intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển Scylla serrata (Forsskal, 1775) giai đoạn Zoea đến Megalope

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong ương nuôi ấu trùng cua biển; góp phần xây dựng quy trình ương nuôi hoàn thiện hơn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp: Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển Scylla serrata (Forsskal, 1775) giai đoạn Zoea đến Megalope

  1. i ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ NU HOA ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN THỜI GIAN BIẾN THÁI VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG CUA BIỂN Scylla serrata (Forsskal, 1775) GIAI ĐOẠN ZOEA ĐẾN MEGALOPE LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN HUẾ - 2015 ĐẠI HỌC HUẾ PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ NU HOA ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN VÀ MẬT ĐỘ ĐẾN THỜI GIAN BIẾN THÁI VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG CUA BIỂN Scylla serrata (Forsskal, 1775) GIAI ĐOẠN ZOEA ĐẾN MEGALOPE LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Mã số: 60.62.03.01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN DUY QUỲNH TRÂM HUẾ - 2015 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, khách quan chưa ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả Nguyễn Thị Nu Hoa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả quý Thầy Cô Khoa Thủy sản Trường Đại học Nông Lâm Huế, những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức hữu ích và quý báu trong suốt thời gian học tập tại trường. Những kiến thức đó sẽ là hành trang mang theo trong suốt sự nghiệp sau này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn với lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Nguyễn Duy Quỳnh Trâm đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và định hướng cho tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp này trong thời gian qua. Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám đốc Viện Nghiên cứu và phát triển - Trường Đại học Nông Lâm Huế, KS. Nguyễn Khoa Huy Sơn - Phó Viện trưởng cùng toàn thể kỹ sư, công nhân đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và thực hành Nuôi trồng thủy sản đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Sau cùng tôi dành lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè đã luôn tạo điều kiện, động viên quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã cố gắng song vẫn còn những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn nên không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy Cô và các anh chị học viên. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 1 tháng 10 năm 2015 Tác giả Nguyễn Thị Nu Hoa PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................... vii MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Mục đích của đề tài ............................................................................................... 1 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 1 Những điểm mới của đề tài ................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 2 1.1 Đặc điểm sinh học của cua biển ...................................................................... 2 1.1.1. Hệ thống phân loại ...................................................................................... 2 1.1.2. Phân bố ........................................................................................................ 2 1.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo ngoài ................................................................ 3 1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng .................................................................................. 3 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng .................................................................................. 5 Tập tính sống ......................................................................................................... 6 1.1.6. Đặc điểm sinh sản ....................................................................................... 7 1.2. Tổng quan về thức ăn trong nuôi trồng thủy sản ......................................... 10 1.2.1. Vai trò của thức ăn tự nhiên đối với nuôi trồng thủy sản ......................... 10 1.2.2. Sơ lược về Artemia ................................................................................... 