intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Bi kịch gia đình trong Gia đình bé mọn (Dạ Ngân) và Tiểu thuyết đàn bà

Chia sẻ: An An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Bi kịch gia đình trong Gia đình bé mọn (Dạ Ngân) và Tiểu thuyết đàn bà" tiến hành nghiên cứu nhằm khẳng định đóng góp của hai nhà văn vào sự đa dạng hóa đề tài trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 nói chung và sự đổi mới của tiểu thuyết nói riêng; khẳng định xu thế phát triển của dòng văn học nữ trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Bi kịch gia đình trong Gia đình bé mọn (Dạ Ngân) và Tiểu thuyết đàn bà

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỖ THỊ NGÁT BI KỊCH GIA ĐÌNH TRONG “GIA ĐÌNH BÉ MỌN” (DẠ NGÂN) VÀ “TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ” (LÝ LAN) Chuyên ngành: Văn ho ̣c Viêṭ Nam Mã số : 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HƯỜNG Đà Nẵng - Năm 2012
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Họ tên tác giả Đỗ Thị Ngát
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề .........................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7 4. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................7 5. Đóng góp của đề tài.................................................................................................8 6. Cấu trúc luận văn ....................................................................................................8 CHƯƠNG 1: ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 ..........................................................................................................................9 1.1. Khái luợc diện mạo tiểu thuyết viết về gia đình trong văn học Việt Nam hiện đại ...............................................................................................................................9 1.1.1. Trước đổi mới (1986) ..................................................................................9 1.1.2. Sau đổi mới (1986) ....................................................................................10 1.2. Đóng góp của Dạ Ngân, Lý Lan trong sự đa dạng hoá đề tài ............................13 1.2.1. Hành trình sáng tạo và quan niệm văn chương của Dạ Ngân ..................13 1.2.2. Hành trình sáng tạo và quan niệm văn chương của Lý Lan .....................22 CHƯƠNG 2: BI KỊCH GIA ĐÌNH TRONG GIA ĐÌNH BÉ MỌN (DẠ NGÂN) VÀ TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ (LÝ LAN) – TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG 33 2.1 Bi kịch giữa đời thường ......................................................................................33 2.1.1 Bi kịch mất mát và sự đổ vỡ trong tâm hồn ................................................34 2.1.2 Bi kịch vỡ mộng ..........................................................................................43 2.2. Bi kịch lựa chọn .................................................................................................52 2.2.1. Tình yêu và tình mẫu tử .............................................................................53 2.2.2. Khát vọng bản năng và nghĩa vụ gia đình .................................................59 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN BI KỊCH GIA ĐÌNH QUA GIA ĐÌNH BÉ MỌN (DẠ NGÂN) VÀ TIỂU THUYẾT ĐÀN BÀ (LÝ LAN) ..........69
  4. 3.1. Kết cấu................................................................................................................69 3.1.1. Kết cấu trùng phức ....................................................................................69 3.1.2. Kết cấu đảo tuyến ......................................................................................72 3.2. Không – thời gian nghệ thuật .............................................................................74 3.2.1. Không gian nghệ thuật ..............................................................................74 3.2.2. Thời gian nghệ thuật ..................................................................................79 3.3. Ngôn ngữ ............................................................................................................84 3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ........................................................................84 3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật ....................................................................................86 3.4. Giọng điệu ..........................................................................................................91 3.4.1. Giọng triết lý, chiêm nghiệm .....................................................................92 3.4.2. Giọng trữ tình mượt mà .............................................................................94 3.4.3. Giọng mỉa mai, chua chát..........................................................................98 KẾT LUẬN ............................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................103 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
  5. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau thời kỳ đổi mới (1986) nền văn học Việt Nam đã có những chuyển biến đáng ghi nhận ở hầu hết các thể loại, trong đó phải kể đến là tiểu thuyết. Trong sự vận động chung của nền văn học, tiểu thuyết – được coi là thể loại “cái”, đã và đang nỗ lực chuyển mình, đổi mới để đáp ứng mọi yêu cầu của đời sống văn học cũng như đông đảo độc giả. Chính không khí dân chủ đã tạo luồng gió mới cho các nhà văn ý thức sâu sắc hơn về nghề nghiệp của mình. Nhiều cây bút tiểu thuyết đã phải đối diện với những đòi hỏi nghiệt ngã với chính nghề nghiệp của mình, là phải làm mới, làm hấp dẫn văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Trong sự phát triển đa dạng của tiểu thuyết, đáng kể là sự góp mặt của các nhà văn nữ như Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Y Ban, Đoàn Lê, Lý Lan v.v… Trong đó, hai tác giả Dạ Ngân, Lý Lan gây ấn tượng ở mảng đề tài gia đình và số phận, bi kịch của người phụ nữ. Tiểu thuyết Việt Nam từ những năm đầu của thời kỳ đổi mới trải qua một chặng đường tuy chưa được coi là dài nhưng đã có “thay da đổi thịt”. Các nhà văn có những cách tân trong việc thay đổi đề tài và hệ chủ đề sao cho phù hợp với hoàn cảnh của đất nước. Cũng chính điều đó mà hàng loạt tác phẩm ra đời mang được hơi thở của thời đại. Một trong những vấn đề được coi là “bức xúc và nóng hổi” – đó là gia đình thời hậu chiến, nhất là trong cuộc sống ngổn ngang, bề bộn hôm nay. Sự rạn vỡ các mối quan hệ trong gia đình, những thành kiến nặng nề đè nặng lên cuộc đời người phụ nữ, sự chắp vá hạnh phúc… là những vấn đề được các nhà văn nữ quan tâm. Đều là “những người nữ viết văn”, Dạ Ngân và Lý Lan viết về bi kịch gia đình như một lời tự thuật, qua đó nói lên được những vấn đề nhức nhối của xã hội. Khi tác phẩm Gia đình bé mọn (Dạ Ngân) và Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan) ra đời, các tác giả đã “lột trần mặt nhau, lột trần mặt mình, lột trần mặt đời” và cao hơn là “bóc trần thế giới” dẫn đến bi kịch gia đình của chính bản thân họ. Từ bi kịch đó tác giả của hai cuốn tiểu thuyết này luôn ý thức hướng tới “chất lượng cuộc sống”, sống sao cho đúng với cuộc sống của con người đã thẩm thấu các tầng nghĩa cuộc đời, mang đậm tính nhân văn.
