intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:128

49
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm xác định các FTA có tác động đến giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam. Xác định mức độ tác động của các Hiệp định này đến giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam. Đưa ra hàm ý chính sách chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc tận dụng các ưu đãi trong FTA. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ QUỲNH HOA ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) ĐẾN XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh -Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ QUỲNH HOA ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO (FTA) ĐẾN XUẤT KHẨU CÁC MẶT HÀNG NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Võ Thanh Thu Thành phố Hồ Chí Minh -Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học độc lập và nghiêm túc của bản thân. Các số liệu trong luận văn được thu thập từ thực tế và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan và chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Tác giả: Lê Quỳnh Hoa
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC ĐỒ THỊ DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .................................................... 1 1.1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.......................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 1.5. Điểm mới của luận văn ....................................................................................... 4 1.6. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .......................................................................... 7 2.1. Các khái niệm liên quan ..................................................................................... 7 2.1.1. Khái niệm về nông sản................................................................................. 7 2.1.2. Những khái niệm và đặc điểm của các hiệp định thương mại tự do ........... 8 2.2. Nền tảng lý thuyết về thương mại quốc tế........................................................ 10 2.2.1. Lý thuyết về thương mại quốc tế và lợi thế cạnh tranh ............................. 10 2.2.2. Các mô hình đánh giá tác động của các FTA đến nền kinh tế .................. 13
  5. 2.2.3. Lý thuyết lực hấp dẫn trong thương mại song phương.............................. 15 2.3. Tổng quan của các FTA mà Việt Nam tham gia và cam kết về nông sản ....... 17 2.3.1. Hiệp định thương mại tự do ASEAN (AFTA) .......................................... 20 2.3.2. Hiệp định đối tác kinh tế ASEAN –Trung Quốc (ACFTA) ..................... 21 2.3.3. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) ........... 22 2.3.4. Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA) .................. 23 2.3.5. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN – Ấn Độ (AITIG) .................... 24 2.3.6. Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Úc -New Zealand (AANZFTA) .... 24 2.3.7. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam- Nhật Bản (VJEPA) .................... 25 2.4. Lược khảo các nghiên cứu về mô hình lực hấp dẫn và kết quả nghiên cứu..... 26 2.4.1. Các nghiên cứu tại nước ngoài .................................................................. 26 2.4.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................... 27 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................................. 29 2.5.1. Khoảng trống nghiên cứu .......................................................................... 29 2.5.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ...................................................................... 31 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .............................................................. 32 3.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 32 3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu ........................................................................... 32 3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu ......................................................................... 34 3.3.1. Phương pháp thống kê mô tả ..................................................................... 34 3.3.2. Phân tích các chỉ số thương mại ................................................................ 34 3.3.3. Phương pháp phân tích tương quan ........................................................... 35 3.3.4. Phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng- PPML ............................... 36 3.4. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 37 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 45
