intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị Thành phố Huế

Chia sẻ: Xedapbietbay Xedapbietbay | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

45
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của đề tài là nghiên cứu đánh giá hiện trạng hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế một cách hợp lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học nông nghiệp: Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị Thành phố Huế

  1. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của trường Đại Học Nông Lâm Huế, tôi đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị Thành phố Huế”. Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự nổ lực cố gắng của bản thân, còn được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của nhiều người, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến: Thầy giáo PGS.TS Đặng Thái Dương đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành đề tài. Các thầy cô giáo trường Đại học Nông Lâm Huế đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quý báu. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Trung tâm Công viên cây xanh Huế đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã ủng hộ, động viên tinh thần và vật chất cho tôi trong suốt thời gian học tập, rèn luyện, thực tập và hoàn thành đề tài. Do hạn chế về thời gian cũng như năng lực bản thân nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý thầy cô giáo và các bạn góp ý, giúp đỡ để đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày ... tháng 06 năm 2015 Học viên thực hiện Đặng Ngọc Quý PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị Thành phố Huế” là kết quả nghiên cứu của tôi. Các số liệu nghiên cứu, kết quả điều tra, kết quả phân tích trung thực, chưa từng được công bố. Các số liệu liên quan được trích dẫn có ghi chú nguồn gốc. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu kết quả là sản phẩm kế thừa hoặc đã được công bố của người khác. Huế, ngày ... tháng 06 năm 2015 Học viên thực hiện Đặng Ngọc Quý PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................................................i LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................................ ii MỤC LỤC............................................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU..................................................................................................... vi PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................................1 1.2. Mục đích của đề tài.........................................................................................................................2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................................................2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học.........................................................................................................................2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn .........................................................................................................................2 PHẦN II. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................3 2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................................................................3 2.1.1. Đô thị và cây xanh đô thị ............................................................................................................3 2.1.2. Vai trò cây xanh trong đô thị ......................................................................................................4 2.1.3. Quy hoạch cây xanh đô thị .........................................................................................................7 2.2. Cơ sở thực tiễn. ...............................................................................................................................9 2.2.1. Quy định chung về quản lý cây xanh đô thị. ............................................................................9 2.2.2. Nguyên tắc bố trí cây xanh trong đô thị ................................................................................. 12 2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................................................. 13 2.3.1. Tại Singapore ............................................................................................................................ 15 2.3.2. Tại Lyon-Nước Pháp ............................................................................................................... 18 2.3.3. Sông Thames ở London........................................................................................................... 19 2.4. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ........................................................................................... 20 2.4.1. Cây xanh ở Hà Nội:.................................................................................................................. 21 2.4.2. Cây xanh tại Thành phố Huế................................................................................................... 22 PHẦN III. MỤC TIÊU, NỘI DUNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 24 3.1. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................... 24 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv 3.1.1. Mục tiêu tổng quát.................................................................................................................... 24 3.1.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................................... 24 3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 24 3.2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................................. 24 3.2.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................................. 24 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................................... 24 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – Kinh tế xã hội thành phố Huế. ............................................................ 24 3.3.2. Tìm hiểu lịch sử và phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế. ........................... 25 3.3.3. Hiện trạng hệ thống cây xanh một số đường phố và một số công viên chính. .................. 