intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Thiết kế hệ thống xử lý nước rỉ rác cho bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

59
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu quá trình Fenton trong xử lý NRR từ đó đánh giá hiệu quả của quá trình Fenton thông qua xử lý COD của NRR; Đề xuất được dây chuyền công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước rỉ rác bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Thiết kế hệ thống xử lý nước rỉ rác cho bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn

  1. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt bài luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự động viên, giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Trước tiên tôi xin được gửi lời biết ơn chân thành nhất tới TS. Ngô Trà Mai - Viện Vật lý,Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được nghiên cứu và thực hiện luận văn. Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Trần Thị Hiền Hoa – Trường Đại Học Xây Dựng, các anh các chị đang công tác tại phòng Hóa nghiệm thuộc Liên đoàn nước Việt Nam luôn nhiệt tình giúp đỡ, tạo cho tôi môi trường nghiên cứu và làm việc nghiêm túc. Tôi xin gửi lời biết ơn tới ban lãnh đạo trường Đại học Thủy lợi đã luôn tạo điều kiện tốt cho tôi học tập và phát triển. Đồng thời tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới TS. Vũ Đức Toàn Bộ môn Khoa học Môi trường – Khoa Môi trường đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình tôi học tập tại trường. Và cuối cùng, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân, những người đã luôn sát cánh cùngs tôi, chia sẻ và động viên tôi không ngừng nỗ lực vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 24 tháng 8 năm 2015 Phạm Thu Uyên
  2. LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Phạm Thu Uyên Mã số học viên: 138520320008 Lớp: 21KTMT21 Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường Mã số: 60520320 Khóa học: 21 đợt 2 Tôi xin cam đoan quyển luận văn được chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Ngô Trà Mai và TS. Vũ Đức Toàn với đề tài nghiên cứu trong luận văn “Thiết kế hệ thống xử lý nước rỉ rác cho bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn”. Đây là đề tài nghiên cứu mới, không trùng lặp với các đề tài luận văn nào trước đây, do đó không có sự sao chép của bất kì luận văn nào. Nội dung của luận văn được thể hiện theo đúng quy định, các nguồn tài liệu, tư liệu nghiên cứu và sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn. Nếu xảy ra vấn đề gì với nôi dung luận văn này, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm theo quy định./. NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN
  3. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Từ viết tắt BCL Bãi chôn lấp CTR Chất thải rắn NRR Nước rỉ rác BOD Nhu cầu oxy sinh hóa COD Nhu cầu oxy hóa học BVMT Bảo vệ môi trường BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường DO Nồng độ oxy hòa tan MLSS Nồng độ bùn hoạt tính MVSS Lượng sinh khối trong bể PAC Poly Aluminium Chloride QCVN Quy chuẩn Việt Nam VSV Vi sinh vật TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam UASB Bể sinh học kỵ khí BTCT Bê tông cốt thép QĐ Quyết định UBND Ủy ban nhân dân SBR Bể lọc sinh học từng mẻ
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ..............................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2 5. Nội dung của luận văn.............................................................................................3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..... 4 1.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ........................................................... 4 1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................................................ 4 1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo................................................................................ 5 1.1.3 Điều kiện về khí hậu .......................................................................................... 6 1.1.4. Điều kiện thủy văn ............................................................................................ 8 1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ....................................................................... 8 1.2.1. Điều kiện kinh tế huyện Đình Lập .................................................................... 8 1.2.2 Điều kiện Xã hội huyện Đình Lập ..................................................................... 9 1.3. TỔNG QUAN VỀ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN ĐÌNH LẬP [14] ........ 9 1.3.1. Khu vực chôn lấp rác ........................................................................................ 9 1.3.2. Khu vực xử lý nước rỉ rác ............................................................................... 10 1.3.3. Hệ thống thu gom nước mưa, nước rác và cống xả tràn. ............................... 10 1.3.4. Hệ thống thu gom khí rác. ............................................................................... 11 1.3.5. Công trình phụ trợ ........................................................................................... 11 1.4. TỔNG QUAN VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC .............. 13 1.4.1. Các phương pháp xử lý nước rỉ rác trên thế giới ............................................ 13 1.4.1.3. Một số công nghệ xử lý nước rỉ rác trên thế giới .........................................15 1.4.2. Các phương pháp xử lý nước rỉ rác tại Việt Nam ........................................... 19 CHƯƠNG II: TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC RỈ RÁC VÀ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP FENTON TRONG XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC TẠI BÃI CHÔN LẤP RÁC ĐÌNH LẬP ............................................................... 29