11 1.2.3. Thức ăn nhân tạo trong ương nuôi cua biển.............................................. 12 1.3. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng ương nuôi cua biển trong nước và trên thế giới ................................................................................................................. 12 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng ương nuôi cua biển trên thế giới ... 12 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về dinh dưỡng ương nuôi cua biển trong nước ..... 15 1.4. Tình hình nghiên cứu về mật độ trên thế giới và trong nước trong ương nuôi cua biển................................................................................................................ 17 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. iv CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 20 2.1. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 20 2.2. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu .............................................. 20 2.2.1.Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 20 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 20 2.2.3. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 20 2.2.4. Khách thể nghiên cứu................................................................................ 20 2.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 20 2.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.................................................................. 21 2.4.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 24 2.4.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi .................................... 27 2.4.4. Phương pháp chăm sóc và quản lý ............................................................ 29 2.4.5. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 30 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................... 31 3.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của tỷ lệ thay thế Artemia bằng thức ăn công nghiệp đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển Scylla serrata giai đoạn Zoea đến Megalope ............................................................................. 31 3.1.1. Biến động các yếu tố môi trường nước ..................................................... 31 3.1.2. Thời gian biến thái của ấu trùng ............................................................... 35 3.1.3. Tỷ lệ sống của ấu trùng ............................................................................. 36 3.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của mật độ ương đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển Scylla serrata giai đoạn Zoea đến Megalope .......... 40 3.2.1. Biến động các yếu tố môi trường nước ..................................................... 40 3.2.2. Thời gian biến thái của ấu trùng ............................................................... 44 3.2.3. Tỷ lệ sống của ấu trùng ............................................................................. 45 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................. 47 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 47 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 49 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ctv : Cộng tác viên DO : Hàm lượng Oxy hòa tan H : Giờ HUFA : Acid béo không no mạch dài (Highly unsaturated fatty acid) LC50 : Nồng độ gây chết cho 50% số động vật thử nghiệm (Lethal concentration at 50% endpoint) L : Lít Me : Giai đoạn Megalope NT : Nghiệm thức NT1 : Nghiệm thức 1 NT2 : Nghiệm thức 2 NT3 : Nghiệm thức 3 NT4 : Nghiệm thức 4 NT5 : Nghiệm thức 5 pH : Độ pH TACN : Thức ăn công nghiệp TAN : Tổng đạm amôn (Total Ammonia Nitrogen) TLS : Tỷ lệ sống Z1 : Giai đoạn Zoea 1 Z2 : Giai đoạn Zoea 2 Z3 : Giai đoạn Zoea 3 Z4 : Giai đoạn Zoea 4 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các giai đoạn thành thục của cua cái ................................................... 7 Bảng 1.2. Các giai đoạn của ấu trùng cua biển (Scylla sp) .................................. 9 Bảng 2.1. Tỷ lệ thay thế thức ăn nauplius Artemia bằng thức ăn công nghiệp.. 21 Bảng 2.2. Thời gian cho ăn hằng ngày trong quá trình thí nghiệm ................... 22 Bảng 2.3. Hóa chất và liều lượng sử dụng trong quá trình thí nghiệm .............. 24 Bảng 2.4. Thành phần dinh dưỡng thức ăn F1 ................................................... 26 Bảng 2.5. Thành phần dinh dưỡng thức ăn Lansyport ....................................... 