intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:147

100
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm xác lập căn cứ khoa học dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho định hướng không gian sử dụng hợp lý lãnh thổ và xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái quy mô hộ gia đình và cộng đồng phục vụ phát triển bền vững lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐỊA LÝ Nguyễn Thị Huyền Thu NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƢU VỰC ĐẦM Ô LOAN, TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - 2015
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA ĐỊA LÝ Nguyễn Thị Huyền Thu NGHIÊN CỨU XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƢU VỰC ĐẦM Ô LOAN, TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ Ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường Cán bộ hƣớng dẫn: GS.TS. Nguyễn Cao Huần Hà Nội - 2015
  3. LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập tại khoa Địa Lý – trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội tác giả đã nhận được sự chỉ bảo, dạy dỗ tận tình của các thầy cô giáo, cán bộ trong khoa. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. TS. Nguyễn cao Huần người đã tận tình hướng dẫn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đức Linh, CN. Hoàng Văn Trọng đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả trong quá trình thực tập và làm luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn UBND huyện Tuy An, UBND xã An Hiệp, UBND xã An Cư , UBND xã An Hải, UBND xã An Ninh Đông, UBND xã An Thạch và bà con các thôn thuộc địa bàn nghiên cứu của đề tài đã giúp đỡ về nguồn tài liệu cũng như trong quá trình thực địa, điều tra phục vụ đề tài. Cảm ơn đến gia đình bạn bè, những người đã chia sẻ những khó khăn và cổ vũ động viên tác giả trong suốt thời gian học tập cũng như trong quá trình thực hiện luận văn thạc sỹ. Luận văn được thực hiện trên khuôn khổ giúp đỡ về ý tưởng, số liệu và kinh phí từ đề tài KC.09.12/11-15 do GS.TS Nguyễn Cao Huần chủ trì. Xin cảm ơn Ban Chủ nhiệm đề tài đã tạo điều kiện cho tác giả được tham gia thực hiện và giúp đỡ về mặt chuyên môn để tác giả hoàn thành luận văn. Tác giả xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2015 Học viên Nguyễn Thị Huyền Thu
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 2 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................... 2 4. Cơ sở dự liệu thực hiện luận văn ....................................................... 2 5. Kết quả và ý nghĩa của đề tài ............................................................ 3 6. Dự kiến cấu trúc luận văn ................................................................. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................. 5 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................ 5 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái .. 5 1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về cảnh quan ............................. 8 1.1.3 Các công trình nghiên cứu về lưu vực Đầm Ô Loan ........... 12 1.2. Một số vấn đề cơ bản về hệ kinh tế sinh thái ........................... 12 1.2.1. Hệ kinh tế sinh thái ........................................................... 12 1.2.2. Mô hình hệ kinh tế sinh thái - Phân loại và nguyên tắc nghiên cứu .................................................................................. 15 1.3 Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu và đánh giá cảnh quan lƣu vực đầm Ô Loan .......................................................................... 24 1.3.1 Khái niệm cảnh quan và hệ thống phân vị phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu ............................................................ 24
