intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Biến đổi khí hậu và sinh kế hộ nông dân các xã ven biến huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

38
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng, khả năng tổn thương và nguồn lực sinh kế của nông dân huyện do BĐKH, từ đó tìm kiếm giải pháp, các điểm can thiệp về mặt kỹ thuật và hàm ý chính sách để gia tăng chiến lược sinh kế phù hợp và giảm thiểu các thất bại, tổn thương trong phát triển sinh kế bền vững cho nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Biến đổi khí hậu và sinh kế hộ nông dân các xã ven biến huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _____________________ TRẦN NGỌC THÚY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SINH KẾ HỘ NÔNG DÂN CÁC XÃ VEN BIẾN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _____________________ TRẦN NGỌC THÚY BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ SINH KẾ HỘ NÔNG DÂN CÁC XÃ VEN BIẾN HUYỆN AN MINH, TỈNH KIÊN GIANG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn tốt nghiệp này do chính tôi thực hiện, thông qua quá trình khảo sát thực tế và thu thập số liệu đảm bảo tính khách quan. Các nguồn trích dẫn được chú thích rõ ràng, trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 12 năm 2017 Học viên thực hiện Trần Ngọc Thuý
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ TÓM TẮT LUẬN VĂN CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................................................1 1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3 1.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 3 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3 1.4.2. Địa bàn nghiên cứu .................................................................................... 4 1.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu .................................................................... 4 1.4.4. Giới hạn thời gian nghiên cứu ................................................................... 4 1.5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI .......................................................................................... 4 1.6. KẾT CẤU LUẬN VĂN .................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN...........................................6 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN .............................................................. 6 2.1.1. Khái niệm và định nghĩa tổn thương ......................................................... 6 2.1.2. Sinh kế (Livelihood) và Sinh kế bền vững (Sustainable livelihood) ......... 7 2.1.3. Khung lý thuyết về sinh kế ........................................................................ 8 2.1.4. Cách tiếp cận trong đánh giá tổn thương ................................................. 10 2.1.5. Biến đổi khí hậu (Climate Change) ......................................................... 11 2.1.6. Một số nguyên nhân biến đổi khí hậu...................................................... 12 2.1.7. Biến đổi khí hậu ở đồng bằng Sông Cửu Long ....................................... 13
  5. 2.1.8. Phương pháp xác định tính dễ bị tổn thương ........................................... 15 2.2. LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ......................................... 15 2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới .......................................................................... 15 2.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam ........................................................................... 16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 20 3.1. CÁCH TIẾP CẬN .......................................................................................... 20 3.2. VÙNG NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG VÀ MẪU ĐIỀU TRA ..................... 20 3.3. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU ...................................................... 22 3.3.1. Số liệu thứ cấp ......................................................................................... 22 3.3.2. Số liệu sơ cấp ........................................................................................... 22 3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH, XỬ LÝ SỐ LIỆU ....................................... 22 3.5. QUY TRÌNH, CÁCH THỨC VÀ CÁC BƯỚC PHÂN TÍCH ...................... 23 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 24 4.1. TỔNG QUAN VỀ HUYỆN AN MINH. ....................................................... 24 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ......................................................... 24 4.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp............................................................... 25 4.2.3. Định hướng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. ........................................................................................................ 27 4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................................. 30 4.2.1. Tổng quan về tình hình biến đổi khi hậu khu vực nghiên cứu ................ 30 4.2.1.1 Thực trạng và xu hướng biến đổi khí hậu trong thời gian qua ........... 30 4.2.2. Nguồn lực sinh kế và khả năng tổn thương sinh kế của hộ nông dân vùng ven biển trong điều kiện BĐKH ........................................................................ 38 4.2.3. Năng lực thích ứng của nông dân trước tác động biến đổi khí hậu ......... 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 .......................................................................................................... 53 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH .................................................. 54 5.1. KẾT LUẬN .................................................................................................... 54 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ................................................................................. 55 5.2.1. Đối với Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ............................... 56