  6. 4.1. Tổng quan về thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam................... 45 4.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam.............. 45 4.1.2. Tình hình xuất khẩu theo ngành hàng của Việt Nam ................................ 46 4.1.3. Tình hình xuất khẩu theo thị trường của Việt Nam ................................... 47 4.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản Việt Nam ........................................................ 49 4.2.1. Tổng quan về xuất khẩu nông sản của Việt Nam ...................................... 49 4.2.2. Thực trạng xuất khẩu theo từng nhóm nông sản của Việt Nam ................ 51 4.2.3. Thực trạng xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các thị trường ........... 52 4.3. Phân tích lợi thế cạnh tranh của xuất khẩu nông sản Việt Nam ....................... 54 4.3.1. Sự tương đồng trong xuất khẩu nông sản .................................................. 54 4.3.2. Lợi thế so sánh bộc lộ của các mặt hàng nông sản .................................... 56 4.4. Kết quả phân tích định lượng và mô hình lực hấp dẫn..................................... 60 4.4.1. Phân tích thống kê mô tả............................................................................ 60 4.4.2. Phân tích tương quan ................................................................................. 62 4.4.3. Ước lượng tác động theo PPML ................................................................ 63 4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu........................................................................... 65 4.5.1. Phân tích các nhân tố tác động đến giá trị nông sản xuất khẩu VN: ......... 65 4.5.2. Tác động của các FTA đến xuất khẩu nông sản Việt Nam ....................... 67 4.5.3. Tác động của chất lượng nông sản ............................................................ 75 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ........................................ 79 5.1. Kết luận............................................................................................................. 79 5.2. Hàm ý chính sách ............................................................................................. 80 5.2.1. Đối với chủ trương và chính sách của nhà nước ....................................... 80 5.2.2. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu và nông dân ........................................... 82 5.2.3. Đối với từng FTA ...................................................................................... 83
  7. 5.3. Hạn chế của luận văn ........................................................................................ 84 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................................................. 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 93
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia- AANZFTA New Zealand ACFTA Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN- Trung Quốc AFTA Hiệp định thương mại tự do ASEAN AIFTA Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Ấn Độ AJCEP Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản AKFTA Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Hàn Quốc ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EAEU Liên minh Kinh tế Á Âu FAO Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc FTA Hiệp định thương mại tự do KN XNK Kim ngạch xuất nhập khẩu Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực giữa ASEAN và 6 đối RCEP tác đã có FTA với ASEAN TPP Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương VCFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Chile VJEPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản VKFTA Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc VN Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1 Sơ lược các FTA mà Việt Nam tham gia ....................................................... 19 Bảng 2-2 Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu về nông nghiệp từ các nghiên cứu trước đây ............................................................................... 29 Bảng 3-1 Nguồn thu thập dữ liệu tính toán .................................................................... 33 Bảng 3-2 Tóm tắt các biến độc lập trong mô hình lực hấp dẫn ..................................... 43 Bảng 4-1 Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam theo Châu lục từ 1997-2015 .............. 48 Bảng 4-2: Các thị trường nhập khẩu nông sản từ Việt Nam lớn nhất từ năm 1997 đến 2015 ................................................................................................................................ 53 Bảng 4-3 Chỉ số tương đồng xuất khẩu (ES) ngành nông sản của Việt Nam với các đối tác của ASEAN+1 .......................................................................................................... 55 Bảng 4-4 Chỉ số lợi thế so sánh bộc lộ (RCA) theo các mặt hàng nông sản của các quốc gia ASEAN và ASEAN+1 trong năm 2015 ................................................................... 57 Bảng 4-5 Thống kê mô tả các biến quan sát .................................................................. 60 Bảng 4-6 Hệ số tương quan từng cặp theo Pearson ....................................................... 62 Bảng 4-7 Kết quả tác động của các biến theo PPML..................................................... 64
