intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:94

98
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận văn nhằm xác lập các cơ sở khoa học và thực tiễn về phân tích hiện trạng, biến động và xung đột trong sử dụng đất phục vụ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Phân tích xung đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố Hải Phòng

  1. MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong   những   năm   gần   đây   nền   kinh   tế   nước   ta   phát   triển   mạnh   theo  hướng đa dạng hoá nhiều thành phần, tốc độ đô thị hoá nhanh, dẫn đến nhu cầu   sử dụng đất ngày càng tăng. Một phần đáng kể đất đai bị chuyển đổi từ đất nông   nghiệp, đất tư  nhân sang các loại đất khác với chủ  sở  hữu hoặc sử  dụng khác   của các hộ cư dân. Đồng thời, nhiều mâu thuẫn, xung đột xã hội nẩy sinh trong  quá trình thu hồi đất, sử dụng và quản lý đất đai. Tình trạng đơn thư khiếu kiện,   khiếu nại kéo dài, vượt cấp, tập trung đông người gây mất an ninh ­ trật tự  tại   các địa phương [Báo cáo số  229/BC­TTr ngày 07/7/2014 của Thanh tra Bộ  Tài  nguyên và Môi trường]. Để giải quyết tốt các vấn đề về xung đột trong sử dụng   đất và các mối quan hệ của chúng có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý   Nhà nước về đất đai, quản lý trật tự xây dựng. Phường   Đằng   Lâm,   quận   Hải   An,   được   thành   lập   theo   Nghị   định   số  106/NĐ­CP ngày 20/12/2002 của Chính phủ trên cơ sở sát nhập 05 xã của huyện  An Hải và 01 phường của quận Ngô Quyền. Phường có 11 tổ dân phố, tổng diện   tích đất tự  nhiên là 212,5 ha. Phường có tốc độ  đô thị  hoá nhanh trong thời gian   qua, dẫn đến những biến động phưc tap v ́ ̣ ề sử dụng đất, đặc biệt là chuyển đổi  mục đích từ sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích đất phi nông nghiệp. Nhiều   khu vực nổi cộm về chuyển đổi đất đai, nhiều xung đột nẩy sinh trong qua trinh ́ ̀   sử dụng đất va chuyên đôi muc đich s ̀ ̉ ̉ ̣ ́ ử dung đât. Tình tr ̣ ́ ạng sử dụng đất sai mục   đích, tự  ý chuyển nhượng đất trái phép, xây dựng nhà không phép, sai phép, trái   phép là những hiện tượng ảnh hưởng tiêu cực đến công tác quản lý đất đai, quản   lý trật tự xây dựng.  ̣ Hiên nay, phường Đằng Lâm đã có nhiều cải cách trong công tác quản lý   đất đai, quản lý trật tự  xây dựng nhằm phát triển, nâng cao chất lượng cuộc   sống của nhân dân, đảm bảo an ninh ­ trật tự. Tuy nhiên, nhiều khó khăn nẩy   sinh do các nguyên nhân: một bộ  phận nhân dân chưa nhận thức đúng và thực  76
  2. hiện các quy định của Luật đất đai, Luật xây dựng; trình độ  nghiệp vụ  của một   số  cán bộ  chưa được nâng cao, chưa đáp  ứng được nhiệm vụ, giải quyết công  việc đạt hiệu quả thấp; các mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng đất đang tăng về  số  lượng, có nhiều tình tiết phức tạp tại địa phương. Để  góp phần giải quyết  được các vấn đề  trên, cần thiết dựa trên những cơ  sở  khoa học và thực tiễn về  phân tích xung đột trong sử  dụng đất đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả  công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng tại địa phương. Xuất phát từ lý do thực tiễn đó, đề tài luận văn thạc sỹ: “Phân tích xung   đột trong sử dụng đất và đề xuất giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự  xây   dựng tại phường Đằng Lâm, quận Hải An, thành phố  Hải Phòng”  đã được  lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành. 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU a) Mục tiêu Xác lập các cơ  sở  khoa học và thực tiễn về  phân tích hiện trạng, biến  động và xung đột trong sử dụng đất phục vụ đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu   quả công tác quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm,  quận Hải An, Hải Phòng. b) Nhiệm vụ ̉ ̣ ược muc tiêu, cac nhiêm vu sau đây cân đ Đê đat đ ̣ ́ ̣ ̣ ̀ ược thực hiên: ̣ ­ Tổng quan tài liệu và xây dựng cơ  sở  lý luận về  nghiên cứu xung đột  trong sử dụng đất phuc vu công tac quan ly đât đai va quan ly trât t ̣ ̣ ́ ̉ ́ ́ ̀ ̉ ́ ̣ ự xây dựng;  ­ Phân tích hiện trạng và biến động sử  dụng đất phương Đăng Lâm giai ̀ ̀   đoạn 2010 ­ 2015;  ­ Xác định các điểm nóng sử dụng đất tai ph ̣ ương Đăng Lâm; ̀ ̀  ­ Phân tích xung đột sử  dụng đất tại phương Đăng Lâm va cu thê tai các ̀ ̀ ̀ ̣ ̉ ̣   điểm nóng sử dụng đất;  ­ Xác định và đề  xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả  quản lý đất đai,   ­ 2 ­
