intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

35
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các chính sách trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất dịch vụ du lịch, phân tích thực trạng sử dụng đất của một số dự án du lịch tại tỉnh Khánh Hoà. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại Khánh Hoà, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án du lịch tại tỉnh Khánh Hoà.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kiểm soát và Bảo vệ môi trường: Nghiên cứu chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Khánh Hòa

  1. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn này là kết quả nghiên cứu của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của giáo viên hướng dẫn. Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn và mọi thông tin tham khảo, trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn TRẦN XUÂN TÂY PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý phòng, ban Trường Đại học Nông lâm - Đại học Huế, quý Thầy, Cô Khoa Tài nguyên đất và môi trường nông nghiệp, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Huỳnh Văn Chương. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. NGUYỄN MINH HIẾU, người hướng dẫn khoa học chính của luận văn này đã tận tình giúp đỡ tôi rất nhiều về mọi mặt nhằm thực hiện thành công đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Phòng Sau Đại họcTrường Đại học Nông lâm - Đại học Huế đã giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất giúp đỡ cho tôi trong quá trình hoàn thành được đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, lãnh đạo các, đơn vị: Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Sở kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê tỉnh; Trung tâm xúc tiến đầu tư, Trung tâm xúc tiến Du lịch đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin và các tài liệu tham khảo giúp tôi thực hiện thành công đề tài. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý Thầy, Cô trong hội đồng bảo vệ luận văn đã góp ý cho đề tài này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả các bạn bè đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thừa Thiên Huế, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận văn TRẦN XUÂN TÂY PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  3. iii TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Khánh Hòa”được thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu các chính sách của trung ương trong việc quản lý, sử dụng đất dịch vụ du lịch, phân tích thực trạng sử dụng đất của một số dự án du lịch tại tỉnh Khánh Hoà. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại Khánh Hoà, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án du lịch tại tỉnh Khánh Hoà. Kết quả nghiên cứu cho thấy với lợi thế điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý và bề dày lịch sử, kinh doanh dịch vụ du lịch của tỉnh là một trong những ngành mũi nhọn cho sự phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Khánh Hòa. Vì thế, chính sách đối với loại đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch luôn được chính quyền địa phương quan tâm và có sự điều chỉnh, thay đổi kịp thời để phù hợp với sự phát triển. Minh chứng cho điều này là trong thời gian qua các dự án có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch của Khánh Hòa rất phát triển cả số lượng lẫn chất lượng đem lại nguồn thu lớn cho ngân sách, công tác quản lý đất đai luôn minh bạch, chủ đầu tư có điều kiện thuận lợi để tiếp cận đất đai, quyền của các chủ thể sử dụng đất ngày càng bình đẳng hơn, bên cạnh những kết quả tích cực thì vẫn tồn tại những bất cập, hạn chế như việc đầu tư dịch vụ du lịch còn mang tính tự phát ít tuân thủ quy hoạch, nhiều dự án còn bỏ hoang chưa triển khai theo tiến độ, quy hoạch dịch vụ du lịch thiếu đồng bộ, quyền và nghĩa vụ của các chủ thể sử dụng đất chưa bảo đảm công bằng, gây khó khăn cho việc quản lý. Trong những nguyên nhân tồn tại đó có nguyên nhân về chính sách đất đai. Để khắc phục những hạn chế của pháp luật hiện hành về chính sách quản lý và sử dụng đất kinh doanh dịch vụ du lịch, chúng ta cần phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó, giải pháp mang tính đột phá là: (1) có quy định riêng về chính sách quản lý, sử dụng cho đất khu du lịch; (2) quy định bảo đảm tính khả thi, đồng bộ khi lập quy hoạch và nâng cao nghiệp vụ và tăng cường trách nhiệm của cơ quan thẩm định quy hoạch sử dụng đất dịch vụ du lịch, bảo đảm đồng bộ quy hoạch giữa các ngành, hạn chế trường hợp Nhà nước chạy theo quy hoạch của chủ đầu tư nhằm đảm bảo tính hiệu quả cũng như sự tuân thủ cao của quy hoạch; (3) cần đưa dự án khu du lịch vào các dự án thuộc diện hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, chủ động tạo quỹ đất sạch để chủ đầu tư có nhu cầu thực hiện dự án kinh doanh dịch vụ du lịch thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  4. