intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa – Bằng chứng thực nghiệm tại TP. Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:111

20
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là bằng chứng thực tế hữu ích giúp các DN tìm ra các nhân tố quan trọng để tập trung kiểm soát và có những can thiệp thích hợp để nâng cao chất lượng thông tin BCTC của các DN nói chung, các DNNVV trên địa bàn TP Cần Thơ nói riêng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa – Bằng chứng thực nghiệm tại TP. Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LƯU PHẠM ANH THI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI TP CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LƯU PHẠM ANH THI CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA – BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI TP CẦN THƠ Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 8340301 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ THANH HẢI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sỹ Kinh tế với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại Thành phố Cần Thơ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các phân tích, số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có bất kỳ vấn đề gì, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Lưu Phạm Anh Thi
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BIỂU BẢNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Sự cần thiết của đề tài ..................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2 3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................2 5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................3 6. Đóng góp mới của đề tài ..............................................................................3 7. Kết cấu nghiên cứu ......................................................................................3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ...........................................5 1.1 Các nghiên cứu đã công bố ngoài nước .......................................................5 1.1.1 Chất lượng thông tin BCTC .........................................................................5 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC ............................7 1.2 Các nghiên cứu đã công bố trong nước .......................................................9 1.2.1 Các nhân tố bên trong DN ảnh hưởng đến chất lượng BCTC .....................9 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC ..........................................11 1.3 Xác định khe hổng nghiên cứu ..................................................................13 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ............................................................................................15 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................16 2.1 Báo cáo tài chính ........................................................................................16 2.1.1 Khái niệm ...................................................................................................16 2.1.1.1 Bảng cân đối kế toán ..................................................................................16
  5. 2.1.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................16 2.1.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) ......................................................17 2.1.1.4 Bản thuyết minh BCTC .............................................................................17 2.2 Đặc điểm chất lượng thông tin BCTC .......................................................17 2.2.1 Thông tin BCTC ........................................................................................17 2.2.2 Chất lượng thông tin BCTC .......................................................................18 2.2.2.1 Theo khuôn mẫu lý thuyết của FASB ........................................................18 2.2.2.2 Theo khuôn mẫu lý thuyết của IASB ........................................................20 2.2.2.3 Quan điểm hội tụ IASB – FASB ...............................................................21 2.2.2.4 Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS 01, VAS 21) ...........................22 2.2.2.5 Theo tiêu chuẩn của CobiT ........................................................................23 2.2.2.6 Tổng hợp đặc tính chất lượng TTKT từ các quan điểm ............................24 2.3 Đặc điểm BCTC và chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV .........25 2.3.1 Đặc điểm BCTC tại DNNVV ....................................................................25 2.3.2 Đặc điểm chất lượng TTKT trên BCTC tại các DNNVV .........................26 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC ..........................................26 2.4.1 Các nhân tố bên trong ................................................................................26 2.4.1.1 Cơ cấu quản trị công ty ..............................................................................27 2.4.1.2 Công tác kế toán ........................................................................................28 2.4.1.3 Hiệu quả hoạt động ....................................................................................29 2.4.2 Các nhân tố bên ngoài ................................................................................29 2.4.2.1 Đặc điểm thị trường ...................................................................................29 2.4.2.2 Thuế ...........................................................................................................29 2.4.2.3 Dịch vụ kiểm toán ......................................................................................30 2.5 Lý thuyết nền .............................................................................................30 2.5.1 Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Asymmetric Information) ...................30 2.5.2 Lý thuyết ủy quyền ....................................................................................32 2.5.3 Lý thuyết tín hiệu (Signalling theory) .......................................................33 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................34
