh những tên tuổi nổi bật như Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Thị Thu Huệ, Ngô Phan Lưu vv... Tuy mới xuất hiện nhưng Phan Thị Vàng Anh đã được nhiều người biết đến với nhiều thể loại khác nhau như thơ ca, truyện ngắn, kịch bản phim, tiểu phẩm, tạp bút...và gần đây nhất là thể loại phim tài liệu hiện đại. Trong gương mặt đa năng ấy luôn hiện diện một cây bút sắc sảo, tinh tế và đầy tinh thần đương đại. Chỉ trong một thời gian ngắn Phan Thị Vàng Anh đã liên tiếp nhận được nhiều giải thưởng cho tác phẩm thuộc các thể loại : Giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994 cho tập truyện Khi người ta trẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  8. 2 Giải nhất truyện rất ngắn của tạp chí Thế Giới Mới -1995 cho tác phẩm Hoa muộn. Giải thưởng của Hội nhà văn Hà Nội cho tập thơ Gửi VB. 3- Chọn đề tài Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, luận văn muốn làm nổi bật giá trị tư tưởng cũng như nghệ thuật độc đáo trong sáng tác của nhà văn trẻ này. II- LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 1- Phan Thị Vàng Anh sinh năm 1968, là con gái của nhà thơ Chế Lan Viên và nhà văn Vũ Thị Thường. Tốt nghiệp Đại học Y Khoa, trở thành bác sĩ đa khoa, song Phan Thị Vàng Anh lại chọn cho mình con đường văn chương. Một tài năng trẻ, một cây bút nhà nòi sớm định hình ngay từ tập truyện đầu tay, Phan Thị Vàng Anh đã và đang trở thành cây bút sáng giá của văn học Việt Nam đương đại, góp phần tạo nên diện mạo mới cho văn chương từ sau 1986. Phan Thị Vàng Anh đến với văn học đầu tiên là làm thơ, viết nhiều và viết rất tự nhiên. Vàng Anh viết truyện in báo Khăn Quàng Đỏ. Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Y Khoa, Vàng Anh cho xuất bản tập truyện Khi người ta trẻ và tập truyện lập tức gây dư luận. Cuốn này được tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 1994. Hai năm sau chị trở thành hội viên Hội nhà văn. Phan Thị Vàng Anh từng được đánh giá “là một cây bút truyện ngắn biến ảo, lúc trang nghiêm, lúc sắc ngọt, lúc đắm đuối....Văn Phan Thị Vàng Anh là lối văn tung phá mang dấu ấn của kẻ trưởng thành...” (15.6). “Vàng Anh có sự tư duy chính xác...tư duy của nàng nhanh như tia chớp, sắc như dao và nhọn hoắt như một cây kim...”. Các tác phẩm chính: Khi người ta trẻ ( Tập truyện 1993) đã được dịch và xuất bản tại Pháp. Ở nhà (Truyện vừa- 1994) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  9. 3 Hội chợ ( Tập truyện- 1995) Nhân trường hợp chị Thỏ bông( Tản văn dưới bút danh Thảo Hảo) Gửi VB( Tập thơ- 2006) Trong phường Thành Công, có làng Thành Công( Phim tài liệu) Phát huy được ưu thế của thể loại truyện ngắn là ngắn gọn, linh hoạt, nhanh nhạy, tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh đã gây được tiếng vang trước hàng ngàn độc giả. Nó luôn áp sát hiện thực cuộc sống, phản ánh và nêu ý kiến của nhà văn trước những vấn đề xã hội mới mẻ, nóng bỏng đang đặt ra hàng ngày, hàng giờ. Văn phong súc tích mà sắc sảo, thâm thuý. Việc nghiên cứu tác phẩm của nhà văn giúp chúng ta có thêm cơ sở khoa học để khẳng định sự thành công của cây bút trẻ này. 2- Sáng tác văn chương nói chung, truyện ngắn nói riêng từ thập