intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

11
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu nhằm tìm ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và nguy cơ dẫn tới tới khả năng phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phân tích mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó giúp tìm ra các giải pháp hạn chế nguy cơ pháp sản của các ngân hàng thương mại, thông qua việc kiểm soát rủi ro tín dụng và các yếu tố liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI HOÀNG MINH ẢNH HƢỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG LÊN NGUY CƠ PHÁ SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH BÙI HOÀNG MINH ẢNH HƢỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG LÊN NGUY CƠ PHÁ SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THANH PHONG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng luận văn này: “Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi. Không có sản phẩm nghiên cứu nào của ngƣời khác đƣợc sử dụng trong luận văn này mà không đƣợc trích dẫn theo đúng quy định. Luận văn này chƣa bao giờ đƣợc nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trƣờng đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm … Ngƣời viết cam đoan BÙI HOÀNG MINH
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ......................................... 1 1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu ........................................................................ 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................. 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ....................................................................................... 3 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 4 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 5 1.5 Kết cấu luận văn ............................................................................................ 5 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu ................................................................................. 6 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG LÊN NGUY CƠ PHÁ SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..................... 7 2.1 Rủi ro tín dụng ............................................................................................... 7 2.1.1 Khái niệm tín dụng ................................................................................. 7 2.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng ....................................................................... 8 2.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng ......................................................................... 9 2.1.3.1 Rủi ro giao dịch ............................................................................... 9 2.1.3.2 Rủi ro danh mục .............................................................................. 10 2.1.4 Nguyên nhân dẫn tối rủi ro tín dụng....................................................... 10 2.1.4.1 Nguyên nhân khách quan ................................................................ 10 2.1.4.2 Nguyên nhân chủ quan .................................................................... 11 2.1.5 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng ............................................................... 12 2.1.5.1 Đối với ngân hàng thƣơng mại ....................................................... 12 2.1.5.2 Đối với nền kinh tế.......................................................................... 13 2.1.6 Các tiêu chí đo lƣờng rủi ro tín dụng ..................................................... 14 2.2 Nguy cơ phá sản tại ngân hàng thƣơng mại .................................................. 16 2.2.1 Khái niệm tình trạng phá sản và nguy cơ phá sản .................................. 16 2.2.2 Khái niệm nguy cơ phá sản .................................................................... 17 2.2.3 Ảnh hƣởng từ việc một ngân hàng thƣơng mại phá sản ........................ 18 2.2.4 Phƣơng pháp đo lƣờng nguy cơ phá sản tại ngân hàng thƣơng mại ...... 19
  5. 2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến nguy cơ phá sản tại ngân hàng thƣơng mại ........ 20 2.3.1 Yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng thƣơng mại .................................... 20 2.3.1.1 Thanh khoản .................................................................................... 20 2.3.1.2 Thu nhập lãi thuần........................................................................... 21 2.3.1.3 Cơ cấu vốn và nợ ............................................................................ 22 2.3.1.4 Quy mô ngân hàng .......................................................................... 22 2.3.2 Yếu tố khách quan từ bên ngoài ............................................................. 23 2.3.2.1 Tăng trƣởng kinh tế ......................................................................... 23 2.3.2.2 Tỷ lệ lạm phát ................................................................................. 23 2.4 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại ngân hàng thƣơng mại ..................................................................................................................... 24 2.5 Tổng quan nghiên cứu thực nghiệm .............................................................. 25 2.5.1 Nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới .................................................... 