intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích và so sánh đặc tính của mực in Offset giữa hai màu Blue và Yellow

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

49
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài trình bày kết quả phân tích đặc tính của từng loại pigment; so sánh hai loại pigment màu; kết quả phân tích đặc tính của varnish và dung môi; kết quả khảo sát tỷ lệ giữa dung môi và chất liên kết khi pha trộn mực in offset; kết quả khảo sát độ dính, độ nhớt và độ khô của hai màu mực in; quy trình sản xuất mực offset cơ bản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích và so sánh đặc tính của mực in Offset giữa hai màu Blue và Yellow

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- NGUYỄN THANH TÂM PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH ĐẶC TÍNH CỦA MỰC IN OFFSET GIỮA HAI MÀU BLUE VÀ YELLOW Chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa Học LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ THÚY Hà Nội – 2016
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1. Những nội dung và kết quả trong luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Thúy. 2. Mọi tham khảo trong luận văn đều được ghi trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian và địa điểm công bố. 3. Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 19 tháng 12 năm 2016 HỌC VIÊN Nguyễn Thanh Tâm 1
  3. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan .................................................................................................. 1 Danh mục các bảng ............................................................................... 6 Danh mục các hình vẽ, đồ thị .........................................................................7 MỞ ĐẦU ................................................................................................ .9 CHƢƠNG I – TỔNG QUAN VỀ MỰC IN ....................................... 11 1 Định nghĩa và phân loại mực in ............................................................. 11 1.1 Định nghĩa ......................................................................................... 11 1.2 Phân loại mực in................................................................................ 11 2 Thành phần cơ bản của mực in .............................................................. 12 2.1 Chất màu pigment ............................................................................. 12 2.2 Chất liên kết – Chất tạo màng ........................................................... 14 2.3 Chất phụ gia ...................................................................................... 17 3 Các tính chất cơ bản của mực ................................................................ 18 3.1 Tính chất quang học của mực in ....................................................... 18 3.1.1 Cường độ màu ......................................................................... 18 3.1.2 Độ trong, độ đục của mực ....................................................... 18 3.1.3 Khả năng phủ của mực ........................................................... 19 3.2 Tính lưu biến của mực in .................................................................. 19 3.2.1 Độ nhớt ................................................................................... 19 3.2.2 Độ chảy ................................................................................... 20 3.2.3 Độ tack .................................................................................... 20 3.3 Độ bền ............................................................................................... 21 2