  3. quản lý trật tự xây dựng tai ph ̣ ương Đăng Lâm. ̀ ̀ 3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU a) Phạm vi không gian Khu vực nghiên cứu là toàn bộ địa bàn phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải  Phòng, tổng diện tích tự nhiên 212,5 ha. Nghiên cưu chi tiêt tai 3 điêm nong vê biên đôi ́ ́ ̣ ̉ ́ ̀ ́ ̉  sử dung đât la t ̣ ́ ̀ ổ dân phố Kiều Sơn, tổ dân phố Thư Trung 2 va t̀ ổ dân phố Lực Hành. b) Phạm vi khoa học ­ Phân tích hiện trạng và đánh giá biến động sử  dụng đất được giới hạn   trong giai đoạn 2010 ­ 2015; ­ Xung đột trong sử  dụng đất được phân tích tông thê toan ph ̉ ̉ ̀ ương Đăng ̀ ̀   ̀ ́ ́ ại các điểm nóng sử dụng đất; Lâm va phân tich chi tiêt t ­ Đề xuất các giải pháp ưu tiên nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý   đất đai, quản lý trật tự xây dựng tai ph ̣ ương Đăng Lâm. ̀ ̀ 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN a) Ý nghĩa khoa học Kết quả  nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú hệ  thống lý  luận của khoa học quản lý đất đai về nghiên cứu xung đột trong sử dụng đất. b) Ý nghĩa thực tiễn Luận văn được xem là tư  liệu khoa học tham khảo cung cấp cho cơ quan   quản lý địa phương trong công tác quản lý đất đai, điều chỉnh quy hoạch, kế  hoạch sử dụng đất, quy hoạch không gian đô thị và quản lý trật tự xây dựng. 5. CƠ SỞ TÀI LIỆU THỰC HIỆN LUẬN VĂN a) Tài liệu khoa học và điều tra ­ Tài liệu khoa học về  hướng phân tích xung đột sử  dụng đất và quản lý  trật tự xây dựng trên địa bàn đô thị. ­ Số liệu từ điều tra đại diện cư dân địa phương và cán bộ quản lý. ­ 3 ­
  4. b) Tài liệu địa phương Các tài liệu và bản đồ về kiểm kê đất đai, bản đồ hiện trạng sử dụng đất  phường Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng giai đoạn 2010 ­ 2015. c) Tài liệu pháp lý * Văn bản do Nhà nước phê duyêt va ban hanh: ̣ ̀ ̀ ­ Luật Đất đai 2013; các Nghị  định của Chính phủ; Thông tư  của các Bộ  ngành và các văn bản của địa phương về hướng dẫn thực hiện Luật Đất đai; ­ Luật xây dựng 2014; các Nghị định của Chính phủ; Thông tư của các Bộ  ngành và các văn bản của địa phương về hướng dẫn thực hiện Luật xây dựng. * Văn bản do UBND thành phố Hải Phòng phê duyêt va ban hanh: ̣ ̀ ̀ ­ Quyết định số  322/QĐ­UBND ngày 28/02/2005 về  việc phê duyệt quy  hoạch chi tiết tỷ  lệ 1/2000 quận Hải An và ban hành điều lệ  quản lý xây dựng   quận Hải An, thành phố Hải Phòng; ­ Quyết định số  1910/QĐ­UBND ngày 06/11/2012 của  Ủy ban nhân dân  thành phố  Hải Phòng về  việc phê duyệt nhiệm vụ  quy hoạch phân khu tỷ  lệ  1/2000 quận Hải An đến năm 2025; * Văn bản do UBND phường Đằng Lâm phê duyêt va ban hanh: ̣ ̀ ̀ ­ Các tài liệu kiểm kê đất đai, bản đồ  hiện trạng sử  dụng đất phường   Đằng Lâm, quận Hải An, Hải Phòng giai đoạn 2010 ­ 2015. 6. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI Luận văn được trình bày trong 85 trang đánh máy khổ A4; ngoài phần mở  đầu, kết luận và kiến nghị, đề tài gồm 3 chương: ­ Chương 1: Tổng quan tài liệu, cơ  sở  lý luận về  các vấn đề  nghiên cứu   xung đột trong sử dụng đất và quản lý trật tự xây dựng tại khu vực đô thị. ­ Chương 2: Nghiên cứu hiện trạng, biến động sử  dụng đất và xác định   các điểm nóng trong sử dụng đất tại phường Đằng Lâm. ­ 4 ­
  5. ­  Chương 3:  Phân tích xung đột trong  sử  dụng đất  và đề  xuất giải pháp  quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng tại phường Đằng Lâm. Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC VẤN ĐỀ  NGHIÊN CỨU XUNG ĐỘT TRONG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUẢN LÝ  TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI KHU VỰC ĐÔ THỊ 1.1. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC BƯỚC NGHIÊN CỨU 1.1.1. Các phương pháp nghiên cứu a) Các phương pháp thu thập số liệu * Phương phap thu th ́ ập số liệu thư câp t ́ ́ ừ các nguồn sẵn có: Các tài liệu được thu thập tại bộ  phận văn phòng thống kê của UBND   phường Đằng Lâm được lưu trữ qua các năm gồm: ­ Báo cáo kiểm kê đất năm 2010, 2015. ­ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phường Đằng Lâm năm 2010, 2015. ­ Báo cáo giải quyết tranh chấp đất đai qua các năm. ­ Báo cáo công tác quản lý trật tự xây dựng qua các năm. ­ Báo cáo tài chính năm 2014 của UBND phường Đằng Lâm. ­ Các văn bản pháp lý của thành phố Hải Phòng. ­ 5 ­
  6. * Phương phap điêu tra xã h ́ ̀ ội học: Phương phap s ́ ử  dụng bang hoi v ̉ ̉ ề xung đột trong sử  dụng đất đai va l ̀ ựa   chọn giải pháp quản lý trật tự xây dựng, kết hợp giữa cach th ́ ưc chon m ́ ̣ ẫu phân   tầng và chon m ̣ ẫu ngẫu nhiên ̣ ­ Chon mẫu phân tầng: Dựa trên các tiêu chí phân chia thành 3 điểm nóng  sử dụng đất là khu vực tổ dân phố Kiều Sơn, Thư Trung 2 va L ̀ ực Hành để  tiến  hành lấy mẫu ngẫu nhiên. ̣ ­ Chon mẫu ngẫu nhiên:  Tại mỗi điểm nóng sử  dụng đất khi tiến hành  điều tra xung đột trong sử dụng đất dựa trên 3 dạng xung đột: Xung đột về mục   đích sử dụng đất; Xung đột về  quyền sử  dụng đất; Xung đột trong quá trình sử  dụng đất. Ty lê lây mâu la 10% tông s ̉ ̣ ́ ̃ ̀ ̉ ố  hộ  gia đình là cư  dân