kỉ 90 trở lại đây đã được khởi sắc bởi những người viết trẻ. Họ chính là lực lượng hùng hậu và rất quan trọng để tạo nên luồng gió mới cho các sáng tác văn học thế kỉ XXI. Do vậy, những tác phẩm vừa ra đời của các nhà văn cũng đều là mối quan tâm của độc giả và giới phê bình. Phan Thị Vàng Anh là một trong số những nhà văn mà các tác phẩm vừa được xuất bản đã thu hút ngay sự chú ý của dư luận. Tác giả Bùi Việt Thắng trong “ Truyện ngắn hôm nay” đã có cái nhìn khái quát khá đầy đủ về truyện ngắn đương đại. Ông cho rằng trong lĩnh vực sáng tác truyện ngắn có bốn thế hệ đang cùng chung sức tôn tạo nên một nền truyện ngắn Việt Nam thời hiện đại. Với sức trẻ họ hăm hở say sưa viết như một thôi thúc nội tâm tâm cháy bỏng không cưỡng lại được. Nhận xét về con người Phan Thị Vàng Anh, tác giả Lê Hoàng trong chuyên mục Làng văn nghệ có viết : “Vàng Anh là một thiếu nữ không đẹp cũng không xấu, không béo cũng không gầy, không cao cũng không thấp, không trắng cũng không đen. Nhưng chắc chắn rằng không ngu mà thông minh. Thậm chí quá thông minh...hãy cẩn thận khi tranh luận với nàng....Vàng Anh có sự tư duy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  10. 4 chính xác mà tất cả đàn ông đều thèm khát. Tư duy của nàng nhanh như tia chớp, sắc như dao và nhọn hoắt như một cây kim”. Lê Hoàng đánh giá rất cao về con người, tính cách, tài năng Phan Thị Vàng Anh. Sáng tác của Phan Thị Vàng Anh ngay từ khi ra đời đã nhận được không ít ý kiến đánh giá từ phía các nhà phê bình cũng như bạn đọc. Tác giả Huỳnh Phan Anh trong cuốn Không gian và khoảnh khắc văn chương viết: “Hai tập truyện ra đời trong khoảng cách hai năm, mỏng mảnh như nhau, bao gồm những truyện thường ngắn, có khi rất ngắn, bấy nhiêu cho một thế giới đang hình thành, sinh sôi nảy nở, một thế giới không ngớt trở về trên những trang giấy đang kêu gọi, bổ sung cho nhau, vẫn là nó nhưng không đơn giản là nó, bởi nó luôn được vén mở, soi rọi thêm, nó luôn tìm kiếm những bến bờ và những chiều sâu mới”. Truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh có những khác lạ về kết cấu, xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, ngôn từ, giọng điệu...Chính sự khác lạ ấy ít nhiều tạo nên một “hiện tượng văn học” của giới cầm bút trẻ. Qua truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, chúng ta thấy được khả năng quan sát và khái quát hoá hiện thực cuộc sống bằng sự cảm nhận giàu tính triết lí. Văn phong trẻ trung, hiện đại, ngôn ngữ đa thanh phong phú. Nhà văn Nguyễn Khải từng khen Phan Thị vàng Anh một câu ngắn: “Nguyễn Huy Thiệp mặc váy”. Tác giả Huỳnh Như Phương, Vương Trí Nhàn…cũng có những bài viết ghi nhận và đánh giá cao tài năng của Phan Thị Vàng Anh. 3- Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh cũng là đối tượng nghiên cứu của một số luận văn Thạc sĩ như Phong cách truyện ngắn hai cây bút nữ Phan Thị Vàng Anh và Nguyễn Ngọc Tư ( tác giả Ngô Thị Diễm Hồng- ĐHSP Hà Nội 2009), Cảm hứng giễu nhại trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh ( tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng- ĐHSP Hà Nội 2006). Nhìn chung, các bài báo, công Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  11. 