  6. 2 Chọn đề tài: Bi kịch gia đình trong “Gia đình bé mọn” (Dạ Ngân) và “Tiểu thuyết đàn bà” (Lý Lan) để nghiên cứu, chúng tôi muốn góp thêm một góc nhìn mới về tiểu thuyết của Dạ Ngân và Lý Lan cũng như đóng góp của các nhà văn nữ vào thành tựu đa dạng của tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi đương đại Việt Nam nói chung. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt về Bi kịch gia đình trong “Gia đình bé mọn” (Dạ Ngân) và “Tiểu thuyết đàn bà” (Lý Lan) ngoài những bài viết đơn lẻ giới thiệu về hai cuốn tiểu thuyết, hay những bài báo, những bài phỏng vấn đăng rải rác trên các báo về hai nhà văn này. * Những bài viết về Lý Lan và Tiểu thuyết đàn bà Trên báo Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, số 24, ra ngày 15 - 06 - 1985, Nguyễn Thị Thanh Xuân có bài Về những cây bút nữ thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả đã đặt Lý Lan bên cạnh những cây bút nữ trẻ của thành phố, và có đã nhận xét về phong cách của nhà văn: “Lý Lan là cây bút sớm được dư luận chú ý. Với cách viết giản dị mà linh hoạt, đậm đà chất Nam Bộ, Lý Lan thể hiện phong cách của mình ngay từ tác phẩm đầu tay” [71]. Năm 2002, Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh ra mắt bạn đọc công trình Thơ văn nữ Nam Bộ thế kỉ XX do nhóm nghiên cứu Nguyễn Kim Anh, Vũ Ngọc, Hà Thanh Vân và Hoàng Tùng sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu. Nhóm tác giả công trình này đã nhận xét: Lý Lan “viết nhiều về người Hoa, về con cháu của một dân tộc đã sinh sống gắn bó, hòa nhập với mảnh đất này từ bao đời nay…nhưng không thấy hiển hiện nỗi niềm xa xứ, nỗi sầu mênh mang của một người xa lạ, “thiếu quê hương” (chữ dùng của Nguyễn Tuân), hay u trầm, huyền bí, chia sẻ và cảm thông.” [2]. Trong phần giới thiệu, nhóm tác giả đã khái quát về phong cách Lý Lan: Nhà văn “không chủ tâm đi tìm một sự “lạ hóa” trong cả nội dung và hình thức tác phẩm của mình. Chị viết dung dị, không gọt giũa, không trau chuốt, không cầu kì chữ nghĩa. Đọc văn chị, chúng ta có cảm tưởng như xem một người cầm bút thờ ơ ghi lại những mẩu chuyện đời. Nhưng đằng sau vẻ thờ ơ ấy là một sự sắc sảo, thông
  7. 3 minh thầm lặng, phải chăng đó là phong cách viết riêng vốn có của Lý Lan, khiến cho độc giả không dễ lẫn lộn chị với những giọng văn khác” [2]. Trên trang http: http://vietbao.vn/Van-hoa/Nha-van-Ly-Lan-16-nam-cho-Tieu- thuyet-Dan-ba/75177637/105/ có bài viết Nhà văn Lý Lan: 16 năm cho Tiểu thuyết đàn bà. Trong bài phỏng vấn này tác giả Lý Lan cho rằng cuốn tiểu thuyết ấy ra đời là “sự trải nghiệm từ chính cuộc đời tôi. Trong chiến tranh, tôi nhìn làng xóm, dòng họ thấy nhiều người bị thất lạc, cả tôi cũng bị đánh dạt ra khỏi làng quê của mình. Và cho đến bây giờ, hòa bình hơn 30 năm, vẫn còn nhiều người đi tìm thân nhân, tìm trong vô vọng. Trong ngòi bút của tôi, nỗi ám ảnh thất lạc, đánh mất xuất hiện…” [34]. Có thể nói tiểu thuyết này là nỗi lòng của nhà văn khắc khoải bấy lâu. Cũng bàn về Tiểu thuyết đàn bà trên trang http://afamily.vn có bài “Tiểu thuyết đàn bà” – Hãy đưa tay nắm lấy số phận!. Tác giả Hải Hoàng đây được xem là một cuốn tiểu thuyết, và không gì khác, nó viết về đàn bà, bằng một ngòi bút “rất đàn bà”. Nội dung của nó nói về “đề tài chiến tranh, ở một mặt trận không có tiếng súng, đó là thành phố, nhưng thực chất là chiến tranh vẫn diễn ra hết sức khắc nghiệt… Trong cuộc chiến tranh đó, những nhân vật của tôi chỉ là những con người hết sức bình thường. Họ là đàn bà con gái nhưng không than thân trách phận, cũng không so bì, than vãn, biện bạch… Họ cứ sống giữa cuộc đời như vậy thật bình thường…” [19]. Ngay sau khi cuốn Tiểu thuyết đàn bà xuất bản đã có rất nhiều ý kiến bàn luận những vấn đề xung quanh của tiểu thuyết này và tác giả Xuân Viên có bài “Đàn bà” - thêm một sự bứt phá của nhà văn Lý Lan được đăng trên trang http://www.baocantho.com.vn. Xuân Viên nhận định: sau hai mươi năm gắn bó với thể loại truyện ngắn và cũng gặt hái nhiều thành công, khi thử nghiệm đầu tay cuốn Tiểu thuyết đàn bà – cho thấy sự bức phá mạnh mẽ của Lý Lan. Và điều đặc biệt nhất trong cuốn tiểu thuyết này phải kể đến “Đàn bà là dù nhiều nhân vật – nhưng mỗi nhân vật đều được khắc họa sắc nét, có những mối quan hệ chồng chéo. Nhà văn Lý Lan đã để cho hầu hết nhân vật xuất hiện qua những hồi tưởng của Thoa như những lát cắt sinh động” [29].