25 3.3.4. Hiện trạng về công tác tổ chức quản lý cây xanh đô thị thành phố Huế............................. 25 3.3.5. Đề xuất giải pháp quản lý và phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế............. 25 3.4. Phương pháp nghiên cứu. ........................................................................................................... 25 3.4.1. Điều tra thu thập số liệu ........................................................................................................... 25 3.4.2. Phân loại phẩm chất cây. ......................................................................................................... 26 3.4.3. Tìm hiểu công tác quản lý và phát triển hệ thống cây xanh đô thị của Trung tâm Công viên cây xanh Huế............................................................................................................................... 26 3.4.4. Phương pháp nghiên cứu kỹ thuật gây trồng một số loài cây chủ yếu. ............................ 26 3.4.5. Phương pháp xử lý số liệu: ...................................................................................................... 27 3.4.6. Phương pháp định danh khoa học .......................................................................................... 27 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................................... 28 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội thành phố Huế................................................................... 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................................... 28 4.1.1.1. Vị trí địa lý.............................................................................................................................. 28 4.1.1.2. Khí hậu và thời tiết ................................................................................................................ 28 4.1.1.3.Thổ nhưỡng............................................................................................................................. 30 4.1.1.4.Thủy văn.................................................................................................................................. 31 4.1.1.5.Tài nguyên thực vật................................................................................................................ 31 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Thành phố Huế............................................................................. 32 4.1.2.1. Dân số và lao động ................................................................................................................ 32 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 4.1.2.2. Giáo dục, văn hóa, y tế.......................................................................................................... 32 4.1.2.3. Tình hình kinh tế.................................................................................................................... 32 4.2. Tìm hiểu lịch sử và phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế................................ 33 4.2.1. Lịch sử hình thành đô thị thành phố Huế ............................................................................... 33 4.2.2. Sự hình thành và phát triển cây xanh độ thị tại thành phố Huế. .......................................... 34 4.3. Hiện trạng hệ thống cây xanh một số đường phố và một số công viên chính ...................... 36 4.3.1. Hiện trạng cây xanh một số tuyến đường phía Nam sông Hương thành phố Huế ........... 36 4.3.2. Hiện trạng cây xanh một số tuyến đường phía Bắc Sông Hương thành phố Huế. ........... 44 4.3.3. Hiện trạng cây xanh một số công viên chính trong thành phố Huế. ................................... 53 4.3.4. Sự đa dạng về họ và loài cây xanh ở 11 công viên chính trong thành phố Huế. ............... 54 4.3.5. Sự phân bố cây xanh ở 11 công viên chính trong thành phố Huế....................................... 59 4.3.6. Đặc điểm hình thái và sinh thái cây xanh thành phố Huế .................................................... 59 4.4. Hiện trạng về công tác tổ chức quản lý hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế ................ 64 4.4.1. Hiện trạng công tác tổ chức:.................................................................................................... 64 4.4.2. Hiện trạng về công tác quản lý:............................................................................................... 65 4.5. Đề xuất giải pháp quản lý và phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế................ 66 4.5.1. Đề xuất cho công tác chọn loài cây trồng .............................................................................. 66 4.5.2. Đề xuất kỹ thuật gây trồng một số loài cây chủ yếu tại thành phố Huế.............................. 72 4.5.3. Đề xuất một số giải pháp bố trí cây xanh trên các tuyến đường các khu vực nghiên cứu ........................................................................................................................................................ 84 4.5.4. Đề xuất quy hoạch cây xanh 11 công viên chính trong thành phố..................................... 89 4.5.5. Đề xuất cho công tác quản lý bảo vệ hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế................. 90 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 92 1. Kết luận ............................................................................................................................................ 92 2. Kiến nghị ......................................................................................................................................... 93 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................ 94 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Ơ Bảng 4.1. Các đặc trưng về khí hậu của Thừa Thiên Huế.............................................................. 29 Bảng 4.2. Chủng loại cây trồng tại 20 tuyến đường phía Nam sông Hương thành phố Huế .... 37 Bảng 4.3. Đa dạng về thành phần loài cây xanh tại 20 tuyến đường phía Nam sông Hương .. 39 Bảng 4.4. Tình hình sinh trưởng của các loài cây xanh tại 20 tuyến đường phía Nam thành phố Huế ....................................................................................................................................................... 