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...........................................................................................................................ii TÓM TẮT ............................................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................................iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG ....................................................................................................vii MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ....................................................................................... 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 1 2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................... 1 2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................... 2 3.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN.......................................................................... 2 3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................... 2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................................ 2 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................... 3 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 3 1.1.1 Tổng quan về kinh doanh dịch vụ du lịch ...................................................................... 3 1.1.2. Tổng quan về chính sách đất kinh doanh dịch vụ du lịch ............................................ 9 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................15 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................... 22 2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..............................................................22 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................................22 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................22 2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....................................................22 2.2.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................22 2.2.2 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................24 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  5. v 3.1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG NGÀNH DỊCH VỤ DU LỊCH TỈNH KHÁNH HÒA .........................................................24 3.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................24 3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hoà ................................................................28 3.1.3. Thực trạng và định hướng phát triển ngành kinh tế thương mại dịch vụ - du lịch ...37 3.1.4. Những lợi thế để phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà ..................................................39 3.1.5 Hiện trạng phân bổ quỹ đất trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà ...........................................40 3.2. CHÍNH SÁCH VỀ ĐẤT ĐAI ĐỐI VỚI KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH NÀY TẠI KHÁNH HÒA.................................43 3.2.1. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kinh doanh dịch vụ du lịch .............................43 3.2.2. Về chính sách thu hồi đất để sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch. ....50 3.2.3. Về việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất để kinh doanh dịch vụ du lịch .......................................................................................................................................57 3.2.4. Chính sách liên quan đến khung giá đất thương mại dịch vụ, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại dịch vụ .......................................................62 3.2.5. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho chủ thể sử dụng đất kinh doanh dịch vụ du lịch .........................................67 3.2.6. Về chế độ sử dụng đất kinh doanh dịch vụ du lịch .....................................................69 3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐẤT KINH DOANH DỊCH VỤ DU LỊCH ..............................................................................................77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...............................................................................................83 4.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................................83 4.2. KIẾN NGHỊ .....................................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................85 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  6. vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Có nghĩa là BTNMT Bộ Tài nguyên môi trường CNH – HĐH Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa GCNQSD Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất GPMB Giải phóng mặt bằng DTTN Doanh nghiệp tư nhân ĐKTKĐĐ Đăng ký thống kê đất đai KTXH Kinh tế - xã hội KCN Khu công nghiệp KĐTM Khu đô thị mới KKT Khu kinh tế SXKD Sản xuất kinh doanh TĐC Tái định cư TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.3. Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015)......................................................................................................45 Bảng 3.4. So sánh luật đất đai 2003 và 2013 đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch .......................................................................................................................................62 Bảng 19. Bảng giá so sánh với các tỉnh, thành phố khác .....................................................66 PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Với truyền thống lịch sử lâu đời cùng địa hình và khí hậu thuận lợi, sự phát triển dịch vụ du lịch là ngành mũi nhọn của nước ta nói chung. Riêng Khánh Hoà là trung tâm kinh tế của vùng Duyên hải Nam Trung bộ có thế mạnh về phát triển du lịch, dịch vụ với thành phố Nha Trang là trung tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước. Khánh Hoà là một trong năm tỉnh trong cả nước có 2 thành phố thuộc tỉnh (Tp.Nha Trang và Tp.Cam Ranh). Cùng với điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, được thiên nhiên ban tặng cho nhiều Vịnh, nhiều đảo, Nha Trang - Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước, vịnh Nha Trang được công nhận là thành viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Theo Chiến lược phát triển kinh tế - Xã hội và Chiến lược phát triển ngành du lịch, kinh doanh dịch vụ du lịch đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Muốn đầu tư phát triển dịch vụ du lịch có hiệu quả cần phải có quỹ đất cũng như cơ chế chính sách phù hợp. Trong những năm qua, chính sách đất đai ở Việt Nam đã có nhiều đổi mới. Việc ban hành các văn bản pháp luật như Luật Đất đai 2003, Nghị định 181/2004/NĐ-CP, Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị định 69/2009/NĐ-CP của Chính phủ và gần đây nhất là Quộc Hội đã thông qua Luật Đất đai 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014 đã tạo ra hành lang pháp lý ngày càng phù hợp để phát triển dịch vụ du lịch. Cùng với các chính sách chung của Nhà nước, để thúc đẩy kinh tế du lịch, tỉnh Khánh Hoà cũng đã có những chính sách nhằm thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp về lĩnh vực du lịch, trong đó có các chính ách về đất đai. Xuất phát từ thực tế đã nêu cũng như sự thay đổi của Luật, với mong muốn góp một phần nhỏ bé để thúc đẩy việc đầu tư dự án du lịch cả nước nói chung và tỉnh Khánh Hoà nói riêng được hiệu quả, tôi chọn đề tài: “Nghiên cứu chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Khánh Hoà” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các chính sách trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất dịch vụ du lịch, phân tích thực trạng sử dụng đất của một số dự án du lịch tại tỉnh Khánh Hoà. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách đối với đất có mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch tại Khánh Hoà, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án du lịch tại tỉnh Khánh Hoà. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  9. 2 2.2. Mục tiêu cụ thể - Làm rõ được những vấn đề lý luận về đất kinh doanh dịch vụ du lịch; - Đưa ra được những phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng chính sách đối với đất kinh doanh dịch vụ du lịch qua thực thực tiễn áp dụng tại Khánh Hoà; - Đưa ra được những kiến nghị cho việc hoàn thiện chính sách đất kinh doanh dịch vụ du lịch tại tỉnh Khánh Hoà nói riêng và cả nước nói chung; 3.Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 3.1. Ý nghĩa khoa học Đề tài xây dựng cơ sở khoa học pháp lý và cơ sở thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn cả nước nói chung và Khánh Hoà nói riêng, thông qua việc hệ thống hoá các quy định của pháp luật liên quan đến điều chỉnh đất kinh doanh dịch vụ du lịch, đánh giá thực trạng triển khai các chính sách trên thực tế, từ đó tìm ra được sự bất cập giữa pháp luật với thực tiễn, nhận diện được những ưu nhược điểm của pháp luật. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Trên cơ sở đó, tác giả sẽ có những kiến nghị về giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về đất kinh doanh dịch vụ du lịch, bảo đảm pháp luật là một công cụ hữu hiệu giúp Nhà nước quản lý có hiệu quả nguồn lực đất đai tại Khánh Hoà. Ngoài ra, đề tài là tài liệu có giá trị tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu, nghiên cứu về các quy định của pháp luật điều chỉnh đất kinh doanh dịch vụ du lịch, một yếu tố quan trọng trong các chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của chúng ta hiện nay. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  10. 3 CHƯƠNG I TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Tổng quan về kinh doanh dịch vụ du lịch Khái niệm kinh doanh dịch vụ du lịch Theo khoản 1 Điều 4 của Luật Du lịch 2005, du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Theo Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization), du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư. Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch. Nói đến hoạt động du lịch, không thể không nói đến việc cung cấp dịch vụ du lịch với ý nghĩa là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch [14] Theo khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của một quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi. Từ những khái niệm nêu trên, có thể đưa ra một khái niệm chung cho kinh doanh du lịch dịch vụ như sau: Kinh doanh dịch vụ du lịch là hoạt động cung cấp dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nhằm mục đích sinh lợi. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp. Xuất phát từ nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp về đi lại, ăn ở, tham quan, giải trí, mua sắm và các nhu cầu khác trong chuyến đi và tại điểm đến du lịch nên đòi hỏi phải có nhiều ngành nghề khác nhau tham gia vào chuỗi cung ứng các hàng hóa và dịch vụ cho khách để đáp ứng các nhu cầu nói trên. Do vậy, ngành du lịch sẽ bao gồm các tổ chức và doanh nghiệp khác nhau như công ty PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  11. 4 lữ hành, khách sạn, vận chuyển cùng sự tham gia của các chủ thể cung cấp dịch vụ liên quan như ngân hàng, bưu điện , y tế v.v… Dịch vụ du lịch được xếp vào nhóm ngành sản xuất phi vật chất mặc dù trong ngành vẫn tồn tại một bộ phận sản xuất ra các sản phẩm hữu hình (như sản phẩm ăn uống, đồ lưu niệm...) nhưng doanh thu từ bộ phận này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập từ du lịch. Nhận thức được đầy đủ các đặc điểm của dịch vụ và các ứng xử thích hợp trong kinh doanh dịch vụ là những vấn đề cơ bản đặt ra trong ngành và các doanh nghiệp du lịch. Du lịch có tính chất hướng ngoại vì bản chất của hoạt động du lịch là sự di chuyển ra khỏi phạm vi ranh giới hoặc biên giới quốc gia và cả do xu thế toàn cầu hóa về kinh tế - một nhân tố tác động mạnh mẽ đến tính chất quốc tế hóa của ngành du lịch trên cả phương diện cung và cầu du lịch. Việt Nam là một đất nước giàu tiềm năng du lịch, chúng ta có những lợi thế rất lớn cả về điều kiện tự nhiên và văn hóa. Vì vậy, chúng ta có điều kiện để trở thành một quốc gia phát triển về du lịch. Với hơn 3000 km bờ biển, nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên hệ động thực vật rất phong phú và đa dạng, diện tích rừng khá lớn chiếm khoảng 37% diện tích đất trong đó có trên 100 khu bảo tồn thiên nhiên (bao gồm 27 vườn quốc gia, 44 khu bảo tồn và 34 khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường) cùng sự đa dạng về văn hóa đã tạo cho Việt Nam lợi thế to lớn trong phát triển du lịch. Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng nhiều về số lượng, phong phú về loại hình (di sản vật thể, di sản phi vật thể, di sản văn hóa, di sản tự nhiên). Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du khách quốc tế. Trong đó, điển hình như Vịnh Hạ Long được trang web BuzzFeed của Mỹ bình chọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisor bình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí Du lịch Travel & Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số 20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được Tạp chí Du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014; Tuyến du lịch trên sông Mê Kông (đoạn Việt Nam - Campuchia) được báo Telegraph (Anh) xếp thứ 4/5 tuyến du lịch trên sông hàng đầu châu Á... Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp lữ hành, khách sạn của Việt Nam cũng đã được các tổ chức, website tiêu dùng vinh danh do chất lượng dịch vụ xuất sắc của mình [26]. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  12. 5 Các điều kiện tự nhiên, khí hậu nước ta rất thuận lợi cho phát triển du lịch. Với những lợi thế tự nhiên này, chúng ta có thể phát triển du lịch sinh thái, thành lập các khu tham quan, nghỉ dưỡng gần gũi với thiên nhiên sẽ đặc biệt tốt cho sức khỏe của du khách khi đến đây. Tài nguyên du lịch của nước ta phân bố tương đối tập trung. Điều đó góp phần hình thành các lãnh thổ du lịch điển hình trong toàn quốc. Mỗi lãnh thổ du lịch có một sắc thái riêng, tạo nên các tuyến du lịch xuyên quốc gia, không lặp lại giữa vùng này với vùng khác nên thường không làm nhàm chán khách du lịch. Việt Nam có 54 dân tộc, cùng với nó là những nét văn hóa đa dạng mang bản sắc riêng độc đáo của từng vùng miền. Chính những nét riêng đó đã làm nên cốt cách, hình hài và bản sắc dân tộc Việt Nam. Các lễ hội văn hóa có sức hút to lớn đối với du khách thập phương trong và ngoài nước. Các di tích lịch sử - văn hóa là tài nguyên hàng đầu của du lịch. Cho đến nay, nước ta có khoảng 4 vạn di tích các loại trong đó gần 3000 di tích được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng. Các di tích này đã và đang được khai thác nhất định vào phát triển du lịch. Sự đa dạng của nguồn tài nguyên cả về thiên nhiên (bãi biển, hang động, đảo nước khoáng, lớp phủ thực vật, động vật quý hiếm, nhiều cảnh quan thiên nhiên độc đáo điển hình…) lẫn nhân văn (các di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật, phong tục tập quán, các làng nghề thủ công truyền thống, sự đa dạng về bản sắc văn hóa của các dân tộc…), là điều kiện để phát triển nhiều loại hình du lịch với thời gian dài ngắn khác nhau. Đây có thể coi là những tiềm năng rất lớn giúp ngành du lịch của Việt Nam phát triển. Vai trò của dịch vụ du lịch Du lịch được xem là một ngành “công nghiệp không khói”. Vai trò của ngành du lịch được đánh giá là rất quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, sự phát triển mạnh mẽ của nó tại một số quốc gia đã góp phần tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của họ. Theo các chuyên gia kinh tế đánh giá thì du lịch là một loại hình xuất khẩu đặc biệt, sản phẩm và dịch vụ được cung cấp cho người nước ngoài nhưng lại được tiêu thụ ngay tại nước sở tại và đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia rất lớn. Chính vì thế, các nước trên thế giới rất chú trọng đầu tư phát triển du lịch, nhằm thúc đẩy nền kinh tế. Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ trọng nông nghiệp từ chỗ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp và cuối cùng kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò thống soái. Hiện nay, ở các nước có thu nhập PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  13. 6 thấp như Nam Á, châu Phi nông nghiệp vẫn còn chiếm trên 30% GNP, công nghiệp khoảng 35%. Trong khi đó các nước có thu nhập cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia… trên 70% GNP do nhóm ngành dịch vụ đem lại, nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng 3-5% tổng sản phẩm quốc dân. Ở Việt Nam, xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng đã được thể hiện rõ qua các năm: năm 2001, nông nghiệp chiếm 23,24% GDP, công nghiệp chiếm 57,91% GDP, dịch vụ chiếm 38,63% GDP; năm 2004, nông nghiệp chiếm 21,76% GDP, công nghiệp chiếm 60,41% GDP, dịch vụ chiếm 38,15% GDP. Với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm, du lịch đã đóng góp lớn cho nền kinh tế [27]. Trong khu vực dịch vụ, đóng góp của dịch vụ du lịch vào GDP chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Theo công bố mới đây tại Hội nghị Bộ trưởng Du lịch G20 vừa diễn ra ngày 16 tháng 5 năm 2012 tại Mexico, ngành du lịch chiếm 9% thu nhập GDP thế giới. Du lịch là một trong những ngành kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất. Năm 2011, mặc dù trong bối cảnh nền kinh tế thế giới tăng trưởng không lấy gì làm tốt đẹp và ổn định, ngành du lịch toàn thế giới vẫn tăng 4,6%, đón được 982 triệu lượt khách và thu nhập du lịch tăng 3,8%. Dự báo du lịch thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng một cách bền vững trong những năm tới, đạt 1 tỷ lượt khách trong năm 2012 và 1,8 tỷ lượt năm 2030 [26]. Bên cạnh những chỉ số đóng góp ấn tượng trên, du lịch cũng được đánh giá là ngành quan trọng tạo nhiều việc làm cho xã hội, chiếm 8% lao động toàn cầu. Cứ mỗi một việc làm trong ngành du lịch ước tính tạo ra 2 việc làm cho các ngành khác. Ngành du lịch cũng sử dụng lao động nhiều vượt trội so với ngành công nghiệp khác, gấp 6 lần ngành sản xuất ô tô, gấp 4 lần ngành khai khoáng, và gấp 3 lần ngành tài chính. Du lịch cũng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy mậu dịch quốc tế. Năm 2011, xuất khẩu thông qua du lịch quốc tế bao gồm cả vận chuyển hành khách đạt 1,2 nghìn tỷ USD, chiếm 30% xuất khẩu toàn thế giới [24]. Xét về tổng thể, điều quan trọng là các chỉ số về lượng khách và tổng thu của Du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm. Nếu năm 2000, chúng ta mới đón được 2,1 triệu lượt khách quốc tế thì năm 2005 đón được 3,4 triệu lượt, năm 2010 đón được 5 triệu lượt và năm 2013 là 7,5 triệu lượt. Đồng thời, lượng khách du lịch nội địa cũng ngày càng tăng: năm 2000 là 11,2 triệu lượt, 2005 là 16,1 triệu lượt, năm 2010 là 28 triệu lượt và năm 2013 là 35 triệu lượt. Đặc biệt, tổng thu từ du lịch những năm gần đây có sự tăng trưởng vượt bậc khi năm 2013 đạt tới 200 nghìn tỷ đồng, trong khi năm 2010 mới đạt 96 nghìn tỷ, năm 2005 đạt 30 nghìn tỷ và năm 2000 chỉ đạt 17,4 nghìn tỷ. Tốc độ tăng trưởng của tổng thu từ khách du lịch đang tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng khách du lịch, đóng góp của ngành Du lịch vào cơ cấu GDP đất nước ngày PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  14. 