  8. 4 Nói về cuốn Tiểu thuyết đàn bà nhà văn Ngô Thị Kim Cúc nhận xét: “Với tên gọi tiểu thuyết đàn bà, tác phẩm mới nhất của Lý Lan chất chứa nỗi niềm và thân phận của nhiều thế hệ đàn bà trong cũng một dòng họ” [44]. Nhà văn Triệu Xuân nói lên cảm tưởng của mình khi đọc cuốn Tiểu thuyết đàn bà: “Đọc Tiểu thuyết đàn bà ngay từ vòng sơ khảo rồi chung khảo tôi cảm nhận được sự cuốn hút người đọc mà tác giả đạt tới chính là nhờ sự diễn đạt theo cách riêng về thân phận đàn bà, ý chí đam mê của họ cũng như sự yếu mềm của phụ nữ ở một đất nước liên tục có chiến tranh dai dẳng. Tiểu thuyết đàn bà viết trong hơn chục năm ở Việt Nam, ở Mỹ và sau cùng về Việt Nam viết lại là tác phẩm khá nhất của Lý Lan so với những tác phẩm chị đã xuất bản ở Mỹ” [72]. Mặc Lâm trong bài viết: “Nhà văn nữ Lý Lan – một cây viết có sức sáng tác đa dạng” nhận xét: “Lý Lan là một cây viết có sức sáng tác đa dạng và đang được độc giả trong nước ái mộ qua nhiều tác phẩm”; “Có lẽ cái tên Lý Lan đã quá quen thuộc với fan Việt Nam hâm mộ Harry Potter. Nhưng không ít người vẫn chưa biết hay còn chưa đọc những tác phẩm do chính tay chị viết. Với lối viết văn độc đáo và mang đậm phong cách riêng Lý Lan thực sự là cây viết của dòng văn học mới” [45]. Cũng thể hiện mối quan tâm của mình khi Tiểu thuyết đàn bà xuất hiện trên văn đàn, tác giả Việt Quê có bài “Lý Lan và chuyện "bé mọn" của thế giới đàn bà” trên trang http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/Van-hoc/. Cuốn tiểu thuyết đầu tay này “cũng là cột mốc đánh dấu sự trở lại hay tiếp tục chuyển động rất “lên tay” của nhà văn Lý Lan” [33]. * Những bài viết về Gia đình bé mọn của Dạ Ngân Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết thứ hai trong văn nghiệp của Dạ Ngân (sau “Miệt vườn xa lắm”) được nhận liền hai giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội (2005) và Hội Nhà văn Việt Nam (2006). Với những thành công nhất định như trên và con số năm lần tái bản ở Việt Nam là minh chứng đầy thuyết phục cho sức hấp dẫn mạnh mẽ của tác phẩm đối với công chúng, một lần nữa khẳng định chắc chắn hơn độ chín cũng như sức bền của ngòi bút Dạ Ngân.
  9. 5 Trên báo Văn nghệ tuổi trẻ (số 48 ngày 18/11/2006) có bài viết Gia đình bé mọn và sự khác nhau giữa tự truyện và tiểu thuyết của Phan Quý Bích. Tác giả bài báo đưa ra những lí lẽ dẫn chứng đâu là tự truyện và đâu là tiểu thuyết và trong Gia đình bé mọn của Dạ Ngân để thấy được cách tác giả triển khai hoàn toàn hợp lí. Theo tác giả bài báo: “Nếu bút pháp của Dạ Ngân có chỗ nào còn xa với tiểu thuyết thì chúng ta cũng chẳng phải ngạc nhiên. Theo sức đọc của tôi, chúng ta chưa có cuốn tiểu thuyết nào thật sự là tiểu thuyết. Dường như tất cả tiểu thuyết hiện đại của chúng ta đều được viết theo bút pháp tự truyện (dù nó mang hình hài tiểu thuyết)….Trong bối cảnh như thế, cuốn sách của Dạ Ngân đáng được đọc với con mắt thiện cảm” [3]. Trần Thiện Đạo với bài “Gia đình bé mọn” đăng trên Báo Lao động cuối tuần số 14 ngày 12/11/2006, cũng khẳng định: “Tiêu biểu cho các giọng nói lạ này là bốn nhà văn nữ. Ba thuộc thế hệ đàn em là Nguyễn Ngọc Tư với Cánh đồng bất tận, Thuận với Paris 11 tháng 8, Đỗ Hoàng Diệu với tập truyện đầu tay Bóng đè và thuộc một thể hệ đàn chị là Dạ Ngân, tác giả cuốn tiểu thuyết Gia đình bé mọn”. Và điều đáng nói là “Tác giả Gia đình bé mọn không ấp ủ cao vọng cách tân, đổi mới hình thức hay ẩn chứa ý tưởng cao sang và cũng không đảo lộn trình tự diễn biến sự việc tường thuật – có chăng thì cũng chỉ là để làm rõ sự việc đang tường thuật, cho nên thiên truyện hóa ra dễ đọc, dễ hiểu, tình tiết cũng dễ theo dõi….” [11]. Bài viết Gia đình bé mọn” và câu chuyện về tình yêu của nhà văn Dạ Ngân đăng tải trên trang “http://ca.cand.com.vn/vi-VN/xahoi/2008/8/67329.cand qua lời trò chuyện giữa phóng viên và Dạ Ngân, tác giả cuốn tiểu thuyết một lần nữa khẳng định: Tôi không nghĩ đây là một cuốn sách về tình yêu. Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết về đề tài hậu chiến. Sống trong đất nước của những cuộc chiến kéo dài, thân phận người Việt nào cũng có một quá khứ chung là chiến tranh, chiến tranh ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ, còn dấu vết cho tới tận bây giờ… [28]. Tôi viết “Gia đình bé mọn” với tâm thế ấy, chứ không phải ca ngợi hay lý giải cho một chuyện tình. Khung xã hội trong tiểu thuyết này khá rộng. Câu chuyện tình