5 trình nghiên cứu kể trên đều đề cập đến con người và sáng tác của chị, nhưng chưa thực sự đi sâu nghiên cứu các phương diện biểu hiện cái nhìn và những suy ngẫm của nhà văn trẻ đối với cuộc sống hiện đại, hay những nét độc đáo trong nghệ thuật truyện ngắn của chị. Thực hiện luận văn Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh chúng tôi mong muốn một lần nữa đưa ra một cách phân tích khoa học nhằm góp phần nhận diện và khẳng định những đặc điểm mang tính cách tân về nhiều phương diện trong nghệ thuật truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, một nhà văn trẻ đã đem lại cho văn xuôi đương đại một diện mạo mới phong phú hơn, đa dạng hơn. Các công trình của những người đi trước đã giúp chúng tôi có thêm tư liệu và gợi ý cho chúng tôi thực hiện đề tài này. III- ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1- Đối tƣợng nghiên cứu Từ thập niên 90 đến nay, Phan Thị Vàng Anh vẫn là một cây bút viết khỏe và sắc sảo. Cùng với Y Ban, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Bích Thúy…, Phan Thị Vàng Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu làm nên diện mạo văn xuôi hiện đại. Là một bác sĩ viết văn, Phan Thị Vàng Anh không chỉ viết truyện ngắn mà còn viết phóng sự, sáng tác thơ, truyện vừa, truyện dài…Song truyện ngắn là thể loại mà chị sáng tác nhiều và thành công hơn cả. Tìm hiểu thể loại truyện ngắn sẽ giúp chúng ta bao quát được phần lớn các tác phẩm hiện có của nhà văn nữ này, cũng là một thể loại thể hiện rõ hơn cả sức sáng tạo nghệ thuật của nhà văn. Nghiên cứu truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, chúng tôi dựa vào các tập truyện ngắn đã xuất bản, cụ thể: - Khi người ta trẻ- Tập truyện ngắn- 1993. - Ở nhà- Truyện vừa - 1994 - Hội chợ- Tập truyện ngắn - 1995. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  12. 6 2- Nhiệm vụ nghiên cứu Chọn đề tài Đặc điểm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, dựa vào các phạm trù cơ bản của thi pháp và đặc trưng thể loại truyện ngắn, chúng tôi tập trung vào các nhiệm vụ cơ bản sau: a) Làm sáng tỏ cảm quan nghệ thuật khá đặc trưng và riêng biệt về cuộc sống và con người của nhà văn trẻ Phan Thị Vàng Anh trong bối cảnh thời kì đổi mới. b) Hệ thống hóa và phân tích các kiểu dạng nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. c) Phân tích nghệ thuật ngôn từ và giọng điệu trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Thông qua đó, luận văn muốn làm sáng tỏ thế giới nghệ thuật của nhà văn, những nét riêng của thế giới nghệ thuật ấy trong toàn cảnh văn học đương đại. IV- PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chọn các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp hệ thống: Đặt các tác phẩm truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong một cái nhìn hệ thống, luận văn sẽ nhận diện đặc điểm cơ bản trong tác phẩm của Phan Thị Vàng Anh, những đóng góp của nhà văn trong văn học thời kì đổi mới. - Phương pháp phân loại, thống kê: Được sử dụng trong quá trình liệt kê, phân loại nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu… - Phương pháp phân tích: Chúng tôi vận dụng các phạm trù thi pháp để phân tích cảm quan nghệ thuật, sự thể hiện các kiểu dạng nhân vật, nghệ thuật xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  13. 