25 2.5.2 Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam .................................................. 28 2.5.3 So sánh các nghiên cứu trƣớc ................................................................. 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .................................................................................... 31 CHƢƠNG 3: ẢNH HƢỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG LÊN NGUY CƠ PHÁ SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM ............................ 32 3.1 Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............................................ 32 3.1.1 Cấu trúc hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .............................. 32 3.1.2 Kết quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong thời gian qua ................................................................................................... 33 3.1.2.1 Về tăng trƣởng quy mô ................................................................... 33 3.1.2.2 Hoạt động tín dụng .......................................................................... 35 3.1.2.3 Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ............................................... 37 3.2 Thực trạng về rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ........................................................................................................... 38 3.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ..... 38 3.2.1.1 Về tỷ lệ nợ xấu ................................................................................ 38 3.2.1.2 Dự phòng rủi ro tín dụng................................................................. 41 3.2.3 Nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .................... 45 3.3 Kiểm định ảnh hƣởng rủi ro tín dụng lện nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .................................................................................... 48 3.3.1 Dữ liệu nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu ................................... 48 3.3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu .......................................................................... 48 3.3.1.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................ 48 3.3.2 Mô hình nghiên cứu................................................................................ 49 3.3.1.1 Biến phụ thuộc ................................................................................ 49
  6. 3.3.2.2 Biến độc lập .................................................................................... 50 3.3.3 Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 53 3.3.3.1 Thống kê mô tả ............................................................................... 53 3.3.3.2 Phân tích tƣơng quan giữa các biến ................................................ 54 3.3.3.3 Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến ................................................. 55 3.3.3.4 Kết quả hồi quy ............................................................................... 56 3.4 Đánh giá ảnh hƣởng rủi ro tín dụng lện nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .................................................................................... 59 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .................................................................................... 63 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NGUY CƠ PHÁ SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI THÔNG QUA KIỂM SOÁT ẢNH HƢỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG ....................................................................................................... 64 4.1. Giải pháp hạn chế ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam .................................................................. 64 4.1.1 Kiểm soát các khoản vốn tín dụng ......................................................... 65 4.1.2 Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ quá trình giải ngân và sau khi cho vay .................................................................................................... 65 4.1.3 Tăng cƣờng công tác xử lý nợ xấu ......................................................... 66 4.1.4 Cơ cấu vốn chủ sở hữu ........................................................................... 67 4.2 Các giải pháp hỗ trợ ....................................................................................... 68 4.2.1 Từ ngân hàng nhà nƣớc .......................................................................... 68 4.2.2 Từ chính phủ và các cơ quan có liên quan ............................................. 70 4.3 Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 71 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAO KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ACB Ngân Hàng TMCP Á Châu ADB Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển Châu Á BIDV Ngân Hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam CIC Trung tâm thông tin tín dung GDPGR Tăng trƣởng kinh tế hàng năm IMF International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm LA Tỷ lệ tổng dƣ nợ tín dụng LEV Đòn bẩy tài chính MSB Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTM CP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTM nhà nƣớc Ngân hàng thƣơng mại vó vốn nhà nƣớc NHTM NNgoài Ngân hàng thƣơng mại 100% vốn nƣớc ngoài NIR Tỷ lệ thu nhập lãi thuần NPL Tỷ lệ nợ xấu OCB Ngân Hàng TMCP Phƣơng Đông SHB Ngân Hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội SIZE Quy mô ngân hàng VCB Ngân Hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam VIB Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam WB World Bank – Ngân hàng Thế giới