26 Bảng 2.6. Các chỉ số môi trường được đo trong quá trình thí nghiệm ............... 27 Bảng 3.1. Biến động một số yếu tố môi trường nước ........................................ 31 Bảng 3.2. Thời gian biến thái các giai đoạn ấu trùng từ Zoea 1 - Megalope (h) 35 Bảng 3.3. Tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển qua các giai đoạn biến thái (%) ....... 37 Bảng 3.4. Biến động một số yếu tố môi trường nước ........................................ 40 Bảng 3.5. Thời gian biến thái của ấu trùng cua biển qua các nghiệm thức (h) .. 44 Bảng 3.6. Tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển qua các nghiệm thức (%) .............. 45 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Hình thái, cấu tạo ngoài của cua biển Scylla serrata ............................ 2 Hình 1.2. Vòng đời của cua biển Scylla sp (Trương Trọng Nghĩa, 2004) .......... 6 Hình 2.1. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ thay thế Artemia bằng thức ăn công nghiệp đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển ...................................................................................................................... 22 Hình 2.2. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ương đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển ...................................................... 23 Hình 2.3. Sơ đồ chuẩn bị nước phục vụ thí nghiệm ........................................... 25 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 1 MỞ ĐẦU Cua biển Scylla serrata là loài đã được nuôi nhiều ở các vùng biển từ Bắc vào Nam, với phẩm chất thịt ngon, được thị trường ưa chuộng, là đối tượng có giá trị kinh tế. Nhưng hiện nay nguồn cua biển ngoài tự nhiên ngày càng cạn kiệt do khai thác bừa bãi trong khi nhu cầu trên thị trường ngày càng tăng (Trần Viết Mỹ, 2011) [12]. Để đảm bảo nguồn giống cho các hoạt động nuôi thương phẩm và giảm bớt áp lực khai thác tự nhiên thì nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo cần được quan tâm và phát triển (Phạm Thị Tuyết Ngân, 2005) [13]. Artemia và Rotifer là 2 loại thức ăn tươi sống được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong các trại sản xuất cua giống, tuy nhiên, khi nuôi 2 loại thức ăn này cần bổ sung tảo nên rất tốn kém cả về kinh phí và thời gian (Baylon, 2009) [33]. Thừa Thiên Huế có chế độ nhiệt độ biến động mạnh, nhiệt độ cao nhất lên tới 40 - 41oC, nhiệt độ thấp nhất dưới 10oC. Biên độ nhiệt trung bình hàng năm gần 10oC (Nguyễn Thanh, 2005) [29]. Chính vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt đó nên việc nuôi tảo làm thức ăn cho Rotifer gặp nhiều khó khăn, chi phí sản xuất giống tăng và tốn kém thời gian. Vì vậy, cần cải tiến quy trình bằng cách đưa các loại thức ăn tổng hợp có sẵn trên thị trường để thay thế tảo tươi và Rotifer là cần thiết. Bởi một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến tỷ lệ sống và chất lượng của ấu trùng cua là thức ăn (Djunaidah và ctv, 2003) [38]. Từ cơ sở trên, để nâng cao hiệu quả sản xuất giống cua biển nhằm phục vụ cho nghề nuôi cua biển ở tỉnh Thừa Thiên Huế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng cua biển Scylla serrata (Forsskal, 1775) giai đoạn Zoea đến Megalope”. Mục đích của đề tài Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong ương nuôi ấu trùng cua biển; góp phần xây dựng quy trình ương nuôi hoàn thiện hơn. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thêm cơ sở dữ liệu và thông tin khoa học về ảnh hưởng của thức ăn và mật độ đến tỷ lệ sống, thời gian chuyển giai đoạn của ấu trùng cua biển giai đoạn Zoea đến Megalope trong điều kiện thí nghiệm. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên ngành và có thể ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất trong các trại sinh sản nhân tạo cua biển hiện nay tại tỉnh Thừa Thiên Huế và các địa phương lân cận. Những điểm mới của đề tài Đây là một nghiên cứu mới bổ sung thức ăn công nghiệp trong quy trình ương nuôi cua biển Scylla serrata (Forsskal, 1775) ở tỉnh Thừa Thiên Huế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 2 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Đặc điểm sinh học của cua biển 1.1.1. Hệ thống phân loại Cua biển có tên tiếng Anh là Mud - Crab, Green Crab, hay Mangrove Crab; tên tiếng Việt gọi là cua biển, cua sú, cua xanh, cua bùn (Trần Viết Mỹ, 2011) [12]. Theo Forsskal (1775) loài Scylla serrata được phân loại theo hệ thống phân loại như sau: Ngành: Arthropoda Lớp: Crustacea Bộ: Decapoda Họ: Portunidae Giống: Scylla Loài: Scylla serrata Forsskal Hình 1.1. Hình thái, cấu tạo ngoài của cua biển Scylla serrata 1.1.2. Phân bố Scylla serrata là loài phân bố rộng nhất và tìm thấy tại Tây Ấn Độ Dương, Nhật Bản và các đảo ở Nam Thái Bình Dương như Nam Phi, Biển Đỏ, Úc, Philippines, Đài Loan, Nhật Bản, các đảo ở Thái Bình Dương (Fuji, Đảo Solomon, New Caledonia và PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 3 Tây Samoa) (Keenan và ctv, 1998) [50]. Nó phân bố rộng ở các vùng nước lợ, mặn, chất đáy là bùn hoặc cát bùn có ở Indonesia, Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Nam Phi, Australia và ở vùng biển nước ta trong các ao, đầm nước lợ (Ruscoe, 2003) [48]. Cua biển thích sống ở nơi có nhiều thực vật thuỷ sinh, có những vùng bán ngập, có bờ để đào hang, tìm nơi trú ẩn, nhất là thời kỳ lột xác. Vùng rừng ngập mặn cửa sông ven biển có nhiều cua sinh sống (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. 1.1.3. Đặc điểm hình thái cấu tạo ngoài Cua biển là loài có kích thước lớn, có thân hình dẹp theo hướng lưng bụng. Toàn bộ cơ thể được bao bọc trong lớp vỏ kitin dày và có màu xanh lục hay vàng sẫm. Cơ thể cua được chia thành hai phần phần đầu ngực và phần bụng (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. Phần đầu ngực: Phần đầu và phần ngực của cua dính liền với nhau, ranh giới giữa các đốt không rõ ràng. Căn cứ vào phần phụ mang trên đó mà biết được số đốt tạo thành. Đầu gồm 5 đốt mang mắt, anten và các phần phụ miệng. Ngực gồm 8 đốt mang các chân hàm và các chân bò. Mặt lưng của phần đầu ngực được bao bọc trong giáp đầu ngực (mai cua) (Hoàng Đức Đạt, 2004) [2]. Mặt bụng của phần đầu ngực có các tấm bụng và làm thành vùng lõm ở giữa để chứa phần bụng gập vào. Cua đực có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc của đôi chân bò thứ 5 và dính vào đó một dương vật ngắn. Cua cái có 2 lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3 (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. Phần bụng: Gồm 7 đốt với các phần phụ bị tiêu giảm nằm gấp lại dưới phần đầu ngực (yếm cua) làm cho cua thu ngắn chiều dài và gọn lại giúp cho cua bò được dễ dàng. Ở con cái chưa trưởng thành, phần bụng hơi vuông, sau khi lột xác tiền giao vĩ yếm trở nên tròn. Phần bụng của cua đực hẹp dần về phía sau có dạng hình tam giác. Ở con cái các đốt bụng 1, 2, 7 khớp động với nhau, các đốt bên và các đốt khác bất động. Ở con đực các đốt bụng 1, 2, 5, 6 khớp động với các đốt bên. Lỗ hậu môn của con đực và cái đều nằm ở cuối cùng (Hoàng Đức Đạt, 2004) [2]. 1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng Hill (1979) đã quan sát thấy rằng thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cua gồm 50% là nhuyễn thể, 21% là giáp xác, ít khi thấy cá xuất hiện trong ống tiêu hóa của cua. Ông kết luận cua không thích nghi tốt với việc bắt những con mồi di động [42]. Theo Sheen (2000) cho rằng nhu cầu về thành phần cholesterol trong thức ăn nhằm cải thiện tỉ lệ sống và tăng trưởng đối với cua Scylla serrata, vì thế nhu cầu cholesterol trong khẩu phần ăn tối ưu là 0,5% [62]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 4 Tuy nhiên, tính ăn của cua biến đổi tùy theo giai đoạn phát triển của chúng: - Giai đoạn ấu trùng: Cua thích ăn thực vật và động vật phù du. Trong điều kiện nuôi cho ăn với nhiều loại thức ăn khác nhau như tảo, luân trùng, Artemia và cả thức ăn viên có kích thước nhỏ. - Giai đoạn cua con, tiền trưởng thành và trưởng thành: Chuyển dần sang ăn tạp như rong to, giáp xác, nhuyển thể, cá hay ngay cả xác chết động vật. Cua có tập tính trú ẩn vào ban ngày và kiếm ăn vào ban đêm, chủ yếu trên đáy biển, tuy nhiên đôi khi cũng bơi trên mặt nước. Nhu cầu thức ăn của chúng khá lớn nhưng chúng có khả năng nhịn đói 10 - 15 ngày ở trên cạn trong điều kiện ẩm ướt (Hill, 1975) [41]. Cua con 2 - 7 cm ăn chủ yếu là giáp xác, cua 7 - 13 cm thích ăn nhuyễn thể và cua lớn hơn thường ăn cua nhỏ, cá…(Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. - Một nghiên cứu tiếp theo của Hill (1980) cho rằng ở giai đoạn Megalope chúng có tập tính ăn thịt lẫn nhau bởi vì lúc này cơ thể chúng đã xuất hiện cặp càng. Khi thiếu thức ăn, cua biển ăn lẫn nhau. Cua khỏe hơn tấn công cua yếu hơn, cắn gãy càng, vỡ mai rồi ăn thịt. Tính hung dữ đó có từ ấu trùng Megalope cho đến cua trưởng thành [43]. Trong sản xuất giống nhân tạo thức ăn tươi sống được Brick (1974) đã sử dụng các loại thức ăn tự