  5. 2.1. TÍNH TOÁN LƯỢNG NƯỚC RỈ RÁC ............................................................ 29 2.1.1. Các nguồn rác thải ........................................................................................... 29 2.1.2. Tính toán lượng nước rỉ rác ............................................................................ 33 2.2. NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC TẠI BÃI CHÔN LẤP HUYỆN ĐÌNH LẬP ............................................................................ 35 2.3. PHƯƠNG PHÁP FENTON ............................................................................... 37 2.3.1. Giới thiệu phương pháp Fenton ...................................................................... 37 2.3.2. Nguyên vật liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 38 3.2.2.2. Phương pháp và quy trình thí nghiệm. .........................................................40 2.3.3. Tiến hành thí nghiệm ...................................................................................... 40 2.3.4. Kết quả thí nghiệm .......................................................................................... 43 CHƯƠNG III: THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC BÃI CHÔN LẤP ........................................................................................................................... 44 3.1. CƠ SỞ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ .................................................................. 44 3.2. ĐỀ XUẤT QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ.............................................. 45 3.2.1. Phương án 1..................................................................................................... 45 3.2.2. Phương án 2..................................................................................................... 48 3.2.3. So sánh lựa chọn công nghệ ............................................................................ 51 3.3. TÍNH TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ XỬ LÝ NƯỚC RỈ RÁC ............ 52 3.3.1. Hồ chứa nước rác ............................................................................................ 52 3.3.2. Bể điều hòa ...................................................................................................... 53 3.3.3. Bể UASB ......................................................................................................... 57 3.3.4. Bể Anoxic........................................................................................................ 60 3.3.5. Bể Aerotank .................................................................................................... 62 3.3.6. Bể lắng 2 ........................................................................................................ 68 3.3.7. Bể Oxi hóa Fenton .......................................................................................... 71 3.3.8. Bể lắng trung hòa ............................................................................................ 75 3.3.9. Bể khử trùng .................................................................................................... 78 3.3.10. Bể nén bùn..................................................................................................... 80
  6. 3.3.11. Tính Tổn thất ................................................................................................. 83 3.4. KHÁI TOÁN KINH TẾ THEO PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN .......................... 84 3.4.1. Chi phí xây dựng và máy móc ........................................................................ 86 3.4.2. Chi phí xử lý nước rỉ rác ................................................................................. 86 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 89 1. Những kết luận về các kết quả đạt được của luận văn ..........................................89 2. Những khuyến nghị ...............................................................................................90 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 91 Phụ lục 1 .................................................................................................................... 93 Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng BCL CTR Đình Lập ......................... 93 Phụ lục 2 .................................................................................................................... 95 Các hình ảnh làm thí nghiệm .................................................................................... 95 Phụ lục 3 .................................................................................................................... 97 Các bản vẽ thiết kế .................................................................................................... 97
  7. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1. Bản đồ huyện Đình Lập ............................................................................. 5 Hình 1.2. Công nghệ xử lý nước rỉ rác của Đức ....................................................... 16 Hình 1.3. Công nghệ xử lý nước rỉ rác tại BCL Sudokwon, Hàn Quốc [21]............ 17 Hình 1.4. Công nghệ xử lý NRR BCL Nam Sơn [3] ................................................ 24 Hình 2.1. Vị trí lấy mẫu NRR sau bể Aerotank của Trạm xử lý NRR BCL Văn Lãng ........................................................................................................................... 39 Hình 3.1. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý NRR BCL huyện Đình Lập – phương án 1 . 46 Hình 3.2. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý NRR BCL huyện Đình Lập – phương án 2 . 48 Hình 3.3. Thiết bị đo lưu lượng V-notch .................................................................. 56 Hình 3.4. Mặt cắt chi tiết bể lắng 2 ........................................................................... 70 Hình 3.5. Mặt cắt ống phân phối trung tâm và máng thu nước ................................ 70 Hình 3.6. Chi tiết bể oxi hóa Fenton ......................................................................... 74 Hình 1. Dụng cụ thí nghiệm ...................................................................................... 95 Hình 2. Hóa chất và mẫu thí nghiệm ........................................................................ 96 Hình 3. Một số hình ảnh trong quá trình làm thí nghiệm.......................................... 96