  6. 5.2.2. Đối với Huyện ủy, UBND huyện An Minh ............................................. 56 5.2.3. Đối với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp xã ................................................................................................................. 57 5.2.4. Đối với hộ nông dân ................................................................................ 57 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC VIẾT TẮT BĐKH: Biến đổi khí hậu ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long IPCC: Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu UBND: Ủy ban nhân dân MTTQ Mặt trận tổ quốc CT-XH Chính trị - Xã hội NTTS: Nuôi trồng thủy sản
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Mức độ cảm nhận của hộ nông dân về biến đổi khí hậu (% người trả lời) .. 31 Bảng 4.2. Tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp (% người trả lời) ............33 Bảng 4.3: Tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản (% người trả lời)................35 Bảng 4.4: Tác động của BĐKH đối với khai thác thủy sản (% người trả lời) ............36 Bảng 4.5: Thông tin của người dân về BĐKH (hộ và %) .............................................38 Bảng 4.6: Trình độ học vấn của chủ hộ (hộ và %) .........................................................41 Bảng 4.7: Nghề nghiệp của chủ hộ (hộ và %) ................................................................41 Bảng 4.8. Mục đích vay vốn. (Hộ và %).........................................................................45
  9. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Dân số theo khu vực ....................................................................................24 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu diện tích đất nông nghiệp ...............................................................25 Biểu đồ 4.3: Sản lượng khai thác thủy sản ......................................................................25 Biểu đồ 4.4: Sản lượng nuôi trồng thủy sản ....................................................................26 Biểu đồ 4.5: Mức độ cảm nhận của nông dân về BĐKH..............................................31 Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ các hiện tượng Biến đổi khí hậu .......................................................32 Biểu đồ 4.7: Tác động của BĐKH đến nông nghiệp .....................................................34 Biểu đồ 4.8: Tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản..........................................36 Biểu đồ 4.9: Tác động của BĐKH khai thác thủy sản ...................................................37 Biểu đồ 4.10: Giới tính của chủ hộ ..................................................................................40 Biểu đồ 4.11: Trình độ học vấn của chủ hộ ....................................................................41 Biểu đồ 4.12: Ngành nghề của chủ hộ.............................................................................42 Biểu đồ 4.13: Ngành nghề của chủ hộ.............................................................................43 Biểu đồ 4.14: Tình trạng nhà ở của hộ nông dân............................................................46 Biểu đồ 4.15: Các tổ chức thường giúp đỡ khi gặp khó khăn của hộ nông dân.........46 Biểu đồ 4.16: Mức tổn thương của hộ nông dân ...........................................................48 Biểu đồ 4.17: Thời gian khắc phục do biến đổi khí hậu ...............................................49
  10. TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong những năm qua, tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, đặc biệt là huyện An Minh thuộc vùng sâu của tỉnh, có 11 xã, thị trấn; trong đó có 6 xã vùng ven biển, đây là vùng dễ tổn thương nhất do tác động của BĐKH trong điều kiện mang lại như sạt lở, xói mòn kết hợp nước biển dâng, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng làm khan hiếm nguồn nước ngọt, ảnh hưởng đến sản xuất, nuôi trồng và khai thác thủy sản tác động đến sinh kế của hộ nông dân. Bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, tác giả đề tài chọn 120 hộ nông dân trên địa bàn các xã (Thuận Hòa, Tân Thạnh, Đông Hưng A, Vân Khánh Đông) vùng ven biển, thuộc huyện An Minh để khảo sát biến đổi khí hậu ảnh đến sinh kế và thích ứng của hộ nông dân ra nào? Thống kê mô tả các nguồn lực sinh kế của hộ nông dân qua đặc điểm chủ hộ và đặc điểm hộ gia đình giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, học vấn chủ hộ, nghề nghiệp, qui mô hộ gia đình, thu nhập hộ gia đình trong năm, diện tích sản xuất, nhà ở, tham gia các hội đoàn thể... Từ đó, phân tích, đánh giá mức độ, sự ảnh hưởng của BĐKH của vùng nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân ven biển là những đối tượng dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu, Vì sinh kế của hộ nông dân ven biển sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác thủy sản nên họ hạn chế về năng lực thích ứng và thiếu nguồn lực cần thiết để chống chọi với các rủi ro do thiên tai gây ra. Do đó, tác giả đề xuất một số giải pháp ứng phó nhằm để giảm thiểu sự tổn thương trong điều kiện BĐKH và thích ứng, tăng cường sinh kế bền vững cho người dân ven biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang.