7 - Phương pháp so sánh: Chúng tôi đặt truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh trong văn học giai đoạn đổi mới. Từ đó, so sánh truyện ngắn của chị với truyện ngắn trong văn học trước 1975 và một số tác giả thời kì đổi mới để chỉ ra nét tương đồng và khác biệt của truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. Các phương pháp trên không tách rời mà được vận dụng, kết hợp đan xen trong quá trình thực hiện đề tài. V- CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, luận văn được triển khai thành 3 chương: 1- Chương 1: Cảm hứng chủ đạo trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. 2- Chương 2: Các kiểu dạng nhân vật tiêu biểu trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. 3- Chương 3: Ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh. VI- ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Qua luận văn, người viết muốn làm rõ hơn giá trị tư tưởng nghệ thuật trong sáng tác của Phan Thị Vàng Anh, những phương diện góp phần làm nên nét riêng độc đáo của nhà văn nữ này. Thông qua việc phân tích so sánh đối chiếu với một số truyện ngắn đương đại, luận văn góp phần ghi nhận những đóng góp của cây bút trẻ này đối với sự phát triển của truyện ngắn nước nhà trong toàn cảnh văn chương đương đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  14. 8 PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CẢM HỨNG CHỦ ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN PHAN THỊ VÀNG ANH 1- Cảm hứng theo tiếng Hy Lạp là pathos, dùng để chỉ một tình cảm sâu sắc nồng nàn, một trạng thái hưng phấn cao độ về tư duy. Cảm hứng được thể hiện cao nhất khi nhà văn bắt đầu viết, nhưng có thể bàng bạc trong hầu hết các khâu của quá trình sáng tác. Hay nói một cách khác, nhu cầu bộc lộ giải thoát tình cảm cộng với năng lực tưởng tượng dẫn đến sự thôi thúc sáng tạo của nhà văn được gọi là cảm hứng. Các tác giả của văn học đã tổng kết những quan niệm của các nhà nghiên cứu mĩ học để đưa ra một khái niệm tổng quát về cảm hứng chủ đạo: “Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt say đắm, xuyên suốt của tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định, gây tác động đến cảm xúc người tiếp nhận....Cảm hứng chủ đạo đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố nội dung tác phẩm. Đây là mức căng thẳng cảm xúc mà nhờ đó nghệ sĩ khẳng định các nguyên tắc thế giới quan của mình trong đó...”( 54.39) Như vậy, cảm hứng nghệ thuật là một phương diện đặc thù của nội dung tác phẩm. Nó là tư tưởng tình cảm và thái độ của người nghệ sĩ khi đứng trước những vấn đề của cuộc sống. Với Phan Thị Vàng Anh, truyện ngắn của chị vừa thể hiện cảm hứng khái quát triết lí về cuộc sống, vừa bộc lộ cái nhìn trực diện tinh tế, sâu sắc của một nhà văn trẻ. 1.1. Cảm hứng bao quát: Khi người ta trẻ Có những khoảng cách của thế hệ dẫn đến suy nghĩ khác nhau, cách hành xử khác nhau và sở thích, tâm tư nguyện vọng cũng khác nhau. Song, ai cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  15. 