  10. DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2-1 Số lượng các Hiệp định khu vực toàn thế giới giai đoạn 1948-2017 ............. 9 Đồ thị 2-2 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ....................................................... 31 Đồ thị 4-1 Kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam từ 1997 đến 2015 ......................................................................................................................... 45 Đồ thị 4-2 Giá trị xuất khẩu nông sản của thế giới và Việt Nam................................... 49 Đồ thị 4-3 Cán cân thương mại nông sản Việt Nam giai đoạn 1997-2015.................... 50
  11. DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Các quốc gia có KN XNK lớn nhất với Việt Nam năm 2015 PHỤ LỤC 2 Tỷ lệ lao động trong ngành nông nghiệp của Việt Nam PHỤ LỤC 3 Khung thời gian trong CEPT dành cho các nước thành viên PHỤ LỤC 4 Các cam kết của đối tác trong FTA mà Việt Nam tham gia PHỤ LỤC 5 KN XNK theo mặt hàng của Việt Nam theo SITC phiên bản 3 PHỤ LỤC 6 Cơ cấu xuất khẩu nông sản theo mặt hàng trong SITC phiên bản 3 PHỤ LỤC 7 Tổng giá trị nhập khẩu nông sản từ Việt Nam của các quốc gia PHỤ LỤC 8 Trung bình GDP của các quốc gia giai đoạn 1997-2015 PHỤ LỤC 9 Quy mô GDP của Việt Nam qua các năm PHỤ LỤC 10 Quy mô dân số trung bình của các quốc gia giai đoạn 1997-2015 PHỤ LỤC 11 Quy mô dân số của Việt Nam qua các năm PHỤ LỤC 12 Khoảng cách trung bình giữa Việt Nam và quốc gia PHỤ LỤC 13 Diện tích đất nông nghiệp của Việt Nam qua các năm PHỤ LỤC 14 Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang các thị trường trước và sau FTA có hiệu lực PHỤ LỤC 15 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang ASEAN (1997-2015) PHỤ LỤC 16 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Hàn Quốc (1997-2015) PHỤ LỤC 17 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản (1997-2015) PHỤ LỤC 18 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Trung Quốc (1997-2015) PHỤ LỤC 19 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Ấn Độ (1997-2015)
  12. PHỤ LỤC 20 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang New Zealand (1997-2015) PHỤ LỤC 21 Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Úc (1997-2015) PHỤ LỤC 22 Kết quả ước lượng của Mô hình 1 trong STATA PHỤ LỤC 23 Kết quả ước lượng của Mô hình 2 trong STATA PHỤ LỤC 24 Kết quả ước lượng của Mô hình 3 trong STATA PHỤ LỤC 25 Kết quả ước lượng của Mô hình 4 trong STATA PHỤ LỤC 26 Kết quả ước lượng của Mô hình 5 trong STATA PHỤ LỤC 27 Kết quả ước lượng của Mô hình 6 trong STATA PHỤ LỤC 28 Kết quả ước lượng của Mô hình 7 trong STATA PHỤ LỤC 29 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình
  13. TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra mức độ tác động của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đến hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam và đưa ra các hàm ý chính sách để nâng cao hiệu quả của việc tận dụng các ưu đãi từ Hiệp định đó. Trên cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế cũng như kết quả lược khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả đã sử dụng mô hình lực hấp dẫn với phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng Poisson (PPML) nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Để kiểm định mô hình nghiên cứu và đo lường kiểm định, nghiên cứu đã được thực hiện với dữ liệu bảng gồm 212 quốc gia từ năm 1997 đến 2015. Kết quả kiểm định cho thấy trong các biến thuộc về nền kinh tế thì GDP và dân số của quốc gia nhập khẩu nông sản từ Việt Nam, số dân của Việt Nam có tác động thuận chiều đến kim ngạch xuất khẩu nông sản. Ngược lại, GDP của Việt Nam, khoảng cách vật lý và rào cản hải quan có tác động ngược chiều đến việc xuất khẩu mặt hàng này. Cuối cùng, các biến về tỷ giá hối đoái và biến giả của việc có chung biên giới lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình này. Kết quả ước lượng tác động của các Hiệp định khu vực chỉ ra rằng các FTA không phải lúc nào cũng đem lại lợi ích cho nền kinh tế như kỳ vọng ban đầu và mức độ tác động của nó đến việc xuất khẩu nông sản cũng khác nhau. Cụ thể, AFTA và WTO có tác động thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu nông sản nhưng còn ở mức thấp. Ngược lại, các Hiệp định thương mại giữa ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Úc và New Zealand, và VJEPA (Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam - Nhật Bản) lại làm giảm giá trị xuất khẩu nông sản do có cạnh tranh giữa nông sản Việt Nam với các sản phẩm của quốc gia đó và các thành viên của ASEAN. Bên cạnh đó, các nước ngày càng đưa ra nhiều yêu cầu nghiêm ngặt hơn về chất lượng sản phẩm trong khi nông sản Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu thô và giá trị gia tăng không cao. Vì vậy, phải có sự phối hợp giữa chính phủ, người nông dân và doanh nghiệp xuất khẩu để nông sản Việt đáp ứng các điều kiện hưởng các ưu đãi từ những FTA này.
  14. Tuy nhiên, doanh nghiệp và nông dân vẫn giữ vai trò chủ yếu và quan trọng nhất trong việc cải tiến chất lượng, nâng cao giá trị nông sản xuất khẩu và tìm kiếm các thị trường phù hợp để tăng khả năng tận dụng ưu đãi của các FTA mà Việt Nam tham gia.
