intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:87

23
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN tại Vietinbank. Từ đó rút ra những kiến nghị xây dựng các chính sách tín dụng và những ứng xử, đánh giá phù hợp với đối tương KHCN góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ BÍCH NGA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Anh Đào TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016
  2. i TÓM TẮT Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều tập trung phát triển dịch vụ bán lẻ do tiềm năng phát triển rộng trong đó dịch vụ tín dụng cá nhân được các ngân hàng quan tâm vì nhiều lợi ích mang lại như gia tăng dư nợ, bán chéo sản phẩm bảo hiểm, thẻ,…Mặc dù lĩnh vực tín dụng cá nhân có nhiều tiềm năng và tạo cho các ngân hàng có được nhiều nguồn thu từ việc bán chéo sản phẩm tuy nhiên cũng chứa đựng rủi ro mà cụ thể là rủi ro không thể trả nợ. Với định hướng mục tiêu và chiến lược kinh doanh của Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong báo cáo thường niên 2015 là phát triển an toàn, hiệu quả và bền vững để trở thành Ngân hàng bán lẻ tốt nhất hàng đầu Việt Nam. Luận văn nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay đúng hạn của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam thông qua sử dụng mô hình binary logistics và dữ liệu thu thập từ 180 mẫu hồ sơ khách hàng cá nhân đang có dư nợ tại thời điểm ngày 01/04/2016 của 5 chi nhánh (Chi nhánh Bình Dương, Chi nhánh Khu công nghiệp Bình Dương, chi nhánh 5, chi nhánh Tây Tiền Giang, chi nhánh Phú Yên). Từ mô hình nghiên cứu dự kiến ban đầu bao gồm 15 biến độc lập thông qua phương pháp phân tích thống kê mô tả và phân tích hồi quy đã thiết lập thành mô hình nghiên cứu tối ưu bao gồm 8 biến có ý nghĩa thống kê bao gồm giới tính, thu nhập, kích cỡ khoản vay, lãi suất, mục đích vay, thời hạn vay, hình thức thế chấp và kinh nghiệm, trình độ cán bộ thẩm định, trong đó biến lãi suất có tác động mạnh nhất. Dựa trên kết quả nghiên cứu của mô hình, luận văn kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Trần Thị Bích Nga Sinh ngày 06 tháng 01 năm 1990 Hiện đang công tác tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bình Dương Là học viên lớp cao học 16B2 trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Mã số học viên: 020116140142 Cam đoan luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam” Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Anh Đào Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan danh dự của tôi Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Bích Nga
  4. iii LỜI CÁM ƠN Để hoàn thiện được bài luận văn này là một quá trình trải nghiệm khá dài của tác giả với nhiều cảm xúc, nhiều giai đoạn khó khăn từ khâu hình thành ý tưởng, thu thập dữ liệu cho đến khi hoàn thành luận văn. Trong quá trình đó, với sự nỗ lực và quyết tâm của mình, tác giả đã cố gắng hết sức để hoàn thiện luận văn trong thời gian cho phép. Tuy nhiên, không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự giúp đỡ, sự hỗ trợ từ thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là gia đình – những người luôn ủng hộ, động viên và khuyến khích tôi trong thời gian qua. Lời đầu tiên, với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cám ơn đến TS.Lê Thị Anh Đào. Người đã chỉ dẫn tận tình và động viên tinh thần tôi trong quá trình thực hiện khóa luận nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến các thầy cô khoa Sau Đại học cùng toàn bộ các thầy cô tại trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã truyền dạy kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu này. Tôi xin chân thành gửi lời cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương – Chi nhánh Bình Dương đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi theo học khóa học thạc sĩ này. Tôi cũng gửi lời cám ơn chân thành đến các anh, chị, các bạn đồng nghiệp là những người đã giúp đỡ, chia sẻ thông tin, cung cấp dữ liệu để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Và tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình tôi và bạn bè của tôi, là những người đã động viên, khuyến khích và hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Xin gửi lời cám ơn chân thành và sâu sắc! Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Thị Bích Nga
