intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

24
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố vĩ mô tác động đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu; xác định mức độ tác động của các nhân tố nghiên cứu đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam; đưa ra hàm ý chính sách chủ yếu nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG DUY TRINH ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh -Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ĐẶNG DUY TRINH ÁP DỤNG MÔ HÌNH LỰC HẤP DẪN ĐỂ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM VỚI LIÊN MINH KINH TẾ Á-ÂU Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 8340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Thanh Thu Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Áp dụng mô hình lực hấp dẫn để nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á-Âu” là kết quả của quá trình nghiên cứu khoa học của bản thân. Các số liệu trong nghiên cứu được thu thập từ thực tế và có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy, được xử lý trung thực khách quan và chưa được trình bày hay công bố ở bất cứ công trình nghiên cứu nào khác trước đây. Trong quá trình nghiên cứu, các nội dung tham khảo và trích dẫn tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước được chú thích rõ ràng và ghi nhận trong phần tài liệu tham khảo. Tác giả: Đặng Duy Trinh
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG DANH MỤC ĐỒ THỊ DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 1 1.1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài ............................................................... 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 2 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................. 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3 1.5. Điểm mới của luận văn................................................................................. 4 1.6. Kết cấu luận văn ........................................................................................... 5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT....................................................................... 6 2.1. Khái niệm xuất khẩu .................................................................................... 6 2.2. Nền tảng lý thuyết về thương mại quốc tế..................................................... 6 2.3. Vai trò của xuất khẩu.................................................................................... 8 2.4. Các mô hình đo lường tác động nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu ............... 9
  5. 2.4.1. Mô hình cung xuất khẩu (Supply Export Model) .................................... 9 2.4.2. Mô hình cầu nhập khẩu (Demand Import Model) ................................... 9 2.4.3. Mô hình lực hấp dẫn (Gravity model) trong thương mại quốc tế........... 10 2.5. Lược khảo các nghiên cứu về mô hình lực hấp dẫn và kết quả nghiên cứu . 14 2.5.1. Các nghiên cứu nước ngoài .................................................................. 14 2.5.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam ................................................................ 18 2.6. Mô hình nghiên cứu đề xuất ....................................................................... 27 2.6.1. Khoảng trống nghiên cứu ..................................................................... 27 2.6.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................. 28 CHƯƠNG 3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................... 34 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 34 3.2. Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết........................................................... 34 3.3. Phương pháp so sánh – đối chiếu................................................................ 35 3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 35 3.5. Phương pháp chuyên gia ............................................................................ 36 3.6. Phương pháp phân tích dữ liệu ................................................................... 38 3.6.1. Phương pháp thống kê mô tả ................................................................ 38 3.6.2. Phương pháp phân tích tương quan....................................................... 39 3.6.3. Phương pháp phân tích hồi quy ............................................................ 39 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 42 4.1. Tổng quan về thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam ....................... 42 4.1.1. Tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam........... 42 4.1.2. Tình hình xuất khẩu theo ngành hàng của Việt Nam ............................. 43 4.1.3. Tình hình xuất khẩu theo thị trường của Việt Nam ............................... 44 4.2. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá sang Liên minh kinh tế Á – Âu.................. 46