  4. 4 Tổng quan về in offset ........................................................................... 21 4.1 Nguyên lý in offset ............................................................................ 22 4.2 Cấu tạo máy in offset ........................................................................ 22 4.2.1 Hệ thống làm ẩm ..................................................................... 23 4.2.2 Hệ thống truyền mực .............................................................. 24 CHƢƠNG II - PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỰC OFFSET…….. 23 1 Phương pháp điều chế mực in offset...................................................... 26 1.1 Hóa chất và thiết bị ........................................................................... 26 1.2 Chuẩn bị mẫu .................................................................................... 26 1.3 Quy trình nghiền mực ....................................................................... 26 2 Phương pháp phân tích độ nhớt và tính chảy của mực in ...................... 28 2.1 Định nghĩa chất lỏng Newton và chất lỏng phi Newton ................... 28 2.2 Nguyên lý đo độ nhớt và tính chảy của mực .................................... 28 2.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới độ nhớt ........................................... 30 2.2.2 Nhiệt độ ................................................................................... 30 2.2.3 Tỷ lệ trượt ............................................................................... 31 2.3 Phương pháp xác định độ nhớt của mực ........................................... 31 2.3.1 Thiết bị đo độ nhớt .................................................................. 31 2.3.2 Mẫu phân tích ......................................................................... 32 2.3.3 Quy trình đo độ nhớt ............................................................... 32 3 Phương pháp phân tích độ tack của mực in ........................................... 33 3.1 Nguyên lý đo độ tack (độ dính) ........................................................ 33 3.2 Ảnh hưởng của độ tack (độ dính) lên sản phẩm in ........................... 34 3.3 Phương pháp xác định độ tack của mực in ....................................... 35 3
  5. 3.3.1 Thiết bị đo ............................................................................... 35 3.3.2 Phương pháp xác định............................................................. 35 3.4 Phương pháp in thử trên máy in giả lập ............................................ 36 3.4.1 Thiết bị in giả lập .................................................................... 36 3.4.2 Quy trình in thử ....................................................................... 37 3.5 Phương pháp xác định độ khô của mực ............................................ 38 3.5.1 Thiết bị xác định tính khô của mực ........................................ 38 3.5.2 Phương pháp đo độ khô của mực............................................ 39 3.6 Phương pháp kiểm tra độ bền mực trên giấy .................................... 39 3.6.1 So sánh độ màu của mực ........................................................ 39 3.6.2 Thí nghiệm độ bền với hóa chất ............................................. 41 3.6.3 Thí nghiệm độ bền chà xát ...................................................... 41 CHƢƠNG III - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................... 41 1 Khảo sát độ nhớt và độ tack của hai màu cơ bản Blue và Yellow chuẩn .. ................................................................................................................ 43 1.1 Phương pháp khảo sát sai số và độ lặp lại của phép đo .................... 43 1.2 Kết quả khảo sát sai số thiết bị đo và xác định khoảng giá trị giới hạn đặc tính mực ............................................................................................... 44 2.1 Kết quả khảo sát sự thay đổi độ nhớt của varnish khi thêm dung môi . ........................................................................................................... 46 3. Tiến hành quy trình nghiền mực offset .................................................. 47 3.1 Thiết kế công thức mực..................................................................... 47 3.2 Mô tả quy trình nghiền mực .............................................................. 48 3.3 Khảo sát lượng dung môi tới độ tack và độ nhớt của mực Blue và Yellow ........................................................................................................ 49 4