địa phương và 12  cán bộ quản lý. Tổng số 128 phiếu được phát ra với cách thức lựa chọn theo các  tiêu chí có sẵn và đề nghị người trả lời cho biết lý do tại sao lựa chọn (xem bảng  phụ lục). Khi tiến hành điều tra lựa chọn giải pháp ưu tiên trong quản lý trật tự xây  dựng tại các điểm nóng sử  dụng đất dựa trên 6 giải pháp: Tăng cường công tác   quản lý cấp phép xây dựng; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện   theo phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; Nâng cao hiệu quả công tác quy  hoạch đô thị; Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng; Hoàn thiện hệ  thống chính sách và thủ  tục hành chính về  cấp phép xây dựng và quản lý trật tự  xây dựng; Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân đối với công tác xin cấp phép  và quản lý trật tự  xây dựng. Ty lê lây mâu la 10% s ̉ ̣ ́ ̃ ̀ ố  hộ  gia đình là cư  dân địa   phương và 12 cán bộ  quản lý, tổng số 128 phiếu được phát ra với cách thức lựa  chọn theo các tiêu chí có sẵn và đề  nghị  người trả  lời cho biết lý do tại sao lựa   chọn (xem bảng phụ lục). ­ Tổ chức hội nghị lấy ý kiến của các cán bộ quản lý về việc lựa chọn các   mức  ưu tiên trong công tác quản lý trật tự  xây dựng đô thị  dựa trên 6 giải pháp:  Tăng cường công tác quản lý cấp phép xây dựng; Tăng cường công tác kiểm tra   giám sát việc thực hiện theo phép xây dựng và quản lý trật tự  xây dựng; Nâng   ­ 6 ­
  7. cao hiệu quả công tác quy hoạch đô thị; Tăng cường công tác quản lý quy hoạch   xây dựng; Hoàn thiện hệ thống chính sách và thủ tục hành chính về cấp phép xây   dựng và quản lý trật tự  xây dựng; Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân đối  với công tác xin cấp phép và quản lý trật tự xây dựng.  ­ Kết quả  được thể  hiện trong bảng đề  xuất lựa chọn giải pháp  ưu tiên  trong quản lý trật tự  xây dựng tại 3 điểm nóng sử  dụng đất là khu vực tổ  dân   phố Kiều Sơn, Thư Trung 2, Lực Hành (xem bảng phụ lục). b) Phương pháp thống kê mô tả để xử lý số liệu ­ Trên cơ sở các báo cáo kiểm kê năm 2010, 2015 tiến hành phân tích thống   kê, so sánh số  liệu qua các các năm để  thấy được sự  biến động, thay đổi về  cơ  cấu sử dụng các loại đất. ­ Tổng hợp kết quả điều tra bằng bảng hỏi về xung đột trong sử dụng đất  tại các điểm nóng, tiến hành phân tích, đánh giá tình hình xung đột trong sử dụng   đất, đưa các giải pháp nâng cao công tác quản lý đất đai. Gia tri trung binh đ ́ ̣ ̀ ược   sử dung trong viêc xêp hang xung đôt. ̣ ̣ ́ ̣ ̣ c) Phương pháp bản đồ và GIS ­ Sử  dụng bản đồ  hiện trạng sử  dụng đất năm 2010, 2015 tỷ  lệ  1: 2000   trong nghiên cứu thực địa và phân tích số  liệu. Sau khi kiểm tra khoanh vẽ trên  thực địa, sử  dụng phần mềm  Microstation V8i  lập bản đồ  xác định vị  trí các  điểm nóng về sử dụng đất trên nền bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 tỷ  lệ 1:2000. d) Phương pháp đánh giá thứ tự   ưu tiên theo mô hình Quá trình Phân   tích Thứ bậc (AHP)  Phương pháp đánh giá theo quá trình phân tích thứ  bậc (AHP, Analytic   Hierarchy Process) được Saaty phát triển trong những năm 1970 dựa trên các mô  hình toán học và tâm lý học. Với  ưu thế trong xác định khách quan các trọng số  nhằm đưa ra các quyết định đa bậc, phương pháp này hiện nay được sử  dụng   rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực, cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội nhân   ­ 7 ­
  8. văn. Việc sử  dụng AHP trong lựa chọn các giải pháp  ưu tiên thể  hiện được  những ưu thế sau so với các phương pháp phân tích truyền thống: ­ Với nền tảng toán học mạnh nên cho phép phân tích, đánh giá và phân  loại các vấn đề môi trường một cách bán định lượng và định lượng; ­ Cho phép xây dựng một hệ  thống chỉ  tiêu đánh giá nhiều cấp rất linh   hoạt. Những vấn đề phức tạp được phân tích thành những chỉ tiêu đơn giản hơn  theo nhiều cấp, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc đánh giá; ­ Các chuyên gia được quyền linh hoạt hơn trong việc xếp hạng so sánh  mức độ quan trọng của các chỉ tiêu ở mỗi cấp; ­ Đánh giá được tính nhất quán trong các đánh giá của chuyên gia dựa trên  so sánh từng cặp đôi một để xác định trọng số và có kỹ thuật tính toán chỉ số đo  lường sự  nhất quán từ  đó giảm thiểu được những hạn chế  vốn có của phương   pháp chuyên gia đó là tính chủ quan.   Quá trình đánh giá sử dụng ma trận so sánh cặp với thang 9 điểm, xác định  trọng số dựa trên vector riêng  ứng với giá trị  riêng lớn nhất, sau đó kiểm tra hệ  số nhất quán của trọng số (Saaty, 1980). Trong phạm vi đề tài, mô hình AHP được giải theo các bước sau: * Bước 1: Xác định trọng số của các giải pháp dựa trên phân tích các ma  trận vuông cấp n (còn gọi là ma trận độ   ưu tiên bậc 1, bậc 2,...). Các tiêu chí   trong ma trận này sau đó được thực hiện so sánh từng cặp với nhau. Độ ưu tiên   cho các tiêu chí được xác định theo bảng độ ưu tiên chuẩn của Saaty (1980) với 9   bậc ưu tiên và giá trị tương ứng sau: ­ Ưu tiên bằng nhau:................................................................1 điểm. ­ Ưu tiên bằng nhau cho đến vừa phải:...................................2 điểm. ­ Ưu tiên vừa phải:...................................................................3 điểm.  ­ Ưu tiên vừa phải cho đến hơi ưu tiên:..................................4 điểm.  ­ Hơi ưu tiên hơn: ...................................................................5 điểm. ­ 8 ­