  6. 4.3. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu (VN – EAEU) ................................................................................................................... 53 4.4. Kết quả phân tích định tính – phương pháp phỏng vấn chuyên gia ............. 56 4.4.1. Chất lượng hàng hoá ............................................................................ 56 4.4.2. Thương hiệu hàng hoá .......................................................................... 57 4.5. Kết quả phân tích định lượng và mô hình lực hấp dẫn ................................ 57 4.5.1. Phân tích thống kê mô tả ...................................................................... 57 4.5.2. Phân tích tương quan ............................................................................ 63 4.5.3. Ước lượng OLS .................................................................................... 64 4.5.4. Ước lượng PPML ................................................................................. 66 4.6. Thảo luận kết quả nghiên cứu ..................................................................... 66 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 71 5.1. Kết luận...................................................................................................... 71 5.2. Hàm ý chính sách ....................................................................................... 71 5.2.1. Đối với các yếu tố Việt Nam có thể chủ động điều chỉnh...................... 71 5.2.2. Đối với các yếu tố thuộc thị trường Liên minh kinh tế Á - Âu .............. 75 5.3. Hạn chế của luận văn.................................................................................. 76 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á EAEU Liên minh Kinh tế Á Âu FTA Hiệp định thương mại tự do KN Kim ngạch KN XNK Kim ngạch xuất nhập khẩu NK Nhập khẩu FTA VN - EAEU Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu VN Việt Nam XK Xuất khẩu WTO Tổ chức thương mại thế giới
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài về các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu sử dụng mô hình lực hấp dẫn .......................................................... 21 Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm trong nước về các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu sử dụng mô hình lực hấp dẫn .......................................................... 25 Bảng 3.1 Nguồn thu thập dữ liệu tính toán ................................................................ 36 Bảng 4.1 Bảng Cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam theo Châu lục từ 2006-2017 ... 45 Bảng 4.2 Cam kết mở cửa của EAEU cho một số sản phẩm chủ lực của VN ............ 55 Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến quan sát............................................................... 58 Bảng 4.4 Hệ số tương quan từng cặp theo Pearson .................................................... 63 Bảng 4.5 Kết quả ước lượng OLS ............................................................................. 64 Bảng 4.6 Kết quả tác động của các biến theo PPML ................................................. 66
  9. DANH MỤC ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả..................................................... 32 Đồ thị 4.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá và cán cân thương mại của Việt Nam từ 2006 đến 2017 ( ĐVT: Tỷ USD) ........................................................................... 42 Đồ thị 4.2 Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 và 2017................ 44 Đồ thị 4.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2006 và 2017 .................. 45 Đồ thị 4.4 Tổng kim ngạch xuất khẩu giữa VN và EAEU giai đoạn 2006 – 2017....... 46 Đồ thị 4.5 Tỷ trọng xuất khẩu sang các nước Liên minh kinh tế Á - Âu giai đoạn 2006 – 2017 ........................................................................................................................ 47 Đồ thị 4.6 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Armenia giai đoạn 2006 - 2017... 48 Đồ thị 4.7 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Belarus giai đoạn 2006 - 2017 .... 49 Đồ thị 4.8 Cơ cấu các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Belarus ............................ 49 Đồ thị 4.9 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Kazakhstan giai đoạn 2006 - 2017 .................................................................................................................................. 50 Đồ thị 4.10 Cơ cấu các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Kazakhstan .................... 51 Đồ thị 4.11 Kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga giai đoạn 2006 - 2017........................................................................................................................... 52 Đồ thị 4.12 Cơ cấu các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nga ................................ 52 Đồ thị 4.13 Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo dòng thuế .............................. 54 Đồ thị 4.14 Cam kết mở cửa hàng hóa của EAEU theo kim nghạch xuất khẩu của VN .................................................................................................................................. 54