  6. CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................35 3.1 Khung nghiên cứu ......................................................................................35 3.2 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................36 3.2.1 Mô hình nghiên cứu dự kiến ......................................................................36 3.2.2 Xây dựng thang đo .....................................................................................37 3.2.3 Mô hình hồi quy dự kiến............................................................................40 3.2.4 Các giả thuyết nghiên cứu .........................................................................41 3.2.5 Mẫu nghiên cứu .........................................................................................42 3.2.5.1 Phương pháp chọn mẫu .............................................................................42 3.2.5.2 Cỡ mẫu .......................................................................................................42 3.2.5.3 Đối tượng và phạm vi khảo sát ..................................................................43 3.2.6 Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................43 3.3 Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................43 3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................43 3.3.2 Phương pháp phân tích ..............................................................................43 3.3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả .....................................................................43 3.3.2.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá .................................................44 3.3.2.3 Phương pháp phân tích hồi quy .................................................................47 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................47 CHƯƠNG 4 ĐO LƯỜNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH .................................................49 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính .....................................................................49 4.2 Kết quả nghiên cứu định lượng..................................................................51 4.2.1 Mô tả đặc điểm mẫu khảo sát ....................................................................51 4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC tại các DNNVV trên địa bàn TP Cần Thơ ............................................................................53 4.2.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ..............53 4.2.2.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .......................56
  7. 4.2.2.3 Phân tích hồi quy tuyến tính ......................................................................60 4.2.2.4 Kiểm định các giả thuyết ...........................................................................66 4.3 Bàn luận về tác động của từng yếu tố đến chất lượng thông tin BCTC tại các DNNVV trên địa bàn TP Cần Thơ .....................................................................67 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................70 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................71 5.1 Kết luận ......................................................................................................71 5.2 Một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao chất lượng thông tin trình bày trên BCTC tại các DNNVV trên địa bàn TP Cần Thơ .....................................................71 5.2.1 Vấn đề tổ chức bộ máy kế toán và mục tiêu lập BCTC ............................72 5.2.2 Vấn đề quản trị công ty ..............................................................................72 5.2.3 Vấn đề tổ chức công tác kế toán tại công ty ..............................................73 5.2.4 Vấn đề hiệu quả và môi trường hoạt động .................................................74 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ...........................75 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................76
  8. DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1.1 Mô hình các đặc tính chất lượng BCTC ......................................................6 Hình 3.1. Sơ đồ khung nghiên cứu............................................................................35 Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu dự kiến ......................................................................36 Hình 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh .................................................................66