  6. 4 Đánh giá khả năng in trên giấy cotton và độ bền mực sau khi in .......... 53 4.1 Phương pháp tính độ dày lớp mực trên giấy ..................................... 53 4.2 Kết quả phân tích độ bền mực sau in ................................................ 55 4.2.1 Kết quả cường độ màu và độ bền màu với hóa chất ............... 55 4.2.2 Kết quả độ bền chà xát và tính khô của mực khi in trên giấy. 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 61 5
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Kết quả đo độ tack của mẫu chuẩn.................................................... 44 Bảng 2.Kết quả đo độ nhớt của mẫu chuẩn .................................................... 45 Bảng 3. Kết quả khảo sát độ nhớt của varnish ............................................... 46 Bảng 4. Công thức mực dự kiến ..................................................................... 48 Bảng 5.Kết quả khảo sát lượng dung môi tới độ tack và độ nhớt của mực Blue và Yellow ........................................................................................................ 50 Bảng 6. Công thức mực Blue và Yellow (theo gam) ..................................... 52 Bảng 7.Kết quả đo tính khô của mực in offset ............................................... 58 6
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1:Mối quan hệ giữa độ chảy T.V và nhiệt độ ........................................ 20 Hình 2: Cấu tạo của bộ phận cấp mực ............................................................ 24 Hình 3: Sơ đồ quy trình chế tạo mẫu mực in bằng máy nghiền 3 trục ........... 27 Hình 4: Đo độ nhớt dựa vào tốc độ trượt của tấm hình nón trên chất lỏng và phụ thuộc vào nhiệt độ .................................................................................... 29 Hình 5: Tấm kim loại đo tính chảy của mực in .............................................. 30 Hình 6: Thiết bị đo độ nhớt Haake rotovisco ................................................. 31 Hình 7: Phương pháp xác định độ tack mực ................................................. 34 Hình 8: Thiết bị đo độ tack của mực .............................................................. 35 Hình 9: Thiết bị in giả lập mực offset............................................................. 36 Hình 10: Thiết bị đo độ khô dạng chữ C ........................................................ 38 Hình 11: Tủ so màu mực dưới đèn D65 ......................................................... 40 Hình 12: Máy thí nghiệm độ bền chà xát mực ............................................... 41 Hình 13:Đường chuẩn giữa nồng độ nhựa (varnish) và log độ nhớt của varnish............................................................................................................. 46 Hình 14:Đường chuẩn xác định độ tack mực Blue qua tỷ lệ dung môi ......... 51 Hình 15: Đường chuẩn xác định độ tack mực Yellow qua tỷ lệ dung môi .... 51 Hình 16:Đường chuẩn xác định độ nhớt của mực Blue qua tỷ lệ dung môi .. 52 Hình 17: Đường chuẩn xác định độ nhớt của mực Yellow qua tỷ lệ dung môi ........................................................................................................................ 52 Hình 18: Hình ảnh nền màu in trên giấy cotton của màu Blue ...................... 55 Hình 19: Hình ảnh nền màu in trên giấy cotton của màu Yellow .................. 55 7
  9. Hình 20:Đánh giá độ bền hóa chất của màu Blue và Yellow ......................... 56 Hình 21: Kết quả thí nghiệm độ chà sát bề mặt màu Yellow ......................... 57 Hình 22:Kết quả thí nghiệm độ chà sát bề mặt màu Blue .............................. 57 8