  11. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có nguy cơ tổn thương cao do tác động của hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) (Oxfam, 2008). Trong khoảng 50 năm qua (1951- 2000), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,7oC. Mực nước biển trung bình đã tăng lên khoảng 20 cm. Những năm gần đây, số cơn bão có cường độ mạnh nhiều hơn, quỹ đạo bão di chuyển dị thường và dịch chuyển dần về phía Nam (Bộ Tài Nguyên và Môi trường, 2008). Các hiện tượng thiên tai như: hạn hán, lốc, bão, xâm nhập mặn và lũ lụt diễn biến ngày càng phức tạp, bất thường. Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH nhận thức rằng với tất cả các biểu hiện của BĐKH như sự gia tăng nhiệt độ, nước biển dâng, lũ lụt, sạt lở đất, bão/áp thấp nhiệt đới, hạn hán, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác thì cộng đồng nông dân luôn là cộng đồng dễ bị tổn thương nhất (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008). Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, gồm 12 tỉnh và 01 thành phố, trong đó có 11 tỉnh sát biển. ĐBSCL có diện tích khoảng 40.000km², chiếm 12,3% diện tích của cả nước. Hàng năm, 50% diện tích vùng ĐBSCL bị ngập lũ từ 3-4 tháng, 40% diện tích bị ảnh hưởng xâm nhập mặn. Dân số vùng ĐBSCL là 18 triệu người, chiếm 20% dân số cả nước, trong đó có trên 80% dân số sống ở vùng nông thôn. ĐBSCL có địa hình thấp và bằng phẳng, phần lớn có cao độ trung bình từ 0,7-1,2m so với mực nước biển và là vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH, chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi triều cường và xâm nhập mặn (Báo cáo của Tổng cục Thống kê, 2016). Những năm gần đây, trong điều kiện BĐKH mang lại như sạt lở, xói mòn kết hợp nước biển dâng, vấn đề khan hiếm nước sinh hoạt nông thôn xảy ra ở hầu hết các địa phương thuộc vùng ĐBSCL do ảnh hưởng xâm nhập mặn sâu, lũ lụt và hạn hán kéo dài, chất lượng nguồn nước suy giảm.
  12. 2 Kiên Giang là tỉnh ven biển của ĐBSCL với bờ biển dài trên 200km, với 137 hòn đảo lớn nhỏ cùng với hệ sinh thái đa dạng, phong phú được xác định là khu dự trữ sinh quyển thế giới (Báo cáo của UBND tỉnh Kiên Giang, 2016). Mặt khác, tỉnh nằm ở cuối nguồn của sông Hậu, nơi thoát nước ra biển nhưng là đầu nguồn của triều biển Tây. Do đó BĐKH sẽ ảnh hưởng rất nặng nề đối với tỉnh Kiên Giang đặc biệt là nước biển dâng, xâm nhập mặn và các yếu tố thời tiết cực đoan đối với khu vực ven biển, các đảo có dân cư sinh sống. Nhận thấy những khó khăn, thách thức của BĐKH tác động đến tỉnh, đặt biệt đối với dải ven biển, vùng trũng thấp và các hải đảo; UBND tỉnh đã phê duyệt Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Theo Kế hoạch đề ra trong thời gian đầu tập trung cho công tác nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH, làm sao đến cuối năm 2015 có khoảng 30% cộng đồng dân cư và trên 65% công chức, viên chức nhà nước có hiểu biết cơ bản về BĐKH và các tác động của nó. Đến cuối năm 2020 có trên 80% cộng đồng dân cư và 100% công chức, viên chức nhà nước có hiểu biết về BĐKH (Báo cáo của Sở Công thương Kiên Giang, 2016). An Minh thuộc huyện vùng sâu của tỉnh Kiên Giang, kinh tế chủ yếu là Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 89,01%. Phía Bắc giáp huyện An Biên, Nam giáp tỉnh Cà Mau, Tây giáp vịnh Thái Lan, Đông giáp huyện U Minh Thượng. Huyện có 10 xã và 1 thị trấn. Diện tích 590,48km2, dân số: 119.279 người, mật độ dân số 202 người/km2 . Diện tích dùng để nuôi trồng thủy sản chiếm trên 50% (Niên giám thống kê huyện An Minh, 2016). Trong những năm qua, tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra ngày càng gay gắt trên địa bàn huyện An Minh, biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của nông dân và các hoạt động sản xuất, sinh kế của hộ nông dân. Nếu gặp thời tiết bất thường, sản xuất nông nghiệp có thể rơi vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng như sụt giảm sản lượng thu hoạch, chất lượng sản phẩm kém, mất mùa, dịch bệnh… Điều này sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương của những người nông dân nghèo, nhất là vùng khó khăn. Trong khi đó, hạn chế nguồn lực để phục hồi, không có khả năng trả nợ hoặc vay nợ mới, sự tăng giá thực phẩm và bệnh tật do các dịch bệnh, không có nơi cư trú an toàn, là những vấn đề mà