  5. iv MỤC LỤC TÓM TẮT ................................................................................................................................... i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... ii LỜI CÁM ƠN........................................................................................................................... iii MỤC LỤC ................................................................................................................................ iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................... vi DANH MỤC BẢNG................................................................................................................ vii DANH MỤC HÌNH ............................................................................................................... viii CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ............................................................................ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: ..................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................................... 4 1.2.1 Mục tiêu tổng quát:. ........................................................................................................... 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể: ................................................................................................................. 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: ............................................................................................................ 4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................................... 5 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu:. ...................................................................................................... 5 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu: .......................................................................................................... 5 1.5. Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................... 5 1.6. Ý nghĩa của đề tài: ............................................................................................................... 6 1.7. Kết cấu của luận văn: .......................................................................................................... 6 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHCN .................................................... 8 2.1 Khả năng trả nợ của KHCN .................................................................................................. 8 2.1.1 Khái niệm khả năng trả nợ của KHCN: ............................................................................. 8 2.1.2 Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ của khách hàng và rủi ro tín dụng:.............................. 9 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN ...................................................... 9 2.2.1 Đặc điểm cá nhân của người vay: .................................................................................... 12 2.2.2 Năng lực của người vay: .................................................................................................. 13 2.2.3 Đặc điểm của khoản vay: ................................................................................................. 13 2.2.4 Rủi ro về tư cách của người vay: ..................................................................................... 14 2.2.5 Rủi ro tác nghiệp từ ngân hàng: ....................................................................................... 15 2.3 Các công trình nghiên cứu trước đây: ................................................................................. 15 2.3.1 Nghiên cứu nước ngoài: ................................................................................................... 15 2.3.2 Nghiên cứu trong nước: ................................................................................................... 17 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ....................................................................................................... 18 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU........................................ 19 3.1 Xác định mô hình hồi quy và lựa chọn phương pháp ước lượng ....................................... 19 3.1.1 Mô hình xác suất tuyến tính (LPM): ................................................................................ 19 3.1.2 Mô hình phân tích phân biệt (MDA): .............................................................................. 20 3.1.3 Mô hình Logit và mô hình probit: ................................................................................... 21 3.1.4 Mô hình mạng Neutral: .................................................................................................... 21 3.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu: ................................................................................ 22 3.3 Các giả thuyết nghiên cứu: ................................................................................................. 24 3.4 Mô hình dự kiến:................................................................................................................. 28 3.4.1 Kỳ vọng dấu của hệ số B của các biến độc lập trong mô hình: ....................................... 28 3.4.2 Mô hình hồi quy dự kiến: ................................................................................................ 31 3.5 Dữ liệu nghiên cứu: ............................................................................................................ 31