  5. 1.3.2 Đánh giá cảnh quan ........................................................... 25 1.4. Quan điểm, phƣơng pháp và quy trình nghiên cứu ................ 28 1.4.1. Quan điểm nghiên cứu ...................................................... 28 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................. 30 1.4.3. Quy trình nghiên cứu ........................................................ 32 CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CẢNH QUAN LƯU VỰC ĐẦM Ô LOAN ........................... 34 2.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 34 2.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................... 35 2.2.1. Địa chất – Địa hình .......................................................... 35 2.2.1.1. Địa chất ......................................................................... 35 2.2.1.2 Địa hình .......................................................................... 37 2.2.2. Khí hậu - Thủy hải văn ...................................................... 38 2.2.3. Thổ nhưỡng ....................................................................... 41 2.2.4. Sinh vật ............................................................................. 43 2.3. Các điều kiện kinh tế xã hội ....................................................... 45 2.3.1. Dân số và lao động ........................................................... 45 2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất ..................................................... 46 2.3.3. Đặc điểm kinh tế xã hội..................................................... 49 2.4. Đặc điểm phân hóa cảnh quan – Dạng tài nguyên không gian cho xây dƣng mô hình kinh tế sinh thái........................................... 57 2.4.1. Các đơn vị phân loại cảnh quan khu vực nghiên cứu ....... 57 2.4.2. Đặc điểm và chức năng của các tiểu vùng cảnh quan ...... 58
  6. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ CẢNH QUAN VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI LƯU VỰC ĐẦM Ô LOAN...................... 72 3.1. Phân tích đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan cho mục đích phát triển nông lâm ngƣ nghiệp ............................................... 72 3.1.1 Cơ sở lý luận và phương pháp đánh giá ............................. 72 3.1.2. Đánh giá cảnh quan cho phát triển nông, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản ..................................................................... 75 3.2. Phân tích và đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng khu vực nghiên cứu............................................................................ 84 3.2.1. Phân tích cấu trúc các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng ........................................................................................... 84 3.3.2. Đánh giá hiệu quả các mô hình hệ kinh tế hiện trạng lưu vực đầm Ô Loan phục vụ xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái .... 95 3.3 Xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững lƣu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên .......................................................................... 106 3.3.1 Cơ sở đề xuất các mô hình hệ kinh tế sinh thái ................ 106 3.3.2 Định hướng sử dụng cảnh quan và đề xuất mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên. ........................ 107
  7. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Trong giai đoạn hiện nay, các hoạt động phát triển kinh tế của con người luôn gắn liến với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên phần lớn chỉ chú trọng vào nhu cầu và lợi ích kinh tế mà chưa quan tâm đến lợi ích về môi trường và sử dụng lâu bền tiềm năng của tự nhiên. Hậu quả là nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, các yếu tố tự nhiên bị biến đổi gây ảnh hưởng xấu tới môi trường và cuộc sống của con người. Địa lý ứng dụng là một trong những hướng quan trọng của khoa học địa lý xuất phát từ những vấn đề thực tiễn. Trong đó, nghiên cứu và đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ cho các mục đích phát triển kinh tế như: nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch,… có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế quốc dân và dần trở thành luận cứ khoa học đáng tin cậy cho quy hoạch lãnh thổ và tổ chức không gian phát triển sản xuất gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Lưu vực Đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, có địa hình đa dạng từ đồi núi đến đồng bằng ven biển. Đầm Ô Loan còn được Bộ Văn hóa Thể thao - Du lịch công nhận là di tích thắng cảnh quốc gia năm 1996, với phong cảnh hữu tình, mặt hồ rộng, từng làn sóng gợn lăn tăn theo gió, những ruộng mía xanh ngắt trên những dải đồi thấp thoai thoải. Có thể nói, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế đa dạng với đầy đủ nông, lâm, ngư nghiệp và kinh tế biển gắn với quỹ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do việc khai thác rừng đầu nguồn bừa bãi dẫn tới cạn kiệt nước vào mùa khô, lũ lụt vào mưa mưa gây ảnh hưởng lớn tới việc sản xuất nông, lâm nghiệp. Cùng với đó là việc khai thác nguồn lợi thủy sản quá mức, sử dụng nguồn tài nguyên không hợp lý mà môi trường khu vực đầm Ô Loan đang ngày càng bị suy thoái, còn lượng thủy sản ngày càng giảm sút. 1
  8. Một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết đối với lưu vực đầm Ô Loan hiện nay là cần có sự khảo sát, đánh giá tổng hợp nguồn lực tự nhiên, kinh tế xã hội và nhân văn để qua đó đưa ra được các mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững, phù hợp với tiềm năng của khu vực. Vì vậy, học viên chọn đề tài “Xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên”. 2. Mục tiêu, nội dung nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu Xác lập căn cứ khoa học dựa trên kết quả nghiên cứu, đánh giá cảnh quan và các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cho định hướng không gian sử dụng hợp lý lãnh thổ và xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái quy mô hộ gia đình và cộng đồng phục vụ phát triển bền vững lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên.  Nội dung nghiên cứu  Nghiên cứu cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái cho lưu vực đầm ven biển.  Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội lưu vực đầm Ô Loan.  Phân tích đặc điểm và sự phân hóa cảnh quan khu vực nghiên cứu  Đánh giá thích nghi sinh thái các cảnh quan và xác định chức năng kinh tế xã hội các tiểu vùng cảnh quan  Định hướng sử dụng hợp lý các cảnh quan trên lưu vực.  Đánh giá các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện trạng và đề xuất mô hình kinh tế sinh thái phù hợp sự phân hóa của cảnh quan. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Nghiên cứu trên phạm vi toàn lưu vực (phần trên cạn và phần đất ngập nước) đầm Ô Loan, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Phạm vi khoa học: Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan và thực trạng mô hình hệ kinh tế sinh thái điển hình; Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên. 4. Cơ sở dự liệu thực hiện luận văn 2
  9.  Sách, bài báo khoa học, tài liệu liên quan đến nghiên cứu cảnh quan và mô hình hệ kinh tế sinh thái  Các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hướng nghiên cứu  Các kết quả điều tra khảo sát thực địa của đề tài KC.09.12/11-15 tại khu vực nghiên cứu  Các tài liệu của địa phương: + Quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Phú Yên giai đoạn 2000 – 2001 định hướng đến năm 2020 + Quy hoach tổng thể kinh tế xã hội huyện Tuy An đến năm 2020 + Niêm giám thống kê, huyện Tuy An + Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Tuy An + Quy hoach nông thôn mới xã An Hải, An Cư, An Hiệp, An Ninh Đông, An Thạch, An Hòa + Các báo cáo kinh tế xã hội năm 2012, 2013, 6 tháng đầu năm 2014 và các bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã An Hải, An Cư, An Hiệp, An Ninh Đông, An Thạch, An Hòa  Các luận văn, luận án tiến sỹ có liên quan  Kết quả khảo sát thực địa của học viên năm 2014 5. Kết quả và ý nghĩa của đề tài  Kết quả  Thành lập các bản đồ hợp phần và bản đồ cảnh quan khu vực nghiên cứu tỉ lệ 1:50.000;  Đánh giá thực trạng và hiệu quả (KT - ST) mô hình hệ kinh tế sinh thái lưu vực đầm Ô Loan;  Xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp với tiềm năng của khu vực nghiên cứu; 3