  13. 3 người nông dân phải đối mặt khi tình trạng BĐKH ngày càng tác động mạnh đến cuộc sống hàng ngày. Từ thực tế trên, tác giả quyết định chọn đề tài “Biến đổi khí hậu và sinh kế của hộ nông dân các xã ven biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang” để nghiên cứu. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng, khả năng tổn thương và nguồn lực sinh kế của nông dân huyện do BĐKH, từ đó tìm kiếm giải pháp, các điểm can thiệp về mặt kỹ thuật và hàm ý chính sách để gia tăng chiến lược sinh kế phù hợp và giảm thiểu các thất bại, tổn thương trong phát triển sinh kế bền vững cho nông dân huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sinh kế và thích ứng của hộ nông dân các xã ven biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Đề xuất các chính sách để giảm thiểu sự tổn thương và tăng cường sinh kế bền vững cho nông dân các xã ven biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sinh kế của hộ nông dân các xã ven biển huyện An Minh như thế nào? Hộ nông dân có những thích ứng nào trong tình hình khí hậu thay đổi? Chính sách nào cần thực hiện để giảm thiểu sự năng tổn thương và tăng cường sinh kế bền vững cho nông dân các xã ven biển huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu Các hộ nông dân trên địa bàn các xã (Thuận Hòa, Tân Thạnh, Đông Hưng A, Vân Khánh Đông) vùng ven, thuộc huyện An Minh
  14. 4 1.4.2. Địa bàn nghiên cứu Các xã trên địa bàn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang 1.4.3. Phương pháp thu thập dữ liệu Điều tra phỏng vấn trực tiếp 120 hộ dân theo mẫu câu hỏi thiết kế sẵn và phỏng vấn nhanh một số hộ dân và cán bộ địa phương am hiểu chủ đề nghiên cứu. 1.4.4. Giới hạn thời gian nghiên cứu Từ tháng 08/2017 đến tháng 11/2017 1.5. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu sinh kế của những hộ nông dân sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và khai thác vì đây là 3 dạng sinh kế chính của người dân huyện, đang chịu nhiều tổn thương từ yếu tố tự nhiên và biến đổi khí hậu, không nghiên cứu hết các dạng sinh kế khác. Tương tự như vậy, đề tài chỉ khảo sát 120 hộ nông dân của 4 xã (Thuận Hòa, Tân Thạnh, Đông Hưng A, Vân Khánh Đông) vùng ven, thuộc huyện An Minh để tìm hiểu về BĐKH, sinh kế hộ nông dân và sự thích ứng của nông dân do biến đổi khí hậu. Đề tài không nghiên cứu hết các thuộc tính và tác động của BĐKH mà chỉ tập trung vào những hiện tượng phổ biến nơi địa bàn nghiên cứu như: mưa giông bất thường, nắng hạn kéo dài, hạn hán, xâm ngập mặn. Để thấy được các nguồn lực sinh kế của hộ nông dân ven biển chịu ảnh hưởng như thế nào do biến đổi khí hậu. 1.6. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn gồm 5 chương cụ thể như sau: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu. Chương này trình bày đặt vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, kết cấu luận văn. Chương 2. Tổng quan lý thuyết và thực nghiệm. Chương này trình bày cơ sở ở lý thuyết và thực tiễn về khả năng tổn thương và sinh kế của hộ nông dân do BĐKH, trong đó tập trung giới thiệu các khái niệm liên quan đến khả năng tổn thương, sinh kế và sinh kế bền vững, khung lý thuyết sinh kế của DFID, khái niệm về biến đổi khí hậu và lược khảo các nghiên cứu khoa học có liên quan.