42 Bảng 4.5. Chủng loại cây trồng tại 20 tuyến đường khu vực phía Bắc sông Hương thành phố Huế ....................................................................................................................................................... 45 Bảng 4.6. Đa dang về thành phần loài tại 20 tuyến đường phía Bắc thành phố Huế. ................ 46 Bảng 4.7.Tình hình sinh trưởng các loài cây xanh tại 20 tuyến đường phía Bắc sông Hương thành phố Huế ..................................................................................................................................... 50 Bảng 4.8. Chủng loại cây trồng tại 11 công viên chính trên địa bàn Thành phố Huế ................. 53 Bảng 4.9. Các loài cây trồng thân gỗ ở 11 công viên chính trong thành phố Huế ....................... 56 Bảng 4.10.Thống kê theo chiều cao cây xanh đô thị khu vực nghiên cứu.................................... 61 Bảng 4.11.Thống kê theo đường kính cây xanh ở khu vực nghiên cứu. ...................................... 62 Bảng 4.12. Thống kê về phẩm chất cây xanh khu vực nghiên cứu. .............................................. 62 Bảng 4.13. Tiêu chuẩn cây trồng đô thị theo thông tư 20 của Bộ Xây Dựng............................... 67 Bảng 4.14. Bảng thống kê cây trồng trên địa bàn thành phố Huế ................................................. 69 Bảng 4.15. Tỉ lệ nảy mầm của hạt giống .......................................................................................... 73 Bảng 4.16. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con giai đoạn 3 tháng tuổi ở các công thức ruột bầu khác nhau...................................................................................................................................... 74 Bảng 4.17. Ảnh hưởng của ánh sáng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con giai đoạn 3 tháng tuổi.............................................................................................................................................. 75 Bảng 4.18. Ảnh hưởng của bón thúc NPK đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây con giai đoạn 6 tháng tuổi.............................................................................................................................................. 76 Bảng 4.19. Đề xuất một số giải pháp chọn và bố trí cây xanh trên các tuyến đường phía Nam sông Hương thành phố ....................................................................................................................... 84 Bảng 4.20. Đề xuất một số giải pháp chọn và bố trí cây xanh trên các tuyến đường phía Bắc sông Hương thành phố ....................................................................................................................... 87 Bảng 4.21. Đề xuất quy hoạch cho các công viên........................................................................... 89 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Hình 1. Bản đồ Thành phố Huế ................................................................................................... 28 Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức quản lý cây xanh .................................................................................. 64 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. 1 PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Huế là trung tâm văn hoá du lịch của cả nước, là thành phố có quần thể di sản văn hoá được UNESCO công nhận và được mệnh danh là thành phố vườn, thành phố của cây xanh. Có lẽ không có một thành phố nào ở Việt Nam có nhiều cây xanh và thảm thực vật như thế. Cây xanh trên các con đường, công viên, điểm xanh công cộng, cây xanh trong mỗi vườn nhà, vườn đồi, ven sông ...Cây xanh được trồng nơi nơi, cây xanh đã góp phần quan trọng tạo nên một nét Huế thơ mộng và yên bình. Theo xu hướng phát triển của xã hội ngày nay hầu hết các đô thị trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang phát triển hết sức nhanh chóng. Việc phát triển các đô thị là hết sức cần thiết và tất yếu khách quan trong thời đại hiện nay nhưng phát triển thế nào để cấu trúc đô thị được bền vững, môi trường phải được giữ vững, cân bằng... Vì vậy cây xanh là một trong những yếu tố quan trọng tham gia vào việc giải quyết những vấn đề trên, nhờ cây xanh mà không khí được cải thiện, môi trường trong sạch hấp thụ và lọc bụi không khí làm giảm tầng số âm thanh và tiếng ồn, điều hòa chế độ nhiệt, ngăn cản gió, tăng độ ẩm và tác động tích cực vào chu kỳ tuần hoàn nước, ngăn chạn dòng chảy bề mặt cũng như phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí khác du lịch nghĩ ngơi của người dân... Thành phố Huế đã từng có những đường phố đi vào thi ca, nhạc họa bởi những hàng cây nổi tiếng. Ví như "đường phượng bay mù không lối vào", ví như "chợ Đông Ba khi mình qua, lá me bay bay la đà"...Nhiều lắm những con đường với những hàng cây đã đi vào ký ức người Huế. Vậy thì cây xanh ở Huế nó không đơn thuần là trồng để lấy bóng mát mà bên cạnh cái sự hữu dụng ấy, còn có yếu tố khác nữa là cái hồn trên những tán cây. Ở Huế, có nhiều con đường không có lề đường để trồng, người ta đã trồng cây trong vườn để bóng mát của cây đổ ra đường cho khách bộ hành đỡ nhọc nhằn lúc nắng nôi. Hiện nay, việc quản lý bảo vệ và tôn tạo phát triển hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Huế còn gặp nhiều khó khăn, hạ tầng chưa ổn định việc thi công các công trình ngầm cắt hệ thống rễ, cũng như các công trình trên không chặt cành nhánh không đúng quy trình kỹ thuật làm mất vẽ mỹ quan của đô thị. Việc đầu tư công sức cũng như kinh phí cho sự phát triển của ngành công viên và cây xanh còn nhiều hạn chế. Công tác chăm sóc định kỳ cho cây xanh chưa được triệt để, nhiều cây xanh ký sinh đeo bám nhiều. Lũ lụt và bão hàng năm là cũng là một tác động rất lớn cho việc sinh trưởng và phát triển của cây, chủng loại cây xanh chưa được phong phú và đa dạng. Vì vậy, để duy trì và tôn tạo mảng xanh cho thành phố Huế cần thường xuyên thực hiện nhiều công việc như chăm sóc đúng định kỳ, chặt những cây xanh không đúng PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 2 chủng loại, già cổi, trồng thay thế cây mới, cắt mé tạo tán cành nhánh làm cho cây nhẹ khỏi bị đổ ngã khi có mưa gió an tòan cho người tham gia giao thông, tạo mỹ quan cho đô thị. Trên một số tuyến đường cây xanh đã trồng lâu