9 nhận ra rằng khi tuổi đời còn trẻ con người có đầy nhiệt huyết, đam mê, hoài bão, thậm chí có những ước mơ ngông cuồng nhưng lại chứa đầy ý tưởng sáng tạo. Người trẻ dám làm những điều mạo hiểm, đột phá để biến cái không thể thành có thể. Khi còn trẻ, chúng ta phơi phới sức xuân, tràn đầy năng lượng và có thể lan truyền nhiệt huyết tới những người xung quanh. Và điều quan trọng là người trẻ sẵn sàng đương đầu với mọi thử thách và dám gánh chịu mọi trách nhiệm về sau. Bỏ lại sau lưng những hồ nghi, lo ngại của công chúng về một thế hệ nhà văn trẻ xuất hiện sau 1975 với những tác phẩm mới hoàn toàn về nội dung và hình thức, về những biểu hiện thực dụng, vô cảm, ngại khó khăn gian khổ…các tác giả trẻ vẫn thỏa sức vẫy vùng trong biển trời văn chương, vẫn cứ mạnh dạn bộc lộ khát vọng và đam mê cháy bỏng vì sự tiến bộ của bản thân, vì sự phát triển của đất nước. Sự nỗ lực của họ đã được đền đáp, hầu hết bạn đọc trong và ngoài nước đều biết đến và công nhận những đóng góp của họ. Văn đàn Việt Nam đã dần xuất hiện nhiều hơn những cái tên mới lạ. Các nhà nghiên cứu phê bình văn chương đã dần hướng ngòi bút của mình về phía thế hệ nhà văn trẻ để ghi nhận những thành công mà họ đã đạt được. Tiến sĩ Nguyễn Thị Bình trong công trình nghiên cứu về những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975 đã cho rằng: “Tuổi trẻ nhạy cảm với cái mới và sớm được hít thở làn gió dân chủ lại nhập cuộc hầu như cùng “cơ chế thị trường”, họ công khai chống lại các thứ quy tắc bảo thủ, lỗi thời, các quy phạm, thói trịnh trọng cứng đờ, tính giáo huấn, những húy kị, tóm lại là những gì trói buộc cá tính” (30.32). Ở những tác phẩm văn chương đương đại, các tác giả trẻ đều gửi gắm những tâm sự, trải lòng với tình yêu, cuộc sống, hạnh phúc cùng khổ đau. Họ phơi bày mình đến tận cùng bản ngã và cá tính. Điều đáng nói nhất là tất cả họ đều gặp nhau ở một điểm: sự say mê sáng tác. Chính cuộc sống hiện đại đã cho họ có được cái nhìn đa chiều để rồi trở thành điểm tựa cho cảm hứng sáng tác Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  16. 10 văn chương. Cảm hứng Khi người ta trẻ được tìm thấy trong các sáng tác của những nhà văn đương đại như Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Y Ban, Dương Hướng….Mặc dù mỗi nhà văn có những cách thể hiện riêng độc đáo về chi tiết, về góc nhìn, về khả năng quan sát và sáng tác, song, ở họ điểm chung đó là mang hơi thở và nhịp đập của tuổi trẻ, những suy nghĩ quyết đoán, dám nghĩ dám làm, dám công khai lên tiếng trước các vấn đề xã hội. Thậm chí một số tác phẩm còn cho thấy sự nhìn nhận lại mọi giá trị của cuộc sống, bỏ qua những gì được coi là chuẩn mực của xã hội mà trước kia ông cha ta dày công đúc kết. Từ những trang viết của Phan Thị Vàng Anh, người đọc bắt gặp một lớp trẻ có diện mạo khác, mà nét căn bản là một đời sống tinh thần sâu sắc, tinh tế, được ánh sáng văn hóa và tinh thần đổi mới hướng dẫn. Họ là hình ảnh đảo ngược của lớp trẻ thực dụng, song họ cũng không phải là lớp trẻ non nớt bồng bột, thậm chí họ còn có vẻ già trước tuổi. Không phải ngẫu nhiên Phan Thị Vàng Anh lại chọn cho thiên truyện cái tên Khi người ta trẻ; hơn nữa nó còn được chọn làm nhan đề của cả một