intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Bình | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

29
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến CTV cũng như đo lường mức độ tác động của những nhân tố này lên CTV của hệ thống NHTM Việt Nam. Việc nghiên cứu dựa trên áp dụng các lý thuyết cổ điển về CTV và một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như tại Việt Nam để làm sáng tỏ sự tác động của các nhân tố đến CTV đối với NHTM tại Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------- VÕ LÊ HOÀI GIANG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ------------------------------- VÕ LÊ HOÀI GIANG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC VỐN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của hệ thống Ngân hàng thương mại tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Nội dung nghiên cứu đƣợc đúc kết từ quá trình học tập và kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Các thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng; các kết quả trình bày trong luận văn này chƣa đƣợc công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào. Luận văn đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa. TP. HCM, 18 tháng 08 năm 2013 Tác giả luận văn VÕ LÊ HOÀI GIANG
  4. LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Cô PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa đã giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn này. Cô đã tận tình hƣớng dẫn và có những gợi ý khoa học quý báu để tôi hoàn thiện bài nghiên cứu một cách tốt nhất. Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn và tri ân tới Thầy, Cô Ban giám hiệu, Khoa Tài chính, Khoa Sau đại học của trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi đƣợc học tập và nghiên cứu trong suốt thời gian qua. Trân trọng cảm ơn! Tác giả luận văn VÕ LÊ HOÀI GIANG
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC TÓM TẮT ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................................... 2 1.1. Giới thiệu ........................................................................................................... 2 1.2. Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 4 1.3. Vấn đề nghiên cứu ............................................................................................. 5 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 5 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................... 6 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 6 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 6 1.6. Bố cục của đề tài ................................................................................................ 7 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY ............................. 8
  6. 2.1. Các nghiên cứu trƣớc đây về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngành tài chính - ngân hàng ...................................................................................................... 8 2.1.1. Công trình nghiên cứu của Mohammed Amidu (2007) .............................. 8 2.1.2. Công trình nghiên cứu của Reint Grop và Florian Heider (2009) ............ 11 2.1.3. Công trình nghiên cứu của Khizer Ali và cộng sự (2011) .......................... 13 2.1.4. Công trình nghiên cứu của Sajid Gul và cộng sự (2012)........................... 15 2.1.5. Công trình nghiên cứu của Thian Cheng Lim (2012) ................................ 17 2.1.6. Công trình nghiên cứu của Hoa Nguyen và Zainab Kayani (2013) .......... 19 2.1.7. Công trình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Châu (2011) ........................... 22 2.2. Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam ................................................................................................................... 25 2.2.1. Nhân tố quy mô (Size) ................................................................................ 26 2.2.2. Nhân tố cơ hội tăng trưởng (Growth opportunities) .................................. 27 2.2.3. Nhân tố tính thanh khoản (Liquidity) ......................................................... 28 2.2.4. Nhân tố tỷ suất sinh lợi (Profitability)........................................................ 28 2.2.5. Nhân tố tài sản cố định (Tangibility of assets) ........................................... 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................................. 30 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................... 31 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 31 3.1.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 31 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 31