năm hiện nay đang xuống cấp, cây già cổi, cây nghiêng, cây cụt đọt, một phần do ý thức của người dân đối với cây xanh còn kém. Mặc khác công tác quản lý và phát triển cây xanh cần phải có một định hướng cụ thể. Nhằm mục đích cung cấp cho các nhà quản lý, các nhà quy hoạch đô thị nhiều thông tin tin cậy, giải pháp góp phần hiệu quả trong việc quản lý và phát triển hệ thống cây xanh đô thị, cung cấp cho Trung tâm Công viên cây xanh Huế phương pháp quản lý tốt hơn để dễ dàng lập kế hoạch duy trì, chăm sóc, phát triển hệ thống cây xanh đô thị và đồng thời cập nhật thường xuyên mức độ sinh trưởng, phát triển đến từng cây. Trên cơ sở đó người quản lý có các biện pháp tác động kịp thời để phát triển hệ thống cây xanh đô thị. Với mong muốn được đóng góp một phần vào việc quản lý và phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế được tốt hơn, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế” nhằm góp phần quản lý và phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế một cách hợp lý và có hiệu quả cao hơn. 1.2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu đánh giá hiện trạng hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị thành phố Huế một cách hợp lý. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống, có cơ sở khoa học để đề xuất việc quản lý, phát triển và bố trí trồng cây lục hóa đáp ứng được sự phát triển của thành phố Huế trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Cung cấp các số liệu, cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá hiện trạng và sự phân bố của từng chủng loại cây xanh thành phố Huế. - Ứng dụng kết quả nghiên cứu của đề tài giúp cho các nhà quản lý cây xanh làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển được tốt hơn. - Hệ thống hóa từng chủng loại cây xanh trên từng tuyến đường phố phù hợp với cảnh quan kiến trúc đô thị nhằm hoàn thiện hệ thống cây xanh đô thị tại thành phố Huế. - Loại bỏ những cây tạp, cây không đúng chủng loại, tăng cường một số giống mới có hoa đẹp hương thơm và làm phong phú đa dạng chủng loại cây xanh đô thị tại thành phố Huế. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 3 PHẦN II TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Đô thị và cây xanh đô thị Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm chuyên nghành hay tổng hợp, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, của một nền lãnh thổ, của một Tỉnh, Huyện hoặc một vùng trong Tỉnh, Huyện [6]. Đô thị xét theo quan điểm hệ sinh thái, thì trong môi trường đô thị bao gồm nhiều thành phần. Đó là các quần thể sinh vật sống, kể cả con người, hoạt động xã hội của con người cùng với các yếu tố vật lí và vi sinh như: Đất đai, nhà cửa, xí nghiệp, đường xá, cầu cống, mạng lưới điện, nước, các công trình công cộng tồn tại trong một phạm vi không gian, lãnh thổ đô thị. Nó tương tác với các yếu tố khác có mặt trong cùng môi trường. Trong đó con người và hoạt động của họ đóng vai trò quyết định vào sự phát triển của đô thị. Ở đây con người can thiệp rất mạnh mẽ, rất thô bạo, sâu sắc và thường đi ngược lại, làm hại môi trường tự nhiên. Vì sự tập trung quá đông khu dân cư, quá trình sử dụng tài nguyên thiên nhiên phục vụ con người và quá trình thải ra các chất độc hại [7]. Lịch sử quá trình phát triển cây xanh đô thị Từ rất xa xưa, trước khi thế giới hình thành liên đoàn kiến trúc sư cảnh quan quốc tế thì nghệ thuật vườn và hệ thống cây xanh được con người sử dụng trang trí trong các khu vực tường rào của các khu cung điện, dinh thự, nhà ở quý tộc, nho sĩ. Mục đích sử dụng cây xanh là để tô điểm nơi ở, nghỉ ngơi giải trí cho một số ít người. Hệ thống cây xanh lúc này chỉ có hình thức điểm, xuyến. Trải qua quá trình phát triển của xã hội, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế, thương mại. Ngành trồng cây xanh, trong quá trình trao đổi buôn bán, đã hình thành các vườn sưu tập cây phát triển theo. Một số nước trên thế giới bắt đầu xuất hiện những bản vẽ thiết kế hoa viên rất nổi tiếng, đặt biệt ở các nước phương Đông như: Các vườn cảnh (Vườn treo Babylon nổi tiếng), các kiểu vườn thượng uyển, các tác phẩm nghệ thuật bonsai đã có từ rất lâu đời và được trưng bày trong các cung đình ở Trung Quốc, Nhật Bản. Tùy vào tình hình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi nước, từng giai đoạn khác nhau, hệ thống cây xanh đô thị phát triển cũng khác nhau. Nhìn chung trên thế giới có 3 giai đoạn phát triển không gian xanh độ thị là: - Đến thế kỷ XX: Không gian xanh, hệ thống cây xanh có nhiều giảm sút, lý do chủ yếu là: Giá trị được theo đuổi vào thế kỷ XX không còn là sự cân bằng giữa đô thị và thiên nhiên, mà ưu tiên cho các lợi ích về kinh tế, giao thông, nhất là giao thông xe hơi. Do đó nhiều không gian xanh đã bị phá bỏ để làm đường, mở rộng đường và làm chỗ đậu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 4 xe …Trong công tác quản lý bắt đầu có sự chuyên môn hóa, mỗi nghành chỉ lo phần việc của mình và thiếu sự phối hợp hài hòa. Kết quả là các không gian xanh bị xâm hại, giảm đi đáng kể. Trong giai đoạn (1980-1990): - Đến nay (thế kỷ XXI): Bắt đầu có sự liên kết giữa các chính sách về đô thị. Theo đó, không triển khai rời rạc theo từng ngành (không có các chương trình, chính sách riêng về nhà ở, giao thông, cây xanh, không gian xanh…) mà kết hợp chung trong một chương trình, chính sách. Mô hình phát triển đô thị theo hướng đa trung tâm, đa chức năng. Các trung tâm nối với nhau bằng hành lang giao thông, lớp đệm chuyển tiếp từ khu đô thị này sang khu đô thị khác là vùng không gian xanh tự nhiên. 