intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

37
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung phân tích thực trạng về ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tìm ra những yếu tố cấu thành hệ thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, để từ đó có những khuyến nghị cơ quan thuế một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng như đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế, thực hiện tốt mục tiêu chiến lược cải cách hệ thống thuế, trong đó xác định những giá trị mà ngành Thuế luôn coi trọng, xây dựng và gìn giữ, đó là: “Minh bạch - chuyên nghiệp - liêm chính và đổi mới”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU TÔ ÁNH PHƢỢNG ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ BÀ RỊA – VŨNG TÀU, NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU TÔ ÁNH PHƢỢNG ẢNH HƢỞNG CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ĐẾN CÔNG TÁC CHỐNG THẤT THU THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số ngành: 8340101 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ SĨ TRÍ BÀ RỊA – VŨNG TÀU, NĂM 2020
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Tô Ánh Phƣợng, học viên cao học ngành Quản trị kinh doanh – Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi với sự hướng dẫn của TS.Lê Sĩ Trí. Kết quả nghiên cứu của tôi là trung thực, được trích dẫn nguồn rõ ràng, minh bạch. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 20 tháng 10 năm 2020 Học viên Tô Ánh Phƣợng
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN  Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại Học Bà Rịa – Vũng Tàu, Viện Đào tạo Sau Đại học, các giảng viên tham gia giảng dạy đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS.Lê Sĩ Trí đã tận tình cung cấp tài liệu, hướng dẫn, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn các anh chị đồng nghiệp đã tạo điều kiện và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thu thập số liệu cho đề tài. Và cuối cùng, xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến người thân đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 20 tháng 10 năm 2020 Học viên Tô Ánh Phƣợng
  5. -iii- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................x CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ...................................................1 1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................................3 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..............................................................................4 1.7. Kết cấu của đề tài ..............................................................................................4 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................6 2.1. Tổng quan về Kiểm soát nội bộ ........................................................................6 2.1.1. Định nghĩa và mục tiêu của Kiểm soát nội bộ ...........................................6 2.1.2. Kiểm soát nội bộ tài chính công – INTOSAI (Hoa Kỳ) ............................7 2.2. Các thành phần của hệ thống Kiểm soát nội bộ ...............................................9 2.2.1. Môi trường kiểm soát ...............................................................................10 2.2.2. Đánh giá rủi ro ..........................................................................................12 2.2.3. Hoạt động kiểm soát .................................................................................13 2.2.4. Thông tin và truyền thông ........................................................................15 2.2.5. Giám sát ....................................................................................................16 2.3. Kiểm soát nội bộ trong hoạt động chống thất thu thuế TNDN: .....................17 2.3.1. Tổng quan về thuế TNDN ........................................................................17 2.3.2. Tổng quan về chống thất thu thuế TNDN ................................................18 2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế TNDN ở Việt Nam ......................19 2.3.4. Thực trạng về hệ thống Kiểm soát nội bộ trong ngành thuế hiện nay .....21
  6. -iv- 2.3.5. Các thành phần của Kiểm soát nội bộ trong công tác chống thất thu thuế TNDN .................................................................................................................23 2.4. Các nghiên cứu có liên quan ...........................................................................25 2.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài ......................................................................25 2.4.2. Các nghiên cứu trong nước ......................................................................27 2.5. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...............................................31 2.5.1. Mô hình nghiên cứu ...............................................................................31 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................32 Tóm tắt Chƣơng 2 ...................................................................................................35 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................36 3.