  7. 3.2. Nguồn dữ liệu .................................................................................................... 32 3.3. Mô hình hồi quy nghiên cứu .............................................................................. 33 3.4. Các giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 36 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................................. 38 CHƢƠNG 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.......................................... 39 4.1. Kết quả kiểm định các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam ........................................................................................... 39 4.1.1. Mô tả thống kê các biến độc lập và đòn bẩy tài chính ............................... 39 4.1.2. Phân tích ma trận hệ số tương quan giữa các biến ................................... 40 4.1.3. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình ..................................................... 42 4.1.4. Kiểm định độ phù hợp của mô hình ........................................................... 43 4.1.5. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến của mô hình ....................................... 44 4.1.6. Kiểm tra giả định quan hệ tuyến tính và phương sai bằng nhau ............... 45 4.1.7. Kiểm tra giả định về phân phối chuẩn của các phần dư............................ 45 4.2. Kết quả của mô hình .......................................................................................... 46 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .............................................................................................. 52 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ................................................... 53 5.1. Kết luận .............................................................................................................. 53 5.2. Một số đề xuất.................................................................................................... 55 5.2.1. Đối với các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam ...................................... 55 5.2.2. Đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước............................................... 57
  8. 5.3. Những hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 60 PHỤ LỤC 1: TỔNG QUAN VÀ THỰC TRẠNG CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM ............................................................................... 62 PHỤ LỤC 2: ĐỒ THỊ VÀ THỐNG KÊ MÔ TẢ CÁC BIẾN ................................................. 79 PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG CHỌN LÀM MẪU KHẢO SÁT ............ 82 PHỤ LỤC 4: SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  9. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NỘI DUNG 1 AGE : Thời gian kinh doanh của Công ty 2 AssRisk : Rủi ro tài sản 3 AST (asset) : Cấu trúc tài sản 4 BOS : Quy mô hoạt động của Công ty 5 CAR : Hệ số an toàn vốn tối thiểu 6 CLB : Nợ ngắn hạn 7 COLL (collateral) : Tài sản thế chấp 8 CTV : Cấu trúc vốn 9 DIV (Dividend) : Cổ tức 10 DR : Đòn bẩy tài chính 11 EVOL(Earnings volatility) : Tính biến thiên thu nhập 12 GDP : Tổng tài sản quốc nội 13 GRW (Growth) : Tăng trƣởng kinh doanh 14 INFL : Lạm phát 15 IPO : Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu 16 LEV/L (Leverage) : Đòn bẩy tài chính 17 LIQ (Liquidity) : Tính thanh khoản 18 LONG/LLEV : Đòn bẩy tài chính dài hạn 19 MktRisk : Rủi ro thị trƣờng chứng khoán 20 MTB : Tỷ số giá thị trƣờng so với giá trị sổ sách 21 NHLD : Ngân hàng liên doanh 22 NHNN : Ngân hàng nhà nƣớc 23 NHTM : Ngân hàng thƣơng mại 24 NTS (Non-debt tax Shield) : Tấm chắn thuế phi nợ 25 PRO (Profitabily) : Tỷ suất sinh lợi 26 ROA : Tỷ suất sinh lợi so với tổng tài sản 27 ROE : Tỷ suất sinh lợi so với vốn chủ sở hữu 28 RSK (Risk) : Rủi ro 29 SIZE/SZE : Quy mô 30 SPREAD : Chênh lệch trong cấu trúc kỳ hạn lãi suất 31 TAN/TANG (Tangibility) : Tài sản hữu hình 32 TAX : Thuế thu nhập doanh nghiệp 33 TCTD : Tổ chức tín dụng : Tỷ lệ vốn hóa thị trƣờng/giá trị sổ sách 34 TOBQ của tài sản 35 VCSH : Vốn chủ sở hữu 36 WB : Ngân hàng Thế giới 37 WTO : Tổ chức thƣơng mại Thế giới
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến CTV Ngân hàng Bảng 3.1: Bảng tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu Bảng 4.1: Thống kê mô tả biến phụ thuộc và các biến độc lập giai đoạn từ năm 2007 – 2011 Bảng 4.2: Mối quan hệ tƣơng quan giữa các biến Bảng 4.3: Bảng đánh giá độ phù hợp của các mô hình và kiểm tra tự tƣơng quan Bảng 4.4: Kết quả kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy Bảng 4.5: Kiểm tra hiện tƣợng đa cộng tuyến của mô hình Bảng 4.6: Kết quả chạy hồi quy OLS cho mô hình Bảng 4.7: Kết quả nghiên cứu các nhân tố tác động đến CTV của các NHTM Bảng 1: Số lƣợng Ngân hàng tại Việt Nam (Phụ lục 1) Bảng 2: Quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản của một số NHTM của các quốc gia trong khu vực (Phụ lục 1) Bảng 3: CTV của các NHTM tại Việt Nam qua các năm (Phụ lục 1)
  11. DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1: Thể hiện sự phân tán giữa phần dƣ và giá trị dự đoán của LEV Biểu đồ 4.2: Phân phối của phần dƣ chuẩn hóa của LEV Biểu đồ 1: Diễn biến VCSH của các nhóm Ngân hàng (Phụ lục 1) Biểu đồ 2: Diễn biến tổng tài sản của các nhóm Ngân hàng (Phụ lục 1) Biểu đồ 3: Diễn biến huy động từ nền kinh tế của các khối Ngân hàng (Phụ lục 1) Biểu đồ 4: Diễn biến dƣ nợ tín dụng của các khối Ngân hàng (Phụ lục 1) Biểu đồ 5: Tỷ lệ nợ xấu của các TCTD từ năm 2004 – Quý 2/2012 (Phụ lục 1)
  12. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tổng quan và thực trạng cấu trúc vốn của các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam. Phụ lục 2: Đồ thị và thống kê mô tả các biến. Phụ lục 3: Danh sách các Ngân hàng chọn làm mẫu khảo sát. Phụ lục 4: Số liệu nghiên cứu của đề tài.