7 càng lớn trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn. Ngành Du lịch cũng đang góp phần quan trọng tạo công ăn việc làm, giải quyết an sinh xã hội. Đến năm 2013, ước tính đã có trên 1,7 triệu lao động làm việc trong lĩnh vực du lịch, trong đó 550 nghìn lao động trực tiếp và 1,2 triệu lao động gián tiếp [26]. Tổng giá trị đóng góp du lịch vào GDP của quốc gia gồm: Đóng góp trực tiếp: Tổng chi tiêu (trên phạm vi quốc gia) của khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa (cả mục đích kinh doanh và nghỉ dưỡng), chi tiêu của Chính phủ đầu tư cho các điểm tham quan như công trình văn hóa (bảo tàng) hoặc các khu vui chơi giải trí (công viên quốc gia); thu nhập của các doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, cơ sở lưu trú, vận chuyển (đường bộ, đường không, đường thủy,..), cầu cảng, sân bay, dịch vụ vui chơi giải trí, các điểm tham quan du lịch, các cửa hàng bán lẻ, các khu dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí. Trừ phần chi phí mà các cơ sở cung cấp dịch vụ này mua các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ để phục vụ cho khách du lịch. Đóng góp gián tiếp: (1) Chi tiêu đầu tư vật chất cho du lịch,ví dụ như đầu tư mua máy bay mới, xây dựng khách sạn mới; (2) Chi tiêu công của Chính phủ, ví dụ như đầu tư kinh phí xúc tiến, quảng bá, hàng không, chi phí cho công tác quản lý nhà nước chung, chi phí cho phục vụ an toàn an ninh, vệ sinh môi trường...; (3) Chi phí do các đơn vị, cơ sở cung cấp dịch vụ mua sắm trong nước đối với hàng hóa, dịch vụ để phục vụ khách du lịch, ví dụ: chi phí mua sắm thực phẩm, dịch vụ giặt là trong khách sạn, chi phí mua xăng dầu, dịch vụ cho hàng không, dịch vụ tin học, kết nối mạng trong các hãng lữ hành... Đóng góp phát sinh: Đây là khoản chi tiêu cá nhân của tổng đội ngũ, lực lượng lao động tham gia cả trực tiếp và gián tiếp vào ngành du lịch trên toàn quốc, gồm cả các cấp quản lý nhà nước và cơ sở cung cấp dịch vụ, hãng lữ hành, khách sạn... ví dụ: chi tiêu cho ăn uống, tham gia hoạt động vui chơi, giải trí, mua sắm quần áo, vật dụng cá nhân, nhà ở... Theo ông Phạm Quang Hưng - nguyên Vụ trưởng Vụ hợp tác quốc tế, Tổng cục Du lịch, với cách tính trên, theo dự báo của Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới, năm 2012, giá trị đóng góp trực tiếp vào GDP của ngành du lịch Việt Nam sẽ tăng 6,6% so với năm 2011 và sẽ tăng bình quân 6,1% hàng năm tính đến năm 2022; tổng giá trị đóng góp của toàn ngành (trực tiếp, gián tiếp và phát sinh) vào GDP tăng 5,3% năm 2012 và sẽ tăng bình quân 6,0% tới năm 2022. Về tạo việc làm, năm 2012, tổng lao động trong ngành du lịch Việt Nam tăng 1,4% tương đương 4.355.000 gồm cả lao động trực tiếp và gián tiếp và sẽ tăng trung bình 1,1% hàng năm và sẽ đạt 4.874.000 vào năm 2022. Về xuất khẩu du lịch tại chỗ trong năm 2012, tăng 5% và bình quân tăng 6% hàng năm, tới năm 2022 đạt 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu quốc gia. Về đầu PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  15. 8 tư du lịch trong năm 2012 sẽ tăng 0,5%, trong vòng 10 năm tới con số này sẽ đạt 7,7% trong tổng đầu tư toàn quốc [26]. Du lịch không chỉ đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả nước, ngoài ra du lịch còn là một cách quảng bá nước ta đối với bạn bè năm châu trên thế giới. Hơn thế nữa, những phong tục tập quán, những món ngon của nước ta, lịch sử của các triều đại phong kiến ra sao, tất cả sẽ được mọi người Việt và cư dân thế giới quan tâm hơn. Tuy nhiên, những thành tựu đạt được trong phát triển du lịch của Việt nam là dưới mức tiềm năng. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến 2020 tầm nhìn đến 2030, khẳng định quan điểm: Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh [3]. Chúng ta đang phấn đấu Để đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp với hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phát triển du lịch đồng bộ dựa vào tiềm năng của các vùng lãnh thổ để tạo thành 7 vùng du lịch với những sản phẩm đặc trưng theo từng vùng; 46 khu du lịch quốc gia; 41 điểm du lịch quốc gia; 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch cho các vùng và cả nước. Kèm theo quyết định này danh mục các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và đô thị du lịch. Đảm bảo các tiêu chí phát triển của ngành - Khách du lịch + Năm 2015 thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 37 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 8,4%/năm và nội địa 5,7%/năm. + Năm 2020 thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội địa là 5,1%/năm. + Năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 58 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 6% và 4,3%/năm. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  16. 9 + Năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế và 71 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm. - Tổng thu từ khách du lịch: Năm 2015 đạt 207 nghìn tỷ đồng, tương đương 10,3 tỷ USD; năm 2020 đạt 372 nghìn tỷ đồng, tương đương 18,5 tỷ USD; năm 2025 đạt 523 nghìn tỷ đồng, tương đương 26 tỷ USD; năm 2030 đạt 708 nghìn tỷ đồng, tương đương 35,2 tỷ USD. - Đóng góp của du lịch trong GDP: Năm 2015, du lịch chiếm 6% tổng GDP cả nước; năm 2020, chiếm 7%; năm 2025, chiếm 7,2% và năm 2030, chiếm 7,5%. - Số lượng cơ sở lưu trú: Năm 2015 có 390.000 buồng; năm 2020 có 580.000 buồng; năm 2025 có 754.000 buồng; năm 2030 có 900.000 buồng. - Chỉ tiêu việc làm: Năm 2015 tạo việc làm cho 2,1 triệu lao động (trong đó 620 nghìn lao động trực tiếp); năm 2020 là 2,9 triệu (trong đó 870 nghìn lao động trực tiếp); năm 2025 là 3,5 triệu (trong đó 1,05 triệu lao động trực tiếp); năm 2030 là 4,7 triệu (trong đó 1,4 triệu lao động trực tiếp)...”