  9. DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1.1 Bảng tổng hợp giả thuyết nghiên cứu và mối quan hệ với lý thuyết nền ..12 Bảng 3.1 Bảng tổng hợp thang đo các biến từ các nghiên cứu trước .......................37 Bảng 4.1 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về các nhân tố ...................................49 Bảng 4.2 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về câu hỏi khảo sát ...........................50 Bảng 4.3 Thống kê mẫu nghiên cứu .........................................................................52 Bảng 4.4 Kết quả kiểm định thang đo của các nhân tố ảnh hưởng đến ....................54 Bảng 4.5 Kết quả kiểm định thang đo chất lượng thông tin BCTC ..........................56 Bảng 4.6 Kiểm định KMO and Bartlett's các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC .................................................................................................57 Bảng 4.7 Kết quả phân tích nhân tố khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến .............58 Bảng 4.8 Kiểm định KMO and Bartlett's thang đo chất lượng BCTC .....................59 Bảng 4.9 Kết quả thống kê mô tả thang đo biến độc lập ..........................................60 Bảng 4.10 Kết quả thống kê mô tả thang đo biến phụ thuộc ....................................61 Bảng 4.11 Ma trận hệ số tương quan ........................................................................62 Bảng 4.12 Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy......................................63 Bảng 4.13 Kết quả phân tích phương sai ANOVA mô hình hồi quy .......................63 Bảng 4.14 Kết quả hệ số hồi quy ..............................................................................64
  10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BCTC Báo cáo tài chính CL PMKT Chất lượng phần mềm kế toán CLTT Chất lượng thông tin DN Doanh nghiệp DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa EFA Exploratory Factor Analysis FASB Financial Accounting Standards Board GDP Gross domestic product HĐQT Hội đồng quản trị HTKSNB Hệ thống kiểm soát nội bộ IASB International Accounting Standards Board IFRS International Accounting Standards Board IFRS International Accounting Standards Board IT Information Technology KN CTHĐQT-TGĐ Kiêm nhiệm Chủ tịch hội đồng quản trị - Tổng giám đốc QSH Quyền sở hữu TNDN Thu nhập DN TTCK Thị trường chứng khoán TTKT Thông tin kế toán VAS Vietnamese Accounting Standards
  11. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, thông tin tài chính của các doanh nghiệp (DN) là một trong những nguồn thông tin được rất nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng. Do đó, việc nâng cao chất lượng thông tin tài chính sẽ giúp người sử dụng đưa ra quyết định thích hợp đồng thời nâng cao vị thế DN trên thị trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Tuy nhiên, vì lợi ích cá nhân và ảnh hưởng thông tin bất cân xứng nên khá nhiều công ty công khai BCTC thiếu trung thực, chưa đầy đủ và kịp thời theo quy định. Báo cáo tài chính (BCTC) có chất lượng cao sẽ giảm sự bất cân xứng thông tin (Biddle và cộng sự, 2009). Mặt khác, khi tăng chất lượng BCTC thì hoạt động tài chính tại các DN sẽ được cải thiện (Nanyondo, 2014). Thành phố Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay. Đồng thời cũng là một đô thị loại 1, thành phố trực thuộc Trung ương lớn thứ 2 ở miền Nam sau TP Hồ Chí Minh. Với địa hình bằng phẳng và giao thông thuận tiện cả về đường bộ, đường thủy và đường không, TP Cần Thơ là nơi rất thuận lợi cho việc đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Theo quy hoạch đến năm 2025, TP Cần Thơ sẽ trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ, y tế và văn hoá của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, đồng thời là đô thị cửa ngõ của vùng hạ lưu sông Mekong, là đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế. Thực hiện Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 17-3-2017 về khởi sự doanh nghiệp trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020, TP Cần Thơ đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tăng số lượng doanh nghiệp mới thành lập cả về số lượng, lẫn chất lượng. Tính đến tháng 3/2017 TP Cần Thơ có khoảng 6.928 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký khoảng 55.545 tỷ đồng, bình quân 8,05 tỷ đồng/doanh nghiệp, Tuy nhiên, việc thu hút đầu tư của các DN hiện nay vẫn còn gặp nhiều trở ngại, trong đó có khó khăn trong việc cung cấp thông tin kế toán (TTKT) tài chính có chất lượng cho nhà đầu tư. Vì vậy, để thu hút đầu tư và tăng lợi thế cạnh tranh, các DN cần xác định được các nhân tố ảnh hưởng
  12. 2 đến chất lượng TTKT trên BCTC nhằm kiểm soát và nâng cao chất lượng thông tin mà DN cung cấp cho các đối tượng sử dụng. Từ những vấn đề nêu trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu thực trạng chất lượng BCTC và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC của các công ty hiện nay là thật sự cần thiết. Với những lý do trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa – bằng chứng thực nghiệm tại Thành phố Cần Thơ” 2. Mục tiêu nghiên cứu a. Mục tiêu chung: Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tại TP Cần Thơ. b. Mục tiêu cụ thể Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC của các DNNVV tại TP Cần Thơ. Đo lường qua đó đánh giá mức độ tác tác động các nhân tố đến chất lượng thông tin BCTC của các DN. 3. Câu hỏi nghiên cứu Những nhân tố nào sẽ có ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC của các DNNVV tại TP Cần Thơ? Những nhân tố này sẽ tác động tích cực hay tiêu cực đến đến chất lượng thông tin BCTC của các DNNVV tại TP Cần Thơ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu chất lượng thông tin BCTC theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin BCTC. b. Phạm vi nghiên cứu Không gian: Khảo sát tại các DNNVV đang hoạt động tại TP Cần Thơ. Thời gian: dữ liệu thu thập năm 2017.