  10. Đồ thị 4.15 Tỷ trọng theo trung bình giá trị xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang EAEU giai đoạn 2006 – 2017 .................................................................................... 59 Đồ thị 4.16 Tỷ trọng GDP trung bình các nước thuộc EAEU từ 2006 – 2017............. 60 Đồ thị 4.17 GDP của Việt Nam từ 2006 – 2017 ......................................................... 61 Đồ thị 4.18 Tỷ trọng dân số trung bình các nước thuộc EAEU giai đoạn 2006 – 2017 61 Đồ thị 4.19 Khoảng cách của quốc gia nhập khẩu đến Việt Nam từ 2006 – 2017 ....... 62
  11. DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1 Kết quả phỏng vấn chuyên gia.................................................................... 89 Phụ lục 2 Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước EAEU giai đoạn 2006 – 2017 .................................................................................................................................. 93 Phụ lục 3 Số liệu GDP của các nước EAEU giai đoạn 2006 – 2017 ........................... 94 Phụ lục 4 Số liệu GDP của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2017 ..................................... 94 Phụ lục 5 Số liệu dân số của EAEU giai đoạn 2006 – 2017 ........................................ 95
  12. TÓM TẮT LUẬN VĂN Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm ra mức độ tác động của các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam với các thị trường thuộc Liên minh kinh tế Á - Âu và đưa ra các hàm ý chính sách để nâng cao giá trị xuất khẩu với các nước này. Trên cơ sở lý thuyết về thương mại quốc tế cũng như kết quả lược khảo các nghiên cứu trước đây, tác giả đã sử dụng mô hình lực hấp dẫn với phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng Poisson (PPML) nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Để kiểm định mô hình nghiên cứu và đo lường kiểm định, nghiên cứu đã được thực hiện với dữ liệu bảng gồm 5 quốc gia (Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Liên Bang Nga) từ năm 2006 đến 2017. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố GDP quốc gia nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam, dân số của quốc gia nhập khẩu và FTA Việt Nam - EAEU có tác động tích cực đến giá trị xuất khẩu. Ngược lại, khoảng cách vật lý và tỷ giá hối đoái lại có tác động tiêu cực đến giá trị xuất khẩu. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra hàm ý chính sách đối với các yếu tố có thể tác động ở thị trường trong nước, các yếu tố thuộc thị trường Liên minh kinh tế Á-Âu để nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
  13. 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài Sau cuộc chiến tranh kéo dài, trong hoàn cảnh bị cô lập về chính trị và trì trệ kinh tế, năm 1986 Việt Nam quyết định thực hiện chính sách Đổi Mới chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Trong công cuộc đổi mới đó, xuất khẩu luôn được Đảng và Nhà nước đánh giá là lĩnh vực quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Hơn 30 năm qua, nhờ vào xuất khẩu kinh tế - xã hội Việt Nam có nhiều cải thiện đáng kể. Năm 2017, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước đạt 214,02 tỷ USD tăng 5,4 lần so với năm 2006 là 39,83 tỷ USD, đóng góp hơn 90% GDP cả nước. Nhận biết tầm quan trọng của xuất khẩu đối với nền kinh tế, nhiều nghiên cứu được thực hiện để tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này nhằm cải thiện và nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, hầu như các nghiên cứu chỉ tập trung vào các thị trường có giá trị xuất khẩu lớn của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... mà bỏ qua một số thị trường có tỷ trọng xuất khẩu thấp, điển hình như thị trường EAEU (trong đó có Liên Bang Nga), mặc dù Nga từng là truyền thống rất quan trọng của Việt Nam trước khi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận. Trong thời gian tới, khi mà Hiệp định FTA VN - EAEU đã chính thức có hiệu lực thì Liên minh kinh tế Á - Âu được đánh giá là thị trường tiềm năng của xuất khẩu hàng hoá Việt Nam. Ngoài việc, Việt Nam là nước đầu tiên ký Hiệp định FTA với thị trường EAEU, đây còn thị trường mà hàng hoá mang tính bổ sung với hàng hoá Việt Nam, không phải là thị trường có sản phẩm cạnh tranh trực tiếp vì vậy mà cơ hội cho hàng hoá Việt Nam ngày càng lớn. Vì vậy, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu để thực hiện nghiên cứu.