nhiên bao gồm tảo Chlorella.sp, Brachionus, Zooplankton và Artemia để ương ấu trùng Scylla serrata [35]. Ấu trùng cua được cho ăn với nhiều loại thức ăn khác nhau: Luân trùng, Artemia và thức ăn viên kích thước nhỏ. Khác với cua lớn hoạt động nhiều về đêm, ấu trùng cua có tính hướng quang rất mạnh và có thể dùng ánh sáng để kích thích chúng bắt mồi. Còn thức ăn để nuôi cua thịt gồm cá, tôm, cua, nhuyễn thể, tảo sợi và các loại phế phẩm từ nhà bếp, lò mổ, xưởng đông lạnh. Cua nuôi thịt hoặc nuôi vỗ được cho ăn mồi chết còn tươi có nguồn gốc động vật (tôm, tép, cá, hai mảnh vỏ, mực có kích thước nhỏ) (Nguyễn Trọng Nho và ctv, 2006) [16]. Cua có đôi mắt kép rất phát triển có khả năng phát hiện mồi hay kẻ thù từ bốn phía và có khả năng hoạt động mạnh về đêm. Khứu giác cũng rất phát triển giúp phát hiện mồi từ xa. Cua di chuyển theo lối bò ngang. Khi phát hiện kẻ thù, cua lẩn trốn vào hang hay tự vệ bằng đôi càng to và khỏe (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. Trong điều kiện nuôi, nhiệt độ và độ mặn là hai yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tính ăn và hoạt động của cua (Manjulatha và Babu, 1998) [54]. Theo Hill (1980), cường độ dinh dưỡng cao nhất và hoạt động của cua Scylla serrata xảy ra ở khoảng 25oC và khi nhiệt độ giảm xuống thấp 20oC thì tính ăn và hoạt động của cua giảm rõ rệt [43]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 5 Trong điều kiện nuôi khẩu phần ăn hằng ngày của ấu trùng và cua con cần được bổ sung acid béo và cholesterol để nâng cao tỷ lệ sống và tăng trưởng. Youzhu và ctv (2001) báo cáo rằng nâng cao hàm lượng acid eicosapentaenoic (EPA) và acid decoxahexaenoid (DHA) sẽ làm tăng tỷ lệ sống và tăng trưởng của ấu trùng cua Scylla serrata [71]. 1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng Cua cũng như các loài giáp xác khác, chúng lột xác để biến thái và tăng trưởng. Cua đực tăng trưởng nhanh hơn cua cái và tốc độ tăng trưởng của cua đực khoảng 1,3 g/ngày, trong khi đó cua cái tăng trưởng 0,9 g/ngày (Manganpa và ctv, 1987) [53]. Sự sinh trưởng của cua chịu ảnh hưởng rất nhiều vào các điều kiện môi trường (nhiệt độ, pH, độ mặn, chất lượng nước...) cho đến thành phần thức ăn trong thủy vực. Theo Ong (1966), tăng trưởng trung bình của cua Scylla ở điều kiện tự nhiên nhanh hơn so với điều kiện ương nuôi trong phòng thí nghiệm, mặc dù chất lượng nước trong phòng thí nghiệm tốt hơn [59]. Lột xác và tái sinh Quá trình phát triển cua trải qua nhiều lần lột xác biến thái để lớn lên. Thời gian giữa các lần lột xác thay đổi theo từng giai đoạn, ấu trùng có thể lột xác trong vòng 2 - 3 hoặc 3 - 5 ngày/lần. Cua lớn lột xác chậm hơn nửa tháng hay một tháng một lần. Sự lột xác của cua có thể bị tác động bởi 3 loại kích thích tố: Kích thích tố ức chế lột xác, kích thích tố thúc đẩy lột xác và kích thích tố điều khiển hút nước lột xác [19]. Đặc biệt, trong quá trình lột xác cua có thể tái sinh lại những phần đã mất như chân, càng…Cua thiếu phụ bộ hay phụ bộ bị tổn thương thường có khuynh hướng lột xác sớm hơn nên có thể ứng dụng đặc điểm này vào trong kỹ thuật nuôi cua lột (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. Sinh trưởng và lớn lên Chu kì sống của các loài cua biển theo Heasman (1980) được trích dẫn bởi Lee (1992) gồm 4 giai đoạn: Giai đoạn ấu trùng, giai đoạn cua con (chiều rộng mai 20 - 80 mm), giai đoạn tiền trưởng thành (chiều rộng mai 70 - 150 mm) và giai đoạn trưởng thành (chiều rộng mai 150 mm trở lên) [52]. Tuổi thọ trung bình của cua từ 2 - 4 năm qua mỗi lần lột xác trọng lượng cua tăng trung bình 20 - 50%. Kích thước tối đa của cua biển có thể từ 19 - 28 cm với trọng lượng từ 1 - 3 kg/con. Thông thường trong tự nhiên cua có kích cỡ trong khoảng 7,5 - 10,5 cm. Với kích cỡ tương đương nhau về chiều dài hay chiều rộng giáp đầu ngực (carapace) thì cua đực nặng hơn cua cái (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 6 Tập tính sống Vòng đời cua biển trải qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn có tập tính sống, cư trú khác nhau (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]: - Ấu trùng Zoea và Megalope: Sống trôi nổi và nhờ dòng nước đưa vào ven bờ biến thái thành cua con. - Cua con: Bắt đầu sống bò trên đáy và đào hang để sống hay chui rúc vào gốc cây, bụi rậm đồng thời với việc chuyển từ đời sống trong môi trường nước mặn sang nước lợ ở rừng ngập mặn, vùng cửa sông hay ngay cả vùng nước ngọt trong quá trình lớn lên. - Cua đạt giai đoạn thành