  10.  Ý nghĩa  Kết quả nghiên cứu đề tài luận văn bổ sung nội dung nghiên cứu các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên gắn với các mô hình hệ kinh tế sinh thái trên cạn và dưới nước trong phạm vi lưu vực.  Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu bổ ích giúp các nhà quản lý hoạch định các giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, gắn với sử dụng hợp lý tài nguyên và môi trường lưu vực đầm Ô Loan, tỉnh Phú Yên. 6. Dự kiến cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, phục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Chương 2: Đặc điểm điều kiên tự nhiên, kinh tế xã hôi và sự phân hóa cảnh quan lưu vực Đầm Ô Loan. Chương 3: Đánh giá cảnh quan và xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ định hướng phát triển bền vững lưu vực Đầm Ô Loan 4
  11. CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài 1.1.1 Các công trình nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái a) Trên thế giới Ở Liên Xô trước đây, đối với cấp quốc gia và vùng lãnh thổ, các nhà địa lý đã có những công trình rất nổi tiếng nghiên cứu đề xuất các mô hình được xem như các hình mẫu khá tốt về phát triển sản xuất, kinh tế, sử dụng tổng hợp lãnh thổ, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, có giá trị sử dụng rất cao, rất hiệu quả cho nhiều nước, nhiều quốc gia khác trong khối Xã hội Chủ nghĩa. Điển hình là Geraximov I.P (1979) trong công trình “Thiết kế Địa lý học” đã phân chia lãnh thổ Liên Bang Nga thành 17 vùng địa lý và ở mỗi vùng đã xác định các hướng riêng, các mô hình cụ thể cho phát triển. Ví dụ, ở Vùng địa lý Viễn Đông (toàn bộ vùng ven biển Thái Bình Dương, nơi có nhiều điểm khá tương đồng với điều kiện của Việt Nam) với đặc thù của khu vực địa lý ven biển thường có khá nhiều thiên tai, các quá trình tai biến tự nhiên, tác giả đã đề xuất những mô hình như “Mô hình phát triển nông - lâm bền vững”, “Mô hình phát triển hệ thống dịch vụ - thương mại, bảo tồn các Vườn quốc gia, Khu bảo tồn thiên nhiên”…Về cơ bản các kết quả nghiên cứu, các mô hình phát triển được đề xuất của tác giả trong các công trình nghiên cứu đó theo thời gian đã chứng minh chúng hoàn toàn đúng, rất phù hợp và đến thời điểm hiện nay vẫn còn giữ nguyên giá trị và hiệu quả. Hay một ví dụ khác, trong công trình nghiên cứu của tác giả Sishenko (1991): “Quy hoạch thiết kế cảnh quan lãnh thổ Ucraina” đã đề xuất “Mô hình phát triển bền vững ngành nông nghiệp” khu vực lãnh thổ Thảo nguyên Nam Ucraina, có kết hợp với việc bảo tồn nguồn tài nguyên nước ngầm, tài nguyên rừng và đa dạng sinh học mặc dù không phong phú nhưng lại có đặc điểm mang tính chất đặc trưng, đặc thù ở vùng nghiên cứu. Đây được có thể coi là một mô hình khá 5
  12. chuẩn mực về định hướng “phát triển nông nghiệp – sinh thái bền vững” được đề xuất dựa trên kết quả phân tích, đánh giá đúng tiềm năng tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và hiện vẫn đang được áp dụng và mang lại hiệu quả cao ở Ucraina. Tổng quan chung cho thấy rằng, đối với đặc điểm đặc thù của mỗi nước, các công trình nghiên cứu được thực hiện có thể sẽ có những kết quả không giống nhau, tuy nhiên về tính logic học, đặc biệt các bước đi trên quan điểm tiếp cận địa lý tổng hợp nhằm giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn cho phát triển các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh tế khá hiệu quả mà họ đã đạt được có thể vận dụng áp dụng thực hiện ở nước ta với sự xem xét đánh giá các điều kiện đặc thù cụ thể. Và một trong những nội dung quan