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................36 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ......................................................................................36 3.1.2. Nghiên cứu chính thức .............................................................................36 3.1.3. Quy trình nghiên cứu ................................................................................36 3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................38 3.2.1. Nghiên cứu định tính ................................................................................38 3.2.2. Nghiên cứu định lượng .............................................................................38 3.3. Đo lường thang đo ..........................................................................................42 3.3.1. Thang đo môi trường kiểm soát ...............................................................43 3.3.2. Thang đo đánh giá rủi ro ..........................................................................43 3.3.3. Thang đo hoạt động kiểm soát .................................................................44 3.3.4. Thang đo thông tin và truyền thông .........................................................45 3.3.5. Thang đo giám sát ....................................................................................45 3.3.6. Thang đo kết quả công tác chống thất thu thuế ........................................46 3.4. Mẫu khảo sát thu thập dữ liệu .........................................................................46 3.4.1. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................46 3.4.2. Kích thước mẫu ........................................................................................46 Tóm tắt Chƣơng 3 ...................................................................................................48 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................49
  7. -v- 4.1. Giới thiệu về Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ...........................................49 4.1.1. Cơ cấu tổ chức, chức năng của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.........49 4.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các phòng tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .........................................................................................................51 4.1.3. Thực trạng về thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ................58 4.2. Thống kê mô tả dữ liệu ...................................................................................62 4.2.1. Kết quả khảo sát về giới tính ....................................................................62 4.2.2. Kết quả khảo sát về nhóm tuổi .................................................................62 4.2.3. Kết quả khảo sát về thâm niên công tác ...................................................63 4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo....................................................................63 4.3.1. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ........................63 4.3.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA .............................................................68 4.4. Phân tích nhân tố khằng định CFA .................................................................73 4.4.1. Kiểm định giá trị phân biệt giữa các khái niệm nghiên cứu ....................74 4.4.2. Kiểm định giá trị hội tụ ............................................................................75 4.4.3. Kiểm định độ tin cậy tổng hợp và phương sai trích .................................76 4.5. Kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính ..........................................................77 Tóm tắt Chƣơng 4 ...................................................................................................82 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................83 5.1. Kết luận ...........................................................................................................83 5.2. Hàm ý chính sách ............................................................................................83 5.2.1. Hàm ý chính sách đối với nhân tố Môi trường kiểm soát ........................83 5.2.2. Hàm ý chính sách đối với nhân tố Đánh giá rủi ro...................................86 5.2.3. Hàm ý chính sách đối với nhân tố Hoạt động kiểm soát ..........................87 5.2.4. Hàm ý chính sách đối với nhân tố Thông tin và truyền thông...................89 5.2.5. Hàm ý chính sách đối với nhân tố Giám sát.............................................91 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo .........................................93 BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ...............................................................................95 PHỤ LỤC .................................................................................................................99
  8. -vi- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Thuật ngữ Tiếng Anh Tiếng Việt Average Variance AVE Extracted Tổng phương sai trích CR Composite Reliability Độ tin cậy tổng hợp CTTT Chống thất thu thuế Exploratory Factor EFA Analysis Phân tích nhân tố khám phá DGRR Đánh giá rủi ro GS Giám sát HDKS Hoạt động kiểm soát MTKS Môi trường kiểm soát Structural Equation SEM Modeling Mô hình cấu trúc tuyến tính TTTT Thông tin truyền thông TNDN Thu nhập doanh nghiệp TTHC Thủ tục hành chính Hệ thống ứng dụng quản lý thuế TMS tập trung NNT Người nộp thuế