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Lượng mưa lũ trung bình tháng, năm (mm) [4] ......................................... 7 Bảng 1.2. Thành phần nước rỉ rác tại một số quốc gia trên thế giới [21] ................. 13 Bảng 1.3. Nồng độ các chất ô nhiễm trước và sau xử lý [21] ................................... 18 Bảng 1.4. Thành phần nước rỉ rác của một số BCL điển hình [3] ........................... 21 Bảng 1.5. Thành phần NRR sau hệ thống xử lý tại BCL Nam Sơn – Hà Nội [3] .... 25 Bảng 1.6. Các công nghệ đã và đang được áp dụng để xử lý nước rỉ rác tại Việt Nam ........................................................................................................................... 27 Bảng 2.1. Dân số hiện trạng năm 2014 [4] ............................................................... 30 Bảng 2.2. Lượng rác thải năm 2014 .......................................................................... 31 Bảng 2.3. Lượng rác thải tính toán từ năm 2015 đến 2035 ..................................... 32 Bảng 2.4. Thành phần NRR BCL Văn Lãng sau xử lý Aerotank ............................. 39 Bảng 2.5. Hiệu quả xử lý COD thông qua phản ứng Fenton .................................... 43 Bảng 3.1. Nồng độ một số thành phần trong NRR BCL Văn Lãng [13] .................. 44 Bảng 3.2. Nồng độ thành phần các chất hữu cơ thiết kế ........................................... 45 Bảng 3.3. So sánh các phương án xử lý NRR ........................................................... 51 Bảng 3.4. Tổng hợp tính toán bể điều hòa ................................................................ 56 Bảng 3.5. Giá trị đầu vào và đầu ra của các thông số sau khi qua bể điều hòa ........ 57 Bảng 3.6. Tổng hợp tính toán bể UASB ................................................................... 60 Bảng 3.7. Tổng hợp tính toán bể Anoxic .................................................................. 61 Bảng 3.8. Các thông số thiết kế bể Aerotank ............................................................ 67 Bảng 3.9. Thông số thiết kế bể lắng II ...................................................................... 71 Bảng 3.10. Thiết bị khuấy trộn.................................................................................. 73 Bảng 3.11. Các thông số thiết kế bể oxi hóa Fenton ................................................. 74 Bảng 3.12. Giá trị đầu ra hàm lượng các chất có trong NRR ................................... 75 Bảng 3.13. Thông số thiết kế bể lắng trung hòa ....................................................... 78 Bảng 3.14. Thông số thiết kế bể khử trùng ............................................................... 79 Bảng 3.15. Tổng hợp tính toán bể nén bùn. .............................................................. 81 Bảng 3.16. Chi phí đầu tư cho các hạng mục công trình và thiết bị ......................... 85 Bảng 3.17. Lượng điện tiêu thụ trong 1 ngày ........................................................... 87 Bảng 3.18. Lượng hóa chất tiêu thụ trong 1 ngày ..................................................... 87
  9. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, khi chất lượng cuộc sống đang dần được cải thiện thì môi trường cũng được quan tâm, đặc biệt là vấn đề rác thải và nước thải. Rác thải sinh ra từ mọi hoạt động của con người và ngày càng tăng về khối lượng. Hầu hết rác thải ở nước ta đều chưa phân loại tại nguồn. Do đó gây ra nhiều khó khăn cho công tác quản lý và xử lý loại chất thải này, đồng thời loại chất thải này sinh ra một loại nước thải đặc biệt ô nhiễm là NRR. Hiện nay, việc xử lý rác thải bằng cách chôn lấp hợp vệ sinh được coi là biện pháp hữu dụng bởi tính kinh tế cao. Tuy nhiên, lượng NRR sinh ra từ các BCL đã gây những tác động bất lợi đến môi trường và sức khoẻ con người. NRR xâm nhập vào nguồn nước mặt lẫn nước ngầm khi chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn là nguy cơ tiềm ẩn của nhiều căn bệnh cho dân cư trong vùng. Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Bắc không nằm ngoài quy luật trên. Theo số liệu thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lạng Sơn, hiện tại rác tại các thị trấn Chi Lăng, Hữu Lũng, Cao Lộc, thành phố Lạng Sơn, cửa khẩu Đồng Đăng, Tân Thanh… được thu gom, vận chuyển và xử lý tại BCL rác Tân Lang, huyện Văn Lãng với công suất khoảng 300m3/ngày.đêm (109.500m3/năm). Trong thời gian tới BCL rác Tân Lang sẽ đầy, không còn sức chứa và xử lý rác cho khu vực, do đó một số huyện đang trong thời gian quy hoạch, lựa chọn địa điểm, lập dự án xử lý rác như các huyện: Văn Quan và Đình Lập. Xuất phát từ các lý do trên, ngày 10 tháng 09 năm 2013 UBND tỉnh Lạng Sơn đã ra quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình BCL rác thải huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn theo quyết định số 1299/QĐ – UBND [17]. Như vậy, việc đầu tư xây dựng BCL rác Đình Lập với quy mô lớn nhằm đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải đúng quy hoạch đề ra của tỉnh. Khi xây dựng xong và đi vào hoạt động sẽ phát sinh một lượng NRR từ BCL, NRR có hàm lượng ô nhiễm cao, bốc mùi hôi nặng nề, lan tỏa trong một phạm vi lớn, NRR có thể ngấm xuyên qua mặt đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm và dễ dàng gây ô nhiễm nguồn nước mặt, đồng thời ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Để hạn chế những tác động tiêu cực của NRR, cần thiết phải xây dựng một hệ thống xử lý NRR đồng bộ ngay từ đầu với BCL.