  10. 6 yêu xuyên suốt tập sách là chuyện tình của một đôi tình nhân luống tuổi. Thân phận, quá khứ và các tâm trạng của họ đều trĩu nặng những thế sự… [28]. Tác giả Lê Văn với bài viết Tình yêu – tình mẫu tử trong “Gia đình bé mọn” đăng tải trên trang http://vank35.blogtiengviet.net, tác giả bài viết một lần nữa khẳng định đề tài tình yêu, hạnh phúc gia đình đang được xem là mối quan tâm đặc biệt đối với nhà văn trẻ lúc bấy giờ. Và “viết Gia đình bé mọn Dạ Ngân muốn khẳng định chân lý: hôn nhân không tình yêu là hôn nhân cằn cỗi, sớm muộn cũng tan vỡ và sức mạnh tình yêu có thể giúp người phụ nữ vượt qua mọi phong ba bão tố…” [35]. Trên trang http://yume.vn có bài Nhà văn Dạ Ngân – Hãy viết như mình muốn!, chính nhà văn tâm sự chị đã không chọn con đường bằng phẳng mà lại đeo đuổi sự cô độc, ghẻ lạnh như một kẻ khổ sai trên con đường văn chương đá ghềnh cũng chính vì thể mà gặp không ít thăng trầm. Chính miền quê tỉnh lẻ ấy đã cho chị không gian, cảm xúc, tâm hồn và tình cảm yêu mến quê hương là hành trang sáng tác của chị. Nhà văn Nhật Tuấn đã viết Chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt trong Gia đình bé mọn và cho rằng: “Gia đình bé mọn của Dạ Ngân thật ra chẳng bé mọn chút nào, nó chứa đựng một dung lượng đồ sộ về đời sống xã hội Việt Nam đương đại…là một cuốn tiểu thuyết được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ chắt lọc, nhịp điệu nhanh với lượng thông tin nén chặt… Khác hẳn chiều hướng lảng tránh hiện thực tạo nên một thứ văn chương tào lao đầy rẫy trên văn đàn hiện nay, nhà văn Dạ Ngân thực sự đã dũng cảm rọi đèn vào góc tối, khuất tất của cuộc sống, làm hiện rõ toàn cảnh bức tranh xã hội đầy nhức nhối hiện nay”. Nguyễn Thị Minh Huyền trong Luận văn Thạc sỹ về Thi pháp truyện ngắn Dạ Ngân đã góp cái nhìn toàn diện hơn về những bình diện thi pháp truyện ngắn của Dạ Ngân qua các tập truyện ngắn tiêu biểu. Đó là cơ sở đánh giá và xác định được vị trí của Dạ Ngân trong đời sống văn xuôi Việt Nam từ dấu mốc năm 1986 – thời kỳ của văn học đổi mới đến tận bây giờ
  11. 7 Còn Hoàng Thị Quỳnh Nga trong bài Cảm ơn Dạ Ngân nhận xét: “Đề tài về người đà bà nổi loạn theo quan niệm đạo đức không có gì mới, cốt truyện khá đơn giản. Nhưng có lẽ, điều thành công của Dạ Ngân ở cuốn sách này là khả năng miêu tả sâu sắc, tinh tế những cảm giác, cảm xúc rất phụ nữ của Tiệp…cũng như tâm trạng dằn vặt đến quặt thắt của một người mẹ luôn mặc cảm không sống hết mình cho con…Ngoài những trang văn tinh tế xúc động về cảm giác và sự giằng xé, Gia đình bé mọn còn hấp dẫn người đọc bởi bức tranh xã hội thời kỳ bao cấp” [32]. Tóm lại, trên đây chúng tôi đã điểm lại những nội dung chính của những bài viết liên quan đến Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan và Gia đình bé mọn của Dạ Ngân. Từ đó có thể thấy rằng, những nghiên cứu về tiểu thuyết của Lý Lan và Dạ Ngân vẫn còn rất ít, đa số chỉ dừng lại ở những bài báo lẻ, những bài giới thiệu thay cho lời tựa hoặc một vài nhận xét chung, chưa có một công trình nào nghiên cứu công phu, toàn diện và hệ thống. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống về Bi kịch gia đình trong “Gia đình bé mọn” (Dạ Ngân) và “Tiểu thuyết đàn bà” (Lý Lan). Luận văn đi sâu vào nghiên cứu hai tiểu thuyết để làm rõ những nét chung cũng như phong cách riêng của từng tác giả; qua đó thấy được đời sống gia đình đang được xem là vấn đề nóng nhất là đời sống các nhà văn nữ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hai tiểu thuyết của Lý Lan và Dạ Ngân: - Gia đình bé mọn, Nhà xuất bản Thanh niên, Tp Hồ Chí Minh, 2010 - Tiểu thuyết đàn bà, Nhà xuất bản Văn hóa – nghệ thuật, 2011 3.2. Phạm vi nghiên cứu Ở luận văn này, người viết tập trung đi vào tìm hiểu bi kịch gia đình trong hai cuốn tiểu thuyết cùng đề tài, thể hiện ở hai phương diện nội dung và nghệ thuật. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình triển khai đề tài, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp sau:
  12. 8 4.1. Phương pháp hệ thống Chúng tôi sử dụng phương pháp này để đặt đề tài của luận văn trong hệ thống những tác phẩm viết về gia đình. Từ đó xem xét và đánh giá và phát hiện ra những nét riêng của các nhà văn nữ. 4.2. Phương pháp so sánh So sánh, đối chiếu đồng đại và lịch đại giúp chúng tôi có điều kiện thấy được bi kịch về hạnh phúc gia đình trong “Gia đình bé mọn” (Dạ Ngân) và “Tiểu thuyết đàn bà” (Lý Lan) với sự tương quan của các giả khác khi đề cập tới đề tài viết về gia đình trước và sau đó. Ngoài ra, luận văn sử dụng một số thao tác cần thiết trong nghiên cứu văn học như phân tích, tổng hợp, thống kê… 5. Đóng góp của đề tài 5.1. Khẳng định đóng góp của hai nhà văn vào sự đa dạng hoá đề tài trong văn xuôi Việt Nam sau 1986 nói chung và sự đổi mới của tiểu thuyết nói riêng. 5.2. Khẳng xu thế phát triển của dòng văn học nữ trong những năm đầu thế kỉ XXI. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Đề tài gia đình trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 Chương 2: Bi kịch gia đình trong Gia đình bé mọn (Dạ Ngân) và Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan) – nhìn từ phương diện nội dung Chương 3: Nghệ thuật thể hiện bi kịch gia đình trong Gia đình bé mọn (Dạ Ngân) và Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan)