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tóm tắc mối tƣơng quan của rủi ro tín dụng đến nguy cơ phá sản qua các nghiên cứu ...................................................................................... 30 Bảng 3.1 Các loại hình và số lƣợng ngân hàng tại Việt Nam 1991-2015 ........... 32 Bảng 3.2 Các tiêu chí về vốn của các loại hình ngân hàng năm 2015 ................ 35 Bảng 3.3 Dƣ nợ tín dụng dối với các ngành kinh tế............................................ 36 Bảng 3.4 ROA, ROE của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 2012-2015 .............................................................................................................. 37 Bảng 3.5 Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2006- 2014 ...................................................................................................... 39 Bảng 3.6 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2006-2014 .................................................................... 42 Bảng 3.7 Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2006-2014 ............................................................ 44 Bảng 3.8 Chỉ số Z-score của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam 2006-2014 .............................................................................................................. 46 Bảng 3.9 Các biến độc lập kỳ vọng tƣơng quan quan hệ của các biến trong mô hình ....................................................................................................... 52 Bảng 3.10 Thống kê mô tả ................................................................................. 53 Bảng 3.11 Phân tích tƣơng quan ......................................................................... 54 Bảng 3.12 Kết quả kiểm định đa công tuyến ...................................................... 55 Bảng 3.13 Kết quả hồi quy .................................................................................. 56 Bảng 3.14 Kết quả hồi quy GLS ......................................................................... 59 Bảng 3.15 Tổng hợp kết quả mối quan hệ giữa biến độc lập và nguy cơ phá sản .............................................................................................................. 60
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Các loại rùi ro tín dụng ........................................................................ 13 Hình 3.1 Tổng tài sản của các ngân hàng thƣơng mại Viêt Nam năm 2015 ...... 36 Hình 3.2 Tăng trƣởng tín dụng giai đoạn 2011-2015 ......................................... 38
  10. i
  11. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Tính cấp thiết của nghiên cứu Các vấn đề về nguy cơ phá sản trong lĩnh vực ngành ngân hàng là rất nhạy cảm và quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực khác. Điều này là do, thực tế, các ngân hàng là hậu phương và huyết mạch của một nền kinh tế, hoạt động của nó bao trùm lên tất cả các hoạt động kinh tế xã hội. Ngân hàng không chỉ thu hút các khoản tiền gửi tiết kiệm và cung cấp kinh phí cho hầu hết các hoạt động đầu tư của một quốc gia nhất định, mà còn có một vai trò lớn hơn trong thương mại nước ngoài của quốc gia và toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, hệ thống ngân hàng có thể được coi là hạt nhân phát triển của nền kinh tế tại các quốc gia. Nếu hệ thống ngân hàng của một quốc gia phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính, nguy cơ rất cao là nó sẽ dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế toàn diện (Demiguc và Detraigaialche, 1998). Thảm họa ngân hàng đổ vỡ bắt đầu với việc tiền ồ ạt bị rút ra khỏi hệ thống, đó là một tình huống mà trong đó tất cả người gửi tiền đến rút tiền từ ngân hàng tại một thời điểm và có thể kết thúc với các cuộc khủng hoảng kinh tế. Khi đó, các doanh nhgiệp phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại. Khi các ngân hàng thiếu thanh khoản để cấp tín dụng, các doanh nghiệp phụ thuộc vào các khoản vay phải vật lộn để bù đắp vốn cần thiết để duy trì các hoạt động của họ. Khi các doanh nghiệp này không thể có lượng vốn cần thiết để tối ưu hoạt động sản xuất, suy giảm doanh số và giá cả tăng lên. Hiệu quả kinh tế tổng thể của ngành công nghiệp phụ thuộc nợ sẽ đi xuống, kéo theo tiêu dùng và niềm tin nhà đầu tư trong khi làm giảm sản lượng tổng thể kinh tế. Điều này kéo hệ thống kinh tế tổng thể đi xuống, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Sự sụt giảm thanh khoản và đầu tư kéo theo tăng tỷ lệ thất nghiệp, khiến doanh thu thuế của chính phủ giảm và đầu tư và niềm tin tiêu dùng lao dốc (gây tổn hại thị trường chứng khoán, do đó hạn chế các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn). Tóm lại, ngân hàng phá sản dẫn đến những tác dụng phụ, chúng kết nối với nhau theo nhiều cách và tạo ra một hiệu ứng domino trên toàn hệ thống kinh tế trong nước.