  10. 2 Xuất phát từ thực tế đó em tiến hành nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Thiết kế hệ thống xử lý nước rỉ rác cho bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn” 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu quá trình Fenton trong xử lý NRR từ đó đánh giá hiệu quả của quá trình Fenton thông qua xử lý COD của NRR; - Đề xuất được dây chuyền công nghệ và thiết kế hệ thống xử lý nước rỉ rác bãi chôn lấp chất thải rắn huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu khả năng xử lý COD của NRR thông qua quá trình oxy hóa bằng phương pháp Fenton, thiết kế hệ thống xử lý NRR huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. - Phạm vi nghiên cứu: BCL huyện Đình Lập tỉnh Lạng Sơn 4. Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: Tổ chức đi thực địa, khảo sát khu vực, làm việc với các cơ quan có chức năng tại địa bàn nghiên cứu nhằm: + Thu thập số liệu liên quan đến khu vực đề tài: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. + Điều tra về tình hình xử lý NRR trên địa bàn lân cận huyện Đình Lập và tình hình thu gom CTR trên địa bàn huyện Đình Lập. b. Phương pháp phân tích thống kê: ứng dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp phân tích tương quan .v.v. để xử lý số liệu, nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố trong quá trình làm luận văn. c. Phương pháp kế thừa: kế thừa các tài liệu liên quan vào luận văn, các nghiên cứu về fenton đã được ứng dụng vào thực tế. d. Phương pháp so sánh: so sánh các phương pháp xác định để lựa chọn được phương pháp tối ưu nhất phù hợp với điều kiện của tỉnh Lạng Sơn và so sánh với các phương pháp đã nghiên cứu, sử dụng trong nước và trên thế giới có những đặc điểm tương đồng về quy mô, tính chất... Dựa vào các kết quả nghiên cứu của
  11. 3 khu vực giúp cho việc so sánh từ đó xây dựng hệ thống xử lý NRR cho BCL Đình Lập. e. Phương pháp thực nghiệm: tiến hành lấy mẫu, thí nghiệm để xác định được hiệu quả xử lý COD trong NRR BCL. 5. Nội dung của luận văn Luận văn gồm những nội dung sau: Mở đầu Chương 1: Tổng quan về địa điểm, đối tượng nghiên cứu Chương 2: Tính toán lượng nước rỉ rác và nghiên cứu ứng dụng phương pháp Fenton trong xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp rác Đình Lập Chương 3: Thiết kế hệ thống xử lý nước rỉ rác bãi chôn lấp huyện Đình Lập Kết luận và kiến nghị
  12. 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 1.1. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 1.1.1. Vị trí địa lý Khu vực xây dựng BCL CTR thuộc thôn Bản Chuông, xã Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Lạng Sơn là tỉnh biên giới, nằm ở phía Đông Bắc của Việt Nam. Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn, phía Đông Bắc giáp khu tự trị dân tộc Choang – Quảng Tây (Trung Quốc). Huyện Đình Lập nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lạng Sơn. Phía Tây giáp huyện Lộc Bình; phía Bắc giáp Trung Quốc; phía Đông Nam giáp tỉnh Quảng Ninh; phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang. Huyện Đình Lập có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn Đình Lập, Nông Trường Thái Bình và 10 xã: Bình Xá, Bắc