  10. MỞ ĐẦU Mực in offset được ứng dụng rất nhiều trong các ngành kỹ thuật in ở nước ta như in tạp chí, lịch, thiếp cưới…và cả trong lĩnh vực cần độ bảo an cao như in tiền. Hiện nay việc nghiên cứu và chế tạo mực in offset tại Việt Nam còn rất thô sơ và chưa có công nghệ đặc thù hay riêng biệt nào. Trong quá trình nghiên cứu các đặc tính của mực in offset như độ nhớt, độ dính, độ khô… phải kết hợp xét đến tính chất, đặc tính của các loại pigment và chất liên kết. Nhờ vậy có thể biết đặc tính của mực in phụ thuộc vào thành phần nào để thay đổi và cân đối khi chế tạo một màu mực phục vụ cho vấn đề in đòi hỏi các tính chất đặc trưng riêng biệt. Ngoài ra chế tạo mực in offset cho lĩnh vực in tiền có tính chất bảo mật tại Việt Nam còn rất mới và chưa làm chủ được công nghệ sản xuất theođặc tính mong muốn.Vì vậy việc nghiên cứu, chế tạo và điều chỉnh các thành phần cấu thành một loại màu mực là vấn đề cần quan tâm nghiên cứu. Từ vấn đề này chúng tôi cùng nghiên cứu, tìm hiểu cụ thể tới hai màu mực là Blue và Yellow về việc sử dụng tỷ lệ các loại pigment, dung môi và chất liên kết tương ứng để tìm được mối liên hệ của các chất cũng như tối ưu hoá tỷ lệ pha trộn để đưa ra quy trình sản xuất mực offset phù hợp. Với lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Phân tích và so sánh đặc tính của mực in offset giữa hai màu Blue và Yellow”. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả đề tài được ứng dụng vào các dự ánnghiên cứu và chế tạo mực offset ở Việt Nam. Mục đích của đề tài: Nghiên cứu đặc tính của pigment, chất liên kết và thành phẩm mực in được chế tạo từ hai loại pigment màu Blue và Yellow với các chất liên kết đó, bao gồm: 9
  11. Kết quả phân tích đặc tính của từng loại pigment; So sánh hai loại pigment màu; Kết quả phân tích đặc tính của varnish và dung môi; Kết quả khảo sát tỷ lệ giữa dung môi và chất liên kết khi pha trộn mực in offset; Kết quả khảo sát độ dính, độ nhớt và độ khô của hai màu mực in; Quy trình sản xuất mực offset cơ bản; Kết luận hiệu quả của việc khảo sát, phân tích các đặc tính pigment, chất liên kết tới pha trộn mực in offset. 10
  12. CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MỰC IN 1 Định nghĩa và phân loại mực in:[2,3,7,8] 1.1 Định nghĩa: Mực in là hỗn hợp của các pigment (chất màu), chất liên kết hay chất tạo màng và phụ gia. 1.2 Phân loại mực in: Có nhiều cách để phân loại mực in, nhưng người ta thường phân loại theo phương pháp in và vật liệu in, theo dạng khô của màng mực in hay theo mục đích sử dụng của sản phẩm in. * Phân loại theo phương pháp in: Mực in cao : In Typo, in Flexo, in typo gián tiếp. Mực in phẳng : In Offset, in Litho, in Photolip, in kim loại. Mực in lõm : In ống đồng, in bản khắc lõm. Mực in xuyên thấm : In lưới, in rônêô * Phân loại theo mục đích sử dụng: Mực in thử : In bản in thử. Mực in việc vặt : Thư từ, giấy mời, giấy tờ quản lý kinh tế xã hội… Mực in nhũ : In bìa sách, danh thiếp… Mực in trên màng chất dẻo: PE, PP, PVC… Mực in tiền, séc, ngân phiếu thanh toán. Mực in phát sáng: khi tia sóng ngắn chiếu vào màng mực sẽ phát sáng huỳnh quang. * Phân loại theo thành phần chất liên kết: Mực gốc dầu. Mực gốc nước. Mực gốc dung môi. 11
  13. Mực gốc nhũ tương. Mỗi loại mực đều có tính chất lý học khác nhau về độ nhớt, độ bám dính, trạng thái chảy, tính bám dính trên vật liệu in, độ bền với ánh sáng, với kiềm, nước, cồn, axit, bơ, v.v… Việc lựa chọn mực in phù hợp với từng điều kiện công nghệ in và phương pháp ứng dụng đòi hỏi phải có sự hiểu biết về tính chất của mực in. 2 Thành phần cơ bản của mực in: [3] Cấu tạo chung của mực in bao gồm có 3 thành phần chính là: Chất màu (pigment), chất liên kết và phụ gia. 2.1 Chất màu pigment: Chất màu là thành phần cấu tạo chính của mực in, có nhiệm vụ tạo cho mực in màu sắc cần thiết. Màu sắc của mực in, độ trong hay độ phủ, độ bền vững đối với các tác dụng của ánh sáng, nước, chất rửa…của mực in phụ thuộc nhiều vào các tính chất của chất màu được dùng để chế tạo mực in. Các chất màu dùng trong mực in thông thường có hai