  13. -1- TÓM TẮT ĐỀ TÀI Bài nghiên cứu thể hiện sự tổng hợp về mặt lý thuyết cũng như khảo sát mang tính thực nghiệm về vấn đề cấu trúc vốn (CTV) của hệ thống các Ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam. Dữ liệu được tập hợp từ 30 NHTM đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2011. Mô hình nghiên cứu được áp dụng dựa trên nghiên cứu của Sajid Gul cùng cộng sự (2012) trong lĩnh vực Ngân hàng và bảo hiểm tại Pakistan; Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar, Shama Sadaqat (2011) trong khu vực NHTM ở Pakistan; Mohammed Amidu (2007) nghiên cứu tại các Ngân hàng ở Ghana; Reint Gropp cùng Florian Heider (2009) tại các Ngân hàng lớn ở Mỹ cùng các quốc gia Châu Âu; Hoa Nguyen, Zainab Kayani (2013) nghiên cứu CTV của các Ngân hàng ở Châu Á; và Thian Cheng Lim (2012) tại các công ty tài chính được niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Kết quả của đề tài cho thấy rằng những nhân tố tác động đến CTV của các NHTM tại Việt Nam cũng khá phù hợp với các nhân tố tác động đến CTV của các NHTM và công ty tài chính trên thế giới. Cụ thể, mô hình nghiên cứu có các biến độc lập được tiến hành kiểm định bao gồm quy mô Ngân hàng (Size) tương quan tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính của Ngân hàng; trong khi đó tính thanh khoản (Liquidity), tài sản hữu hình (Tangibility of assets) và tỷ suất sinh lợi (Profitability) tương quan tỷ lệ nghịch với đòn bẩy tài chính. Tuy nhiên, biến cơ hội tăng trưởng (Growth opportunities) là nhân tố không có ý nghĩa thống kê.
  14. -2- CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007 đã mang đến cho Việt Nam rất nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại không ít thách thức. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro như tăng trưởng kinh tế chậm lại, lạm phát tăng, thâm hụt cán cân thương mại, tình trạng “bong bóng” bất động sản, giảm sút chất lượng đầu tư, bất ổn tỷ giá… đây là một bài toán khá khó khăn cho các cấp quản lý thì những thách thức này lại càng lớn hơn cho lĩnh vực Ngân hàng vì đây là một trong những ngành kinh doanh khá nhạy cảm đối với nền kinh tế trong giai đoạn này. Ngân hàng được coi là hệ tuần hoàn vốn của nền kinh tế, là một bộ phận không thể thiếu được với hoạt động chủ yếu là tiền tệ, tín dụng và thanh toán, trong đó nghiệp vụ thanh toán đang giữ vai trò đặc biệt quan trọng. Mặc dù không trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho nền kinh tế, song với những đặc điểm hoạt động riêng có của mình, ngành Ngân hàng đã đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế Việt Nam, cụ thể như: đẩy lùi và kiềm chế lạm phát; góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh thông qua nghiệp vụ tín dụng Ngân hàng; tạo việc làm cho người dân... Có thể nói Ngân hàng có một vai trò quan trọng trong giai đoạn Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế, việc các tổ chức đua nhau thành lập Ngân hàng trong năm 2007 đã làm cho số lượng Ngân hàng nội địa ở nước ta lên đến con số 43 Ngân hàng, trong khi đó năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng chưa cao, quy mô vốn còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới, quản trị vốn chưa hiệu quả, các sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng, chỉ tập trung chủ yếu vào hoạt động cho vay. Và một trong những vấn đề làm đau đầu cho các nhà quản lý Ngân hàng là thiết lập một cơ cấu vốn như thế nào, vốn chủ sở hữu bao nhiêu, tỷ lệ nợ sao cho hợp lý, nguồn huy động vốn từ đâu, cũng như làm thế nào để hạn chế được nợ xấu và đảm bảo tính thanh khoản...