  15. 5 Chương 3. Phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày về chọn điểm nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, phương pháp phân tích dữ liệu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này trình bày về tình hình biến đổi khí hậu huyện An Minh Chương 5. Kết luận và kiến nghị chính sách. Chương này trình bày những kết quả chính đạt được trong đề tài, các hàm ý chính sách giúp hộ nông dân sản xuất.
  16. 6 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 2.1.1. Khái niệm và định nghĩa tổn thương Tính dễ bị tổn thương là một khái niệm khá trừu tượng, được đề cập trong rất nhiều tài liệu và chưa có thống nhất. Khái niệm tính dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi theo hướng phát triển trong nhiều n ăm qua. Thông qua việc xem xét, phân tích các thành phần tham gia để đánh giá tính dễ bị tổn thương, các thành phần được xem xét để đánh giá tính dễ bị tổn thương ngày càng nhiều và đa dạng hơn, thể hiện một quá trình nhận thức toàn diện hơn về tính chất xã hội, tham gia vào quy luật tự nhiên của hệ thống. Năm 1980, Ramade cho rằng tính dễ bị tổn thương bao gồm cả con người và kinh tế - xã hội, liên quan đến khuynh hướng hàng hóa, kết cấu hạ tầng, các hoạt động bị thiệt hại và sức đề kháng của cộng đồng. Tính dễ bị tổn thương là khả năng mà một người hoặc một nhóm người tiếp xúc và bị ảnh hýởng xấu bởi tai biến (Cutter, 1993). Trong lĩnh vực rủi ro thiên tai, tính dễ bị tổn thương bao gồm độ phơi nhiễm, tính nhạy, khả năng phục hồi của hệ thống để chống lại các mối nguy hiểm do ảnh hưởng của thiên tai (Downing, 2001). Tính dễ bị tổn thương là kết quả của nguồn tài lực xã hội, điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị, vãn hóa, thể chế, tài nguyên thiên nhiên và điều kiện môi trường và các quy trình (IPCC, 2012a). Tuy nhiên, định nghĩa trước đây của IPCC đề cập đến “mức độ mà một hệ thống nhạy cảm hoặc không thể đối phó với những tác động bất lợi của BĐKH, bao gồm các dao động theo quy luật và các cực đoan khí hậu. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2001) định nghĩa: Sự tổn thương do BĐKH là mức độ mà một hệ thống bị tổn hại hoặc không có khả năng để đối phó với những tác động có hại của BĐKH. Trong điều kiện biến đổi khí hậu, khả năng tổn thương là mức độ mà một hệ thống (tự nhiên, kinh tế, xã hội) có thể bị tổn thương do biến đổi khí hậu hoặc không có khả năng thích ứng trước những bất lợi của BĐKH (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2008, tr.6). Khả năng tổn thương của con người trước tác động của BĐKH
  17. 7 phụ thuộc vào 4 yếu tố sau (Armitage và Plummer, 2001; USAID, 2009): (i) Bản chất và độ lớn của BĐKH; (ii) Mức độ phụ thuộc của con người vào mức độ nhạy cảm với BĐKH (bao gồm nguồn lực: tự nhiên; vật chất; tài chính; con người, xã hội); (iii) Mức độ nhạy cảm của các nguồn lực này trước tác động của BĐKH; (iv) Năng lực thích ứng của con người trước những thay đổi của các nguồn lực nhạy cảm với BĐKH. 2.1.2. Sinh kế (Livelihood) và Sinh kế bền vững (Sustainable livelihood) Sinh kế là một khái niệm rộng, được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Sinh kế theo cách hiểu đơn gian nhất, là phương tiện để kiếm sống. Một định nghĩa đầy đủ hơn của Chambers và Conway (1992) về sinh kế là: “Sinh kế bao gồm khả năng, nguồn lực và các hoạt động cần thiết làm phương tiện sống của con người”. Trong từ điển Oxpord, “Sinh kế là phương tiện để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của cuộc sống”. Một sinh kế là bền vững “khi nó có thể giải quyết được hoặc có khả năng phục hồi từ những căng thẳng và đột biến, duy trì hoặc tăng cường khả năng và nguồn lực; tạo ra các cơ hội sinh kế bền vững cho thế hệ tương lai và mang lại lợi ích ròng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương và cấp toàn cầu, trong thời gian ngắn hạn và dài hạn (Chambers và Conway, 1992, tr.6). Viện nghiên cứu phát triển (IDS) và Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) đã nghiên cứu khái niệm và cách tiếp cận mới về sinh kế bền vững. Ian Scoones, một nhà nghiên cứu của Viện nghiên cứu phát triển Vương quốc Anh đã đề xuất một định nghĩa về sinh kế bền vững như sau: “Sinh kế bền vững là khi mà nó có thể đương đầu và phục hồi khi trải qua những tổn thất và những cú sốc gặp phải, không những thế nó còn duy trì và nâng cao những khả năng và tài sản của mình, trong khi không làm suy thoái tài nguyên thiên nhiên”. Các nghiên cứu gần đây đều thống nhất đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá về tính bền vững của sinh kế trên 4 phương diện: kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế (Scoones, 1998 & DFID, 2001, trích bởi Trần Thọ Đạt, 2012). * Bền vững về kinh tế, được đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập. * Bền vững xã hội, được đánh giá bằng các chỉ tiêu như: tạo thêm việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lương thực, cải thiện phúc lợi.