loại là: thuốc nhuộm và pigment. Thuốc nhuộm: là loại chất màu tan trong môi trường chất liên kết của mực. Thuốc nhuộm có nhiều màu sắc khác nhau, có cường độ màu rất cao, màu rất tươi và trong sáng, tuy nhiên độ bền màu không cao dưới tác động của ánh sáng và của môi trường. Pigment là loại chất màu không tan trong môi trường chất liên kết của mực. Chất lượng và lượng sử dụng pigment quyết định các tính chất tông màu hay sắc thái, độ sáng màu và độ bão hòa hay độ no màu còn gọi là độ tinh khiết của màu mực in do đó các chất màu dùng để chế tạo mực in phải đảm bảo các tính chất sau đây: Màu phải tinh khiết, trong sáng gần với màu quang phổ. Màu phải có độ ổn định trong môi trường liên kết. Với các loại mực khác nhau sử dụng các chất liên kết khác nhau thì yêu cầu về độ bền 12
  14. vững hóa học, bền màu của các chất màu cũng khác nhau. Ví dụ: mực in gốc nước có môi trường liên kết chủ yếu là nước thì các chất màu phải đảm bảo không bị hydrat hóa dẫn đến sự thay đổi màu sắc, hay những chất màu có tính kiềm không dùng được trong môi trường liên kết có pha cồn. Các pigment chế tạo mực in offset không được tan trong chất liên kết dạng dầu, nhựa tự nhiên hoặc nhân tạo. Độ trong, độ phủ của chất màu quyết định tới độ trong của mực. Với những mực sản xuất từ chất màu dạng thuốc nhuộm tính thấu minh rất tốt, đặc biệt thích hợp với công nghệ in chồng nhiều màu, công nghệ in số như in phun… Những mực in có chất màu dạng pigment luôn luôn có độ đục nhất định tùy thuộc vào độ đục của pigment. Thông thường mực có độ đục cao thì độ phủ tốt cho phép in trên nhiều loại nền có màu sắc khác nhau và không hoàn toàn trắng. Các pigment vô cơ có độ đục cao hơn pigment hữu cơ và người ta hay dùng nó như một chất độn để điều chỉnh độ đục của mực. Độ phân tán của chất màu trong mực. Khả năng phân tán của chất màu trong mực là yếu tố đảm bảo sự đồng đều về màu sắc của mực. Khả năng phân tán là một tính chất cần đặc biệt quan tâm với các loại mực được sản xuất bằng chất màu dạng pigment. Sự phân tán của pigment trong môi trường liên kết phụ thuộc rất nhiều vào kích thước, tỷ trọng và tính chất bề mặt của hạt pigment. Khả năng thấm ướt với những phần tử chất liên kết dầu, nhựa. Có độ bền với ánh sáng, nước, axit, bazo, nhiệt độ, v.v… Độ mịn hay kích thước các hạt chất màu phải đảm bảo, kích thước hạt càng nhỏ thì cường độ màu càng cao. Cường độ màu hay độ đậm màu phải cao để đảm bảo khi chế tạo mực in chỉ cần dùng lượng nhỏ pigment cũng đủ để chế tạo được mực có 13
  15. màu đậm. Căn cứ và thành phần hóa học, nguồn gốc mà người ta chia pigment ra làm ba nhóm: Pigment vô cơ nhân tạo: là những oxit màu, bột do nghiền nhỏ kim loại mà nhận được và những muối của một số kim loại như: sắt, chì, kẽm, crom … ở dạng bột nhỏ mịn. Pigment tổng hợp hữu cơ: là những chất kết tủa nhỏ, mịn, có nhiều màu sắc khác nhau và nhận được bằng cách đem tổng hợp hữu cơ các bán thành phẩm hữu cơ. Sơn (lắc): là các thuốc nhuộm hữu cơ vốn có tính tan trong nước, trong dầu và các chất hòa tan hữu cơ được đem biến hóa bằng phương pháp hóa học để biến đổi tính chất thành không tan trong nước hay dầu và các chất hòa tan hữu cơ khác. Nói cách khác, sơn chính là thuốc nhuộm hữu cơ được gắn cho các tính chất của pigment. 2.2 Chất liên kết – Chất tạo màng: Chất tạo màng trong mực in thường gọi là chất liên kết. Tính chất và công dụng của chất liên kết có thể tóm tắt như sau: Chất liên kết giúp cho các hạt pigment mang màu phân tán tốt trong mực in, các hạt pigment càng mịn thì khả năng phân tán càng cao. Là những chất có tính bám dính tốt, có độ nhớt dùng để liên kết các hạt pigment mang màu và chuyển chúng lên bề mặt vật liệu in trong quá trình in. Khi chất liên kết khô hoàn toàn, hạt pigment bám chắc lên bề mặt vật liệu in. Tạo thành lớp màng bảo vệ, bao quanh hạt pigment, tránh được tác động của các yếu tố vật lý, hóa học, môi trường, sự cọ xát cơ học… khi sử dụng sản phẩm in. Chất liên kết ảnh hưởng rất lớn đến độ trong hay độ đục cũng như màu sắc của mực in. Thành phần chính của chất liên kết trong mực in gốc dầu là hỗn hợp dầu và nhựa.Dầu dùng trong mực in thường là dầu thực vật hoặc dầu nhân 14