  15. -3- Đến thời điểm hiện nay, việc xây dựng một CTV cho các NHTM tại Việt Nam đang là một đề tài rất được quan tâm, và là một vấn đề mang tính thực tiễn cao, giúp điều chỉnh hiệu quả điều hành hoạt động tài chính của Ngân hàng, giảm tỷ lệ nợ xấu ở mức tối thiểu, tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp cũng như của cổ đông. Để thực hiện được điều đó, các nhà quản trị phải có những quyết định quan trọng nhằm định hướng Ngân hàng đi theo hướng tốt nhất và một trong những quyết định quan trọng này là xác định một CTV tối ưu nhất. Đối với ngành Ngân hàng, các NHTM thường sử dụng đòn bẩy tài chính cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp phi tài chính. Đó là vì, khoản mục chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của các Ngân hàng không phải từ nguồn vốn chủ sở hữu (VCSH) mà chính là tiền từ huy động và sử dụng nguồn vốn này như là một sản phẩm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, trong khi đó các doanh nghiệp phi tài chính thì nguồn vốn kinh doanh thông thường đến từ nguồn VCSH và một phần đến từ vốn vay. Chính vì thế, trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng nợ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn. Tóm lại, dù ở loại hình kinh doanh nào thì các nhà quản trị tài chính cần phải lựa chọn một đòn bẩy tài chính hợp lý nhất cho doanh nghiệp mình. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố quyết định đến CTV liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng như Hoa Nguyen và Zainab Kayani (2013) đã nghiên cứu đến việc xác định CTV của các Ngân hàng trong Khu vực Châu Á cũng như so sánh sự khác biệt trong CTV Ngân hàng giữa các nước phát triển và nước đang phát triển; Sajid Gul, Muhammad Bilal Khan, Nasir Razzaq, Naveed Saif (2012) với công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của khu vực Ngân hàng và khu vực bảo hiểm tại Pakistan trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2009; Mohammed Amidu (2007) có công trình nghiên cứu về việc xác định CTV của các Ngân hàng tại Ghana trong giai đoạn 1998 – 2003; Reint Gropp, Florian Heider (2009) xác định CTV Ngân hàng tại Mỹ và các quốc gia Châu Âu; Khizer Ali, Muhammad Farhan Akhtar, Shama Sadaqat (2011) với công trình nghiên cứu về những ý nghĩa thực tiễn của lý thuyết CTV và đưa ra bằng chứng
  16. -4- thực nghiệm từ các NHTM tại Pakistan; Paolo Saona Hoffimann (2010) với đề tài về CTV và những thành quả trong ngành Ngân hàng ở Mỹ trong giai đoạn 1995 - 2007; Thian Cheng Lim (2012) với công trình nghiên cứu về việc xác định CTV cũng như đưa ra bằng chứng thực nghiệm tại các công ty dịch vụ tài chính ở Trung Quốc thời kỳ từ 2005 - 2009; Rafiu Oyesola Salawu, Obafemi Awolowo (2007) lại xác định CTV của các công ty tài chính ở Nigeria theo hình thức định tính dựa trên quan điểm, ý kiến của các Giám đốc tài chính; Manuel O.Marques, Mário C.Santos (2003) với đề tài chính sách CTV và việc xác định CTV ở các Ngân hàng tại Bồ Đào Nha… 1.2. Lý do chọn đề tài Có thể nói, Ngân hàng là ngành có mối quan hệ mật thiết với các biến động của nền kinh tế. Đây cũng chính là ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên khi nền kinh tế gặp khó khăn nhưng cũng là ngành phục hồi trước