  9. -vii- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2. 1. Tổng hợp kết quả của các nghiên cứu trước ............................................29 Bảng 3. 1. Đo lường thang đo môi trường kiểm soát................................................43 Bảng 3. 2. Đo lường thang đo đánh giá rủi ro ...........................................................44 Bảng 3. 3. Đo lường thang đo hoạt động kiểm soát ..................................................44 Bảng 3. 4. Đo lường thang đo thông tin và truyền thông..........................................45 Bảng 3. 5. Đo lường thang đo giám sát .....................................................................45 Bảng 3. 6. Đo lường thang đo công tác chống thất thu thuế .....................................46 Bảng 4. 1. Bảng số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Cục Thuế quản lý qua các năm 2015 - 2019 .......................................58 Bảng 4. 2. Bảng số lượng các hộ kinh doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu do Cục Thuế quản lý qua các năm 2015 - 2019 .......................................58 Bảng 4. 3. Bảng kết quả thu ngân sách tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2015 – 2019 ......................................................................................................60 Bảng 4. 4. Kết quả thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện nghĩa vụ thuế giai đoạn năm 2015 - 2019 tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..................................................60 Bảng 4. 5. Bảng kết quả thu nợ tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2015 - 2019 ...............................................................................................................61 Bảng 4. 6. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Môi trường kiểm soát ..................64 Bảng 4. 7. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Đánh giá rủi ro .............................65 Bảng 4. 8. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Hoạt động kiểm soát ....................65 Bảng 4. 9. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Thông tin truyền thông ................66 Bảng 4. 10. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Giám sát .....................................67 Bảng 4. 11. Kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo Chống thất thu thuế TNDN .......67 Bảng 4. 12. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett các biến độc lập ..........................68 Bảng 4. 13. Ma trận xoay nhân tố .............................................................................69 Bảng 4. 14. Kết quả kiểm định KMO và Bartlett .....................................................72 Bảng 4. 15. Ma trận xoay nhân tố .............................................................................72
  10. -viii- Bảng 4. 16. Mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu .........................................74 Bảng 4. 17. Kết quả kiểm định thang đo ...................................................................76 Bảng 4. 18. Kết quả kiểm định mối quan hệ nhân quả giữa các khái niệm ..............79 Bảng 4. 19. Kết quả ước lượng Bootstrap với N = 1000 ..........................................79 Bảng 4. 20. Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ........................80 Bảng 5. 1. Thống kê mô tả yếu tố môi trường kiểm soát ..........................................83 Bảng 5. 2. Thống kê mô tả đánh giá rủi ro ................................................................86 Bảng 5. 3.Thống kê mô tả hoạt động kiểm soát ........................................................88 Bảng 5. 4. Thống kê mô tả thông tin và truyền thông...............................................89 Bảng 5. 5.Thống kê mô tả giám sát ...........................................................................91
  11. -ix- DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2. 1. Mô hình mối liên hệ giữa KSNB với hoạt động tài chính ....................... 25 Hình 2. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược KSNB ........................................ 26 Hình 2. 3. Mô hình mối liên hệ giữa KSNB với việc đạt được mục tiêu ................. 26 Hình 2. 4. Mô hình mối liên hệ giữa KSNB với kết quả hoạt động ......................... 27 Hình 2. 5. Mô hình nghiên cứu ................................................................................. 32 Hình 3. 1. - Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 37 Hình 4. 1. – Sơ đồ bộ máy tổ chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu .............. 50 Hình 4. 2. - Mô tả mẫu theo giới tính........................................................................ 62 Hình 4. 3. - Mô tả mẫu theo nhóm tuổi ..................................................................... 62 Hình 4. 4. - Mô tả mẫu theo thâm niên công tác ....................................................... 63 Hình 4. 5. - Mô hình CFA tới hạn đã chuẩn hóa....................................................... 73 Hình 4. 6- Mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) ......................................................... 78 Hình 4. 7. - Mô hình kết quả nghiên cứu .................................................................. 81
  12. -x- TÓM TẮT LUẬN VĂN Mục tiêu nghiên cứu: Xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết giữa các thành phần đo lường hệ thống kiểm soát và công tác chống thất thu thuế TNDN. Từ kết quả đạt được, nghiên cứu đưa ra các hàm ý quản trị để các lãnh đạo Cục Thuế tỉnh BRVT cải thiện hệ thống kiểm soát thuế nhằm gia tăng hiệu quả công tác chống thất thu thuế. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính (thảo luận nhóm) để điều chỉnh, bổ sung thang đo của các khái niệm nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định lượng để kiểm tra độ tin cậy, giá trị cho phép (tính đơn hướng, tính riêng biệt và giá trị hội tụ), kiểm định giả thuyết nghiên cứu bằng phương pháp phân tích AMOS -SEM. Kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 05 yếu tố tác động đến Chống thất thu thuế TNDN theo thứ tự giảm dần như sau: Thông tin và truyền thông là yếu tố tác động mạnh nhất (trọng số hồi quy đã chuẩn hoá bằng 0,393); Mạnh nhì là Môi trường kiểm soát (trọng số hồi quy đã chuẩn hoá là 0,234); Thứ ba là Hoạt động kiểm soát (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,201); Thứ tư là Giám sát (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,190); và cuối cùng là Đánh giá rủi ro (trọng số hồi quy chuẩn hóa bằng 0,178). Kết luận và hàm ý chính sách: Kết quả nghiên cứu đem lại ý nghĩa cho các lãnh đạo Cục thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Cuối cùng, nghiên cứu đưa một số hàm ý chính sách cải thiện hệ thống kiểm soát nhằm gia tăng hiệu quả công tác chống thất thu thuế TNDN, một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo được đề cập trong đề tài. Từ khóa: hệ thống kiểm soát, chống thất thu thuế TNDN