  16. tạo.Khả năng khô và khả năng tạo màng của các loại dầu phụ thuộc vào mức độ không no của các axit béo có trong thành phần của dầu. Dầu thực vật có khối lượng phân tử càng lớn thì khả năng bay hơi càng kém, chúng được chia làm ba loại: Dầu khô như: dầu lanh, dầu chẩu trong thành phần có nhiều axit béo không no. Dầu bán khô như: dầu Hướng dương trong thành phần chứa từ 70 – 80% là axit không no có chứa từ 1 đến 2 nối đôi. Dầu không khô trong thành phần chứa 80 – 88% là axit có một nối đôi và một nhóm –OH và chính nhóm này cản trở quá trình axit hóa. Axit Oleic: C17H33COOH trong phân tử có 2 nối đôi. CH3 – (CH2)7 – CH = CH – (CH2)7 – COOH Axit Ricinoleic: C17H32(OH)COOH trong phân tử có 2 nối đôi và 1 nhóm –OH. CH3 – (CH2)3 – CH – CH2 – CH = CH – (CH2)7 – COOH OH Axit Linoic: C17H29COOH trong phân tử có chứa 4 nối đôi. CH3 – CH2 – CH=CH – CH2 – CH=CH – CH2 – CH= CH – (CH2)7 – COOH Axit Closhemic: C17H29COOH có 4 nối đôi trong phân tử CH3 – (CH2)3 – CH = CH – CH = CH – CH = CH – (CH2)7 – COOH Dầu lanh: là loại dầu khô thực vật. Axit béo không no trong dầu gồm có: axit linoleic chiếm khoảng 44 – 61%, axit linonic và axit oleic chiếm khoảng 15 – 30%, axit pamatic và axit stearic chiếm 4,5 – 6%. Tính chất vật lý cũng như tính chất hóa học của dầu lanh phụ thuộc vào vị trí nối đôi, số nối đôi và số nguyên tử cacbon có trong dầu lanh. Những axit không no này khi tiếp xúc với Oxi trong không khí sẽ xảy ra phản ứng trùng hợp tạo màng mực khô trên bề mặt vật liệu in. Dầu chẩu: là loại dầu béo khô, được chiết xuất từ thực vật. Thành phần chính chứa 79,7% axit eleostearic; 15% axit oleic; 4,1% axit panmatic; 15
  17. 1,3% axit stearic. Dầu chẩu dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ nên được dùng trong sản xuất mực in. Nhựa: gồm có hai loại nhựa tự nhiên và nhựa tổng hợp. Nhựa tự nhiên có một số tính chất như: Có tính tan trong các chất hưu cơ bay hơi với bất kỳ tỷ lệ nào, tạo thành dung dịch có tính nhớt và dính. Có tính bám dính cao khi đem phủ lên vật liệu in, nó có khả năng dàn thành màng mỏng và liên kết với các hạt chất độn hoặc pigment. Những tính chất vật lý, hóa học của các loại nhựa biến đổi tùy thuộc vào bản chất hóa học và trọng lượng phân tử của các chất hữu cơ tạo ra nhựa đó. Một số loại nhựa tổng hợp dùng làm chất liên kết trong thành phần mực in, chúng là những loại nhựa thiên nhiên đã được biến tính.Nhựa có ưu điểm là giúp cho màng mực sau khi khô có độ bóng cao và bảo vệ được màng mực in, chống lại những va chạm cơ học. Nhựa là những polyme có khối lượng phân tử lớn và có khả năng tan tốt trong một số dung môi hữu cơ hoặc kết hợp với nhau hay ngậm nước, chính nhờ những tính chất này mà nhựa có thể được sử dụng để điều chỉnh độ nhớt của mực. Nhựa thông: thường có màu vàng cho đến nâu sẫm, thành phần chính là axit abitic C19H29COOH có hàm lượng từ 78 – 90%, nhiệt độ nóng chảy mềm từ 60 – 70%, có trị số axit là 135 – 180. Ở nhiệt độ cao 280 – 300oC chúng có khả năng tan tốt trong các dung môi hữu cơ. Trong ngành in người ta sử dụng nhựa thông đã được biến thể như các este của nhựa thông để làm chất kết dính trong mực in. Sellac (cánh kiến) là loại nhựa do côn trùng tạo ra khi ăn nhựa cây. Hổ phách do một số loài cây thông chết tạo ra ở dưới đất, những loại nhựa này dùng để tạo cho mực in có độ láng bóng cao. 16