  12. 2 Cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất của các ngân hàng của Mỹ xảy ra năm 2008. Khi ấy, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc, nhiều cổ phiếu rớt giá thế thảm, hàng loạt các ngân hàng lớn nhỏ phá sản. Nguyên được nhắc tới đầu tiên được nhắc tới là các khoản cho vay dưới chuẩn tại các ngân hàng và sau đó trở thành các khoản nợ xấu khó xử lý do khủng hoảng bất đông sản. Thực tế này cho thấy quan trọng của việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới nguy cơ phá sản tại ngân hàng trong đó có rủi ro tín dụng để bảo vệ các ngân hàng khỏi tình trang kiệt quệ tài chính và phá sản. Các ngân hàng điều hòa các nhu cầu khác nhau của khách hàng vay và cho vay bằng cách chuyển đổi các khoản tiền gửi nhỏ, ít rủi ro và thanh khoản vào các khoản vay lớn, rủi ro cao, và kém thanh khoản. Rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất đe dọa quá trình xoay vòng dòng tiền này trong ngân hàng. Rủi ro tín dụng được coi là hình thức lâu đời nhất và đáng ngại nhất của rủi ro trong thị trường tài chính. Arbel, Kolodny, và Lakonishof (1977) trong nghiên cứu lưu ý rằng rằng tác động của rủi ro tín dụng đã các nhà đầu tư xem là một mối quan tâm lớn , rủi ro tín dụng có thể dẫn đến phá sản. Kargi (2011) ghi nhận rằng các ngân hàng đều tăng danh mục đầu tư tín dụng xấu đã đóng góp đáng kể vào khó khăn tài chính trong các lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng huy động các khoản tiền gửi và cho vay đối với khách hàng, nhưng khi khách hàng không đáp ứng được các vấn đề nghĩa vụ của mình như các khoản nợ xấu phát sinh. Vì vậy rủi ro tín dụng có tác động đáng kể đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngận hàng thương mại Việt Nam đa phần vẫn là các ngân hàng vừa và nhỏ, hoạt động tín dụng vẫn chiếm phần lớn tổng doanh thu và chi phối sự tăng trưởng của các ngân hàng. Chính vì thế, những rủi ro tín dụng ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng sống còn và phát triển của ngân hàng Việt Nam. Nợ xấu ở các ngân hàng Việt Nam đã phát sinh từ lâu nhưng bắt đầu được quan tâm đặc biệt từ cuối năm 2011. Giai đoạn, 2008 – 2011, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 26,56%, nhưng tốc độ tăng trưởng nợ xấu lại ở mức 51%. Năm 2013, nợ xấu tăng nhanh và thật sự là mối đe dọa đến an ninh hệ thống ngân hàng và ổn định tài chính quốc gia. Năm
  13. 3 2015, ngân hàng nhà nước tuyên bố mua lại ngân hàng Xây Dựng, GPBank, OceanBank với mức giá 0 đồng. Nợ xấu hiện có của 3 ngân hàng này là hơn 20.000 tỉ, gần gấp đôi vốn điều lệ của 3 ngân hàng. Có thể xem đây như điển hình của việc rủi ro tính dụng ảnh hưởng đến tình trạng nguy kịch tại ngân hàng Việt Nam. Các nghiên cứu trên thế giới đã tập trung vào quản lý rủi ro tín dụng, xem rủi ro tín dụng là một nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, hầu như có rất ít nghiên cứu tại Việt Nam tập trung vào tác động của rủi ro tín dụng vào khó khăn tài chính của các tổ chức ngân hàng thương mại. Đây là một khoảng trống tạo ý tưởng cho bài nghiên cứu. Cụ thể, bài nghiên cứu nhằm mục đích phân tích thực nghiệm để trả lời câu hỏi: rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đến nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hay không? 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát Tìm ra mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và nguy cơ dẫn tới tới khả năng phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phân tích mức độ tác động của rủi ro tín dụng đến nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó giúp tìm ra các giải pháp hạn chế nguy cơ pháp sản của các ngân hàng thương mại, thông qua việc kiểm soát rủi ro tín dụng và các yếu tố liên quan. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Thông qua các chỉ tiêu đo lường liên quan đến tín dụng tại các ngân hàng, phân tích đánh giá thực tế hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua, đánh giá về rủi ro tín dụng tại các ngân hàng hiện nay. - Phân tích, tính toán chỉ tiêu đo lường, đánh giá nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. - Phân tích nguyên nhân ảnh hưởng tới nguy cơ phá sản tại ngân hàng thương mại, từ đó tìm ra mối quan hệ tương quan giữa rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản tại ngân hàng thương mại.
  14. 4 - Vận dụng mô hình hồi quy nhằm tìm ra bằng chứng về mối liên hệ giữa rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản, đo lường tác động của mỗi chỉ tiêu lên nguy cơ phá sản tại ngân hàng thương mại Việt Nam. 1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay như thế nào? - Nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay như thế nào? - Có hay không sự ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam? Mối quan hệ đó cùng chiều hay ngược chiều ? - Các giải pháp để góp phần phòng ngừa, hạn chế và nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng nhằm làm giảm ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam? 1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là rủi ro tín dụng, nguy cơ phá sản và mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu là 19 ngân hàng thương mại Việt Nam công bố dữ liệu đầy đủ nhất trong khoản thời gian nghiên cứu bao gồm các ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần đa dạng và chiếm phần lớn vốn hóa toàn ngành ngân hàng nhằm tăng tính đại diện cho mẫu nghiên cứu. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn từ 2006 đến 2014 được lấy từ cơ sở dữ liệu BankScope, bổ sung thêm các thông tin từ báo cáo tài chính thường niên của các ngân hàng thương mại. 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu Vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu bao gồm cả định tính lẫn định lượng.