  13. -1- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý do chọn đề tài  Xuất phát từ thực tiễn Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc Hội khóa XI, Kỳ họp thứ 10 ra đời đánh dấu một bước ngoặc quan trọng trong công cuộc cải cách hành chính (CCHC) thuế. Xác định hoàn toàn trách nhiệm cho các đối tượng nộp thuế phải tự khai, tự tính, tự nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước và tự chịu trách nhiệm trước Pháp luật. Chính vì vậy đòi hỏi các đối tượng nộp thuế phải có sự hiểu biết đầy đủ các quy định về thuế, trên cơ sở đó tự giác tuân thủ các nghĩa vụ thuế. Để đáp ứng những yêu cầu đó cơ quan thuế đã và đang từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ về thuế (tuyên truyền hỗ trợ về thuế, đăng kí thuế, khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, kiểm tra thuế, giải quyết khiếu nại tố cáo...) đổi mới tất cả các quy trình quản lý thuế theo cơ chế “Tự tính - tự khai - tự nộp thuế”, áp dụng công nghệ quản lý thuế tiên tiến, khoa học và hiện đại vào tất cả các khâu quản lý, nâng cao kỹ năng quản lý thuế hiện đại, tính chuyên sâu và chuyên nghiệp cho toàn bộ đội ngũ cán bộ ngành thuế. Tuy nhiên, trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập trong những quy định về thuế, công chức thuế bắt tay với các doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp trốn thuế cũng như cung cách phục vụ của công chức thuế còn nhũng nhiễu gây phiền hà cho các doanh nghiệp... làm ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu thuế của Nhà nước. Cùng với xu hướng sự phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ngày càng đa dạng, năng động và nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, ngành Thuế nói chung cũng cần phải có giải pháp nâng cao chất lượng quản lý thuế với Tuyên ngôn của ngành thuế là “Minh bạch, Chuyên nghiệp, Liêm chính và Đổi mới”. Qua đó cho thấy sự quyết tâm và là nhiệm vụ trọng tâm của Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng trong việc thực hiện cải cách hành chính, chất lượng quản lý thuế nhằm đạt được nhiệm vụ thu ngân sách, trong đó số thu của sắc thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn và quan trọng. Như vậy, câu hỏi đặt ra là
  14. -2- “làm thế nào để Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giảm thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp?”. Để trả lời câu hỏi này thì vấn đề nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ (KSNB) đến công tác chống thất thu thuế doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là rất cần thiết được thực hiện trong bối cảnh hiện nay.  Xuất phát từ lý thuyết Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trước đây liên quan đến đề tài của luận văn như: Nghiên cứu của Bùi Thị Hồng Vân (2018) “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hữu hiệu của hệ thống KSNB trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Thành phố Hồ Chí Minh”; Nghiên cứu của Phạm Huyền Trang (2017) “Những nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Kho bạc nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”,… Mặc dù có nhiều nghiên cứu về hệ thống KSNB đã công bố nhưng ít có nghiên cứu về ngành Thuế và chi tiết về sắc thuế thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt là đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào được công bố tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Tác giả nhận thấy vấn đề phân tích ảnh hưởng của hệ thống KSNB trong công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp là vấn đề quan trọng nhưng ít có nghiên cứu. Để góp phần làm sáng tỏ vấn đề trên, đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” được thực hiện và hy vọng sẽ mang lại đóng góp mới, thiết thực cho đơn vị là Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát Đề tài tập trung phân tích thực trạng về ảnh hưởng của hệ thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tìm ra những yếu tố cấu thành hệ thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố, để từ đó có những khuyến nghị cơ quan thuế một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả
  15. -3- công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp, cũng như đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế, thực hiện tốt mục tiêu chiến lược cải cách hệ thống thuế, trong đó xác định những giá trị mà ngành Thuế luôn coi trọng, xây dựng và gìn giữ, đó là: “Minh bạch - chuyên nghiệp - liêm chính và đổi mới”.  Mục tiêu cụ thể Nhận diện các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành hệ thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu này, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau: - Câu hỏi 1: Yếu tố nào cấu thành hệ thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế? - Câu hỏi 2: Mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố cấu thành hệ thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế như thế nào? - Câu hỏi 3: Có những hàm ý gì để nâng cao hiệu quả công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống KSNB, công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp và mối quan hệ giữa chúng. - Đối tượng khảo sát: Công chức đang làm việc tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và các Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Cục Thuế Tỉnh. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. + Về thời gian: Nghiên cứu khảo sát từ tháng 02/2020 đến tháng 4/2020; dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019.