  13. 9 CHƯƠNG 1 ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM SAU 1986 1.1. Khái luợc diện mạo tiểu thuyết viết về gia đình trong văn học Việt Nam hiện đại 1.1.1. Trước đổi mới (1986) Đề tài gia đình được xem là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam hiện đại. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã đề cập vấn đề gia đình và thu nhiều thành công. Hầu hết các tác phẩm của Tự lực văn đoàn đã đấu tranh giải phóng quyền cá nhân, đấu tranh tự do cho hôn nhân, cho quyền sống của người phụ nữ chịu nhiều định kiến trong xã hội cũ. Từ sau cách mạng tháng Tám, đất nước phải trải qua 30 năm chiến tranh. Lúc này vận mệnh đất nước, vận mệnh dân tộc luôn đặt lên hàng đầu. Chính vì thế hình ảnh những con người cá nhân, vấn đề về hôn nhân gia đình hay vấn đề giới không được quan tâm đúng mực trong giai đoạn cam go lịch sử của dân tộc. Sau 1975, đất nước ta hoàn toàn độc lập nối liền hai miền Nam Bắc, nhân dân phấn khởi trong ngày vui lớn của dân tộc, từ đây đất nước ta đã bước sang một trang mới. Hòa chung với không khí vui tươi của ngày độc lập, các văn nghệ sỹ cùng hân hoan ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, ca ngợi những con người trong ngày đầu làm chủ đất nước, là cảm hứng chủ đạo trong gia đoạn văn học này. Ngòi bút của các nhà văn vẫn hướng về cuộc kháng chiến đã qua của dân tộc, trở thành định hướng chung cho tất cả các nhà văn. Sức hấp dẫn của cuộc chiến tranh vẫn là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà văn, hàng loạt các cuốn tiểu thuyết ra đời viết về chiến tranh trong những năm cuối thập niên 70. Ở giai đoạn văn học này các nhà văn chưa đi sâu khai thác vào vấn đề đời tư thế sự… vì thế mảng đề tài viết về gia đình có phần bị chìm đi.
  14. 10 1.1.2. Sau đổi mới (1986) Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), đòi hỏi phải đổi mới trên mọi lĩnh vực, đã tác động mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực trong đó có văn học nghệ thuật. Văn nghệ sỹ đã được tự do sáng tác. Họ trăn trở nhiều về nghề nghiệp của mình và trách nhiệm của người cầm bút trong sự nghiệp đổi mới nên văn học. Khuynh hướng sử thi, lãng mạn trong văn học 1945 – 1975 được thay thế bằng khuynh hướng đời tư – thế sự. Con người “sử thi” trong văn học 1945 – 1975 được thay thế bằng con người “cá thể”. Vì vậy các tác phẩm viết về cuộc sống hiện đại cũng trăn trở và trầm tư hơn, như vấn đề cá nhân, tình yêu hôn nhân, tình dục… được đưa vào trong các trang văn. Những tác phẩm ra đời trong gia đoạn này đã đáp ứng phần đông nhu cầu của độc giả, qua những tác phẩm đó họ nhìn thấy cuộc đời thật của mình đang hiện lên trong trang viết. Đề tài gia đình có phần chìm lấp trong giai đoạn văn học trước thì đến đây được khơi nguồn tạo thành dòng chảy chính và thu được nhiều thành tựu. Có thể nói chưa bao giờ đề tài gia đình giành được sự quan tâm đông đảo của các nhà văn. Hàng loạt các nhà văn thành danh trong giai đoạn 45 – 75 đến thế hệ các nhà văn trẻ trưởng thành sau 1975 đều viết về đề tài gia đình hoặc liên quan đến vấn đề gia đình. Đề tài gia đình xuất hiện trên hàng loạt các thể loại: tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn…, xuất hiện với mật độ dày đặc như: Mùa lá rụng trong vườn, Côi cút giữa cảnh đời, Trung du, chiều mưa, Mẹ già, Mẹ và con, Cỏ dại…(Ma Văn Kháng), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), Thời xa vắng (Lê Lựu), Bến không chồng (Dương Hướng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường), Tướng về hưu (Nguyễn Huy Thiệp), Hậu thiên đường (Nguyễn Thị Thu Huệ), Hồn trinh nữ (Võ Thị Hảo), Thiên thần sám hối (Tạ Duy Anh), Gia đình bé mọn (Dạ Ngân), Tiểu thuyết đàn bà (Lý Lan), Cánh đồng bất tận (Nguyễn Ngọc Tư) … Trong đó phải kể đến sự đóng góp của các tác giả nữ. Các tác phẩm viết về đề tài gia đình trong giai đoạn này chủ yếu đi vào khai thác các mối quan hệ phức tạp, đa chiều của gia đình Việt Nam trong thời mở cửa. Các nhà văn tập trung phản ánh cuộc sống cá nhân trong mối quan hệ gia đình và xã