2.1.2. Vai trò cây xanh trong đô thị Cây xanh, một thành phần quan trọng trong các công trình kiến trúc, có vai trò hết sức quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, bảo vệ môi trường và giải quyết các vấn đề môi sinh. Cùng với việc giảm thiểu nguồn ô nhiễm thì sử dụng cây xanh đang là giải pháp hiệu quả nhất trong việc bảo vệ môi trường. Cây xanh làm giảm sự nhiễm bẩn môi trường không khí: Không khí giữ vai trò cực kì quan trọng trong sự tồn tại của mọi hình thức sống trên hành tinh của chúng ta. Khí quyển bao quanh Trái đất và được chia thành nhiều lớp, trong đó 95% khối lượng không khí nằm ở lớp đối lưu (Troposphere) từ độ cao 0-10km trên bề mặt Trái đất. Ở các lớp như: Bình lưu (Statosphere) từ độ cao 10-50km, lớp ozon xuất hiện ở độ cao 18- 30km. Lớp trung lưu (Mesosphere) ở độ cao trên 50-90km và lớp ngoài (Themosphere) (Lê Huy Bá, 1997). Trong lớp đối lưu thì tới 99% thể tích không khí sạch chứa 2 loại khí N2 (78%), O2 (21%), 1% còn lại là các khí khác như Argon (0,93%), CO2 (0,03%), hơi nước …Các thành phần này hầu như không đổi. Trong quá trình phát triển của các hoạt động xã hội loài người, sự phân giải tự nhiên của sinh vật, nhất là tại các đô thị. Quá trình ô nhiễm không khí đã không ngừng tăng lên. Sự ô nhiễm không khí diễn ra chủ yếu do khói thải, khí thải từ các nhà máy, giao thông và khí thải của con người sinh sống ở mật độ cao. Biểu hiện nặng nề nhất là các khí SOx, NOx, COx...Những chất khí gây hiệu ứng nhà kính, khí gây thủng tầng ozon như: CO2, NO, CFC…Tất cả khí này làm ô nhiễm không khí, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người, súc vật, cây cối và các vật chất khác. Biểu hiện một số bệnh lý đối với con người, súc vật như: Ung thư da, mù dát mạc, hen suyễn… hay như làm chết cây, biến đổi sắc tố khác thường cho cây cối… PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 5 Để khống chế ô nhiễm không khí người ta tiến hành nhiều giải pháp, trong đó vấn đề tăng cường trồng cây xanh ở khu vực đô thị là một trong những giải pháp hữu hiệu. Theo Nicolas P. Lansigan (1973) (dẫn theo Lê Huỳnh, 1999), để sản xuất 1 tấn gỗ, rừng đã hấp thụ 1,5 tấn CO2 và nhả ra 1 tấn O2. Trồng cây xanh với mục đích loại bớt CO2 do cây hút vào (quang hợp) lớn hơn lượng CO2 tạo ra (hô hấp) và lượng O2 có được nhờ quang hợp cao hơn lượng O2 dùng trong quá trình đốt cháy (Lê Huỳnh, 1999). Như vậy trồng cây xanh ngoài lợi ích về kinh tế là khai thác nguyên liệu gỗ mà còn cải thiện môi trường đô thị. Bên cạnh đó cây xanh còn có khả năng hạn chế các chất độc khác do sự hấp thụ hay ngăn cản bởi hệ lá, bề mặt đất trồng cây đối với các chất như SO 2, Pb, các monoxít carbon…, các hạt bụi mù khói công nghiệp. Nó còn ngăn cản di chuyển đi xa gây mưa acid ở các vùng ven và vùng xa hơn. Theo Nguyễn Hữu Tuyên (1983) thì một hàng rào cây xanh có khả năng làm giảm 85% chất Pb và một hàng cây rộng 30 m có thể hấp thụ hầu như toàn bộ bụi. Một hecta cây xanh có thể lọc từ không khí 50 – 70 tấn bụi/ năm. Cây xanh có tác dụng điều hòa nhiệt độ không khí: Trong khu vực đô thị, nhiệt độ thường tăng cao do hoạt động của các khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, bức xạ nhiệt do bê tông hóa, mật độ dân cư cao. Nhiệt độ không khí tốt nhất đối với con người từ 16 – 200C, vì vậy điều hòa nhiệt độ ở khu vực đô thị là rất cần thiết. Các đô thị được xây dựng bằng các vật liệu như gạch, bê tông, nhựa đường. Cây xanh làm giảm bớt tiếng ồn: Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh hỗn tạp có tần số và chu kì khác nhau hay nói cách khác tiếng ồn là những âm thanh chói tai phát sinh từ những chấn động không tuần hoàn. Bất kì loại tiếng ồn nào cũng có thể gây hại tới sức khỏe con người. Các nhà nghiên cứu cho thấy, những người làm việc lâu trong những điều kiện ồn ào thường lười suy nghĩ, dễ nôn nóng, chóng mỏi mệt, nhức đầu, căng thẳng. Cây xanh góp phần bảo tồn và làm tăng đa dạng sinh học cho khu vực: Các Công viên, Vườn hoa, Thảo cầm viên… không những tạo nên bầu không khí trong lành, mát mẻ cho mọi người vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, còn là nơi để thưởng thức, nghiên cứu khoa học các bộ sưu tập nhiều chủng loài cây phong phú được du nhập từ mọi Miền đất nước và của thế giới. Những vườn cây cảnh, vườn hoa luôn được các nghệ nhân sưu tầm và lai tạo, sáng tạo thêm sự đa dạng, hấp dẫn của thiên nhiên. Điều đó làm tăng giá trị khoa học của cả hệ thống rừng và cây xanh trong đô thị. Cây xanh cản bớt tốc độ gió bão: Lớp không khí xung quanh ta luôn luôn chuyển động, ngoài chuyển động thẳng đứng, còn chuyển động ngang. Chính chuyển động ngang này sinh ra gió. Tốc độ gió mạnh nhưng nếu gặp vật cản, sẽ bị giảm một phần đáng kể. Hàng cây cũng có tác dụng ngăn cản gió. Những dải rừng cây có tác dụng mạnh mẽ trong một phạm vi bằng 20 –30 lần độ cao ở phía trước rừng và 40 –50 lần độ cao ở phía sau PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 6 rừng (Khí tượng Nông nghiệp, Vitkevich). Những hàng cây, rặng cây, đặc biệt những rừng cây phòng hộ, rừng cây cảnh quan du lịch nằm ở xung quanh các đô thị, góp phần quan trọng cản trở tốc độ gió bão, hạn chế sự thiệt hại do gió bão gây nên. Hiệu lực phòng hộ này tùy thuộc giống cây, cách bố trí, số lượng cây trồng. Những cây có thân cao, gỗ tốt, sức chịu đựng gió khỏe, có bạnh vè, trồng thành nhiều lớp sẽ có hiệu quả cao, không chỉ ngăn cản bớt tốc độ gió mà còn hạn chế được những luồng gió. Cây xanh ngăn đỡ hạt mưa, bảo vệ mặt đường, chống xói mòn đất và các công trình kiến trúc khác: Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, nhận bức xạ mặt trời lớn, cường độ chiếu sáng Mặt trời cao, mưa tập trung vào một số tháng trong năm, có những trận mưa lớn làm hư hỏng đường xá, gây xói mòn, sụt lở đường đi, ảnh hưởng xấu tới các công trình xây dựng. Đặc biệt ở những nơi có địa hình dốc như nhiều thành phố ở nước ta, việc trồng cây phân tán và tập trung sẽ có tác dụng chế ngự dòng chảy rất lớn. Cây xanh trong kiến trúc cảnh quan của đô thị: Từ xa xưa cây xanh đã được đưa vào trồng ở đô thị xen với các kiến trúc nhà ở, vườn, ở các Đình, Chùa như: Ở Trung Quốc, Hy Lạp, Tây Á và đặc biệt phải kể tới công trình nổi tiếng là Vườn treo Babylon cách đây 600 năm TCN. Ngày nay, không ai còn bàn cãi gì nữa về vấn đề cây xanh làm tăng mĩ quan chung của đô thị, mà chỉ nghiên cứu về nghệ thuật sắp xếp cây thế nào cho được hài hòa giữa chúng với nhau, giữa chúng với các công trình khác tại từng khu vực. Cây xanh trồng 2 bên đường phố, tại các Khu nhà tập thể, Cơ quan, Trường học, Công viên… không chỉ góp phần vào cải thiện môi trưòng sinh thái mà rõ ràng nó đã tạo nên nét đẹp mới, độc đáo riêng cho mỗi thành phố, công trình kiến trúc. Việc chọn lựa loài cây, bố trí cây trồng, chăm sóc cây cảnh… là những công trình nghệ thuật thực sự. Nó không chỉ mang đến giá trị về tính đa dạng sinh học quý báu, mà còn thể hiện nghệ thuật thẩm mĩ phong phú của mỗi đô thị, mỗi dân tộc, thậm chí của từng nhà sáng tạo. Những công trình cây xanh thực sự làm tăng nét văn hóa – nghệ thuật của đô thị. Con người luôn vươn tới cái hoàn mĩ hơn, vì vậy họ luôn luôn cải thiện, sáng tạo từ những nền tảng cũ. Mặc dù