. [3]. 1.1.2. Tổng quan về chính sách đất kinh doanh dịch vụ du lịch * Khái niệm đất kinh doanh dịch vụ du lịch Theo Điều 11 của Luật Đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau: - Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: + Đất trồng cây hàng năm bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác; + Đất trồng cây lâu năm; + Đất rừng sản xuất; + Đất rừng phòng hộ; + Đất rừng đặc dụng; + Đất nuôi trồng thủy sản; + Đất làm muối; + Đất nông nghiệp khác bao gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  17. 10 được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh. - Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây: + Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị; + Đất xây dựng trụ sở cơ quan; + Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; + Đất xây dựng công trình sự nghiệp bao gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác; + Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; + Đất sử dụng vào mục đích công cộng bao gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác; + Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; + Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng; + Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; + Đất phi nông nghiệp khác bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở. - Nhóm đất chưa sử dụng bao gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng”. Do dịch vụ du lịch là ngành kinh tế tổng hợp nên việc sử dụng đất vào mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch hết sức đa dạng. Căn cứ vào tính chất, mục đích sử dụng đất vào mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch, ta có thể phân chia đất kinh doanh dịch vụ du lịch làm hai trường hợp sau: PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  18. 11 Thứ nhất, những trường hợp sử dụng đất vào mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch mang tính kết hợp. Đối với những trường hợp này, theo quy định của Luật Đất đai, mục đích sử dụng chủ yếu của đất có thể là đất nông nghiệp, đất làm nhà ở, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng công trình công cộng… nhưng việc sử dụng đất đó có liên quan đến kinh doanh dịch vụ du lịch. Ví dụ, đất có di tích lịch sử - văn hóa, đất rừng đặc dụng tuy không phải là đất kinh doanh dịch vụ du lịch vì mục đích sử dụng chủ yếu của chúng là bảo vệ và phát huy di tích, bảo tồn tự nhiên, việc sử dụng chúng vào mục đích tham quan du lịch chỉ mang tính kết hợp mặc dù bản thân chúng có thể là những điểm du lịch có sức hấp dẫn lớn, là điểm nhấn của các chương trình du lịch như vịnh Nha Trang, vịnh Hạ Long, quảng trường Ba Đình, phố cổ Hội An, vườn quốc gia Nam Cát Tiên, vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng… Do mục đích sử dụng chủ yếu của những trường hợp này không phải là kinh doanh dịch vụ du lịch nên chính sách pháp lý đối với chúng không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này. Thứ hai, đất có mục đích sử dụng chủ yếu là kinh doanh dịch vụ du lịch. Chính sách pháp lý được đề cập trong luận văn là chính sách pháp lý đối với loại đất này. Đất sử dụng vào mục đích kinh doanh du lịch theo các quy định trước đây và kể cả quy định hiện hành cũng chưa có một khái niệm cụ thể. Theo Điều 13 Luật Đất đai 2003 quy định về việc phân loại đất thì trong nhóm đất phi nông nghiệp có loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm: đất xây dựng khu công nghiệp; đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm. Theo Nghị định số 53/NĐ-CP ngày 01/7/2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm: đất để xây dựng cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh (kể cả đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh trong khu công nghệ cao, khu kinh tế). [12]. Các quy định trên không trực tiếp định danh đất sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch. Bằng phương pháp loại trừ, thì đất sử dụng vào mục đích kinh doanh dịch vụ du lịch thuộc loại đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Đến Luật Đất đai 2013, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp được phân chia cụ thể hơn theo hướng tách đất “làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh” bao gồm cả đất xây dựng cơ sở sản xuất và đất kinh doanh dịch vụ thành đất thương mại, dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, Luật Đất đai 2013, Nghị định 43/2014/NĐ-CP và Thông tư 23/2014/TT-BTNMT cũng không PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  19. 