  6. v 3.6 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................... 33 3.6.1 Phương pháp thống kê mô tả: .......................................................................................... 34 3.6.2 Phương pháp phân tích hồi quy: ...................................................................................... 34 3.7 Quy trình nghiên cứu: ......................................................................................................... 36 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................................... 38 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................................. 39 4.1 Thống kê mô tả: .................................................................................................................. 39 4.1.1 Thống kê mô tả chung: .................................................................................................... 39 4.1.2 Cơ cấu mẫu theo biến độc lập: ......................................................................................... 40 4.2 Quy trình xây dựng mô hình tối ưu: ................................................................................... 45 4.3 Phân tích hệ số tương quan và đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình: ......... 48 4.4 Kiểm định hồi quy: ............................................................................................................. 51 4.4.1 Độ phù hợp của mô hình:................................................................................................. 51 4.4.2 Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số: ..................................................................... 51 4.4.3 Kiểm định mức độ phù hợp tổng quát: ............................................................................ 52 4.4.4 Mức độ dự báo chính xác: ............................................................................................... 53 4.5 Phân tích kết quả hồi quy:................................................................................................... 53 4.5.1 Kết quả hồi quy: ............................................................................................................... 53 4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng: .................................................................................... 54 4.5.3 Giải thích các nhân tố không ảnh hưởng: ........................................................................ 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ....................................................................................................... 61 CHƢƠNG 5: KÊT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 62 5.1 Kết luận: .............................................................................................................................. 62 5.2 Kiến nghị: ........................................................................................................................... 64 5.3 Hạn chế của đề tài: .............................................................................................................. 67 5.4 Hướng nghiên cứu đề xuất: ................................................................................................. 68 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 69
  7. vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa BCTC Báo cáo tài chính BDS Phần mềm chấm điểm tín dụng của ngân hàng CIC Credit Information Center (Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước) CLOS Chương trình nhập thông tin của khách hàng CN Chi nhánh KHCN Khách hàng cá nhân KHDN Khách hàng doanh nghiệp LPM Mô hình xác suất tuyến tính MDA Mô hình phân tích phân biệt MIS Báo cáo cho vay tại chi nhánh NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TMCP Thương mại cổ phần VAMC VietNam Asset Management Company (Công ty Quản lý tài sản) Vietinbank Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
  8. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 – Tình hình dư nợ KHCN tại Vietinbank giai đoạn 2013-2015 ................1 Bảng 1.2 – Báo cáo chất lượng nợ quá hạn của Vietinbank năm 2013->QII-2016 ..2 Bảng 3.1 - Kỳ vọng dấu của hệ số B trong mô hình ...............................................31 Bảng 3.2 - Mô tả các biến và nguồn dữ liệu thu thập từ các biến ...........................33 Bảng 4.1 – Bảng thống kê mô tả dữ liệu các biến trong mô hình ...........................40 Bảng 4.2 - Đặc điểm giới tính .................................................................................41 Bảng 4.3 – Tình trạng hôn nhân ..............................................................................41 Bảng 4.4– Số lượng thành viên phụ thuộc trong gia đình ......................................41 Bảng 4.5 – Trình độ học vấn ...................................................................................42 Bảng 4.6– Tình trạng công việc ..............................................................................43 Bảng 4.7– Tài sản thế chấp .....................................................................................43 Bảng 4.8 – Mục đích vay vốn .................................................................................43 Bảng 4.9 – Lịch sử nợ quá hạn của khách hàng......................................................44 Bảng 4.10 – Kinh nghiệm, trình độ cán bộ thẩm định cho vay ..............................44 Bảng 4.11 – Khả năng trả nợ đúng hạn ...................................................................45 Bảng 4.12 – Kết quả mô hình sau khi chạy bước 1 ................................................46 Bảng 4.13 – Kết quả mô hình sau khi chạy bước 2 ................................................47 Bảng 4.14 – Kết quả mô hình sau khi chạy bước 3 ................................................48 Bảng 4.15 – Ma trận hệ số tương quan giữa các biến độc lập ................................50 Bảng 4.16 – Phân tích hiện tượng đa cộng tuyến ...................................................51 Bảng 4.17 – Mức độ phù hợp của mô hình .............................................................51 Bảng 4.18 – Kết quả kiểm định Wald .....................................................................52 Bảng 4.19 – Kết quả kiểm định Omnibus ...............................................................52 Bảng 4.20 – Mức độ dự báo chính xác của mô hình...............................................53 Bảng 4.21 – Kết quả kỳ vọng về dấu của mô hình .................................................54 Bảng 4.22 – Tác động biên của các biến độc lập lên biến phụ thuộc .....................54
  9. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 – Biểu đồ nợ không đủ tiêu chuẩn Vietinbank giai đoạn 2013-2016 ............... 3 Hình 2.1 – Mô hình nghiên cứu của Keneth (2013) ...................................................... 11 Hình 3.1– Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN ................ 23 Hình 3.2 – Quy trình nghiên cứu mô hình ..................................................................... 37
  10. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN 1.1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988. Từ một ngân hàng thương mại quốc doanh, đến nay Vietinbank đã trở thành một trong những ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất và cơ cấu cổ đông mạnh nhất Việt Nam. Với mục tiêu và tầm nhìn phát triển trở thành ngân hàng hàng đầu về bán lẻ tốt nhất Việt Nam, Vietinbank đã không ngừng cải tiến về chất lượng cũng như sản phẩm dịch vụ bán lẻ nhằm thu hút khách hàng. Hoạt động bán lẻ của Vietinbank trong năm 2015 đã có nhiều đổi mới và bứt phá mạnh mẽ như: tín dụng bán lẻ của VietinBank tăng trưởng đột phá 51% (tăng khoảng 40 nghìn tỷ đồng) so với năm 2014; hoạt động huy động vốn tăng 20% và tổng thu phí dịch vụ tăng hơn 18%; số lượng khách hàng bán lẻ tăng 18%; các sản phẩm thẻ của VietinBank tăng trưởng và giữ vững vị trí đứng đầu thị phần…Cụ thể, tình hình dư nợ cho vay KHCN như sau: ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tổng dư nợ tín dụng 376,289 439,869 538,080 Dư nợ KHCN 58,478 73,925 112,178 Tỷ trọng dư nợ 15.5% 16.8% 20.8% KHCN/tổng dư nợ Bảng 1.1 – Tình hình dư nợ KHCN tại Vietinbank giai đoạn 2013-2015 Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất của Vietinbank Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Vietinbank qua các năm 2013, 2014 và 2015, tỷ trọng dư nợ KHCN của Vietinbank năm 2013 chiếm 15.5% trên tổng dư nợ tương đương với 58,477 tỷ đồng, đến năm 2014 là 16.8% và năm 2015 là 20.8% tương đương với 112,178 tỷ đồng, đứng thứ 2 trong dư nợ cho vay các loại hình doanh nghiệp tại Ngân hàng.
  11. 2 Đi đôi với tăng trưởng tín dụng, hoạt động quản trị rủi ro cũng được chú trọng. Với mục tiêu kinh doanh an toàn, hiệu quả và bền vững, Vietinbank luôn tuân thủ các quy định, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động cấp tín dụng, tích cực xử lý, thu hồi các khoản nợ xấu, khoản nợ bán cho VAMC nhằm đẩy nhanh tốc độ tái tạo vốn kinh doanh. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính hợp nhất của Vietinbank giai đoạn 2013-2015 và nửa đầu năm 2016 về phân loại chất lượng nợ vay của Vietinbank, có thể thấy chỉ tiêu nợ không đủ tiêu chuẩn của Vietinbank qua các năm tăng, cụ thể năm 2013 là 6,514 tỷ đồng đến năm 2014 tăng 33% tương đương 8,676 tỷ đồng, năm 2015 có giảm xuống còn 8,153 tỷ đồng, chiếm khoảng 2% trên tổng dư nợ tuy nhiên đến ngày 30/06/2016 thì tăng 38% tương đương 11,292 tỷ đồng. Trong khi đó, theo báo cáo của VAMC ngày 15/08/2016, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng tăng vọt so với năm 2015 và VietinBank là một trong những ngân hàng tăng tỷ lệ nợ xấu lên khá nhiều, cụ thể nợ xấu tăng lên 5,366 tỷ đồng, trong đó nợ có khả năng mất vốn hơn 3,000 tỷ đồng, tăng so với cùng kỳ năm ngoái là 2,795 tỷ đồng. Đồng thời, năm 2015 Vietinbank đã bán lũy kế hơn 10.000 tỷ đồng nợ xấu qua VAMC. ĐVT: tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 30/06/2016 Nợ cần chú ý 2,744 3,771 3,211 5,926 Nợ dưới tiêu chuẩn 515 352 1,411 1,544 Nợ nghi ngờ 1,006 2,468 735 772 Nợ có khả năng mất vốn 2,249 2,085 2,796 3,050 Tổng cộng 6,514 8,676 8,153 11,292 Bảng 1.2 – Báo cáo chất lượng nợ quá hạn của Vietinbank từ năm 2013->QII-2016 Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất của Vietinbank