Xa, Kiên Mộc, Đình Lập, Thái Bình, Cường Lợi, Châu Sơn, Đồng Thắng, Bắc Lãng và Lâm Ca. Khu vực xây dựng BCL CTR thuộc xã Đình Lập, xã Đình Lập bao quanh thị trấn huyện Đình Lập, có ranh giới hành chính tiếp giáp với: - Phía đông và phía Đông Bắc giáp xã Bính Xã và xã Kiên Mộc - Phía Nam và phía Đông Nam giáp với xã Châu Sơn và xã Cường Lợi - Phía Tây và phía Tây Bắc giáp xã Lợi Bác, Sàn Viên huyện Lộc Bình - Phía Tây Nam giáp xã Thái Bình Khu vực xây dựng BCL chất thải rắn nằm cách thị trấn Đình Lập 7 km. [14]
  13. 5 Hình 1.1. Bản đồ huyện Đình Lập 1.1.2. Đặc điểm địa hình địa mạo Đặc điểm địa hình Địa hình huyện Đình Lập là đồi núi dốc theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, bị chia cắt bởi các dãy núi đất và các khe suối tạo thành các dải đất bằng hẹp. Địa hình Đình Lập là đồi núi dốc theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và các khe suối tạo thành các dải đất bằng hẹp. Đình Lập là nơi bắt nguồn của 2 con sông lớn, sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ xã Bắc Xa, chảy theo hướng Đông Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Thất Khê tới biên giới Trung Quốc, chiều dài chảy qua địa bàn Đình Lập khoảng 40 km; sông Lục Lam bắt nguồn từ xã Đình Lập, chảy về phía Nam tỉnh Bắc Giang, chiều dài chảy sông chảy qua huyện là 50 km. Ngoài 2 con sông lớn kể trên, Đình Lập
  14. 6 còn có 2 sông ngắn là Đông Khuy và sông Tiên Yên cùng các con sông, khe suối nhỏ nằm rải rác trên địa bàn. Đặc điểm địa chất Khu vực xây dựng BCL CTR các hiện tượng địa chất động lực không xuất hiện (hiện tượng trượt, lún, lũ bùn đá, hiện tượng kaster, cát chảy …) Khoáng vật nguyên sinh chủ yếu là chalcopyrit phân bố ở dạng xâm tán, ổ đi cùng các vi mạch thạch anh hoặc xâm tán trong đá bazan, khoáng vật thứ sinh là bornit, covelit, malachit, azurit thường tạo thành ổ, hoặc tạo thành màng bám trong các khe nứt của đá. Ngoài khoáng sản đồng (vàng) là đối tượng khoáng sản chính, còn có biểu hiện của một số khoáng sản khác như chì, kẽm, barit.. Như vậy với điều kiện địa chất thủy văn, các hiện tượng động lực của công trình khu vực BCL, đảm bảo đủ chất lượng để xây dựng các hạng mục của BCL CTR. 1.1.3 Điều kiện về khí hậu *Khí hậu huyện Đình Lập chịu ảnh hưởng chung của khí hậu tỉnh Lạng Sơn. Nhiệt độ trung bình năm: 230C Nhiệt độ trung bình năm cao nhất: 270C Nhiệt độ trung bình năm thấp nhất: 150C Mùa đông lạnh nhất là tháng 1, tháng 2 có sương muối nhiệt độ thấp nhất tới 20C. Mùa hè khí hậu mát nhiệt độ trung bình từ 180C đến 250C, tháng nóng nhất nhiệt độ lên tới 31,50C. Dao động nhiệt độ ngày đêm lớn từ 60C đến 80C. - Độ ẩm không khí: + Trung bình năm: 81% + Trung bình cao nhất: 84% + Trung bình thấp nhất: 75% - Lượng mưa: trung bình năm 1.400mm – 1.600mm. + Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 4 kéo dài đến tháng 9 hàng năm, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa trung bình cả năm. Trong mùa mưa thường xuất hiện các trận mưa lớn, thường tập trung nhiều vào tháng 7, tháng 8. Khi mưa lớn, thường xảy ra các đợt lũ lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình giao thông cũng như cản trở giao thông đi lại. [15]