  14. 2 Đây là nghiên cứu hết sức cần thiết để Việt Nam và các nhà quản lý có cơ sở khoa học kịp thời đề xuất các chính sách, giải pháp nhầm nâng cao giá trị xuất khẩu hàng hóa tại các thị trường này. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tập trung vào các mục tiêu nghiên cứu như sau: - Xác định các nhân tố vĩ mô tác động đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu. - Xác định mức độ tác động của các nhân tố nghiên cứu đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam. - Đưa ra hàm ý chính sách chủ yếu nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu. 1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu Nghiên cứu này sẽ trả lời các câu hỏi sau: - Các nhân tố vĩ mô nào tác động đến giá trị xuất khẩu giữa Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu? Mức độ tác động của các nhân tố đó như thế nào? - Hàm ý chính sách nào được đề xuất để nâng cao giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu? 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu - Các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á - Âu. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Bài nghiên cứu đánh giá và lượng hóa mức độ tác động của các nhân tố đến xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu - Về không gian: Giá trị xuất khẩu của Việt Nam - Về thời gian: từ năm 2006 đến 2017 (11 năm)
  15. 3 Trong phạm vi của bài nghiên cứu, tác giả sẽ nghiên cứu giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh kinh tế Á – Âu (Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga) từ năm 2006 đến 2017. Tác giả chọn móc thời gian từ năm 2006 vì đây là năm Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO, năm thương mại Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn. Do đặc thù dữ liệu của lĩnh vực nghiên cứu là dữ liệu thương mại của một quốc gia nên việc thu thập dữ liệu sơ cấp khó có thể thực hiện được. Vì thế, dữ liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp. Do độ trễ về dữ liệu được cung cấp bởi các quốc gia, đến thời điểm hiện tại dữ liệu được cung cấp đầy đủ nhất đến năm 2016, các dữ liệu trong năm 2017 được tác giả tìm hiểu trong các dữ liệu dự báo kinh tế của các quốc gia. Việc sử dụng dữ liệu từ các nguồn khác nhau có thể gây ra sai lệch trong đo lường nhưng đây là những dữ liệu vĩ mô đã được công bố bởi các tổ chức uy tín trên thế giới nên có độ tin cậy cao. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đi trước cũng sử dụng nguồn dữ liệu tương tự như: Ngô Thị Mỹ (2016), Nguyen Anh Thu (2012), Lin Sun và Michael R.Reed (2010), David Lambert và Shahera McKoy (2008), Jasonh. Grant và Dayton M. Lambert (2008), Won W.Koo, P.Lynn Kennedy và A.Skrippnitchenko (2006)…Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập từ các nguồn thứ cấp uy tín bao gồm: Cơ sở dữ liệu thương mại của Liên Hợp Quốc (UN Comtrade - https://wits.worldbank.org/), dữ liệu của Ngân hàng thế giới (Worldbank - http://data.worldbank.org/), dữ liệu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF’s International Finance Statistics (IFS)), bản đồ tại webiste - http://www.distancefromto.net; website của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO - https://www.wto.org/), Tổng cục Thống kê Việt Nam và Tổng cục Hải quan Việt Nam. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng phương pháp hỗn hợp để tiếp cận. Trước hết, tác giả tổng hợp các nghiên cứu trước đây có liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu. Tiếp theo để xác định lại tính phù hợp của các giả thuyết và mô hình
  16. 4 lý thuyết với điều kiện thực tiễn, đồng thời loại bỏ các giả thuyết không phù tác giả đã sử dụng phương pháp định tính bằng phương pháp thảo luận xin ý kiến của các chuyên gia (5 chuyên gia). Sau khi có kết quả thảo luận với các chuyên gia, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức. Tiếp theo tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy để lượng hoá mô hình nghiên cứu. Kết quả của cuộc phỏng vấn và phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy được trình bày cụ thể trong Chương 3 nghiên cứu này. 1.5. Điểm mới của luận văn Thứ nhất, như đã trình bày ở trên, chưa có tác giả nào trước đây nghiên cứu định lượng các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu mặc dù đây là thị trường tiềm năng lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam. Thứ hai, tác giả sử dụng phương pháp ước lượng tối đa hóa khả năng PPML để khắc phục nhược điểm quan sát bằng 0 của phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và những vấn đề liên quan đến liên kết về thời gian và đặc trưng của quốc gia. Đây là phương pháp phân tích còn khá mới đối với các nghiên cứu ở Việt Nam. OLS sử dụng trong mô hình này mắc phải nhược điểm dữ liệu vi phạm giả định phương sai thay đổi (Tác giả đã thực hiện kiểm định để chứng tỏ dữ liệu đã vi phạm) và bị sai lệch do dạng hàm Ln của 0 không xác định. Số 0 này là do thiếu thông tin ở các quốc gia không nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam trong một năm nào đó. Mặc dù có một số cách để xử lý số 0 này như bỏ những quan sát bằng 0 nhưng bỏ đi số 0 sẽ làm mất đi những dữ liệu quan trọng và nhất là khi giá trị 0 không phải phân phối ngẫu nhiên; một cách xử lý khác là cộng thêm vào nó một giá trị rất nhỏ thường là 0.5 hoặc 1 để lấy Ln có ý nghĩa nhưng kết quả ước lượng này cũng sẽ dẫn đến ước lượng thấp. PPML sẽ xử lý được các vấn đề trên do phương trình hồi quy là dạng log linear chứ k phải log log; dữ liệu có hiện tượng phương sai sai số thay đổi thì PPML tự khắc phục được vấn đề này bằng ước lượng vững, ngoài ra phương pháp PPML đòi hỏi ít giả định ban đầu hơn OLS.