  18. 8 * Bền vững về môi trường, được đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững hơn các nguồn lực tự nhiên (đất, nước, rừng, tài nguyên thủy sản…), không gây hủy hoại môi trường (như ô nhiễm, suy thoái môi trường) có khả năng thích ứng những tổn thương và cú sốc bên ngoài. * Bền vững về thể chế, được đánh giá bằng: hệ thống pháp lý được xây dựng đầy đủ và đồng bộ, quy trình hoạch định chính sách có sự tham gia của người dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tư hoạt động có hiệu quả, từ đó tạo môi trường thuận lợi về thể chế giúp các sinh kế được cải thiện liên tục theo thời gian. 2.1.3. Khung lý thuyết về sinh kế Theo cách tiếp cận của Bộ phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID) về sinh kế được mô tả trong hình 5.1 thì khung lý thuyết này phân tích đánh giá tác động qua lại của 5 nhóm yếu tố chính ảnh hưởng đến sinh kế hộ gia đình gồm: (i) nguồn lực sinh kế; (ii) chiến lược sinh kế; (iii) kết quả sinh kế; (iv) thể chế, chính sách và (v) các yếu tố bên ngoài. H: Vốn con người S: Vốn xã hội N: Vốn tự nhiên P: Vốn vật chất F: vốn tài chính Các thể chế, chính sách Nguồn lực sinh kế Yếu tố tác động bên ngoài H Chính sách Tổ chức Ảnh - Luật -Cấp chính quyến - Cú sốc N hưởng S - Chính sách - Tổ chức tư - Xu hướng Khả năng Tiếp cận - Văn hóa - Tổ chức phi -Thời vụ F Chính phủ P Kết quả sinh kế - Tăng thu nhập - Giảm nghèo Chiến lược - Cải thiện cơ sở hạ tầng Sinh kế - Cải thiện vấn đề KT-XH - Tăng cường phúc lợi Nguồn: Krantz, 2001 Hình 2.1 Khung lý thuyết sinh kế của DFID
  19. 9 ➢ Nguồn lực sinh kế, là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển. Nguồn vốn và tài sản được chia thành 5 nhóm, gồm: vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội, vốn tự nhiên. ▪ Vốn con người, gồm các yếu tố liên quan đến đặc điểm cá nhân của con người với tư cách là nguồn lao động xã hội như: trình độ, kỹ năng, tri thức, khả năng làm việc, sức khỏe...tất cả cộng lại tạo thành những điều kiện giúp con người theo đuổi các chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được các mục tiêu sinh kế. ▪ Vốn vật chất, bao gồm cơ sở hạ tầng cơ bản và các loại hàng hóa thiết yếu mà người sản xuất cần để hậu thuẫn sinh kế gồm (giao thông – đường sá; xe cộ; nơi trú ẩn an toàn và các tòa nhà; cấp nước và vệ sinh môi trường; năng lượng; thông tin liên lạc; công vụ và thiết bị sản xuất,…). ▪ Vốn tài chính, được dùng để định nghĩa cho các nguồn lực tài chính hộ gia đình hoặc cá nhân con người có được, nó có thể gồm ( tiết kiệm; tín dụng – nợ; kiều hối; tiền lương; lương hưu; trang sức,…). ▪ Vốn xã hội, là mối quan hệ kết nối những con người khác nhau trong xã hội để phối hợp hoạt động có hiệu quả mục tiêu sinh kế của mình, bao gồm: (quan hệ xã hội, mạng lưới, thành viên nhóm, niềm tin, sự hiểu biết lẫn nhau và trao đổi, chia sẽ cho nhau những thông tin,...). ▪ Vốn tự nhiên, là các yếu tố thuộc về tài nguyên thiên nhiên mà con người có thể khai thác