  15. 5 Phân tích định tính bao gồm: phương pháp tổng hợp mang lại một cái nhìn tổng quát về hoạt động tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, thống kê mô tả giúp tạ định hình các biến đo lường rủi ro tín dụng cũng như nguy cơ phá sản nhằm nhận định chiều hướng, đặc điểm của từng biến số, và phương pháp so sánh giúp ta phân nhóm các ngân hàng hay các biến cần được quan tâm, so sánh nguy cơ phá giữa từng thời kì từng quốc gia nhằm lý giải nguyên nhân. Phân tích định lượng để lượng hóa các rủi ro tín dụng, các yếu tố phản ánh rủi ro tín dụng, ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại ngân hàng thương mại Việt Nam, tôi sử dụng phân tính hồi quy tuyến tính đa biến với dữ liệu bản.: - Thống kê mô tả nhằm kiểm tra giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và giá trị nhỏ nhất, lớn nhất của các biến sử dụng trong bài nghiên cứu. Bước đầu kiểm tra được bộ dữ liệu thu thập là phù hợp. - Phân tích hồi quy, sử dụng các ước lượng hồi quy Pooled OLS, mô hình hiệu ứng tác động cố định (Fixed effect – FEM) và mô hình hiệu ứng tác động ngẫu nhiên (Random effect – REM) để xem xét các yếu tố ảnh hưởng. Chọn lựa mô hình phù hợp dựa vào các kiểm định kiểm định Hausman và kiểm định Lagrangian Multiplier. Sử dụng cac kiểm định Wald và Wooldridge cho hiện tượng phương sai thay đổi và hiện tượng tự tương quan để có biện pháp khắc phục mô hình đã chọn giúp kết quả hồi quy đánh tinh cậy hơn. - Thỏa luận kết quả: xem xét kết quả hồi quy, so sánh với các nghiên cứu thực nghiệm trước, lý giải về các hệ số và tác động của các yếu tố ảnh hưởng tới biến phụ thuộc trong mội trường thực tế tại Việt Nam. 1.5 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài bao gồm 4 chương: - Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu - Chương 2: Tổng quan ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại ngân hàng thương mai - Chương 3: Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên lên nguy cơ phá sản tại ngân hàng thương mại Việt Nam
  16. 6 - Chương 4: Giải pháp hạn chế nguy cơ phá sản tại cac ngân hàng thương mai Việt Nam thông qua kiểm soát ảnh hưởng của rủi ro tín dụng. 1.6 Ý nghĩa của nghiên cứu • Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài không đưa ra một khung lý thuyết mới mà chỉ dừng lại ở việc hệ thống hóa lại một cách đầy đủ và chi tiết về vấn đề rủi ro tín dụng, nguy cơ phá sản hay kiệt quệ tài chính cũng như các yếu tố tác động đến nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại, để từ đó xây dựng khung lý thuyết chặt chẽ cho việc tìm ra mối tương quan giữa rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại. • Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cho thấy được các bằng chứng thực nghiệm cụ thể về ảnh hưởng của rủi ro tín dụng lên nguy cơ phá sản tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đó cũng là cơ sở để giúp nhà quản trị ngân hàng điều chỉnh các phương án quản lý rủi ro tín dụng nhằm tránh các tổn hại dẫn tới tình trạng phá sản. Nghiên cứu này giúp các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng trung ương hợp lý hóa quy trình quản lý rủi ro. Các nhà đầu tư sẽ được ở một vị trí để xác định nơi họ sẽ đặt đầu tư vốn cổ phần của họ, nghiên cứu sẽ cho thấy các ngân hàng thực hiện tốt nhất về rủi ro tín dụng và nguy cơ phá sản tại từng ngân hàng.