  16. -4- 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.  Phƣơng pháp nghiên cứu định tính Sử dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ với kỹ thuật thảo luận nhóm, tham vấn ý kiến chuyên gia để bổ sung, điều chỉnh thang đo, thiết lập bảng câu hỏi cho nghiên cứu chính thức.  Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng Sử dụng trong nghiên cứu chính thức với kỹ thuật thu thập thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau như khảo sát thông qua bảng câu hỏi được gửi đến các công chức tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để các công chức tham gia liệt kê các ý kiến, quan điểm về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đề tài sử dụng nghiên cứu định lượng để đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha của các thang đo trong mô hình, phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, phân tích nhân tố khẳng định CFA. Phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB khu vực công đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại các cơ quan thuế. Đưa ra hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. 1.7. Kết cấu của đề tài Đề tài gồm có 5 chương: Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu
  17. -5- Trong chương này tác giả giới thiệu lý do chọn đề tài, trình bày đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu để trả lời câu hỏi nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu trên. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Trong chương này tác giả khái quát cơ sở lý thuyết các khái niệm nghiên cứu, liệt kê các công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Trên cơ sở đó, xây dựng lý thuyết nghiên cứu cho đề tài. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Đề tài trình bày quy trình nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu. Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu cho đề tài. Chương 4: Phân tích dữ liệu. Trong chương này, đề tài trình bày giới thiệu mẫu nghiên cứu, kiểm tra độ tin cậy thang đo, phân tích nhân tố khám phá EFA để kiểm tra giá trị hội tụ và giá trị phân biệt, phân tích CFA, phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chống thất thu. Cuối cùng là thảo luận kết quả nghiên cứu so với các nghiên cứu trước. Chương 5: Kết luận và hàm ý. Trong chương này tác giả trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB ảnh hưởng đến công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trên cơ sở đó, tác giả trình bày các hàm ý chính sách nhằm nâng cao công tác chống thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế. Cuối cùng, tác giả trình bày hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  18. -6- CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về Kiểm soát nội bộ 2.1.1. Định nghĩa và mục tiêu của Kiểm soát nội bộ Dưới góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu kiểm soát nội bộ (KSNB) đã dẫn đến sự hình thành nhiều định nghĩa khác nhau. Hiện nay, định nghĩa được chấp nhận rộng rãi là định nghĩa của COSO. Theo báo cáo COSO (2013) “Kiểm soát nội bộ là một quá trình ảnh hưởng bởi Ban giám đốc, nhà quản lý và các cá nhân của tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu”. Khái niệm về KSNB theo báo cáo COSO (2013) nhấn mạnh đến bốn nội dung quan trọng, bao gồm:  KSNB là một quá trình KSNB không phải là một sự kiện hay một tình huống riêng lẻ mà bao gồm một chuỗi các hoạt động có mối liên hệ với nhau, hiện diện ở mọi bộ phận, mọi hoạt động của tổ chức (COSO, 2013).  KSNB đƣợc thiết kế và vận hành bởi con ngƣời KSNB bị ảnh hưởng bởi yếu tố con người, chính con người thiết lập ra các mục tiêu; xây dựng các chính sách, thủ tục và vận hành chúng để đạt được những mục tiêu. Con người ở đây bao gồm hội đồng quản trị, nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức. Trong đó, hội đồng quản trị là một yếu tố quan trọng của KSNB, tầm quan trọng này thể hiện qua trách nhiệm giám sát của hội đồng quản trị thông qua việc đưa ra những lời khuyên và những hướng dẫn đối với nhà quản lý, phê chuẩn những chính sách, những giao dịch, và giám sát các hoạt động của nhà quản lý. Ngoài ra, hội đồng quản trị và nhà quản lý cấp cao là những người thiết lập sắc thái cho tổ chức liên quan đến tầm quan trọng của KSNB và những tiêu chuẩn đạo đức được mong đợi trong tổ chức (COSO, 2013).  KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý Một hệ thống KSNB hữu hiệu chỉ có thể cung cấp cho hội đồng quản trị và ban giám đốc một sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu, chứ không