  9. ­ Hơi ưu tiên cho đến rất ưu tiên: ...........................................6 điểm. ­ Rất ưu tiên:............................................................................7 điểm. ­ Rất ưu tiên cho đến vô cùng ưu tiên: ...................................8 điểm. ­ Vô cùng ưu tiên: ....................................................................9 điểm. * Bước 2: Tính toán trọng số cho các chỉ tiêu theo mô hình sau: 1 wi ai1 ai 2 .. aim m , i wi nwi m , i wi i 1 * Bước 3: Nhân ma trận trọng số với ma trận gốc, tính tổng điểm có trọng   số cho các tiêu chí ưu tiên trong công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị và sắp xếp   theo mức độ ưu tiên. Các giai phap có tr ̉ ́ ọng số cao nhất được lựa chọn ưu tiên xem  xét. Cụ thể hóa bài toán AHP thông qua 4 bước sau: ­ Phân tích những thông tin thu nhận được thành nhóm tiêu chí và các tiêu  chí thành phần. ­ So sánh các tiêu chí thông qua so sánh cặp. Bước này nhằm xác định  trọng số giữa các tiêu chí. Kết quả  cuối cùng là tạo ra một ma trận so sánh, thể  hiện mối quan hệ giữa các tiêu chí với nhau. Bảng 1.1. Các nhân tố ma trận ý kiến của chuyên gia C A1 A2 A3 … An A1 1 A12 A13 … A1n A2 1/ A12 1 A23 … A2n A3 1/ A13 1/ A23 1 … A3n … … … … 1 … An 1/ A1n 1/ A2n 1/ A3n … 1 (Trong đó: A1, A2,A3 … An là các tiêu chí) ­ 9 ­
  10. ­ Tính tổng các giá trị ưu tiên theo cột. Bảng 1.2. Ma trận so sánh của các nhân tố C A1 A2 A3 … An A1 1 A12 A13 … A1n A2 1/ A12 1 A23 … A2n A3 1/ A13 1/ A23 1 … A3n … … … … 1 … An 1/ A1n 1/ A2n 1/ A3n … 1 ∑ … ­ Xác định trọng số  bằng cách tính tỷ  lệ  của các thành phần theo hàng ­   cột. Giá trị này cho phép so sánh tỷ lệ thành phần của các phương án, xem các ma  trận chiếm tỉ lệ bao nhiêu trong tổng thành phần. Bảng 1.3. Ma trận trị số nhất quán W1 C A1 A2 A3 … An A1 W11 W12 W13 … Wln A2 W21 W22 W23 … W2n A3 W31 W32 W33 … W3n … … … … 1 … An Wln Wn2 Wn3 … Wnn ∑ 1 (W11, W22,  …,Wnn: là các hệ số của phương trình tương ứng với X1, X2, … Xn) ­ Kiểm tra tính nhất quán của các cặp so sánh. Khi tỉ số nhất quán nhỏ hơn   hoặc bằng 0,1 thì đánh giá của người ra quyết  định là tương đối nhất quán.   Ngược lại, tiến hành đánh giá lại ở cấp tương ứng. Bảng 1.4.  Ma trận trọng số các trị số nhất quán W2 C A1 A2 A3 … An A1 W11 W12 W13 … Wln A2 W21 W22 W23 … W2n A3 W31 W32 W33 … W3n ­ 10 ­
  11. … … … … 1 … … An Wln Wn2 Wn3 … Wnn Theo kết quả trên, Saaty (1977) đã đưa ra bảng dưới đây: Bảng 1.5. Chỉ số ngẫu nhiên ứng với số nhân tố (RI) N 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 RI 0 0 0.58 0.9 1.12 1.24 1.32 1.41 1.45 1.49 Trong phạm vi đề tài các thông số đầu vào của mô hình được xác định tại   cuộc hội thảo lấy ý kiến cán bộ  quản lý với 6 giải pháp  ưu tiên trong công tác  quản lý trật tự xây dựng gồm: Tăng cường công tác quản lý cấp phép xây dựng;  Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện theo phép xây dựng và  quản lý trật tự đô thị; Nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch đô thị; Tăng cường  công tác quản lý quy hoạch xây dựng; Hoàn thiện hệ thống chính sách và thủ tục  hành chính về cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; Tuyên truyền nâng   cao ý thức người dân đối với công tác xin cấp phép và quản lý trật tự  xây dựng.  Hội nghị  đưa ra các mức so sánh các tiêu chí thông qua so sánh các cặp chỉ  tiêu.   Tổng hợp kết quả được thCểẤ trong phiếu điều tra tại các điểm nóng gồm khu vực   P THIẾT TỪ THỰC TIỄN CẤP THIẾT TỪ THỰC TIỄN tổ dân phố Kiều Sơn, Thư Trung 2, Lực Hành (xem bảng phụ lục).  