  13. 3 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu sử dụng là phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng, trong đó nghiên cứu định lượng đóng vai trò chủ đạo, thực hiện qua 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Đề tài dựa trên cơ sở lý thuyết và lược khảo kết quả của các nghiên cứu trước đây để tổng hợp và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC của DN nói chung và DNNVV nói riêng. Sau đó, tác giả tiến hành thảo luận với các chuyên gia. Kết quả thảo luận với chuyên gia sẽ được tổng hợp và là cơ sở cho việc hiệu chỉnh, bổ sung các nhân tố và các biến cần đo lường sao cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và địa bàn khảo sát. - Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức, áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng. Mục đích sử dụng nghiên cứu định lượng là để đánh giá, kiểm định các thang đo về chất lượng của hệ thống thông tin kế toán, sự phù hợp của mô hình nghiên cứu với dữ liệu khảo sát thực tế. Từ kết quả phỏng vấn trực tiếp các nhà quản lý, các nhân viên kế toán tham gia trực tiếp vào quá trình lập, trình bày và công bố BCTC trong các DN trên địa bàn TP Cần Thơ, luận văn thực hiện kiểm định lại mô hình và các giả thuyết nghiên cứu thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) và phân tích mô hình hồi qui tuyến tính để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trình bày trên BCTC của các DNNVV tại TP Cần Thơ. 6. Đóng góp mới của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là bằng chứng thực tế hữu ích giúp các DN tìm ra các nhân tố quan trọng để tập trung kiểm soát và có những can thiệp thích hợp để nâng cao chất lượng thông tin BCTC của các DN nói chung, các DNNVV trên địa bàn TP Cần Thơ nói riêng. 7. Kết cấu nghiên cứu Nghiên cứu có kết cấu bao gồm 5 chương: - Chương 1 Tổng quan các nghiên cứu; - Chương 2 Cơ sở lý thuyết;
  14. 4 - Chương 3 Phương pháp nghiên cứu; - Chương 4 Đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC; - Chương 5 Kết luận và kiến nghị.
  15. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU 1.1 Các nghiên cứu đã công bố ngoài nước 1.1.1 Chất lượng thông tin BCTC Thông tin BCTC có chất lượng sẽ giúp cho các đối tượng sử dụng BCTC có được cơ sở đáng tin cậy để ra các quyết định đầu tư và tài chính. Khi nghiên cứu về mối quan hệ của chất lượng thông tin BCTC và hiệu quả đầu tư, Biddle và cộng sự (2009) đã kết luận rằng: BCTC có chất lượng càng cao sẽ làm giảm thông tin bất cân xứng, nguyên nhân tạo nên mâu thuẫn như suy giảm đạo đức kinh doanh hay lựa chọn chống đối. Nghiên cứu của Nanyondo (2014) cũng cho thấy có mối quan hệ đồng biến giữa chất lượng BCTC và khả năng người sử dụng có thể tiếp cận hoạt động tài chính của DNNVV. Chất lượng của BCTC còn ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nếu DN cố ý thổi phòng kết quả kinh doanh bằng các chỉ số tài chính (Penman, 2003). Trong nghiên cứu của Shroff (2015), tác giả đã kết luận rằng: việc cải thiện chất lượng BCTC có thể không ảnh hưởng đến tài chính công ty và hành vi đầu tư trong khi độ tin cậy của BCTC lại có ảnh hưởng đáng kể. Đồng thời, khi đề cập đến chất lượng BCTC các nhà nghiên cứu còn quan tâm đến cách để đo lường và đánh giá chất lượng BCTC. Trong bài viết của Jonas (2000) đăng trên tạp chí Accounting Horizons, ông đã tổng hợp những đặc tính chất lượng của BCTC dựa trên quan điểm bảo vệ cổ đông/ nhà đầu tư và nhu cầu của người sử dụng BCTC thể hiện qua hình 1.1 như sau:
  16. 6 SỰ HỮA ÍCH CỦA QUYẾT ĐỊNH ĐỘ RÕ RÀNG TÍNH THÍCH HỢP ĐỘ TIN CẬY GIÁ TRỊ GIÁ TRỊ CÓ THỂ BIỂU HIỆN TÍNH KỊP THỜI ƯỚC TÍNH PHẢN HỒI KIỂM CHỨNG TRUNG THỰC TÍNH CÓ THỂ SO SÁNH THU NHẬP THÔNG TIN BỊ (bao gồm cả TÍNH TÍNH BỀN VỮNG PHÂN TÁCH TÍNH NHẤT QUÁN) TRUNG LẬP ĐẦY ĐỦ (Nguồn: Gregory J. Jonas và Jeannot Blanchet, 2000) Hình 1.1 Mô hình các đặc tính chất lượng BCTC Bài viết của Jonas đã cung cấp những đặc tính chất lượng của BCTC dựa trên quan điểm bảo vệ cổ đông/ nhà đầu tư và nhu cầu của người sử dụng BCTC bao gồm: tính thích hợp, độ tin cậy. Trong đó, tính thích hợp được thể hiện qua giá trị ước tính, giá trị phản hồi và sự kịp thời của thông tin trên BCTC. Đồng thời, độ tin cậy được thể hiện qua tính có thể kiểm chứng, tính trung lập, và biểu hiện tính trung thực trên BCTC. Nghiên cứu của Lehtinen (2013) về tính kịp thời và chất lượng BCTC đã đề xuất sử dụng mô hình các đặc tính của BCTC do FASB công bố để đánh giá chất lượng BCTC thông qua 2 đặc tính là tính thích hợp và độ tin cậy. Nghiên cứu của Nobes và Stadler (2014) về vai trò của các đặc tính chất lượng BCTC trong quyết định kế toán của các nhà quản lý. Nhóm tác giả đã sử dụng mô hình đặc tính chất lượng BCTC của tổ chức nghề nghiệp IFRS. Theo đó, đặc tính chất lượng BCTC cũng được đánh giá thông qua tính thích hợp, tính đáng tin cậy đồng thời IFRS bổ sung thêm đặc tính có thể hiểu được và có thể so sánh. Các đặc tính chất lượng BCTC của tổ chức nghề nghiệp IFRS bao gồm: có thể hiểu được, quyết định tính hữu dụng, tính thích hợp và độ tin cậy. Tóm lại, chất lượng thông tin BCTC đóng vai trò quan trọng đối với các nhà đầu tư, cổ đông trong việc ra các quyết định tài chính. Đồng thời cũng giúp DN tạo
  17. 7 lập cũng như giữ được uy tín của mình trên thị trường đầu tư đang ngày càng khó khăn và nhiều thách thức. Các nghiên cứu trên thế giới về tiêu thức đo lường chất lượng BCTC chủ yếu dựa trên mô hình các đặc tính chất lượng công bố bởi FASB và các đặc tính chất lượng BCTC theo IFRS nhưng có đều chỉnh để phù hợp với đặc điểm và yêu cầu riêng của từng nghiên cứu. 1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC Cùng với việc nghiên cứu các tiêu thức đo lường chất lượng BCTC, các nhà nghiên cứu trên thế giới còn quan tâm đến các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. Đơn cử là một nghiên cứu của Klai và các cộng sự (2011) về tác động của cơ chế quản lý đến chất lượng BCTC tại các công ty ở Tunisia. Thông qua tổng hợp từ các nghiên cứ trước đây, nghiên cứu của Klai và các cộng sự (2011) đã đề xuất mô hình hồi quy để kiểm định tác động của cơ chế quản lý đến chất lượng BCTC bao gồm các biến độc lập: Sự tham gia của người nước ngoài: tỷ lệ phần trăm của giám đốc và cổ đông nước ngoài, việc tách các vị trí giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT, và sự hiện diện của giám đốc bên ngoài. Cổ đông lớn: mức độ sở hữu và mức độ kiểm soát trong công ty của các cổ đông lớn. Sức mạnh gia đình trong HĐQT: tỷ lệ phần trăm của các cổ đông và nhà quản lý là người đại diện cho gia đình và cổ phần của họ. Sức mạnh của các tổ chức đầu tư Nhà nước: tỷ lệ phần trăm của các cổ đông là người đại diện cho Nhà nước và các tổ chức tài chính và cổ phần của họ. + Và các biến kiểm soát bao gồm: Quy mô DN: là logarit tự nhiên của tổng tài sản. Nợ của DN: được đo bằng tỷ lệ giữa tổng số nợ trên tổng tài sản. MTB (Cơ hội tăng trưởng): được xác định bằng tỷ lệ giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu chia cho giá trị sổ sách.