tập truyện ngắn. Cảm hứng không chỉ liên quan đến sự lựa chọn nhân vật mà dường như tác giả còn muốn cho người đọc thấy được cách hình dung của mình về đời sống và một cách hiểu độc đáo về nghệ thuật. Mỗi nhà văn phải là một điểm nhìn, một cách quan sát, một chỗ đứng mà chỉ riêng nhà văn đó có. Phan Thị vàng Anh đã tìm cho mình được vị thế riêng bởi xuất phát từ cái nhìn đa chiều về cuộc sống và phản ánh nó rất rõ trong sáng tác của mình. Mỗi tác phẩm của chị thể hiện một góc nhìn, một suy nghĩ, một phán quyết riêng. Cảm hứng bao quát xuyên suốt toàn bộ truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh là sự hoài nghi về cuộc sống. Phải chăng đó là tâm trạng chung của con người hiện đại? Phan Thị Vàng Anh tuổi đời còn trẻ nhưng chị nhìn cuộc đời và con người không hề dễ dãi và giản đơn theo chiều thuận của quy luật. Trước mắt chị cuộc sống muôn mặt đa chiều và con người cũng lắm hình nhiều vẻ. Phan Thị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  17. 11 Vàng Anh nhận thấy có những con người tồn tại trên đời thật vô nghĩa, không ước mơ hoài bão, không màng tương lai, hạnh phúc, sống thờ ơ lãnh đạm và cứ thế mình dần trở nên nhạt nhòa trước cuộc sống giống như kẻ vô danh. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến con người vốn trẻ trung đầy khát vọng và hoài bão lại trở nên bi quan hoài nghi về cuộc sống là do chính họ đã nhận ra, đối diện với thói hư tật xấu và sự bon chen ích kỉ, giả dối của người đời. Trong truyện ngắn Hoa muộn, nhân vật Hạc không biết tại sao mình luôn buồn, luôn chán nản cô đơn và trong tình yêu lại là người quá vô duyên “không giữ ai được quá một năm”. Đặc biệt, Hạc chẳng bao giờ đề ra cho mình một cái đích hay một mục tiêu để phấn đấu, tình cảm của Hạc không dành cho ai, cô chưa thực sự yêu thương một ai, thậm chí ngay cá nhân mình. Hạc không muốn bị ràng buộc bởi hai chữ “nghĩa vụ” và “trách nhiệm”. Hạc không thiết tha gì với cuộc sống này do vậy mà cô chẳng bận tâm tìm hiểu nó. Hạc là một con người ích kỉ, ích kỉ với cuộc đời, với mọi người xung quanh thậm chí ích kỉ với cá nhân mình. Đó là một trong những hiện tượng đáng lo ngại cần phải thay đổi, nhất là trong cuộc sống hiện nay. Tương tự như vậy, Khanh trong “Nhật ký” cũng chỉ thấy dửng dưng khi đối diện với cuộc sống. Trong học tập, Khanh thấy “hoàn toàn trống rỗng trong đầu”. Còn với bạn bè, khi Loan hốt hoảng báo: “Con Thùy đụng xe ngoài ngã ba, gãy chân rồi!” thì Khanh vừa mở cửa vừa hỏi: “Hồi nào? Xe gì đụng? Nặng không?”, vừa tự phân tích cảm giác thật sự của mình. “Tôi hơi ngượng vì đằng sau những câu hỏi dồn dập đó, tôi hoàn toàn dửng dưng, sự dửng dưng mà tôi cố đẩy ra không được…Tôi đã kể với Nguyện chuyện này. Nguyện nhìn tôi lo âu: “Không hay tí nào, như vậy là mất tính người, là đang chết đấy”. Khanh đang chết dần ngay trong khi còn sống, cô chẳng cảm thấy rung động trước một vự vật hay sự việc gì, không vui cũng chẳng buồn, cứ lửng lơ. Thầy giáo khuyên nên viết nhật kí để ghi lại cái điều đáng ghi trong ngày. “Tôi đã phải coi chừng bởi đêm qua, sau khi ghi ngày Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  18. 