1.1.2. Các bước nghiên cứu MMỤỤC TIÊU, NHI ỆM VỤ C TIÊU, NHIỆM VỤ Luận văn được thựTHU TH c hiện theo các b ẬP TÀI LIỆướ U, Sc sau: Ố LIỆU THU THẬP TÀI LIỆU, SỐ LIỆU ­ Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu về sử dụng đất; số liệu hiện trạng sử  dụng đất năm 2010, 2015 c TRONG PHÒNG TRONG PHÒNG ủa phườ ĐIỀng Đ ằng Lâm. Xác đ U TRA ĐIỀU TRA ịnh các đi HIỆN TRƯỜNG ểm nóng sử  HIỆN TRƯỜNG dụng đất. PHÂN TÍCH ­ Bước 2: Điều tra khảo sát thPHÂN TÍCH ực tế, tổng hợp số liệu về xung đột đất đai. ệệ n trạạng s ng sửử ­ Hi n tr  d dụụ ng đ ấất, bi ếến đ ộộng s ửử d d ụụng đấất;t; ­ Hi ng đ t, bi n đ ng s ng đ ­ Bước 3:  Phân tích xung đột trong s ụử  dụấng đ ất, các giải pháp ưu tiên trong  ­ Phân tích xung độột trong s t trong sửử ­ Phân tích xung đ  d d ng đ ụ ng đ ất;t; quản lý trật tự  xây dựng. ảải pháp qu ­ Phân tích các gi ­ Phân tích các gi i pháp qu ảản lý tr ậậ n lý tr t tt tựự xây d  xây dựựng. ng. ­ Bước 4: Xác định các giải pháp quản lý xung đột trong sử dụng đất phục  TỔNG HỢP vụ nâng cao hiệu quả công tác quản tr TỔậNG H ỢP ựng.     t tự xây d ­ Xung độột trong s ­ Xung đ ửử d dụụ ng đ ấất;t; t trong s ng đ ­ Các gi ải pháp trong qu ả n lý tr ậật tt t ựự xây dựựng. ­ Các giải pháp trong quản lý tr  xây d ng.        Kiểm nghiệm thực tế ĐỊNH HƯỚNG ĐỊNH HƯỚNG  XUNG ĐỘT SDĐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐĐ GIẢI PHÁP ƯU TIÊN QUẢN LÝ TTXD  XUNG ĐỘT SDĐ ­ 11 ­ GIẢI PHÁP QU ẢN LÝ ĐĐ GIẢI PHÁP ƯU TIÊN QUẢN LÝ TTXD GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG PHƯỜNG ĐẰNG LÂM GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG PHƯỜNG ĐẰNG LÂM
  12. Hình 1.1. Các bước nghiên cứu của đề tài 1.2.   TỔNG   QUAN   CÁC   CÔNG   TRÌNH   NGHIÊN   CỨU  VỀ   XUNG   ĐỘT  TRONG SỬ DỤNG ĐẤT 1.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước Liên quan tới vấn đề nghiên cứu xung đột trong sử dụng đất, trên thế giới   có một số công trình tiêu biểu gần đây được thực hiện tại một số quốc gia: * Tai châu Âu: ̣ ­ Tại Đức: Tac gia Steinhäußer và nnk (2015) th ́ ̉ ực hiện một nghiên cứu về  xung đột trong sử  dụng đất cấp quốc gia và cấp vùng tại Đức. Nghiên cưu d ́ ựa   trên cuộc phỏng vấn các bên liên quan và thông tin ghi nhận về xung đột trong sử  ­ 12 ­
  13. dụng đất. Sự thay đổi về chính sách năng lượng tại quốc gia này gần đây đã dẫn   tới xung đột trong sử dụng đất trở nên gay gắt hơn. Người sử dụng đất đã ý thức   rằng đất đai là một nguồn lực giới hạn, điều này đã dẫn đến sự cạnh tranh về sử  dụng đất giữa các ngành tại khu định cư, vận tải, nông nghiệp, lâm nghiệp và   bảo tồn. Kêt qua nghiên c ́ ̉ ứu chỉ ra rằng giải quyết những xung đột cần phát triển   các giải pháp sử  dụng đất đa chức năng để  giải quyết xung đột trong sử  dụng  đất. Thông tin về  các bên liên quan tham gia vào các quyết định sử  dụng đất  được sử dụng để nghiên cứu giải quyết những xung đột này [6].  ­ Tại Thụy Sỹ và Romania: Tac gia Tudor và nnk (2014) đã môt nghiên c ́ ̉ ̣ ứu   đôi sach vê cách th ́ ́ ̀ ức giải quyết các xung đột trong sử dụng đất tại bốn trường   hợp xung đột trong sử dụng đất tai Th ̣ ụy Sy và Rumani. K ̃ ết quả cho thấy rằng,   Thụy Sy đã thành công h ̃ ơn Rumani trong quá trình giải quyết do chú trọng hơn   về tính bền vững và công bằng. Các điểm số thấp trong các trường hợp Rumani   từ việc thực hiện kém quy hoạch không gian, thực thi không nghiêm các quy định   về  môi trường, ít quan tâm đến bảo vệ  môi trường và ít chú trọng đến sự  tham  gia của công chúng trong quá trình ra quyết định. Nghiên cứu này giúp các nhà  hoạch định chính sách xác định các yếu tố  then chốt cho việc giải quyết thành  công xung đột trong sử dụng đất nhằm đạt được mục tiêu sử  dụng đất tốt nhất  [7]. * Tai châu A: ̣ ́ ­ Tại Trung Quốc: Tác giả  Hui và Bao (2013) đã nghiên cứu bản chất của   xung đột trong thu hồi đất ở Trung Quốc. Mâu thuẫn về đất đai phát sinh thường  xuyên trong quá trình đô thị hóa nhanh ở Trung Quốc gây ra những tác động bất lợi.   Khác với các nghiên cứu trước đây về  tranh chấp đất đai, phân tích nguyên nhân,  hậu quả, phương pháp đánh giá và quản lý, nghiên cứu này dựa trên tiếp cận hành   vi theo lý thuyết trò chơi. Kết quả  ba mô hình được đề  xuất: (i) Mô hình năng  động cho các xung đột về việc thu hồi đất theo quy phạm pháp luật; (ii) Mô hình   trò chơi thu hồi đất bất hợp pháp; va (iii) Mô hình trò ch ̀ ơi của thị trường đất đai.  Những mô hình này giải thích cơ chế tranh chấp, xung đột phát triển, chiến lược   ­ 13 ­
  14. của cuộc xung đột giữa chính quyền địa phương và nông dân. Các mô hình này   cung cấp một số thông tin quan trọng cho định hướng chính sách trong thu hồi đất   tại Trung Quốc [3].  ­ Tại Singapore: Tác giả Sze và Sovacool (2013) thực hiện một nghiên cứu  về  mô hình sử  dụng đất giải quyết xung đột và đánh giá sơ  bộ  cách Singapore   đưa ra các biện pháp giải quyết xung đột trong sử dụng đất. Các tiêu chí về hiệu   quả, công bằng, bền vững và khả năng tương thích được sử dụng để quản lý các   mâu thuẫn trong sử  dụng đất. Hiệu quả  liên quan đến việc phát triển các giao  dịch đất đai nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  nhanh chóng và thuận lợi. Vốn   chủ  sở  hữu bao gồm việc có một hệ  thống công bằng liên quan đến tất cả  các   bên. Tính bền vững liên quan với môi trường và xã hội sử  dụng đất hiện tại và  tương lai. Khả năng tương thích đề cập đến cách sử dụng đất được tích hợp với   luật pháp và các quy định khác [5]. * Tai châu Đai D ̣ ̣ ương: ­ Tại Australia: Tác giả  Brown và Raymond (2014) sử  dụng phương pháp  xác định tiềm năng xung đột trong sử  dụng đất với dữ  liệu PPGIS. Nghiên cứu   này sử dụng dữ liệu từ một nghiên cứu quy hoạch vùng ở Australia để mô tả  và   đánh giá các phương pháp thay thế để xác định tiềm năng xung đột trong sử dụng   đất. Mô hình của xung đột trong sử  dụng đất được trình bày và đưa vào hoạt  động với dữ  liệu không gian để  cung cấp lập kế  hoạch sử  dụng đất trong khu  vực. Xung đột trong sử dụng đất được ấn định xuất phát từ  sự  khác biệt về giá  trị  cảnh quan và sở  thích sử  dụng đất có thể  được đưa vào các chỉ  số  xung đột   khác nhau được trình bày trong bản đồ. Sự  phân bố  không gian của các giá trị  cảnh quan, sự  khác biệt  ưu tiên sử  dụng đất và chỉ  số  kết hợp được tất cả  các   phương pháp khả  thi xác định để  lập bản đồ  tiềm năng xung đột trong sử  dụng  đất. Các phương pháp ưa thích cho việc đánh giá các nguy cơ xung đột trong sử  dụng đất là tích hợp hai chiều: sở thích sử dụng và tầm quan trọng hay cường độ  của các giá trị  cảnh quan. Nghiên cứu này đưa ra những điểm mạnh và hạn chế  của từng phương pháp lập bản đồ xung đột [2]. ­ 14 ­
  15. * Tai châu Phi: ̣ ­ Tại Ghana: Tác giả  Kuusaana và Bukari (2015) nghiên cứu đặc điểm và  bản chất tranh chấp đất đai giữa nhóm người chăn gia súc và các hộ  sản xuất  nhỏ. Tăng trưởng dân số  và đô thị  hóa nhanh  ở  châu Phi dẫn đến xung đột về  quyền sở hữu, sử dụng đất. Trên cơ sở sử dụng dữ liệu định tính từ  phỏng vấn  và thảo luận nhóm đã liệt kê toàn bộ  sở  hữu đất của Ghana. Nghiên cứu chỉ  ra  rằng các giao dịch trên thị trường đất đai đã gây ra xung đột giữa nhóm người sản  xuất nhỏ và người chăn nuôi. Các nguyên nhân do tàn phá hệ thống cây trồng và  tài nguyên nước, chuyển nhượng đất tràn lan. Những nhận thức này có tác động   tương lai cho tranh chấp đất đai tại Ghana. Các giải pháp giải quyết xung đột  làm minh bạch được đề xuất bao gồm luật sở hữu chung và chú trọng tham vấn  cộng đồng về quản lý đất đai [4].  Nói tóm lại, các kết quả công trình nghiên cứu ngoài nước phan anh th ̉ ́ ực  ̣ trang các xung đột trong sử  dụng đất trở  nên gay gắt hơn trong quá trình đô thị  hóa nhanh, đặc biệt tại các khu đô thị. Để giải quyết được các xung đột trong sử  dụng đất, các nghiên cứu đã sử  dụng các phương pháp, dữ  liệu về đất đai, điều   tra xã hội học, áp dụng các tiêu chí, các mô hình, để  phân tích nguyên nhân dẫn  đến các xung đột. Các giải pháp giải quyết xung đột được đưa ra dựa trên cać   ́ ̀ ảm bảo tính bền vững và công bằng trong sử  dụng đất. Các chiến   tiêu chi vê đ lược cho quy hoạch lãnh thổ   ở  cấp đô thị, định hướng chính sách trong thu hồi   đất, làm minh bạch trong việc sở hữu chung và chú trọng tham vấn cộng đồng về  quản lý đất đai.  1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam có một số  công trình nghiên cứu liên quan đến xung đột  trong sử dụng đất, ở đây chủ yếu dưới góc độ xung đột xã hội như sau:  ­ Luận án tiến sĩ triết học của Phan Văn Tân (2008) nghiên cưu vân đê ́ ́ ̀  xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn thời kỳ đổi mới tại tỉnh Hà Tây (cũ). Sự  ­ 15 ­
  16. chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định  hướng XHCN (1986) của nước ta đã tạo ra những chuyển biến sâu sắc về  mọi  mặt của đời sống xã hội. Bên cạnh những thành tựu đó, mặt trái của kinh tế  thị  trường đã nẩy sinh nhiều tiêu cực nghiêm trọng và kéo dài dẫn đến xung đột xã   hội, mà chủ  yếu về  đất đai. Điển hình là các xung đột  ở  Cần Thơ, Đồng Tháp   (1990 ­ 1994), Thái Bình (1997), Tây Nguyên (2001 ­ 2004). Tình hình đó đến nay  vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp nhất là ở các tỉnh có lợi thế phát triển công  nghiệp hoá, đô thị  hoá gây ra những hậu quả nghiêm trọng về  kinh tế xã hội và   an ninh ­ trật tự. Nghiên cứu đã chỉ  ra trong xu thế  phát triển theo hướng công  nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhu cầu về  đất đai cho xây dựng các khu, cụm công  nghiệp, đô thị, cơ sở hạ tầng công cộng được lấy từ  đất nông nghiệp. Việc thu   hồi đất liên quan đến lợi ích của người nông dân sẽ  đưa đến những phức tạp   nếu không tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo đảm lợi ích cho người   nông dân. Các xu hướng xung đột nên được xét trên các loại hình, quy mô, tính   chất, mức độ  của xung đột về  đất đai. Nghiên cứu cũng đề  xuất một số  giải  pháp cơ bản nhằm phòng ngừa xung đột, ổn định xã hội và phát triển bền vững  [10] ­ Luận văn Thạc sỹ  chuyên ngành Quản lý đất đai của Bùi Đức Tuyến   (2012) thực hiên nghiên c ̣ ứu thực trạng và giải pháp quản lý xung đột đất đai trên   địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng. Xung đột đất đai trên địa bàn  huyện Thủy Nguyên chủ  yếu xoay quanh một số  vấn đề: Đơn giá bồi thường   thấp hơn giá thị trường; Phương án đào tạo và chuyển đổi việc làm; Tỷ lệ phần   trăm các khoản hỗ  trợ  thấp; Giải quyết chế độ  tái định cư; Chế  độ  đối với hộ  gia đình chính sách; Giải quyết đất xen kẹt không còn khả  năng sử  dụng; Thủ  tục hành chính còn rườm rà. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ  thể cho Thủy  Nguyên: Cải cách hành chính, xóa bỏ cơ chế “xin ­ cho”; Xây dựng chế độ  chịu   trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo; Cải cách tiền lương bằng các khoản hỗ trợ đối   với cán bộ, công chức, viên chức; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và giải  quyết kiến nghị, khiếu nại; Tăng cường công tác kiểm tra giám sát; Áp dụng   ­ 16 ­
  17. đúng, đủ giá bồi thường hỗ trợ và chế độ tái định cư; Cụ thể phương án đào tạo,  chuyển đổi nghề; Đẩy nhanh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  [1]. ­ Bao cao nghiên c ́ ́ ưu hòa gi ́ ải tranh chấp đất của Cơ quan Phat triên Quôc ́ ̉ ́  ̀ ̃ ́ ̉ tê Australia (AusAID) va Quy Châu A (2013) chi ra răng, tranh ch ́ ̀ ấp đất đai có xu  hướng ngày càng tăng về số lượng, gia tăng tính đa dạng, phức tạp và đồng thời   tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định xã hội. Hòa giải tranh chấp đất đai là một trong  những phương thức nhằm hóa giải các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên tranh   chấp. Nghiên cứu chỉ  ra những trương h ̀ ợp tranh châp ap dung hoà gi ́ ́ ̣ ải có hiệu  quả và những trương h ̀ ợp ap dung hoà gi ́ ̣ ải không hiệu quả. Hòa giải tranh chấp   đất đai đạt hiệu quả  cao  ở  khu vực nông thôn trong việc giải quyết những bất   đồng, mâu thuẫn nhỏ, tính chất đơn giản. Phương thức này phù hợp với tâm lý  của người dân nông thôn, nơi mà ở đó các thiết chế đạo đức, văn hóa, phong tục,  tập quán truyền thống chi phối,  ảnh hưởng mạnh mẽ đến toàn bộ  đời sống của   người dân. Các mối quan hệ gia đình, dòng họ, làng xóm được người dân rất coi  trọng giữ gìn và bảo vệ. Tuy nhiên ở khu vực đô thị, hòa giải tranh chấp đất đai   ít phát huy hiệu quả  bởi giá đất ngày càng tăng cao và quan hệ  cộng đồng của   người dân thành thị  không khăng khít. Việc hòa giải tranh chấp đất đai  ở  cơ  sở  chủ yếu dựa vào đội ngũ cán bộ hòa giải cơ sở. Tuy nhiên, đa phần đội ngũ cán  bộ này thiếu kỹ năng vận động, chưa nắm chắc các quy định của pháp Luật đất   đai. Hơn nữa, chế độ của Nhà nước cho hòa giải viên thấp chưa tương xưng v ́ ới  thời gian, công sức và chất xám mà các hòa giải viên đã bỏ ra. Tăng cường hiệu  quả  của hoạt động hoà giải tranh chấp đất đai có thể  giảm các xung đột, căng   thẳng xuất phát từ  quá trình đô thị  hoá nhanh chóng, đóng vai trò rất quan trọng   cho tương lai của Việt Nam [4]. ­  Tác   giả  Trần  Phúc   Thăng và  Phạm Thị  Thắng  (2014)  thực   hiên môt ̣ ̣  nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước trong phòng ngừa và giải quyết xung  đột về  đất đai. Lịch sử  cũng như  hiện tại vấn đề  đất đai luôn nổi cộm, những  mâu thuẫn, những tranh chấp, xung đột về  đất đai diễn ra khá phức tạp. Số  vụ  ­ 17 ­
  18. khiếu nại, tố  cáo liên quan tới vấn đề  đất đai chiếm tỷ  lệ  cao trong các loại   khiếu kiện. Điều này cho thấy những hạn chế trong việc quản lý đất đai. Trên  thế giới và một số quốc gia trong khu vực đã xử lý tốt vấn đề này, không chỉ hạn   chế được những xung đột xã hội về đất đai mà còn góp phần tích cực vào sự ổn  định xã hội, tập trung sức người, sức của cho việc đẩy nhanh phát triển. Kinh  nghiệm của các nước sẽ giúp chúng ta nhận thức rõ hơn những ưu điểm và hạn   chế của mình, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để  hạn chế và giải quyết  xung đột một cách hiệu quả hơn [13]. ­ Tác giả Tô Xuân Phúc (2015) thực hiên môt nghiên c ̣ ̣ ứu vê tranh ch ̀ ấp đất  đai và Nhà nước tại Việt Nam. Do sự gia tăng của các cuộc xung đột đất đai nông  thôn và cuộc đấu tranh thường song song với việc mở rộng thị trường sang biên  giới, các can thiệp nhà nước lịch sử, cuộc đàm phán trong cơ  quan nhà nước.  Nghiên cứu đã chỉ  ra các tranh chấp đất đai giữa các công ty và nông dân. Được  xây dựng dựa trên những nghiên cứu trong quá khứ  để  xem xét tại sao làn sóng  xung đột này đang xảy ra và các mối quan hệ giữa cộng đồng nông nghiệp và Nhà   nước. Dựa trên phân tích về các khu vực xung đột căng thẳng, nghiên cứu cho rằng   những thay đổi đối với quản trị  cùng với phát triển nhanh chóng thị  trường và áp  lực sinh kế đang mang lại một lợi thế cạnh mới để đàm phán về đất đai. Thay đổi   chính sách nhằm nâng cao hiệu quả  của các công ty nhà nước đã chuyển đổi từ  doanh nghiệp nhà nước thành các tổ  chức nhà nước và tư  nhân được yêu cầu để  duy trì lợi nhuận [14].  