12 định danh loại đất dịch vụ du lịch. Và cũng bằng phương pháp loại trừ, chúng ta xác định đất kinh doanh dịch vụ du lịch là đất thương mại, dịch vụ thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Thực tiễn áp dụng Luật Đất đai 2013, khi cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho các chủ thể sử dụng đất kinh doanh dịch vụ du lịch thì loại đất được xác định là đất thương mại, dịch vụ. Vậy đất kinh doanh dịch vụ du lịch là đất để sử dụng vào những mục đích cụ thể nào? Loại trừ những trường hợp việc sử dụng để kinh doanh dịch vụ du lịch chỉ mang tính kết hợp, trên cơ sở các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về du lịch, có thể liệt kê đất để kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm: - Đất dùng để xây dựng dự án khu du lịch. Theo khoản 7 Điều 4 của Luật Du lịch, khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường. Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, khu du lịch được coi là khu chức năng đặc thù cùng với khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng hàng không… Song, do chưa coi đất kinh doanh dịch vụ du lịch là loại đất độc lập trong đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp như đất khu kinh tế, đất khu công nghiệp nên Luật Đất đai 2013 mới chỉ có những quy định cụ thể cho đất khu công nghiệp, khu kinh tế, đất cảng vụ hàng không… mà chưa có những quy định riêng phù hợp với nét đặc thù của đất khu du lịch. Việc quản lý, sử dụng đất khu du lịch vẫn phải áp dụng các quy định chung cho đất thương mại, dịch vụ và các quy định khác có liên quan. Trong khi đó, xét về quy mô, tầm quan trọng của khu du lịch thì có thể nói nó không kém so với khu kinh tế, khu công nghiệp (khu du lịch quốc gia phải có diện tích tối thiểu 1000 ha, khu du lịch địa phương phải có diện tích tối thiểu 200 ha. Đối với đất khu chức năng đặc thù có quy mô lớn như khu du lịch, việc có chính sách pháp lý riêng như vấn đề quy hoạch, giao, cho thuê lại đất rõ ràng là điều rất cần thiết. - Đất dùng để xây dựng cơ sở lưu trú du lịch. Theo khoản 12 Điều 4 của Luật Du lịch, cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở cho thuê buồng, giường và cung cấp các dịch vụ khác phục vụ khách lưu trú, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu. Mặc dù các cơ sở lưu trú du lịch có thể cung cấp dịch vụ cho người không phải là khách du lịch nhưng đối tượng chủ yếu của chúng vẫn là du khách. Do vậy, Luật Du lịch coi đây là một trong các loại hình dịch vụ du lịch. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, đất kinh doanh dịch vụ du lịch thuộc đất thương mại dịch vụ nên việc hộ gia đình, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú trên đất ở không đuợc coi là đất kinh doanh dịch vụ du lịch. PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
  20. 13 - Đất dùng để xây dựng cơ sở khác phục vụ cho việc cung cấp các dịch vụ du lịch như xây dựng trụ sở của doanh nghiệp lữ hành, địa điểm chuyên đón trả khách du lịch, khu vui chơi, giải trí phục vụ khách du lịch, bán hàng cho khách du lịch… Từ những phân tích trên, tác giả đưa ra khái niệm đất kinh doanh dịch vụ du lịch như sau: Đất kinh doanh dịch vụ du lịch là đất dịch vụ, thương mại thuộc loại sản xuất kinh, doanh phi nông nghiệp có mục đích sử dụng chủ yếu là kinh doanh dịch vụ du lịch, gồm: (1) đất xây dựng các dự án khu du lịch,(2) đất xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch và (3) đất dùng để xây dựng cơ sở khác phục vụ cho việc cung cấp sản phẩm du lịch [14]. * Khái niệm chính sách đất kinh doanh dịch vụ du lịch Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra”. Theo tác giải Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội”. Theo tác giả thì khái niệm “hệ thống xã hội” được hiểu theo một ý nghĩa khái quát. Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trường. Trên cơ sở những phân tích về đất kinh doanh dịch vụ du lịch và quan niệm về chính sách, chúng ta có thể đưa ra khái niệm chính sách đất kinh doanh dịch vụ du lịch như sau: Chính sách đất kinh doanh dịch vụ du lịch là toàn bộ các quy định của pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh hoạt động quản lý, sử dụng đất tại các dự án khu du lịch, cơ sở lưu trú du lịch và đất dùng để xây dựng cơ sở khác, khu mua sắm, vui chơi, giải trí để phục vụ du khách, trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai với các yếu tố cấu thành sau: - Chính sách quản lý nhà nước đối với đất kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm các quy định về quản lý nhà nước đối với đất kinh doanh dịch vụ du lịch như quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…; - Chính sách sử dụng đất kinh doanh dịch vụ du lịch bao gồm các quy định về thời hạn sử dụng, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất kinh doanh dịch vụ du lịch … Do Luật Đất đai 2013 coi đất kinh doanh dịch vụ du lịch thuộc đất dịch vụ, thương mại nằm trong loại đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp nên chính sách PDF Watermark Remover DEMO : Purchase from www.PDFWatermarkRemover.com to remove the waterma
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2