12 tháng vào trang đầu của sổ nhật ký, tôi đã không biết viết gì thêm. Hôm qua ở giảng đường, tôi đến và chép bài, rồi ra chơi, rồi chép, rồi cà phê, chiều lại cà phê, tối về học một chút, học thuộc lòng, có gì đáng ghi nhận vào đây? Và tôi xé trang đầu, lên giường đi ngủ”. Cô hoài nghi về trạng thái tâm lý của chính mình, không biết vui cũng chẳng biết buồn, không có xúc cảm trước một sự kiện nào. Cô thấy mình trở nên cô đơn lạc lõng với mọi người xung quanh. Nhân vật Thái Anh trong Phục thiện đã từng từ bỏ trường học cũ với hy vọng tìm được một môi trường mới để kì công “phục thiện”. Nhưng sau một thời gian cô mới thấy rằng môi trường mới cũng chẳng khác gì thậm chí còn tệ hơn. Cô đã nhận ra lối sống giả dối có mặt khắp mọi nơi, cả chốn học đường, trong gia đình và ngoài xã hội. Điều đó khiến cô đâm ra nghi ngờ tất cả không biết nên tin vào ai, vào điều gì. Đã có lúc cô tỏ ra buông xuôi chẳng buồn nghĩ đến, song bởi cô là con người, mà con người thì phải suy nghĩ. Chính vì vậy, mỗi lần suy nghĩ cô lại rơi vào trạng thái thất vọng tràn trề, cô day dứt về cuộc sống, về thân phận con người. Chấp nhận nó hay đấu tranh chống lại thói giả dối ấy quả thật khó. Sự giả dối còn xuất hiện trong truyện ngắn Chị em họ khi nhà văn để cho nhân vật Hà tự bộc lộ qua những buổi đến lớp, ở nhà, đặc biệt sự kiện được lên truyền hình của Hà đã lột tả được tất cả sự giả dối đó. Trên truyền hình Hà tỏ ra chăm chỉ ngoan ngoãn, siêng năng, đoàn kết, song sự thật hoàn toàn ngược lại. Điều đáng nói là nhà văn đã chỉ ra sự giả dối của thế hệ học sinh trong học đường, thật đáng lo ngại khi nó được mặc nhiên thừa nhận và trở thành xu thế phổ biến trong giới trẻ. Ta còn bắt gặp lối sống giả dối bon chen ích kỉ ở nhiều truyện ngắn khác như Vỹ trong Khi người ta trẻ, Lâm trong Sau những hẹn hò, người cha trong Kịch câm…Tất cả tạo ra một tâm lí bất ổn cho con người muốn sống nghiêm túc, đúng đắn trong xã hội đó. Những giá trị tinh thần bị đảo lộn, tình yêu vốn được coi là tình cảm thiêng liêng bỗng chốc bị đem ra làm trò đùa hay Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  19. 13 là thứ để lợi dụng lẫn nhau hòng thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Tình cảm gia đình bị xem nhẹ, những đạo lí luân thường của cha ông ta cũng bị làm cho hoen ố. Trong thế giới truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, người đọc còn nhận thấy cuộc sống hiện đại với những lo toan bộn bề, những tính toán riêng về vật chất cũng như nhu cầu của con người đã chi phối mọi mối quan hệ xã hội. Mỗi nhân vật đều có hoàn cảnh sống riêng biệt và hầu hết đều xuất hiện ở thời điểm hiện tại. Mỗi con người là một mảnh vỡ vụn vặt, là sự rời rạc không thể kết nối, không thể phân loại. Thái Anh, một cô bé nữ sinh lớp 11 trong truyện ngắn “Phục thiện” vì ngang bướng một mình một quan điểm nên không tìm thấy sự đồng cảm ở các bạn trong lớp, cô bé đã chuyển trường để “phục thiện” những cuối cùng cũng không khá hơn. Thái Anh đã phát hiện ra rằng cuộc sống xung quanh không giống như những điều mình mong muốn. Hoàn trong truyện ngắn “Truyện trẻ con” hiện đang là sinh viên, tuổi đời mười chín đôi mươi lại mơ màng ngày đêm vì chuyện nên yêu người lớn tuổi hay đáp lại tình