  18. Cacboxylmetyl cenlulozo CMC dùng làm chất liên kết trong mực nước. Nhựa tổng hợp: Nhựa alkyd được tổng hợp từ những polyeste bằng cách đa tụ từ rượu nhiều bậc với các ddiaxxit như mavich hoặc các anhydrit của nó. Nhựa alkyd có độ nhớt lớn, tính hoạt hóa bề mặt cao, tính in tốt, độ ổn định cao, dàn hồi và khả năng dính bám tốt. Nhựa alkyd biến tính với dầu lanh tọa thành những êt tan trong dầu, khi hấp thụ oxy xảy ra phản ứng làm màng mực khô nhanh. 2.3 Chất phụ gia: Để tăng tính năng in và một số tính khác của mực in, người ta phải đưa thêm vào thành phần của mực in một số chất phụ gia khác nhau như: Chất làm khô: Giúp cho quá trình oxi hóa diễn ra tại màng mực trên bề mặt vật liệu in nhanh hơn. Thường người ta sử dụng resin kim loại là chất làm khô, nhựa thông có trong thành phần của mực in kết hợp với kim loại, oxit kim loại hay các muối kim loại như: Co, Mn, Cr, Ni,Fe, Cu, Al, Ca và Ba. Tốc độ khô của mực giảm dần Co Mn Cr Ni Fe Cu Al Ca Ba Tuy nhiên khi tốc độ khô tăng lên đồng nghĩa với việc làm giảm độ bóng màng mực. Chất độn: làm tăng tính năng in của mực, thay đổi độ trong, độ đục của mực in, thay đổi sắc thái làm cho mực in đậm hơn đồng thời hạ giá thành của mực in. Chất tăng độ bóng: Các loại vecni bóng hỗn hợp, các loại dầu và nhựa cho vào thành phần của mực in để tăng tính năng in, tăng độ bóng, giảm độ đậm của mực, tăng khả năng dàn mỏng khi in trên vật liệu in. Chất chống dính: Tạo ra sự se mặt màng mực giúp cho in nhanh hơn và chống dính bẩn mặt sau tờ in. 17
  19. Dầu pha mực: Dùng để điều chỉnh độ nhớt, độ dính va trạng thái lưu biến của mực. Chất chống nhanh khô: Giúp cho quá trình oxi hóa dầu khô diễn ra chậm hơn hay tăng khả năng tạo màng của mực. Các chất hay sử dụng như phenol, vaseline, glyxerin, xeton, dehit, amin và parafin. Chất làm giảm độ dính: Là những chất có tác dụng làm giảm độ đanh của mực, làm cho mực trở nên mềm mại hơn, nhuần nhuyễn hơn. Nhược điểm là làm giảm tốc độ khô của màng mực, do đó tùy trường hợp khi in trên các loại vật liệu có tính chất bề mặt khác nhau mà người ta điều chỉnh tỷ lệ. Các chất mang mùi hương: Để tạo cho mực có mùi thơm, thường sử dụng các hợp chất Hydrocacbon thơm. 3 Các tính chất cơ bản của mực: Chất lượng sản phẩm in chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như giấy in, mực in, máy in, kiến thức và kinh nghiệm xử lý kỹ thuật của người thợ in, điều kiện khí hậu và môi trường… Nắm vững các tính chất của mực in sẽ tạo điều kiện thuận lợi ổn định chất lượng sản phẩm in. 3.1 Tính chất quang học của mực in: 3.1.1 Cƣờng độ màu: Thể hiện ở độ đậm của màu mực. Cường độ màu mực càng cao có thể in màng mực mỏng, đỡ hao phí mực, đồng thời về mặt chất lượng in sự tái hiện tầng thứ hình ảnh trung thực, tăng cường độ sắc nét và có ấn tượng tốt, phong phú về độ sâu hình ảnh in. Cường độ màu phụ thuộc các đặc tính của pigment: nồng độ, chủng loại, kích thước hạt pigment… 3.1.2 Độ trong, độ đục của mực: Thể hiện khả năng phản xạ lại ánh sáng của mực khi được chiếu sáng. Nó phụ thuộc vào chất liên kết và phụ gia trong mực. 18
  20. 3.1.3 Khả năng phủ của mực: Khả năng phủ của màng mực trên nền giấy in là tính chất của mực in được phủ lên nền vật liệu in một màng mực dày hay mỏng. Liên quan đến hàm lượng pigment, cường độ, độ mịn hạt. 3.2 Tính lƣu biến của mực in: Mực in là dạng chảy, chảy từ hộp mực qua trục xoay, chuyển sang mặt bản in, mục đích nhằm tạo đường in. v.v…có chất lượng như yêu cầu trên giấy (vật được in). Để đảm bảo tất cả “ tính thích hợp cho in” nói ở đây, cần phải ứng dụng lưu biến học. Độ đặc là tên gọi chung để chỉ tính chất lưu biến của mực in. Tính lưu biến thể hiện ở sự ảnh hưởng lẫn nhau như độ nhớt, tính dính, tính chảy, sức căng bề mặt, lực bám dính… Độ đặc của mực in về cơ bản phải thích hợp với giấy in hay vật liệu in và tốc độ in. 3.2.1 Độ nhớt: Thể hiện độ lỏng quánh, biểu hiện ở mực in loãng hay đặc. Độ nhớt mực in không có một thông số kỹ thuật xác định mà thường dao động trong một phạm vi rộng. Ví dụ: Độ nhớt mực in offset tờ rời từ 20 – 100 Pa.s Độ nhớt mực in offseet giấy cuộn từ 5 – 20 Pa.s Các phương pháp in khác nhau mực sẽ có độ nhớt khác nhau. Trong in Flexo, in ống đồng: mực có độ nhớt thấp tuân theo quy luật chuyển động của chất lỏng Newton. Trong in Typo, in offset: mực có độ nhớt cao không tuân theo quy luật chuyển động của chất lỏng Newton. Độ nhớt phải được lựa chọn sao cho phù hợp với phương pháp in, thiết bị in và tốc độ in. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2