  12. 3 NỢ KHÔNG ĐỦ TIÊU CHUẨN VIETINBANK GIAI ĐOẠN 2013-2016 12,000.00 10,000.00 8,000.00 6,000.00 Series1 4,000.00 2,000.00 - 2013 2014 2015 30/06/2016 Hình 1.1 – Biểu đồ nợ không đủ tiêu chuẩn Vietinbank giai đoạn 2013-2016 Nguồn: báo cáo tài chính hợp nhất của Vietinbank Nợ xấu ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng do quá trình xử lý mất khá nhiều thời gian bên cạnh đó việc trích lập dự phòng làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, chẳng hạn như theo báo cáo VAMC thì lợi nhuận trước thuế của VietinBank đến quý II/2016 đạt 4,193 tỷ đồng, còn lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên tới 7,282 tỷ đồng. Như vậy, chi phí trích lập dự phòng rủi ro của ngân hàng này lên tới 3,009 tỷ đồng, trong đó quý I là 1,567 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí hoạt động 6 tháng đầu năm 2016 lên tới 5,657 tỷ đồng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng và hạn chế tổn thất, ngân hàng cần kiểm soát chặt chẽ khoản vay ngay từ khâu tiếp nhận và thẩm định, trong đó đặc biệt cần chú trọng đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Việc ngân hàng từ chối cho vay một khách hàng tốt và chấp nhận cho vay một khách hàng không tốt là nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Xuất phát từ yêu cầu trên, tác giả chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam”. Mục tiêu của đề tài tập trung nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại Vietinbank từ đó đề xuất các kiến nghị xây dựng chính sách tín dụng và những ứng
  13. 4 xử, đánh giá phù hợp với đối tượng KHCN góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu tổng quát: Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN tại Vietinbank. Từ đó rút ra những kiến nghị xây dựng các chính sách tín dụng và những ứng xử, đánh giá phù hợp với đối tương KHCN góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể:  Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại Vietinbank.  Phân tích và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại Vietinbank.  Dựa trên việc phân tích các nhân tố, đề xuất một số kiến nghị xây dựng các chính sách tín dụng và những ứng xử, đánh giá phù hợp với đối tương KHCN góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, luận văn đề ra các câu hỏi như sau:  Các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN tại Vietinbank?  Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng trả nợ của khách hàng như thế nào?
  14. 5 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: 1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN. 1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:  Về mặt thời gian: Luận văn nghiên cứu được tiến hành thu thập số liệu nhằm phân tích thực trạng dư nợ KHCN và nợ quá hạn tại Ngân hàng qua các năm từ 2013 đến 6 tháng đầu năm 2016. Số liệu dùng để phân tích định lượng được thu thập tại ngày 01/04/2016.  Về mặt không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu khả năng trả nợ của 180 khách hàng đang có dư nợ tại Vietinbank. Kích thước mẫu được tính toán thông qua nghiên cứu về hồi quy đa biến Daniel Boduszek (2016), trong đó kích cỡ mẫu dựa theo công thức của Tabachnick & Fidell. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là nguồn thông tin bên trong ngân hàng, dữ liệu được trích từ báo cáo MIS của các chi nhánh Vietinbank tại thời điểm 01/04/2016, phần mềm clos của core banking ngân hàng và phần mềm chấm điểm tín dụng khách hàng trên BDS. Bên cạnh đó, để phân tích được thực trạng của tình hình nợ quá hạn tại Vietinbank, luận văn sử dụng báo cáo thường niên và báo cáo kiểm toán qua các năm 2013, 2014, 2015 và quý II/2016. Đồng thời, trong mô hình nghiên cứu luận văn còn sử dụng phương pháp thu thập số liệu thông qua phỏng vấn số năm kinh nghiệm của cán bộ thẩm định để phục vụ cho quá trình phân tích số liệu. Trên cơ sở số liệu thu thập, tác giả áp dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích đặc điểm cỡ mẫu và phương pháp phân tích hồi quy thông qua mô hình binary logistic để xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng trả nợ đúng hạn của KHCN. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phần mềm để xử lý và phân tích số liệu như Microsoft Excel để xử lý số liệu sơ cấp và thứ cấp, phần mềm SPSS 16.0 để chạy mô hình binary logistics và kiểm định mô hình.