  17. 5 1.6. Kết cấu luận văn Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu. Chương 1 trình bày ý nghĩa tính cấp thiết, mục tiêu của nghiên cứu bao gồm xác định đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Từ đó, nêu lên phương pháp nghiên cứu và những điểm mới của nghiên cứu này. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương này trình bày những khái niệm liên quan đến xuất khẩu và các lý thuyết về thương mại quốc tế để xác định cơ sở thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, chương này còn nêu lên các phương pháp khác nhau để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu, và chọn ra phương pháp tối ưu nhất. Các nghiên cứu trước đây cũng được tổng hợp trong chương này. Từ các thông tin tổng hợp được, tác giả đề xuất mô hình và các biến đưa vào nghiên cứu. Chương 3: Thiết kế nghiên cứu. Chương 3 trình bày cách thiết kế mô hình nghiên cứu, kết quả thảo luận chuyên gia để điều chỉnh mô hình chính thức, phân tích định lượng để đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam với Liên minh kinh tế Á – Âu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Trong chương 4, tác giả đánh giá thực trạng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước thuộc Liên minh Á – Âu. Dựa vào kết quả ước đo lường để xác định mức độ tác động của các nhân tố từ đó trả lời cho câu hỏi nghiên cứu nhân tố nào đến giá trị xuất khẩu và phân tích các nguyên nhân. Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách. Chương 5, kết luận kết quả nghiên cứu và đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm tăng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Liên minh kinh tế Á – Âu.
  18. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm xuất khẩu Theo khoản 1 Điều 28 của Luật Thương Mại 2005 “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”1. Vượt qua phạm vi ban đầu ở quốc gia, xuất khẩu ngày nay ngày càng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu thông qua nhiều hình thức tổ chức thương mại khu vực/quốc tế. Hoạt động xuất khẩu chịu tác động của các yếu tố trong và ngoài nước như các chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái, các Hiệp định thương mại... Dựa trên khái niệm này, việc xuất khẩu từ quốc gia này sang quốc gia khác sẽ chịu tác động của 3 nhóm yếu tố chính gồm nhóm yếu tố tác động tại nước xuất khẩu, nhóm yếu tố tác động tại nước nhập khẩu và các các yếu tố ngoại biên tác động đến quá trình trao đổi hàng hóa/dịch vụ. Nghiên cứu của tác giả sẽ xây dựng mô hình lý thuyết lượng hóa dựa trên nền tảng lý thuyết căn bản này. 2.2. Nền tảng lý thuyết về thương mại quốc tế Thương mại quốc tế là xu hướng tất yếu và mang lại lợi ích cho tất cả các quốc gia. Nguồn lực của mỗi quốc gia là có hạn, hoạt động thương mại quốc tế giúp các nước có thể tiêu dùng các hàng hoá đa dạng hơn. Đồng thời, mỗi quốc gia có thể tận dụng tối ưu các nguồn lực của nước ngoài như công nghệ sản xuất, vốn, lao động... để cải thiện sản xuất trong nước, giúp các nước rút ngắn khoảng cách phát triển. Giữa thế kỷ XVI ở Anh, các khái niệm thương mại quốc tế bắt đầu xuất hiện và được giải thích. Mở đầu là khái niệm của chủ nghĩa trọng thương. Chủ nghĩa trọng thương quan niệm vàng bạc là thước đo đánh giá sự giàu có, uy tín và quyền lực của quốc gia. Chủ nghĩa này cho rằng thương mại giữa các nước là trò chơi có tổng bằng 0 (sero-sum game), tức 1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=18140