Nói tóm lại, từ  các kết quả  công trình nghiên cứu trong nước nhận thấy  rằng xung đột trong sử dụng đất chủ yếu là xung đột xã hội về đất đai. Mặt trái  của nền kinh tế thị trường đã nẩy sinh nhiều tiêu cực dẫn đến các xung đột trong   sử  dụng đất trở  nên gay gắt và phức tạp. Xung đột thường phát sinh trong quá  trình sử dụng đất, thu hồi đất, mối quan hệ giữa cộng đồng nông nghiệp và Nhà   nước. Các nghiên cứu đưa ra một số giải pháp phòng ngừa xung đột, giải quyết  xung đột, đảm bảo tình hình an ninh ­ trật tự và sử dụng đất bền vững. Đặc biệt   quan tâm đến công tác hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ  sở, đưa ra các phương  ­ 18 ­
  19. thức nhằm hóa giải các bất đồng, mâu thuẫn giữa các bên đảm bảo quyền lợi  của người sử dụng đất. 1.3. CƠ  SỞ  KHOA HỌC, CƠ  SỞ  PHÁP LÝ VÀ TÌNH HÌNH THỰC TIỄN  QUẢN LÝ XUNG ĐỘT TRONG SỬ DỤNG ĐẤT 1.3.1. Cơ sở khoa học về xung đột trong sử dụng đất a) Khái niệm xung đột và xung đột đất đai Khái niệm về  xung đột đất đai được môt sô tac gia đê câp t ̣ ́ ́ ̉ ̀ ̣ ơi  ́ ở  cac khia ́ ́  ̣ canh sau đây: ­ Babette Wehrmann (2008) cho răng, tranh ch ̀ ấp đất đai thường có tác  động tiêu cực sâu rộng về  phát triển không gian và sinh thái. Điều này đặc biệt  đúng ở các nước đang phát triển và các nước đang chuyển đổi. Theo đó tổ  chức   thị  trường đất đai là yếu, cơ hội cho lợi ích kinh tế  do hành động bất hợp pháp   rất phổ biến và nhiều người nghèo không được tiếp cận với đất đai. Tranh chấp   đất đai có thể  có những  ảnh hưởng tai hại đến các cá nhân cũng như  trên các   nhóm và thậm chí toàn bộ  quốc gia. Nhiều mâu thuẫn được xem là những cuộc   đụng độ  giữa các nền văn hóa khác nhau, các xung đột về  đất đai và tài nguyên  thiên nhiên liên quan [1]. ̉ ưc hanh đông ngăn ng ­ Tô ch ́ ̀ ̣ ưa cua Liên Hiêp Quôc (2012): cho răng v ̀ ̉ ̣ ́ ̀ ấn   đề  đất đai và tài nguyên thiên nhiên không bao giờ  là nguyên nhân duy nhất của   cuộc xung đột. Cuộc xung đột trong sử dụng đất thường trở nên bạo lực khi liên  quan đến phân biệt đối xử  xã hội, kinh tế. Đất đai là một tài sản quan trọng và  nguồn sinh kế, nó cũng liên quan chặt chẽ  đến cộng đồng, lịch sử  và văn hóa.  Căng thẳng về  đất đai cũng có thể  liên quan chặt chẽ  đến quyền lợi chính trị.  Giải quyết khiếu nại đất đai và xung đột là cơ sở để tạo ra hòa bình và bền vững   [8].  Qua nghiên cứu các quan điểm về  xung đột đất đai, trong pham vi nghiên ̣   cưu cua đê tai, khái ni ́ ̉ ̀ ̀ ệm về  xung đột và xung đột trong sử  dụng đất được hiểu  như sau: ­ 19 ­
  20. ­ Xung đột là  “quá trình trong đó một bên nhận ra rằng quyền lợi của   mình hoặc đối lập hoặc bị   ảnh hưởng tiêu cực bởi một bên khác. Xung đột có   thể mang đến những kết quả tiêu cực hoặc tích cực, phụ thuộc vào bản chất và   cường độ của xung đột” [1].  ­ Xung đột trong sử  dụng đất là “một hiện tượng xã hội với sự tham gia   (ít nhất) của hai đối tượng, bắt nguồn từ những khác biệt về lợi ích liên quan tới   quyền (lợi) trên đất đai: quyền sử  dụng, quản lý, thu lợi, loại trừ  (các quyền   hoặc đối tượng khác), chuyển nhượng và bồi thường trên (mảnh) đất (đai)”.  ­ Xung đột trong sử dụng đất thường được hiểu là: Sử dụng sai hoặc Hạn   chế hoặc Tranh chấp về quyền sử dụng đất [1]. ̣   ­ Trong luât Đât đai 2013: ́   Tranh chấp đất đai  là tranh chấp về  quyền,   nghĩa vụ  của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ  đất đai   [7]. b) Điểm nóng sử dụng đất Điểm nóng sử  dụng đất được hiểu là  “vùng lãnh thổ, dân cư  có biến   động mạnh trong sử  dụng đất, mâu thuẫn trong sử  dụng đất rất gay gắt” . Taị   ̉ ́ ử dung đât, các mâu thu cac điêm nong s ́ ̣ ́ ẫn trong sử dụng đất có diễn biến phức  tạp,  tình  trạng  sử   dụng  đất sai  mục  đích,  tranh chấp  trong quá  trình  chuyển   quyền sử  dụng đất, các tranh chấp nẩy sinh trong quá trình sử  dụng ngày càng   tăng. Việc quản lý đất đai, quản lý trật tự  xây dựng của cơ  quan quản lý nhà   nước rất khó khăn, phức tạp và xảy ra tình trạng xung đột giữa người sử  dụng  đất và cơ  quan quản lý nhà nước, làm  ảnh hưởng đến tình hình phát triển của   khu vực, thường xuyên xảy ra tình trạng mất an ninh ­ trật tự tại khu vực.  Trong phạm vi luận văn, điểm nóng sử dụng đất là khu vực được xác định  theo các tiêu chí sau: ­ Tinh ph ́ ưc tap cua bi ́ ̣ ̉ ến động sử dụng đất; ­ Nhiêu xung đ ̀ ột trong sử dụng đất nẩy sinh; ̀ ̣ ̣ ­ Nhiêu vu viêc vi phạm trật tự xây dựng đô thị nẩy sinh. ­ 20 ­
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2