  15. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài Thế kỉ 21 đã và đang mở ra một làn sóng ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mạnh mẽ trên khắp thế giới và không nằm ngoài xu thế hội nhập đó, trong những năm qua Việt Nam đã rất nỗ lực, tích cực tham gia ký kết nhiều FTA, nhằm mở ra nhiều cơ hội phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, có thể nói, nông sản - sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam là nội dung được quan tâm nhiều và chịu tác động mạnh mẽ nhất từ các Hiệp định này. Cụ thể, theo số liệu báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam năm 2016, giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam đạt mức cao kỷ lục lên đến 32.1 tỷ USD và những sản phẩm xuất khẩu nông sản chủ lực của Việt Nam đã có vị thế cao trên trường quốc tế. Nhiều mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam được các quốc gia trên thế giới ưa chuộng như: Cà phê Tây Nguyên, gạo Cần Thơ, tiêu Phú Quốc, chuối Lào Cai, chôm chôm Java, chè Shan Tuyết, Ô Long, Tân Cương... đã và đang được xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm bao gồm Hoa Kỳ, thị trường Châu Âu, Nga, ASEAN, Trung Quốc và các nước Đông Âu, Châu Phi… Nông sản được đánh giá là sản phẩm được nhiều quốc gia bảo hộ mạnh mẽ trong thương mại giữa các nước và việc đạt được thoả thuận về mở cửa thị trường và xóa bỏ trợ cấp cho loại hàng hoá này là điều không dễ dàng. Do đó, các lý thuyết kinh tế và nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng thương mại tự do sẽ tạo nền tảng để phát triển nền kinh tế và các quốc gia cũng kỳ vọng các FTA sẽ đem lại hiệu quả tích cực khi họ tham gia vào bàn đàm phán. Nhưng bằng chứng về sự tác động của các Hiệp định khu vực đến từng ngành hàng cụ thể lại không rõ ràng, nhất là khi nội dung ưu đãi trong các FTA là dành cho một số mặt hàng thế mạnh chứ không phải tất cả các đối tượng thương mại. Bên cạnh đó, FTA yêu cầu các quốc gia giảm hàng rào thuế quan và tự do hóa thương mại nhiều hơn nhưng thực tế, các nước lại tăng sử dụng những biện pháp phi thuế quan “tinh vi” hơn như quy tắc xuất xứ, yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật hay an toàn vệ sinh thực phẩm,... Vì vậy, việc xác định hiệu quả thật sự của các FTA là rất phức tạp và thách thức đặt ra cho các nhà nghiên cứu là làm
  16. 2 sao xác định được mức độ tác động của các FTA đã thực thi đến kim ngạch xuất khẩu nông sản. Hiện nay, dù rất nhiều chuyên gia đã đưa ra những đánh giá khác nhau về mức độ tác động của các Hiệp định đến nền kinh tế Việt Nam; nhưng, có rất ít nghiên cứu chuyên sâu và đo lường định lượng các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động của các FTA này đến sản lượng nông sản xuất khẩu. Trên thế giới, mô hình lực hấp dẫn (gravity model) đã được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng như là một công cụ hiệu quả để đo lường sự ảnh hưởng của các FTA đến dòng chảy thương mại quốc gia và mỗi tác giả đã đưa vào các biến độc lập khác nhau tùy thuộc vào điều kiện thương mại của từng quốc gia. Trong bài nghiên cứu, mô hình lực hấp dẫn được dùng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các FTA đến giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam từ năm 1997 đến 2015. Do vậy, nghiên cứu “Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam” sẽ được chọn làm nghiên cứu trong đề tài này. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu như sau: - Xác định các FTA có tác động đến giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam. - Xác định mức độ tác động của các Hiệp định này đến giá trị xuất khẩu của nông sản Việt Nam. - Đưa ra hàm ý chính sách chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc tận dụng các ưu đãi trong FTA. Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Các FTA nào tác động đến giá trị nông sản xuất khẩu? Trong đó, FTA nào tác động mạnh mẽ nhất và ít tác động nhất đến xuất khẩu nông sản? - Hàm ý chính sách nào được đề xuất để nâng cao hiệu quả của việc tận dụng các ưu đãi trong FTA?
  17. 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam tham gia có hiệu lực thực thi trên 2 năm. - Giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đánh giá tác động của các Hiệp định FTA đến kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nông sản. - Về không gian: Giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang các quốc gia (212 quốc gia). - Về thời gian: từ năm 1997 đến 2015 (19 năm) Trong phạm vi của bài luận văn, những Hiệp định thương mại tự do có hiệu lực trên 2 năm sẽ được đánh giá tác động bao gồm: AFTA, ASEAN+1(ASEAN với Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và New Zealand, Hàn Quốc), VJEPA và WTO. Các FTA chưa có hiệu lực và trong quá trình đàm phán sẽ không được phân tích và đưa vào mô hình (gồm: TPP, RCEP, ASEAN -Hồng Kông, EVFTA, VN – EFTA, VN- Israel). Bên cạnh đó, FTA giữa Việt Nam và EAEU bắt đầu thực thi từ năm 2016, FTA Việt Nam và Hàn Quốc mới chỉ có hiệu lực từ năm 2015 và Việt Nam- Chi Lê năm 2014 vì vậy chưa đủ dữ liệu về giá trị nông sản xuất khẩu để đo lường tác động của hai Hiệp định này. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các nguồn thứ cấp uy tín bao gồm Cơ sở dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade- https://wits.worldbank.org/), dữ liệu của Ngân hàng thế giới (Worldbank- http://data.worldbank.org/), dữ liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF’s International Finance Statistics (IFS)), bản đồ thế giới (World map- http://geology.com/world/world-map.shtml); chỉ số về phát triển của Ngân hàng thế giới (Worldbank’s World Development Indicators (WDI)), website của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO-https://www.wto.org/), Tổng cục Thống kê Việt Nam và Tổng cục Hải quan Việt Nam.