  15. 6 1.6. Ý nghĩa của đề tài:  Góp phần xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN tại Vietinbank từ đó hoàn thiện quy trình thẩm định cho vay KHCN tại Ngân hàng.  Dựa trên kết quả phân tích, luận văn kiến nghị một số đề xuất góp phần nâng cao khả năng quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng từ đó giúp cải thiện hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng. 1.7. Kết cấu của luận văn: Không tính phần mở đầu và kết luận thì luận văn có kết cấu như sau: Chương 1: Chương mở đầu. Trong chương này, trình bày tóm tắt toàn bộ nội dung của các chương đã thực hiện hay nói cách khác là giới thiệu chung về đề tài thực hiện để người đọc có thể khái quát được toàn bộ bài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về tín dụng cá nhân và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN. Trong chương này, ngoài trình bày cơ sở lý luận và lý thuyết về tín dụng cá nhân, khả năng trả nợ của KHCN và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN mà còn trình bày các công trình nghiên cứu trước đây liên quan làm cơ sở thực hiện chương 3. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trong chương này, luận văn sẽ trình bày về các mô hình nghiên cứu, dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu cũng như phương pháp được sử dụng trong bài nghiên cứu dựa trên nền tảng các công trình nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Trong chương này, luận văn phân tích về thực trạng tín dụng KHCN và nợ quá hạn tại Ngân hàng. Đồng thời, luận văn còn trình bày về kết quả nghiên cứu cũng như phân tích sâu hơn về các nhân tố ảnh hưởng và giải thích về các nhân tố không ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của KHCN. Dựa trên kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất kiến nghị trong chương 5.
  16. 7 - Chương 5: Kết luận và kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách tín dụng và những ứng xử phù hợp với đối tượng KHCN góp phần hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng tại Vietinbank.
  17. 8 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TRẢ NỢ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TRẢ NỢ CỦA KHCN Chương này tập trung vào ba nội dung chính. Nội dung thứ nhất trình bày lý thuyết về khả năng trả nợ của KHCN và mối quan hệ giữa khả năng trả nợ của KHCN với rủi ro tín dụng. Nội dung thứ hai đề cập tới các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN. Và cuối cùng, tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của KHCN nhằm rút ra cơ sở đề xuất cho mô hình nghiên cứu ban đầu. 2.1 Khả năng trả nợ của KHCN 2.1.1 Khái niệm khả năng trả nợ của KHCN: Để xác định và định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, trước hết cần làm rõ khả năng trả nợ của khách hàng là như thế nào. Hiện tại, vẫn chưa có định nghĩa chính thức nào về khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng mà chỉ tập trung vào biểu hiện của khách hàng được đánh giá là không có khả năng trả nợ. Như trong tài liệu Basel Committee on Banking Super vision - điều 452 (2006), định nghĩa khách hàng không có khả năng trả nợ là những khách hàng thuộc một trong các dấu hiệu hoặc tất cả dấu hiệu như sau:  Khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động để thu hồi giống như giải chấp chứng khoán (nếu đang nắm giữ)  Khách hàng đã quá hạn trên 90 ngày dựa trên nghĩa vụ bắt buộc đối với ngân hàng. Đồng thời, quỹ tiền tệ thế giới IMF đưa ra định nghĩa tương đồng về nợ không có khả năng hoàn trả hay nợ xấu tại IMF’s Compilation Guide on Financial Soudness Indicators - điều 4.84 (2006), một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ví dụ khi người vay phá sản). Sau