vấn đề cây trồng đô thị diễn ra khắp mọi nơi trên Thế giới, nhưng các nhà chuyên môn vẫn luôn mong muốn gìn giữ nét văn hóa nghệ thuật độc đáo riêng của mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi con đường, mỗi vườn hoa…,có sự kết hợp hài hòa và mang được tính hiện đại. Những cây đa, cây đề cao lớn, bề thế sẽ làm tăng thêm nét uy nguy, tĩnh lặng của những ngôi Đình, Chùa. Những cây phượng vĩ thường đem đến sự trẻ trung, sôi động cho các Trường học. Cây liễu rũ ven hồ nước trong xanh thật quyến rũ. Còn những rặng cây trên con đường làng, vườn cây trái trỉu quả tô điểm thêm nét thanh bình, đầm ấm của các vùng ven đô… Giá trị tinh thần: Những mảng xanh trong vườn hoa, công viên, rừng du lịch, khu chung cư, biệt thự …ở đô thị. Nó luôn tạo ra những không gian mát mẻ, trong lành, giúp cho người dân được vui chơi, nghỉ ngơi sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Những lúc đắm chìm vào thiên nhiên, con người dễ giải tỏa được ưu phiền của cuộc sống, tăng năng suất lao động cao hơn. Việc tham gia PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 7 trồng cây, chăm sóc, bảo vệ cây cũng thắt chặt thêm tình cảm giữa mọi người và giữa con người với thiên nhiên. Nguồn lợi kinh tế trực tiếp của cây xanh: Mặc dù vấn đề kinh tế không phải là mục tiêu chủ yếu của việc trồng cây xanh đô thị. Nhưng trên thực tế nó đã góp phần không nhỏ vào nguồn lợi này. Thu hoạch hoa cung cấp cho công nghiệp nước hoa như: Lan tua, hoa hồng, thiên lí…; Thu hoạch quả như: Me, sấu, dừa, vú sữa…Qua việc chặt tỉa, chăm sóc cây hàng năm đã cung cấp một lượng củi, vật liệu xây dựng đáng kể cho nhân dân. Theo ước tính, một cây sọ khỉ( Xà cừ) trên 10 năm tuổi có thể cung cấp 1 ster củi/ năm. Nếu trồng một rừng cây nghỉ ngơi, hoặc rừng chắn gió 1 triệu cây sẽ thu được 1 triệu ste củi. Nguồn lợi kinh tế gián tiếp của cây xanh: Cây xanh góp phần cải thiện môi trường, nâng cao sức khỏe, hiệu quả sản xuất cho con người, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe. Cây xanh đô thị cũng là nguồn cung cấp hạt giống rất đáng kể nhờ khả năng dễ kiểm soát tốt hơn việc tuyển chọn cây giống cũng như chất lượng hạt giống như hệ thống cây ở các vườn bách thảo, vườn sưu tập. Cây xanh góp phần an ninh, quốc phòng: Những rừng cây ven đô có vai trò rất lớn đối với vấn đề an ninh quốc phòng. Các rừng sát ven đô thường được lực lượng kháng chiến sử dụng làm địa bàn hoạt động để tiếp cận về Thành Phố. 2.1.3. Quy hoạch cây xanh đô thị Sự phát triển của đô thị hóa đi đôi với việc xuất hiện các đô thị mới, mở rộng các đô thị cũ, tạo nên các ngân hà đô thị làm cho con người xa rời thiên nhiên, phát sinh tâm lý khảo sát thiên nhiên, muốn được sống trong lòng thiên nhiên. Trong quá trình phát triển của xã hội loài người, việc cải tạo môi trường thiên nhiên dần được mở rộng không ngừng. Tốc độ đô thị hóa càng nhanh, thì sự thay đổi chất lượng môi trường càng lớn và biến đổi cảnh quan thiên nhiên thành cảnh quan nhân tạo với mức độ cao dần. Cảnh quan thiên nhiên trong khu vực xây dựng đô thị được sử dụng theo hai dạng: Cải tạo từng phần và biến đổi hoàn toàn. Cảnh quan thiên nhiên trong quá trình đô thị hóa không thể tránh khỏi sự can thiệp của con người. Sự khác nhau của môi trường nhân tạo đã buộc các yếu tố thiên nhiên tồn tại trong đô thị phải trải qua quá trình biến đổi không ngừng cho phù hợp với hệ thống sinh thái. Tuy nhiên sự biến đổi này phải đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị và trong mối quan hệ tương hỗ với cảnh quan nhân tạo. Cải tạo cảnh quan thiên nhiên để hình thành cảnh quan nhân tạo, có thể với tổ phần thiên nhiên chiếm ưu thế hoặc với tổ phần yếu tố nhân tạo đóng vai trò chủ đạo. Kiến trúc cảnh quan nghiên cứu không gian bên ngoài một cách đồng bộ và sử dụng các yếu tố hình khối tạo cảnh tham gia vào việc hình thành cảnh quan theo quan điểm thiết kế môi trường. Bởi vậy, kiến trúc cảnh quan bảo đảm việc bảo vệ và sử dụng thiên nhiên PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 8 hiệu quả nhất phục vụ cho việc quy hoạch hợp lý hơn, bảo đảm việc tổ chức không gian có chất lượng tốt cho hoạt động sống của con người [7]. Kiến trúc cảnh quan có nhiệm vụ lập ra những biện pháp cấp bách và dự báo về việc sử dụng cảnh quan thiên nhiên thích hợp cho các hoạt động sản xuất, xây dựng, nghỉ ngơi, giải trí. Những giải pháp đó phải được thực hiện trên bản đồ quy hoạch cảnh quan. Quy hoạch cảnh quan có nhiệm vụ vừa bảo đảm cho việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, vừa phải giữ gìn và phát triển các giá trị của cảnh quan thiên nhiên để bảo vệ cảnh quan khỏi sự ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa. Xuất phát từ đó, trong không gian xuất hiện sự tác động tương hỗ của các khu vực chức năng và các quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở thống nhất, hài hòa của các yếu tố nhân tạo và thiên nhiên. Đó là tiền đề nảy sinh ý đồ quy hoạch, đặc biệt trong quy hoạch đô thị. Diện tích mặt nước – cây xanh là trục bố cục đô thị, hồ nước lớn là trung tâm bố cục khu trung tâm công cộng [7]. Ở Mỹ, học thuyết đầu tiên của Mỹ về quy hoạch đô thị ra đời từ việc quy hoạch cảnh quan và thiết kế công viên vào nửa sau Thế Kỷ XIX. Frederick Law Olmsted, một nhân vật nổi bật, lập luận rằng, sự phát triển của thành phố là điều tất yếu và mang lại lợi ích cho xã hội, và việc kết hợp công viên, cảnh quan thiên nhiên vào cấu trúc đô thị có thể giúp giảm nhiều ảnh hưởng tiêu cực mà sự phát triển của đô thị gây ra. Giống như nhiều trí thức Mỹ vào thời điểm đó như Ralph Waldo Emerson và Henry Đavi Thoreau, Olmsted đánh giá cao vai trò của thiên nhiên. Ông hy vọng, việc ứng dụng mang tính sáng tạo trong thực hành kiến trúc phong cảnh có thể giảm bớt áp lực ở các thành phố đông dân và thúc đẩy tính thân thiện, trong sáng trong các mối quan hệ xã hội [25]. Olmsted đã áp dụng lý thuyết của mình vào thực tế ở Công Viên Trung Tâm của Thành Phố New York (Central Park-NY- h.1) do ông cùng với Calvert thiết kế. Với ý đồ cho phép mọi người thoát khỏi Thành Phố, bản thiết kế năm 1857 cho tới nay vẫn là bản thiết kế phong cảnh mang tính kinh điển. Sau đó, Olmsted đã thiết kế nhiều công viên lớn ở nhiều thành phố, bao gồm Mount Royal ở Montreal, Belle Isle ở Detroit và Prospect ở Brooklyn. Tránh xa các yếu tố, chuẩn mực chính thống và đối xứng, Olmsted sử dụng những đồng