  19. -7- phải là một sự đảm bảo tuyệt đối. Điều này xuất phát từ những hạn chế cố hữu của hệ thống KSNB liên quan đến những sai sót của con người, sự thông đồng, sự lạm quyền của nhà quản lý hay ảnh hưởng của những sự kiện tiềm tàng bên ngoài... (COSO, 2013)  Các mục tiêu của KSNB KSNB được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. Các mục tiêu này bao gồm: - Mục tiêu hoạt động: những mục tiêu này liên quan đến tính hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động của tổ chức, bao gồm những mục tiêu về thành quả hoạt động, thành quả tài chính, và đảm bảo an toàn cho tài sản. - Mục tiêu báo cáo: những mục tiêu này liên quan đến việc lập các báo cáo tài chính, phi tài chính bên trong và bên ngoài tổ chức và có thể bao gồm tính đáng tin cậy, tính kịp thời, tính minh bạch hay những tiêu chuẩn khác. - Mục tiêu tuân thủ: những mục tiêu này liên quan đến sự tuân thủ luật pháp và các quy định mà tổ chức bị chi phối. 2.1.2. Kiểm soát nội bộ tài chính công – INTOSAI (Hoa Kỳ) Theo tài liệu hướng dẫn Chuẩn mực kiểm soát nội bộ của Tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán tối cao (INTOSAI) năm 1992, khái niệm KSNB được định nghĩa như sau: “KSNB là cơ cấu của một tổ chức, bao gồm nhận thức, phương pháp, quy trình và các biện pháp của người lãnh đạo nhằm bảo đảm sự hợp lý để đạt được các mục tiêu của tổ chức”. Như vậy, KSNB góp phần thúc đẩy các hoạt động của đơn vị diễn ra có trình tự, đạt được tính hữu hiệu và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ của đơn vị; Bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, tham ô, lãng phí và sử dụng sai mục đích; Khuyến khích tuân thủ pháp luật, quy định của nhà nước và nội bộ; Xây dựng và duy trì các dữ liệu tài chính và hoạt động, lập báo cáo đúng đắn, kịp thời… Tiếp đó, khái niệm KSNB theo INTOSAI năm 2013 đã có thay đổi theo hướng quản trị rủi ro, KSNB và biện pháp giảm thiểu gian lận, từ đó giúp cải thiện hiệu
  20. -8- quả hoạt động và tăng cường năng lực giám sát của tổ chức. Dù có những thay đổi theo thời gian, song các quan điểm đều có chung nhận định:  Xác định KSNB là một bộ phận, quy trình không thể thiếu trong tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu: - Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động, bao gồm cả việc bảo vệ các nguồn lực không bị thất thoát, hư hỏng hoặc sử dụng sai mục đích. - Báo cáo tài chính đáng tin cậy. - Tuân thủ luật pháp và các quy định.  Xác định các chuẩn mực về KSNB trong 5 yếu tố: - Môi trường kiểm soát, bao gồm việc tạo lập một cơ cấu và kỷ cương trong toàn bộ hoạt động của đơn vị. - Đánh giá rủi ro, liên quan đến việc nhận biết, phân tích và lựa chọn những giải pháp đối phó với các sự kiện bất lợi cho đơn vị trong việc thực hiện các mục tiêu. - Các hoạt động kiểm soát bao gồm các phương thức cần thiết để kiểm soát như xét duyệt, phân quyền, kiểm tra, phân tích rà soát…trong từng hoạt động cụ thể của đơn vị. - Thông tin và truyền thông liên quan đến việc tạo lập một hệ thống thông tin và truyền đạt thông tin hữu hiệu trong toàn tổ chức, phục vụ cho việc thực hiện tất cả các mục tiêu KSNB. Trong điều kiện tin học hóa, hệ thống thông tin còn bao gồm cả việc nhận thức, phát triển và duy trì hệ thống phù hợp với đơn vị. - Giám sát bao gồm các hoạt động kiểm tra và đánh giá thường xuyên, định kỳ nhằm không ngừng cải thiện KSNB, kể cả việc hình thành và duy trì công tác kiểm toán nội bộ. So sánh với Báo cáo COSO, các chuẩn mực KSNB trong khu vực công tập trung hơn vào các chức năng và đặc điểm của đơn vị Nhà nước và các quy định có tính quy chuẩn hơn là chỉ mang tính hướng dẫn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1