và sử dụng để tạo ra giá trị một cách trực tiếp hay gián tiếp. Có rất nhiều nguồn lực tạo thành vốn tự nhiên bao gồm (đất đai; rừng; nước; các nguồn lợi thủy sản; động vật hoang dã; đa dạng sinh học,…) ➢ Thể chế, chính sách, đề cập đến môi trường, thể chế, cách thức tổ chức cùng với sự hiện diện của các chính sách, các quy định pháp luật ảnh hưởng đến các hoạt động sinh kế của người dân. ➢ Chiến lược sinh kế, dùng để chỉ phạm vi và sự kết hợp những lựa chọn và quyết định mà người dân đưa ra trong việc sử dụng, quản lý các nguồn vốn và tài sản sinh kế nhằm tăng thu nhập và nâng cao đời sống cũng như để đạt được
  20. 10 mục tiêu nguyện vọng của họ. Ví dụ, một ngư dân kiếm sống bằng nghề đánh bắt thì cần sử dụng các nguồn lực sinh kế như: (i) nguồn lực tự nhiên (tài nguyên thủy hải sản); (ii) nguồn lực vật chất (tàu, thuyền đánh cá, ngư, lưới cụ); (iii) nguồn lực con người (lực lượng lao động, sức khỏe, tri thức, kinh nghiệm đánh bắt; (iv) nguồn lực xã hội (thị trường bán sản phẩm); và (v) nguồn lực tài chính (tiền vay từ ngân hàng, bà con, bạn bè). Các nhóm ngư dân khác nhau trong cộng đồng có những đặc điểm kinh tế - xã hội và nguồn lực sinh kế khác nhau nên có những lựa chọn về chiến lược sinh kế không giống nhau. Các chiến lược sinh kế có thể thực hiện là: đánh bắt, nuôi trồng, mua bán, dịch vụ, di dân… ➢ Kết quả sinh kế, được phản ánh thông qua: sự thay đổi, gia tăng của các nguồn vốn và tài sản sinh kế trong thời gian nhất định như: tăng thu nhập, giảm nghèo, cải thiện cơ sở hạ tầng, cải thiện kinh tế xã hội, tăng cường phúc lợi… Các kết quả sinh kế này phản ánh tính bền vững của sinh kế trên 3 phương diện: kinh tế; xã hội và môi trường. Yếu tố bên ngoài, được tạo ra do các biến động (cú sốc) và các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, hoặc (xu hướng) biến đổi dân số, tài nguyên, khoa học kỹ thuật hoặc các yếu tố biến đổi mang tính (thời vụ) như: sản xuất, giá cả, sức khỏe. 2.1.4. Cách tiếp cận trong đánh giá tổn thương Có hai hướng tiếp cận chính để đánh giá tính dễ bị tổn thương: các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học tự nhiên thường chú trọng vào khái niệm rủi ro (risk), trong khi các nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội thường nhắc đến thuật ngữ tính dễ bị tổn thương (vulnerability). Khái niệm tính dễ bị tổn thương được các nhà khoa học xã hội gắn với nhóm các yếu tố kinh tế - xã hội và xác định khả năng của cộng đồng trong việc chống chọi với hiện tượng thiên tai. Đối với khoa học tự nhiên, như các nhà khoa học về khí hậu lại thường xem khái niệm tính dễ bị tổn thương là khả năng xuất hiện và các tác động tiềm tàng của các hiện tượng thời tiết và khí hậu có liên quan (Allen, 2003; Brooks N, 2003; Downing và cộng sự 2001). Đến những năm gần đây, Joanne Linnerooth-Bayer (2010) cho rằng: “Tính dễ bị tổn thương là khái niệm được hiểu trong một phạm vi rộng và có quy tắc,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2