  15. 11 hội. Vấn đề được khá nhiều nhà văn quan tâm đó là gia đình trước thách thức của thời mở cửa. Liệu gia đình ấy tồn tại như thế nào? Sẽ đảo lộn ra sao? Những lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, coi trọng vật chất đang từng ngày, từng giờ luồn lách khắp hang cùng ngõ hẻm của xã hội Việt Nam được các nhà văn tận dụng khai thác như thế nào? Tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng được coi là tác phẩm “tiền trạm” của đổi mới mà ở đó chứa đựng nhiều dự báo sáng suốt, Mùa lá rụng trong vườn khi mới xuất hiện được độc giả đón nhận một cách nhiệt tình. Mùa lá rụng trong vườn kể về câu chuyện một gia đình trí thức trước cơn lốc vấn đề thị trường. Có thể nói đây là gia đình được xếp vào kiểu “tam đại đồng đường”, bởi vậy trong gia đình lớn đó có sự tồn tại của các gia đình nhỏ. Bề ngoài đây là một gia đình hết sức gia giáo, mẫu mực với năm anh con trai, anh là liệt sỹ, anh là trung tá, anh làm nhà báo, anh đi học nước ngoài…anh nào cũng đẹp người đẹp nết, cùng với những cô con dâu cán bộ nhà nước, đảm đang… cái gia đình đó là niềm mơ ước của bao người. Vậy mà cuộc sống khó khăn, đầy biến động của đất nước sau chiến tranh đã đẩy gia đình “mẫu mực” ấy vào một bước ngoặt với những dấu hiệu rạn nứt rõ ràng, không thể khắc phục. Qua tác phẩm, Ma Văn Kháng muốn dùng hình ảnh ẩn dụ mùa lá rụng để nói lên quy luật sinh tồn của tự nhiên mọi loài cây trong vườn vào mùa thay lá đều biến đổi, chúng sẽ trút bỏ không thương tiếc những lá cũ kỹ vàng nua thay vào đó lá những lá xanh non để nói vấn đề xem nhẹ việc xây dựng con người, xây dựng cá nhân…trong xã hội mới…đó là lối sống ích kỷ, buông thả theo dục vọng cái nhân, coi đồng tiền là trên hết, bất chấp những nguyên tắc luật lệ của đạo đức xã hội có nguy cơ xâm nhập vào từng gia đình, làm đảo lộn những gì trước đây được coi là thiêng liêng cao cả. Mùa lá rụng trong vườn như một hồi chuông báo động cảnh báo về xã hội đầy biến động đang diễn ra. Bến không chồng là cái tên được nhắc tới khá nhiều trong giới nghiên cứu phê bình. Trong Bến không chồng, Dương Hướng cho người đọc thấy được những mặt trái của chiến tranh và gia đình. Tác phẩm không nói nhiều về chiến trường, về sự hi sinh mất mát của người người lính mà chủ yếu nói về nỗi đau của người mẹ, người
  16. 12 vợ…Đọc Bến không chồng, ta thấy thật xót xa cho nỗi đau của con người, về thân phận người phụ nữ. Hạnh là một thiếu nữ đáng yêu, đáng trân trọng, cô dám chống lại lời nguyền để yêu thương Nghĩa. Hạnh hi sinh cả tuổi xuân chờ chồng, nuôi mẹ. Nhưng cô cũng sẵn sàng xa chồng để chồng và mẹ chồng có con nối dõi. Hạnh dám làm tất cả để khẳng định người phụ nữ có đủ khả năng làm vợ, là mẹ. Chính những cá tính đó của Hạnh đã giúp gia đình bỏ được lời nguyền năm xưa, nhờ có Hạnh mà cuộc đời Nghĩa trở nên tươi sáng hơn. Mặc dù tác phẩm có tố cáo, có phê phán nhưng nổi bật lên vẫn là ngợi ca lòng nhân ái, ngợi ca phẩm chất cao cả của con người, nhất là của những người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam trước và sau chiến tranh. Gia đình bé mọn là tác phẩm đề cập đến vấn đề gia đình, nhưng qua tác phẩm Dạ Ngân muốn khẳng định chân lý: hôn nhân không tình yêu là hôn nhân cằn cỗi, sớm muộn cũng tan vỡ và sức mạnh tình yêu có thể giúp người phụ nữ vượt qua mọi phong ba bão tố. Tiệp nhân vật chính trong tác phẩm có một cuộc hôn nhân đưa đẩy bởi chiến tranh, ngay trong những ngày đầu sau khi cưới Tiệp đã nhận ra rằng “con tim nàng không chịu rung động, nó cứ lên tiếng rằng đây không phải là người đàn ông của mình, đây là cuộc xô đẩy của chiến tranh, của bom đạn giặc giã nước lụt cây sạp suồng” [51, tr.55]. Nhận ra bi kịch trong cuộc hôn nhân này Tiệp đã dám chia tay với Tuyên và bắt đầu một tình yêu đích thực ở Đính mặc dù mối tình đó chịu bao điều tiếng không chỉ những người trong gia đình, mà cả dư luận…Với cá tính của Tiệp, chị dám làm tất cả để được hạnh phúc trong tình yêu nhưng trên hành trình kiếm tìm tình yêu đó Tiệp luôn phải sống trong tâm trạng giằng xé giữa tình yêu và tình mẫu tử. Cuối cùng “vượt lên trên tất cả những cái đó, nhà văn cho thấy một mẫu hình phụ nữ chủ động lèo lái con thuyền cuộc đời mình, một phụ nữ kiên nhẫn tới mức “lì lợm” để sống thật và sống đẹp với chính nhu cầu tinh thần của mình” [50]. Cùng là nhà văn nữ Lý Lan cũng có nhiều điểm tương đồng với cách nghĩ, cách viết của Dạ Ngân. Gia đình bé mọn không chỉ kể về số phận một nữ sĩ có cá tính, có nhan sắc và khát vọng yêu đương mãnh liệt mà bên cạnh đó là nỗi đau xé