  15. 7 Bảng 1.1. Lượng mưa lũ trung bình tháng, năm (mm) [4] Thán g I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm 23, 40, 43, 225, 239, 224, 257, 256, 100, 28, 2009 78,2 31,5 1 1 4 3 4 4 8 9 6 4 41, 38, 124, 273, 236, 168, 2010 7,5 33,3 312 26,5 34 1,8 4 8 8 3 8 9 25, 24, 255, 248, 204, 250, 186, 2011 3,4 54,8 38,5 8,0 1,5 2 9 8 8 5 5 6 12, 58, 81, 115, 157, 231, 264, 208, 234, 2012 71,6 48 5,3 2 1 1 7 1 2 6 4 6 30, 27, 33, 203, 301, 315, 192, 294, 103, 42, 2013 97,5 71,3 5 4 6 9 7 0 4 3 4 2 38, 25, 30, 175, 205, 365, 316, 259, 48, 2014 97,8 89,4 69,3 3 5 4 7 4 0 4 0 6 + Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 10 kéo dài tới tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trong mùa thấp dưới 140C, có lúc xuống tới 1 – 20C. Lượng mưa nhỏ, ít xuất hiện lũ. Chủ yếu là các đợt mưa dầm, mưa phùn kèm theo gió mùa Đông Bắc. + Chế độ bão Mùa bão nằm trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10. Các tháng 6 và 9 là những tháng có nhiều bão nhất. Các cơn bão đổ bộ vào vùng này thường gây mưa lớn, kéo dài trong vài ngày, gây ảnh hưởng mạnh, thiệt hại lớn. Tốc độ gió cực đại lên đến 35 – 38m/s. Mưa bão thường kéo dài từ 1 đến 3 ngày với lượng mưa tập trung lớn nhất trong 1 đến 2 ngày. - Gió: + Về mùa hè: hướng Nam, Đông Nam + Về mùa đông: chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió trung bình năm 2 m/s. Có kèm sương muối, mưa phùn. * Xã Đình Lập chịu ảnh hưởng chung của khu vực vùng núi phía Đông –
  16. 8 Bắc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành hai mùa khá rõ rệt: Mùa khô từ tháng 10 và kết thúc vào tháng 4 năm sau, mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 9, do ảnh hưởng của địa hình nên vào mùa khô, khí hậu lạnh kéo dài và có sương muối; Độ ẩm không khí từ 83% đến 85%. 1.1.4. Điều kiện thủy văn Huyện Đình Lập có sông Kỳ Cùng bắt nguồn từ xã Bắc Xa, chảy theo hướng Đông Bắc qua Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn, Thất Khê tới biên giới Trung Quốc, chiều dài chảy qua địa bàn Đình Lập khoảng 40 km. Ngoài ra, Đình Lập có 2 sông ngắn là Đông Khuy và sông Tiên Yên cùng các con sông, khe suối nhỏ. Tại khu vực BCL, có suối Lục Nam chảy qua (phía Đông khu vực xây dựng BCL chất thải rắn), khu vực xây dựng BCL CTR cách suối Lục Nam khoảng 3km. - Nước mặt suối Lục Nam có cao độ trung bình 100,80m vào mùa khô và 190,00m vào mùa mưa. - Mực nước ngầm ổn định ở độ sâu từ 30,0 đến 40,0m ít ảnh hưởng tới nền, móng công trình. - Phía Nam của Dự án tiếp giáp với khe suối. Khe suối có bề rộng khoảng 2 – 2,5m. Mực nước của khe suối: + Thấp nhất vào mùa khô tại hạ lưu: 212.25m. (Trung bình 0,5m). + Cao nhất vào mùa lũ tại hạ lưu: 215.75m. (Trung bình 3,5m). Suối Lục Nam và một vài con suối nhỏ khác là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong xã [15] 1.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. Điều kiện kinh tế huyện Đình Lập Trong những năm gần đây, kinh tế huyện Đình Lập ngày càng phát triển và đạt được nhiều kết quả khả quan, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 10%/năm. Sản xuất lâm - nông nghiệp: tăng 14% so với năm 2013. Về trồng trọt: vượt 55% kế hoạch đề ra năm 2013.