thục: Có tập tính di cư ra vùng nước mặn ven biển sinh sản. Cua có khả năng bò lên cạn và di chuyển rất xa. Đặc biệt, vào thời kỳ sinh sản cua có khả năng vượt cả rào chắn để ra biển sinh sản. - Ấu trùng Zoea thích hợp với độ muối từ 25 - 30‰, cua con và cua trưởng thành thích nghi và phát triển tốt trong phạm vi 2 - 38‰. Tuy nhiên, trong thời kỳ đẻ trứng đòi hỏi độ mặn từ 22 - 32‰. Cua biển là loài phân bố rộng, tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất từ 25 - 30oC. Cua chịu đựng pH từ 7,5 - 9,2 và thích hợp nhất là 8,2 - 8,8. Cua thích sống nơi nước chảy nhẹ, dòng chảy thích hợp nhất trong khoảng 0,06 - 1,6 m/s (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. Hình 1.2. Vòng đời của cua biển Scylla sp (Trương Trọng Nghĩa, 2004) [68] Eyespot eggs: Trứng xuất hiện điểm mắt; Zoea 1: Ấu trùng Zoea 1; Zoea 5: Ấu trùng Zoea 5; Megalope: Ấu trùng Megalope; Crab 1: Giai đoạn cua con. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 7 1.1.6. Đặc điểm sinh sản Tuổi thành thục Cua biển thành thục sinh dục vào khoảng 1 - 1,5 tuổi. Lúc này chiều rộng của vỏ khoảng 10 cm và khối lượng thân trên dưới 150 g (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. Theo Prasad (1989), cua Scylla paramamosain chỉ tham gia sinh sản khi chiều rộng mai đạt từ 120 - 180 mm. Thêm vào đó, không như cua đực, cua cái không bao giờ đạt đến 100% độ thành thục ở bất cứ kích cỡ nào [60]. Theo Lê Vay (2001) sự thành thục của cua biển tuỳ theo từng loài khác nhau [51]. Bảng 1.1. Các giai đoạn thành thục của cua cái Giai đoạn Đặc điểm thành thục Chưa thành thục, tuyến sinh dục mỏng và trong suốt, bụng có hơi dạng Giai đoạn I tam giác. Đường kính trứng 0,01 - 0,06 mm. GSI thấp và dưới 0,5%. Tuyến sinh dục đang phát triển, noãn sào có màu trắng kem hay vàng. Giai đoạn II Chiếm 1/4 diện tích gan tụy. Đường kính trứng 0,10 - 0,30 mm. GSI dao động 0,5 - 1,5%. Cua đang thành thục. Noãn sào nở rộng, chiếm khoảng 1/2 - 3/4 diện Giai đoạn III tích gan tụy. Noãn sào có màu cam. Đường kính trứng 0,40 - 0,90 mm. GSI từ 2,5 - 8,0%. Túi chứa tinh lồi lên. Noãn sào màu cam hay đỏ, nở rộng chiếm hết diện tích gan tụy và cả khoang ruột. Có thể nhìn thấy màu vàng từ phía sau Giai đoạn IV giữa giáp đầu ngực và yếm. Đường kính trứng 0,7 - 1,30 mm. GSI đạt 15,85%. Cua sẵn sàng đẻ trứng. (Nguồn: Nguyễn Cơ Thạch, 2000) [27] Hoạt động giao vĩ Trước khi lột xác để giao vĩ một vài ngày, có thể cua cái tiết ra loại hoormon để quyến rũ con đực, lúc này cua đực sẽ bơi về phía cua cái và bắt cặp từng đôi, chúng dùng 3 đôi chân bò ôm lấy mặt lưng của con cái và cùng di chuyển với nhau trong khoảng vài ngày; khi con cái sắp sửa lột xác để chuẩn bị giao vĩ thì con đực sẽ rời con cái và tiếp tục bơi theo con cái. Giao vĩ chỉ thực sự xảy ra khi con cái vừa mới lột xác xong, cơ thể còn rất mềm, lúc này con đực dùng chân bò lật ngửa con cái, phần bụng (yếm) của chúng mở về phía sau và áp vào nhau, cơ quan giao cấu của con đực có hình dạng mũi kiếm nằm ở gốc chân bụng thứ nhất sẽ gắn vào 2 lỗ sinh dục của con cái PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 8 nằm ở gốc chân bò thứ 3 của mặt bụng giáp đầu ngực (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. Sau khi giao phối, con đực mang con cái dưới bụng trong thời gian một vài ngày cho đến khi con cái cứng vỏ có khả năng tự bảo vệ thì lập tức chúng tách nhau ra và con đực tìm nơi lẩn trốn nếu không sẽ bị chính con cái đó ăn thịt. Việc bảo vệ con cái lúc còn mềm vỏ là đặc tính di truyền của loài nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. Sau khi giao vĩ tinh trùng được lưu giữ lại ở 2 hốc chứa tinh nằm bên trong, phía sau tim con cái, trong khoảng thời gian khá dài từ một đến hai tháng để thụ tinh khi con cái đẻ trứng (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. Sự đẻ trứng và thụ tinh Sau khi giao vĩ cua cái không ngừng tích lũy chất dinh dưỡng thông qua quá trình đồng hoá nhờ lấy thức ăn từ môi trường ngoài và trong cơ thể diễn ra hàng loạt các quá trình sinh hóa được thực hiện trong buồng trứng để tạo nên tế bào trứng từ những noãn bào còn non đến trạng thái thành thục. Sự phân bào giảm nhiễm được hoàn thành trong thời gian tạo trứng và tích luỹ noãn hoàng (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. Khi đẻ cua cái nằm ở đáy, các chân bò bám vào nền đáy để nâng cơ thể lên, phần bụng cua mở về phía sau, hai hàng chân bụng dựng lên, các phiến lông tơ của chân bụng ở vị trí thuận lợi để sẵn sàng kết dính