tiên để tạo điều kiện cho nền kinh tế phục hồi và đi vào ổn định. Trong những năm qua, với tốc độ tăng trưởng nóng của nền kinh tế đã dẫn đến lượng cung tiền tăng nhanh, kéo theo tăng trưởng tín dụng nóng đã làm cho hệ thống Ngân hàng bị mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn và tài sản. Ngân hàng đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho vay dài hạn đồng thời tận dụng quá nhiều nguồn vốn vay liên Ngân hàng với chi phí huy động thấp để cho vay bất động sản và chứng khoán chính điều này đã làm gia tăng rủi ro thanh khoản kéo theo tỷ lệ nợ xấu cũng tăng cao. Việc tái cấu trúc trong lĩnh vực Ngân hàng đang là chủ đề tranh luận nhằm hướng tới một hệ thống Ngân hàng an toàn và hoạt động hiệu quả. Hầu hết các công trình nghiên cứu trên thế giới về CTV chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp phi tài chính và rất ít công trình nghiên cứu về CTV liên quan đến lĩnh vực Ngân hàng. Có thể là vì, Ngân hàng là một lĩnh vực kinh doanh đặc biệt và khá “nhạy cảm” của nền kinh tế, sản phẩm của quá trình kinh doanh là nguồn tiền từ huy động. Một nguyên nhân khác nữa đó là hoạt động của Ngân hàng luôn phải chịu sự quản lý chặt chẽ từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua các quy định
  17. -5- về vốn pháp định, hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, giới hạn góp vốn - mua cổ phần... Ở Việt Nam cũng vậy, các nghiên cứu này chỉ được thực hiện đối với các công ty phi tài chính, rất ít nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các công ty tài chính đặc biệt là lĩnh vực Ngân hàng. Trong khi đó, lĩnh vực tài chính Ngân hàng với vai trò đặc biệt là trung gian vốn, trung gian thanh toán của nền kinh tế và là đầu mối cho mọi hoạt động lưu thông tiền tệ. Do đó, ổn định tình hình hoạt động của Ngân hàng cũng chính là ổn định đến nền kinh tế. Vì thế, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến CTV trong hệ thống NHTM đang là vấn đề cấp thiết để từ đây các nhà quản trị đề ra được những CTV phù hợp nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp và của cổ đông cũng như khả năng cạnh tranh so với các Ngân hàng nước ngoài. Đây là lý do mà tác giả lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến cấu trúc vốn của hệ thống Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam” nhằm tìm hiểu những nhân tố nào thực sự ảnh hưởng mạnh mẽ đến CTV của các NHTM tại Việt Nam và cũng với hy vọng có thể giúp các NHTM Việt Nam trong việc hoạch định và xây dựng một CTV phù hợp. 1.3. Vấn đề nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến CTV cũng như đo lường mức độ tác động của những nhân tố này lên CTV của hệ thống NHTM Việt Nam. Việc nghiên cứu dựa trên áp dụng các lý thuyết cổ điển về CTV và một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cũng như tại Việt Nam để làm sáng tỏ sự tác động của các nhân tố đến CTV đối với NHTM tại Việt Nam. Theo đó, mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm: + Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các NHTM tại Việt Nam dựa trên cơ sở các lý thuyết kinh điển về CTV cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trước đây. + Mức độ tác động của các nhân tố này đến CTV của các NHTM tại Việt Nam.