cỏ uốn cong, các hồ nước có hình dáng tự do, và những lối đi quanh co để tạo ra cảm giác đồng quê trong thành phố. Với sự dẫn đầu bởi Olmsted, việc phát triển công viên đã đưa người Mỹ tới việc quy hoạch mang tính hệ thống viên ở cấp độ vùng. Các nhà lãnh đạo địa phương nhận ra rằng, để có được những dải công viên rộng, họ có thể mua đất ở các vùng xa xôi của Thành Phố, kết nối chúng bằng các con đường với hai hàng cây và những đại lộ. Vào những năm 1870, Chicago đã quy hoạch một loạt các công viên ngay gần hồ và sâu trong Thành Phố và đi kèm với những đại lộ nỗi liền các công viên này. H.W.S. Cleveland đã thiết kế một hệ thống hoàn chỉnh tương tự cho Minnepolis và St.Paul vào những năm PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 9 1880; George Kessler thiết kế cho Thành Phố Kansas vào những 1890 và các hệ thống công viên ở Dallas và Houston và những năm đầu của Thế Kỷ XX và John Olmsted thiết kế cho Portland, Oregon những năm 1900. Thành công rực rỡ nhất trong các trường phái này là việc quy hoạch hệ thống công viên cho Boston và các khu vực liền kề, do Uỷ ban Công viên Vùng Đô Thị dưới sự lãnh đạo của Charles Eliot, thành lập năm 1893, quy hoạch. Hệ thống này bao gồm các bản quy hoạch của Olmsted cho Fenway và cho tới năm 1902 đã phủ một diện tích rộng 15 nghìn mẫu, 10 dặm đường nước và 22 dặm đại lộ có cây hai bên. 2.2. Cơ sở thực tiễn. 2.2.1. Quy định chung về quản lý cây xanh đô thị. Theo Quyết định số: 06/2014/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2014 quy định quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế của Ủy ban nhân dân Tỉnh Thừa Thiên Huế.[8] - Các nguyên tắc quản lý cây xanh đô thị - Nhà nước và nhân dân cùng có trách nhiệm giữ gìn, phát triển hệ thống cây xanh nhằm bảo vệ, cải thiện môi trường và mỹ quan đô thị. - UBND tỉnh thống nhất quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh, có phân công, phân cấp trách nhiệm theo pháp luật. - Việc quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh tuân thủ theo Nghị định số 64/2010/NĐ-CP Quy định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan. - Cơ quan được phân cấp quản lý cây xanh đô thị có thể thuê các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực theo quy định của pháp luật thực hiện việc trồng, chăm sóc cây xanh sau khi hoàn thành bàn giao cho cơ quan quản lý, đồng thời ngăn chặn các hành vi gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây xanh đô thị và xử lý kịp thời cây nguy hiểm khi có thông báo. - Việc lựa chọn chủng loại và trồng cây xanh phải phù hợp với quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh, phải mang bản sắc địa phương, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng, đồng thời đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về sử dụng, mỹ quan, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường đô thị, hạn chế làm hư hỏng các công trình cơ sở hạ tầng trên mặt đất, dưới mặt đất cũng như trên không; chọn chủng loại cây không được nằm trong danh mục cây cấm trồng, cây trong danh mục cây trồng hạn chế. * Phân cấp quản lý cây xanh đô thị - Sở Xây dựng là cơ quan giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh. - UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện) quản lý Nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 10 - Phòng chuyên môn cấp huyện do UBND cấp huyện phân công là cơ quan tham mưu cho UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý. - Ban quản lý các khu công nghiệp, Ban Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Ban quản lý phát triển khu đô thị mới quản lý toàn bộ cây xanh thuộc địa bàn được cấp có thẩm quyền phân công quản lý. * Những nội dung, yêu cầu đối với quy hoạch cây xanh đô thị - Các không gian xanh trong đô thị phải được gắn kết với nhau bằng các đường phố có trồng cây và các dãi cây để hình thành một hệ thống xanh liên tục. Việc trồng cây không được làm ảnh hưởng tới an toàn giao thông, không làm hư hại móng nhà và các công trình ngầm, không gây nguy hiểm, không làm ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường. - Yêu cầu và nội dung quy hoạch cây xanh thực hiện theo quy định tại Điều 8, Điều 9, Nghị định số 64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ. Khuyến khích quy hoạch và thực hiện trồng cây bản địa, trồng các dãy cây xanh đặc trưng cho từng tuyến phố. - Diện tích vườn ươm cây được tính theo quy mô dân số đô thị như sau: + Đối với thành phố Huế diện tích đất tối thiểu cho vườn ươm cây khoảng 1 2 m /người; + Đối với các đô thị còn lại, diện tích đất tối thiểu cho vườn ươm cây khoảng 0,5 2 m /người. Quy mô, vị trí các vườn ươm cây được xác định trong quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, có thể bố trí tập trung hoặc phân tán tại các đô thị hoặc ngoài đô thị tùy theo điều kiện tự nhiên, khả năng khai thác quỹ đất của từng địa phương. -Trên cơ sở quy hoạch xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt, khuyến khích các đô thị lập quy hoạch chuyên ngành cây xanh. - Trồng, chăm sóc, ươm cây Trồng, chăm sóc, ươm cây, thực hiện theo quy định Điều 11, Điều 12 Nghị định số64/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ. Ngoài ra cần tuân thủ một số quy định cụ thể sau: - Cây xanh trồng trên đường phố phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: + Cây thẳng, dáng cân đối, không sâu bệnh, rễ cây khi phát triển không ảnh hưởng đến các công trình hạ tầng kỹ thuật khác như lề đường, hệ thống thoát nước, công trình ngầm có sẵn hoặc đã có quy hoạch; + Cây không thuộc danh mục cây cấm trồng do UBND Tỉnh ban hành; PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 11 + Cây có chiều cao tối thiểu 03m và đường kính thân cây tại chiều cao tiêu chuẩn tối thiểu 10cm; + Cây xanh trồng trên đường phố phải được bảo vệ bằng bo ô cây (bo ô cây được xây dựng bằng các vật liệu bền vững như đá, bê tông hoặc tương tự. - Đối với các tuyến đường có hè phố thì tùy theo chiều rộng hè phố cụ thể của từng tuyến đường chọn loại cây trồng có chiều cao phù hợp với quy định, ít vướng dây trên không và không gây hư hại các công trình sẵn có. Chú ý tránh trồng cây giữa cổng hoặc trước chính diện nhà dân đối với những nơi có chiều rộng hè phố nhỏ. + Tùy theo chủng loại, khoảng cách cây trồng trên đường phố có thể từ 06m đến 12m và khoảng cách các cây trồng tính từ mép lề đường từ 0,6m đến 01m; + Đối