  18. 8 Chalaki và các cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của các thuộc tính quản trị DN lên chất lượng BCTC tại các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran. Nhóm tác giả đã kiểm định các giả thuyết bằng cách sử dụng mô hình hồi quy bao gồm các biến độc lập: Kích thước HĐQT: số lượng thành viên hội đồng quản trị của công ty i trong năm t. Mức độ độc lập của HĐQT: Số lượng thành viên bên ngoài hội đồng quản trị công ty i trong năm t chia cho tổng số thành viên hội đồng quản trị của công ty i trong năm t. Quyền sở hữu của các tổ chức: tổng số cổ phần của công ty i trong năm t thuộc về ngân hàng, bảo hiểm, tổ chức tài chính, các công ty tổ chức và tổ chức chính phủ. Sự tập trung quyền sở hữu: Tổng tỷ lệ phần trăm của các cổ đông có tối thiểu 5 % cổ phần của công ty i trong năm t. + Và các biến kiểm soát bao gồm: Kích thước DN: logarit tự nhiên của công ty i trong năm t. Tuổi của DN: khoảng cách giữa thời điểm thành lập công ty để giai đoạn nghiên cứu. Quy mô kiểm toán: nếu một công ty được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán của Iran, nhận kết quả là 1, nếu không là 0. Đồng thời, biến phụ thuộc là chất lượng BCTC được đo bằng sự kết hợp hai mô hình của McNichols (2002) và Collins và Kothari (1989). Kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cho thấy không có mối quan hệ giữa các thuộc tính quản trị DN bao gồm kích thước HĐQT, mức độ độc lập của HĐQT, tập trung quyền sở hữu, quyền sở hữu của các tổ chức với biến phụ thuộc là chất lượng BCTC. Điều này có nghĩa là, chất lượng BCTC của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran không chịu ảnh hưởng bởi các thuộc tính quản trị DN. Nguyên nhân của kết quả trên được nhóm tác giả giải thích là do khi xem xét trên nền kinh tế các nước kém phát triển, lợi ích ích mang lại khi cải thiện quản trị DN nhỏ hơn chi phí mà DN phải bỏ ra.