  18. 9 khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế. Tại Việt Nam từ khi quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của thống đốc NHNN quy định nợ đủ tiêu chuẩn là nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Như vậy, có thể nói khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng là việc đánh giá khách hàng có thực hiện đầy đủ và đúng hạn nghĩa vụ nợ cho bên cấp tín dụng trong toàn bộ thời gian quan hệ tín dụng hoặc trong một khoảng thời gian xác định hay không. 2.1.2 Mối quan hệ giữa khả năng trả nợ của khách hàng và rủi ro tín dụng: Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết. Hay nói cách khác, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện hoàn trả nợ bao gồm lãi và nợ gốc khi đến hạn thanh toán. Như vậy, giữa khả năng trả nợ của khách hàng và rủi ro tín dụng có mối liên hệ với nhau. Nếu khả năng trả nợ của khách hàng càng cao thì rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng càng thấp và ngược lại, khách hàng có khả năng trả nợ kém hay không có khả năng trả nợ sẽ làm tăng rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của khách hàng cũng chính là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro không trả được nợ của khách hàng. 2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của KHCN Theo Nguyễn Minh Kiều (2011), khi thẩm định khả năng trả nợ của KHCN, thường chúng ta tập trung vào một số yếu tố liên quan đến khách hàng hình thành
  19. 10 nhóm nội dung cần thẩm định. Nhiều ngân hàng vẫn thường sử dụng phương pháp truyền thống để đánh giá tín dụng đối với KHCN, chẳng hạn phân tích và đánh giá 5C, bao gồm: Character – Tư cách của khách hàng vay vốn, Capacity – Năng lực của khách hàng, Capital – Vốn riêng của khách hàng, Collateral – Tài sản đảm bảo, Conditions – Điều kiện trả nợ. Ngoài ra, hiện nay nguyên tắc 6C cũng được đề cập với quy tắc thứ 6 là Control – kiểm soát khoản vay. Chapman (1940) nghiên cứu về rủi ro tín dụng cá nhân cũng phân loại các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng cá nhân bao gồm: đặc điểm cá nhân của người vay (bao gồm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, số người phụ thuộc và thời gian cư trú), đặc điểm nghề nghiệp của người vay (bao gồm nghề nghiệp, lĩnh vực công tác và kinh nghiệm làm việc), đặc điểm tài chính của người vay (bao gồm thu nhập, nợ/thu nhập hàng năm, tài sản và phương thức hoàn trả), đặc điểm của khoản vay (bao gồm số tiền vay, hình thức vay, thời hạn vay, mục đích vay) Keneth (2013), nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng tại Ngân hàng thương mại Barclays của Kenya, đã đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng gồm nhân tố người vay (tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, kinh nghiệm), người cho vay (khoảng thời gian chấp nhân cho vay, địa điểm của ngân hàng, những nhân tố vĩ mô, lạm phát, hiệu suất làm việc của ngân hàng), và nhân tố khoản vay (chi phí vay, hình thức vay/tài sản thế chấp, kích cỡ vay, thời hạn vay).
  20. 11 Borrower factors  Age  Gender  Educational Background  Profession  Occupation  Experience borrower  Training Lender factors  Amount of time taken for loan approval  Location  Macro-level factors Loan Repayment  Inflation  Occupation  Firm performance Loan factors  Coast of loan facilities  Type of loan/security provided  Amount of loan extended  Monthe/period when loan Independent Variable Dependent Variable Hình 2.1 – Mô hình nghiên cứu của Keneth (2013) Nguồn: Theo nghiên cứu của Keneth (2013) Samuel antwi (2012), nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng ở Ghana bao gồm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, lãi suất, tài sản bảo đảm, mục đích vay. Trong khi đó, Kohansal (2009), nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ vay của nông dân tại tỉnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2