trọng của phát triển bền vững là dựa trên các hệ sinh thái hay nói cách khác cần có mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững. Hiện nay, tại một số nước Đông Nam Á, các mô hình hệ kinh tế sinh thái chủ yếu được xây dựng theo hướng nông, lâm kết hợp nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng các nguồn tài nguyên như: - Tại Indonexia: mô hình kinh tế sinh thái kiểu vườn nhà là sự kết hợp giữa cây ngắn ngày, cây lâu năm và vật nuôi trong vườn quanh nhà. Mô hình phổ biến nhất gồm các hợp phần: cây ăn quả - cây công nghiệp - cây lương thực - chăn nuôi gia súc nhỏ nhằm cung cấp sản phẩm cho gia đình, tạo thu nhập quanh năm. - Tại Trung Quốc: xuất hiện một số mô hình kinh tế sinh thái như hệ thống nông, lâm kết hợp phát triển cây rừng là chính, được áp dụng phổ biến ở các tỉnh dọc theo thung lũng sông Dương Tử; Hệ thống nông, lâm kết hợp dựa vào cây ăn quả là chính, phân bố tại miền Nam Trung Quốc; Miền Bắc Trung Quốc chủ yếu là mô hình hệ kinh tế sinh thái với các loại cây hoa màu là chính, còn cây gỗ chỉ chiếm phần phụ. Ngoài ra, Trung Quốc còn phân loại theo các vùng sinh thái để đảm bảo lợi ích theo kiểu kinh tế trang trại. 6
  13. - Tại Philipines: phần lớn các gia đình áp dụng mô hình: vườn-chăn nuôi. Ngoài ra, các mô hình nông, lâm kết hợp nhiều tầng cũng rất phổ biến nhằm tận dụng tối đa tài nguyên đất và ánh sáng thúc đẩy hiệu quả chu trình của dưỡng chất, hạn chế xói mòn. b) Tại Việt Nam Vận dụng cơ sở lý luận về hệ kinh tế sinh thái của một số tác giả nước ta, nhiều công trình đã được nghiên cứu trên những đơn vị lãnh thổ cụ thể như: Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Nhưng, 1995 – 1996, Mô hình tự nhiên – kinh tế xã hội vùng gò đồi Sáu Lán thuộc khu kinh tế mới Sen Bàng huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình. Nguyễn Văn Trương và nnk, 1993-1998, “Mô hình làng sinh thái Triệu Vân, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị” . Nghiên cứu đã quy hoạch chi tiết từng ô, từng thửa theo hình bàn cờ với diện tích từ 1,5-2 ha. Mỗi ô có đai rừng phòng hộ bên ngoài cùng các mương thoát nước, bên trong phát triển nông nghiệp, thả cá, chuồng nuôi. Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách khoa học về công nghệ, 1999, “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồi gò Bắc Trung Bộ” . Nghiên cứu đã bước đầu coi hộ gia đình là 1 trong 4 chủ thể sản xuất chính: hộ gia đình, trang trại, doanh nghiệp nông - lâm nghiệp, liên doanh với nước ngoài, đồng thời xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái phù hợp cho từng tiểu vùng sinh thái. Viện Sinh thái và sinh vật, 1995 – 2000, Mô hình vườn đồi tại vùng kinh tế mới tây Đồng Hới. Đặng Trung Thuận, Nguyễn Cao Huần và nnk, 2000, Nghiên cứu vùng đất ngập nước đầm Trà Ổ nhằm khôi phục nguồn lợi thuỷ sản và phát triển bền vững vùng ven đầm. Trương Quang Hải và nnk, 2004, Nghiên cứu và xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững cụm xã vùng cao Sa Pả - Tà Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. 7
  14. Lê Đức Tố và nnk, 2005, Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biển ven bờ Việt Nam. Viện kinh tế sinh thái, 2006, “Các hệ sinh thái kém bền vững và việc lựa chọn khu vực nghiên cứu để xây dựng làng sinh thái”, nghiên cứu đã xác lập cơ sở lý luận và một số mô hình làng sinh thái tại 3 vùng sinh thái kém bền vững tại Việt Nam (đồng bằng úng ngập nước, cát ven biển và đồi núi trơ trọc), nhằm cải tạo hệ sinh thái, thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống dân cư. Đặng Văn Bào và nnk, 2008, Phát triển mô hình kinh tế sinh thái đảo Cù Lao Chàm. Phạm Quang Anh và nnk, 2013, Mô hình hệ kinh tế sinh thái gia trại bền vững trên dải cồn cát ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Các Khoa học Trái đất và Môi trường). Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như: mô hình HKTST nông thôn bền vững của Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999); xây dựng mô hình nông - lâm kết hợp tại xã kỳ hợp của Lê Trần Trấn, Phạm Văn Ngạc;… 1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về cảnh quan * Về khái niệm cảnh quan Khái niệm cảnh quan được hiểu và sử dụng lần đầu tiên vào đầu thế kỷ XIX, có nghĩa là phong cảnh. Khái niệm này hiện vẫn được sử dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu về kiến trúc, du lịch. Trong khoa học địa lý tồn tại ba quan niệm về cảnh quan tùy theo ý và nội dụng cần diễn đạt: Cảnh quan là một khái niệm chung (F.N. Minkov, D.L. Armand...), là khái niệm loại hình (B.B. Plolưnov...), là khái niệm cá thể (N.A. Xoltsev, A.G. Ixatrenko,...) [7,9]. Quan điểm cảnh quan là một khái niệm chung, đồng nghĩa với khái niệm địa tổng thể của bất kỳ cấp nào, đồng nghĩa với địa hệ. Quan điểm cảnh quan là khái niệm chung giống như khái niệm về thổ nhưỡng, địa hình, khí 8
  15. hậu, thực vật và có thể sử dụng cho bất kỳ đơn vị phân loại hay phân vùng địa lý địa lý tự nhiên. Quan điểm cảnh quan được hiểu như là một khái niệm loại hình phản ánh các khu vực tách biệt của lớp vỏ địa lý có nhiều dấu hiệu chung. Tính đồng nhất tương đối và tính lặp lại được thể hiện rõ trong hệ thống phân loại khi thành lập bản đồ cảnh quan. Khái niệm này được sử dụng cả cho các cảnh quan tự nhiên và các cảnh quan bị biến đổi bởi hoạt động kinh tế của con người. Cảnh quan là đối tượng cho việc áp dụng các biện pháp bảo vệ thiên nhiên. Khái niệm cảnh quan theo hướng loại hình được sử dụng trong nghiên cứu cảnh quan khi nhiều yếu tố chưa định lượng một cách chắc chắn và cần phải xác định tính đồng nhất tương đối để có thể gộp chúng vào một nhóm. Điều này thuận lợi trong đo vẽ bản đồ cảnh quan khi ta không có điều kiện khảo sát kỹ. Quan điểm cảnh quan là một đơn vị cá thể: một lãnh thổ cụ thể, đồng nhất về phát sinh và lịch sử phát triển, đặc trưng bởi nền địa chất, một kiểu khí hậu đồng nhất, một phức hệ thổ nhưỡng, sinh vật quần đồng nhất và có một cấu trúc xác định. Trong nghiên cứu địa lý phục vụ thực tiễn sản xuất, cảnh quan vẫn được xem xét ở cả 3 khía cạnh, như đơn vị địa tổng thể, đơn vị kiểu loại, đơn vị cá thể. Dù xem cảnh quan theo khía cạnh nào đi chăng nữa thì cảnh quan vẫn được xem là một địa tổng thể tự nhiên, còn sự khác biệt của các khái niệm trên ở chỗ coi cảnh quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan được xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo cách quy nạp hay diễn giải. Theo Ixatrenko (1965): “Cảnh quan là một bộ phận tách biệt về mặt phát sinh của một miền cảnh quan, đới cảnh quan và nói chung của bất cứ một đơn vị khu vực lớn nào đặc biệt có tính đồng nhất về mặt địa đới cũng như phi địa đới và có một cấu trúc cá biệt và cấu trúc hình thái” [9]. Điều đó tức là cảnh quan là những bộ phận của đơn vị cấp cao, kết quả phát triển và phân hoá của lớp vỏ địa lý, nên cảnh quan có thể được tiến hành từ trên xuống. 9
  16. Vũ Tự Lập (1976) cũng định nghĩa: “Cảnh quan địa lý được phân hoá trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có một cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, về kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng và đại tổ hợp thực vật, và bao hàm một tổ hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” [10]. Về bản chất, cảnh quan là một địa tổng thể tự nhiên phức tạp vừa có tính đồng nhất, vừa có tính bất đồng nhất. Tính đồng nhất của cảnh quan được hiểu ở chỗ là một lãnh thổ trong phạm vi của nó, các thành phần và tính chất của mối quan hệ giữa các thành phần coi như không đổi, nghĩa là đồng nhất. Tính bất đồng nhất được biểu thị ở hai mặt: thứ nhất, cảnh quan bao gồm nhiều thành phần khác nhau về bản chất (địa hình, khí hậu, thuỷ văn, đất, thực vật) tạo nên. Thứ hai, mỗi thành phần trong cảnh quan tồn tại ở nhiều dạng khác nhau, ví dụ địa hình âm và dương, và ngay trên một dạng địa hình dương (quả đồi - được coi như đồng nhất) cũng có sự khác nhau