  18. -6- + Ước lượng mô hình, giải thích sự tương quan giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập trong CTV Ngân hàng. 1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu Dựa trên các lý do cho việc lựa chọn đề tài cũng nhưng mục tiêu nghiên cứu. tác giả đề xuất các câu hỏi nghiên cứu liên quan đến việc nghiên cứu các nhân tố tác động lên CTV của các NHTM tại Việt Nam như sau: + Các nhân tố nào đã ảnh hưởng đến CTV của các NHTM tại Việt Nam? + Những nhân tố này có mức độ tác động như thế nào đến quyết định tài trợ? + Mô hình định lượng nào giúp nhận diện các tác động này? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã giới hạn phạm vi cũng như đối tượng nghiên cứu như sau: + Đối tượng nghiên cứu của đề tài này: các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của NHTM tại Việt Nam. + Phạm vi nghiên cứu: do những hạn chế về số liệu nên tác giả chỉ nghiên cứu đến các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần đang hoạt động tại Việt Nam, không nghiên cứu đến các Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài. Số lượng Ngân hàng nghiên cứu bao gồm 30 NHTM. Số liệu tác giả chọn để khảo sát được lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên đã được kiểm toán trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết những câu hỏi nghiên cứu nêu trên, tác giả đã tham khảo và sử dụng các lý thuyết kinh tế, tài chính, mô hình định lượng CTV của các nhà nghiên cứu kinh tế trên thế giới cũng như ở Việt Nam kết hợp với phương pháp thống kê, phân tích và so sánh các số liệu thu thập được. Ngoài ra, tác giả ứng dụng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến và sử dụng các kiểm định Anova, kiểm định hiện tượng
  19. -7- đa cộng tuyến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của các NHTM tại Việt Nam. 1.6. Bố cục của đề tài Kết cấu của luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu chung, lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu của đề tài nghiên cứu. Chương 2: Trình bày một số nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến CTV của ngành tài chính trên thế giới và tại Việt Nam. Từ đó xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến CTV của các NHTM tại Việt Nam. Chương 3: Trình bày phương pháp nghiên cứu, cơ sở dữ liệu; thu thập và xử lý dữ liệu, mẫu nghiên cứu cũng như mô hình hồi quy sử dụng và các giả thuyết nghiên cứu. Chương 4: Trình bày các kết quả nghiên cứu mang tính định lượng thu được từ mô hình hồi quy. Chương 5: Kết luận và một số đề xuất.
  20. -8- CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY 2.1. Các nghiên cứu trƣớc đây về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn ngành tài chính – ngân hàng Có thể nói rằng cơ cấu vốn là một trong các chủ đề quan trọng của lý thuyết tài chính doanh nghiệp hiện đại, cơ cấu vốn lần đầu tiên được đưa ra bởi Modigliani và Miller (1958). Kể từ đó, có vài lý thuyết đã được phát triển nhằm giải thích sự khác biệt trong lựa chọn cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Đặc biệt, có hai mô hình lý thuyết phổ biến và nổi tiếng nhất đã giải thích mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và giá trị doanh nghiệp đó là: lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (The trade-off theory) và lý thuyết trật tự phân hạng (The pecking order theory) . Việc vận dụng và kiểm tra tính thực tiễn các lý thuyết cổ điển và hiện đại này đã được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới. Bên cạnh một số nghiên cứu thực nghiệm cho kết quả tán đồng với các lý thuyết trên thì vẫn còn nhiều kết quả nghiên cứu trái chiều nhau. Để có cơ sở mở rộng và tìm hiểu các nhân tố tác động lên CTV của các NHTM tại Việt Nam nhằm hỗ trợ cho đề tài nghiên cứu được hiệu quả hơn, tác giả đã đi tìm hiểu một số công trình nghiên cứu mang tính thực nghiệm về CTV Ngân hàng và các công ty ngành tài chính trên thế giới cũng như một số bài nghiên cứu đã được thực hiện ở Việt Nam. Qua các bài nghiên cứu đó, tác giả có thể tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến CTV Ngân hàng mang tính đại diện và có thể ứng dụng vào phân tích tại các NHTM Việt Nam. Cụ thể các công trình nghiên cứu được tác giả tóm lược như sau: 2.1.1. Công trình nghiên cứu của Mohammed Amidu về việc “xác định cấu trúc vốn của các Ngân hàng ở Ghana: phương pháp thực nghiệm” (2007) Nội dung nghiên cứu: mục đích của công trình này nhằm nghiên cứu những chức năng liên quan đến việc xác định CTV của các Ngân hàng ở Ghana. Công trình nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng tỷ suất sinh lợi (Profitability), thuế doanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2