  17. 13 lòng của những người phụ nữ đang hàng ngày hàng giờ chịu những đau thương mất mát do chiến tranh để lại, họ trở thành nạn nhân của chiến tranh, những người mẹ góa, cô góa, chị góa, em góa… Tiểu thuyết đàn bà của Lý Lan “là một cuốn tiểu thuyết nói về chiến tranh, ở một mặt trận không tiếng súng, đó là thành phố, nhưng thực chất là chiến tranh vẫn diễn ra hết sức khắc nghiệt…” – đó là góc nhìn của người phụ nữ về hậu quả chiến tranh lên số phận của những người phụ nữ qua nhiều thế hệ. Lý Lan cũng đã khai thác được những nghiệt ngã, đắng cay nhất cho thân phận của người phụ nữ trong chiến tranh. Và xa hơn nữa, nhà văn cũng cho thấy một hiện thực không kém phần nghiệt ngã của thân phận những người phụ nữ tha hương, sống lạc loài trong môi trường văn hóa hoàn toàn cách biệt với văn hóa dân tộc. Nhưng trong sự khác lạ ấy, Lý Lan vẫn cố gắng để khắc họa những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam qua các nhân vật nữ. Có thể nói tiểu thuyết viết về đề tài gia đình sau năm 1986 có bước ngoặc mới, các vấn đề xoay quanh “gia đình” được các tác giả tận dụng khai thác để đã tạo nên nét mới cho tác phẩm. Cũng qua việc khai thác đề tài này một số cây bút đã có dịp khẳng định vị trí, tên tuổi của mình trong dòng văn học đương đại. 1.2. Đóng góp của Dạ Ngân, Lý Lan trong sự đa dạng hoá đề tài 1.2.1. Hành trình sáng tạo và quan niệm văn chương của Dạ Ngân Tuổi thơ của Dạ Ngân được bao bọc bằng nghề vườn, cây vườn và nhà nội, người có vai trò ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của nhà văn chính là bà cô – người đàn bà góa ở vậy suốt đời để chăm bẵm cho bầy cháu thay cho anh trai đi kháng chiến. Từ khi cha bị tù đầy khổ sai ở Côn Đảo và mất trong ngục tù thì hình ảnh người cô có ý nghĩa rất lớn quyết định tư chất cho nhà văn. Trong những tháng ngày cả gia đình Dạ Ngân chuyển vào ở cứ tham gia đánh giặc, ở Dạ Ngân đã len lỏi niềm ham mê đọc sách. Chính nhà văn cũng không ngờ rằng những lời đoán trước về nghiệp viết văn của người lớn tuổi lại trở thành hiện thực. Năm 1978, Dạ Ngân bắt đầu cầm bút để thỏa mãn nội tâm của mình, và tác phẩm đầu tay ấy là được in trên Tạp chí Văn nghệ Tỉnh. Cũng từ đó cuộc đời nhà văn chuyển sang trang khác. Từ bộ phận làm tin thuộc Sở văn hóa thông tin tỉnh
  18. 14 Hậu Giang, Dạ Ngân được chuyển sang Hội Văn nghệ tỉnh. Đầu 1982, truyện ngắn của Dạ Ngân được in trên tuần báo Văn nghệ của Hội nhà văn và tháng 4/1982 Dạ Ngân được mời tham gia Trại sáng tác của Hội Vũng Tàu. Tại đây, Dạ Ngân có cơ hội tiếp xúc với các tác giả như: Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Mạnh Tuân… cũng từ buổi gặp gỡ ấy đã tạo nên mối lương duyên giữa Dạ Ngân với nhà văn Nguyễn Quang Thân. Bước sang ngang đó chính Dạ Ngân tâm sự: “Cũng từ đây, cuộc đời rồng rắn đưa tôi bước xuống con đò khác. Đời tư của tôi đóng vai trò rất lớn trong công việc của tôi, ngược lại văn chương cũng không rời tôi trong mọi chặng đường do chính tôi thiết kế và xả thân cho nó. Tôi viết nhiều, viết đều dặn trong tâm trạng bị người đời đàm tiếu kỳ thị, nhiều lúc, dư luận chính giới xem tôi như cô Anna trong mắt họ, đó là lúc tôi thấy rõ giá trị của cô đơn và niềm đau khổ đích thực của nghệ sĩ” [32]. Năm 1987, Dạ Ngân được kết nạp vào Hội nhà văn Việt Nam được là dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp viết văn của mình. Rời xa miệt vườn xanh ngắt để đến với hành trình mới dù biết nó đầy chông gai đòi hỏi phải có một bản lĩnh lớn. Không phụ quyết tâm của người con gái miệt vườn ấy, bốn năm là khoảng thời gian không phải là dài nhưng cũng đủ độ thấm cho một tâm hồn yêu văn chương như chị có cơ hội học tập trau dồi khả năng viết của mình tại trường viết văn Nguyễn Du, và cùng được sống trong bầu không khí của văn hóa cội nguồn của thủ đô, nơi đã cưu mang hai con người khốn khó đi tìm một chỗ dừng chân để tồn tại với văn chương. Chính đòi hỏi nghiệt ngã của văn chương, đã nuôi lớn cho nhà văn một tâm hồn và nhiệt huyết của tuổi trẻ tràn đầy sung sức, và nhiều lúc Dạ Ngân suy nghĩ về nghề văn mà chị dấn thân bằng tất cả trái tim, trí tuệ và tâm hồn: “Là một nghề khổ nhọc và cao quý. Trong xã hội nhiều biến động của Việt Nam, nhân cách nhà văn đôi khi quan trọng hơn cả các tài năng và các giải thưởng. Tôi biết mình có thể mưu sinh bằng nghề dạy học, làm vườn, chăn nuôi, bán hàng… nhưng nghề văn cho tôi sự giác ngộ” [37]. 1.2.1.1. Hành trình sáng tạo Dạ Ngân có thể được ví như “người lạ mà quen” trong bức tranh văn chương