giữa đỉnh và sườn. Chính những điều nói trên đòi hỏi các nhà địa lý khi nghiên cứu, đánh giá cảnh quan phải xuất phát từ quan điểm tổng hợp và quan điểm hệ thống. *Về hệ thống phân loại cảnh quan Hệ thống phân loại và các chỉ tiêu các cấp dựa trực tiếp vào bản thân đối tượng nghiên cứu. Đó là sự phân hoá thực tế theo không gian. Hệ thống phân loại là một trong những khâu quan trọng để thành lập bản đồ cảnh quan. Đối với cảnh quan học cho đến nay vẫn chưa có một hệ thống phân loại nào được mọi người chấp nhận là có đầy đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp. Hiện nay đã có rất nhiều hệ thống phân loại chủ yếu là của các tác giả Liên Xô trước đây như: hệ thống phân loại của A.G. Ixatrenco (1961) đưa ra 8 đơn vị là nhóm kiểu, kiểu, phụ kiểu, lớp, phụ lớp, loại, phụ loại và thể loại; hay hệ thống phân loại cảnh quan của N.A. Gvozdexki (1961), hệ thống phân loại cảnh quan của Nhikolaev… Ở Việt Nam, đã có một số công trình đã đưa ra hệ thống phân loại cảnh quan trong khi nghiên như các tác giả như: Vũ Tự Lập (1976), Nguyễn Thành Long và nnk (1983), Phạm Hoàng Hải (1997). Giữa các nghiên cứu này có chung là tương đối thống nhất về hệ thống các đơn vị phân loại cảnh quan Việt 10
  17. Nam: Hệ (phụ hệ CQ) - Lớp (phụ lớp CQ) - Kiểu (phụ kiểu CQ) - Hạng CQ - Loại CQ. Bảng 1.1. Hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam [4] Đơn vị Dấu hiệu đặc trƣng Nền bức xạ chủ đạo quyết định tính đới. Chế độ nhiệt Hệ cảnh quan ẩm quyết định cường độ lớn của chu trình vật chất và năng lượng Chế độ hoàn lưu gió mùa quyết định phân bố lại nhiệt Phụ hệ cảnh quan ẩm gây ảnh hưởng lớn tới chu trình vật chất Đặc điểm các khối địa hình lớn quy định tính đồng Lớp cảnh quan nhất của hai quá trình lớn trong chu trình vật chất bóc mòn và tích tụ Sự phân tầng bên trong của lớp, đặc trưng trắc lượng Phụ lớp cảnh quan hình thái địa hình trong khuôn khổ lớp Đặc điểm sinh khí hậu quy định kiểu thảm thực vật Kiểu cảnh quan theo phát sinh Các đặc trưng cực đoan của sinh khí hậu ảnh hưởng Phụ kiểu cảnh quan lớn tới các điều kiện sinh thái Hạng cảnh quan Các kiểu địa hình phát sinh và nền nham Sự kết hợp của các quần xã thực vật phát sinh hiện tại Loại cảnh quan với loại đất Dưới loại cảnh quan là các đơn vị hình thái: dạng cảnh quan và diện cảnh quan. Dạng cảnh quan là một hệ thống liên kết các cảnh diện, có chung một hướng quá trình địa lý tự nhiên, phân bố trong một dạng trung địa hình trên một nền nham đồng nhất. Diện cảnh quan là đơn vị hình thái cảnh quan cơ sở, có điều kiện địa thế và sinh cảnh đồng nhất, được đặc trưng bởi một sinh vật quần. Một diện cảnh quan được đặc trưng bởi một nền nham, một kiểu vi khí hậu, một sinh 11
  18. vật quần đồng nhất và một biến chủng thổ nhưỡng. Địa thế là nhân tố chủ yếu của sự phân hoá diện cảnh quan. Tuỳ thuộc vào phạm vi, mục đích nghiên cứu và tỉ lệ bản đồ cảnh quan mà lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp. 1.1.3 Các công trình nghiên cứu về lƣu vực Đầm Ô Loan Đối với khu vực ven biển Nam Trung Bộ nói chung, tỉnh Phú Yên nói riêng, công tác điều tra nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội cũng như những đề tài mang tính tổng hợp đã thu được những kết quả bước đầu quan trọng. Đã có nhiều dự án điều tra, nghiên cứu về các hướng như địa chất, địa mạo, địa chất công trình, địa chất thủy văn, khí tượng, thủy văn và tài nguyên nước mặt, thổ nhưỡng, sinh vật và đa dạng sinh học… Đối với lưu vực đầm Ô Loan, các hướng nghiên cứu chủ yếu là về hệ sinh thái và các vấn đề khai thác nguồn lợi thủy hải sản, ô nhiễm môi trường như “Khảo sát hiện trạng sử dụng nguồn lợi đầm Ô Loan và đề xuất một số giải pháp quản lý bền vững”; Nguyễn Thanh Sơn, viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường – Đại học Nha Trang “Đánh giá hiện trạng môi trường, các nguy cơ xảy ra tai biến môi trường tại đầm Ô Loan, Tuy An, Phú Yên – Đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm phục