trứng. Trứng chín tách khỏi màng polycul rơi vào xoang miệng của 2 ống dẫn trứng và chảy theo ống dẫn trứng đổ về 2 lỗ đẻ nằm đối xứng nhau ở gốc chân bò 3, ngay lập tức nhờ sự hoạt động nhịp nhàng của các đôi chân bụng mà không dính lẫn nhau (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. Trứng cua có 2 lớp màng, lớp ngoài cùng có khả năng tạo thành cuống trứng để dính vào các lông tơ và làm nhiệm vụ bảo vệ, lớp trong mỏng hơn, giữa 2 lớp có khoảng trống. Thời gian đẻ trứng của cua có thể kéo dài từ 30 - 120 phút. Không phải toàn bộ trứng đẻ ra bám được vào chân bụng của cua cái, một số trứng đáng kể không dính vào chân bụng cua. Số lượng trứng của cua đẻ rất lớn. Một cua cái có trọng lượng 300 g có thể đẻ và mang trên 1 triệu trứng. Trong mùa sinh sản một Cua cái có thể đẻ trứng nhiều lần (đến 3 lần). Trứng lúc đẻ ra có đường kính trung bình 300 µm (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2009) [19]. Sự phát triển phôi và các giai đoạn ấu trùng Vào năm 1964, Ong đã lần đầu tiên mô tả các giai đoạn ấu trùng cua biển Scylla sp. Trứng cua mới đẻ có đường kính trung bình 0,3 mm và có màu vàng tươi. Sự phát triển của trứng được phân biệt theo màu sắc: Từ màu vàng tươi sang vàng đậm, PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 9 chuyển sang xám, cuối cùng sang đen, lúc này là lúc xuất hiện mầm chân và mắt, sau đó tim bắt đầu đập và các cơ quan khác cũng bắt đầu hình thành, khi tim đập khoảng 200 - 240 lần/phút phôi sẽ phá vỡ vỏ chui ra ngoài, đây là ấu trùng Zoea. Khoảng thời gian từ lúc cua đẻ đến khi nở ra ấu trùng Zoea là 17 ngày [58]. Ấu trùng cua sau khi nở là Zoea 1 trải qua 4 lần lột xác để trở thành Zoea 5 trong 17 - 20 ngày, mỗi giai đoạn mất 2 - 3 ngày. Từ Zoea 5 biến thái thành Megalope mất 8 - 11 ngày. Ấu trùng Zoea có tính hướng quang và bơi ngược dòng. Giai đoạn Megalope chỉ lột xác 1 lần và mất 7 - 8 ngày để trở thành cua 1 (cua bột). Cua con trải qua 16 - 18 lần lột xác trước khi thành thục và ít nhất khoảng 328 - 523 ngày. Trước mùa sinh sản cua di cư ra vùng biển ven bờ lột xác tiền giao vĩ rồi di cư ra biển, trong quá trình di cư trứng sẽ phát triển và chín dần. Cua ấp trứng trong khoang bụng cho đến khi nở thành ấu trùng Zoea 1 rồi tiếp tục lặp lại vòng đời (Ong, 1964) [58]. Bảng 1.2. Các giai đoạn của ấu trùng cua biển (Scylla sp) Thời gian Kích cỡ Giai đoạn sau khi nở Đặc điểm phân biệt quan trọng (mm) (ngày) Mắt chưa có cuống. Chân hàm I và II đều mang 4 Zoea 1 0–3 1,65 lông lơ trên nhánh ngoài. Có 5 đốt bụng. Mắt có cuống. Nhánh ngoài của chân hàm I và II Zoea 2 3–6 2,18 mang 6 lông tơ. Có 5 đốt bụng. Nhánh ngoài của chân hàm I mang 8 lông tơ, chân Zoea 3 6–8 2,70 hàm II mang 9 lông tơ. Có 6 đốt bụng. Gai bên của đốt bụng 3 - 5 dài hơn. Nhánh ngoài của chân hàm I mang 10 lông tơ, của Zoea 4 8 – 11 3,54 chân hàm II mang 10 lông dài, 1 - 2 lông ngắn. Mầm chân bụng xuất hiện trên các đốt bụng 2 - 6. Nhánh ngoài của chân hàm I mang 11 lông dài, 1 - 4 lông ngắn, nhánh ngoài của chân hàm II mang 12 Zoea 5 10 – 16 4,50 lông dài và 2 - 3 lông ngắn. Chân bụng trên đốt bụng 2 - 6 rất phát triển, nhánh ngoài của chân bụng có thể mang 1 - 2 lông tơ. Mất gai lưng. Gai trán rất ngắn. Mắt to. Telson 4,01 không còn chẻ 2 mà dạng bầu và có nhiều lông Megalope 15 – 23 trên chân đuôi. Chân bụng rất phát triển và có nhiều lông trên các nhánh. Ấu trùng mang 2 càng. Cua con Cua có hình dạng như cua trưởng thành, mặc dù 23 – 30 2 - 3 CW phần giáp đầu ngực (carapace) hơi tròn. (C1) (Nguồn: Trần Ngọc Hải, 2007) [6] PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 10 1.2. Tổng quan về thức ăn trong nuôi trồng thủy sản 1.2.1. Vai trò của thức ăn tự nhiên đối với nuôi trồng thủy sản Thức ăn tự nhiên hay thức ăn sống (natural food, live food) là các phiêu sinh (Plankton). Phiêu sinh chính là chuỗi thức ăn sơ cấp và thứ cấp cho hầu hết động vật nước. Phiêu sinh có hai nhóm đó là phiêu sinh thực vật (Phytoplankton) và phiêu sinh động vật (Zooplankton). Phytoplankton được coi là sinh vật tự dưỡng, bởi vì chúng có thể sử dụng carbon, nitơ đơn giản và ánh sáng mặt trời để sinh trưởng và phát triển; chúng là điểm xuất phát của chuỗi thức ăn. Zooplankton được coi là sinh vật dị dưỡng, chúng ăn sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng khác. Zooplankton là nguồn thức ăn quan trọng của ấu trùng tôm cá trong tự nhiên hay nuôi trồng (Lê Đức Ngoan và ctv, 2008) [14]. Thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong ương nuôi nhiều loại động vật thủy sản, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng. Các đối tượng chủ yếu đang được quan tâm nghiên cứu như: vi tảo, luân trùng, giáp xác râu nghành, Artemia…(Lê Đức Ngoan và ctv, 2008) [14]. Trong đó, Rotifers và Artemia là thức ăn quan trọng của ấu trùng cua biển trong sản xuất giống (Ruscoe, 2004) [46]. Ở giai đoạn Zoea 1 sử dụng Rotifer cho tỷ lệ sống và tăng trưởng tốt hơn chỉ sử dụng Artemia. Nếu kéo dài thời gian sử dụng Rotifer đến giai đoạn Zoea 3 thì không có hại gì cho ấu trùng, nhưng không cải thiện được tỷ lệ sống và thời gian chuyển giai đoạn so với sử dụng Rotifer ở giai đoạn Zoea 1 và Artemia từ giai đoạn Zoea 2 trở đi. Trong khi nếu chỉ sử dụng Artemia từ giai đọan Zoea 1 đến cuối không có rotifer thì kết quả tỷ lệ sống thấp hơn và thời gian ương dài hơn. Nếu chỉ sử dụng Rotifers Brachionus cho Zoea 1 thì chỉ đến giai đoạn Zoea 4 thì toàn bộ ấu trùng đều chết hết. Mật độ Artemia thích hợp cho sự phát triển và tỷ lệ sống ấu trùng cua biển Scylla tranquebarica ở giai đoạn Zoea 1 - Zoea 2 là 4 nauplli/ml, giai đoạn Zoea 3 - Zoea 4 là 2 nauplli/ml và Zoea 5 là 1 nauplli/ml trong thí nghiệm có kết hợp sử dụng Rotifers 20 con/ml (Baylon, 2009) [34]. Ấu trùng là những sinh vật còn rất nhỏ, yếu đuối và chưa phát triển đầy đủ về mặt sinh lý như kích thước miệng còn nhỏ, giác quan và hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện. Kích thước miệng của ấu trùng pha đầu giới hạn kích thước của các tiểu phần thức ăn mà ấu trùng có thể ăn. Về ống tiêu hóa, tình trạng phát triển của hệ thống tiêu hóa của ấu trùng pha đầu cho biết ấu trùng có thể tiêu hóa được thức ăn ăn vào hay không. Trong giai đoạn đầu, cơ quan tiêu hóa của ấu trùng chưa phát triển hoàn chỉnh. Do đó, nguồn thức ăn phải đảm bảo yêu cầu: Dễ tiêu hóa, chứa các enzyme cho phép thức ăn tự phân giải và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng mà ấu trùng yêu cầu (Lê Đức Ngoan và ctv, 2008) [14]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 11 Lê Đức Ngoan và ctv (2008) đã nhận định những yếu tố trên hạn chế việc lựa chọn và sử dụng thức ăn thích hợp trong những pha nuôi dưỡng đầu tiên của ấu trùng. Và thức ăn tươi sống có thể đáp ứng tất cả các tiêu chuẩn cần thiết của ấu trùng [14]: - Thức ăn tươi sống có tác dụng kích thích sự phát triển các giác quan của ấu trùng; có độ tương phản tốt hơn thức ăn nhân tạo và nhờ vận động liên tục mà có hiệu quả kích thích, giúp cho giác quan ấu trùng phát triển. - Ngoài ra nhờ khả năng bơi của thức ăn tươi sống mà thức ăn phân bố đều trong cột nước, giúp cho ấu trùng có nhiều cơ hội gặp được thức ăn. - Có giá trị dinh dưỡng cao: Acid béo không no, giàu protein, lipid… Cụ thể, đối với ấu trùng cua biển, Nguyễn Cơ Thạch (2000) đã có tiêu chuẩn chọn lựa thức ăn được căn cứ vào các chỉ tiêu sau [27]: + Chất lượng thức ăn: Đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng vi lượng, các loại Vitamin. + Kích thước mồi: Phù hợp với từng giai đoạn phát triển của ấu trùng. + Tốc độ vận động mồi: Phù hợp với tốc độ bơi của ấu trùng. + Mật độ thức ăn đủ để đảm bảo được tần số bắt gặp giữa ấu trùng và thức ăn là cao nhất nhưng không làm bẩn môi trường. 1.2.2. Sơ lược về Artemia 1.2.2.1. Đặc điểm sinh học Artemia là tên khoa học của một loài giáp xác có tính rộng muối (từ vài phần ngàn đến 250‰). Chúng thường sống ở biển tự nhiên hoặc nuôi trong ruộng muối (Van, 1996) [69]. Artemia ăn lọc không có tính chọn lựa, thức ăn chủ yếu là các hạt lơ lửng trong nước và các sinh vật cỡ như tảo và vi khuẩn. Tuy nhiên kích thước thức ăn là yếu tố giới hạn khả năng lọc thức ăn của Artemia, chúng chỉ lọc được thức ăn có kích thước nhỏ hơn 50 micromet. Với chu trình biến thái ngắn, sau 10 - 15 ngày chúng có thể đạt giai đoạn trưởng thành và tham gia sinh sản, tùy theo điều kiện môi trường Artemia có sự sinh trưởng và sinh sản khác nhau; có dòng đơn tính, dòng lưỡng tính, đẻ con hay đẻ trứng. Khi nồng độ muối cao hơn 70‰ và dinh dưỡng kém, nhiệt độ cao thì Artemia có xu hướng đẻ trứng bào xác (Trần Thị Thanh Hiền, 2004) [7]. Trong quá trình phát triển Artemia trải qua 15 lần lột xác, sau mỗi lần thay đổi cả về hình dạng lẫn kích thước. Artemia có thể sinh sản lần đầu sau 8 ngày phát triển, thường là sau 12 - 15 ngày. Mỗi lần đẻ khoảng 300 trứng hoặc con, với chu kỳ đẻ 4 ngày/lần. Trong điều liện tốt Artemia sống được vài tháng (6 tháng) (Laven, 1966) [17]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2