  19. 15 đương đại nước ta. Nói “lạ” cũng đúng bởi Dạ Ngân âm thầm và lặng lẽ xuất hiện như một kẻ không mấy bận tâm mang những “đứa con tinh thần” của mình bày ra trên những “bữa tiệc văn chương” ồn ào náo động. Nói “quen” bởi người đọc biết đến chị như là một nhà văn nữ Nam Bộ và là tác giả cuốn tiểu thuyết Gia đình bé mọn được dịch giả Rosamely Nguyễn dịch ra bản tiếng Anh. Nhưng dù “quen” hay “lạ” thì Dạ Ngân vẫn miệt mài trên con đường văn chương, nhà văn lặng lẽ xuất hiện và âm thầm cống hiến và đem dâng tặng cho đời những tác phẩm được chắt chiu, lắng đọng và chưng cất của “một người đàn bà chánh gốc miệt vườn cổ Cao Lãnh sông Tiền”. Năm 1986, tập truyện ngắn Quãng đời ấm áp của Dạ Ngân ra mắt bạn đọc, tập truyện gồm 12 truyện ngắn với mảng đề tài khác nhau, ở những thời gian và không gian khác nhau. Trong Quãng đời ấm áp, Dạ Ngân hướng người đọc tìm đến cội nguồn trực tiếp hoặc gián tiếp, từ những tình cảm trong sáng, mãnh liệt, từ những nền tảng tư tưởng không bao giờ phai của những năm chiến tranh giải phóng đầy hi sinh gian khổ mà rất đỗi hào hùng. Trong truyện ngắn đầu tay này Dạ Ngân chứng tỏ ưu thế của cây viết khá sành về tâm lý nhân vật nữ. Nhà phê bình Nguyễn Văn Lưu đã nhận định: “Trong số những cây bút nữ viết văn xuôi hiện nay, Dạ Ngân là một tác giả trẻ đang được chú ý. Truyện của chị đậm đà tâm tình của một người phụ nữ Nam Bộ giàu tình cảm luôn suy tư luôn trăn trở về cuộc sống của cá nhân mình và đồng đội, bạn bè và gia đình, quê hương, với lý tưởng và nghĩa vụ, khát khao nồng cháy của trái tim thiếu nữ trước cuộc đời…Chị viết về chiến tranh nhưng không nặng về mô tả chiến trận hay sự kiện. Qua trang sách của chị hiện lên những người cao cả, anh hùng nhưng gần gũi giản dị, chân thực và thiết thực, những con người, những cảnh ngộ, những sự việc tưởng như nhỏ mọn vụn vặt nhưng thực ra lại là những biểu hiện phẩm chất của con người”. Truyện ngắn Trên mái nhà người phụ nữ (được giải nhì Tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1987), đã được giới phê bình đánh giá cao bởi thứ văn xuôi giàu chất thơ. Truyện ngắn ấy của Dạ Ngân thành công bởi: “Ở đó hình ảnh, màu sắc, âm thanh… được khai thác một cách triệt để làm trang viết trở nên thi vị, thực sự có
  20. 16 hồn, khiến người đọc, có thể trực tiếp tri giác như được bước vào một thế giới sinh động tồn tại dưới dạng vật chất” (lời của Nguyễn Trọng Hoành). Đến năm 1990, tập truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn gồm 9 tập truyện ngắn viết từ năm 1985 đến 1989 ra đời khẳng định thêm chỗ đứng của Dạ Ngân giữa làng văn. Sau khi đọc tập truyện ngắn này của Dạ Ngân, nhà văn Ngô Ngọc Bội đã nhận ra rằng: “Trong những năm 1985 – 1990, một thời văn chương có nhiều biến động: Tìm tòi – Trăn trở - Xô bồ thì Dạ Ngân vẫn bình tĩnh đi theo hướng đã chọn. Vốn là một cây bút từng trải, dày dặn vốn sống, biết khai thác sự uyên thâm của văn chương bác học, biết chắc lọc từ cuộc sống thực của đồng bằng sông Cửu Long – một cuộc sống đa dạng, vừa ấm áp đôn hậu, vừa dữ dằn cay đắng rất Nam Bộ để rồi hướng tới cái thiện”. Ngô Ngọc Bội còn cho rằng “cái mạnh nhất, quý nhất của Dạ Ngân là nghệ thuật khắc họa: cách nhìn của chị góc cạnh. Khai thác tâm lý nhân vật, tình tiết, chi tiết và sử dụng ngôn ngữ thật tài hoa. Cái đặc thù của chị là khai thác chiều sâu, truy kích đến cùng. Có thể cũng là tình huống ấy, bối cảnh ấy người khác viết sẽ rất nhạt. Dạ Ngân đặt đúng chỗ, điểm đúng huyệt, bằng những nét nhỏ tinh vi, có thể nói là tọc mạch – nét riêng của phụ nữ, làm cho văn của Dạ Ngân chói lên, người đọc phải sửng sốt ngơ ngác”. Miệt vườn xa lắm (Nhà xuất bản Kim Đồng, 1992) là tác phẩm viết cho thiếu nhi của Dạ Ngân. Đây không chỉ là câu chuyện gian nan của một nhà đi vào phương Nam mở cõi mà còn là câu chuyện về giữ nếp nhà, nếp vườn cũng là nếp sống, nếp văn hóa của một gia đình văn hóa. Trong Miệt vườn xa lắm, Dạ Ngân không chú trọng vào lối kể chuyện bởi cái cốt như thế thì có quá nhiều chuyện để kể. Nhà văn đã chú trọng vào phân tích và khéo léo sử dụng chi tiết để khắc họa tính cách nhân vật… chính điều đó làm nên nét riêng trong sáng tác của Dạ Ngân. Cuốn tiểu thuyết gần đây nhất Gia đình bé mọn (Nhà xuất bản Phụ Nữ tháng 7/2005) đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi từ phía độc giả, các nhà văn, nhà phê bình. Gia đình bé mọn là cuốn tiểu thuyết viết về đề tài gia đình và đạt giải thưởng Hội nhà văn Hà Nội 2005 và Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2006. “Gia đình bé mọn kể về số phận một nhà văn có cá tính, có nhan sắc và khát vọng yêu đương
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2