  17. 9 Về chăn nuôi: Đến năm 2014, đàn trâu tăng 2,5% - 3%/năm, đàn bò tăng 4% - 4,5%/năm [15]. 1.2.2 Điều kiện Xã hội huyện Đình Lập - Dân số: huyện Đình Lập có số dân khoảng 131.136 người (năm 2014). Cư dân sống ở đây chủ yếu là các dân tộc: Tày, Nùng, Kinh, Dao, Sán Chỉ. - Giáo dục, đào tạo: Toàn huyện đã hoàn thành phổ cập đang triển khai phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Có một trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia (Trường Tiểu học thị trấn Đình Lập). - Công tác xã hội: 95% xã, thị trấn có điểm bưu điện - văn hóa xã và máy đàm thoại, điện lưới quốc gia về đến trung tâm xã; 80% hộ dân được dùng nước sạch; số hộ nghèo, rất nghèo năm 2014 đã giảm xuống còn 19,37%. - Y tế: 100% xã, thị trấn có trạm y tế và 100% thôn, bản có cán bộ y tế cộng đồng đã qua đào tạo. 1.3. TỔNG QUAN VỀ BÃI CHÔN LẤP CHẤT THẢI RẮN ĐÌNH LẬP [14] 1.3.1. Khu vực chôn lấp rác Với điều kiện đặc trưng của các tỉnh miền núi phía Bắc, địa hình chủ yếu là các khe thung lũng sâu, xen kẽ các rãy núi cao do đó thuận lợi cho việc bố trí các BCL CTR, vừa đảm bảo thoát nước tốt, vừa giảm giá thành xây dựng. Lựa chon phương án xử lý rác theo công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh, BCL dạng chìm, các BCL đặt tại các khe thung lũng có sẵn, trên cơ sở đó thiết kế các lớp lót đáy và thành có khả năng chống thấm. BCL hợp vệ sinh tuân thủ các yêu cầu theo TCVN 6696 – 2000 về Chất thải rắn – BCL hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường. BCL CTR đã được UBND tỉnh Lạng Sơn phê duyệt theo quyết định số 1299/QĐ-UBND ngày 10/09/2013 về việc xây dựng công trình Bãi xử lý rác thải huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn, theo quyết định đã được phê duyệt, BCL CTR Đình Lập có các hạng mục thu gom khí ga, thu gom nước mưa, hệ thống xử lý NRR, tuy nhiên, theo tác giả thì hệ thống xử lý NRR chưa đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật môi trường, dưới đây là quyết định đã được phê duyệt:
  18. 10 Khu vực BCL CTR Đình Lập với tổng diện tích là 16,2 ha, trong đó có 2 ô chôn lấp với tổng diện tích là 3,2 ha, phần diện tích còn lại được trồng cây xanh và dùng cho việc xây dựng các công trình phụ trợ. Diện tích từng ô chôn lấp là: - Diện tích ô chôn lấp số 1: 1,6 ha - Diện tích ô chôn lấp số 2: 1,6 ha Các ô chôn lấp được thiết kế như sau: - Thành và đáy hố được gia cố bằng vải địa kỹ thuật kết hợp đất sét dầy 60cm chống rò rỉ nước rác ra môi trường xung quanh. - Tầng thu nước rác: Lớp dưới bằng đá dăm nước dầy 30cm, lớp trên bằng cát thô dầy 15cm. - Giữa các lớp rác sau khi đầm chặt dầy từ 1 - 1,5m được phủ 1 lớp đất dầy 15cm. - Hố chôn lấp rác sau khi đầy được phủ một lớp đất hữu cơ dày 100cm. 1.3.2. Khu vực xử lý nước rỉ rác Theo thiết kế tại BCL bố trí 3 hồ với thể tích mỗi hồ là 30 x 20 x 5 m = 3000m3 trong đó có 2 hồ thu gom toàn bộ NRR từ BCL sau đó cho qua hồ sinh học kết hợp thực vật bèo nổi. Thành và đáy hồ được gia cố bằng vải địa kỹ thuật kết hợp đất sét dầy 60cm chống rò rỉ nước rác ra môi trường xung quanh. 1.3.3. Hệ thống thu gom nước mưa, nước rác và cống xả tràn. a) Thu gom nước mưa: Thu gom nước mưa: Toàn bộ nước mưa được thu gom vào rãnh thoát nước dọc tại đỉnh bãi chôn lấp, sau đó nước được dẫn ra môi trường tự nhiên. - Rãnh thoát nước mưa được xây bao quanh các BCL và hồ chứa nước. Tổng chiều dài 2.500,0m. - Rãnh hình thang, kích thước 200x170cm, xây bằng đá hộc, vữa xi măng M75. b) Thu gom nước mặt: Nước mặt tại đáy hố chôn lấp được thu vào mương thu bố trí tại đáy bãi chôn lấp. Tổng chiều dài mương 690,0m.