cảm của một anh bạn học cùng. Nhân vật Xuyên trong “Khi người ta trẻ” đã chấp nhận cuộc sống “ một gà hai mề”, yêu người đã có vợ để rồi chọn cái chết để bảo vệ tình yêu ấy. Đó quả thật là một kết cục bi thảm, một bài học cho những người trẻ tuổi trong cuộc sống hôn nhân và gia đình. Hai nhân vật Bá và Thảo gặp nhau trong “Hội chợ”, sáu ngày bên nhau và “Bá chỉ cần tung ra một nắm câu ỡ ờ là tình yêu đã có thể nảy mầm nhanh như cỏ”. Câu chuyện đặt ra vấn đề niềm tin của con người vào cuộc sống và tình yêu, cứ tin, hãy tin dù đó chỉ là một hy vọng mong manh. Truyện ngắn Kịch câm được bắt đầu bằng sự kiện đứa con gái lớn đã phát hiện cha nó có bồ, cuộc sống của một gia đình nặng nề trôi qua từng ngày. Tuổi trẻ vốn nhạy bén đã nhận ra ngay cơ hội: Từ đó đứa con gái lớn tự cho mình cái quyền “là một người vai vế trong nhà, nó sẽ được tự do, tự do tiếp bạn bè và chiều tối thoải mái đi chơi và nhất là nó đã có cái cớ để đổ tội cho những sai lầm nếu có sau này…”. Cha nó, một người đàn ông vốn luôn sống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
  20. 14 trong quan niệm cứng nhắc, áp đặt và nạn nhân là mẹ con nó phải chịu đựng như những tên nô lệ thời phong kiến. Nó không ngờ cha nó lại là kẻ đạo đức giả. Câu chuyện đặt ra vấn đề nhân cách và sự đổi thay nhân cách của con người dẫn đến sự bất ổn trong gia đình, tạo tiền đề cho những tội lỗi mà con người sẽ gây ra. Những nỗi đau câm lặng như thế xuất hiện trong nhiều truyện ngắn của Phan Thị Vàng Anh. Song các nhân vật trẻ tuổi gặp nhau một điểm, đó là đề cao con người cá nhân. Điều này cho thấy, cảm hứng Khi người ta trẻ đã chi phối hoàn toàn, từ nhân vật còn rất trẻ, từ môi trường hoạt động của tuổi trẻ đến tính cách, xử sự trong quan hệ con người. Họ dám nghĩ dám làm, dám lên tiếng khẳng định mình giữa chốn đông người, giữa tập thể. Chính vì thế nên ở một số truyện, vai trò các nhân được đẩy đến tận cùng tới mức bản thân họ cũng không thể chia sẻ được với chính mình. Hoàn trong “Truyện trẻ con” chỉ vì đọc một cuốn sách nói về tình yêu giữa một cô bé và một người đàn ông lớn tuổi mà nảy ra ý định “phải có một người lớn để yêu và phải hơn tôi nhiều tuổi để áp dụng cách xưng hô của truyện”. Cô cố lục lọi trong trí óc xem bạn của cha mình có ai lý tưởng để thực hiện kế hoạch của mình không. Tìm được chú Bằng- người mới bị vợ bỏ nhưng người đàn ông như thế mới từng trải! Cô tìm cách gặp, tiếp xúc với chú nhưng rồi ngày càng thấy hình ảnh của Tường- cậu bạn trai cùng lứa xuất hiện trong đầu. Người đọc cảm nhận được một sự phân thân của nhân vật khi Hoàn suy đoán, dò xét, khi muốn khám phá và theo đuổi những bí ẩn trong tình cảm của con người mà Tường dành cho mình. Cuối cùng bản thân cô cũng không thể hiểu nổi tình cảm thực sự của mình dành cho ai nữa. Xuyên trong “Khi người ta trẻ” đã bỏ qua tất cả những người đàn ông đến với mình chân thành để rồi chìm ngập trong tình yêu với Vỹ, một “công tử Bạc Liêu đã có một kẻ già nhân ngãi non vợ chồng dưới Long Xuyên”. Với suy nghĩ “chơi cho vui vậy thôi, đi với ai, ngủ với ai cũng được, em không quan tâm”. Cứ như vậy, khi Vỹ nhạt dần thì lại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0