  19. 9 Đặc biệt, Albert và Serban (2012) đã thực hiện nghiên cứu tại các DNNVV ở Roma. Kết quả nghiên cứu cho thấy BCTC được lập bởi các DNNVV chủ yếu để phục vụ cho việc báo cáo với cơ quan thuế. Các DNNVV chưa thực sự quan tâm đến chất lượng BCTC cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác. Nghiên cứu cũng cho thấy tầm quan trọng của kiểm toán độc lập đối với độ tin cậy của thông tin BCTC. Đây cũng là khẳng định trong nghiên cứu của Maines and Wahlen (2006), nhóm tác giả cho rằng một báo cáo kiểm toán có ý kiến chấp nhận toàn phần là điều kiện cần thiết để nhận biết thông tin kế toán tài chính đáng tin cậy hoặc được trình bày trung thực. Nhìn chung, việc nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin BCTC đã được nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm thực hiện đặc biệt là các nhân tố bên trong công ty. Tùy thuộc vào đặc thù của từng mục tiêu nghiên cứu mà các nhân tố được cân nhắc để đưa vào mô hình nghiên cứu. 1.2 Các nghiên cứu đã công bố trong nước Tại Việt Nam những năm trước đây, các nghiên cứu về chất lượng BCTC chủ yếu tập trung vào hoàn thiện hệ thống BCTC, phân tích đánh giá tình hình tài chính thông qua BCTC của các DN. Tuy nhiên, khi giá trị của thông tin BCTC ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng không những đến nội bộ công ty mà còn là cơ sở quan trọng để các đối tượng sử dụng bên ngoài trong các quyết định tài chính và đầu tư. Nhận thấy được tầm quan trọng đó, những năm gần đây các nhà nghiên cứu đã chú trọng hơn trong nội dung nghiên cứu về chất lượng BCTC và đặt biệt là các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng BCTC. 1.2.1 Các nhân tố bên trong DN ảnh hưởng đến chất lượng BCTC Khi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá các nhân tố bên trong doanh nghiệp tác động đến chất lượng TTKT trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết ở sở giao giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh”, Cao Nguyễn Lệ Thư (2014) đã kết luận rằng, có 3 nhân tố bên trong DN tác động đến chất lượng TTKT trên BCTC. Đó là, quy mô công ty, kết cấu vốn nhà nước, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT.
  20. 10 Kết quả này còn là bằng chứng củng cố thêm cho các mô hình nghiên cứu trước đây trên thế giới về tác động của quản trị công ty đến chất lượng BCTC. Nghiên cứu “Đo lường các nhân tố bên trong công ty ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính của các công ty niêm yết ở Việt Nam” của Trần Thị Nguyệt Nga (2015) đã đưa các nhân tố sau vào mô hình nghiên cứu: quy mô công ty, tuổi của công ty, tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài, kết cấu vốn nhà nước, tách biệt chức danh, tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, tuổi của CEO, tỷ lệ nữ trong Ban điều hành, lợi nhuận, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán hiện hành. Qua phân tích hồi quy, kết quả nghiên cứu cho thấy chất lượng BCTC bị ảnh hưởng bởi 4 nhân tố chính bao gồm: quy mô công ty, tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài, tỷ lệ nữ trong Ban điều hành, lợi nhuận. Tuy không chiếm mức độ ảnh hưởng lớn đến chất lượng BCTC nhưng nghiên cứu đã khám phá thêm được 2 nhân tố mới là tỷ lệ nữ và lợi nhuận, từ đó cũng đóng góp thêm cho các nghiên cứu về vấn đề này 2 nhân tố cần cân nhắc khi xét đến chất lượng BCTC. Một nghiên cứu của Đoàn Thị Mỹ Phương (2015) “Tác động của quản trị công ty đến chất lượng báo cáo tài chính: Nghiên cứu các công ty niêm yết tại TP Hồ Chí Minh”, tác giả đã sử dụng mô hình đặc tính chất lượng dựa vào thang đo 5 điểm của Ferdy van Beest, Geert Braam và Suzame Boelens để đo lường chất lượng BCTC. Bên cạnh đó, qua tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu tác động của quản trị công ty đến chất lượng BCTC bao gồm 6 nhân tố: Sự độc lập của hội đồng quản trị, Sự tách biệt giữa giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT, Quy mô hội đồng quản trị, Cổ đông là tổ chức, Chuyên môn của ban kiểm soát, và Chất lượng kiểm toán. Kết quả nghiên cho thấy, chỉ có chất lượng dịch vụ kiểm toán độc lập tác động cùng chiều lên chất lượng BCTC tại các công ty niêm yết tại TP Hồ Chí Minh. Tác giả Trương Thị Kim Thủy (2016) đã thực hiện đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của quản trị công ty đến chất lượng TTKT trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán TP Hồ Chí Minh”. Tác giả đã sử dụng mô hình chất lượng dồn tích của Kothari và cộng sự (2005) nhằm đo lượng chất lượng TTKT
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2