với các tuyến đường lớn có chiều rộng hè phố trên 05m nên trồng các cây có chiều cao khi trưởng thành tối thiểu là 10m, tối đa là 15m; + Đối với các tuyến đường trung bình có chiều rộng hè phố từ 03m-05m nên trồng các cây có chiều cao khi trưởng thành tối thiểu là 04m, tối đa là 10m; + Không trồng quá nhiều loại cây trên một tuyến phố: các tuyến đường có chiều dài dưới 02km chỉ trồng tối đa 02 loại cây; các tuyến đường có chiều dài trên 02km có thể trồng từ 01-03 loài cây; + Dãi phân cách có bề rộng dưới 02m, chỉ có thể trồng cỏ, các loài cây cảnh, cây bụi thấp hơn dưới 01m và phải thường xuyên cắt tỉa cành để đảm bảo an toàn giao thông; + Dãi phân cách có bề rộng 02m trở lên, có thể trồng các loài cây xanh bóng mát thân thẳng có chiều cao và tán lá không gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông (chiều cao phân cành tối thiểu từ 04m trở lên), trồng cây cách điểm đầu của dãi phân cách, đoạn qua lại giữa hai dãi phân cách tối thiểu là 03m, để đảm bảo an toàn giao thông; + Cây xanh được trồng cách các góc phố 05 - 08m tính từ điểm lề đường giao nhau gần nhất, không gây ảnh hưởng đến tầm nhìn giao thông; + Cây xanh được trồng cách các họng cứu hỏa trên đường 02 - 03m, cách cột đèn chiếu sáng và miệng hố ga 01 - 02m; + Cây xanh được trồng cách mạng lưới đường dây, đường ống kỹ thuật (cấp nước, thoátnước, cáp ngầm) từ 01 - 02m. - Đối với việc trồng, bảo vệ cây xanh trên đường phố, cây xanh trong công viên, vườn hoa, quảng trường và các khu vực công cộng khác của đô thị thực hiện theo Điều 15 Nghị định số 64/2010/NĐ-CP. - Đối với việc trồng, bảo vệ cây xanh trong và ngoài lân cận hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp có cấp điện áp 110KV-220KV đi trong đô thị thực hiện theo quy PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 12 định bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và đảm bảo mỹ quan, an toàn vận hành cho hệ thống lưới điện truyền tải. - Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia quy hoạch; trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn tỉnh. Nghiêm cấm mọi hành vi làm ảnh hưởng, xâm hại đến cây xanh đô thị được quy định tại Điều 7, Nghị định số 64/2010/NĐ-CP. * Bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị - Việc bảo vệ, chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị; giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị thực hiện theo Điều 13, Điều 14 của Nghị định số 64/2010/NĐ-CP. - Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trên địa bàn quản lý theo đề nghị của phòng chuyên môn cấp huyện. 2.2.2. Nguyên tắc bố trí cây xanh trong đô thị Để có được hiệu quả thẩm mỹ và chủ đề tư tưởng mong muốn, trong từng trường hợp cụ thể cần phải tìm tòi hình khối dáng dấp và màu sắc cây có tính truyền cảm nghệ thuật đáp ứng cao nhất. Có cây chỉ đẹp, chỉ nổi về hình khối dáng dấp hay màu sắc trong trường hợp đứng độc lập ở một không gian nhất định nào đó. Nhưng cũng có cây chỉ nổi bật khi được tổ hợp thành một khóm, mảng hay với các yếu tố tạo cảnh khác. - Cây độc lập: + Cây độc lập có thể là cây thân gỗ hoặc bụi để phát triển tự nhiên hay cắt xén, uốn tỉa theo những hình dạng đặc thù khác nhau. Cây độc lập thân nhỏ thường có giá trị cao, còn cây cao lại mang lại cảm giác mát mẻ. + Cây độc lập thường làm cận cảnh hoặc trung tâm bố cục cảnh quan. Đôi khi cây độc lập có thể tượng trưng cho một chủ đề tư tưởng nào đó hay làm rõ ý đồ bố cục chung. Tùy vào tính chất của các công trình mà cây độc lập thường là cây có hình khối, dáng dấp cân đối, màu sắc hài hòa, độc đáo, vị trí bố trí khác nhau. + Khi bố trí cây độc lập thì phải lưu ý khoảng cách giữa cây độc lập đến các cây khác (khoảng cách tối thiểu là bằng 3 lần chiều cao của cây độc lập) để đảm bảo cây độc lập phát triển cân đối. - Phối kết cây theo khóm: + Khóm cây gồm một số cây (Cá thể là cây gỗ, cây bụi hoặc là hỗn hợp cây thân gỗ và bụi) được trồng tổ hợp lại trong một bố cục trọn vẹn. Khóm cây có giá trị trang trí làm trung tâm bố cục hoặc tạo điểm nhấn. + Các cây trong một khóm thường phải đồng nhất về tuổi thọ. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 13 + Tùy theo bố cục hình khối cảnh quan vườn – công viên và chủ đề tư tưởng của bố cục đó mà cây xanh được tổ chức phối kết theo khóm với số lượng khác nhau. + Hàng cây thưa:  Các cây được bố trí thẳng hàng và cách nhau một khoảng cách nhất định nhằm đảm bảo tán của cây này không chồng chéo lên tán của cây kia đồng thời không để không gian trống quá lớn.  Hàng cây thưa có tác dụng tạo bóng mát hai bên đường và tạo vòm bóng mát trên lòng đường của các tuyến đường chính trong vườn – công viên đồng thời có giá trị trang trí.  Hàng cây thưa có thể trồng toàn cây bóng mát, toàn cây bụi trang trí hoặc kết hợp cả hai loài cây theo quy định trang trí nhất định. + Hàng cây dày: Các cây trong hàng được trồng sát nhau có tán giao nhau tạo thành mảng liên tục. Gồm 3 kiểu sau: Tường cây xanh: Các cây được trồng thành hàng dày và có chiều cao từ 3 m trở lên. Có thể trồng bằng cây thân gỗ nhiều cành nhánh hoặc cây bụi được cắt xén tạo không gian kín của một khu đất nhỏ hay có tác dụng chia cắt không gian vườn – công viên một cách dứt khoát rõ ràng, đảm bảo tính độc lập cho các hoạt động nghỉ ngơi giải trí ở các khu vực khác nhau. Nếu phối kết nhiều loài cây sẽ tạo nên phong cảnh rừng nhiều tầng với không gian kín có chiều sâu, cảnh vật phong phú đa dạng. + Trong quy hoạch thiết kế vườn – công viên hiện nay nên phối kết cây lá rộng xen lẫn cây lá kim, thảm cỏ, cây trang trí và một số tác phẩm nghệ thuật. 2.3. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Cây xanh là một thành phần rất quan trọng trong các bộ phận cấu thành môi trường đô thị. Nó là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng cuộc sống. Cây xanh công cộng là tài sản của tất cả mọi người, chúng phục vụ cho lợi ích của toàn xã hội. Vì vậy việc chăm sóc, quản lý cây xanh là trách nhiệm của mọi người. Nhận thấy được tầm quan trọng của cây xanh nên công tác quản lý cây xanh đô thị rất được quan tâm ở nhiều nơi trên thế giới. Mục đích của việc quản lý cây xanh đô thị là nhằm: Bổ sung vào bảng thống kê các loài cây xanh hiện có và vào hệ thống thông tin toàn cầu. Phát triển có kiểm soát sự chọn lựa các loài cây đem trồng và cho sự thay thế một số loài cây. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2