  19. 7 thương mại chỉ phân chia lại tài sản vì tổng số của cải trên thế giới là không đổi. Kết quả là các nước ngày càng có xu hướng thực hiện các chính sách bảo hộ nội địa và hạn chế nhập khẩu bằng nhiều cách khác nhau như hạn ngạch và thuế quan… Tuy nhiên, sau đó Adam Smith và David Ricardo đã có những lập luận để bác bỏ tư tưởng này và khẳng định rằng thương mại là trò chơi mà các quốc gia tham gia đều thu được lợi ích, tức tổng lợi ích lớn hơn 0. Adam Smith (1776) với lý thuyết về “Lợi thế tuyệt đối” cho rằng các quốc gia đều sẽ được hưởng lợi khi tham gia vào thương mại quốc tế. Vì vậy, các quốc gia nên tiến hành trao đổi tự do trên cơ sở đẩy mạnh phân công lao động giữa các nước với nhau và các quốc gia nên thực hiện chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm có lợi thế tuyệt đối (chi phí sản xuất thấp) để xuất khẩu và nhập khẩu những sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên, lý thuyết lợi thế tuyệt đối lại chưa giải thích được việc tại sao có sự tồn tại trao đổi thương mại giữa một nước lớn (có các lợi thế tuyệt đối) và một nước nhỏ (hầu như không có lợi thế). Lý thuyết của David Ricardo (1817) đã trả lời câu hỏi còn bỏ ngõ của Adam Smith. Lý thuyết của David Ricardo khẳng định một quốc gia sẽ xuất khẩu những mặt hàng có giá cả thấp hơn một cách tương đối so với quốc gia kia, tức là dựa trên sự khác biệt giữa các nước về năng suất lao động. Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn còn tồn tại hạn chế là bỏ qua các yếu tố như hàng rào thương mại, chi phí vận chuyển, tỷ giá và chưa giải thích được sự khác biệt về năng suất lao động giữa các quốc gia và vẫn chưa làm sáng tỏ được vấn đề lợi thế của các nước do đâu mà có? Do đó, nó không giải thích được triệt để nguyên nhân sâu xa của quá trình thương mại. Để trả lời những câu hỏi đó, hai nhà kinh tế học Thuỵ Điển Eli Hecksher và B.Ohlin (1933) đã phát triển lý thuyết lợi thế tương đối của D.Ricardo thêm một bước bằng việc đưa ra mô hình H-O để trình bày lý thuyết ưu đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có. Lý thuyết H-O được xây dựng trên nền tảng là mức độ thâm dụng tài nguyên của các nước. Lý thuyết của Heckscher-Ohlin đã giải thích nguồn gốc của lợi thế so sánh
  20. 8 dựa trên sản phẩm khác nhau ở tỷ lệ thâm dụng yếu tố sản xuất và các quốc gia có nguồn lực sản xuất sẵn có khác nhau (Leamer, 1995). Một quốc gia sẽ xuất khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó dư thừa và rẻ tương đối và nhập khẩu hàng hóa sử dụng nhiều yếu tố sản xuất mà quốc gia đó khan hiếm và đắt tương đối. Như vậy, lý thuyết này đã giải thích được bản chất của trao đổi thương mại là sự trao đổi các yếu tố dư thừa để lấy các yếu tố khan hiếm. Như vậy, đại diện cho các học thuyết thương mại cổ điển, lý thuyết của Adam Smith, Ricardo và Heckscher-Ohlin giúp giải thích hoạt động thương mại quốc tế diễn ra như thế nào. Tuy nhiên, mỗi lý thuyết đều tồn tại những hạn chế và có giả định điều kiện cụ thể mới giải thích được. Với sự phát triển của thương mại quốc tế hiện đại, Michael Porter đã đưa ra lý thuyết về “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” vào năm 1979. Khác với lý thuyết lợi thế so sánh, Michael Porter xây dựng mô hình kim cương gồm 4 nhân tố cơ bản để giải thích tại sao một số quốc gia duy trì được lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện hiện nay bao gồm: chiến lược cơ cấu và cạnh tranh của doanh nghiệp, các điều kiện về cầu, ngành công nghiệp liên quan và bổ trợ, và cuối cùng là điều kiện về yếu tố sản xuất. Việc trình bày các học thuyết này chứng minh xuất khẩu là hoạt động sống còn của tất cả các quốc gia trên thế giới. 2.3. Vai trò của xuất khẩu Qua việc trình bày các học thuyết thương mại phía trên có thể xác định thương mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu hàng hoá nói riêng là một phần không thể thiếu cho sự phát triển của một quốc gia. - Xuất khẩu giúp phát huy được những lợi thế vốn có như tài nguyên, nhân công...; tận dụng được các nguồn lực còn hạn chế từ các nước phát triển như kỹ thuật, công nghệ, quản lý... - Góp phần tạo nguồn vốn để chủ động, hạn chế phụ thuộc vào các khoản vay nợ từ nước ngoài.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2