  18. 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã tiến hành lược khảo lý thuyết và các bài nghiên cứu có liên quan để xác định, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam. Tiếp đó, tác giả sử dụng phân tích định lượng bằng mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các FTA đến giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Việc thu thập số liệu cho nghiên cứu này được lấy từ số liệu xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang 212 quốc gia trên thế giới từ năm 1997 đến 2015. Đề tài sử dụng phần mềm STATA để phân tích dữ liệu bảng qua các năm và ước lượng tối đa hóa khả năng (Poisson pseudo maximum likelihood - PPML) thay cho ước lượng hồi quy bình phương nhỏ nhất (OLS) vì ước lượng PPML khắc phục được nhược điểm nếu giá trị thương mại nông sản của Việt Nam với một quốc gia bằng không. Bên cạnh đó, nhằm khắc phục các vấn đề tiềm ẩn do tính liên kết theo thời gian và đặc trưng quốc gia, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng vững với trọng số từ quốc gia và thời gian. 1.5. Điểm mới của luận văn Thứ nhất, đến nay chưa có tác giả nào nghiên cứu định lượng về đánh giá tác động của các FTA đến hoạt động xuất khẩu một nhóm ngành hàng của Việt Nam, cụ thể là nông sản. Trong đó, mô hình lực hấp dẫn (gravity model) đã được kiểm chứng trên thế giới là mô hình hiệu quả nhất để đo lường xu hướng thương mại, ở Việt Nam, có nhiều tác giả đã sử dụng mô hình này nhưng chỉ dừng lại đo lường ảnh hưởng của các Hiệp định đến nền kinh tế và kim ngạch xuất nhập khẩu nói chung. Thứ hai, phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng Poisson (PPML) theo ước lượng vững được tác giả sử dụng để khắc phục nhược điểm quan sát bằng không của phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và những vấn đề liên quan đến liên kết về thời gian và đặc trưng của quốc gia. Đây là phương pháp phân tích còn khá mới đối với các nghiên cứu ở Việt Nam.
  19. 5 Thứ ba, dữ liệu đo lường được lấy từ năm 1997 đến 2015 (19 năm) từ các nguồn uy tín và giai đoạn đủ dài để mang tính tổng quát, đo lường đầy đủ giá trị xuất khẩu ngành nông nghiệp Việt Nam. Cuối cùng, trong nghiên cứu này tác giả thực hiện đánh giá đồng thời và toàn diện tác động của các FTA đã có hiệu lực thực thi trước 2015, trong khi những nghiên cứu trước chỉ đánh giá tác động riêng biệt của một số Hiệp định thương mại đến nền kinh tế. Đây cũng chính là điểm mới nổi bật của đề tài này. 1.6. Kết cấu luận văn Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu. Chương 1 trình bày tổng quan về nghiên cứu, tính cấp thiết và mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu để đưa ra cái nhìn ban đầu về đề tài. Từ đó, nêu lên những điểm mới của luận văn và phương pháp sử dụng sẽ đánh giá hiệu quả tác động của Hiệp định. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày những khái niệm liên quan đến nông sản, các Hiệp định thương mại tự do và lý thuyết về thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, chương này còn nêu lên các phương pháp khác nhau để xác định ảnh hưởng của FTAs đến xuất khẩu nông sản, và chọn ra phương pháp tối ưu nhất. Từ mô hình lựa chọn, tác giả lược khảo các nghiên cứu liên quan để tìm ra những khoảng trống trong nghiên cứu và đề xuất các biến đưa vào nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 3 đi sâu vào việc thiết kế mô hình, mô tả và diễn giải biến phụ thuộc và các biến độc lập trong nghiên cứu, phân tích định lượng để đo lường các FTA của Việt Nam tác động như thế nào đến nông sản xuất khẩu bằng mô hình lực hấp dẫn theo phương pháp phân tích PPML. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong chương này, tác giả đánh giá thực trạng xuất khẩu nói chung và tình hình nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang các nước từ 1997 đến 2015 theo từng nhóm mặt hàng và theo quốc gia. Dựa vào kết quả ước lượng PPML để đo lường mức độ tác động của các FTA và tìm ra hiệp định nào có tác động mạnh nhất và yếu nhất đến giá trị nông sản xuất khẩu và phân tích các nguyên nhân.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2