  19. 11 - Mương thu nước mặt bằng bê tông cốt thép, kích thước mương 100x120cm. c) Hệ thống thu gom nước rác: Hệ thống thu gom nước rác bao gồm tầng thu nước và hệ thống ống thu: - Tầng thu nước rác có 2 lớp. + Lớp dưới bằng đá dăm nước, dầy 30cm. + Lớp trên bằng cát thô dầy 15cm. - Ống thu nước rác: Hệ thống ống thu gom nước rác bao gồm 2 tuyến ống chính dẫn nước rác tới trạm xử lý nước và các tuyến ống nhánh, độ dốc trung bình 5%. + Tuyến ống chính bằng nhựa PVC D250, trên mỗi tuyến ống chính cứ khoảng 180-200m bố trí 1 hố ga KT 80x80cm. + Tuyến ống nhánh bằng nhựa PVC D150, các tuyến ống nhánh bố trí cách nhau từ 60-70m. d) Cống xả tràn: Sử dụng cống hộp bê tông cốt thép. Tổng chiều dài cống 93,0m. - Cao độ đáy cống phía thượng lưu đặt cách đáy hồ chứa nước 4,0m, kích thước cống 300x300cm. 1.3.4. Hệ thống thu gom khí rác. - Hệ thống ống thu gom khi rác được bố trí theo sơ đồ mạng lưới tam giác đều, khoảng cách giữa các ống liên tiếp nhau là 60m, khoảng cách từ đỉnh BCL đến mặt trên của ống là 2m. - Các ống thu gom khí rác được nối với hệ thống ống dẫn khí và dẫn đến khu đốt khí rác. - Ống thu và dẫn khí rác băng ống nhựa PVC D150, thân ống thu đục lỗ tròn D2cm, cách nhau 20cm. - Lò đốt khí rác được bố trí dưới đập số 2, diện tích đất là 600m2, diện tích xây dựng là 150m2. 1.3.5. Công trình phụ trợ  Nhà điều hành.
  20. 12 - Nhà cấp 3; Diện tích đất 1.300,0m2, diện tích xây dựng 100,0m2; Tường, móng xây gạch chỉ đặc, vữa xi măng M75; Mái xà gồ thép, lợp tôn.  Nhà nghỉ nhân viên. - Nhà cấp 3, Diện tích đất 940,0m2, diện tích xây dựng 465,0m2; Tường, móng xây gạch chỉ đặc, vữa xi măng M75; Mái xà gồ thép, lợp tôn.  Trạm cân - Bố trí 2 trạm cân quy mô mỗi trạm là 20 Tấn.  Trạm rửa xe - Bố trí 3 cầu rửa xe, công xuất phục vụ 3 xe/lần.  Trạm phân tích - Nhà cấp 3, Diện tích đất 425,0m2, diện tích xây dựng 250,0m2; Tường, móng xây gạch chỉ đặc, vữa xi măng M75; Mái xà gồ thép, lợp tôn.  Trạm sửa chữa, bảo dưỡng - Nhà cấp 3, một tầng; Diện tích đất 425,0m2, diện tích xây dựng 250,0m2, công xuất phục vụ 2xe/lần; Tường, móng xây gạch chỉ đặc, vữa xi măng M75; Mái xà gồ thép, lợp tôn.  Nhà để xe. - Nhà cấp 3, một tầng, Diện tích đất 420,0m2, diện tích xây dựng 266,0m2; Tường, móng xây gạch chỉ đặc, vữa xi măng M75; Mái xà gồ thép, lợp tôn.  Kho chứa dụng cụ và phế liệu - Nhà cấp 3; Diện tích đất 580,0m2, diện tích xây dựng 466,0m2; Tường, móng xây gạch chỉ đặc, vữa xi măng M75; Mái xà gồ thép, lợp tôn.  Hệ thống biển báo - Bố trí đầy đủ các loại biển báo, đặt cách hàng rào của BCL 100m, bao gồm các loại biển báo sau:  Đóng cửa bãi chôn lấp. - Sau khi các BCL đầy (dự kiến là 20 năm) tiến hành đóng cửa BCL. - Cao độ các hố chôn lấp sau khi đóng cửa cao hơn cao độ các đập chắn rác từ 2 - 5m.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2