vụ quản lý tổng hợp đới bờ và phát triển bền vững”; Trần Văn Bình, Lê Đình Mầu “Quá trình xói lở - bồi tụ và hiện trạng đóng - mở cửa tại khu vực đầm Ô Loan”, Tạp chí khoa học và Công nghệ biển, 2012. Hiện nay, hướng nghiên cứu về mô hình hệ kinh tế sinh thái tại lưu vực đầm Ô Loan chưa có công trình, dự án nào nghiê cứu. 1.2. Một số vấn đề cơ bản về hệ kinh tế sinh thái 1.2.1. Hệ kinh tế sinh thái a) Khái niêm hệ kinh tế sinh thái Hiện nay khái niệm về hệ kinh tế sinh thái khá phổ biến, đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và ngoài nước đưa ra với những quan điểm và ở các góc độ khác nhau như: 12
  19. Theo Phạm Quang Anh, (1983) [1]: “Hệ kinh tế sinh thái (Socio –Ecological Economic System = SEES) được quan niệm là một hệ thống cấu trúc và chức năng về mối quan hệ biện chứng và nhất quán giữa xã hội và tự nhiên trên một đơn vị lãnh thổ nhất định đang diễn ra các mối tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người trên ba mặt: khai thác, sử dụng và bảo vệ tiềm năng tài nguyên trên lãnh thổ đó (cho quá trình sản xuất), tạo nên chu trình vận hành và bù hoàn vật chất - năng lượng - tiền tệ để biến nó thành một bậc thực lực về kinh tế (nghèo, đủ sống, trù phú…) cùng với một bậc trạng thái về môi trường (ô nhiễm - khắc nghiệt, bình thường và trong sạch - dễ chịu) nhằm thỏa mãn cho bản thân mình về vật chất và nơi sống”. Theo Đặng Trung Thuận (1999) [6]: “Hệ kinh tế sinh thái là kết quả của mối tác động tương hỗ của các yếu tố tự nhiên và kinh - tế xã hội dưới sự quản lý của con người sao cho các hoạt động này hoạt động theo quy luật sinh thái và quy luật kinh tế nhằm đạt hiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội bền vững”. Đầu Các mối quan hệ nội tại Đầu ra của hệ kinh tế sinh thái T, K vào X(t) U(t) Trong đó: T - Các yếu tố tự nhiên K - Các yếu tố kinh tế xã hội Hình 1.3. Mô hình mô phỏng hệsản X(t) - Các kinh tế sinh phẩm kinh thái hội và Trung tế - xã(Đặng môi trường Thuận 1999, U(t) – Vai trò [12]) điều khiển của con người Nguyễn Văn Trương (2006) [14] định nghĩa về làng sinh thái: “Làng sinh thái là một hệ sinh thái có không gian sống của một cộng đồng người nhất định. Hệ sinh thái này vừa có chức năng sản xuất ra những thứ cần thiết cho nhu cầu của cộng đồng mà không phá vỡ mối cân bằng sinh thái. Trong 13
  20. hệ sinh thái con người có vai trò trung tâm để điều hòa các mối quan hệ nhằm sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên sẵn có, hướng tới một sự cân bằng ổn định, bền vững các khía cạnh tự nhiên lẫn khía cạnh xã hội”. b) Cấu trúc hệ kinh tế sinh thái Theo Phạm Quang Anh [1]: Hệ kinh tế sinh thái được tạo thành từ 3 phân hệ với 11 cấu trúc cơ bản và 36 chức năng tương tác với nhau: * Phân hệ tự nhiên: gồm các cấu trúc: Địa hình - địa chất, khí hậu, thủy văn, đất và sinh vật. Trong đó thảm xanh là động lực khai thác quay vòng,tự điều chỉnh các thành phần vật chất (như: nguyên tố hóa học tro - khí, nước và năng lượng như nhiệt bức xạ) là nhân tố tiền đề tạo ra thế giới sống: thổ nhưỡng, sinh vật và con người - xác lập phần cấu trúc sinh vật quyết định cho cấu trúc ngoại mạo (tự nhiên và nhân sinh) của đơn vị hệ kinh tế sinh thái. * Phân hệ xã hội: là dân tộc - dân cư. Với cách nhìn bên ngoài thì vì cuộc sống của mình con người hình như chủ động khai thác và “điều khiển” tự nhiên. Song về bản chất sinh học - sinh thái thì con người là “sản phẩm cao cấp của tự nhiên” bị lệ thuộc về nơi sống định cư (dân tộc), về nguồn thức ăn, về tai biến thiên nhiên (bão, lũ ,động đất…) và chính vì vậy nó vẫn là một cấu trúc phụ thuộc theo qui luật chung của tự nhiên (qui luật địa lý mà chúng ta thường gọi là qui luật khách quan)… * Phân hệ sản xuất: với phân hệ này con người đã tác động vào tự nhiên. Nếu tác động không đúng quy luật của tự nhiên, sẽ làm đảo lộn chu trình sinh - địa - hóa, và sẽ tạo ra sự “Mất cân bằng sinh thái”. 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2