  17. 7 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA RỦI RO TÍN DỤNG LÊN NGUY CƠ PHÁ SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 2.1 Rủi ro tín dụng 2.1.1 Khái niệm tín dụng Định nghĩa của tín dụng đã được xác định bởi nhiều nhà kinh tế học và các chuyên gia tài chính. Theo Farlex Financial Dictionary (2012), tín dụng là một thỏa thuận giữa người mua và người bán mà người mua nhận được hàng hóa hay dịch vụ trước và thanh toán sau, thường theo thời gian và thường là với lãi suất.. Cụ thể, trong tài chính, tín dụng là một hợp đồng pháp lý khi một bên nhận được tài sản hoặc của cải từ một bên khác và hứa hẹn sẽ trả lại vào một ngày trong tương lai cùng với lãi. Trong thuật ngữ đơn giản, một tín dụng là một thỏa thuận hoãn thanh toán hàng đã mua hoặc vay. Với việc phát hành một tín dụng, nợ được hình thành. Tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa một bên là người đi vay và một bên là người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi. Tín dụng ngân hàng là một hình thức tín dụng phản ánh một giao dịch về tài sản giữa bên cho vay là ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng và bên đi vay là các cá nhân, doanh nghiệp, chủ thể sản xuất kinh doanh, trong đó bên cho vay chuyển tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Như vậy, tín dụng ngân hàng cũng như quan hệ tín dụng khác, chứng đựng các nội dung: - Chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng. - Hoàn trả theo thời hạn cụ thể. - Sự chuyển nhượng này có kèm theo chi phí
  18. 8 2.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng Trong lĩnh vực tài chính rủi ro được định nghĩa là sự không chắc chắn của việc trả nợ và tiềm năng mất mát tài chính là một kết quả. Nhiều tổ chức và nhà kinh tế học đã đưa ra khái niệm khác nhau về rủi ro tín dụng. Theo Basel (2000), rủi ro tín dụng được định nghĩa là tiềm năng mà một khách hàng vay ngân hàng hoặc bên truy cập sẽ không đáp ứng các nghĩa vụ của mình theo các điều khoản thỏa thuận. Theo Sauders và lange (2002), “rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản vay của ngân hàng không thể thự hiện cả về số lượng và thời hạn”. Theo Henie và Sonja (1999), “rủi ro tín dụng được xem là nguy cơ mà người đi vay không thể chi trả tiền lãi hay hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng, đây là thuộc tính vốn có của hoạt động ngân hàng. Rủi ro tín dụng tức là việc chi trả bị trì hoãn, hoặc tồi tệ hơn là không chi trả được toàn bộ. điều này gây ra sự cố đối với dòng chu chuyển tiền tệ và ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của ngân hàng”. Thomas P.Fitch (1997) cho rằng: “Rủi ro tín dụng là lọai rủi ro xảy ra khi người vay không thanh tóan được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ. cùng với rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro chủ yếu của hoạt động cho vay của ngân hàng”. Như vậy, rủi ro tín dụng là nguy cơ không thu hồi được nợ cho vay - rủi ro tổn thất phát sinh từ một con nợ không có khả năng thực hiện các nghĩa vụ của mình trong đầy đủ khi đến hạn theo hợp đồng, bao gồm thanh toán vốn gốc và lãi phát sinh. Rủi ro tín dụng sẽ dẫn đến tổn thất tài chính, tức là giảm thu nhập ròng và tiềm năng gây ra những tổn thất lớn mà sẽ đe dọa hoạt động cốt lõi của một ngân hàng, trong trường hợp nghiêm trọng có thể đẩy chủ nợ đến bờ vực phá sản.
  19. 9 2.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng Có rất nhiều cách để phân loại rủi ro tín dụng dựa vào các tiêu chí và mục đích khác nhau.căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng được phân thành rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Rủi ro tín dụng Rủi ro giao Rủi ro dịch danh mục Rủi ro lựa Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro chọn bảo đảm nghiệp vụ nội tại tập trung Hình 2.1 Các loại rủi ro tín dụng Nguồn: Quản trị ngân hàng thương mại-Nguyễn Văn Tiến (2001) 2.1.3.1 Rủi ro giao dịch Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng trong từng giao dịch riêng lẻ. Rủi ro giao dịch có 3 thành phần chính. - Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. - Rủi ro bảo đảm, rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. - Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.
  20. 10 2.1.3.2 Rủi ro danh mục Rủi ro danh mục là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành 02 loại : rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. - Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. - Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. 2.1.4 Nguyên nhân dẫn tối rủi ro tín dụng 2.1.4.1 Nguyên nhân khách quan Các tác nhân bên ngoài là một nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến họat động cấp tín dụng và thu hồi nợ của ngân hàng. Tác nhân bên ngoài cũng là yếu tố làm cho công việc của chủ thể đi vai không thuận lợi, dẫn tới gặp khó khăn trong việc trả nợ. • Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường trong nước cũng như thế giới như thay đổi về lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát, chỉ số giá cả tăng, nguyên vật liệu gây ra khó khăn cho hoạt động kinh doanh, sản suất, lao động của chủ thể đi vay. • Thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh, dịch bệnh là những rủi ro mà cả khách hàng lẫn ngân hàng đều không lường trước đối với khoản tín dụng của mình, khách hàng gặp khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay ngân hàng. • Môi trường pháp lý chưa thuận lợi, sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương gây ra rủi ro trong kinh doanh của chủ thể đi vay và gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ. • Hệ thống thông tin hỗ trợ tín dụng của các ngân hàng thương mại còn bất cập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2